Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI; XUẤT, NHẬP KHẨU VÀ DÂN SỐ ĐẾN GDP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.48 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------***--------

BÀI TẬP NHÓM
MÔN KINH TẾ LƯỢNG
PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA FDI; XUẤT, NHẬP
KHẨU VÀ DÂN SỐ ĐẾN GDP
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 4


MỤC LỤC


DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG NHIÊM VỤ
ST
T
1
2

HỌ VÀ TÊN

MSSV

NHIỆM VỤ

GHI CHÚ

Nguyễn Thị Phương Lan
Nguyễn Hải Triều



1301017091
1301017256

3

Võ Anh Phương

1301017169

4
5

Đặng Quốc Cường
Thái Anh Trí

1301017026
1301017255

6

Huỳnh Thùy Dung

1301017029

7

Huỳnh Thị Thu Nha

1301017139


Tổng hợp bài viết
Tìm kiếm số liệu
GDP và xuất
nhập khẩu
GDP và dân số
Tổng hợp bài viết Nhóm trưởng
Giới thiệu, Tóm
lược
GDP và FDI


TÓM LƯỢC
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị thị trường
của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh
thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Phát triển kinh tế của một nước được đo bằng nhiều chỉ tiêu, trong đó tăng trưởng
GDP là một chỉ tiêu quan trọng. GDP được hiểu đơn gian là sự thịnh vượng của một
quốc gia, đối với quốc tế chỉ tiêu này là một trong những căn cứ để xác định vị thế
của một quốc gia cũng như căn cứ để nước ấy vay tiền đầu tư. Chính vì vậy việc
nghiên cứu các nhân tố tác động đến GDP bình quân đầu người có ý nghĩa rất lớn
trong việc nhìn nhận kết quả hoạt động của nền kinh tế nhằm hoạch định chính sách
phù hợp cải thiện nền kinh tế.
Trong bài tiểu luận, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích mô hình các nhân tố ảnh
hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội dựa trên mô hình phân tích hồi quy để giải thích
tác động của các biến: đầu tư (FDI), xuất khẩu, nhập khẩu, dân số . Qua quá trình
phân tích nhóm cũng xin đưa ra một số giải pháp tương đối phù hợp nhằm cải thiện
và gia tăng chỉ tiêu này ở Việt Nam trong tương lai.
Từ khóa: GDP, FDI, Dân số, Xuất khẩu, Nhập khẩu.



1 GIỚI THIỆU
Trình độ phát triển kinh tế tính bằng GDP có sự khác nhau rất lớn giữa các
nước. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ nhiều yếu tố mà mỗi quốc gia luôn theo đuổi và
cố gắng tác động đến những yếu tố đó theo hướng tích cực nhất để mang lại khởi
sắc trong nền kinh tế cũng như gia tăng vị thế trên trường quốc tế. Vì thế việc
nghiên cứu và phân tích các nhân tố tác động đến GDP sẽ giúp hiểu rõ hơn hoạt
động và mục tiêu của những nhà chiến lược kinh tế.
Bằng việc sử dụng mô hình hồi quy đa biến và phương pháp thu thập dữ liệu,
nhóm sẽ phân tích “Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP Việt Nam giai đoạn 2000 2013”. Bài tiểu luận sẽ xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa các biến số thông qua
phương pháp hồi quy bội và thu thập dữ liệu từ các trang web có uy tín, đáng tin
cậy. Trên cơ sở đó đánh giá xem yếu tố nào quan trọng để tập trung, phát triển cũng
như hạn chế những yếu tố mang tính tiêu cực.
Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người
Việt Nam 2000 - 2013, chúng ta có thể xem xét khai thác những lợi thế tiềm tàng
cũng như đề ra các chính sách hiệu quả để tạo một môi trường thuận lợi cho sản
xuất trong nước. Từ đó tăng cường và phát triển các yếu tố tỉ lệ thuận với GDP để
tạo thuận lợi cho con người được làm việc trong môi trường tốt nhất cũng như thúc
đẩy kinh tế. Còn đối với các yếu tố tỉ lệ nghịch ta sẽ hạn chế và duy trì chúng ở mức
độ hợp lý, hiệu quả. Việc cân đối các yếu tố tác động đến GDP là điều kiện cần thiết
để đảm bảo được tính cân bằng của nền kinh tế. Điều đó không những thúc đẩy sản
xuất đảm bảo đời sống nhân dân mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế
mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.


2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
2.1 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
Để thấy rõ mối liên hệ giữa GDP và các biến tác động: FDI, XK, NK, DS lần
lượt là đầu tư nươc ngoài, xuất khẩu, nhập khẩu, dân số. Nhóm đã dựa trên mô hình
hồi quy đa biến nhằm tiến hành nghiên cứu và phân tích số liệu để làm rõ sự ảnh

hưởng của các yếu tố đến GDP.
Mô hình ban đầu là:
Mối quan hệ giữa GDP và FDI:
Theo trang web thesaigontimes.vn có đưa một bài viết của PGS.TS. Trương
Quang Thông có nhan đề “Tăng trưởng kinh tế nhờ vào FDI - đằng sau những con
số”. Về mặt lý thuyết, như chúng ta đã biết trong sản xuất có 3 yếu tốt ảnh hưởng
đến GDP là lao động (L), vốn (K) và yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) – những yếu
tố liên quan đến sản xuất quản lý và các yếu tố khác không thể hiện qua 2 mặt chủ
yếu là lao động và vốn. Chúng ta không thể phủ nhận được tác động tích cực không
hề nhỏ của FDI tới sự tăng trưởng kinh tế (GDP) của hầu hết các quốc gia, bù đắp
các khoảng thiếu hụt cũng như sụt giảm của tỷ lệ đầu tư trong nước so với các
nguồn vốn phát triển chung của xã hội. Dĩ nhiên, còn rất nhiều điểm tích cực mà
chúng ta cũng như các nhà đầu tư, nhà nghiên cứu đã nhận ra và tiếp tục phát huy
sự hữu dụng đó từ FDI cho nên kinh tế. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó và
FDI không phải là một trường hợp ngoại lệ. Nếu không biết đầu tư đúng cách,
không nghiên cưu kỹ thị trường thì rất có khả năng FDI sẽ kéo lùi nền kinh tế
(GDP).
Một điểm thứ hai mà nhóm muốn đưa ra nữa là “Mối quan hệ giữa ba thành
phần là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư trong nước (DI) và tăng trưởng
kinh tế (GDP)”. Về vấn đề này, nhóm có tham khảo bài viết của PGS.,TS. Nguyễn
Thị Liên Hoa, Lê Nguyễn Quỳnh Hương - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Theo
bài viết, lý thuyết chiết trung được phát triển bởi Dunning (1988) đã chỉ ra rằng,
việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phụ thuộc rất nhiều vào
các nhân tố và đặc tính của nước sở tại. Trong ngắn hạn mối liên hệ giữa đầu tư và
tăng trưởng không thể hiện rõ, nhưng về lâu về dài thì nhiều nghiên cứu đã nhận
thấy đầu tư có liên quan chặt chẽ đến nền kinh tế. Bên cạnh đó, theo De Mello
(1999) cho rằng FDI có thể góp phần trong tăng trưởng kinh tế, nơi chuyển giao
trình độ, công nghệ, học hỏi nhiều kinh nghiệm thông qua đào tạo và mua lại kỹ
năng, phương thức quản lý… Trong khi De Gregorio (2003) cũng thừa nhận FDI có
tác động tích cực lên nền kinh tế thì, Huang (1998, 2003), Braunstein và Epstein

(2002) cho thấy, FDI có thể thay thế nguồn vốn DI trong thời gian dài, cho rằng
FDI có ảnh hưởng xấu đến đầu tư trong nước. Nhìn chung có rất nhiều quan điểm
cũng như kết luận về mối quan hệ này, chủ yếu có thể là do cách thức phương pháp,
nghiên cứu, thời gian, dữ liệu được lấy ở những nơi khác nhau nên không thể nào


khẳng định một cách tuyệt đối là ai đúng ai sai hoàn toàn, mà chỉ nên đúng kết và
rút kinh nghiệm chung.
Ngoài ra, năm 2012, Pravin Jadhav đã thực hiện một cuộc nghiên cứu xác
đinh các nhân tố tác động tại các nước có nền kinh tế BRICS như Braxil, Nga, Ấn
Độ, Trung Quốc, Nam Phi từ 2000 đến 2009. Bằng cách sử dụng kiểm định tính
dừng và hồi quy đa biến đã đưa ra kết luận rằng GDP thực có tương quan dương với
FDI và có ý nghĩa thống kê. Điều này nói lên rằng hầu hết các nhà đầu tư đầu tư vào
các nước BRICS chủ yếu với mục đích tìm kiếm thị trường. Quy mô thị trường, độ
mở thương mại có tác động cùng chiều lên FDI. Ở những nước này tài nguyên thiên
nhiên phong phú, đây cũng là một trong những yếu tố gây tác động ngược chiều lên
FDI. Sau khi phân tích, nghiên cứu còn chỉ ra rằng các yếu tố khác hệ số của các
biến độ mở thương mại, tài nguyên thiên nhiên, yêu cầu của luật pháp và nhân
quyền đều có ý nghĩa thống kê. Mặt khác, do FDI có tác động cùng chiều với xuất
nhập khẩu nên việc các nước BRICS nếu có giàu tài nguyên sẽ làm cho hoạt động
xuất nhập khẩu bị hạn chế, FDI chảy vào các nước BRICS không bị thúc đẩy bởi
mục đích tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên.
Mối quan hệ giữa GDP và xuất, nhập khẩu:
Trong cuốn sách The Complete Idiot's Guide to Economics được xuất bản năm
2003 của Tom Gorman. Ông có nói rằng, “khi một quốc gia xuất khẩu hàng hóa
của nó cho thị trường nước ngoài và mang tiền về nước, việc này làm tăng tổng sản
phẩm quốc nội (GDP). Khi một quốc gia nhập khẩu hàng hóa từ nước khác, lượng
tiền sử dụng để nhập khẩu đi ra khỏi quốc gia và làm giảm đi GDP. Chỉ số xuất
khẩu ròng có thể có tác động tích cực hay tiêu cực đến tổng sản phẩm quốc nội.
Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì lượng xuất khẩu ròng có tác động tích cực, và

ngược lại. Và trường hợp đặc biệt nhất là xuất khẩu ròng bằng 0, tức là xuất khẩu
và nhập khẩu là cân bằng nhưng điều này rất khó xảy ra…”
Các biến xuất khẩu và nhập khẩu, nếu chỉ xét riêng từng đối thì chúng có tác
động trái chiều nhau và ảnh hưởng khá lớn đến GDP quốc gia, nhưng nếu gộp cả
nhập khẩu và xuất khẩu thì chúng lại chỉ tác động nhẹ đến tổng sản phẩm quốc nội.
Nhưng “nếu lượng xuất khẩu ròng là tích cực thì quốc gia có cán cân thương mại
thặng dư, nếu lượng xuất khẩu ròng là tiêu cực thì quốc gia có cán cân thương mại
thâm hụt. Thực tế thì các quốc gia đều muốn nền kinh tế của mình phát triển hơn,
chứ không quốc gia nào muốn nó trở nên thu hẹp lại…” vì thế, ưu tiên của một
quốc gia khi tham gia xuất nhập khẩu đó là duy trì được một cán cân thương mại
tích cực đối với quốc gia, và thường là hạn chế thâm hụt đến mức thấp nhất.
Mối quan hệ giữa GDP và dân số:
Trong bài viết GDP growth rate and population (2006), Ivan O. Kitov đã nhắc
đến 1 trong 2 nhân tố ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội đó là dân số, cụ thể,
nó phụ thuộc vào sự thay đổi của dân số theo những nhóm tuổi cụ thể.


Dân số là tập hợp những con người ở cùng một không gian, một vùng địa lí
nhất định, là nguồn lao động quý báu cho quốc gia. Được thống kê bằng các cuộc
điều tra dân số và được thể hiện dưới dạng tháp dân số theo từng nhóm tuổi cụ thể.
Việc dự báo ảnh hưởng của tốc độ gia tăng dân số đến nền kinh tế thường
được dựa vào số lượng dân số tăng thêm hàng năm (thường được ước tính theo tỉ lệ
phần trăm), sau đó, dựa vào mô hình đã thiết lập trước và được kiểm định ý nghĩa
để đưa ra các ước tính về sự tăng trưởng của nền kinh tế.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dùng mô hình hồi quy bội để phân tích các biến số thống
kê. Phương pháp hồi quy bội là phương pháp nhằm xem xét các mối quan hệ giữa
biến phụ thuộc Y cho trước với 3 biến độc lập Mô hình hồi quy bội cho tổng thể:
Trong đó:
+ là giá trị các biến độc lập ứng với quan sát i

+ là các tham số của hồi quy
+ là sai số của mô hình hồi quy
Một số giả định của mô hình:
- Các biến độc lập của mô hình không có sự phụ thuộc tuyến tính hoàn hảo,
nghĩa là không thể tìm được bộ số thực
- Số quan sát n phải lớn hơn số tham số cần ước lượng k.
- Biến Xi phải có sự biến thiên từ quan sát này qua quan sát khác (Var (X i)
>0).
Trong thực tế chúng ta thường chỉ có dữ liệu từ mẫu. Từ số liệu mẫu chúng
ta ước lượng hồi quy tổng thể theo phương pháp bình phương tối thiểu.
Hàm hồi quy mẫu:

Với các βk là ước lượng của tham số βk. Phương pháp tìm ước lượng không
chệch (ước lượng hiệu quả) βk
đạt cực tiểu.
Dữ liệu được thu thập qua các tài liệu, trang web Tổng cục thống kê Việt
Nam. Là các dữ liệu có sẵn, được thu thập và công bố. Nguồn dữ liệu rất phong phú
nên cần tìm hiểu các tài liệu có uy tín, đáng tin cậy, có sự so sánh đối chiếu giữa số
liệu của các nguồn.


1 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1.1 Dữ liệu nghiên cứu
Bảng 1: GDP và các nhân tố ảnh hưởng đến GDP 2000-2013
Đầu tư
trực tiếp
nước
ngoài

Xuất khẩu


Nhập
khẩu

(tỷ USD)

FDI
(tỷ USD)

XK
(tỉ USD)

NK
(tỉ USD)

28.7
33.64
35.29
37.94
42.71
49.42
57.63
66.37
77.41
99.13
106.01
115.93
135.53
155.82


2.8
3.1
2.9
3.1
4.5
6.8
12
21.3
71.7
23.1
18.6
14.7
16.3
22.35

Tổng sản
phẩm
quốc nội

Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

2010
2011
2012
2013

GDP

Dân số

Dân số

(triệu
người)
14.449
15.635
77.6309
15.027
16.162
78.6205
16.706
19.733
79.5377
20.176
25.227
80.4674
26.504
31.954
81.4364
32.442
36.978

82.3921
39.826
44.891
83.3112
48.561
62.682
84.2185
62.685
80.714
85.1187
57.096
69.949
86.0250
72.237
84.839
86.9325
96.906
106.75
87.8400
114.529
113.78
88.7755
132.033
132.03
89.7089
Nguồn: tổng cục thống kê Việt Nam

GDP (Gross Domestic Product): là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc
gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

FDI (Foreign Direct Investment): là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay
công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá
nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh
này.
Xuất khẩu: là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài
Nhập khẩu: là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác


Dân số: là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một
không gian nhất định,, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội,
thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng một tháp dân số.
1.2 Kết quả phân tích hồi quy bằng Eviews:
1.2.1

Xây dựng mô hình hồi quy
Variable
C
X2
X3
X4
X5

Coefficient
Std. Error
-165.8674
198.0855
-0.177050
0.205569
0.502144
0.585925

0.374331
0.769426
2.312060
2.554647

Mô hình hồi quy tổng thể (PRF): +
Mô hình hồi quy mẫu (SRF):
+
Theo phân tích từ eviews 4 ta có hàm hồi quy theo mô hình như sau

1.2.2

Phân tích phương sai hồi quy
Regression Statistics
0.977994
R Square

Trong 100% sự biến động của biến phụ thuộc GDP thì có 97,8% là do sự
biến động của FDI, xuất khẩu, nhập khẩu, dân số. Còn lại là do ảnh hưởng của sai
số ngẫu nhiên.
1.2.3

Hệ số tương quan

GDP
FDI
XK
NK
DS
GDP

1.000000
FDI
0.378544
1.000000
XK
0.984038
0.394078
1.000000
NK
0.980525
0.491541
0.988441
1.000000
DS
0.957601
0.462250
0.943723
0.968157
1.000000
Ta có thể nhận thấy rõ rằng sự tương quan của các biến GDP, XK, NK, DS
với nhau là rất lớn và sự tương quan của X2 với các biến còn lại là thấp (nhỏ hơn
50%)
1.2.4

Kiểm định sự ảnh hưởng của biến độc lập tới biến phụ thuộc

Kiểm định X2: có xác suất nên chấp nhân giả thuyết . Tức X2 là biến cần
thiết trong mô hình hồi quy của Y theo X2



Kiểm định X3: 0.734467 có xác suất 0.413676 nên chấp nhân giả thuyết . Tức
X3 là biến cần thiết trong mô hình hồi quy của Y theo X3
Kiểm định X4: 0.236689 có xác suất 0.638236 nên bác bỏ giả thuyết . Tức
X4 là biến không cần thiết trong mô hình hồi quy của Y theo X4
Kiểm định X5: 0.819099 có xác suất 0.389029 nên chấp nhân giả thuyết . Tức X5 là
biến cần thiết trong mô hình hồi quy của Y theo X5
Như vậy sau khi kiểm định ta cần loại bỏ biến không cần thiết là biến X4
ra khỏi mô hình
3.2.5. Xây dựng lại mô hình hồi quy
3.2.5.1. Hồi quy lại mô hình sau khi loại bỏ biến X4
Mô hình hồi quy tổng thể (PRF):
Mô hình hồi quy mẫu (SRF):
+
Vậy hàm hồi quy theo mô hình:
3.2.5.2 Kiểm định sự ảnh hưởng của các biến độc lập với biến phụ thuộc
Kiểm định X2: 0.631776 có xác suất 0.445159 nên chấp nhân giả thuyết .
Tức X2 là biến cần thiết trong mô hình hồi quy của Y theo X2
Kiểm định X3: 24.43637 có xác suất 0.000584 nên chấp nhân giả thuyết .
Tức X3 là biến cần thiết trong mô hình hồi quy của Y theo X3
Kiểm định X4: 3.977391 có xác suất 0.074083 nên chấp nhân giả thuyết .
Tức X5 là biến cần thiết trong mô hình hồi quy của Y theo X5
Kết quả kiểm định sau khi bỏ biến X4 cho thấy các biến còn lại đều cần thiết
3.2.5.3 Phân tích phương sai hồi quy
Regression Statistics
R Square
0.977415
FDI, xuất khẩu và dân số xác định được 97.7415% sự biến động của tổng sản
phẩm quốc nội GDP. Mô hình khá phù hợp.
3.2.5.4 Đánh giá sự phù hợp của mô hình:
Ta có Sig(F)=0.000000 < 0.05

Kết luận: mô hình phù hợp
1.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu
1.3.1

Ý nghĩa hệ số mô hình hồi quy

Từ mô hình hồi quy ta có thể thấy được rằng các yếu tố: FDI, xuất khẩu, dân số
có ảnh hưởng đến GDP. Cụ thể:


- Giả định các yếu tố khác không đổi, nếu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
tăng (giảm) 1 tỷ USD thì tổng sản phẩm quốc nội giảm (tăng) 0,0999 tỷ USD
- Giả định các yếu tố khác không đổi, nếu kim ngạch xuất khẩu tăng (giảm) 1 tỷ
USD thì tổng sản phẩm quốc nội tăng (giảm) 0,7759 tỉ USD
- Giả định các yếu tố khác không đổi, nếu dân số tăng (giảm) 1 triệu người thì
tổng sản phẩm quốc nội tăng (giảm) tỉ USD
1.3.2
Mối tương quan giữa kết quả nghiên cứu của nhóm với nghiên
cứu trước
Dân số là nhân tố thúc đẩy GDP nhiều nhất. Điều này tương đồng với nghiên
cứu trước. Vì dân số là nguồn cung cầu của thị trường cũng như là nguồn lao động
để thúc đẩy GDP nên tác động tích cực đến GDP nhiều nhất cũng dễ hiểu. Tuy vậy
so với nghiên cứu trước ảnh hưởng của dân số đến GDP nhỏ hơn rất nhiều (3.2432
và 17.69153). Điều này có thể lý giải do thời gian nghiên cứu của nhóm với nghiên
cứu trước là khác nhau nên ảnh hưởng giữa chúng có sự chênh lệch.
GDP có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với FDI. Kết quả này không giống với nghiên
cứu trước. Sự khác nhau này có thể do thời gian lấy số liệu không khớp nhau và số
liệu lấy được của 2 nghiên cứu lại khác nhau.
FDI, xuất khẩu, dân số ảnh hưởng đến GDP. Tuy nhiên nhập khẩu không không
ảnh hưởng đến GDP trong mô hình này. Điều này không đúng với nghiên cứu

trước. Lý giải điều này do sự chênh lệch thời gian lớn trong việc lấy số liệu
1.3.3

Một số hạn chế của mô hình

Số lượng quan sát còn hạn chế (14 năm). Vì vậy mô hình đưa ra có thể chưa sát
với thực tế
Có thể có biến khác đưa vào được mô hình để mô hình phù hợp và chính xác
hơn. Tuy nhiên mô hình sẽ phức tạp và khó khăn trong việc kiểm định.
Do những hạn chế trên nên nhóm đề xuất nghiên cứu tiếp tục để có thể sửa
chữa những


2

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Trong bài nghiên cứu mô hình hồi quy trên ta đã thấy được tầm ảnh hưởng to
lớn của các yếu tố FDI, xuất khẩu và dân số đối với tổng sản phẩm quốc nội GDP.
Nổi bật trong đó là sự thúc đẩy rất lớn từ dân số. Tuy nhiên nếu tăng GDP dựa
nhiều vào dân số sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu và có ảnh hưởng không tốt về mặt dài
hạn. Vì vậy, ta không nên chú trọng vào dân số mà nên tập trung vào xuất khẩu để
có thể tăng trưởng GDP một cách bền vững.
Sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 thì điều kiện phát triển kinh tế
tại Việt Nam đã tốt lên rất nhiều so với trước. Do đó nguồn vốn đổ vào nước ta rất
lớn, tạo công ăn việc làm, mở rộng thị trường xuất khẩu cho nước ta. Vì vậy khả
năng thúc đẩy GDP nhanh và bền vững là rất có khả năng xảy ra.
Tận dụng thời cơ này, từ khi hội nhập Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về
kinh tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng, cán cân thương mại có xu
hướng tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu. Một tín hiệu tốt để tăng trưởng GDP. Và để

đạt những thành công to lớn hơn Việt Nam cần tích cực hội nhập với thế giới, gỡ bỏ
dần các rào cản thương mại, điều này sẽ mở cho kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
The Complete Idiot's Guide to Economics © 2003 by Tom Gorman
Ivan Kitov, 2005. "GDP growth rate and population," Economics Bulletin,
AccessEcon, vol. 28(9), pages A0.
PGS.TS. Trương Quang Thông, “Tăng trưởng kinh tế nhờ vào FDI - đằng sau
những con số”, theo thesaigontimes.vn, ngày 4/4/2014.
PGS.,TS. Nguyễn Thị Liên Hoa. Lê Nguyễn Quỳnh Hương Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh, “Mối quan hệ giữa ba thành phần là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
đầu tư trong nước (DI) và tăng trưởng kinh tế”, theo tapchitaichinh.vn ngày
14/07/2014.
PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương, “Nghiên cứu các nhân tố
tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển”, theo
uef.edu.vn mục “Nghiên Cứu và Trao Đổi”, Số 14 (24) - Tháng 01-02/2014 PHÁT
TRIỂN & HỘI NHẬP, tr.41.



×