Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN: Vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học THEO NHÓM NHỎ để GIẢNG dạy môn TIN học 10 TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.83 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LAI

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH
TỔ: TOÁN-TIN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ ĐỂ
GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 10 TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
Người thực hiện: HỒ VIẾT TIỆP
Chức danh: Giáo viên Tin học
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Tất Thành

Gia Lai, năm 2013

1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
I . Đ Ặ T VẤ N Đ Ề
Ngày 13/6/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
711/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 20112020". Chiến lược được ban hành làm cơ sở để triển khai thực hiện đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục; hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân;
củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn
diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện các chính sách
ưu đãi về vật chất và tinh thần động lực cho các nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục; đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh
giá chất lượng giáo dục; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về


giáo dục.1
Xu hướng dạy học hiện đại nhằm phát huy tính sáng tạo, tự tin trong
giao tiếp của người học, và cách làm việc theo nhóm là để học sinh dễ hòa
nhập vào cuộc sống. Nên giáo viên cần phải tìm hiểu những phương pháp
dạy học phù hợp với xu hướng của xã hội hiện nay.
Dựa vào thực tiễn dạy học của trường THPT Nguyễn Tất Thành, một
bộ phận giáo viên ngại đổi mới phương pháp giảng dạy chủ yếu là vận
dụng phương pháp dạy học truyền thống. Phương pháp học tập chủ yếu của
học sinh là nghe giáo viên giảng dạy, ít động não trong quá trình học tập, ít
tìm tòi, lười đọc sách giáo khoa cho nên học sinh thụ động trong cách tiếp
cận tri thức.

1

Chiến lược phát triển giáo dục của Thủ tướng chính phủ 2011-2020

2


I I . M ỤC Đ Í C H , Đ Ố I T Ư Ợ N G N G H I Ê N C Ứ U
1. Mục đích:
Nâng cao chất lượng học tập môn Tin học, tạo phân hóa trong dạy học
để tạo điều kiện cho những học sinh có năng khiếu. Giúp học sinh hứng thú
với môn học hơn.
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học 10. Với cách giảng dạy
bằng phương pháp dạy học theo nhóm giúp học sinh nâng cao khả năng
giao tiếp, khả năng làm việc tập thể, tự tin, chủ động tìm kiếm thông tin.
2 . Đ ố i t ư ợ n g , ph ạ m v i n g h i ê n c ứ u :
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10, sách giáo khoa và một số giáo
viên đang giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Tất Thành.

Phạm vi nghiên cứu là phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, ứng dụng
để thống nhất soạn giáo án giảng dạy môn Tin học 10.

3


PHẦN II: NỘI DUNG
I . C Ơ S Ở L Í L UẬ N
1 . K h á i n i ệ m p h ư ơ n g ph á p d ạ y họ c t í c h c ự c :
Khái niệm phương pháp dạy học tích cực không chỉ một phương pháp
dạy học cụ thể mà là bao gồm những quan điểm, hình thức, phương pháp
và kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo cho học
sinh.2
Phương pháp dạy học tích cực tập trung vào phát huy tính tích cực của
người học chứ không phải là tập trung vào người dạy. Qua đó người học tự
tìm hiểu kiến thức, tạo nhóm thảo luận và trình bày kết quả còn giáo viên
chỉ là người gợi ý, nhận xét kết quả.
Có nhiều phương pháp dạy học tích cực hiện nay như: Dạy học giải
quyết vấn đề, dạy học dự án, dạy học theo nhóm, dạy học nghiên cứu
trường hợp, WebQuest,... Đề tài này sẽ tìm hiểu và ứng dụng phương pháp
dạy học theo nhóm nhỏ để dạy học một số bài trong chương trình Tin học
10 Trung học phổ thông.
2 . T ì m h i ể u v ề p h ư ơ n g p h á p d ạ y h ọ c t h e o n h óm :
Dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học tích cực, là một hình
thức xã hội của dạy học, trong đó có 3 nội dung chính:
+ Học sinh của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng
thời gian giới hạn.
+ Mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân
công và hợp tác làm việc.
+ Kết quả làm việc nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn

lớp.

2

Một số phương pháp dạy học tích cực. Nguyễn Tương Tri. ĐHSP Huế.

4


Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề dạy học theo nhóm,
chúng ta có thể tìm trên các trang Web. Tuy nhiên, những đề tài đó chủ yếu
nêu những vấn đề lí thuyết, chưa thấy một ví dụ cụ thể để thể hiện phương
pháp này với môn Tin học. Vì thế, đề tài này trình bày những ví dụ cụ thể
hơn để thể hiện phương pháp dạy học theo nhóm trên cả hai phương diện
“lí thuyết và thực hành”.
*Ưu điểm, nhược điểm:
- Dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học tích cực nhằm phát
huy tính tích cực, tự lực sáng tạo và ý thức trách nhiệm của học sinh; Nếu
tổ chức dạy học tốt thì sẽ mang lại những hiệu quả tốt hơn phương pháp
dạy học truyền thống như:
+ Năng lực cộng tác làm việc của các thành viên được rèn luyện trong
quá trình làm việc nhóm;
+ Phát triển được năng lực giao tiếp và sự tự tin cho học sinh vì trong
quá trình làm việc nhóm các thành viên trao đổi với nhau và trình bày kết
quả của mình lên trước lớp;
+ Khả năng ghi nhớ kiến thức được lâu dài, học sinh hứng thú hơn
trong học tập. Do kiến thức học sinh tự tìm ra và trình bày lại, có sự nhận
xét của các thành viên khác và giáo viên nên kết quả học tập được nâng
cao;
+ Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội;

+ Tạo khả năng phân hóa trong dạy học.
- Tuy thế, dạy học theo nhóm vẫn có một số nhược điểm sau: Trong
thời lượng một tiết học (45 phút) thường khó để đạt được thành công một
tiết dạy học theo nhóm. Trong khi giáo viên phải dẫn nhập vào chủ đề của
bài, phân công nhiệm vụ, làm công việc nhóm và thời gian để học sinh
trình bày, đánh giá công việc. Những việc đó khó làm thỏa đáng trong một
tiết học; Nếu các nhóm chưa luyện tập thì trong nhóm dễ xảy ra lộn xộn,
xảy ra tình trạng một số học sinh làm việc theo kiểu độc đoán, đa số các
5


thành viên không làm bài mà lại quan tâm đến những việc khác, giữa các
thành viên trong nhóm hoặc nhóm khác xảy ra tình trạng xung đột, tranh
giành, ghen tỵ,.... cho nên kết quả làm việc nhóm không tốt; Công việc
nhóm không phải lúc nào cũng tốt, có thể sẽ dẫn đến kết quả ngược lại làm
cho học sinh khó nắm được kiến thức. Tuy vậy, nếu giáo viên rèn luyện
cho học sinh thường xuyên, có thể kết hợp hai tiết học liền nhau hoặc nên
áp dụng giảng dạy trên một tiết học có lượng kiến thức ít để làm nhóm,
quản lí tốt học sinh trong làm nhóm thì kết quả mang lại rất hiệu quả.
I I . N Ộ I D UN G N G H I Ê N C Ứ U
1. VIỆC CHỌN MỘT TIẾT DẠY THỂ HIỆN PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM
Để chọn một tiết dạy có áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm vào
giảng dạy trên lớp chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề chính sau:
Kiến thức cần truyền đạt cho học sinh, thời gian giảng dạy, thời gian phân
bố các hoạt động, khả năng linh hoạt của giáo viên và học sinh.
* Vấn đề thứ nhất: Giống như các phương pháp dạy học khác, giáo viên
cần liệt kê các kiến thức trọng tâm cần truyền đạt cho học sinh. Căn cứ vào
trình độ, cách tiếp nhận kiến thức của học sinh, và khả năng diễn đạt của
giáo viên để chọn phương pháp truyền đạt cho tốt.

Giáo viên có thể tham khảo một số phương pháp truyền đạt kiến thức
như:
+ Thuyết trình: Là phương pháp mà đa số các giáo viên hay sử dụng.
+ Lựa chọn câu hỏi gợi mở vấn đề: Giáo viên lựa chọn câu hỏi để gợi
mở vấn đề, học sinh trả lời và nắm kiến thức.
+ Với một số khái niệm, định nghĩa: Thì giáo viên có thể thuyết trình
cho học sinh hiểu hoặc đặt câu hỏi cho học sinh gợi mở.

6


Căn cứ vào tiết dạy học: Tiết dạy học có thể là bài mới, tiết giải bài tập,
tiết ôn tập kiến thức, hay là tiết dạy thực hành trong phòng máy. Tùy vào
nội dung tiết học giáo viên có thể chọn phương pháp dạy cho phù hợp.
* Vấn đề thứ hai: Thời gian giảng dạy là khoản thời gian trong một tiết
học. Trong thời gian này giáo viên phải phân chia thời gian sao cho hợp lí,
đúng với một tiến trình dạy học.
Bao gồm: + Ổn định lớp (từ 1 đến 2 phút)
+ Kiểm tra bài cũ (nếu có): Từ 5 đến 15 phút (trừ những tiết ôn tập)
+ Giới thiệu, đặt vấn đề vào bài mới (từ 2 đến 5 phút)
+ Phân chia nhóm, nêu phương thức hoạt động nhóm (từ 2 đến 5 phút).
+ Thời gian truyền đạt kiến thức của bài học: Rất cần thiết, cần ngắn
gọn. (từ 5 đến 15 phút)
+ Thời gian hoạt động nhóm. Khoản thời gian chính của tiết dạy (từ 15
đến 35 phút)
+ Thời gian tổng kết, trình bày và đánh giá quá trình hoạt động nhóm.
(từ 5 đến 15 phút)
+ Thời gian củng cố kiến thức, dặn dò. (từ 2 đến 5 phút)
Giáo viên nên quan tâm đến thời gian truyền đạt kiến thức cho học
sinh: Căn cứ thời gian phân chia trong giáo án, phải truyền đạt một cách

ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh làm được nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Thời gian hoạt động nhóm: Sau khi giới thiệu qui định hoạt động nhóm,
giáo viên cần đôn đốc học sinh làm nhanh. Có thể gợi ý, hướng dẫn những
nhiệm vụ khó cho các nhóm. Chú ý đi đúng với thời gian quy định trong
giáo án.
Giáo viên cần dành một ít thời gian để tổng hợp, đánh giá lại kết quả
hoạt động nhóm cụ thể những việc như: Nhận xét kết quả trả lời, cách trả
lời của người trình bày, hiệu quả làm việc của nhóm, cho điểm hoặc tặng
quà các nhóm thực hiện tốt. Nhằm mục đích động viên, rút kinh nghiệm và
khuyến khích học sinh.
7


* Vấn đề thứ ba: Khả năng linh hoạt của giáo viên, học sinh.
Giáo viên muốn dạy học theo nhóm tốt thì phải thường xuyên áp dụng
phương pháp này vào giảng dạy, làm quen và rút kinh nghiệm thường
xuyên. Để học sinh học tốt, làm quen với phương pháp học theo nhóm thì
giáo viên cũng nên dạy học theo phương pháp này. Với những lớp chưa
được làm quen thì nên tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ (khoản 2 đến 3
thành viên) tránh tình trạng học sinh ồn ào, không làm việc nhóm. Và yếu
tố này không phải là yếu tố quan trọng trong phương pháp dạy học theo
nhóm.
2. GIÁO ÁN GIẢNG DẠY THỂ HIỆN PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC THEO NHÓM
2 . 1 . X á c đ ị n h m ụ c đ í c h , l ậ p k ế h o ạ c h h o ạt đ ộ n g n h ó m
khi soạn giáo án:
+ Xác định mục tiêu, nội dung bài dạy: Phần này rất quan trọng, chúng
ta định hướng mục tiêu dạy là gì, học sinh cần nắm những kiến thức nào,
kiến thức nào là quan trọng, trọng tâm. Dựa vào phần này chúng ta phân
tích xem nội dung bài dạy nhiều hay ít, có phù hợp với phương pháp dạy

học theo nhóm không. Dựa vào mục tiêu của bài dạy và mục tiêu của hoạt
động nhóm để hình thành các câu hỏi cho học sinh trả lời.
+ Xác định mục tiêu của hoạt động nhóm: Gồm có hai mục tiêu hoạt
động cơ bản là: Mục tiêu nắm được kiến thức của bài học và mục tiêu ưu
tiên cho sự phát triển các kỹ năng xã hội trong hoạt động nhóm. Phần này
dựa vào mục tiêu của bài học.
+ Thiết kế các nhiệm vụ cho hoạt động nhóm: Thiết kế các nhiệm vụ
sao cho học sinh trong nhóm làm được, phù hợp với mục tiêu và thời gian
giản dạy, phải công bằng giữa các nhóm.
+ Dự kiến cách thức đánh giá/cho điểm nhóm: Vấn đề này giáo viên
nên nghĩ đến ngay từ khâu chuẩn bị, thiết kế nhóm làm việc. Vì cách thức
8


đánh giá như thế nào cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trách nhiệm cá nhân,
đến sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong nhóm. Vì thế cần xây
dựng phương án đánh giá cụ thể để sự cố gắng của mỗi cá nhân trong nhóm
đều có ý nghĩa trong thành tích của nhóm và thành tích của các thành viên
trong nhóm có ảnh hưởng lẫn nhau.
2 . 2 . T ổ c h ứ c , t h ự c h i ệ n n h i ệ m v ụ họ c t ậ p t h e o n h ó m
trong giờ học:
+ Sắp xếp nhóm, bố trí chỗ ngồi làm việc: Ở giai đoạn này giáo viên
cần chia các thành viên trong lớp thành từng nhóm, hoặc các thành viên tự
hình thành nhóm, yêu cầu mỗi nhóm phải đồng đều giữa các nhóm. Chỗ
ngồi làm việc của nhóm được sắp xếp tùy vào thời gian và địa điểm giảng
dạy. Thông thường để tránh mất thời gian thì sơ đồ bàn học được xếp y như
khi ngồi học, ngoài ra có thể xếp hình tròn, vuông,...
+ Giao nhiệm vụ và chia thời gian dành cho làm việc nhóm: Có thể
nhiệm vụ của các nhóm giống hoặc khác nhau (đồng điều giữa các nhóm)
nhưng thời gian làm việc nhóm là như nhau.

+ Hướng dẫn học sinh phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm.
+ Quan sát, kiểm tra hoạt động nhóm.
2 . 3 . Đ á n h gi á k ế t qu ả l à m v i ệ c nh ó m : C á c p h ư ơ n g á n
đánh giá như sau:
+ Học sinh tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm mình.
+ Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau.
+ Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
Giáo án dạy học theo nhóm phải thể hiện được nội dung và phương
pháp cụ thể. Để khi nhìn vào giáo án giáo viên trình bày bài giảng của mình
một cách tốt nhất.
2.4. Ý tưởng tổ chức nhóm:
9


Giáo viên dành thời gian 2 đến 3 phút để tổ chức cho học sinh hoạt
động nhóm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là như nhau, sau mỗi nhiệm vụ học
sinh trình bày kết quả, giáo viên và học sinh nhận xét, rút kinh nghiệm bài
trình bày của nhóm trình bày.
2.5. GIÁO ÁN
2.5.1. BÀI 18: CÁC CÔNG TRỢ GIÚP TRONG SOẠN
THẢO VĂN BẢN
* Những vấn đề chú ý khi giảng dạy bài 18:
+ Nội dung bài này tương đối ít, chú trọng vào kỹ năng thực hành của
học sinh nên giáo viên cần chọn phương pháp dạy học theo nhóm để phát
huy được khả năng tích cực của học sinh.
+ Nội dung bài này rất phù hợp để rèn luyện khả năng làm việc theo
nhóm, phân công công việc và khả năng trình bày nhiệm vụ, phối hợp, giao
tiếp giữa các thành viên cho nên nhóm hoạt động trên tinh thần một thành
viên của nhóm trình bày cách làm trên bảng và một thành viên khác thao
tác trên máy tính.

+ Yêu cầu phải có máy tính kết hợp với máy chiếu để học sinh thực
hành ngay trong quá trình trình bày kết quả nhóm.
+ Vấn đề phân nhóm và nhiệm vụ: Bài này gồm có ba nội dung chính
nếu giáo viên phân thành ba nhiệm vụ (mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ)
thì số lượng thành viên nhiều nên học sinh có tình trạng ỷ lại, không làm
việc. Vì thế, chúng ta nên chia ra nhiều nhóm (mỗi nhóm 4-5 thành viên,
đồng đều học lực giữa các nhóm) và thực hiện chung các nhiệm vụ thì có
kết quả tốt hơn.
+ Về phần nhận xét: Giáo viên nhận xét chi tiết các nhóm trên các mặt:
Khả năng phối hợp làm việc nhóm, xem các nhóm làm việc có nhịp nhàn
không, có phân công làm việc hay độc đoán, tích cực làm việc chưa, ...;
Khả năng trình bày bảng có đủ nội dung chưa, có tính khoa học không,
10


ngắn gọn, dễ hiểu; Khả năng thực hành trên máy tính; Khả năng phối hợp
nhịp nhàn giữa hai thành viên trình bày,...
+ Cách phân bố thời gian: Giáo viên nên phân bố thời gian hợp lí, chủ
yếu dựa vào hoạt động nhóm. Nên phân trước thời gian cho từng nhiệm vụ,
theo sát thời gian đã phân.
* Giáo án giảng dạy bài 18:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Về kiến thức :
Biết sử dụng được ba công cụ: tìm kiếm, thay thế và gõ tắt trong
Word.
Hiểu được ý nghĩa, chức năng của gõ tắt trong Word.
Lập danh sách các từ gõ tắt và sử dụng để tăng tốc độ gõ văn
bản.
2. Về kỹ năng:
Rèn luyện phương thức hoạt động nhóm, rèn luyện khả năng

giao tiếp và phối hợp thực hiện nhiệm vụ của các thành viên.
Rèn luyện kỹ năng thao tác nhanh trên máy tính. Thực hiện
được các công cụ tìm kiếm và thay thế, mở/tắt chế độ gõ tắt trong
Word.
3. Về tư duy và thái độ:
Thái độ nghiêm túc, trật tự, nghe lời giáo viên.
Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết
vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với
kết quả ban đầu đạt được,……
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp: Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, mô
phỏng trên bảng phụ, phiếu học tập kết hợp với trình bày giải quyết vấn đề.

11


Phương tiện: Phiếu học tập3, máy tính, máy chiếu.
III. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP (1’)
Nắm sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ: (Không cần thiết)
IV. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa, phiếu học tập,

Học sinh: Sách, vở ghi chép, xem trước bài học.
V. NỘI DUNG BÀI MỚI
1.Đặt vấn đề:(3’)
+ Giáo viên mở phần mềm soạn thảo văn bản Word lên máy tính, sử
dụng chức năng gõ tắt để gõ chữ “vn” và cách ra để nó tự thành chữ “Việt
Nam”, gõ từ “chxhvn” thành chữ “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt

Nam” hỏi học sinh lí do vì sao như thế. Đó là chúng ta sử dụng chế độ gõ
tắt trong soạn thảo văn bản.
+ Giáo viên mở một văn bản khác đã chuẩn bị từ trước (ví dụ: văn bản
“Phương pháp học hiệu quả.doc”). Gọi học sinh tìm từ quả trong đoạn văn
bản trên. Chúng ta thấy trên đoạn văn bản có nhiều từ “pp”. Các em hãy
nghĩ cách chuyển từ “pp” thành từ “phương pháp” một cách nhanh nhất. Vì
vậy nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về ba vấn ở trên.
2. Phân nhóm, cách thức hoạt động và trình bày trong nhóm:(3’)
+ Phân mỗi nhóm từ 4 đến 5 học sinh. Năng lực mỗi nhóm như nhau.
+ Các nhóm tìm chỗ ngồi, phân nhóm trưởng và thư kí.
3. Hoạt động nhóm:(32’)
TG
3’

HOẠT ĐỘNG CỦA
GV
- Phát phiếu học tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA

NỘI DUNG TRÌNH

HS
- Điền đầy đủ thông

BÀY DỰ KIẾN

- Trong quá trình hoạt tin vào phiếu học tập.
3


Xem ở phần phụ lục

12


động nhóm các em chưa - Lắng nghe.
chép nội dung vào vở
mà làm ở phiếu học tập.
Nhiệm vụ 1:(10’)
Hãy nêu và thực hiện cách tìm kiếm từ (cụm từ) trong một văn bản. Nếu dò tìm
bằng mắt từ đầu văn thì có hạn chế gì?
3’
- Giới thiệu và cho học
- Các nhóm đọc
sinh thực hiện nhiệm sách để làm bài trên
vụ:

phiếu học tập.
a) Tìm kiếm: Thực hiện

4’

- Trình bày kết quả:

- Một thành viên lên theo các bước:

Nhóm nào hoàn thành trình bày trên bảng và 1) EditFind hoặc tổ hợp
trước lên trình bày một thành viên thực phím Ctrl+F.
trước. Ví dụ tìm từ hiện thao tác trên máy
“quả”


hoặc

“hiệu tính.

tìm vào ô Find what

quả”,...
- Đóng góp ý kiến:

2) Gõ từ hoặc cụm từ cần

- Các nhóm đóng 3) Nháy chuột vào nút

Các nhóm khác đóng góp ý kiến phần trình Find Next
góp ý kiến.
2’

bày của nhóm.

- Nhận xét:

mắt: Tìm rất lâu, khó khăn,

Nhận xét kết quả
trình bày của nhóm.
1’

- Giáo viên gọi một


Hạn chế khi dò tìm bằng
mất thời gian, hiệu quả

- Lên thực hiện lại không cao, có thể bỏ sót.

thành viên nhóm khác cách tìm kiếm.
thực hiện lại cách tìm
kiếm.
Nhiệm vụ 2:(11’)
Nêu và thực hiện cách để thay thế một từ hoặc cụm từ trong văn bản. Nếu sử dụng
(Replace all) để thay thế tất cả các từ thì cách này có bỏ sót từ nào không?
3’
- Giới thiệu và cho học
- Các nhóm làm b) Thay thế: Các bước thao
13


sinh thực hiện nhiệm nhiệm vụ 2 trên phiếu tác:
vụ:
4’

học tập.

- Trình bày kết quả:
Gọi

một

- Nhóm cử người


nhóm lên trình bày trên bảng

B1:Chọn

EditReplace...

hoặc (Ctrl+H)

(hoặc xung phong) lên và thực hiện trên máy B2: Gõ từ hoặc cụm từ
cần tìm vào ô Find what,
trình bày kết quả của tính.
từ thay thế vào ô Replace

nhóm mình.
- Bây giờ thầy muốn

2’

2’

- Dựa vào một số with

tìm chữ “h” thì làm thế tùy chọn trong tìm B3: Nháy chuột vào nút
nào?
kiếm và thay thế để Find Next để tìm tiếp.
- Đóng góp ý kiến:
tìm:
B4: Replace để thay thế
Các nhóm đóng góp + Match case: Phân
từng cụm từ (Replace all

ý kiến
biệt chữ hoa, thường.
thay thế tất cả )
- Nhận xét kết quả.
+ Find whole words
only: Tìm từ nguyên Bằng
vẹn.

cách

sử

dụng

Replace all ta có thể thay
thế tất cả các từ hoặc cụm
từ mà không bị bỏ sót.

Nhiệm vụ 3:(8’)
Hãy nêu cách bật/tắt chế độ gõ tắt trong văn bản. Nêu cách thêm/xóa các từ gõ tắt.
Nêu ưu điểm của cách gõ tắt?
2’
- Học sinh thực hiện

- Các nhóm làm
nhiệm vụ 3.

4’

- Trình bày kết quả:


2. Gõ tắt và sửa lỗi:
- Mở/tắt chức năng gõ tắt:

Nhóm cử người Sử dụng lệnh Tools →

Nhóm lên trình bày. lên trình bày trên bảng AutoCorrect

Options…

Các nhóm khác chú ý và thực hiện trên máy chọn/bỏ chọn ô Replace
và đóng góp ý kiến.
2’

- Nhận xét:

tính.

text as you type.

Ưu điểm của việc - Thêm (xóa) các từ gõ tắt

Kết quả hoàn thành gõ tắt: Đánh văn bản mới bằng cách:
14


nhiệm vụ.

nhanh.


B1: Gõ từ viết tắt vào
cột Replace và cụm từ đầy
đủ vào ô With;
B2:

Nháy chuột vào

nút Add (Delete) để thêm
(xóa) các từ.
VI. CỦNG CỐ (6’)
Giáo viên nhận xét, cho điểm các nhóm làm tốt. Học sinh chép bài,
củng cố lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy:

15


VII. RÚT KINH NGHIỆM
Giáo viên nên đi theo đúng phân phối thời gian của quá trình dạy học
như trong giáo án. Nội dung của bài được thể hiện trong phần củng cố.
Cần cố gắng đừng để “cháy” thời gian trong công việc làm nhóm, tạo
được hứng thú và khả năng tò mò cho học sinh.
Có thể học sinh hỏi những câu hỏi mà Word 2003 không làm được nên
giáo viên chú ý phải tìm hiểu các kiến thức liên quan đến tìm kiếm, gõ tắt
(ví dụ như tô các từ cần tìm, gõ tắt trong Unikey).
2 . 5 . 2 . G I Á O Á N B À I T ẬP V À T H Ự C H À N H 9 ( t i ế t 1 )
* Những chú ý khi dạy học bài thực hành bằng phương pháp dạy
học theo nhóm.
Dạy học thực hành môn Tin học là học sinh được học trong phòng máy
tính. Theo quy định thì mỗi học sinh sẽ sử dụng một máy tính, tuy nhiên do
điều kiện của nhà trường nên có thể cho học sinh ngồi tối đa hai người trên

một máy tính.
Giáo viên sử dụng các phần mềm quản lí phòng máy để khai thác triệt
để các thao tác nhanh chóng với các máy con. Học sinh ngồi học theo đúng
quy định của giáo viên phân từ trước.
Để dễ nhớ, dễ trình bày thì giáo viên có thể soạn giáo án thực hành
trong phòng máy khác với các giáo án dạy học thông thường.
Giáo viên nên quán triệt học sinh, tránh tình trạng các thành viên không
sử dụng máy tính trong phòng máy hoặc dùng để làm việc khác. Nhóm có
thể phân theo vị trí của các máy gần nhau.
* Giáo án bài dạy “BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH SỐ 9”
I. Mục tiêu:

16


1. Về kiến thức :
Thực hành làm việc với bảng, căn chỉnh các ô, tách và gộp ô,
trình bày bảng. Thực hành chèn một số kí hiệu, hình ảnh. Trang trí
văn bản trình bày.
Sử dụng được chức năng gõ tắt, chèn một số kí hiệu, hình ảnh
trong soạn thảo văn bản.
2. Về kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng thao tác trên máy tính. Kỹ năng trình bày, kỹ
năng hòa nhập làm việc nhóm, khả năng tư duy, làm đẹp văn bản.
Rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề
một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết
quả ban đầu đạt được, tìm kiếm trên Internet……
3. Về thái độ:
Khơi gợi lòng yêu thích môn tin học.
Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.

II. Phương pháp, phương tiện dạy học:
 Phương pháp: Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, kết
hợp với phương pháp gợi nhớ, gợi mở vấn đề. Phát huy tính tích
cực, sáng tạo và thẩm mĩ cho học sinh.
 Phương tiện: Phòng máy có kết nối Internet, máy chiếu, phần mềm
bổ trợ học tập (Net op School, ...).
III. Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra bài cũ :(5’)
Câu 1 (3’): Hãy nêu các bước để tạo bảng, thực hiện các bước gộp,
tách ô trong bảng. Hãy thay đổi độ rộng của cột, hàng trong bảng.
Câu 2 (2’): Hãy tạo bảng theo hình như sau:
A
B
D

C
E

F

17


2. Nêu vấn đề:(2’)
Giáo viên mở một đoạn văn bản đã trình bày rất đẹp (có chèn hình ảnh,
định dạng chữ, màu sắc,...) Để soạn thảo văn bản được đẹp mắt. Rèn luyện
và nâng cao khả năng hợp tác, tự do sáng tạo giữa các em học sinh. Hôm
nay chúng ta sẽ thực hành, bằng phương pháp hoạt động nhóm các em hãy
làm một bài tập nhỏ để nộp lại cho giáo viên chấm điểm.
3. Tiến trình hoạt động nhóm:(28’)

3.1. Phân nhóm, nhận nhiệm vụ:(4’)
Thực hành ở phòng thực hành, mỗi nhóm gồm hai máy tính kề nhau
(tương ứng với mỗi nhóm từ 2 đến 4 thành viên). Máy tính có kết nối mạng
Internet.
Nhiệm vụ: Mỗi nhóm thực hiện tất cả các nhiệm vụ sau:
+ NV1: Thêm các kí tự gõ tắt vào văn bản. Lưu văn bản lại với tên
nhóm của mình (ví dụ: Nhóm 01, nhóm 02, ...).
+ NV2: Liệt kê dưới dạng danh sách số thứ tự các thành viên nhóm.
+ NV3: Hãy tạo cho nhóm mình một bảng thời khóa biểu.
+ NV4: Lên mạng và tìm hiểu về một danh nhân lịch sử của Việt Nam.
Bao gồm hình ảnh minh họa.
3.2. Yêu cầu và cho điểm:(2’)
Yêu cầu: Trình bày các nhiệm vụ trên một văn bản, độ dài văn bản
không vượt quá hai trang. Nhóm nào trên 8 điểm thì mỗi thành viên sẽ
được một dấu cộng vào sổ điểm cá nhân.
Cách thức cho điểm:
+ Hoàn thành tốt NV1, NV2 (mỗi nhiệm vụ 1 điểm); NV3, NV4 (mỗi
nhiệm vụ 2 điểm).
+ Tinh thần làm việc nhóm tốt, tích cực, có sự phân công trong công
việc cụ thể (2 điểm).
+ Trình bày văn bản đẹp, dễ đọc, dễ hiểu (1 điểm).
+ Hoàn thành đúng thời gian, đúng yêu cầu (1 điểm).
18


M05 M06
M03 M04
M01 M02

Nhóm 10

Nhóm 11
Nhóm 12

Nhóm 9
Nhóm 8
Nhóm 7

M08 M07
M10 M09
M12 M11

M17 M18
M15 M16
M13 M14

Nhóm 4
Nhóm 5
Nhóm 6

Nhóm 2
Nhóm 1

Nhóm 3

M22 M21
M24 M23

M20 M19

3.3. Sơ đồ các nhóm trong phòng máy giống như hình sau:


Máy GV

3.4. Hoạt động nhóm:(22’)
Các nhóm làm nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên. Giáo viên hướng
dẫn các nhóm một số cách trình bày, cách để tìm kiếm và sao chép thông
tin trên mạng Internet. Học sinh có thể trang trí thêm để bài của nhóm mình
có nội dung chính xác và trình bày đẹp hơn.
4. Nộp nhiệm vụ:(5’)
Giáo viên hướng dẫn học sinh nộp bài qua mạng Lan, bằng phần mềm
Net op School
5. Nhận xét và dặn dò:(5’)
Giáo viên chiếu lên máy chiếu sơ qua bài làm của các nhóm, nhận xét
tinh thần làm việc của các nhóm. Cho điểm công bố qua tiết học tiếp theo.
Về nhà xem lại những bài học, cách thực hành trên máy tính cách gõ
tắt, đánh số trang, tạo và trình bày bảng để tiết tiếp theo chúng ta sẽ có tiết
kiểm tra thực hành 15 phút.
IV. Rút kinh nghiệm:

19


3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Tùy điều kiện khách quan nên kết quả sử dụng phương pháp dạy học
theo nhóm không thể đánh giá trong cả học kì, hoặc cả năm học. Vì chúng
ta sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau với những bài học, môn
học khác nhau. Vì vậy cách đánh giá của việc sử dụng phương pháp dạy
học này được tính như sau:
+ Dựa vào kết quả học tập của lớp sau khi sử dụng phương pháp dạy
học theo nhóm: Kết quả học tập của học kì I năm học 2012 – 2013 đạt trên

trung bình 79,3%. Học sinh hứng thú với môn học hơn, khả đọc sách và
thực hành nâng cao rõ rệt.

Tiết học bình
thường
Tiết học sử
dụng PPDHTN
Tăng

Lớp thường xuyên sử dụng PPDHTN
Số học sinh xung phong kiểm tra bài cũ Tỉ lệ trả lời đúng
2/35
2/5
6%
40%
11/35
5/5
31%
100%
25%
60%

+ Dựa vào yếu tố xã hội: Là một yếu tố lâu dài, phụ thuộc trên nhiều
phương diện khác nhau như: Gia đình, bạn bè, nhà trường và xã hội.
Phương pháp dạy học này chỉ bổ trợ một phần trong yếu tố hình thành tính
cách của học sinh. Học sinh mạnh dạn, năng động, tự tin, đọc hiểu vấn đề
tốt, tăng khả năng giao tiếp, khả năng làm việc tập thể, khả năng làm việc
có khoa học,... các số liệu sau một học kì được khảo sát chính xác với môn
Tin học 10 như sau:


Đầu HK I
Cuối HK I
Tăng

Lớp thường xuyên sử dụng PPDHTN
Mạnh dạn, tự
Phân công công
Giao tiếp
tin
việc
10/35
2/35
0/35
29%
6%
0%
23/35
15/35
12/35
66%
43%
34%
37%
37%
34%

Làm việc
đúng giờ
1/35
3%

11/35
31%
28%

20


Đầu HK I
Cuối HK I
Tăng

Lớp không thường xuyên sử dụng PPDHTN
Mạnh dạn, tự
Phân công công
Giao tiếp
tin
việc
2/36
1/36
0/36
6%
3%
0%
5/36
3/36
1/36
14%
8%
3%
8%

5%
3%

Làm việc
đúng giờ
1/36
3%
1/36
3%
0%

Chúng ta thấy, lớp có sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm môn
Tin có số lượng học sinh trong các tiêu chí đánh giá cao hơn nhiều so với
lớp ít sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm.
Đối với giáo viên: Rèn luyện được khả năng quản lí nhóm, học cách
phân công nhiệm vụ, ra quyết định trong dạy học, nâng cao được khả năng
đánh giá nhóm, đánh giá học sinh một cách khoa học, tổng hợp những giáo
án với nhiều phương pháp dạy học khác nhau để dạy học về sau, ...
4. MỘT SỐ CHÚ Ý KHI GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC THEO NHÓM
Việc dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải đi đúng tiến trình vì thế
khi soạn giáo án giáo viên phải phân bố thời gian sao cho hợp lí giữa các
tiến trình, nên chọn các tiết dạy có ít nội dụng mới, ít nội dung truyền cần
đạt. Giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở học sinh phải nhanh nhẹn, làm
nhiệm vụ nhóm đúng giờ, tránh tình trạng lề mề, chậm chạp làm mất thời
gian.
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi giáo viên phải có kiến
thức rộng, nắm rõ nội dung của bài dạy, ngoài ra phải nắm tất cả các kiến
thức khác có liên quan vì trong quá trình làm nhóm học sinh sẽ có nhiều
câu hỏi mà trong sách vở không có. Muốn có tiết dạy học theo nhóm tốt thì

giáo viên cũng phải cho học sinh làm quen thường xuyên.
Giáo viên cần nhận xét kết quả làm việc của nhóm một cách hiệu quả,
chính xác. Nhắc nhở các nhóm có kết quả làm việc chưa tốt, góp ý kiến
khắc phục. Nhóm trưởng trong nhóm là một trong những yếu tố làm nên
21


thành công trong dạy học theo nhóm cho nên giáo viên cần quan tâm đến
thành viên này.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỔ TRỢ CHO VIỆC DẠY HỌC
THEO NHÓM
+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề;
+ Phương pháp, kỹ năng giao tiếp, quản lí học sinh;
+ Phương pháp quản lí nhóm;
+ Tham khảo một số kỹ thuật dạy học như: Động não, ổ bi, bể cá,....

22


PHẦN III: KẾT LUẬN
Đề tài đã vận dụng các vấn đề lí thuyết phương pháp dạy học theo
nhóm vào thực hành để tổ chức soạn và giảng dạy một số bài học sách Tin
học lớp 10. Qua đề tài này chúng ta có thể thấy cách chọn một tiết dạy học
theo nhóm sao cho hiệu quả, những việc cần khi soạn giáo án giảng dạy và
cách lên lớp một tiết dạy thể hiện phương pháp dạy học theo nhóm. Việc
triển khai giảng dạy cần bám sát vào khung thời gian, triển khai một cách
nhịp nhàn, tạo tâm lí thoải mái cho người học thì chúng ta có thể thấy rằng
phương pháp dạy học theo nhóm rất phù hợp với nhu cầu của học sinh. Với
mong muốn tổng hợp được các phương pháp dạy học tích cực, kết hợp giữa

các môn học khác nhau lại để có chung một mục đích là rèn luyện học sinh
theo một định hướng dạy học nào đó nhằm phát huy tốt nhất những khả
năng sẵn có của học sinh. /

N g ườ i v i ế t s á n g k i ế n

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Tương Tri. “Một số phương pháp dạy học tích cực”. Giảng
viên trường ĐHSP Huế.
[2]. Nguyễn Thanh Hải, Phùng Thúy Phượng, Đồng Thị Bích Thủy.
“Giới thiệu một số phương pháp dạy học cải tiến giúp sinh viên học tập
chủ động và trải nghiệm, đạt các chuẩn đầu ra theo CDIO”. ĐH Quốc gia
Tp.HCM.
[3]. TS.Huỳnh Công Minh. “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”
(01/2012). Giám đốc sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh.
[4]. Lê Thị Dương Oanh. “Báo cáo chuyên đề Dạy học theo nhóm”
Trường THCS Kim Sơn, Trà Cú. (2005-2006)
[5]. Sách giáo viên, sách giáo khoa Tin học 10 của Bộ giáo dục và đào
tạo. Phát hành năm 2011.
Và một số trang web như:
/> /> />
24


Mục lục
Người thực hiện:..........................................................................................................................1
HỒ VIẾT TIỆP.................................................................................................................................1

Chức danh:...................................................................................................................................1
Giáo viên Tin học..........................................................................................................................1
Đơn vị công tác:............................................................................................................................1
Trường THPT Nguyễn Tất Thành...................................................................................................1
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................................................2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................................2
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................................3
1. Mục đích:..........................................................................................................................3
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG......................................................................................................................4
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................................................................4
1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực:........................................................................4
2. Tìm hiểu về phương pháp dạy học theo nhóm:................................................................4
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................................................6
1. VIỆC CHỌN MỘT TIẾT DẠY THỂ HIỆN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM..................6
2. GIÁO ÁN GIẢNG DẠY THỂ HIỆN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM...........................8
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC........................................................................................................20
4. MỘT SỐ CHÚ Ý KHI GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM........................21
PHẦN III: KẾT LUẬN.....................................................................................................................23
Người viết sáng kiến...............................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................24
Mục lục.......................................................................................................................................25

25


×