Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

NHỮNG bài văn mẫu lớp 8 học kì i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.21 KB, 10 trang )

NHỮNG BÀI VĂN MẪU LỚP 8 HỌC KÌ I
ĐỀ 1: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa
tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập
quán của Việt Nam. Và nón là chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước
năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.
Thật vậy, đi đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh chiếc
nón là mộc mạc, chân chất nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Nón lá không chỉ là vật
dụng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần mà Việt Nam dành
tặng các nước trên thế giới. Không phải đi đâu, người ta cũng biết đến nón lá Việt Nam
có tầng sâu ý nghĩa. Tất cả đều có nguyên do của nó.
Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến ngày
nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón là lá biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của
họ. Từ trong những làn điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh
chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà áo dài truyền thống.
Để tạo ra chiếc nón lá như hiện nay, cần sự tỉ mỉ và kì công của người làm nón. Phải có
cái tâm, cái tình thì mới tạo nên được những chiếc nón có thiết kế tài tình và họa tiết tỉ mỉ
như vậy. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu đã thấy được sự kì công của người đan nón.
Làm nón cần cả tấm lòng chứ không phải chỉ cần có đôi tay. Những người thổi hồn vào
những chiếc nón là những người thực sự có tâm.
Nón lá có thể được làm từ lá cọ hoặc lá dứa tùy mỗi vùng miền. Sự khác nhau của nón lá
ở mỗi loại được thể hiện rõ nét trên từng sản phẩm. Rất dễ dàng để người dùng có thể
nhận ra sự khác biệt này.
Ở khu vực Nam Bộ với đặc trưng trồng nhiều dừa nên nghề làm nón phát triển mạnh mẽ
và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.Khi lựa chon lá cọ hoặc lá dừa cũng cần phải
cẩn thận chọn lá dày, màu xanh đậm, không bị rách, có nổi gân để làm nón đẹp và chắc
chắn nhất. Khi chọn lá xong cần phải phơi lá cho thật mềm tùy thời gian để tạo độ đàn
hồi cho chiếc lá trong quá trình làm ra sản phẩm.
Một khâu quan trọng không kém chính là làm vành nón, nó sẽ tạo nên chiếc khung chắc
chắn có thể giữ được lớp lá ở bên ngoài. Tre cần được gọt giũa thật mềm và dẻo dai, trau
chuốt tỉ mỉ. Khi uốn cong cần cẩn thận để không bị gãy hoặc bị bẻ cong. Bởi vậy khâu


chọn tre làm vành nón cũng cần cẩn thận và thật tỉ mỉ.
Sau khi đã làm được khung nón thì người làm nón bắt đầu chằm nón, tức là gắn kết vành
nón với lá nón làm sao cho hai cái này kết dính, không tách rời khởi nhau. Làm giai đoạn
này càng tỉ mỉ thì chiếc nón sẽ được hoàn thành một cách chắc chắn và đẹp mắt nhất.
Công đoạn cuối cùng chính là phơi nón và bôi lên nón lớp dầu thông bóng loáng. Việc
làm này để tạo độ bền, tránh hư hỏng khi có mưa hoặc nắng.
Chiếc nón lá là biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn với đời sống tinh thần
của họ. Đi đâu trên đất nước này, chúng ta cũng sẽ bắt gặp được hình ảnh chiếc nón lá.
Đó là nét đẹp, nét duyên của người phụ nữ Việt nam mà không phải đất nước nào cũng
có được. Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ.
Nón lá đi liền với tà áo dài, tạo nên một vẻ đẹp rất Việt Nam. Nón lá là sản phẩm của
Việt Nam, biểu tượng cho phụ nữ Việt và cho truyền thống Việt.
Đề bài 2: Thuyết minh về cây dừa


"Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó, là con gái của Bến
Tre…”
Câu hát ngân nga mang đậm hồn quê gợi nhớ về vùng đất Bến Tre, quê hương
của đồng khởi. Nhắc đến Bến Tre, người ta liên tưởng đến một vùng quê thanh bình với
cây lành trái ngọt. Đặc biệt, có một loài cây gắn bó quanh năm, gắn bó cả cuộc đời với
người dân Bến Tre – cây dừa.
Đi khắp Bến Tre, nơi đâu ta cũng gặp bóng râm của những hàng dừa mát rượi.
Hầu như nhà nào cũng trồng dừa. Cây dừa biểu tưởng của cây trái ở Bến Tre cũng như
cây chè của Bảo Lộc, Thái Nguyên, cây cà phê ở Buôn Mê Thuộc hay cây cọ ở vùng quê
sông Thao.
Khác với cây dừa ở các tỉnh khác được mọc ở vùng đồng bằng, dọc bờ biến hay ven
những triền cát trắng, cây dừa Bến Tre mọc dài trên ba cù lao lớn, cù lao Minh, cù lao
Bảo và cù lao An Hóa. Vì vậy, cây dừa Bến Tre quanh năm được phù sa của các nhánh
sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên bồi đắp nên lúc nào cũng xanh tươi đầy sức
sống. Cây dừa Bến Tre có rất nhiều chủng loại. Dừa ta hay còn gọi là dừa bị trái to, cơm

dày, dừa xiêm trái nhỏ nước ngọt và thanh, dừa lửa có vỏ bên ngoài vàng cháy, dừa dâu
trái thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả dâu. Ngoài ra còn có một số loại khác như:
dừa Tam Quan, dừa cỏ, dừa dứa, dừa nhiếm, dưa éo… riêng dừa sáp chỉ mọc được ở Trà
Vinh và trở thành đặc sản của vùng đất này. Có lẽ trong tất cả các loại cây trái ở Việt
Nam, cây dừa là một loại cây cống hiến cả cuộc đời mình cho con người. Khôntg một chi
tiết nào trên thân dừa lại không có chỗ dùng. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi còn
làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt ngắn lá dùng để
trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng quê. Lá dừa khô được bó lại
thành cây làm đuốc soi đường trong những vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sống lá
dùng để đan những giỏ hoa giỏ đựng trái cây trông rất thanh mảnh và trang trọng. Thân
dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài,
người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh
nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo
tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn
đoc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món
này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ
để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa ( còn gọi là đuông dừa) cũng là một
thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến
đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố. Tuy
nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có
công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế,
người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn
nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt,
cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã
dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử


dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa
chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm

dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè
chống sạt lở ven sông.
Hiện nay, các mặt hàng làm từ cây dừa không chỉ phát triển trong nước mà còn được mở
rộng ra các nước khác trên thế giới. Kẹo dừa Bến Tre được xuất khẩu nhiều nhất qua
trung Quốc.
Đi về Bến Tre, chỉ cần qua khỏi phà Rạch Miễu ta sẽ đi giữa bạt ngàn màu xanh của dừa.
Những buổi trưa oi bức, chỉ cần mắc võng học bài dưới gốc dừa, bên cạnh bờ ao, hoặc
đưa mắt nhìn bầu trời xanh đung đưa qua kẽ lá, nghe tiếng cá nhảy, đớp mồi dưới ao
chúng ta bỗng thấy cuộc đời đẹp biết bao. Cuộc sống của người dân Bến Tre gắn liền với
cây dưà từ bao đời nay. Ngôi nhà của họ cũng ẩn hiện dưới bóng râm mát rượi của hàng
dừa, lúc khát nước uống trái dừa ngọt lịm … Không biết đã có bao nhà thơ đã dệt nên
những vần thơ đẹp về cây dừa ở Bến Tre. Trong đó bài thơ của nhà thơ Kiên Giang làm
em thích thú nhất:
“ Khi yêu yêu lắm dừa ơi
Cả trời cả đất cả người Bến Tre
Bóng dừa râm mát lối quê
Người ơi! Tôi tưởng lối về cung tiên…”
Trong tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn. Nhưng những giá trị
tinh thần vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn bó với ngưồi
dân Bến Tre như những hạt phù sa mãi mãi gắn liền với các con sông để ngày bồi đắp
cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ.
ĐỀ 3: Thuyết minh về chiếc bút bi
Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh
thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan
trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.
Đối với những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc sở
hữu rất nhiều chiếc bút bi là điều bình thường. Vì nếu không có bút bi thì học sinh sẽ
không học được, không viết được những bài văn, giải được những bài toán và vẽ được
những hình họa tinh nghịch. Không chỉ đối với học sinh mà nhiều người khác cũng cần
đến chiếc bút bi khi cần thiết. Dù là ai, làm việc gì thì việc sở hữu một chiếc bút bi là

điều không thể thiếu.ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ
đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.
Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo
những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các
em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.
Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học
sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp
nhất.


Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn
hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy.
Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có
viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.
Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong
quá trình đóng bút và mở bút.
Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả
những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.
Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp
thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì
chỉ cần mở nắp ra là viết được.
Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người
khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học
trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với
nhau.
Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh
tinh, tránh tình trạng hỏng bút.
Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta
học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.
Đề bài 4:Thuyết minh về trò chơi dân gian

Đối với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn Việt Nam,
chắc chắn sẽ gắn bó với rất nhiều trò chơi dân gian được lưu truyền từ xưa đến nay. Tuổi
thơ của họ gắn tràn ngập kỉ niệm về những ngày tháng êm đềm lớn lên bên nhau, cười
giòn tan khi được ngắm cánh diều bay cao vút, reo hò ầm ĩ khi chơi trò trốn tìm…Đối với
những đứa trẻ xóm chợ ở quê em, có lẽ trò chơi dân gian trốn tìm để lại trong nhau nhiều
xúc cảm đáng nhớ nhất.
Từ khi chúng em sinh ra, trò chơi trốn tìm đã có, và cứ thế từ thế hệ này
đến thế hệ khác xem đó như một trò chơi cần phải trải qua khi còn ấu thơ. Trò chơi mang
đến nhiều tiếng cười reo rộn ràng nhất.Người đi tìm phải bịt mắt, úp mặt vào tưởng và
mắt đầu đếm từ một đến một trăm; đếm đến lúc nào không nghe tiếng ai trả lời nữa thì
bắt đầu công cuộc đi tìm. Còn những người đi trốn thì cần phải khéo léo nhanh nhẹn tìm
được nơi ẩn nấp an toàn, bí mật để người kia không tìm ra và mình thành người thắng
cuộc. Cuộc chơi chỉ thực sự kết thúc khi người đi tìm tìm được hết số người đi trốn, còn
nếu người đi tìm đầu hàng thì coi như đã thua và bắt đầu chơi lại từ đầu.Thực ra trò chơi
trốn tìm rất đơn giản, mang lại nhiều niềm vui, bất ngờ và hứng khởi cho mọi người. Một
trò chơi dân gian bình dị, gần gũi và góp phần tạo nên “hồn” riêng của vùng quê nông
thôn Việt Nam.Giữa những đống rơm mẹ mới phơi hôm qua, còn thơm mùi rạ, trẻ con có
thể chui rúc vào đó mà trốn đến nghẹt thở. Có những người thì lẻn vào góc nhà không có
ánh điện, nín thở và lắng nghe tiếng bước chân của người tìm. Trò chơi đơn giản nhưng
đầy hồi hộp và mong chờ, đầy bất ngờ.Khi người đi tìm mệt mỏi, tìm mãi không ra đành
bất lực tớ thua rồi, các bạn ra đi thì người trốn sẽ hét hò ầm ĩ “Tớ ở đây này, dễ thế cũng
không tìm ra”. Lúc đấy mắt của cái người đi tìm xị xuống y như bị ai lấy cắp đồ
chơi.TRò chơi trốn tìm như một nét văn hóa của nông thôn, những đứa trẻ lớn lên đều ít
nhiều biết đến trò chơi thú vị, đơn giản này. Sẽ thật buồn nếu những đứa trẻ nông thôn


nào không được trải qua những giây phút thoải mái, êm đềm, thư giãn và đầy hồi hộp như
trò chơi này.
TRò chơi trốn tìm cứ thế ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều đứa trẻ nông
thôn, theo chúng lớn lên, theo chúng đến những mảnh đất xa xôi. Mỗi người đều có một

ký ức, những dòng chảy thời gian về tuổi thơ cứ thế neo đọng lại mãi trong kí ức. Khi tìm
về tuổi thơ, bất chợt thấy mình trưởng thành, trò chơi ấy đang dần dần mất đi. Bất giác
giật mình và buồn rười rượi
Đề bài 5: Thuyết minh về cây lúa nước
Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước từ bao đời nay. Nghề
trồng lúa được xem là nghề chính và là niềm tự hào của cha ông ta, là thước đo giá trị
tinh thần và kinh tế của Việt Nam. Cho đến bây giờ mặc dù công nghiệp hóa hiện đại hóa
song nghề trồng lúa vẫn được coi trọng và đầu tư. Cây lúa nước cũng vì thế mà đi vào đời
sống của mỗi con người như một lẽ sống, có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Ở Việt Nam nghề trồng lúa nước có từ rất lâu, kéo dài từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Mỗi thời kỳ lại có những bước tiến và phát minh mới để nâng cao năng
suất của cây lúa nước.Cây lúa nước là cây lương thực chủ đạo của Việt Nam, mặc dù bên
cạnh nó còn có các loại cây khác như ngô, khoai, sắn…nhưng không loại cây nào có thể
thay thế được vị trí, vai trò quan trọng của lúa nước.Lúa chính là thành quả của một quá
trình lao động sản xuất nhiều công đoạn, trải qua nhiều nắng mưa, nhiều mồ hôi và lo
toan của người nông dân. Bởi thế người ta vẫn bảo nhau rằng:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
“Cuộc đời” của cây lúa nước cũng như sự phát triển của một đời người, đều có quá trình,
có những vất vả và gian nan. Lúa được hình thành nên bởi bàn tay vất vả, khéo léo, hai
sương một nắng của người nông dân. KHông phải cứ gieo xuống bùn, cấy xuống bùn là
chờ đến ngày trổ bông. Mỗi giai đoạn phát triển của cây lúa nước không chỉ phụ thuộc
vào người nông dân mà còn bị chi phối bởi thời tiết.Họ sẽ dùng những hạt tròn nảy mẩm
đó gieo xuống luống đất sền sệt, vừa đủ nước ở ngoài cánh đồng. Chờ đến một thời đủ
dài để hạt giống đó tạo thành những cây mạ non nằm sát vào nhau, màu xanh rất mượt
mà. Lúc ấy cả cánh đồng đều bị sắc xanh của đám mạ non bao phủ lấy, tạo nên sự yên
bình và êm ả giữa chốn quê nhà.Khi cây mạ non đã đến thì có thể cấy được thì người
nông dân lại thêm một công đoạn tiếp theo. Ruộng đồng được cày bừa và lấy nước đủ
đầy thì họ bắt đầu mang đám mạ non đó cấy xuống bùn. Bàn tay khéo léo, thoăn thoắt
của các mẹ, các chị đã tạo nên những hàng lúa thẳng tắp, nhìn rất đẹp mắt.Vậy là đã

hoàn thành công đoạn cấy lúa, tiếp sau đó đến giai đoạn chăm sóc lúa theo từng thời kỳ
thích hợp nhất. Sau khi cấy thì người nông dân đã phun thuốc để phòng trừ sâu bệnh gây
hại, vì đây là thời kỳ lúa còn non, rất dễ bị sâu bệnh xâm nhập. Người nông dân đã trải
qua bao nhiêu nắng mưa, nhiều đêm lo âu nghĩ mọi cách tìm ra cách phòng chống sâu
bệnh hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất. Trồng được một hạt lúa là cả một nỗi dài nhọc
nhằn, lo toan. Để chúng ta ta giờ ăn một bát cơm cần phải nâng niu và trân trọng.Trải qua
một quá trình chăm sóc, vụn trồng, tưới tiêu và thời tiết ưu ái thì người nông dân sẽ có


một vụ mùa thắng lợi, gánh về sân những hạt thóc tròn vàng ươm.Lúa ở Việt Nam có hai
loại chủ yếu là lúa nếp và lúa tẻ. Lúa tẻ là loại lúa hạt dài mà người dân vẫn thường dùng
trong các bữa cơm, còn lúa nếp là loại lúa mình tròn nẩy người ta thường dùng để làm
xôi, làm bánh. Mỗi loại lúa đều có vai trò và chức năng riêng của nó.Lúa nước Việt Nam
có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi gia đình, là “gia vị” không thể
thiếu trong mỗi bữa cơm người Việt. Mỗi khi chúng ta ăn hạt cơm trắng tròn, dẻo thơm
vẫn không quên được công lao, gian nan của những người nông dân đã làm ra chúng.
Trong những bữa tiệc quan trọng thì gạo vẫn chiếm vai trò quan trọng không thể thiếu.
Đặc biệt với sự tích Bánh chưng bánh giầy từ thời Hùng Vương đã đề cao vai trò của cây
lúa đối với đời sống chúng ta.
Cho đến nay, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thị
trường thế giới. Đây là điều khiến cho chúng ta và hơn hết là người nông dân tự hào vì
công sức mà mình bỏ ra được đền đắp. Việt Nam phát triển lên từ ngành trồng lúa nước,
và nó mãi mãi là nghề truyền thống không thể thay thế.
Đề 6: Thuyết minh về cây bàng trường em:
Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ nhiều tầng xoè tán chùm bóng
mát cả một khoảng sân trường rộng cho chúng tôi vui chơi giải trí sau mỗi giờ học căng
thẳng. Lại gần cây bàng tròn, thẳng mầu nâu sẫm như dãi giầu qua nhiều năm tháng. Cây
bàng là một loại cây rất nhậy cảm với sự thay đổi của bốn mùa. Nhìn lá bàng người ta có
thể nhận biết chính xác các mùa trong năm.
Vào mùa thu, khi tiết trời se lạnh những chiếc lá bàng to như hai bàn tay

người lớn vốn mầu xanh đâm chuyển sang mầu vàng gạch quăn dần mép lá rồi vồng lên
như hình mo cau. Lúc này nó đó biến sang mầu đỏ tía và khi những chị gió thu tinh
nghịch thổi đến nó vội vã bứt ra khỏi cành chao liệng giữa không trung i hệt những cánh
tay vẫy chào tạm biệt nơi đã sinh ra mình. Nhìn những chiếc lá bàng nằm trải dài trên sân
trường trông mới tuyệt làm sao! Cứ thế, những chiếc lá bàng chuyển dần mầu sắc cho
đến khi những cơn gió lạnh buốt từ phương Bắc tràn về thì cây bàng không còn một chiếc
lá nào nữa. Còn lại những cành trơ trụi trông có vẻ khẳng khiu gông mình chịu đựng cái
rét lạnh buốt của mùa đông nhưng trong những cành khẳng khiu ấy vẫn trần trề nhựa
sống. Rồi tiết trời như ấm lại, xuân đã về. Chỉ một tuần thôi thì những trồi non xanh li ti
đã điểm hết những cành to, cành nhỏ. Thoáng cái đã thấy mầu xanh non bao phủ lấy toàn
thân cây và chuyển dần sang mầu xanh đậm. Những chiếc lá của tầng thấp, tầng cao phát
triển nhanh đến kì lạ. Từ bé bằng bàn tay trẻ nhỏ mà nay đã phè phè như cái quạt
mo. Cho đến khi mùa hạ về, lá vàng rợp mát cả một khoảng sân và đây là thời điểm mà
tụi nhỏ chúng tôi tụm năm tụm bẩy vui đùa nhảy nhót hết sức thỏa mái vào những giờ
chơi dưới gốc bàng mát rượi thân yêu này. Bàng còn là nơi gọi chim về tụ hội ca hát nhảy
múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.
Tụi nhỏ chúng tôi yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi
trường tôi. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng tôi. Dù mai này có
phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đâm
trong tâm trí tôi.
ĐỀ 7: Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt.


Trong những vật dụng mà chúng ta thường dùng thì chiếc kính đeo mắt
rất cần thiết đối với mọi người thuộc các lứa tuổi khác nhau.
Cấu tạo của chiếc kính gồm hai bộ phận chính là gọng kính và mắt
kính. Gọng kính được làm bằng nhựa cao cấp hoặc kim loại quý. Gọng kính chia làm hai
phần: phần khung để lắp mắt kính và phần gọng để đeo vào tai, nối với nhau bởi các ốc
vít nhỏ, có thể mở ra, gập lại dễ dàng. Chất liệu để làm mắt kính là nhựa hoặc thủy tinh
trong suốt. Gọng kính và mắt kính có nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau. Kính đeo mắt

có nhiều loại. Loại thường như kính râm, kính trắng không số dùng che nắng, che bụi khi
đi đường. Loại kính thuốc gồm kính cận, kính viễn, kính loạn thị, kính dùng sau khi mổ
mắt… Muốn sử dụng, người có bệnh về mắt phải đi đo thị lực để kiểm tra, từ đó mới có
thể chọn kính chính xác, không gây ra các tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, buồn
nôn… Không nên vì lí do thẩm mĩ mà ngại đeo kính thuốc khi bị bệnh. Nếu vậy sẽ làm
độ cận hoặc độ viễn của mắt tăng rất nhanh. Lúc sử dụng kính, nên nhẹ nhàng mở bằng
hai tay. Dùng xong nên lau sạch tròng kính bằng khăn lau mềm, mịn.
Cất kính vào hộp để ở nơi cố định dễ tìm như trong ngăn tủ, ngăn bàn, mặt bàn… tránh
các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước mặt kính. Thường xuyên rửa kính bằng nước, lau
sạch tròng kính bằng khăn chuyên dùng. Để mặt kính không biến dạng, khi đeo và tháo
kính nên dùng hai tay cầm hai gọng kính. Đối với gọng kính kim loại, nên thường xuyên
kiểm tra, vặn chặt các ốc vít để giữ chặt tròng kính. Phải dùng kính đúng độ thì thị lực đỡ
suy giảm.
Kính đeo mắt ngoài tác dụng giúp cho chúng ta nhìn nhận sự vật
chính xác, tăng cường hiệu quả học tập và lao động thì còn là vật trang sức làm tăng thêm
vẻ duyên dáng, thanh lịch cho mỗi người. Con người có năm giác quan thì thị giác là giác
quan hoàn hảo nhất và quan trọng nhất. Vì vậy, việc giữ gìn để có đôi mắt trong sáng và
tinh tường đồng nghĩa với bảo vệ cuộc sống của chính mình.
ĐỀ 8: Em hãy thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng
miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn
Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari.
Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và
thướt tha.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai
lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không
buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được
thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau
trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược
cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê

các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai
thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.


Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của
họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960,
áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh…Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok
của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở
mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang
trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ
mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày
đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng
truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của
thứ trang phục truyền thống này. Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là
chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học,
không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài,
thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người
mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào
học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp
lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa
va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội
người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm
cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có
trong bản tính mỗi con người bân rộn. Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét
đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống
quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo
dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm
lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá
nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy,
không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy

số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện
được. Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm
ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu
bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba
Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội
nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính
cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc
hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước
Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường
thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần
tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu


thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng
nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn
biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian,
vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống
mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở
thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành
biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống
không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
ĐỀ 9 Thuyết minh về phích nước (bình thủy)
Phích nước là một đồ vật thông dụng dùng để đựng nước nóng. Phích có
nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau . Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít , loại lớn chứa
được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80o đến 90o trong
khoảng một ngày……
Phích nước (hay bình thuỷ) được phat minh bởi nhà bác hoc Duwur.
Ông đã cải tiến chiếc máy dùng để đo nhiệt lượng của một vật nên được gọi là nhiệt

lượng kế, vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ
sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của
nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giứa nhiệt độ bên trong bính và môi trường bên ngoài. Từ
đó, ngừoi ta chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, dùng cho giử nước nóng
hay nước đá (kem).
Cấu tạo ngoài gồm : Vỏ , quai xách , nắp , thân và đáy .Vỏ phích thương được làm bằng
nhôm , nhựa hoặc sắt tráng men in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Lớp vỏ còn tiện
ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi
di chuyển.Nắp phích bằng nhôm, nhựa, nút đậy ruột phích bằng gổ xốp để chống mất
nhiệt do đối lưu.
Cấu tạo trong gồm : Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân
không. Ngoài ra, bên thành trong của 2 lóp nầy còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ
nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài (tráng ở thành trong để không bị trầy lúc co
xát cũng như không làm ảnh hưởng nước đựng bên trong).Vì là thủy tinh nên rất mỏng và
dễ bể, chính vì vậy mà ta cần tới lớp vỏ để bảo vệ.
Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ
sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van
hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Aùp
miệng phích vào tai nghe có tiếng O O là tốt. Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn
nguyên vẹn hay không.
Tuy nhiên, ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nứoc
nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng, đều có thể
làm cho bình bị nổ. Từ đó ta nên bảo quản bằng cách :


– Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới châm nước nóng vào, khi châm
lần đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải châm từ từ, tốt nhất là chỉ châm một
ít, đậy nắp lại, vài phút sau mới châm tiếp.
– Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích
tồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít

giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa
sạch thì chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.
– Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm.
– Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống
giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không
khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi
giới của nước.
Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
– Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm khả nang7 bảo vệ bình thì cần thay vỏ
mớiđể an toàn người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh
hoạt hằng ngày của mọi nhà.



×