Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Điểm mới trong quy định pháp luật về bán hàng đa cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.85 KB, 19 trang )

ĐIỂM MỚI
TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP
Người trình bày: Ông Nguyễn Khắc Hiếu
SỞ CÔNG THƯƠNG TP. HCM
TP. Hồ CHí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2014
1


VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Luật Cạnh tranh
Nghị định 42/2014/NĐ-CP
Thông tư 24/2014/TT-BTM;
Nghị định 71/2014/NĐ-CP
Nghị định 59/2006/NĐ-CP; 38/2012/NĐ-CP; Thông tư
08,15,16,26/2013/TT-BYT;
Thông tư 06/2011/TT-BYT;
Nghị định 37/2006/NĐ-CP; TT 07/2006/TTLT-BTM-BTC;
Nghị định 122/2011/NĐ-CP;
Luật Bảo vệ QLNTD; Nghị định 99/2011/NĐ-CP;



ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ
• Bán hàng đa cấp được xem như một ngành nghề kinh doanh bán lẻ
và kinh doanh có điều kiện
• Chương trình đào tạo cơ bản:
- Pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh
nghiệp;
- Thông tin về hàng hóa được kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Thông tin về doanh nghiệp, Quy tắc hoạt động và Chương trình
trả thưởng của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
- Các kỹ năng cơ bản để thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp.
• Vị trí kinh doanh đa cấp là vị trí của người tham gia bán hàng đa
cấp được doanh nghiệp bán hàng đa cấp sắp xếp trong chương trình
trả thưởng


ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ (tt)
• Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp
• Vốn pháp định
• Mọi loại hình dịch vụ hoặc các loại hình kinh doanh khác
không phải là mua bán hàng hóa, không được tiến hành kinh
doanh theo phương thức đa cấp, trừ trường hợp pháp luật cho
phép.
• Đào tạo viên là người được cấp Chứng nhận hoàn thành khoá
đào tạo kiến thức về bán hàng đa cấp và được Cục Quản lý
cạnh tranh cấp Chứng chỉ đào tạo viên.
• Lợi ích kinh tế trả cho người tham gia trong một năm quy đổi
thành tiền không được vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa
cấp.



ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ
• Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành bán lẻ
• Có vốn pháp định
• Hàng hóa kinh doanh phù hợp với nội dung ghi trong
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy
chứng nhận đầu tư.
• Có đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp kinh doanh
hàng hóa kinh doanh có điều kiện.
• Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại
• Có Quy tắc hoạt động, Chương trình trả thưởng,
Chương trình đào tạo cơ bản không trái quy định của
pháp luật.
• Điều kiện về chủ sở hữu.


HỒ SƠ ĐĂNG KÝ
1. Đơn đề nghị theo mẫu.
2. Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp
3. Tài liệu chứng minh vốn pháp định.
4. Danh sách và bản sao được chứng thực giấy tờ chứng
thực cá nhân hợp lệ
5. 02 (hai) bộ tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa
cấp của doanh nghiệp.
6. Các tài liệu liên quan đến hàng hoá kinh doanh
7. Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh
8. Bản chính văn bản xác nhận nộp tiền ký quỹ



QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH VÀ CẤP GIẤY
- Cục Quản lý cạnh tranh-Bộ Công Thương là cơ quan
tiếp nhận và cấp Giấy
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
có giá trị trong 5 năm và được gia hạn, bổ sung nhiều
lần.
- Điểm mới về quy trình thẩm định hồ sơ:
+ Tiếp nhận
+ Thẩm định
+Cấp giấy.
+ Công bố trên trang thông tin điện tử của Cục.


THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG BÁN
HÀNG ĐA CẤP
• Trước khi tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp doanh
nghiệp bán hàng đa cấp phải gửi hồ sơ thông báo đến
Sở Công Thương tại địa phương đó.
• Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được phép tổ chức
hoạt động bán hàng đa cấp sau khi có xác nhận bằng
văn bản của Sở Công Thương.


THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG BÁN
HÀNG ĐA CẤP (tt)
Hồ sơ, thủ tục:
•Thông báo hoạt động bán hàng đa cấp theo mẫu.
•Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động bán hàng đa cấp

•Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư.
•Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh.
•Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp các tài liệu do Cục
QLCT xác nhận và trả lại cho doanh nghiệp.
Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc.


THÔNG BÁO TỔ CHỨC HỘI
NGHỊ, HỘI THẢO, ĐÀO TẠO
DN thực hiện một trong các hoạt động sau bên ngoài trụ
sở của mình phải thông báo đến Sở Công Thương:
•Pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của
doanh nghiệp;
•Thông tin về hàng hóa được kinh doanh theo phương
thức đa cấp;
•Thông tin về doanh nghiệp, Quy tắc hoạt động và
Chương trình trả thưởng của doanh nghiệp bán hàng đa
cấp;
•Các kỹ năng để thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp.


THÔNG BÁO TỔ CHỨC HỘI
NGHỊ, HỘI THẢO, ĐÀO TẠO (tt)
Hồ sơ, thủ tục:
•Thông báo theo mẫu
•Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
•Nội dung, chương trình, kịch bản, tài liệu của hội nghị,

hội thảo, đào tạo, số lượng người tham gia dự kiến;
•Danh sách báo cáo viên.
•Bản sao Chứng chỉ đào tạo viên đối với trường hợp đào
tạo chương trình đào tạo cơ bản cho người tham gia.


THÔNG BÁO TỔ CHỨC HỘI
NGHỊ, HỘI THẢO, ĐÀO TẠO (tt)
• Văn bản uỷ quyền trong trường hợp doanh
nghiệp uỷ quyền cho cá nhân thực hiện.
• Trường hợp tại hội thảo, hội nghị có giới thiệu
sản phẩm, bổ sung thêm các giấy tờ:
+ Danh mục sản phẩm giới thiệu.
+ Bản sao văn bản giấy xác nhận đăng ký tổ
chức hội thảo, hội nghị giới thiệu thực phẩm;
phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký tổ chức hội thảo,
sự kiện giới thiệu mỹ phẩm.
Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc


QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO
ĐỊNH KỲ

Thời hạn báo cáo: trước 15/7 và 15/01.
Cơ quan phải báo cáo:
Cục Quản lý cạnh tranh.
Sở Công Thương nơi doanh nghiệp có thông
báo hoạt động.
Hình thức báo cáo: Văn bản và dữ liệu điện tử.



QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO
ĐỊNH KỲ (tt)

Nội dung báo cáo với Cục QLCT:






Thông tin chung về doanh nghiệp:
Thông tin về hoạt động: doanh thu, số lượng SP kinh
doanh, số lượng người tham gia, hoa hồng, tiền thưởng
chi trả.
Thông tin về hội nghị, hội thảo, đào tạo đã thông báo
đến Sở Công Thương.
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm tài chính
liền trước đối với báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng đầu
năm


CÁC ĐIỂM MỚI VỀ HÀNH VI
BỊ CẤM CỦA DOANH NGHIỆP
- Yêu cầu người tham gia phải trả thêm một khoản tiền để
được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới.
- Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới
của người tham gia.
- Yêu cầu người tham gia phải tuyển dụng mới hoặc gia
hạn hợp đồng với một số lượng nhất định người tham gia

khác để được quyền hưởng hoa hồng.
- Yêu cầu người tham gia trả tiền khi tham gia chương
trình đào tạo cơ bản, trừ tiền mua tài liệu.


CÁC ĐIỂM MỚI VỀ HÀNH VI
BỊ CẤM CỦA DOANH NGHIỆP
- Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia
các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo ngoài chương trình
đào tạo cơ bản hoặc khi tham gia yêu cầu phải trả phí với
mức cao hơn chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đó.
- Thu phí cấp, đổi thẻ thành viên.
- Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng
bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp đối với cùng
một người tham gia bán hàng đa cấp;
- Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp;
- Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán
hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác.


QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ
VI PHẠM
• Đối với lĩnh vực thương mại:
- Điều 92 Nghị định 185/2013/NĐ-CP;
- Mức phạt từ 10-50 triệu đồng; và phạt gấp 02 lần đối
với tổ chức.
• Đối với lĩnh vực cạnh tranh:
- Điều 36 Nghị định 71/2014/NĐ-CP.
- Mức phạt từ: 20-100 triệu đồng.



QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ
VI PHẠM
• Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại có thể bị

-

-

thêm hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy đa
cấp hoặc đình chỉ hoạt động từ 1-3 tháng:
Các hành vi vi phạm bị thu hồi Giây chứng nhận đăng ký
tổ chức bán hàng đa cấp:
Cung cấp thông tin gian dối trong hồ sơ xin cấp Giấy.
Không triển khai hoạt động bán hàng đa cấp trong thời
hạn 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy hoặc tạm
ngừng hoạt động quá 12 tháng liên tục.
Các hành vi bị cấm thực hiện của doanh nghiệp.


n
i
X

m

c

n
ơ


19



×