Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Chủ đề cuộc sống hưởng lạc trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.35 KB, 42 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ TÌNH

CHỦ ĐỀ CUỘC SỐNG HƢỞNG LẠC TRONG
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN TRƢỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ TÌNH

CHỦ ĐỀ CUỘC SỐNG HƢỞNG LẠC TRONG
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN TRƢỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức

Hà Nội - 2016




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài:........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề: .............................................................................................. 3
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu: ............................................. 11
4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................ 11
5. Cấu trúc của Luận văn: ............................................................................... 12
NỘI DUNG..................................................................................................... 13
Chƣơng 1. HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT
CỦA NGUYỄN TUÂN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM.................. 13
1.1. Đôi nét về con ngƣời Nguyễn Tuân ...................................................... 13
1.1.1. Tiểu sử ................................................................................................... 13
1.1.2. Con người .............................................................................................. 16
1.2. Sự nghiệp ................................................................................................. 19
1.2.1. Trước Cách mạng tháng Tám: .............................................................. 19
1.2.2. Sau Cách mạng tháng Tám ................................................................... 22
1.3. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Nguyễn Tuân ..................... 24
1.3.1. Giới thuyết chung về quan niệm nghệ thuật về con người.................... 24
1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân ........................ 27
Chƣơng 2. CHỦ ĐỀ CUỘC SỐNG HƢỞNG TRONG SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN TUÂN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NHÌN TỪ
PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG....................................................................... 36
2.1. Một cái tôi cô đơn, bế tắc, bất lực trƣớc cuộc đời ............................... 36
2.2. Một cái tôi nổi loạn, phá phách đi tìm con đƣờng giải thoát trong
cuộc sống hƣởng lạc. ..................................................................................... 46
2.3. Một cái tôi luôn khao khát thế giới tinh khiết, thanh cao. ................. 63



Chƣơng 3. CHỦ ĐỀ CUỘC SỐNG HƢỞNG LẠC TRONG SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN TUÂN TRƢỚC CÁCH MẠNH THÁNG TÁM NHÌN
TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT. ........................................................ 73
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật. ............................................................. 73
3.1.1. Khắc họa ngoại hình nhân vật. ............................................................. 73
3.1.2. Khắc họa nội tâm nhân vật .............................................................. 77
3.1.3. Khắc họa hành động nhân vật......................................................... 80
3.2. Giọng điệu ............................................................................................ 83
3.2.1. Giọng điệu khinh bạc ........................................................................ 83
3.2.2. Giọng điệu buồn thảm ........................................................................... 90
3.3. Sử dụng hình ảnh biểu tƣợng sự vật.....................................................93
3.4. Ngôn ngữ ................................................................................................. 97
KẾT LUẬN .................................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Nguyễn Tuân là một tài năng lớn, một ngôi sao sáng trên bầu trời văn
học dân tộc. Ông là một trong số không nhiều nhà văn đạt được những thành
tựu nổi bật trong cả hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám, được
nhiều nhà nghiên cứu, phê bình không chỉ trong và ngoài nước đánh giá cao.
Ông được xem như “hòn đá tảng” [34, tr. 546] trong “cái nền còn mới mẻ
của văn xuôi tiếng Việt ta” [34, tr. 546]. Trong suốt chặng đường dài hơn năm
mươi năm cầm bút cùng với tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, bền bỉ
và hết mình, Nguyễn Tuân đã khẳng định được một phong cách nghệ thuật
độc đáo, tài hoa và uyên bác, không thể nhầm lẫn với bất kỳ một nhà văn nào
khác được. Với bảy mươi bảy năm tuổi đời và hơn năm mươi năm tuổi nghề,
Nguyễn Tuân đã để lại cho văn học hiện đại Việt Nam nói riêng và nền văn
học nước nhà nói chung một sự nghiệp đồ sộ, phong phú, đa dạng trên nhiều

thể loại như: truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, tùy bút, kịch, phê bình văn
học, … Ở mỗi thể loại, mỗi tác phẩm của ông, chúng ta lại tìm thấy những
điều lý thú, những dấu ấn đặc biệt riêng. Ông còn là một tác giả tiêu biểu
được lựa chọn giảng dạy trong chương trình phổ thông và đại học.
Nguyễn Tuân là một con người rất đặc biệt, đặc biệt không chỉ thể hiện
trong đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn đặc biệt ngay cả trong sáng tác
của mình. Là nhà văn của quan điểm duy mỹ, nghệ thuật vị nghệ thuật, cả
cuộc đời Nguyễn Tuân luôn khát khao đi tìm cái đẹp và làm cho cái đẹp được
tỏa sáng rực rỡ. Nguyễn Tuân đến với văn học với một phong cách cũng rất
đặc biệt trong một cái xã hội phức tạp của một người dân thuộc địa mà ông
gọi là “ối a ba phèng”. Ông đã mang vào trong sáng tác của mình là hơi thở
của một cái “tôi” “ngông” đối lập với xã hội kim tiền ô trọc, là khác đời,
khác người thậm chí là lập dị với xung quanh, không để cho ai bắt chước
được giống mình: “Là người lỗi lạc, sống một cách rất đặc biệt, không giống
1


ai và không cho ai bắt chước được mình, chết là mang cả cái bản chính đi
chứ không để lại một bản sao nguyên cảo nào” [56, tr. 49].
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn đồng thời cũng là “một hiện tượng
văn học phức tạp, nhất là trước cách mạng tháng Tám” [26, tr. 25]. Và để
hiểu các tác phẩm của ông không phải là một điều đơn giản mà theo như Vũ
Ngọc Phan thì “chỉ những người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị,
vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức” [34,
tr. 52]. Có thể do chính những điều này mà tác phẩm của Nguyễn Tuân có sức
hút lớn lao đối với độc giả. Việc đọc và tìm hiểu tác phẩm của ông sẽ mang
tới cho người đọc một kho tri thức phong phú trên nhiều phương diện của đời
sống từ đó mà tâm hồn được mở rộng hơn, sâu sắc hơn.
Chủ đề cuộc sống hưởng lạc là một trong những chủ đề quan trọng
trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám. Với chủ đề

này, nhà văn đã chọn cho mình một lối đi riêng khác biệt. Đọc những sáng tác
thuộc chủ đề này, người đọc thêm yêu mến một Nguyễn Tuân luôn chân
thành, luôn muốn sám hối, luôn muốn được làm lại cuộc đời trong những
ngày tháng sa ngã. Bởi trong con người đó là cái Tâm luôn day dứt, là Thiên
lương trong sạch chống trả lại xã hội trưởng giả và những con người phàm tục
ngoài đời kia.
Mặc dù đã có khá nhiều bài viết và những nhận định khái quát về chủ
đề cuộc sống hưởng lạc trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng
tháng Tám 1945. Tuy nhiên đó chỉ là những bài viết đơn lẻ, chưa thành hệ
thống và chưa thực sự chuyên sâu nghiên cứu về đề tài. Riêng đối với bản
thân từ khi còn học trong trường phổ thông, tôi đã rất yêu thích các tác phẩm
của Nguyễn Tuân. Tôi xin phép góp chút năng lực nhỏ bé của mình vào việc
đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu chủ đề cuộc sống hưởng lạc trong sáng tác của
Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám 1945 để làm rõ hơn phong cách
một cây đại thụ của văn học hiện đại Việt Nam.
2


2. Lịch sử vấn đề:
Ngay từ khi mới xuất hiện trên văn đàn, Nguyễn Tuân đã là một cây
bút hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của độc giả cũng như giới nghiên cứu phê
bình. Cho đến tận hôm nay và có thể mai sau nữa, tác phẩm của Nguyễn Tuân
vẫn là niềm say mê khám phá, nguồn cảm hứng vô tận của các thế hệ yêu văn
chương. Đã có rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về cuộc đời, con người
và tác phẩm của Nguyễn Tuân trong những thời kỳ lịch sử khác nhau.
Trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945:
Nhà văn Thạch Lam là người đầu tiên có công trong việc khám phá và
phát hiện ra những nét độc đáo trong sáng tác và tài năng của Nguyễn Tuân.
Sau khi đọc tác phẩm của Nguyễn Tuân, Thạch Lam không khỏi vui mừng
ông đã viết luôn những cảm nghĩ và nhận xét hết sức tinh tế của mình thông

qua bài Đọc Vang bóng một thời viết năm 1940, đăng trên báo Ngày nay số
212, ngày 15 Juin 1940: “Trong cái vội vàng cẩu thả của những tác phẩm
xuất bản gần đây, những tác phẩm hạ thấp văn chương xuống mực giá trị của
sự đua đòi, người ta lấy làm vui sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu
mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng”.
Cuối bài viết nhà văn khẳng định chắc chắn về một sự nghiệp văn học tươi
sáng của Nguyễn Tuân: “Nguyễn Tuân là nhà văn có tài năng đặc biệt, một
nghệ sĩ có lương tâm, ở đó chúng ta đặt những hy vọng tốt đẹp nhất về sự
nghiệp”.
Đặc biệt trong giai đoạn này không thể không nhắc tới đó là bài viết
của nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại. Với những sáng tác
của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám, Vũ Ngọc Phan đã đánh giá
như sau“Ông là một nhà văn đứng hẳn ra một trường phái riêng, cả về văn
lẫn tư tưởng”[47, tr. 415], người ta phải chú ý đến ông bởi “lối hành văn đặc
biệt” [47, tr. 415] hoàn toàn Việt Nam, rồi “những ý kiến cùng tư tưởng phô
diễn bằng những giọng tài hoa, sâu cay và khinh bạc, lúc thì đầy nghệ thuật,
3


lúc thì bừa bãi, lôi thôi, như một bức phác họa, nhưng bao giờ nó cũng cho
người ta thấy một trạng thái của tâm hồn” [47, tr. 415]. Ở mỗi đề tài lớn
trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám, Vũ Ngọc Phan
đã đưa ra những nhận xét sắc sảo, toàn diện. Với Vang bóng một thời, Vũ
Ngọc Phan cho rằng đây là “một văn phẩm gần tới sự toàn thiện toàn mỹ”
[47, tr. 415]. Đọc Vang bóng một thời người ta có cảm tưởng gần giống
những cảm tưởng khi ngắm “một bức họa cổ” [47, tr. 416] vô cùng quý giá
và “cái quý giá ấy sẽ còn tăng lên nữa với thời gian như một thứ đồ cổ” [47,
tr. 416]. Với các tác phẩm Chiếc lư đồng mắt cua, Tàn đèn dầu lạc và Ngọn
đèn dầu lạc tiêu biểu cho đề tài về cuộc sống hưởng lạc, Vũ Ngọc Phan nhận
xét đó là “những quyển mà thói khinh bạc của ông bộc lộ rõ ràng, gần như

những “lời thú tội” [47, tr. 434]. Chiếc lư đồng mắt cua là “một tập tùy bút
hay một tập về hồi ức về một quãng đời của tác giả, đều được cả” [47, tr.
435]. Vũ Ngọc Phan tin tưởng rằng:“Một ngày không xa, khi mà văn chương
Việt Nam được người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám chắc những
văn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ có một địa vị xứng đáng hơn nữa” [47, tr.
439]. Niềm tin tưởng đó quả là không sai, ngày nay người ta vẫn tìm đọc và
đọc rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Tuân – “một nhà văn đặc Việt Nam” [47,
tr. 439].
Sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975:
Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân hăng hái nhập cuộc
và tham gia kháng chiến, rất nhiều tác phẩm được ra đời từ đây như: Chùa
đàn, Đường vui, Tình chiến dịch, … Giai đoạn này cũng có hàng loạt những
bài viết về Nguyễn Tuân khen có chê có, bài viết đánh giá về tác phẩm có, bài
viết nhận xét về con người cũng có. Qua hồi ức của Nguyễn Vỹ, Nguyễn
Tuân hiện lên hóm hỉnh dễ mến với bài viết “Nguyễn Tuân gàn hay chú mày
gàn”. Còn đối với Vũ Bằng, nhà văn gọi Nguyễn Tuân là “đứa con nuông
của Thiên thần và Ác quỷ” [15, tr.293], trong con người Nguyễn cái tài và cái
4


tật luôn đồng hành song song, con người đó cũng thật phức tạp với nhiều mặt
của đối lập mâu thuẫn.
Đánh giá về Nguyễn Tuân trong cuốn sách Mười khuôn mặt văn nghệ,
Tạ Tỵ đã viết: “Nguyễn Tuân là một trong những khuôn mặt lớn của nền văn
học nghệ thuật Việt Nam ở trước và trong cuộc chiến”[59, tr. 51]; “Nguyễn
Tuân đứng sững trước mặt chúng ta với một vóc dáng kiêu kỳ, với từng ngón
tài hoa, với đôi cánh chập chờn bay lượn trên đỉnh cao nghệ thuật” [59, tr.
51] và cuối cùng ông gọi Nguyễn Tuân là “một văn tài lỗi lạc”.
Viết về Nguyễn Tuân trong giai đoạn này cũng phải kể đến Trương
Chính. Trương Chính quan tâm nhiều đến phong cách Nguyễn Tuân và ông

đã có khá nhiều bài viết phê bình về các sáng tác của Nguyễn Tuân có thể kể
tới như: Tùy bút kháng chiến – tùy bút kháng chiến – hòa bình, đăng trên báo
Văn nghệ số 5 (7-5-1957); Đọc sông Đà của Nguyễn Tuân, đăng trên Tạp chí
Văn nghệ số 10- 1960, Nguyễn Tuân và Vang bóng một thời (1989), … Qua
các tác phẩm của Nguyễn Tuân, Trương Chính thấy “hiện lên hình ảnh một
con người tài hoa, nhiều tình cảm, kinh lịch nhiều, sống kỹ lưỡng, sống rộng
rãi, không bao giờ chịu gò bó vào một khuôn khổ nào nhất định. Con người
ấy rất có ý thức về khả năng của mình và luôn khao khát sống được một cuộc
đời thật đầy đủ. Nhưng trong xã hội cũ, một người như thế không thể tìm
được một chỗ đặt chân. Thành ra, ông phải sống héo hắt, chật hẹp, rồi đâm
ra khinh bạc với đời. Mà đã khinh bạc thì không còn căm phẫn sâu sắc được
nữa. Khinh bạc là con đường đi đến thoát ly, thoát ly vào một thứ cá nhân
chủ nghĩa tột bực” [34, tr. 54]. Nói về đề tài cuộc sống hưởng lạc thì Trương
Chính có cái nhìn cảm thông chân thành với Nguyễn Tuân: “Nói cho đúng,
người ta không thể trách Nguyễn Tuân sao không biết tìm một lý tưởng nào
khác là lý tưởng “phóng túng hình hài”. Xã hội mục nát, không phải là một
cái cớ để mình chìm đắm vào một thứ cá nhân chủ nghĩa ích kỷ và một thứ
hành lạc chủ nghĩa quá quắt làm cho xã hội càng mục nát thêm. Nhưng, đọc
5


Nguyễn Tuân, ta cũng đồng thời không thể không nhận thấy rằng chính hoàn
cảnh xã hội đó đã biến một người vốn yêu đời như Nguyễn Tuân thành một kẻ
muốn tự hủy hoại mình như thế” [34, tr. 54-55].
Đầu năm 1957, Nguyễn Tuân viết bài tuỳ bút Phở đăng trên tuần báo
Văn. Bài viết đã gây ra nhiều phản ứng khác nhau trong giới văn nghệ sĩ. Thế
Toàn trong bài Tuần báo văn và con người thời đại in trong tạp chí Học tập
số 7 (7/1957), với cái nhìn hẹp hòi, ông cho rằng: “Nhìn lại một số lớn thơ
văn trên tuần báo Văn, chúng ta không khỏi ngạc nhiên, vì con người được
miêu tả trong đó rất xa lạ với chúng ta. Con người trong thời đại chúng ta

không phải là con người xa lánh cuộc sống, ngồi một góc phố nào đó để phân
tích một món ăn (Phở của Nguyễn Tuân) phát hiện ra vấn đề quá “quan
trọng” như xương với xẩu, như mũ phở…” [36, tr. 27-28]. Bác bỏ lại quan
điểm của Thế Toàn là ý kiến của nhiều nhà văn như: Nguyên Hồng, Nguyễn
Văn Bổng, Tế Hanh. Nguyên Hồng đã chỉ ra được những nét phong cách của
Nguyễn Tuân trong Phở: “Một ngòi bút cách đây 15 năm với Chiếc lư đồng
mắt cua, Nguyễn đã làm người đọc rợn hết cả tâm trí lên vì những ê chề, rã
rượi, quằn quại dẫy đạp của một tâm trạng bế tắc trong lòng một chế độ ngột
ngạt … giờ tha thiết tin yêu, hết lời ca ngợi hương vị của Tổ quốc: Phở cũng
là những sự việc, cũng là những suy nghĩ, cũng là kiểu nói của Nguyễn nhưng
cả một sự say sưa và niềm tin lấp loáng trên trang giấy “Hương vị phở…
lành mạnh hơn” vì “tôi thấy Tổ quốc tôi còn có phở nữa…” [36, tr. 28].
Cũng trong năm 1957, nhân Vang bóng một thời được tái bản, Phan Cự
Đệ đã viết liền hai bài đề cập đến tác phẩm này. Trong bài thứ nhất có tên
Đọc Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân ký tên Thanh Hiền đăng trên báo
Văn nghệ số 31 ngày 6-12-1957, Phan Cự Đệ cho rằng: “Nguyễn Tuân làm
cái việc của một người khơi lại đống tro tàn của dĩ vãng, tìm lại những cái
đẹp của ngày qua đã một thời vang bóng”. Trong bài viết thứ hai Nguyễn
Tuân in trong Nhà văn Việt Nam, tập 2 (1945-1975), sau này được in trong
6


Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm (Nxb Giáo dục, H.1998) với tiêu đề:
Nguyễn Tuân – một phong cách nghệ thuật độc đáo. Phan Cự Đệ đã khẳng
định một cách chắc chắn: “Từ sau 1937, trong văn học lãng mạn Việt Nam
xuất hiện một phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo: Nguyễn Tuân” [34, tr.
103]. Nhà nghiên cứu cũng luôn chú ý đối chiếu sự biến đổi của con người và
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: “Giờ đây cái Tôi cá nhân chủ
nghĩa của Nguyễn đã hoà hợp vào cái Ta chung của quần chúng và ngòi bút
vốn sắc sảo, bướng bỉnh khi xưa nay đã có thêm nét đôn hậu ấm cúng” [34,

tr.114]. Riêng về tác phẩm Chiếc lư đồng mắt cua, nhà nghiên cứu cũng đưa
ra nhận xét đặc điểm nhân vật: “Các nhân vật trong Nguyễn, Chiếc lư đồng
mắt cua, đã có lúc cảm thấy cuộc đời phóng túng hình hài của mình là vô vị,
nhạt nhẽo, không tiếc gì mà thay bỏ nó đi” [34, tr. 105].
Cách mạng tháng Tám thành công có ý nghĩa lớn lao làm thay đổi con
người Nguyễn Tuân hướng ngòi bút của ông nhận đường, tin yêu và đi theo
cách mạng. Năm 1960, sau chuyến đi thực tế Tây Bắc, Nguyễn Tuân cho ra
đời tập tuỳ bút Sông Đà. Tác phẩm ra đời thu hút được nhiều sự chú ý quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Nguyên Ngọc trong bài Cảm tưởng
đọc Sông Đà đăng trên báo Văn học số 113 ngày 23-9-1960, đã khẳng định
giá trị đặc sắc của tuỳ bút và coi đây là bước chuyển mới về đề tài. Nhà văn
coi Sông Đà là “một cuốn tiểu thuyết viết theo lối riêng… là tác phẩm về non
sông đất nước Tây Bắc. Khi nói cảm tưởng về Sông Đà, trước hết tôi muốn
chào mừng ở anh Nguyễn Tuân một cách đứng mới, một vị trí mới”.
Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Con đường đi đến bút ký chống Mỹ, đăng
trên Tạp chí văn học số 8 – 1968 đã khẳng định: “Nhân tố tư tưởng cốt yếu
làm nên phần giá trị chân chính của tác phẩm Nguyễn Tuân từ sau Cách
mạng đến nay là tình yêu đất nước, tinh thần dân tộc”, và những yếu tố tinh
thần ấy tuy đã biến đổi qua thời gian nhưng “vẫn giữ lại ít nhiều màu sắc
riêng của nó, có mầm mống từ trước Cách mạng”. Vì dù sao đi chăng nữa,
7


các sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng có thoát ly vào con đường
nào thì ở mỗi con đường đó vẫn còn ánh sáng của một trái tim luôn hướng về
quê hương đất nước.
Từ 1975 đến nay:
Số lượng những bài viết nghiên cứu về Nguyễn Tuân thật phong phú đa
dạng không chỉ có những bài viết của các nhà văn, nhà nghiên cứu trong nước
mà còn có cả những bài viết của các nhà văn, nhà nghiên cứu nước ngoài có

thể kể đến như: Vương Trí Nhàn với “Nguyễn Tuân, huyền thoại một thời”
(1994), “Nhà văn Nguyễn Tuân”, Hà Văn Đức với “Nguyễn Tuân – một bậc
thầy về ngôn ngữ” (1991), “Nguyễn Tuân về cái đẹp” (1994), “Nguyễn Tuân
và quá trình nhận đường trong văn học của ông”. Marian Tôcasốp với “Mấy
lời bàn về Nguyễn Tuân” đăng trên báo Văn nghệ số 36 ngày 5-9-1987… Đến
năm 1981 bài viết tiêu biểu nhất phải kể tới là Lời giới thiệu cho Tuyển tập
Nguyễn Tuân do Nguyễn Đăng Mạnh giới thiệu và biên soạn. Lời giới thiệu
là những đánh giá sâu sắc và toàn diện cho tổng thể toàn bộ cả hai giai đoạn
sáng tác trước và sau Cách mạng của Nguyễn Tuân được rút ra từ quá trình
dày công nghiên cứu và nhiều tâm huyết của Nguyễn Đăng Mạnh. Ông nhận
định: “Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức tạp, nhất là trước Cách
mạng”. Đối với chủ đề về cuộc sống hưởng lạc trong các nhà hát với thuốc
phiện, trà, rượu trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám,
ông đã có những phân tích sắc sảo, khách quan và khoa học. Ông nói rằng
viết về đề tài trụy lạc Nguyễn Tuân đã đi một đường hoàn toàn khác với các
nhà văn cùng thời, mình ông có một lối riêng. Tiêu biểu là Chiếc lư đồng mắt
cua, Nguyễn Tuân đã viết “như một lời thú tội về quãng đời chơi bời, lêu
lổng của mình, nhưng không hẳn là có sự ăn năn, hối hận thật sâu sắc – vì
nhân vật tôi nhiều phen muốn làm lại cuộc đời nhưng không bao giờ thành
hiện thực”. Đồng quan điểm với Nguyễn Đăng Mạnh chủ đề cuộc sống
hưởng lạc trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là
8


nhận xét của Hà Văn Đức, Văn Tâm, Vũ Ngọc Phan, Tôn Thảo Miên, … Văn
Tâm viết rằng: “Nguyễn luôn sám hối; nhiều trang viết của Nguyễn Tuân có ý
nghĩa tự thú chân thành, tiêu biểu là tác phẩm “phóng sự - nhật ký – tuỳ bút”
Chiếc lư đồng mắt cua” [34, tr. 248]. Cũng trên quan điểm đó, trong bài viết
của mình Hà Văn Đức đã nhấn mạnh: “Tập tuỳ bút Chiếc lư đồng mắt cua,
như lời ông thú nhận trong phần Thay lời tựa của tác phẩm này, “là những

trang tuỳ bút chép lại một ít tâm trạng của tôi trog những ngày phóng túng
hình hài” [8, tr. 607].
Đối với hai thiên phóng sự Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc nằm
trong phạm vi nghiên cứu của chủ đề cũng nhận được một số nhận xét khái
quát như sau: Vũ Ngọc Phan cho rằng hai thiên phóng sự đều “là tâm trạng,
là tình cảnh của những người dưới quyền lực Nàng tiên nâu. Nào họp nhau
để nói xấu người vắng mặt (Ngọn đèn dầu lạc, tr. 29), nào tính ích kỷ phô bày
một cách thản nhiên giữa một chỗ cực kỳ bẩn thỉu (Ngọn đèn dầu lạc, tr. 51),
nào dối trá, xa lánh đối với cả những người rất thân (Tàn đèn dầu lạc, tr. 12),
nào những cái vui buồn không chừng, phút đến rồi phút đi (Tàn đèn dầu lạc,
tr. 45 và 46), rồi những cảnh bòn rút của kẻ đã nương nhờ của Phật mà vẫn
không dứt tình được với ả phù – dung đó là tất cả những tâm trạng và cảnh
huống gây nên bởi ả phiền” [34, tr. 51]. Hà Văn Đức cũng đã khẳng định:
“Hai thiên phóng sự Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc viết về tình cảnh
và tâm trạng của những người nghiện thuốc phiện. Tác giả đã lý giải những
hành vi tâm địa thấp hèn như nói xấu nhau, dối trá lừa lọc nhau, ích kỷ đến
độ trắng trợn của những kẻ nghiện hút. Nguyễn Tuân miêu tả những cảnh
huống và tâm trạng ấy một cách sinh động, với giọng văn tài hoa và khinh
bạc vốn có của mình” [8, tr. 606].
Thêm những nhận định về chủ đề cuộc sống hưởng lạc trong sáng tác
của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám, Hoài Anh trong bài Nguyễn
Tuân nhà nghệ sĩ ngôn từ đưa cái đẹp đến thăng hoa đã viết: “Ông không
9


phải là người ăn chơi trác táng trụy lạc như nhiều nghệ sĩ khác đương thời
mà là một người nghệ sĩ đi tìm cái Đẹp trong mọi biểu hiện của cuộc sống”.
Tiếp tục kế thừa từ những bài viết công trình nghiên cứu trên, năm 2003, tác
giả Nguyễn Thị Thanh Minh đã viết luận án tiến sĩ của mình với nhan đề
Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong sáng tạo nghệ thuật và cũng

trong năm 2003 tác giả đã cho in luận án thành một cuốn sách cùng tên. Tác
giả đã đi sâu và làm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân đó là
luôn nhìn nhận sự vật và con người dưới góc độ nghệ thuật, góc độ thẩm mỹ.
Khi nói về chủ đề cuộc sống hưởng lạc trong ba tác phẩm tiêu biểu: Chiếc lư
đồng mắt cua, Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc, tác giả cũng nghiên cứu
tìm hiểu trên quan niệm về cái đẹp và cho rằng xuất phát từ chính khát khao
cảm giác mãnh liệt đã đưa Nguyễn Tuân đến với chủ đề này.
Song song bên cạnh đó, với số lượng tác phẩm đồ sộ trên cả hai chặng
đường sáng tác, tác phẩm của Nguyễn Tuân trở thành đề tài nghiên cứu của
nhiều luận án, luận văn tiến sĩ, thạc sĩ. Có thể kể tới: Trương Việt Hùng với
Tìm hiểu một số tuỳ bút Nguyễn Tuân (1985), Phạm Thị Bích Ngọc với Đặc
trưng thi pháp Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân (1999), Nguyễn Thị
Hồng Hà với Đặc trưng tuỳ bút Nguyễn Tuân (2004), Nguyễn Thị Ninh với
Ngôn từ trong sáng tác Nguyễn Tuân (2005), …
Ngoài các công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn học của Nguyễn
Tuân còn có rất nhiều bài viết về kỷ niệm gắn bó sâu sắc của các nhà văn, nhà
nghiên cứu đối với ông như: Kỷ niệm với Chùa Đàn của Nguyễn Tuân (Yên
Huy), Những lần gặp gỡ (Nguyễn Quang Sáng), Nhà văn – diễn viên Nguyễn
Tuân (Trương Quân), Những người Sài Gòn và anh Nguyễn (Nguyễn
Nguyên), Nguyễn Tuân trong lòng tôi (Đoàn Minh Tuấn), Hát ả đào đêm
xuân (Hoàng Cầm), Nguyễn Tuân như thế đấy (Ngọc Trai), Bảy ngày với anh
Nguyễn Tuân ở Côn Đảo (Phạm Tường Hạnh), Tôi nhớ mãi nụ cười bằng mắt
(Bửi Chi), Sống đẹp từng ngày (Nguyên Ngọc), … Qua những bài viết này, ta
10


hiểu hơn được phong cách, cá tính và con người Nguyễn Tuân. Con người đời
thường cũng như con người trong văn chương luôn có mối quan hệ gần gũi,
khăng khít.
Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu công trình nghiên cứu của những người

đi trước, tôi sẽ cố gắng tìm hiểu chuyên sâu hơn về chủ đề cuộc sống hưởng
lạc trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám. Luận văn hi
vọng sẽ góp thêm những nét mới mẻ và làm phong phú hơn những đặc sắc
trong sáng tác trước Cách mạng của nhà văn.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu:
3.1. Đối tƣợng:
Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu tập trung vào cái “tôi” được
tác giả miêu tả trong các sáng tác tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám ở chủ
đề cuộc sống hưởng lạc của Nguyễn Tuân theo đó làm nổi bật những đặc sắc
về nghệ thuật thể hiện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Cầm bút từ những năm đôi mươi của cuộc đời và vẫn miệt mài lao
động nghệ thuật cho đến những năm cuối đời, Nguyễn Tuân đã để lại một di
sản văn học đồ sộ với hàng trăm tác phẩm lớn nhỏ trên nhiều thể loại và cũng
phong phú về đề tài sáng tác. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ,
chúng tôi xin tập trung đi sâu vào ba tác phẩm chính đó là: Hai phóng sự
Ngọn đèn dầu lạc (1939), Tàn đèn dầu lạc (1941) và một tùy bút Chiếc lư
đồng mắt cua (1941) để qua đó làm nổi bật đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
trong chủ đề cuộc sống hưởng lạc của nhà văn.
3.3. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn tập trung tìm hiểu và khắc họa hình tượng cái “tôi” đầy mâu
thuẫn, phức tạp của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Từ đó có cái nhìn bao
quát và toàn diện hơn về sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng về cuộc

11


đời và con người của ông, góp phần khẳng định lại một phong cách độc đáo
mang tên Nguyễn Tuân.
Thấy được vị trí vai trò của chủ đề cuộc sống hưởng lạc trong toàn bộ

hành trình sáng tác của Nguyễn Tuân.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để luận văn được thực hiện trọn vẹn, chúng tôi sử dụng các phương pháp
sau:
- Phương pháp lịch sử - xã hội.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
5. Cấu trúc của Luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn của chúng tôi bao gồm có 3
chương cụ thể với các nội dung như sau:
Chƣơng 1. Hành trình sáng tác và quan điểm nghệ thuật của
Nguyễn Tuân trƣớc Cách mạng Tháng Tám.
Chƣơng 2. Chủ đề cuộc sống hƣởng lạc trong sáng tác của Nguyễn
Tuân trƣớc Cách mạng tháng Tám nhìn từ phƣơng diện nội dung.
Chƣơng 3. Chủ đề cuộc sống hƣởng lạc trong sáng tác của Nguyễn
Tuân trƣớc Cách mạng tháng Tám nhìn từ phƣơng diện nghệ thuật.
Và cuối cùng là: Tài liệu tham khảo

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Bằng (2002), Cai, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
2. Vũ Bằng (2003), Bốn mươi năm nói láo, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
3. Lý Khắc Cung (2010), Hà Nội, văn hóa và phong tục, Nxb Thời đại, Hà Nội.
4. Phan Cự Đệ (1999), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945), Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
5. Phan Cư Đệ (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Phan Cư Đệ (2000), Tuyển tập, 4 tập, Nxb Văn học, Hà Nội.
7. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1988), Nhà văn Việt Nam (1945 – 1975), tập
2, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
8. Phan Cư Đệ - Trần Đình Hượu – Nguyễn Trác – Nguyễn Hoành Khung –
Lê Chí Dũng – Hà Văn Đức (2009), Văn học Việt Nam (1900 – 1945),
Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
9. Hà Minh Đức (1971), Nhà văn và tác phẩm: Phê bình tiểu luận, Nxb Văn
học, Hà Nội.
10. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2003), Lý luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
11. Hà Văn Đức (1991), Nguyễn Tuân – Một bậc thấy về ngôn ngữ, Tạp chí
Khoa học, (số 4), tr. 31-35
12. Hà Văn Đức (1992), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, Luận án Tiến
sĩ khoa học Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
13. Hà Văn Đức (1994), Nguyễn Tuân và cái đẹp, Tạp chí Khoa học, (số 5), tr.
48-52

13


14. Hà Văn Đức (2003), Quan điểm thẩm mỹ qua một số hình tượng nghệ
thuật trong tùy bút Nguyễn Tuân, Tạp chí Văn học, (số 4), tr. 8-16
15. Văn Giá (Sưu tầm) (2002), Vũ Bằng Mười chín chân dung nhà văn cùng
thời, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Hồng Hà (2010), Đặc trưng tùy bút Nguyễn Tuân, Nxb Văn
học, Hà Nội.
17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Tô Hoài (1999), Chiều chiều, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
19. Tô Hoài (2014), Cát bụi chân ai, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
20. Tô Hoài (1988), Hồi ký: Những gương mặt – chân dung văn học, Đăng trên

Website: />0n4n31n343tq83a3q3237nvn
21. Thanh Huyên (1995), Duyên văn: Tập nhật ký về những kỷ niệm với các
nhà văn, nhà thơ Việt Nam: Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Hồ Dzếnh, Đồ
Phồn, Tú Mỡ, Nxb Văn hóa - Thông tin Hà Nội, Hà Nội.
22. Thụy Khuê, Thi pháp Nguyễn Tuân,
Đăng trên Website: />23. Mã Giang Lân (2003), Văn học Việt Nam 1945 – 1954, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
24. Mai Quốc Liên (Chủ biên) (2003), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Tiểu
thuyết trước 1945), Quyển 1 – Tập XI, Nxb Văn học, Hà Nội.
25. Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật,
Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
26. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nguyễn Tuân toàn tập, tập 1, Nxb Văn học,
Hà Nội.
27. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nguyễn Tuân toàn tập, tập 2, Nxb Văn học,
Hà Nội.
14


28. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nguyễn Tuân toàn tập, tập 3, Nxb Văn học,
Hà Nội.
29. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nguyễn Tuân toàn tập, tập 4, Nxb Văn học,
Hà Nội.
30. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nguyễn Tuân toàn tập, tập 5, Nxb Văn học,
Hà Nội.
31. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930 1945, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
32. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
33. Nguyễn Đăng Mạnh, Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh: Nguyễn Tuân, Đăng
trên Website: />34. Tôn Thảo Miên (1998), Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.

35. Tôn Thảo Miên (2006), Nguyễn Tuân dấu ấn của cá tính sáng tạo,Tạp chí
nghiên cứu văn học, (số 2), tr. 79.
36. Nguyễn Thị Thanh Minh (2004), Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân
trong sáng tạo nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội.
37. Vương Trí Nhàn (2005), Cây bút đời người: Tập chân dung văn học, Nxb
Hội nhà văn, Hà Nội.
38. Vương Trí Nhàn (2005), Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa
trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945, Nxb Đại học Quốc
Gia, Hà Nội.
39. Nhiều tác giả (2002), Nguyễn Tuân, tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học,
Hà Nội.
40. Nhiều tác giả (2002), Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15


41. Nhiều tác giả (2003), Ca trù nhìn từ nhiểu phía, Nxb Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội.
42. Nhiều tác giả, Bình luận văn học: Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Nxb
Tổng hợp Khánh Hòa, Khánh Hòa.
43. Phương Ngân (2000), Nguyễn Tuân – cây bút tài hoa, độc đáo, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
44. Nguyên Ngọc (1987), Sống đẹp từng ngày, Báo Văn nghệ, (số 33), tr. 20
45. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2014), Chủ nghĩa xê dịch trong sáng tác của
Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám 1945, Luận văn Thạc sỹ,
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
46. Nguyễn Thị Ninh (2004), Ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn
Tuân, Luận án Tiến sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
47. Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà văn hiện đại, Tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội.

48. Vũ Dương Quỹ (1997), Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
48. Trần Đăng Suyền (2003), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo:
Tiểu luận – phê bình, Nxb Văn học, Hà Nội.
50. Trần Đình Sử (1993), Dẫn luận Giáo trình Thi pháp học, Nxb Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
51. Hoài Thanh, Hoài Chân (2008), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn hóa Sài
Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.
52. Nguyễn Ngọc Thiện (Chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Lý luận
– Phê bình nửa đầu thế kỷ), Quyển năm – Tập V, Nxb Văn học, Hà Nội.
53. Nguyễn Thị Ngọc Trai (1991), Nhà văn Nguyễn Tuân con người và văn
nghiệp, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
54. Nguyễn Thị Ngọc Trai (2012), Trò chuyện với Nguyễn Tuân, Nxb Hội nhà
văn, Hà Nội.
16


55. Nguyễn Tuân (1998), Cảnh sắc và hương vị đất nước, Nxb Tác phẩm
mới, Hà Nội.
56. Nguyễn Tuân (1969), Quê hương, Nxb Trường Sơn, Hà Nội.
57. Đoàn Minh Tuấn (1997), Với bác Nguyễn, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
58. Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên con đường đổi mới nghệ thuật,
Nxb Tri thức, Hà Nội.
59. Tạ Tỵ (1996), Mười khuôn mặt văn nghệ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
60. Trần Ngọc Vương (1999), Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
61. Nguyễn Vỹ (2007), Văn thi sĩ tiền chiến, Nxb Văn học, Hà Nội.
62. Hoàng Xuân (tuyển soạn) (1997), Nguyễn Tuân người đi tìm cái đẹp, Nxb
Văn học, Hà Nội.


17


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ TÌNH

CHỦ ĐỀ CUỘC SỐNG HƢỞNG LẠC TRONG
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN TRƢỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ TÌNH

CHỦ ĐỀ CUỘC SỐNG HƢỞNG LẠC TRONG
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN TRƢỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức

Hà Nội - 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài:........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề: .............................................................................................. 3
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu: ............................................. 11
4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................ 11
5. Cấu trúc của Luận văn: ............................................................................... 12
NỘI DUNG..................................................................................................... 13
Chƣơng 1. HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT
CỦA NGUYỄN TUÂN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM.................. 13
1.1. Đôi nét về con ngƣời Nguyễn Tuân ...................................................... 13
1.1.1. Tiểu sử ................................................................................................... 13
1.1.2. Con người .............................................................................................. 16
1.2. Sự nghiệp ................................................................................................. 19
1.2.1. Trước Cách mạng tháng Tám: .............................................................. 19
1.2.2. Sau Cách mạng tháng Tám ................................................................... 22
1.3. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Nguyễn Tuân ..................... 24
1.3.1. Giới thuyết chung về quan niệm nghệ thuật về con người.................... 24
1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân ........................ 27
Chƣơng 2. CHỦ ĐỀ CUỘC SỐNG HƢỞNG TRONG SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN TUÂN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NHÌN TỪ
PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG....................................................................... 36
2.1. Một cái tôi cô đơn, bế tắc, bất lực trƣớc cuộc đời ............................... 36
2.2. Một cái tôi nổi loạn, phá phách đi tìm con đƣờng giải thoát trong

cuộc sống hƣởng lạc. ..................................................................................... 46
2.3. Một cái tôi luôn khao khát thế giới tinh khiết, thanh cao. ................. 63


Chƣơng 3. CHỦ ĐỀ CUỘC SỐNG HƢỞNG LẠC TRONG SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN TUÂN TRƢỚC CÁCH MẠNH THÁNG TÁM NHÌN
TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT. ........................................................ 73
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật. ............................................................. 73
3.1.1. Khắc họa ngoại hình nhân vật. ............................................................. 73
3.1.2. Khắc họa nội tâm nhân vật .............................................................. 77
3.1.3. Khắc họa hành động nhân vật......................................................... 80
3.2. Giọng điệu ............................................................................................ 83
3.2.1. Giọng điệu khinh bạc ........................................................................ 83
3.2.2. Giọng điệu buồn thảm ........................................................................... 90
3.3. Sử dụng hình ảnh biểu tƣợng sự vật.....................................................93
3.4. Ngôn ngữ ................................................................................................. 97
KẾT LUẬN .................................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109


×