Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

tập hợp những bài văn mẫu ở trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.74 KB, 40 trang )

BAI VIET SO 3 LOP 11
ĐỀ 1:So sánh tài sắc của Thuý Vân và Thuý Kiều trong đoạn
trích sau:
Đầu lòng 2 ả tố nga , Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
ĐỀ 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống
nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm
rõ ý kiến của mình
ĐÊ 3: Vẻ đẹp cuat hình tượng người nông dân trong "Văn tê
nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn ĐìnhChiểu
ĐỀ 4: Những cảm nhận sâu sắc của anh chị qua tìm hiểu cuộc đời
và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
• Điểm khác nhau cơ bản có lẽ là ở chỗ: giọng điệu.
Cùng là văn trào phúng mà cái cách gây cười thì lại mang hai sắc
thái: một đằng là tiếng cười suồng sã, chua chát, còn một đằng là
tiếng cười thâm trầm đầy ngụ ý.
- Nguyễn Khuyến là người thành đạt về khoa cử (đỗ đầu 3 kỳ thi,
được gọi là Tam nguyên Yên Đổ), do đó giọng thơ điềm đạm, trầm
tĩnh hơn.
- Trần Tế Xương (Tú Xương) lều chõng đi thi mãi chỉ đỗ mỗi cái bằng
Tú tài (xưa), nên giọng thơ có phần trào lộng (phần lớn là tự trào),
cay cú, chua chát, thể hiện sự bất đắc chí của mình.
Giống nhau: đều dùng tiếng cười làm vũ khí phơi bày mặt trái của xã
hội và đều dùng tiếng cười để tự chế giễu đời mình
Khác nhau:sắc thái tiếng cười
tiếng cười của NK la tiếng cười nhẹ nhàng kín đáo tế nhị vô cùng sâu
sắc và thâm túy nhiều khi là tiếng cười ra nước mắt
TTX tiếng cười từ sự uất ức tắc nghẹn phá ra 1 cách quyết liệt dữ dội
quyết liệt
cai ne ban phai xet ve cuoc doi va su nghiep cua 2 nha tho
Nguyen Khuyen: côn duong cong danh du van mang noi diem thoi cuoc
nhung lai co vi the trong xa hoi


Tu xuong: la nguoi co tai ma khong co danh
vi vay 2 giong tho at se khac nhau. Quan Diem cua hoc cung se khac
nhau
Nguyen Khuyen: lay cai tham sau lam trai tim cua van tho. tieng cuoi tham
tuy có phần ý nhị, sâu sắc. thuòng không nói trực diẹn nhu Tu xuong
Tu Xuong thi có cái cười trực diện, cái cuoi ma nguoi doc có the cam nhan
ngay qua cau chu, giong tho. cái cuoi mah ma hon cua Nk. Nhung cung ko
kem phan tham tuy
Noi niem thoi cuoc, thuong cuoc song ban cung cua dan ngheo, len an xa
hoi phong kien, thuong co nguoi co tai ma song ko dung thoi, ko the hien
dc chu Tai de giup dan, mot chut cam giac hoai cổ cung la noi niem chung
cua 2 nha tho
Nói đến và Tú Xương và Nguyễn Khuyến là độc giả thường nghĩ ngay
đây là hai nhà thơ kiệt xuất của thơ ca trào phúng Việt Nam, trong đó
mảng thơ tự trào chiếm một vị trí không nhỏ. Thơ tự trào là một mảng
thơ thể hiện rất rõ tâm trạng của hai nhà thơ này một cách khá chân
thực. Bài viết sau đây của chúng tôi sau đây sẽ đi sâu vào vấn đề: So
sánh giọng điệu tự trào trong thơ Tú Xương và Nguyễn Khuyến.
I.Điểm giống nhau
Như chúng ta thấy ngoài những bài thơ nói rõ mục đích tự trào
thì đa số các bài thơ khác của Nguyễn Khuyến và Tú Xương có tính
chất tự trào lúc đậm lúc nhạt, man mác khắp các tác phẩm.
Những bài thơ tự trào phản ánh sâu sắc tâm trạng trữ tình của
tác giả thông qua tiếng cười ở từng chặng đường qua những cảnh
ngộ cuộc sống, những biến đổi thời cuộc. Ở mảng thơ này ít tìm thấy
giá trị phê phán, tố cáo xã hội nói chung mà chủ yếu là đời sống tâm
hồn tác giả. Hầu như nhà nho nào cũng có một vài bài thơ để tự trào,
tự thuật. Trong nụ cười mang tính chất tự tiếu và tiếu ngã ấy, các nhà
nho đem thân ra làm đối tượng để cười: Cười bản thân để tự răn
mình. Nguyễn Khuyến và Tú Xương cũng không nằm ngoài số đó.

Trong sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã có
rất nhiều những sự gặp gỡ lý thú, đặc biệt là ta đều bắt gặp trong thơ
ca của hai ông đối tượng trào phúng mang tính khách thể và đối
tượng trào phúng mang tính chủ thể. Ở đối tượng trào phúng mang
tính chủ thể này tự trào là những tiếng cười chế giễu bản thân, từ hình
dáng bên ngoài đến phẩm cách bên trong, từ bản thân đến cuộc sống
gia đình… Mỗi một nhà thơ đều có những nỗi niềm, những tâm sự
riêng và những điều bất mãn về bản thân để từ đó tạo ra những vần
thơ tự trào theo từng tâm trạng khác nhau, phủ định hay khẳng định.
Nhưng quy chung lại thơ tự trào cũng để thổ lộ, giãi bày tâm sự những
điều bí bách trong lòng. Tất cả những nỗi niềm đó đều được Nguyễn
Khuyến và Tú Xương thổ lộ qua những vần thơ tự trào, tự chế giễu.
II. Điểm khác nhau
1. Giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến
Xuyên suốt những bài thơ tự trào của Nguyễn Khuyến là một giọng
điệu thâm trầm mà kín đáo, nhưng cũng hết sức thâm thuý. Đó là một
dòng thơ trào phúng của nhà nho, rất đậm nét và sinh động.
Có khi nhà thơ tự trào một cách trực tiếp : Tự trào, Tự giễu mình, Tự
thuật, Than nghèo, Than nợ…
Cờ đương dở cuộc không còn nước
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng
Mở miệng nói ra gàn bát sách
Mềm môi chén mãi tít cung thang
Nghĩ mình mà gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng(Tự trào)
Và cũng có khi tự trào một cách kín đáo ý nhị. Vịnh tiến sĩ giấy 1 và 2,
Ông phỗng đá,…
Ông đứng làm chi đó hỡi ông
Trơ trơ như đá vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó

Non nước đầy vơi có biết không
(Ông phỗng đá)
Dù trong hoàn cảnh nào thơ tự trào của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện
khá rõ hình ảnh: một ông già tự cười mình. Nụ cười xem ra rất nhỏ
nhẹ mà chứa chan suy tư. Chẳng hạn khi cười về hành dáng của
mình:
- Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe
- Bốn mươi năm lụ khụ lại về đây
- Tóc bạc lòng son chửa dám già
- Thêm tuổi thêm được tóc râu phờ
Đôi khi là nụ cười hối tiếc, thâm trầm:
Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già
(Ngày xuân dặn các con)
Kiểu cười tưởng như nhẹ nhàng nhưng hết sức thâm thuý và có sức
công phá mãnh liệt. Đặc biệt khi ông cười về vai trò lịch sử của mình
trong chốn quan trường, kiểu cười chua chát, xót xa, ân hận.
Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
(Vịnh tiến sỹ giấy II)
Hay:
Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề
(Lời vợ anh phường chèo)
Còn đây là giọng cười chua chát thấm đượm sự khinh bỉ đối với cái
địa vị cao sang mà Nguyễn Khuyến đã từng ngồi. Khinh bỉ vì hiểu
được bản chất thật của nó. Chua chát khi nghĩ đến mình thế mà đã

từng ngồi trên địa vị đó:
-Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
-Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi
(vịnh tiến sĩ II)
Nhiều khi Nguyễn Khuyến cũng buông những lời lẽ bông lơi, những
giọng cười tưởng như sảng khoái để diễn đạt những cơn sóng lòng
hết sức dữ dội:
- Lúc hứng đánh thêm dăm chén rượu
Khi buồn ngâm láo một câu thơ
(Đại lão)
- Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh thế mới hời
(Vịnh tiến sĩ giấy II)
Nhiều lúc ông cũng muốn buông xuôi vì đã nặng lòng lắm rồi: “Túi vũ
trụ mặc đàn sau gánh vác”. Chính vì thế những nụ cười xem ra nhỏ
nhẹ ấy nhưng chứa chan suy tư: Đại sự thì đã hỏng cả rồi mà mình thì
gàn dở vô tích sự. Nói như nhà nghiên cứu Đoàn Hồng Nguyên thì đó
là một kiểu tự trào “ngôn chí” có sự khẳng định bản ngã, nhưng đó vẫn
là sự khẳng định của một nhà nho theo những chuẩn mực đạo đức
nhà nho. Vì vậy tựu trung lại giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến
vẫn còn mang tính chất giáo hoá, có khi chưa thoát ra khỏi quy phạm
văn chương nhà nho.
2. Giọng điệu thơ tự trào của Tú Xương
Không thâm trầm kín đáo như Nguyễn Khuyến, Tú Xương luôn tự trào
một cách trực tiếp, khi thì phủ định khi thì khẳng định. Nói như nhận
xét của Đoàn Hồng Nguyên: Nếu thơ tự trào của Nguyễn Khuyến là
kiểu thơ tự trào mang phong cách của một nhà nho thì kiểu tự trào của
Tú Xương là kiểu tự trào thị dân, kiểu hình nhà nho thị dân.
Nếu như khi cười về hình dáng bản thân mình Nguyễn Khuyến nhẹ

nhàng, thâm thuý thì Tú Xương bốp chát chế giễu và tự bôi xấu mình:
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mắt thời thao láo mặt thời xanh
(Tự cười mình)
Áo quần rách rưới
Ăn uống xô bồ
Nhà thơ còn có kiểu tự trào rất ác miệng với mình, tự thoá mạ
mình:
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh
(Tự cười mình)
Cao lâu thường ăn quịt
Thổ đĩ lại chơi lường!
(Tự vịnh)
Tất cả những gì thuộc về ông đều xấu xí cả. Ông cợt nhả cái dốt nát
của mình, không hề dấu giếm:
Có một thầy đồ
Dốt chẳng dốt nào
Chữ hay chữ lỏng
Hán tự chẳng biết Hán
Tây tự chẳng biết Tây
Quốc ngữ cũng dốt đặc
Thôi thì về đi cày
(Hỏng khoa Canh Tí)
Hay ông tự giễu bản thân mình vô tích sự giống như một đứa con
lớn của bà Tú:
Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ
Đem chuyện trăm năm dở lại bàn
(Quan tại gia)
Ngồi đấy chẳng hơn gì chú Cuội

(Ta chẳng ra chi)
Ông tự trào bằng những nụ cười chế giễu cái xấu của bản thân, tự
phủ định bản thân. Nhưng cách tự trào của ông không phải kiểu như
tự hạ mình xuống để tự cao giống như các nhà nho xưa hay làm mà
ông đã tự tạo cho mình một tiếng cười chế giễu rất riêng. Đoàn Hồng
Nguyên nói đấy là kiểu tự trào “phi ngôn chí”. Ông không phải tự hạ
thấp mình, cười để tự cao hay là một kiểu cười bông đùa mua vui mà
đó là tiếng cười “để giải thoát”, giải thoát khỏi tâm trạng bí bách dồn
nén trong lòng. Có người nói: Cách tự trào của ông là cách chế giễu
cái dốt nát nhếch nhác thảm hại của nhà nho phong kiến, chế giễu tính
chất ăn bám của đức ông chồng trong chế độ gia trưởng phong kiến,
chế giễu sự hèn kém… Nói chung ông đã chế giễu, đã phê phán tính
chất hủ lậu của kẻ sĩ phong kiến và những khuôn phép lỗi thời của xã
hội phong kiến. Theo chúng tôi ý kiến này có phải là áp đặt quá không
khi mà thơ tự trào là một thể loại bộc lộ tâm trạng của tác giả hơn là
có giá trị phê phán xã hội .
Nếu như thơ tự trào của các danh nho xưa giấu mình là để đề cao, thì
Tú Xương giễu mình, bôi xấu mình là để giải thoát bản thân. Thơ tự
trào của ông giống như một liều thuốc giảm những nỗi niềm đè nặng
trong lòng ông. Đây chính là điểm khác nhau rất rõ rệt giữa giọng điệu
tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến và trong thơ Tú Xương. Vì giọng
điệu tự trào trong thơ của Yên Đổ, xét cho cùng cũng là giọng điệu
chế giễu bản thân để tự khẳng định mình để đề cao mình, nó vẫn
mang phong vị kiểu tự trào của các danh nho xưa.
Với Tú Xương, bên cạnh những kiểu thơ tự trào, tự chế giễu mình, bôi
xấu mình, phủ định mình thì ông cũng có những bài thơ tự trào biểu lộ
thái độ tự khẳng định mình. Đó là một Tú Xương không xấu xí, dị hợm
mà là một ông Tú “phong lưu”, “thế thiệp” ở chốn thị thành:
Kìa thơ tri kỷ đâu xinh nhất
Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì

(Tự đắc)
Hay ở cách ăn mặc:
- Ăn rặt những thịt quay, lạp xường
- Mặc rặt những quần vân áo xuyến
Qua nhiều lần trượt thi nhưng ông vẫn luôn quyết tâm và tâm huyết
với cuộc đời đèn sách:
Năm nay ta học, sang năm đỗ
Chẳng những lương đường có thủ khoa
(Thân thân chưa đạt)
Với lối tự trào khẳng định này ta dường như thấy tồn tại trong Tú
Xương là hai con người hoàn toàn khác nhau, đối nghịch nhau. Ta
tưởng chừng như mâu thuẫn, tưởng chừng như hai con người ấy luôn
đối đầu với nhau và không thể tồn tại thống nhất. Con người xấu xí,
xấu xa; con người phủ định ấy chỉ là một con đường giải thoát, giải
thoát tâm trạng con người thật của ông và con người thật của ông
chính là con người khẳng định với biết bao chí lớn, với biết bao nỗi
niềm tha thiết với nước non:
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà
Như vậy ta thấy thơ tự trào của Nguyễn Khuyến và thơ tự trào của Tú
Xương bên cạnh sự tương đồng lại có những điểm khác nhau rõ rệt.
III. Nhận xét
Đọc thơ tự trào của Nguyễn Khuyến, chúng ta có thể cảm nhận
rất rõ đó là một bộ phận thơ cũng đã góp phần làm nên một dòng thơ
tự trào theo hướng thể hiện bản ngã trong thơ trào phúng nhà nho,
nhưng đã có sự giải thoát khỏi lối văn chương khuôn phép của thơ
văn thời trung đại. Có thể ghi nhận đây là một biểu hiện của sự vùng
vẫy nhằm thoát khỏi thi pháp văn chương trung đại. Tuy nhiên thơ tự
trào của ông vẫn còn trong khuôn khổ văn chương quy phạm nhà nho.
Bời lẽ Nguyễn Khuyến vẫn sáng tác trong cảm thức nhà nho phong

kiến, vẫn là kiểu tự trào tự giễu để đề cao, để khẳng định mình.
Khác với Nguyễn Khuyến, thơ tự trào của Tú Xương mang một
phong cách rất riêng, ông không phụ thuộc hoàn toàn vào lối sáng tác
khuôn phép của nhà nho xưa. Thơ tự trào của ông có một sự bứt phá
ông không phụ thuộc vào kiểu sáng tác xưa cũ mà đó là những cảm
nhận của một nhà nho thị dân. Ông đã tạo cho mình một giọng điệu
trào phúng rất riêng, đầy ý thức cá nhân mà chúng ta tạm gọi là kiểu
trào phúng thành thị.
Chúng tôi có thể lý giải sự giống và khác nhau trong thơ tự trào
của hai nhà thơ này. Chúng ta có thể thấy, tuy là hai nhà nho sống
cùng thời, một già một trẻ nhưng hai cuộc đời của hai nhà nho ấy lại
hoàn toàn khác nhau. Nguyễn Khuyến với con đường công danh rất
thành đạt, ông từng làm quan mười năm sau đó là cuộc đời sống ở
nông thôn thanh bình. Còn ngược lại, Tú Xương từ lúc sinh ra, lớn lên
và cho đến mất ông đều sống ở nơi đô thị. Con đường công danh của
Tú Xương mịt mù lận đận trong khoa cử để rồi liên tiếp những lần
hỏng thi vỡ mộng, thất vọng, chán chường. Nguyến Khuyến là một
bậc chân nho, là đại diện khá tiêu biểu cho lớp người được xã hội
phong kiến đào tạo. Ông được vua Tự Đức ban cờ bỉên và hai chữ
Tam nguyên tài năng lừng lẫy một thời. Đường công danh mở ra biết
bao những vinh quang. Cuộc đời của ông sẽ chẳng có gì để ông có
thể tự giễu mình với một giọng điệu chua chát đượm cảm giác ân hận
nếu như tài năng ấy của ông thực sự cống hiến được cho dân, cho
nước, cho đời. Ấy vậy mà bỗng nhiên Nguyễn Khuyến nhận ra thực
chất cái xã hội đã đào tạo và tôn vinh mình. Và đến khi đạt đến đỉnh
cao của vinh quang cũng là lúc ông đã thừa nhận sự bất lực của tầng
lớp nho sỹ trước lịch sử. Nguyễn Khuyến là một trong rất ít những tri
thức thời kỳ ấy sớm nhận ra sự bất lực của giai cấp mình. Để rồi ông
đã quyết định rời bỏ quan trường về quê để tránh xa sự nhố nhăng
của xã hội, sự cám dỗ của đồng tiền. Ông đã bày tỏ tâm sự ấy rất

chân thật:
Cờ đương dở cuộc không còn nước
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng
(Tự trào)
Suốt quãng đời còn lại của mình ông luôn sống trong dằn vặt và ân
hận vì cái sự đỗ đạt và con đường danh vọng của mình. Vì vậy ông đã
tự giễu mình với một giọng điệu hết sức chua chát:
Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi
(Vịnh tiến sỹ giấy II)
Ông còn đem cả lỗi lầm của mình ra để châm biếm, để nhạo báng:
Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng
(Tự trào)
Và ông luôn đắng cay khi nghĩ đến xã hội từ trên xuống dưới chẳng
khác chi bọn phường chèo. Tưởng rằng là oai phong lắm, là tự hào
lắm nhưng thực ra cũng chỉ là sân khấu hề mà thôi.
Nguyễn Khuyến cũng sớm nhận ra mình chẳng qua cũng chỉ là một
vai nhọ. Về mặt này ông đã giễu mình với giọng điệu chua chát hơn.
Nhưng kiểu tự trào với giọng điệu chua chát bao nhiêu thì càng chứng
tỏ phẩm chất cao đẹp của nhà thơ bấy nhiêu. Và đây cũng là kiểu tự
bôi nhọ, tự giễu mình là để chứng tỏ phẩm chất đẹp của mình, khẳng
định mình và cũng để đề cao mình. Chính vì vậy đây chính là điểm
khác biệt rõ nét nhất trong giọng điệu tự trào của cụ Tam nguyên Yên
Đổ và giọng điệu tự trào của Tú Xương.
Một điểm khác nữa trong giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến
so với giọng điệu tự trào của Tú Xương, đó chính là danh vị xã hội và
môi trường sống. Có lẽ cũng là một phần do tuổi đời của nhà thơ đã
cao mà giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến có phần kín đáo hơn, ý
nhị hơn, thâm trầm hơn, tất nhiên cũng không kém phần sâu sắc. Khi

ông đả kích, châm biếm bản thân mình ông không nói một cách trực
tiếp mà kín đáo ý nhị thông qua hình ảnh “ông tiến sĩ giấy”. Hay khi
Nguyễn Khuyến giễu mình, cười cợt mình trở thành một kẻ vô tích sự,
không còn có ích gì nữa ông cũng chỉ nhẹ nhàng:
Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ
Có rượu thời ông chống gậy ra
(Lên lão)
Ai cũng biết “bậc ăn dưng” là chỉ những người đã hết tuổi làm việc khi
trong làng có hội hè gì thì chỉ việc đi ăn không còn phải đóng góp. Mới
ngoài 50 tuổi đầu mà Nguyễn Khuyến đã ví mình như vậy, giọng điệu
có vẻ nhẹ nhàng nhưng dụng ý thì thật là không đơn giản. Trong thực
tế ở cái tuổi ấy và còn cao hơn nữa Nguyễn Khuyến đã lao động cật
lực bằng cả tâm hồn mình, ông để lại cho đời một gia tài văn học cho
đến bây giờ đã hơn 100 năm trôi qua mà tên tuổi của ông vẫn không
bị mờ phai.
Góp phần để tạo nên một giọng điệu thâm trầm nhẹ nhàng kín
đáo của Nguyễn Khuyến phải chăng do môi trường sống của nhà thơ
là ở vùng nông thôn, ít nhiều cũng không xô bồ như nơi đô thị. Sự
thanh bình của cảnh sắc nơi thôn dã cũng làm cho tâm hồn con người
được dịu bớt những lo toan căng thẳng. Chính vì thế mà giọng điệu tự
trào của Nguyễn Khuyến phải chăng có phần nhẹ nhàng và thâm trầm
cũng là nhờ lẽ đó.
Khác với cụ Tam Nguyên đã đỗ đạt, thành danh nay về quê ở ẩn,
Tú Xương vẫn còn là một thanh niên tuổi còn trẻ, sống ở nơi đô thị xô
bồ và cả đời lận đận trong khoa cử.
Trọn cuộc đời, từ khi sinh ra lớn lên và đến khi mất Tú Xương chỉ
quanh quẩn ở đất Thành Nam, khu đô thị đang bị thực dân hoá. Một
đô thị sầm uất, tu chí làm ăn khi xưa không còn nữa mà thay vào đó là
một đô thị xô bồ, cuộc sống đảo lộn, đạo đức xuống cấp…Gia đình
cũng vì thế mà xáo trộn

Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Một nơi cao lâu, thổ đĩ nhiều hơn cả, trong khi đó thì cái sự học:
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi…
Và còn biết bao điều đáng khinh bỉ không kể xiết… Sống trong hoàn
cảnh như vậy thì ít nhiều môi trường cũng tác động đến cái giọng điệu
sắc bén lồ lộ của thơ Tú Xương.
Nhưng có lẽ là tác động nhiều hơn cả là cái sự thất bại liên miên của
nhà thơ trên con đường khoa cử để kiếm tìm công danh. Tám lần thất
bại (trừ một lần đậu tú tài) với bao nhiêu năm đèn sách đã vắt kiệt sức
lực của nhà thơ. Ông là một đấng nam nhi, là trụ cột cho gia đình, ấy
vậy mà ông không giúp gì được cho vợ con mà còn như một đứa con
cao cấp của bà Tú. Vốn dĩ là một chàng trai chốn thị thành nổi tiếng
hào hoa phong lưu nay chẳng khác chi một người sống nhờ vợ. Lẽ
nào nhà thơ không thất vọng về bản thân mình. Điều thật trớ trêu, Tú
Xương lại là một người có tài văn chương thật sự. Tài của ông được
mọi người công nhận, chỉ có một nơi duy nhất không chấp nhận đó là
quan trường là hoan lộ.
Phải chăng tất cả những điều đó đã tạo nên một giọng điệu rất
riêng cho Tú Xương. Ông có một lối trào lộng hí hoạ, bằng cách tự
chế giễu, bôi xấu mình. Mọi khía cạnh ông đều trở nên xấu xí. Ông
không hề ngần ngại khi nói về bản thân một cách trực diện:
Vị Xuyên có Tú Xương
Dở dở lại ương ương
Cao lâu thường ăn quỵt
Thổ đĩ lại chơi lường
(Tự vịnh)
Tự phô mình trong mọi góc cạnh Tú Xương đã phác hoạ lên hình ảnh
của chính ông – một nhà nho trong thời mạt vận.

Hoàn cảnh như thế đã tạo nên ở Tú Xương một kiểu tự trào trực
diện, tự bôi xấu. Không phải ông bôi xấu mình là để đề cao mình như
trong thơ tự trào của Nguyễn Khuyến, ông bôi xấu mình như là để giải
thoát bản thân. Phải xấu xa như vậy, dốt nát như vậy ông mới giống
kẻ suốt tám lần thi không đỗ, mới giống kẻ vô tích sự ăn bám vợ…mới
giống kẻ sống giữa xã hội xô bồ nơi đô thị.
Nói như vậy để thấy rằng trong hoàn cảnh của Tú Xương, khó mà viết
được những vần thơ êm ả. Điều này đã tạo nên một giọng điệu mới
mẻ trong thơ của ông Tú, vượt xa kiểu tự trào của các nhà nho xưa để
hình thành một kiểu tự trào mới – kiểu tự trào thị dân. Nếu như kiểu tự
trào của Nguyễn Khuyến vẫn mang tính giáo hoá, phi ngã chưa thoát
khỏi quy phạm văn chương của nhà nho thì thơ tự trào của Tú Xương
đã làm được điều đó. Trong cảm thức thị dân, bằng lối tự trào, tự vịnh,
Tú Xương đã tạo nên một kiểu hình nhà thơ thị dân, một kiểu trữ tình
phúng thể thị dân. Trước Tú Xương, trong thơ trào phúng nhà nho
điều đó chưa hề có. Ông quả thực đã tạo được cho mình một kiểu tự
trào hết sức độc đáo, làm nên phong cách rất riêng
Tóm lại: So sánh giọng điệu tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú
Xương, không phải để xác định ai hơn ai mà để từ đó ta thấy được tài
năng cũng như phong cách của từng nhà thơ. Cho dù đã trải qua hơn
một trăm năm nhưng Nguyễn Khuyến và Tú Xương luôn để lại trong
lòng người đọc sự yêu mến kính trọng, Một cụ Tam Nguyên Yên Đổ
nhẹ nhàng mà sâu sắc, một ông Tú Vị Hoàng sắc sảo và dữ dội. Cùng
là tự cười mình song mỗi tác giả đều có những cách cười thật khác
nhau. Chính vì vậy so sánh giọng điệu tự trào của Nguyễn Khuyến và
Tú Xương trong thơ để từ đó ta có thể thấu hiểu thêm về hai tác giả
qua sự tương đồng cũng như khác biệt trong sáng tác thơ của hai nhà
thơ, từ đó góp phần làm sáng tỏ phong cách của Nguyễn Khuyến,
Trần Tế Xương
Hồn thơ Nguyễn Khuyến

chính là "Tiếng sáo vo ve" bên trời "nước vọng", là "bóng trăng
trôi"dưới dòng lũ vô tình cuộn xiết, hóa chiếc thuyền thơ cô độc
len lỏi trên thi đàn Việt Nam thuở cơn lụt lội nhân tình thế thái
ngập tràn xứ sở. Ngay trong hai câu thơ hay đến sững sờ tả cảnh
đẹp hun hút, đẹp rờn rợn nổi gai ốc của nước lụt Hà Nam này,
Nguyễn Khuyến cũng chỉ cốt mượn nước lụt mà gọi hồn nước về
trong từ "nước vọng" để : "Sửa sang việc nước cho yên ổn"
Tâm thức "nước", "nước non", "đất nước" có thể nói là tâm thức
chủ đạo của Nguyễn Khuyến trong cả thơ nôm và thơ chữ Hán;
tuy ở đây chúng tôi chỉ mới khảo sát qua thơ nôm của ông mà
thôi. Trong bài thơ "Tự trào", Nguyễn Khuyến nói thẳng ra điều
cốt lõi nhất, đau đớn nhất của ông là nỗi nhục, nỗi đau vong
quốc, thông qua nghĩa đen của cuộc chơi cờ :"Cờ đương giở cuộc
không còn nước". Vì "Không còn nước " nên vua cũng không còn
thực nữa, chỉ là vua hề, chỉ là quan phường chèo thôi :" Vua chèo
còn chẳng ra gì / Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề "( Lời vợ
anh phường chèo). Một vị túc nho lấy trung quân ái quốc làm
đầu, phải tự tìm nhọ nồi, muội đèn, tro trấu mà bôi trát lên mặt
vua quan thành trò hề như thế, với Nguyễn Khuyến hẳn là nỗi
đau lớn nhất trong đời? Vì "Không còn nước" nên sau hơn 12 năm
làm quan tới chức Tổng đốc Sơn Tây, lúc vua Tự Đức mất và vua
Hàm Nghi ra chiếu cần vương chống Pháp, nhà thơ mượn cớ mắt
lòa cáo quan về ẩn dật cùng cà thâm dưa khú. Ông buồn lặng
hóa "mây côi", hóa "hạc độc", hóa thành " hoa năm ngoái", thành
"ngỗng nước nào", thành con cuốc gọi hồn nước năm canh, thậm
chí hoá thân vào mẹ Mốc, vào gái góa, vào anh giả mù, giả câm
giả điếc, thậm chí giả điên kiểu Sở cuồng, làm thơ đả kích giặc và
tay sai, như một cách yêu nước kháng Pháp của riêng mình
Nguyễn Khuyến đau đớn nhận ra hoa nở ngoài giậu thu cũng
không còn là hoa hôm nay của mình nữa, ngỗng kêu trên bầu trời

quê hương dĩ nhiên là ngỗng nước mình, chứ sao lại là ngỗng
nước nào:" Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái / Một tiếng trên
không ngỗng nước nào" ?( Thu vịnh). Khi "Không còn nước" nữa
thì con ngỗng kia cũng thành vong quốc, vong thân, thành
"ngỗng nước nào"thôi. Phải chăng ngỗng ấy cũng là ngỗng từ
năm ngoái, ngỗng của mình xưa mà không dám nhận, mà phải
đau đớn than là "ngỗng nước nào"? Rằng người không còn giữ
được nước thì bay về làm gì ngỗng ơi? Nhà thơ tủi hổ với cả
ngỗng trên trời và hoa dưới đất, muốn làm con cá lặn khuất dưới
ao bèo, ngại cả nỗi cắn câu. Đất đã mất thì trời phỏng còn ư,
mùa thu phỏng còn ư ? Hoa ấy, ngỗng ấy cũng là Nguyễn
Khuyến; như "mây côi" và "hạc độc" kia còn bị vong thân, vong
quốc huống nữa là trời đất, con người! Chúng tôi cho rằng, dù
viết về phong cảnh mùa thu nông thôn , dù nới rộng đề tài ra từ
bản thân mình đến xã hội, từ chim hoa, xóm mạc đến nước non
hồn thơ Nguyễn Khuyến bao giờ cũng toát lên một tinh thần yêu
nước sâu xa, yêu nước trong đau đớn, tủi buồn, yêu một cách
trầm lắng mà sôi sục, quặn thắt mà quan hoài, trào lộng mà trữ
tình, kín đáo mà động vang, cô đơn mà hòa nhập, lạnh lùng mà
bỏng cháy, dữ dội mà dịu êm. Bút pháp nghệ thuật bậc thầy
dùng thuỷ nói hỏa, dùng tĩnh tả động, dùng dương tả âm, dùng
vật tả tâm, dùng cảnh ngụ tình và ngược lại của Nguyễn Khuyến
đã khiến không ít người khi tiếp cận thi ca ông, mới đụng vỏ
ngoài đã tưởng thấu vào gan ruột. Ví như trường hợp ba bài thơ
thu của thi hào là bài "Thu vịnh", "Thu điếu", "Thu ẩm" được coi
là dấu hiệu thiên tài của nhà thơ nông thôn đệ nhất Việt Nam mà
có người, ngay cả khi viết sách giáo khoa cũng chưa thẩm hết
hồn thu Nguyễn Khuyến. Họ nhìn bằng mắt thường nên ngỡ mặt
ao thu bình lặng kia là đáy nước, nên bảo nhà thơ viết về mùa
thu với tâm trạng thư thái, an nhàn(!) Rằng nhà thơ uống rượu

say nhè như anh Chí Phèo say rượu lè nhè vậy Không, Nguyễn
Khuyến chỉ hớp một tí rượu trong chén hạt mít lấy hứng, chứ
không say lè nhè như ai hiểu. Dưới cảnh thu, ngồi nhấp chút rượu
thu, câu cá thu, làm thơ thu, nhà thơ chỉ mượn bề mặt tĩnh lặng
ao thu mà tả sự động vang sôi sục, quặn thắt, u uẩn, buồn
thương nơi thẳm đáy lòng mình , đặng gọi hồn nước đã mất về
thương hồn thu hiển hiện. Nói theo kiểu Apollinaire, Nguyễn
Khuyến chừng cũng cảm thấy hồn thu đã chết, đã bỏ đi đâu như
hoa kia ngỗng nọ, chỉ còn thân xác thu trong veo, cô quạnh, vắng
ngắt, bàng bạc như con ve mùa hè nằm chết trong mùa thu sau
khi đã hát rỗng cả ruột gan. Tả lửa song Nguyễn Khuyến vẽ khói,
tả nước mà nói thu, tả nỗi thẹn mình, tủi lây sang thu mà phải
mượn tới ông Đào Tiềm đời Tấn. Cũng có thể gọi ba bài thơ thu
của ông là tiếng chiêu hồn thu, chiêu hồn nước. Ngồi thưởng thu
không chút thư nhàn, đau xót quá, cảm thương nước mất mà sao
thu vẫn rưng rưng tìm về, nên nhà thơ không đừng lòng được,
đành rơm rớm khóc :" Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe"? Đừng đổ
oan cho Nguyễn Khuyến "mắt đỏ hoe" vì say rượu. Mùa thu trong
ba bài thơ đẹp đến lạnh ngắt, đẹp đến tột cùng cô đơn, u tịch,
phải chăng vì mùa thu chưa chiêu được hồn "hoa năm ngoái",
chưa gọi được vía " ngỗng nước nào" ? Cám cảnh thay nỗi " Tựa
gối, ôm cần lâu chẳng được" của nhà thơ, như thể ông là tù binh
của cần câu, là tù binh của chính hồn mình đang ở đâu đâu trong
trời đất mang mang thiên cổ lụy? Nguyễn Khuyến yêu nước lắm,
thương nòi lắm, đau đớn nỗi đời quay quắt lắm, đành giấu kín
tình yêu nước vào cảnh thu, ao thu, rượu thu như cá giấu dưới ao
bèo. Thi thoảng, ta nghe một tiếng "Cá đâu đớp động dưới chân
bèo", như nhà thơ ngầm an ủi mình rằng còn cá tức nhiên còn
nước Vì vậy, Nguyễn Khuyến rút ruột hóa thân vào hồn Thục Đế
xưa, thành con cuốc gọi hồn nước nay đến chảy máu cả đêm

hè :" Năm canh máu chảy đêm hè vắng / Sáu khắc hồn tan bóng
nguyệt mờ / Có phải tiếc xuân mà đứng gọi / Hay là nhớ nước
vẫn nằm mơ " ( Cuốc kêu cảm hứng ). Thương thay cho "Ngỗng
nước nào" vẫn không chịu bay đi, còn kêu xé trời cao trong thảng
thốt nỗi niềm dù mùa thu đã chết. Con ngỗng vong thân, gãy
cánh, đáp xuống trang thơ mà hóa thành con cuốc Việt Nam
chiêu hồn nước tới bây giờ. Bài thơ "Cuốc kêu cảm hứng" thật
hay, thật đoạn trường, đọc xong muốn khóc. Chúng ta thương và
kính trọng Nguyễn Khuyến vô cùng. Ông đã nén cả một nhân
cánh lớn, một hồn thơ lớn, một tri thức lớn, một nỗi đau lớn vào
tiếng cuốc nhớ nước thảm thiết làm chảy máu cả tâm can người
đọc hôm nay.Tinh thần hoài cổ, tinh thần "Hay là nhớ nước vẫn
nằm mơ " len lỏi vào mọi tâm sự, mọi vui buồn, thương giận, nhớ
nhung của nhà thơ. Ngay cả khi vịnh ông phỗng đá với ngụ ý diễu
mình, nhà thơ vẫn xót xa hỏi :" Non nước đầy vơi có biết
không ?"Chính vì nỗi "non nước" khôn nguôi này làm ông tủi hổ,
làm như lỗi tại mình mà nước mất nhà tan, nên mượn thơ mà cả
thẹn :" Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già / Xuân về ngày loạn càng
lơ láo ". Một người tài cao, học rộng, thương xót, nương nhẹ từng
cọng cỏ nhành hoa, một nhân cách lớn, khiêm cung tự tại, lại
phải đưa mình ra mà diễu, mà tự cười cợt, bông phèng mình thì
hẳn là phải đau đớn lắm, khổ tâm lắm :"Mở miệng nói ra gàn bát
sách / Mềm môi chén mãi tít cung thang / Nghĩ mình lại gớm cho
mình nhỉ " hoặc :" Lúc hứng uống thêm dăm chén rượu / Khi
buồn ngâm láo một câu thơ ". Một người thính nhạy như Nguyễn
Khuyến từng biết nghe bằng hồn, bằng vía, chán nỗi đời đục mà
giữ mình trong, đành ngụ mình, nương mình làm "Anh giả điếc
":" Trong thiên hạ có anh giả điếc / Khéo ngơ ngơ ngác ngác ngỡ
là ngây" " Sáng một chốc lâu lâu rồi lại điếc". Phải giả mù, giả
câm, giả điếc để sống, mà vẫn sống được trong xã hội nhố nhăng

nửa thực dân phong kiến thối nát, đảo điên kia, mới thương cho
Nguyễn Khuyến phải ra tuồng trong chính thân phận mình:"Mua
vui lắm lúc cười cười gượng / Giả dại nhiều khi nói nói bông".
Mượn sự điên dại của " Mẹ Mốc" tỏ bày tâm sự, Nguyễn Khuyến
như tự xé quần áo tinh thần mình để phơi bày "hình hài gấm vóc"
ra mà che mắt thế gian, những mong yên ổn :"Tấm hồng nhan
đem bôi lấm xóa nhòa / Làm thế để cho qua mắt tục ". Mẹ Mốc
ấy là tâm hồn vằng vặc muôn sau của Nguyễn Khuyến, sống
trong thế giới của những "** cầu Nôm", "Tiến sĩ giấy", "Hội
Tây" vẫn không chút bợn nhơ :" Sạch như nước, trắng như ngà,
trong như tuyết / Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ
" Nhà thơ vô cùng căm ghét bọn cướp nước và bán nước. Ông
dùng tài thơ trào phúng vừa hóm, sâu, vừa cay độc đến tận cùng
mà váy hóa lá cờ tam tài của giặc trong tiếng cười thâm thuý :"
Ba vuông phất phới cờ bay dọc / Một bức tung hoành váy xắn
ngang". Hóa ra cái váy con ** của thời :" Vợ bợm, chồng quan,
danh phận đó" đã được kéo lên thành cờ "ba vuông" phất phới,
ngang dọc, làm bình phong che mặt tham quan ô lại đục nước
béo cò. Nguyễn Khuyến mang vũ khí trào lộng vạch mặt chúng
bằng tiếng cười cay độc :" Có tiền việc ấy mà xong nhỉ / Đời
trước làm quan cũng thế a ?" Phải sống trong thời " ** mà có tàn,
có tán, có hương án, có bàn độc " làm sao Nguyễn Khuyến không
thẹn thùng, tủi hổ, xót xa cả hồn thơ, đành than trời :" Thử xem
trời mãi thế này ư ?". Tìm mùa thu ẩn mình không yên ổn, núp
vào mình cũng không xong, nhà thơ đôi khi phải trốn vào giấc mơ
mà chơi trò đánh bùn sang ao bản thể, mà lẫn lộn bóng mình với
bóng người, lấy hư làm thực bằng một câu thơ tuyệt hay, rất hiện
đại :" Bóng người ta nghĩ bóng ta / Bóng ta, ta nghĩ hóa ra bóng
người"( Bóng đè cô đầu).
Thơ nôm Nguyễn Khuyến hay cả ở thần lẫn ở thái, ở hình lẫn ở

thể, ở hồn chữ dân gian, gợi cảm, mới lạ, hiếm thấy ví như :"
Quyên đã gọi hè quang quác quác / Gà từng gáy sáng tẻ tè
te Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe ", " Bán buôn gió chị với
trăng dì" Nguyễn Khuyến quả là thánh chữ khi dùng động từ
"thập thò " trong câu thơ thần tình sau :"Một khóm thuỷ tiên dăm
bảy cụm / Xanh xanh như sắp thập thò hoa". Câu thơ "sắp thập
thò hoa" này mang đặc trưng nhất của phong cách Nguyễn
Khuyến. Từ đây, ta có thể thấy thi pháp " thập thò hoa" là thi
pháp độc đáo kỳ khu của thơ ông : thập thò giữa tình và cảnh,
giữa vật và tâm, âm và điệu, cảm và thức, thập thò giữa thực và
hư kiểu "hoa năm ngoái" và "ngỗng nước nào" Nguyễn
Khuyến mượn cảnh đẹp nông thôn mà yêu nước Việt, một tình
yêu buồn thương u uất được thể hiện bằng nghệ thuật trữ tình
trào phúng của thơ bậc thầy. Ông chính là ngọn Đọi sơn của thi
ca Việt Nam, nơi nhà thơ từng viết: " Chùa xưa ở lẫn cùng cây
đá / Sư cụ nằm chung với khói mây". Không, chính là hồn thơ
Nguyễn Khuyến vẫn "nằm chung với khói mây" trên đỉnh trời thi
ca dân tộc. Thắp nén hương ngày tết tưởng nhớ lần giỗ thứ 90
của Nguyễn Khuyến, cũng là dịp cho ta đọc lại câu thơ hay nhất
của thi hào mà giật mình trước tấm lòng trắc ẩn và tư tưởng sâu
sắc của tiền nhân, đã có nhã ý mượn tóc gió mà dối lại cho đời
sau câu hỏi nhức nhói khôn cùng của triết học nhân sinh :"Ngọn
gió không nhường tóc bạc a ?". Vâng, ngọn gió thời gian, ngọn
gió của quy luật muôn đời không nhường tóc bạc thời đại Nguyễn
Khuyến đã đành, mà kể cả thời đại chúng ta, nó cũng không biết
nhường ai cả, dù là tóc bạc của thi ca, của thiên tài đi chăng
nữa.,.
Hồn thơ Tú Xương
Thơ Tú Xương là một đặc sản của thời cuộc. Thời cuộc buổi Tây
sang, đánh cướp được nước ta rồi, họ hạ trại tính chuyện ăn ở lâu

dài và khai thác các nguồn lợi. Họ du nhập áp đặt lối sống của họ.
Họ tạo ra một thứ người Việt tôi tớ. Làm tôi tớ mà lại dị hợm. Dị
hợm vì cơm thừa canh cặn, cũng dị hợm với lối sống học mót
ngoại bang, từ nói năng xì xồ nói ít tiếng Tây, đến ăn uống sáng
rượu sâm banh tối sữa bò.
Đấy là bọn quan lại tay sai phủ, huyện, tổng đốc, nhưng đông
hơn, gặp chan chát ngoài đời và tạo nên nét đổi thay cả xã hội,
lại là lớp công chức ăn lương Pháp, ấy là các thứ thông, ký, phán,
tham… cho đến các thầy cẩm, thầy cò. Lớp người này sống ở các
thành thị, làm nên nét đặc trưng của phố phường thời ấy.
Cái bối cảnh xã hội nhố nhăng tủi nhục ấy đã lọt vào tầm cảm
hứng của Tú Xương, một người sinh và sống ở phố phường Nam
Định. Xã hội Nam Định cuối thế kỷ mười chín đầu thế kỷ hai mươi
hiện lên, cụ thể, chi tiết là hiện từ thơ Tú Xương. Và chỉ trong thơ
Tú Xương nó mới phong phú, sinh động đủ cho hôm nay ta đọc
mà còn như được chung khóc cười với tác giả.
Thơ Tú Xương thành một bảo tàng nhan nhản những hiện vật thời
cuộc của riêng Nam Định và cũng là của chung điển hình cho cả
nước trong cái thời bi phẫn đó. Đạo lý băng ngoại, đồng tiền lên
ngôi, chất người xuống giá. Tú Xương ngửa mặt kêu trời cho cái
mảnh đất Phố phường tiếp giáp với bờ sông:
Có đất nào như đất ấy không?
(…) Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Keo cú người đâu như *** sắt
Tham lam miệng thở những hơi đồng
Tú Xương bi phẫn trong bài thơ Đau mắt:
Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ
Giương mắt trông chi buổi bạc tình
Từ bệnh đau mắt đã thành nỗi đau con mắt lúc trông đời. Ông

còn đau trong trái tim. Đau khi đêm vắng trong tâm trí nghe
vọng tiếng gọi đò trên con sông đã lấp.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
Sông Lấp ấy là của Nam Định, nhưng tiếng gọi đò thì đã thành
tiếng gọi hồn sông núi của con dân cả nước. Cái giật mình Tú
Xương là cái giật mình thân phận của cả một dân tộc.
Tú Xương là nhà thơ đặc sắc của toàn dân, của mọi địa phương.
Các thế hệ học trò đều học và nhớ thơ ông.
Trong các nhà thơ viết bằng thứ chữ vuông tượng hình, ông là
người đầu tiên và cũng là cuối cùng, đã đưa được không khí thị
dân tiền tư bản vào thơ. Ông đã mang được chất liệu, lẫn cảm
xúc hiện đại của thế kỷ XX vào các câu thơ được gọi là cổ điển.
Nguyễn Khuyến, nhà thơ lớn cùng thời với ông, sinh trước ông 35
năm và mất sau ông hai năm, tài thơ cũng cao, nhưng không
giàu chất sống hiện thực bằng ông, không đủ gay gắt việc đời
như ông. Nguyễn Khuyến là ông đại khoa không có được cái cay
đắng Trần Tế Xương, hay chữ mà lều chõng đến tám khoa, từ
1885 đến 1906, chỉ được cái tú tài.
Nỗi từng trải ấy đẻ ra cái nhìn hiện thực trào lộng vỗ mặt vào thứ khoa
cử cuối mùa, đào tạo tôi tớ cho thực dân xâm lược:
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông
Nó đỗ khoa này có sướng không
Trên ghế bà đầm ngoi *** vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng
Đầu đối với *** là nhục thì lấy động từ ngỏng mà trả thù. Hiện thực ấy
là hiện thực của thành Nam, nó nhỡn tiền đối với Tú Xương, nơi có
trường thi lôi thôi sĩ tử.
Một tỷ lệ lớn thơ Tú Xương là thơ nói việc đi thi, hỏng thi, gắn nhiều
tên đất, tên người của Nam Định. Tú Xương khi trữ tình thì còn tiêu tao

ước lệ Tam Đảo Ngũ Hồ, chớp bể mưa nguồn chứ Tú Xương khi đã hiện
thực thì nhân chứng vật chứng cụ thể lắm, chi tiết đủ độ tin cậy làm
hồ sơ cho lịch sử:
Ở phố hàng Song thật lắm quan
Thành thì đen kịt, Đốc thì lang
Rồi những ông lang Xán, chú ích Sinh, kẹo Thiều Châu, bánh Hanh
Tụ…
Nguyên liệu tạo nên thơ Tú Xương là Nam Định. Từ Nam Định hồn thơ
ông đã ôm và đất nước, bao quát một giai đoạn lịch sử. Tú Xương hộ
khẩu thường trú ở phố hàng Nâu, ở phố hàng Nâu có phỗng sành.
Phố hàng Nâu bây giờ là phố Minh Khai, căn nhà số 280. Gia đình ông
Trần Ngọc Thành đã ở đây từ năm 1952, căn nhà sửa chữa nhiều lần,
giờ đây lại xây một căn mới phía trước. Nhưng vẫn còn giữ được căn
nhà gác hai tầng của Tú Xương nằm khuất phía sau. Khách thăm xin
phép vẫn được gia chủ rộng lòng cho vào thăm. Nhưng phải là người
biết, chứ khách vãng lai đi qua ngoài phố không ai biết đây là nơi ăn ở
của Tú Xương. Căn gác đã ọp ẹp lắm. Phải chăng người chủ thổ cư này
chưa phá đi xây lại là vì trong lòng một cư dân Nam Định cũng còn lưu
luyến chút hơi hướng Tú Xương.
Thơ Tú Xương đã tạo nên phần đặc sắc cho một giai đoạn thơ ca dân
tộc và độc đáo hơn, nó đã thành tâm hồn của phố phường Nam Định.
Những dấu tích còn lại của cuộc đời ông đã thành phần tài sản quý báu
của thành phố, thành sức thu hút, thành nơi chiêm ngưỡng của đồng
bào cả nước khi về Nam Định. Thời gian càng lùi xa, đời sống văn hóa
của dân ta càng được nâng cao, những dấu tích ấy càng trở nên vô
giá.
Nghĩ vậy nên mong muốn ủy ban tỉnh, ngành văn hóa nên mua lại căn
nhà 280 Minh Khai, chỉ có 102 mét vuông đất, để rồi tôn tạo, phục hồi
giữ lại nguyên dạng căn nhà cũ, gắn biển kỷ niệm, gìn giữ cho đồng
bào cả nước di tích của nhà thơ và cũng là dấu vết kiến trúc một Nam

Định cái thời Trời đất xoay ra phố cả làng.
Đối diện với căn nhà ở của ông Tú, bên kia đường, còn gian nhà ông
ngồi dạy học. Gian nhà giột nát, người ta đã phải trùm tấm tôn lên
một nửa mái ngói, nhưng vẫn còn tường vách rui mè cũ và phía trước,
cuối cái sân con, còn một bức phù điêu vôi vữa hình cuộn thư, có chữ
triện. Mưa nắng phôi pha nhưng vẫn đủ gợi bâng khuâng thương nhớ
người xưa.
Phục chế lại nhà cửa, phục hiện và sưu tầm lại nghiên bút, lều chõng,
thi cử thuở xưa, biến đây thành bảo tàng Tú Xương, bảo tàng thơ và
bảo tàng việc học. Đấy không chỉ là tấm lòng chúng ta ghi ơn nhà thơ
mà còn dấy nên niềm tự hào của con dân Nam Định về truyền thống
hiếu học tự bao đời.
Tiếng gọi đò trong bài thơ Sông Lấp của Tú Xương làm xao xuyến mọi
lòng dân Việt bởi cái âm hưởng như gọi hồn đất nước. Theo tôi đấy là
bài thơ hay nhất của Tú Xương, và cũng là bài thơ của một giai đoạn
lịch sử, của hồn vía Việt Nam sâu nặng.
Hai câu thơ trích từ bài này đã được các nhà quản lý văn hóa khắc trên
bia mộ Tú Xương, nơi vườn hoa Vị Xuyên. Ngôi mộ được di dời từ
những năm đất nước còn gian khổ. Ngày ấy có người kêu, trách ngành
văn hóa: ép cụ Tú rời xa đồng ruộng, vào nằm nơi bụi bậm thị thành,
vườn hoa bóng liễu, trai gái trăng hoa. Bây giờ nhìn cả quần thể kiến
trúc nơi đây, một vùng trang trọng nhất của thành phố, nơi mọi du
khách đều đến thăm viếng, mới thấy việc chuyển mộ Tú Xương năm
ấy là có lý. Chỉ tiếc trong hai câu thơ trích, khắc quốc ngữ trên bia, có
một chữ sai, nên sửa.
Trở lại bài thơ Sông Lấp, bài thơ mang hồn ông Tú. Nam Định ta nên
cố định dáng vẻ tâm hồn gọi đò đêm này bằng một bức tượng Tú
Xương, y phục dân tộc, chới với gọi đò. Bức tượng nhìn ra sóng nước
sông Đào, bên chỗ Cầu Đò Quan thoáng đãng. Tú Xương gọi hồn nước.
Chúng ta gọi hồn ông. Chúng ta tự hào truy lĩnh tài sản tâm hồn ông

để lại và qua bức tượng chúng ta cũng bàn giao lòng biết ơn Tú Xương
với mai sau.
Một ông Nguyễn Khuyến thì đau đáu với thời cuộc, chửi kẻ ác thâm
thúy (Hoàng Cao Khải, mụ Tư Hồng ) Một ông Tú Xương thơ hay mà
thi cử thì lận đà lận đận nên ngông cuồng trong hồn thơ.
đề 4:
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước, nhà văn hóa cận đại của
Việt Nam sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 tại làng Tân Khánh, phủ
Tân Bình, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay)
và mất ngày 3 tháng 7 năm 1888 tại Ba Tri, Bến Tre.
Tiểu sử
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sớm trải qua những chuỗi ngày gia
biến và quốc biến nghiêm trọng đã tác động đến nhận thức của
ông. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu đã theo cha chạy giặc.
Năm 1833, Nguyễn Đình Huy (cụ thân sinh của Nguyễn Đình
Chiểu) gửi Nguyễn Đình Chiểu cho một người bạn ở Huế để ăn
học.
Năm 1843 ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, năm 1847 ông ra
Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng sau đó, mẹ ông
mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vất vả lại thương mẹ
khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Về quê, chịu tang
mẹ xong, ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa
dạy học vừa làm thơ sống giữa tình thương của mọi người. Về sau
có người học trò cảm nghĩa thầy đã gả em gái. Nhân dân thường
gọi ông là Đồ Chiểu hay Tú Chiểu.
Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp
tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ
mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là,
lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kích động
lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Biết ông là người có uy tín

lớn, Pháp nhiều lần mua chuộc nhưng ông vẫn nêu cao khí tiết,
không chịu khuất phục.
Người Việt Nam đánh giá ông không những là một nhà thơ lớn mà
còn là một nhà yêu nước, một nhà văn hóa Việt Nam của thế kỉ
19.
Quan điểm văn chương
Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng
ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm "văn dĩ tải đạo"
của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan
niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của
trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đạo trời được đề cao nhưng
trong thực tế đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Đó là quan
niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu.
Quan điểm văn chương Đồ Chiểu tuy không được tuyên ngôn
nhưng đây là quan điểm tiến bộ và gần gũi với văn chương dân
tộc: Văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công
và tinh thần nhân ái.
Tác phẩm chính
Lục Vân Tiên sáng tác trước khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, có tính
chất tự truyện.
Dương Từ Hà Mậu (chưa xác định thời điểm sáng tác)

×