Tải bản đầy đủ (.pptx) (36 trang)

Slide: SINH LÝ NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.4 KB, 36 trang )

SINH LÝ NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Giảng viên: TS. Nguyễn Phúc Hưng
Sinh viên: Hoàng Thị Hoài Dung
Tạ Thu Hà
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Nguyễn Thị Tuyến
Nguyễn Thị Tươi


A. SINH LÝ SINH DỤC CÁI
I. Quá trình hình thành trứng
-Buồng trứng của phụ nữ có chức năng tạo thành tế bào trứng. buồng trứng do các tế bào sinh
dục và các tế bào của cơ thể hợp thành.
Khi bé gái ra đời tổng số tế bào noãn mẫu trong mỗi buồng trứng có khoảng 200.000, không sản
sinh tăng số lượng, chỉ chín và rụng một số lượng nhỏ trong suốt cuộc đời của người phụ nữ
(khoảng 240-400).



-Sự phát dục và chín của tế bào noãn mẫu trong buồng trứng là một quá trình dài dưới ảnh
hưởng của hoóc môn kích nang trứng FSH giải phóng ra để tạo nang noãn.
-Chúng phát triển có tính chu kỳ theo các bước sau:
+Các noãn mẫu không nang xảy ra sự phân bào nguyên nhiễm tạo ra các noãn bào sơ cấp.
+Các noãn bào sơ cấp tham gia vào sự phân bào giảm nhiễm I.
+Các noãn bào sơ cấp được bao bọc bởi nang noãn thứ cấp tham gia vào sự phân bào giảm
nhiễm II.


Giai đoạn phân bào giảm nhiễm đầu tiên hoàn thành tạo thành noãn bào thứ cấp được bao bọc
bằng nang noãn bậc ba (nang noãn chín) và thể cực đầu tiên, mà sau đó thể cực này không có


thêm chức năng gì.
Giai đoạn phân bào giảm nhiễm thứ hai hoàn thành tạo một trứng chín và 2 thể cực. Nhưng sẽ
không kết thúc giai đoạn phân nhiễm này, cho đến khi trứng gặp được tinh trùng.
1 NP
→ tế bào noãn mẫu
1 trứng chín
1 GP
3 thể cực (thoái hóa)



II. Trứng chín Và rụng
-Trứng chín và rụng sẽ theo vòi trứng, ống dẫn trứng để vào tử cung. Tại đây, trứng sẽ gặp tinh trùng để thụ tinh.
-Một chu kỳ trứng chín và rụng kéo dài khoảng 28 ngày.
-Vào đầu thời kỳ phát triển, tuyến yên tiết FSH kích thích sự phát triển và trưởng thành của noãn. Tế bào noãn
phát triển tiết ra oestrogen. Nồng độ FSH và oestrogen tăng dần. Tế bào noãn phát triển và chín.

-Giai đoạn sau khi trứng rụng tuyến yên cũng tiết ra 1 lượng LH làm kích thích sự phát triển của hoàng thể.
Hoàng thể làm nhiệm vụ như 1 tuyến nội tết tạm thời tiết progesteron và oestrogen làm niêm mạc tử cung dày
lên chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh xuống làm tổ. Mặt khác kìm hãm sự bài tiết FSH và LH của tuyến yên.


-Sau khi trứng rụng, nếu trứng được thụ tinh hoàng thể sẽ tiết ra progesteron gây ra các biến đổi trong tử cung
(dày lên) tạo nơi ở cho trứng được thụ tinh tới làm tổ. Đồng thời cũng kích thích sự hoạt đọng của LTH gây ức
chế sự tiết FSH và LH không cho trứng tiếp tục chín và rụng vì thế chỉ có 1 trứng chín và rụng
-Nếu sự thụ tinh không xảy ra, tuyến yên ngừng tiết LH làm hoàng thể teo lại, nồng độ progesteron và oestrogen
giảm đột ngột làm mạch máu ở niêm mạc tử cung co lại và niêm mạc tử cung bong ra tạo nên kinh nguyệt. Chu
kỳ kinh nguyệt xảy ra hàng tháng song song với chu kỳ buồng trứng.



III. ĐIỀU HÒA TẠO TRỨNG

Tuyến Yên sản xuất ra ít nhất hai loại kích dục tố, đó là nội tiết kích thích nang noãn (FSH) và nội tiết hoàng thể
hoá (LH). Đồng thời cũng có sự sản xuất hormone Prolactin (LTH).



QUÁ TRÌNH SINH TINH


Cấu tạo của tinh hoàn.


Ống sinh tinh.


Quá trình sinh tinh



Quá trình sinh tinh là quá trình phát triển của các tinh nguyên bào từ giai đoạn lưỡng bội (2n), chưa
biệt hóa, thành tế bào tinh trùng đơn bội (1n), dạng biệt hóa cao để thực hiện chức năng sinh sản.




Quá trình sinh tinh: 3 giai đoạn.
+ Giai đoạn sinh tinh bào. Các tinh nguyên bào phân chia liên tiếp để tạo ra nhiều thế hệ tế bào và
cuối cùng tạo thành tinh bào.




+ Giai đoạn tiền tinh trùng. Các tinh bào phân chia giảm nhiễm 2 lần liên tiếp để tạo ra các tiền tinh
trùng.



+ Giai đoạn tạo tinh trùng. Các tiền tinh trùng biệt hóa để có cấu trúc đặc trưng của tinh trùng.



Trong quá trình di chuyển trong mào tinh, tinh trùng trải qua một quá trình trưởng thành với
nhiều biến đổi về hình thái, sinh hóa, sinh lý và chuyển hóa.


IV. ĐIỀU HÒA QUÁ TRÌNH SINH TINH

Tham gia điều hòa quá trình sinh tinh có sự hoạt động của các hormone: LH,FSH, testosteron , prolactin...
1.LH điều tiết sản xuất testosteron
Quá trình sản xuất testosterone bởi các tế bào kẽ trong dịch hoàn chỉ diễn ra khi dịch hoàn chịu kích thích của
LH. Lượng testosterone tiết ra tỷ lệ thuận với lượng LH. Tiêm LH sẽ kích thích các nguyên bào sợi trong tổ chức
kẽ của dịch hoàn trẻ nhỏ phát triển thành các tế bào Leydig (bình thường, rất ít tìm thấy các tế bào Leydig trưởng
thành trong dịch hoàn của trẻ dưới 10 tuổi). Ngoài ra, nếu tiêm prolactin (một hormon tuyến yên có quan hệ mật
thiết với LH) cũng có tác dụng tăng cường ảnh hưởng của LH đến quá trình kích thích sản suất testosterone.


2. Điều tiết của vùng dưới đồi thị đến quá trình tiết LH và FSH


3.Tiết testosterone:


*Testosterone có tác dụng ức chế sản xuất LH:
- Vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích tuyến yên sản xuất LH.
- LH kích thích các tế bào Leydig dẫn đến tăng tiết testosterone.
- Testosterone tác động "ngược" lên vùng dưới đồi, ức chế sản xuất GnRH làm hạn chế tốc độ tiết testosterone.
-Khi lượng testosteron quá thấp sẽ làm giảm tác động "ngược" lên vùng dưới đồi. Quá trình điều tiết lại quay về
từ bước 1 để duy trì nồng độ testosterone.


Tế bào Sertoli tiết hormon ức chế thuỳ trước tuyến yên (có thể có tác dụng ức chế nhẹ đối với vùng dưới đồi) dẫn
đến giảm tiết FSH. Hormon của tế bào Sertoli là một glycoprotein hormone có phân tử lượng khoảng 10.000 đến
30.000 Kd được gọi là inhibin. Inhibin cũng đã được phân lập từ các tế bào Sertoli được nuôi cấy trong môi
trường nhân tạo. Inhibin được coi là yếu tố điều hoà ngược của quá trình hình thành tinh trùng:
- FSH kích thích các tế bào Sertoli cung cấp dinh dưỡng cho tinh nguyên bào.
- Tế bào Sertoli tiết inhibin tác động ngược lên thuỳ trước tuyến yên, ức chế sản xuất FSH dẫn đến duy trì tốc độ
sản xuất và biệt hoá của tinh trùng.


C. Quá trình thụ tinh

-Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa một tế bào đực là tinh trùng với một tế bào cái là noãn để thành một tế bào mới là
trứng.
-Ở người, ngay từ năm 1787, Spallanzani đã chứng minh sự cần thiết phải có sự kết hợp tinh trùng với noãn và
gọi là hiện tượng thụ tinh, thì mới trở thành trứng và phát triển thành thai trong tử cung.

1.

Di chuyển của tinh trùng và noãn

Tinh trùng và noãn đều phải di chuyển được đến địa điểm để thụ tinh thường ở 1/3 ngoài của vòi trứng. Nhưng

đoạn đường và cách thức di chuyển của tinh trùng và noãn không giống nhau.


Khi giao hợp tinh trùng được trộn với tinh tương để trở thành tinh dịch tống vào âm đạo qua cổ tử cung tử cung
1/3 ngoài của vòi trứng.
– Tốc độ di chuyển 1,5 – 2,5 mm/ phút.
– Thời gian cần thiết để tinh trùng tới nơi thụ tinh khoảng 90 – 120 phút.
– Ngoài khả năng tự di chuyển của tinh trùng nhờ có đuôi còn có thêm nhiều yếu tố khác tác động vào, nên thời
gian tinh trùng đến nơi thụ tinh có thể ngắn hoặc dài hơn bình thường. Các yếu tố khác như:
+ Nhu động của tử cung và vòi trứng.
+ Luồng dịch vận chuyển trong tử cung và vòi trứng.
+ Tác động của các đoạn thắt sinh lý: lỗ trong cổ tử cung, lỗ trong vòi trứng.
+ Tác động của các nhung mao của niêm mạc tử cung và vòi trứng.


* Di chuyển của noãn
Noãn sau khi phóng ra khỏi nang trứng vài giờ sẽ tới 1/3 ngoài vòi trứng để thụ tinh nếu gặp tinh trùng. Cơ chế
chưa được rõ ràng.
– Có thuyết cho rằng: noãn bị hút về phía vòi trứng là do tác động phối hợp của nhu mô vòi trứng và các nhung
mao trong vòi trứng. Tác động đó càng mạnh nếu các tua của loa vòi trứng càng gần noãn.
– Một thuyết khác nêu lên vai trò của chất dịch thường có trong ổ bụng, chất dịch này luôn luôn chuyển động về
phía loa vòi trứng nên hút noãn theo về hướng đó.
– Ngoài ra còn có những yếu tố khác:
+ Sự co thắt các thớ cơ trơn trong các tua vòi trứng.
+ Vai trò nội tiết: lượng estrogen tăng cao trong giai đoạn phóng noãn, kích thích sự co bóp của các cơ trơn nên
đã đẩy noãn di chuyển nhanh.


Vào khoảng ngày thứ 14 của vòng kinh 28 ngày, noãn từ buồng trứng được phóng ra ngoài, được loa vòi trứng
hút vào trong vòi trứng. Nếu có tinh trùng ở âm đạo, tinh trùng chạy nhanh về phía cổ tử cung, lên buồng tử

cung và vòi trứng để gặp noãn và thụ tinh. Hiện tượng thụ tinh thường diễn ra ở 1/3 ngoài của vòi trứng.


– Tinh trùng và noãn gặp nhau, tinh trùng bị hút vào noãn do mối liên kết lý hoá của một chất có trong màng
trong suốt và các men của tinh trùng .
– Tinh trùng vào màng trong: cực đầu (acrosom) của đầu tinh trùng tiết ra men hyaluronidase làm tan lớp tế bào
hạt để tinh trùng đi đến được màng trong và tinh trùng đi qua được màng trong là nhờ sức đẩy của đuôi và cũng
nhờ các men của acrosom.
– Tinh trùng vào trong noãn: khi tới màng bào tương của noãn, cực đầu của tinh trùng mất đi và đuôi của tinh
trùng cũng ở ngoài. Nhân của tinh trùng nằm trong bào tương của noãn không khác gì nhân của bản thân noãn.
Tinh trùng chui được vào trong noãn thì bào tương của noãn co lại và ở cách xa với màng trong để tránh không
cho các tinh trùng khác vào.


×