Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.7 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHÙNG VĂN TRƢỜNG

CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
HIỆN HÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHÙNG VĂN TRƢỜNG

CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
HIỆN HÀNH

Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số
: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Hoài Thu


Hà Nội – 2016


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC HÌNH
THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG ........................................................ 9
1.1. Khái quát chung về xử lý kỷ luật lao động ......................................... 9
1.1.1. Khái niệm xử lý kỷ luật lao động.................................................... 9
1.1.2. Các hình thức xử lý kỷ luật lao độngError! Bookmark not defined.
1.1.3. Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động .... Error! Bookmark not defined.

1.2. Điều chỉnh bằng pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao độngError! Book

1.2.1. Khái niệm về các hình thức xử lý kỷ luật lao độngError! Bookmark not defin

1.2.2. Nội dung pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao độngError! Bookmark
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ............................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng quy định xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khiển
trách và thực tiễn áp dụng................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng quy định xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức kéo dài
thời hạn nâng lƣơng không quá sáu tháng hoặc cách chức và thực tiễn áp
dụng ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Thực trạng quy định xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải
và thực tiễn áp dụng ........................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ
CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNGError! Bookmark not defined.

3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quy định pháp luật về các
hình thức xử lý kỷ luật lao động ....................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp
luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động .... Error! Bookmark not defined.


3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp
luật lao động về các hình thức xử lý kỷ luật lao độngError! Bookmark not defined.
3.3.1. Về các quy định pháp luật ................ Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Về tổ chức thực hiện ......................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ......................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 11


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kỷ luật lao động nói chung và các hình thức xử lý kỷ luật lao động nói riêng
là nội dung cơ bản của quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động. Tùy
thuộc vào mức độ và hành vi vi phạm của người lao động mà người sử dụng lao
động được áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động từ mức độ khiển trách,
cảnh cáo đến mức cao nhất có thể loại người lao động ra khỏi tập thể lao động. Do
vậy, các hình thức kỷ luật lao động là một trong những nội dung thu hút sự quan
tâm nhất của các bên tham gia quan hệ lao động. Trong bối cảnh nền kinh tế thị
trường ở nước ta ngày càng phát triển, kéo theo một loạt những đòi hỏi về việc
thiết lập kỷ luật, trật tự để duy trì sự ổn định và phát triển trong các cơ quan Nhà
nước, doanh nghiệp có sử dụng lao động. Đồng thời bối cảnh quan điểm về bảo vệ
người lao động và người sử dụng lao động hiện nay, đặc biệt thể hiện trong sửa đổi
bổ sung Bộ luật Lao động 2012 vừa qua, quy định về các hình thức xử lý kỷ luật
lao động cũng có những sửa đổi để hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, thực trạng những
quy định pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động

Việt Nam hiện hành cho thấy sự quan tâm chưa đúng mức, cũng như chưa nhìn
nhận đúng vai trò của các hình thức xử lý kỷ luật lao động. Vì vậy, tác giả lựa chọn
đề tài “Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam
hiện hành” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận về
các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành.
Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng
như những quy định pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động hiện nay.
Qua đó nêu lên những kiến nghị, giải pháp có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc


hoàn thiện pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao
động Việt Nam hiện hành.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề pháp luật liên quan đến kỷ luật lao động nói chung và các hình thức
xử lý kỷ luật lao động nói riêng đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều cá
nhân, cơ quan và tổ chức. Cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này, có thể kể tên một số công trình “Một số vấn đề về kỷ luật lao động sa thải trái
pháp luật theo quy định của Bộ luật lao động” của tác giả Nguyễn Hùng Cường
(Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 3/2012; “Thực
trạng pháp luật về quyền xử lý kỷ luật lao động của người sử dụng lao động và một
số kiến nghị” của tác giả Đỗ Thị Dung (Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 2 +
3/2014); “Pháp luật về kỷ luật lao động Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực
tiễn”, Luận văn thạc sỹ của Đỗ Thị Dung; “Xử lý kỷ luật lao động theo pháp luật
lao động Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hương; “Kỷ luật lao
động theo pháp luật Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ
của Hoàng Thị Anh Vân, … Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về
các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện nay.
Trước yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý về các hình thức xử lý kỷ luật lao

động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ
thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Những kiến nghị
của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy
định pháp luật Việt Nam về các hình thức xử lý kỷ luật lao động, nhằm mục đích
góp phần bảo đảm kỷ luật lao động được tuân thủ một cách triệt để. Tác giả hy
vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo
có giá trị.
4. Phạm vi nghiên cứu


Dưới góc độ khoa học pháp lý, luận văn tập trung nghiên cứu về về các
hình thức xử lý kỷ luật lao động trong quan hệ lao động của những người lao động
“làm công ăn lương” – đối tượng chủ yếu của pháp luật lao động Việt Nam. Luận
văn tập trung nghiên cứu chủ yếu các nội dung:
- Các quy định pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp
luật lao động Việt Nam hiện hành.
- Thực trạng các quy định về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp
luật lao động Việt Nam hiện hành.
- Các công trình khoa học liên quan đến các hình thức xử lý kỷ luật lao
động.
- Các bài viết, sách, tạp chí và các tài liêu khác liên quan đến nội dung
nghiên cứu của đề tài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong mối tương quan với tình hình
kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, luận
văn còn dựa trên cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân
tích, tổng hợp; phương pháp so sánh và mô tả, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng

kết thực tiễn và một số phương pháp khác nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
6. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
ba chương:
Chương 1. Khái quát chung về xử lý kỷ luật lao động và sự điều chỉnh bằng
pháp luật đối với các hình thức xử lý kỷ luật lao động


Chương 2. Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về các hình
thức xử lý kỷ luật lao động và thực tiễn áp dụng
Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các quy
định pháp luật lao động Việt Nam về các hình thức xử lý kỷ luật lao động.


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC HÌNH THỨC XỬ
LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
1.1. Khái quát chung về xử lý kỷ luật lao động
1.1.1. Khái niệm xử lý kỷ luật lao động
Trước khi tìm hiểu khái niệm xử lý kỷ luật lao động, cần phải hiểu thế nào là
kỷ luật lao động? Như chúng ta đã biết, trong xã hội nếu con người thực hiện các
hoạt động lao động sản xuất đơn lẻ, tách rời nhau thì mỗi người tự sắp xếp thời
gian, công việc và quá trình lao động của mình, hoạt động lao động của mỗi người
có thể giống nhau nhưng không ảnh hưởng đến nhau, tức là hoạt động lao động của
một người không ảnh hưởng đến hoạt động lao động của những người khác và
ngược lại. Nhưng điều đó không thể xảy ra, bởi vì con người luôn luôn tồn tại cùng
với xã hội loài người. Trong cuộc sống

, con người có nhiều lý do khác nhau


để thực hiện cùng nhau một khối lượng công việc nhất định như: do yêu cầu, điều
kiện của quá trình lao động, mục đích, lợi ích, thu nhập … Và chính quá trình lao
động cùng nhau của con người đòi hỏi phải có trật tự, nền nếp để hướng hoạt động
của con người vào việc thực hiện kế hoạch chung và tạo ra kết quả chung đã được
xác định. Do vậy, xét một cách tổng quát, kỷ luật lao động là trật tự, nền nếp mà
người lao động phải tuân theo trong quá trình thực hiện công việc khi tham gia vào
quan hệ lao động.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, kỷ luật lao động được hiểu là “chế độ
làm việc đã được quy định và sự chấp hành nghiêm túc đúng đắn của mỗi cấp, mỗi
nhóm người, mỗi người trong quá trình lao động. Tạo ra sự hài hòa trong hoạt
động của tất cả các yếu tố sản xuất, liên kết mọi người vào một quá trình thống
nhất” [27].


Dưới góc độ pháp lý, kỷ luật lao động là tổng hợp các quy định về trách
nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng
lao động.
Trong quá trình lao động, người sử dụng lao động có quyền ban hành những
nguyên tắc, hình thức xử lý kỷ luật đối với những hành vi vi phạm kỷ luật lao động
của người lao động để đảm bảo trật lao động tại đơn vị mình. Trên cơ sở đó, người
lao động có trách nhiệm phải tuân thủ những quy định, nguyên tắc đó của người sử
dụng lao động. Trường hợp người lao động không chấp hành các quy định đó có
thể chịu hình thức xử lý kỷ luật tướng ứng với hành vi vi phạm của mình. Vậy xử
lý kỷ luật lao động là gì?
Giáo trình Luật Lao động Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội có đưa
ra khái niệm xử lý kỷ luật lao động như sau: “Xử lý kỷ luật lao động là quá trình
người sử dụng lao động xem xét và giải quyết về việc người lao động có hành vi vi
phạm kỷ luật bằng cách buộc họ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật do nhà
nước quy định” [18, tr307]. Việc buộc người lao động phải chịu một trong các

hình thức xử lý kỷ luật do nhà nước quy định khi có hành vi vi phạm thể hiện đây
là biện pháp mang tính cưỡng chế cao, là yêu cầu tất yếu trong việc thiết lập kỷ
luật khi người sử dụng lao động thực hiện hoạt động quản lý. Như vậy biện pháp
xử lý kỷ luật lao động còn được gọi là áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động.
Giáo trình Luật Lao động Việt Nam của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội đưa ra khái niệm trách nhiệm kỷ luật trong luật lao động như sau: “Trách
nhiệm kỷ luật trong luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử
dụng lao động áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động
bằng cách bắt họ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật do Nhà nước quy định”
[19, tr273].


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn bản pháp luật
1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2015), Nghị định số 05/2015/NĐ-CP
ngày 12/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số
nội dung của Bộ luật Lao động.
2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2003), Thông tư số 19/2003/TTBLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều
của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi,
bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chỉnh phủ.
3.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2014), Nghị định số 119/2014/NĐ-CP

ngày 17/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ
luật Lao động, Luật dạy nghề, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo.
4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2003), Nghị định số 33/2003/NĐ-CP
ngày 02/4/2003 của Thủ tướng Chỉnh phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị

định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một
số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư số 47/2015/TTBLĐTBXH ngày 16/11/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ
luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số -05/2015/NĐ-CP ngày
12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung
của Bộ luật Lao động.
6. Chính phủ (2011), Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Thủ
tướng Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
7. Quốc hội (1994), Bộ luật Lao động, Hà Nội.
8. Quốc hội (2002), Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.


9. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội.
10. Quốc hội (2009), Bộ luật Lao động, Hà Nội.
11. Quốc hội (2014), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
II. Tài liệu tham khảo
12. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2010), Tài liệu tham khảo pháp luật lao
động nước ngoài, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
13. Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Thông báo số 4633/TB-LĐTBXH ngày
07/12/2009 kết quả kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động và luật bảo hiểm xã
hội tại 14 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh quảng nam.
14. Bộ Lao động thương binh và xã hội, Tài liệu tham khảo Luật các nước
ASEAN.
15. Báo cáo kết quả kiểm tra công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
của Hội đồng phối hợp công tác phối hợp giáo dục phap luật của Bộ nông nghiệp
và Phát triển nông thôn năm 2012.
16. Cao Thị Nhung (2008), Trách nhiệm kỷ luật trong luật lao động Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Đào Mai Anh (2015), Xử lý kỷ luật sa thải thực trạng và giải pháp hoàn thiện,
Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội.

18. Hoàng Lê (Chủ biên) (1998) Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học và
Nxb Đà Nẵng.
19. Hoàng Thị Anh Vân (2014), Kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam hiện
nay và hướng hoàn thiện, Luận Văn Thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội.
20. Hàn Quốc, Luật các tiêu chuẩn lao động số 286, ngày 10/5/1953 đã được sửa
đổi bổ sung bởi Luật số 4220 ngày 13/1/1990.
21. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Luật Lao động Việt
Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.


22. Nguyễn Việt Hoài (2005) Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo
pháp luật lao động Việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại một số doanh
nghiệp, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
24. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
25. Trần Thị Thúy Lâm (2007), Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam – Thực
trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội.
26. Tổ chức lao động quốc tế (IlO), Công ước số 158 về chấm dứt việc sử dụng lao
động do người sử dụng lao động chủ động năm 1982.
27. Từ điển Bách Khoa, tập 2, 2002, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
28. Takashi araki (2002), Labor and employment in Japan, The Japan in Stitute of
Lobor.
29. Vũ Thị Hương (2013), Xử lý kỷ luật lao động theo pháp luật lao động Việt
Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam.
30. Stéphane Bouche (2004), Droits et libertes du salaré comme limites au pouvoir

disciplinaire de I’’ employeur en droit francais et en droit italien, Dallaz.
III. Website
31. />32. />33. />

34. />&p_cateid=1751909&item_id=20431401&article_details=1.
35. />36. />37. />38. />39. />40. />


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHÙNG VĂN TRƢỜNG

CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
HIỆN HÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHÙNG VĂN TRƢỜNG

CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
HIỆN HÀNH


Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số
: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Hoài Thu

Hà Nội – 2016


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC HÌNH
THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG ........................................................ 9
1.1. Khái quát chung về xử lý kỷ luật lao động ......................................... 9
1.1.1. Khái niệm xử lý kỷ luật lao động.................................................... 9
1.1.2. Các hình thức xử lý kỷ luật lao độngError! Bookmark not defined.
1.1.3. Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động .... Error! Bookmark not defined.

1.2. Điều chỉnh bằng pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao độngError! Book

1.2.1. Khái niệm về các hình thức xử lý kỷ luật lao độngError! Bookmark not defin

1.2.2. Nội dung pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao độngError! Bookmark
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ............................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng quy định xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khiển

trách và thực tiễn áp dụng................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng quy định xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức kéo dài
thời hạn nâng lƣơng không quá sáu tháng hoặc cách chức và thực tiễn áp
dụng ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Thực trạng quy định xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải
và thực tiễn áp dụng ........................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ
CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNGError! Bookmark not defined.
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quy định pháp luật về các
hình thức xử lý kỷ luật lao động ....................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp
luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động .... Error! Bookmark not defined.


3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp
luật lao động về các hình thức xử lý kỷ luật lao độngError! Bookmark not defined.
3.3.1. Về các quy định pháp luật ................ Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Về tổ chức thực hiện ......................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ......................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 11


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kỷ luật lao động nói chung và các hình thức xử lý kỷ luật lao động nói riêng
là nội dung cơ bản của quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động. Tùy
thuộc vào mức độ và hành vi vi phạm của người lao động mà người sử dụng lao
động được áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động từ mức độ khiển trách,
cảnh cáo đến mức cao nhất có thể loại người lao động ra khỏi tập thể lao động. Do

vậy, các hình thức kỷ luật lao động là một trong những nội dung thu hút sự quan
tâm nhất của các bên tham gia quan hệ lao động. Trong bối cảnh nền kinh tế thị
trường ở nước ta ngày càng phát triển, kéo theo một loạt những đòi hỏi về việc
thiết lập kỷ luật, trật tự để duy trì sự ổn định và phát triển trong các cơ quan Nhà
nước, doanh nghiệp có sử dụng lao động. Đồng thời bối cảnh quan điểm về bảo vệ
người lao động và người sử dụng lao động hiện nay, đặc biệt thể hiện trong sửa đổi
bổ sung Bộ luật Lao động 2012 vừa qua, quy định về các hình thức xử lý kỷ luật
lao động cũng có những sửa đổi để hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, thực trạng những
quy định pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động
Việt Nam hiện hành cho thấy sự quan tâm chưa đúng mức, cũng như chưa nhìn
nhận đúng vai trò của các hình thức xử lý kỷ luật lao động. Vì vậy, tác giả lựa chọn
đề tài “Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam
hiện hành” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận về
các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành.
Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng
như những quy định pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động hiện nay.
Qua đó nêu lên những kiến nghị, giải pháp có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc


hoàn thiện pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao
động Việt Nam hiện hành.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề pháp luật liên quan đến kỷ luật lao động nói chung và các hình thức
xử lý kỷ luật lao động nói riêng đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều cá
nhân, cơ quan và tổ chức. Cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này, có thể kể tên một số công trình “Một số vấn đề về kỷ luật lao động sa thải trái
pháp luật theo quy định của Bộ luật lao động” của tác giả Nguyễn Hùng Cường
(Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 3/2012; “Thực

trạng pháp luật về quyền xử lý kỷ luật lao động của người sử dụng lao động và một
số kiến nghị” của tác giả Đỗ Thị Dung (Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 2 +
3/2014); “Pháp luật về kỷ luật lao động Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực
tiễn”, Luận văn thạc sỹ của Đỗ Thị Dung; “Xử lý kỷ luật lao động theo pháp luật
lao động Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hương; “Kỷ luật lao
động theo pháp luật Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ
của Hoàng Thị Anh Vân, … Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về
các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện nay.
Trước yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý về các hình thức xử lý kỷ luật lao
động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ
thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Những kiến nghị
của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy
định pháp luật Việt Nam về các hình thức xử lý kỷ luật lao động, nhằm mục đích
góp phần bảo đảm kỷ luật lao động được tuân thủ một cách triệt để. Tác giả hy
vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo
có giá trị.
4. Phạm vi nghiên cứu


Dưới góc độ khoa học pháp lý, luận văn tập trung nghiên cứu về về các
hình thức xử lý kỷ luật lao động trong quan hệ lao động của những người lao động
“làm công ăn lương” – đối tượng chủ yếu của pháp luật lao động Việt Nam. Luận
văn tập trung nghiên cứu chủ yếu các nội dung:
- Các quy định pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp
luật lao động Việt Nam hiện hành.
- Thực trạng các quy định về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp
luật lao động Việt Nam hiện hành.
- Các công trình khoa học liên quan đến các hình thức xử lý kỷ luật lao
động.
- Các bài viết, sách, tạp chí và các tài liêu khác liên quan đến nội dung

nghiên cứu của đề tài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong mối tương quan với tình hình
kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, luận
văn còn dựa trên cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân
tích, tổng hợp; phương pháp so sánh và mô tả, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng
kết thực tiễn và một số phương pháp khác nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
6. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
ba chương:
Chương 1. Khái quát chung về xử lý kỷ luật lao động và sự điều chỉnh bằng
pháp luật đối với các hình thức xử lý kỷ luật lao động


Chương 2. Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về các hình
thức xử lý kỷ luật lao động và thực tiễn áp dụng
Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các quy
định pháp luật lao động Việt Nam về các hình thức xử lý kỷ luật lao động.


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC HÌNH THỨC XỬ
LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
1.1. Khái quát chung về xử lý kỷ luật lao động
1.1.1. Khái niệm xử lý kỷ luật lao động
Trước khi tìm hiểu khái niệm xử lý kỷ luật lao động, cần phải hiểu thế nào là

kỷ luật lao động? Như chúng ta đã biết, trong xã hội nếu con người thực hiện các
hoạt động lao động sản xuất đơn lẻ, tách rời nhau thì mỗi người tự sắp xếp thời
gian, công việc và quá trình lao động của mình, hoạt động lao động của mỗi người
có thể giống nhau nhưng không ảnh hưởng đến nhau, tức là hoạt động lao động của
một người không ảnh hưởng đến hoạt động lao động của những người khác và
ngược lại. Nhưng điều đó không thể xảy ra, bởi vì con người luôn luôn tồn tại cùng
với xã hội loài người. Trong cuộc sống

, con người có nhiều lý do khác nhau

để thực hiện cùng nhau một khối lượng công việc nhất định như: do yêu cầu, điều
kiện của quá trình lao động, mục đích, lợi ích, thu nhập … Và chính quá trình lao
động cùng nhau của con người đòi hỏi phải có trật tự, nền nếp để hướng hoạt động
của con người vào việc thực hiện kế hoạch chung và tạo ra kết quả chung đã được
xác định. Do vậy, xét một cách tổng quát, kỷ luật lao động là trật tự, nền nếp mà
người lao động phải tuân theo trong quá trình thực hiện công việc khi tham gia vào
quan hệ lao động.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, kỷ luật lao động được hiểu là “chế độ
làm việc đã được quy định và sự chấp hành nghiêm túc đúng đắn của mỗi cấp, mỗi
nhóm người, mỗi người trong quá trình lao động. Tạo ra sự hài hòa trong hoạt
động của tất cả các yếu tố sản xuất, liên kết mọi người vào một quá trình thống
nhất” [27].


Dưới góc độ pháp lý, kỷ luật lao động là tổng hợp các quy định về trách
nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng
lao động.
Trong quá trình lao động, người sử dụng lao động có quyền ban hành những
nguyên tắc, hình thức xử lý kỷ luật đối với những hành vi vi phạm kỷ luật lao động
của người lao động để đảm bảo trật lao động tại đơn vị mình. Trên cơ sở đó, người

lao động có trách nhiệm phải tuân thủ những quy định, nguyên tắc đó của người sử
dụng lao động. Trường hợp người lao động không chấp hành các quy định đó có
thể chịu hình thức xử lý kỷ luật tướng ứng với hành vi vi phạm của mình. Vậy xử
lý kỷ luật lao động là gì?
Giáo trình Luật Lao động Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội có đưa
ra khái niệm xử lý kỷ luật lao động như sau: “Xử lý kỷ luật lao động là quá trình
người sử dụng lao động xem xét và giải quyết về việc người lao động có hành vi vi
phạm kỷ luật bằng cách buộc họ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật do nhà
nước quy định” [18, tr307]. Việc buộc người lao động phải chịu một trong các
hình thức xử lý kỷ luật do nhà nước quy định khi có hành vi vi phạm thể hiện đây
là biện pháp mang tính cưỡng chế cao, là yêu cầu tất yếu trong việc thiết lập kỷ
luật khi người sử dụng lao động thực hiện hoạt động quản lý. Như vậy biện pháp
xử lý kỷ luật lao động còn được gọi là áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động.
Giáo trình Luật Lao động Việt Nam của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội đưa ra khái niệm trách nhiệm kỷ luật trong luật lao động như sau: “Trách
nhiệm kỷ luật trong luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử
dụng lao động áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động
bằng cách bắt họ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật do Nhà nước quy định”
[19, tr273].


×