Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

KINH TẾ KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.51 KB, 58 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

XNK

Xuất nhập khẩu

CCDC

Công cụ dụng cụ

ĐĐH

Đơn đặt hàng

GTGT



Giá trị gia tăng

HĐBH

Hóa đơn bán hàng

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NVL

Nguyên vật liệu

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK

Tài khoản


TSCĐ

Tài sản cố định

TGNH

Tiền gửi Ngân hàng

VNĐ

Việt Nam Đồng


2

2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ
THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ CƯỜNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần sàn xuất và
xuất nhập khẩu Phú Cường:
-

Tên đơn vị : CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XNK PHÚ

CƯỜNG.
- Trụ sở : Tổ 60 – P. Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

- Điện thoại : 0293.867.519 – Fax: 0293.818.857
- Email: Phucuongque @gmail.com.
- Giấy phép kinh doanh số: 5200.462.794 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Yên Bái cấp ngày 11/09/2009.
- Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Phú Cường được thành lập
trên cơ sở tách ra từ Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Yên Bái tháng
9/2009.
- Giám đốc: Trần Văn Bình
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần sản
xuất và xuất nhập khẩu Phú Cường
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập
khẩu Phú Cường:
Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Phú Cường là một công ty
chuyên sản xuất và kinh doanh về mặt hàng quế thanh, quế ống và tinh dầu
quế các loại... Ngoài ra công ty còn tiến hành trồng và thu mua xuất khẩu các
loại chè xanh, chè đen các loại..., ngoài ra gần đây công ty còn tiến hành phát
triển thêm ngành may mặc.


3

3

Trước đây công ty thuộc Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp
Yên Bái, sau đó đến tháng 9/2009 thì tách riêng ra thành công ty sản xuất và
xuất nhập khẩu Phú Cường.
 Chức năng:

Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Phú Cường một pháp nhân

kinh tế hoạt động theo pháp luật và theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Vì
vậy chức năng chính của công ty là tư vấn thu mua và sản xuất các thành
phẩm cây công nghiệp, thực hiện tìm kiếm đầu ra xuất khẩu tại nhiều nước
khác nha. Ngoài ra trong quá trình sản xuất quế, chè... công ty cũng kiểm tra
nghiêm ngặt các quy trình cũng như chất lượng thành phẩm, loại bỏ những
sản phẩm hư hỏng hoặc không đạt yêu cầu, để nhằm đáp ứng cho ra những
sản phẩm chất lượng để phục vụ tiêu dùng trong nước và nhất là xuất khẩu
sang nước ngoài.
 Nhiệm vụ:

Lập ra các kế hoạch sản xuất, công tác kỹ thuật tài chính về thu mua và
sản xuất quế, chè...tổ chức thực hiện kế hoạch đó theo nhiệm vụ và chỉ tiêu đã
đặt ra.
Lập và tô chức thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật
chất kỹ thuật của công ty nhằm phát triển năng lực sản xuất, đáp ứng nhiệm
vụ và mục tiêu đã đề ra của công ty;
Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ, các phương pháp
xây dựng tiên tiến, các sáng kiến phát minh mới vào quá trình sản xuất,
thường xuyên cải tiến các công trình kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành và thời lượng sản xuất.
Thực hiện đúng đắn chế độ quản lý, chế độ kế toán, chế độ tiền lương, tiền
thưởng theo quy định của nhà nước. Hoàn thành nghĩa vụ nộp tích lũy và các
khoản nộp khác vào ngân sách nhà nước. Có biện pháp quản lý, sử dụng lao
động, nguồn vốn, vật tư trang thiết bị một cách hợp lý, chống biểu hiện tham
ô lãng phí.


4

4


Tổ chức quản lý hợp lý về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công
nhân sao cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quy mô của công ty trong
từng giai đoạn cụ thể. Không ngưng nâng cao chất lượng nhân viên thông qua
các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Đưa ra các chính sách đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, tổ chức các phong trào
thi đua lao động trong toàn công ty nhằm khuyến khích thúc đẩy quá trình sản
xuất.
Chăm lo bồi dưỡng chính trị, tư tưởng đạo đức, tổ chức bảo vệ kinh tế cho
toàn công ty.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần
sản xuất và xuất nhập khẩu Phú Cường.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất phức tạp, tổng hợp,
đa dạng bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn, trải qua nhiều quá trình, từ thu
mua, tiến hành gieo trồng đến giai đoạn thu hoạch, sản xuất và tiến hành xuất
bán xuất khẩu...tất cả những hoạt động này diễn ra trong không gian và thời
gian cụ thể.
Theo giấy phép kinh doanh số5200.462.794do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Yên Bái cấp ngày 11/09/2009.. Công ty được phép hoạt động trong những
lĩnh vực chủ yếu sau:
-

Thu mua, sản xuất và chế biến các sản phẩm từ quế như quế thanh, quế

ống, quế bột, tinh dầu quế...
- Trồng và chế biến các loại chè xanh, chè đen, chè lá tươi, chè khô...
- May mặc và sản xuất các loại giày thể thao, quần áo thể thao.
1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty cổ
phần sản xuất và xuất khẩu Phú Cường:
 Quy trình sản xuất quế vỏ khô xuất khẩu:


Thời vụ thu hoạch : Tháng 3 và tháng 8 âm lịch.
Thu hoạch nguyên liệu cắt theo quy cách, phơi khô tự nhiên đến khi thuỷ
phần còn lại từ 13 – 14%.
 Quy trình sản xuất tinh dầu quế xuất khẩu:


5

5

Thiết bị cho sản xuất tinh dầu quế thô : Do Công ty cổ phần cơ khí và xây
lắp công nghiệp Yên bái chế tạo theo mẫu thiết kế và bản quyền của Công ty
cổ phần xuát nhập khẩu tổng hợp Yên bái được công ty Hoá công lâm sản Đại
nhã thành phố Ngô châu – Quảng tây – Trung quốc nhượng quyền.
Công nghệ: áp dụng công nghệ Andehyd hoá. Nguyễn liệu sử dụng là
cánh, lá quế tận thu sau khi đốn tỉa, thu hoạch dùng làm nguyên liệu chưng
cất và được tận dụng làm nhiên liệu.
Thiết bị và công nghệ tinh chế tinh dầu quế: Do Công ty tư vấn thiết kế kỹ
thuật Bách khoa cung cấp theo mẫu tháp của Pháp chế tạo. Được kiểm
nghiệm tại INTEROIL Việt nam. Công nghệ chưng khan dùng dung môi tải
và công nghệ lạnh chân không bẫy tinh dầu.
 Quy trình và thiết bị tinh chế tinh dầu quế:

Quy trình chế biến tinh dầu quế được thực hiện qua sơ đồ 1.1 ( phụ lục)
Sơ đồ 1.1: Quy trình chế biến tinh dầu quế
 Quy trình sản xuất chè đen xuất khẩu:

Công nghệ sản xuất chè đen bằng phương pháp ORTHODOX (OTD) trên
công nghệ héo dòng tĩnh của Ấn độ, công nghệ này có ưu điểm là phù hợp với

khả năng đầu tư và thuận tiện trong vận hành.
Quy trình sản xuất chè được thể hiện trong sơ đồ 1.2 ( phụ lục)
Sơ đồ 1.2: Quy trình chế biến chè
 Sản phẩm :

Quế vỏ khô gồm : Quế ống dầu, quế ống xô, quế số 3, quế chẻ thanh, quế
mảnh vụn, quế bào vỏ, quế bột.
Tinh dầu quế Yên bái có các thành phần cơ bản sau:
- Cinnamyl alđehy

80 -

85%

- Cinnamal axetat

3 -

- Coumarin

1 - 3%

- Orthometoxy

0,2 - 0,8%

5%

Chè xanh máy xuất khẩu gồm có các loại : Đặc biệt, OP, P, BP, BPS Và F.



6

6

Chè đen ORTHODOX thành phẩm gồm 2 nhóm chất lượng :
- OP, FBOP, P

40%

- PS, BPS, F, D 60%
 Thị trường :

Quế vỏ được tiêu thụ tại thị trường các nước : Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài
Loan, Trung Quốc, các thị trường tiêu thụ trong nước...
Tinh dầu quế được tiêu thụ tại : Hàn Quốc, Đài Loan, được dùng trong
công nghệ sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm.
Chè Việt nam được xuất khẩu tới các nước trên thế giới, thị trường tiêu thị
sản phẩm chè đen của Công ty hiện nay là : Pakistan và Ấn Độ; chè xanh máy
là : Đài Loan, phục vụ trong nước.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất – kinh doanh của công
ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Phú Cường:
Bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty gồm :
-

Hội đồng quản trị , Ban Giám đốc, Ban kiểm soát.

-

Các phòng chức năng : + Phòng Tổ chức hành chính


+ Phòng Kế toán tài chính
+ Phòng Kế hoạch Thị trường
-

Phương thức tổ chức : Theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (phụ lục)
 Giám đốc điều hành :

Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng ngày của Công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị, nghị quyết của
Đại hội đồng cổ đông, điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật.
Bảo toàn và phát triển vốn theo phương án sản xuất kinh doanh đã được
Hội đồng quản trị phê duyệt, được thông qua Đại hội đồng cổ đông.
Xây dựng và trình HĐQT kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và kế
hoạch dài hạn.


7

7

Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định. Quyết định giá mua, giá bán
nguyên liệu, thành phẩm (trừ những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước quy
định) quyết định các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến
khích mở ộng sản xuất kinh doanh.
Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động kết quả SXKD của Công ty.
Đề nghị HĐQT bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các
chức danh: Phó giám đốc, Kế toán trưởng. quyết định khen thưởng bổ nhiệm

các chức danh trưởng phó bộ phận quản lý, bộ phận sản xuất và các cán bộ
CNV dưới quyền.
Đại diện Công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đế nquyền
lợi của công ty khi được HĐQT uỷ quyền bằng văn bản.
 Phòng tổ chức hành chính :

Phòng tổ chức hành chính tham mưu giúp Giám đốc về công tác tổ chức
và công tác hành chính quản trị có 4 người, cụ thể :
Giúp Giám đốc quản trị toàn bộ nhân lực của doanh nghiệp, tham mưu
về công tác cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý sản xuất, lao động tiền lương, bảo
hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, công tác chế độ chính
sách đối với người lao động, thanh tra bảo vệ quân sự, thi đua khen thưởng,
bảo vệ chính trị nội bộ, tuyển dụng đào tạo, nâng lương, nâng bậc..
Thưc hiện công tác hành chính quản trị phục vụ nhu cầu làm việc đời
sống sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên.
Lập kế hoạch dự trù mua sắm quản lý cấp phát các dụng cụ trang bị
hành chính phục vụ yêu cầu làm việc của cán bộ CNV.
Xây dựng kế hoạch quản lý, sửa chữa quy hoạch nơi làm việc theo quy
định đối với cán bộ CNVC.
Công tác văn thư lưu trữ, đánh máy in ấn tài liệu và thông tin liên lạc.
Thực hiện quản lý sử dụng con dấu đúng quy định của Công ty.
Thực hiện nhiệm vụ tiếp tân, khánh tiết giao dịch đối với khách Công ty.


8

8

 Phòng kế toán tài chính:


Phòng kế toán tài chính có 6 cán bộ nhân viên với chức năng nhiệm vụ
tổ chức hạch toán kế toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Xây dựng kế hoạch tài chính kế toán của Công ty hàng năm. Khảo sát
xây dựng chương trình, giao kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực thuộc.
Phân tích, hạch toán hoạt động kinh doanh trong Công ty tháng, quý,
năm giúp cho lãnh đạo chỉ đạo hoạt động doanh nghiệp.
Cân đối, lo vốn kinh doanh cho toàn Công ty.
Ghi chép giám sát theo dõi quản lý vốn, tài sản của Công ty.
Trích nộp đủ đúng, kịp thời thuế và các khoản nghĩa vụ khác đối với Nhà
nước theo quy định của luật pháp.
Thực hiện chi trả các khoản tiền công và các chế độ khác như tiền
thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội v.v... đối với người lao động.
Thành lập các quỹ, phân bổ các quỹ xí nghiệp rheo chế độ quy định.
Hướng dẫn ghi chép, cập nhật chứng từ và chuyển tiền của các đơn vị cơ
sở về Công ty.
 Phòng kinh doanh- thị trường:

Phòng Kinh doanh - thị trường có 5 lao động với chức năng nhiệm vụ sau:
Thực hiện công tác điều tra, nghiên cứu thị trường, khả năng tiêu thụ
hàng hóa trên thị trường nội địa và quốc tế trong từng giai đoạn cụ thể để có
kế hoạch chuẩn bị hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường - xây dựng kế hoạch
thu mua phù hợp với khả năng sản xuất của đơn vị.
Thực hiện nghiên cứu thị trường, xây dựng phương án kinh doanh, mở
rộng thị trường.
Tổ chức tốt các kế hoạch kinh doanh hàng xuất khẩu, nội địa và các
ngành kinh doanh, dịch vụ khác.
Nghiên cứu đề xuất phương án, giải pháp, cơ chế kinh doanh ở mỗi thời
điểm phù hợp với giá cả và diễn biến thị trường cả trong nước và nước ngoài.
Thực hiện công tác quảng cáo về các sản phẩm, dịch vụ của Công ty.



9

9

1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty cổ phần
sản xuất và xuất nhập khẩu Phú Cường:
1.4.1. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập
khẩu Phú Cường trong những năm gần đây:
Để đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần sản xuất và xuất
nhập khẩu Phú Cường,có thể được thể hiện thông qua bảng phân tích kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm tài chính từ năm 2015 đến năm
2016.( Phụ lục, trang 1-4).
Qua bảng phân tích kết quả hoạt dộng kinh doanh của công ty ta thấy
tổng lợi nhuận kế toán sau thuế năm 2016 tăng so với năm 2015là
51.926.942đồng tương ứng với tốc độ tăng là 40,4%,chứng tỏ năm 2015 công
ty đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt hiệu quả.
Có thể thấy lợi nhuận tăng lên là do ảnh hưởng của một số nhân tố sau:
-

Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán năm 2016 giảm so với năm 2016
là 1.421.244.711 đồng, tương ứng với mức giảm là 32,6%, làm lợi nhuận tăng

thêm 1.421.244.711 đồng.
Chi phí tài chính: Chi phí chi cho hoạt động tài chính ở năm 2016 giảm
7.865.909 đồng tương ứng với 22,1%, làm lợi nhuận tăng thêm 7.865.909 đồng.
Thông qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, có
thể thấy công ty đang ngày một đẩy mạnh đầu tư máy móc thiết bị kĩ thuật
tiên tiến, cùng với đó là giảm giá thành chi phí nguyên vật liệu đáng kể, nhờ
vậy mà mang lại nguồn lợi nhuận càng ngày càng tăng cao. Công ty nên tiếp

tục thực hiện thêm một số kế hoạch mới khả thi hơn để làm tăng doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như doanh thu hoạt động tài chính góp
phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.4.2. Tình hình tài chính của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu
Phú Cường những năm gần đây:
Xem xét về tình hình laođộng của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu
Phú Cường ta xem bảng tình hình lao động của công ty trong 3 năm tài chính
(Bảng 1.2).


10

10

Nhìn chung, cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ chiếm tỷ lệ
cao, số cán bộ có trình độ đại học và công nhân kỹ thuật nghề chiếm tỷ trọng
cao trong tổng số cán bộ CNV của công ty điều đó giúp cho sản phẩm của
công ty đạt chất lượng cao, và đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng.
Từ năm 2014 đến năm 2015 tổng số CNV của công ty không thay đổi
vẫn là 300 CNV, tuy nhiên chỉ có công nhân kỹ thuật nghề năm 2014 tăng 1
người so với năm 2013.
Năm 2016 tổng số CNV giảm 6 người so với năm 2015, tương ứng giảm
1%. Trong đó, số lao động có trung cấp kỹ thuật giảm 2 người tương ứng với
tốc độ giảm 8%, công nhân kỹ thuật nghề giảm 4 người tương ứng với giảm
2%. Điều đó, có thể là do năm 2016 công ty muốn cắt giảm chi phí nên cắt
giảm nên công nhân trong công ty.
Bảng 1.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm từ 2014-2016 (phụ lục)
Qua bảng phân tích bảng cân đối kế toán trong 3 năm tài chính từ năm
2014 đến năm 2016 ta thấy:
- Về tài sản:

+ Tổng tài sản của công ty năm 2015 tăng 8556262072 đồng so với năm
2014 tương ứng với tốc độ tăng là 249.27%. Nguyên nhân tăng là do tiền và
các khoản tương đương tiền tăng mạnh năm 2015 tăng 6995259279 đồng so
với năm 2014 tương ứng với tốc độ tăng la 1278.49 %, đây là nhân tố chủ yếu
khiến tổng tài sản của công ty tăng. Lượng tiền dự trữ tăng có thể làm tăng
khả năng thanh toán, tiện lợi trong việc mua hàng, tuy nhiên nó làm lãng phí
nguồn lực giảm lượng tiền để đầu tư của công ty. Nhân tố tiếp theo là các
khoản phải thu của khách hàng năm 2015 tăng 111487387 đồng so với năm
2014 tương ứng với tốc độ tăng là 70.17%, các khoản phải thu tăng lên và
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản chứng tỏ doanh nghiệp vẫn bị chiếm


11

11

dụng vốn mạnh. Hàng tồn kho của công ty năm 2015 cũng tăng 1006040879
đồng so với năm 2014 tương ứng với tốc độ tăng là 53.94%
+ Tuy nhiên tổng tài sản năm 2016 lại giảm 900452997 đồng so với
năm 2015 tương ứng với tốc độ giảm 2.45%. Nguyên nhân là do tiền và các
khoản tương đương tiền giảm 1150444791 đồng tương ứng với tốc độ giảm là
15.80%, điều này có thể do doanh nghiệp chú trọng vào việc đầu tư, mua sắm
tài sản. Nguyên nhân tiếp theo là các khoản phải trả trước cho người bán giảm
1602649 đồng so với năm 2015 tương ứng với tốc độ giảm là 0.45%, công ty
đang cố gắng giảm các khoản nợ với khách hàng. Tài sản ngắn hạn khác năm
2016 cũng giảm 94020288 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 64.50% đây là
nhân tố chính khiến tổng tài sản giảm.
Về trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật:
Trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là nhân tố vô cùng quan trọng
quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty. Một công ty có đầy đủ trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật
tiên tiến sẽ giúp cho quá trính sản xuất nhanh hơn, tăng lợi nhuận và nâng cao
sức cạnh tranh.
Công ty cần bổ sung thêm máy móc, thiết bị đảm bảo đầy đủ số lượng và
tính đồng bộ, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất của
công ty trong thời gian tới.


12

12


13

13

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ CƯỜNG
2.1. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty cổ phần sản xuất và xuất
nhập khẩu Phú Cường.
 Tình hình về tổ chức bộ máy kế toán:

Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Phú Cường là công ty có
quy mô sản xuất tập trung lớn, địa bàn hoạt động kinh doanh rộng (61 tỉnh
thành trong cả nước), có quy trình công nghệ sản xuất, quản lý riêng, Công ty
áp dụng hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán của Công ty
được thực hiện tại phòng kế toán., phòng kế toán Công ty có nhiệm vụ thu
thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công tác kế
toán, theo chuẩn mực kế toán hiện hành.

Ngoài ra, kế toán Công ty cũng thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám
sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thanh toán công nợ và nghĩa vụ
đối với Ngân sách nhà nước; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn
hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm luật tài chính.
Phân tích số liệu kế toán, tham mưu và đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu
quản trị & quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị, cung cấp thông tin và số
liệu kế toán theo qui định của pháp luật. Công ty có sơ đồ hệ thống kế toán
như sau:
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy công ty của công ty (phụ lục)
Theo loại hình này thì toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung
tại phòng kế toán từ khâu thu nhập, quản lý chứng từ, ghi sổ kế toán chi
tiết,ghi sổ kế toán tổng hợp đến việc lập báo cáo, phân tích số liệu.
 Chức năng, nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán:

Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng) : Là người giúp giám đốc chỉ đạo
công tác kế toán thống kê của Công ty, có quyền và nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật. Cụ thể : Tổ chức hướng dẫn toàn bộ công tác tài chính kế toán.


14

14

chịu trách nhiệm chung về mọi công việc của phòng, tổ chức cán bộ trong
phòng.
Kế toán thanh toán:
Kế toán tiền mặt : Cập nhật thu chi hàng ngày (có đối chiếu với thủ quỹ).
Lên các chứng từ, bảng kê thanh toán với cán bộ công nhân viên trong Công
ty.
Kế toán thanh toán khác: Chi tiết công nợ phải trả, tạm ứng.

Kế toán về các chế độ BHXH, ốm đau, thai sản, dưỡng sức.
Kế toán kho thành phẩm: Theo dõi nhập - xuất - tồn kho thành phẩm tại
Công ty. Sản phẩm nhập kho phải đảm bảo chất lượng qua bộ phận KCS.
Phiếu nhập kho có xác nhận của trưởng phòng đảm bảo chất lượng, kho xuất
bán hàng trực tiếp luân chuyển hàng và xuất bán lẻ.
Kế toán ngân hàng, kế toán công nợ phải thu:
Kế toán tiền gửi ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn ngân hàng
(theo dõi tăng, giảm và số dư hàng ngày trên các tài khoản ngân hàng).
Theo dõi công nợ khách hàng, phân tích thời gian nợ của từng khách
hàng theo từng tháng.
Làm và theo dõi các khoản bảo lãnh hợp đồng thầu. Thanh toán L/C đối
với hàng xuất khẩu, mở L/C đối với hàng nhập khẩu.
Kiểm tra các dự toán về chi phí sửa chữa TSCĐ, nghiệm thu các công
trình sửa chữa phat sinh.
Kế toán vật liệu:
Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ. Mỗi ngày theo dõi và vào sổ
nhập - xuất - tồn vật liệu và công cụ dụng cụ. Kiểm tra giám sát ( trên các
chứng từ nhập xuất phải có đầy đủ các chữ ký của Bảo vệ, phòng đảm bảo
chất lượng, thủ kho) để chứng minh hàng có đủ diều kiện trước khi tiến hành
nhập vật tư. Xuất vật tư căn cứ vào như cầu từng bộ phận, có xác nhận của
trưởng bộ phận. Cuối tháng đối chiếu thẻ kho của thủ kho. Tiến hành phân bổ
chi phí công cụ dụng cụ.


15

15

Kế toán công nợ phải trả
Kế toán tiền lương – XDCB:

Kế toán tiền lương hàng tháng căn cứ vào kết quả lao động của từng tổ
sản xuất (có tính chi tiết đến từng người, từng ngày) để lên bảng tổng hợp
lương toàn công ty. Phân bổ lương và trích lập các khoản theo lương.
Theo dõi đầu tư XDCB.
Kế toán tính giá thành sản phẩm.
Kế toán tiêu thụ:
Hàng tháng căn cứ các hoá đơn bán hàng của các văn phòng, bán tại
công ty kiểm tra lập bảng kê và lên chứng từ ghi sổ.
Kê khai thuế GTGT, tổng hợp các bảng kê khai, xác định số thuế GTGT
phải nộp hàng tháng.
Làm công tác thống kê, báo cáo tính hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Theo dõi tình hình xuất nhập kho ở các văn phòng đối chiếu, kiểm tra.
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện công tác thu, chi tiền mặt
của Công ty và ghi sổ sách liên quan.
2.1.1 Các chính sách kế toán chung
Chế độ kế toán áp dụng : Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính
Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức chứng từ ghi sổ.
Kỳ kếtoán : Tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Yên Bái thực
hiện niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc 30/12 của năm.
Đơn vị tiền tệ: Công ty sử dụng là VNĐ.
Hình thức hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên .
2.1.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Hệ thống chứng từ kế toán tại công ty áp dụng theo quyết định của luật
kế toán và nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của chính phủ bao
gồm:


16

-

16

Chứng từ ban hành theo chế độ kế toán doanh nghiệpgồm 5 chỉ tiêu:
Lao động, tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, giấy
đi đường, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao
khoán, bảng kê trích nộp các khoản theo lương…
Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm
vật tư hàng hóa, biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa, bảng kê mua hàng, bảng
phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ…
Bán hàng: Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi,…
Tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh
toán, bảng kiểm kê quỹ, biên lại thu tiền, bảng kê chi tiền…
Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ,
Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản đánh giá lại
TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

-

Chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác: Danh sách
người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, hóa đơn giá trị gia tăng, danh sách
người nghỉ ốm hưởng BHXH, bảng kê thu mua hàng hóa vào không có hóa
đơn…
2.1.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh để phán ánh đầy đủ các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, kế toán đơn vị đã sử dụng hầu hết các tài khoản trong Hệ
thống tài khoản kế toán doanh nghiệp. Tuy nhiên còn một số tài khoản đơn vị
không dùng đến là các tài khoản có số hiệu là : 113 , 121, 128, 129 ,136, 144,
151,213,221, 222, 228, 229, 244, 315, 336, 344, 512, 611, 623 . Vì Công ty là

đơn vị hạch toán độc lập, không tham gia liên doanh liên kết, không đầu tư
chứng khoán, không có đơn vị hạch toán nội bộ phụ thuộc, không nhận các
khoản ký quĩ, hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế ...
2.1.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán:
Công ty áp dụng sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ đê ghi chép
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình SXKD tại đơn vị. Các sổ được
mở và áp dụng tại công ty gồm:

 Về hình thức ghi sổ:


17

17

Kế toán đã sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ để ghi chép , phản ánh
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty.
Hình thức hạch toán ghi sổ của công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.2 ( phụ
lục)
Sơ đồ 2.2: Qui trình hạch toán theo hình thức sổ chứng từ ghi sổ tại
công ty.
Do mô hình của công ty có sản xuất và kinh doanh ngoài số cán bộ quản
lý của công ty là 30 người, công ty còn sử dụng một lực lượng lao động phổ
thông thường xuyên có mặt 60 lao động, chủ yếu là con em các gia đình trong
khu vực tỉnh Yên Bái. Công ty cũng là một nơi giải quyết công ăn việc làm
tương đôi ổn định cho một số lao động phổ thông trên địa bàn thành phố.
Tình hình tài sản và nguồn vốn của đơn vị:
Tài sản: Trị giá tài sản của công ty là 3 tỷ đồng ( bao gồm nhà làm việc,
khu xưởng sản xuất, sản phơi, các thiết bị sản xuất máy chẻ quế, máy ép quế,
nồi chưng cất tinh dầu quế, thiết bị sản xuất chè, phòng kiểm nghiệm chất

lượng hàng hoá và các phụ trợ khác...)
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty 100% là do cổ đông đóng góp, trong
công ty đong góp 3,5 tỷ đồng.
Đánh giá chung về kết quả hoạt động của kỳ trước: Tình hình hoạt động
lỳ trước của đơn vị được đánh giá vào ngày 4 tháng cuôi năm 2015. ( bảng
2.1- Phụ lục)
 Về việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán :

Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh để phán ánh đầy đủ các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, kế toán đơn vị đã sử dụng hầu hết các tài khoản trong Hệ
thống tài khoản kế toán doanh nghiệp. Tuy nhiên còn một số tài khoản đơn vị
không dùng đến là các tài khoản có số hiệu là : 113 , 121, 128, 129 ,136, 144,
151,213,221, 222, 228, 229, 244, 315, 336, 344, 413, 512, 611, 623 . Vì Công
ty là đơn vị hạch toán độc lập, không tham gia liên doanh liên kết, không đầu


18

18

tư chứng khoán, không có đơn vị hạch toán nội bộ phụ thuộc, không nhận các
khoản ký quĩ, hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế...
( Bảng 2.2- Phụ lục)
 Tình hình vận dụng chế độ sổ kế toán:

Công ty áp dụng sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ đê ghi chép
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình SXKD tại đơn vị. Kế toán đã
sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ để ghi chép , phản ánh các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh tại công ty.
Cuối quí khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính

phát sinh trong quí trên sổ cái : Tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh
Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái , các sổ chi tiết . Sau khi đối chiếu
khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái với các bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ
các sổ kế toán chi tiết ) thì kế toán căn cứ vào sổ cái lập Bảng Cân Đối số phát
sinh, lập các báo cáo tài chính. Định kỳ kế toán xác định kết quả kinh doanh
vào cuối quý, lưu tại Công ty và gửi các bên liên quan.
2.1.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán:
“Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Phú Cường" đã thực
hiện đúng chế độ báo cáo tài chính. Đã lập các Báo cáo tài chính mà không
lập báo cáo quản trị, Các báo cáo tài chính của Công ty đã phán ánh tổng hợp
nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình
hành tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty, nó cung cấp được
đầy đủ thông tin cho những người quan tâm ( Ngân hàng, Tài chính, cơ quan
Thuế ...). Theo chế độ qui định có 2 loại báo cáo tài chính là :
Báo cáo bắt buộc gồm :
-

Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Thuyết minh báo cáo tài chính
Cùng với hệ thống báo cáo tài chính trên, công ty còn sử dụng nhiều báo
cáo quản trị nội bộ phụ vụ cho công tác quản lý, theo dõi tổng hợp số liệu.
Một số báo cáo kế toán quản trị mà công ty sử dụng: Báo cao doanh thu – chi


19

19

phí theo từng loại sản phẩm, báo cáo thu hồi vốn, báo cáo sản lượng sản

phẩm..
2.2. Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể
2.2.1. Tổ chức hạch toán kế toán Vốn bằng tiền
2.2.1.1. Chứng từ
Chứng từ sử dụng trong phần hành kế toán vốn bằng tiền bao gồm:
-

Chứng từ về tiền mặt bao gồm: Phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền,bảng
kiểm kê quỹ tiền mặt, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng,

các chứng từ khác có liên quan.
- Chứng từ về tiền gửi Ngân hàng bao gồm: Giấy báo Nợ, giấy báo Có, bản sao
kê của Ngân hàng (kèm theo các chứng từ gốc có liên quan như: séc chuyển
khoản, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi…)
- Sổ sách kế toán sử dụng như: Sổ tiền gửi Ngân hàng, sổ nhật ký thu tiền, nhật
ký chi tiền, sổ chi tiết quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền mặt, sổ cái TK 111, Sổ chi tiết
TK 112, Sổ cái TK 112…
2.2.1.2. Tài khoản
Tài khoản sử dụng TK 111, TK 112, TK 141, TK 131, TK 331, TK 621,
TK 627, TK 642, … và các tài khoản có liên quan.
2.2.1.3: Hạch toán chi tiết
 Hạch toán chi tiết tiền mặt tại quỹ

Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, kế toán căn cứ
vào các chứng từ như hóa đơn GTGT, giấy thanh toán tạm ứng, giấy đề nghị
tạm ứng để lập phiếu thu, chi tiền mặt. Các phiếu thu, chi tiền mặt sau khi
được kiểm tra sẽ được phản ánh vào các sổ chi tiết liên quan: sổ chi tiết quỹ
tiền mặt.
Ví dụ về nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt của công ty:
1. Ngày 10/5/2015 rút tài khoản ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 15.000.000

đồng, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 111
Có TK 112

15.000.000
15.000.000


20

20

2. Ngày 4/10/2015 tạm ứng thu mua quế ống theo giấy đề nghị tạm ứng ngày
1/10/2015: 20.000.000 đồng, kế toán định khoản:
Nợ TK 141
Có TK 111

20.000.000
20.000.000

Kế toán căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi ghi vào sổ chi tiết quỹ tiền mặt.
 Hạch toán chi tiết TGNH

Khi nhận được giấy báo Nợ, giấy báo Có của Ngân hàng gửi đến, kế
toán kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo để ghi vào sổ chi tiết
TGNH.
Ví dụ: Ngày 8/5/2015, kế toán TGNH nhận được giấy báo Có số 01 của
Ngân hàng BIDV về số tiền mà khách hàng trả cho tiền tinh dầu mua nợ
tháng trước là 50.000.000 đồng.
Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 112
Có TK 131

50.000.000
50.000.000

Căn cứ vào giấy báo Có kế toán ghi vào sổ TGNH.
2.2.2.Tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ:
Trong lĩnh vực mua bán sản xuất nông lâm nghiệp, chi phí NVL và CCDC
thường chiếm tỷ trọng 50% đến 70% trong giá thành sản xuất sản phẩm nên việc
hoạch toán NVL và CCDC có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng
các sản phẩm được sản xuất, cũng như chi phí giá thành sản xuất, liên quan trực tiếp
đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Nguyên vật liệu trong công ty bao gồm nhiều loại khác nhau như các thành
phần của quế cây như vỏ cây quế, quế cành, quế ống, dầu quế, lá quế... và các loại
cây chè như chè tươi, chè khô, chè hồng, chè xanh, chè đen....

2.2.2.1: Chứng từ


21

21

Hạch toán kế toán NVL và CCDC công ty sử dụng các chứng từ sau:
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê NVL, CCDC, công cụ, sản
phẩm, hàng hóa, bảng kê mua hàng, bảng phân bổ NVL, CCDC,...
Sổ sách kế toán gồm: sổ nhật ký chung, sổ cái TK 152, TK 153, sổ kế
toán chi tiết NVL, CCDC, thẻ kho...
Tại công ty, khi tiến hành sản xuất thu mua quế, chè...mà nhân viên tại

các phân xưởng lập kế hoạch xin cấp kinh phí chi cho sản xuất trình lãnh đạo
duyệt. Trên cơ sở giấy đề nghị mua nguyên liệu,công cụ dụng cụ đã được
duyệt đó kế toán sẽ tạm ứng tiền mặt cho nhân viên để thực hiện việc thu
mua. Hoặc theo các hợp đồng đã ký kết giữa doanh nghiệp và bên cung cấp
hàng mà đúng thời gian quy định các nhân viên giao hàng có trách nhiệm giao
hàng về kho của công trình, sau khi đã kiểm nhận hàng hai bên sẽ cùng nhau
lập biên bản giao nhận hàng.
Dựa vào biên bản giao nhận hàng trên, thủ khi nhập kho NVL và viết
phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được nhập thành 3 liên, có đầy đủ cả 3 chữ
ký của người giao hàng, công nhân bốc xếp và thủ kho. Liên 1 được lưu tại
quyển, liên 2 giao cho kế toán thanh toán để lập hóa đơn thanh toán cho nhà
cung cấp hoặc đính kèm với sổ chi tiết TK 331 nếu chưa trả cho người bán,
liên 3 sau khi thủ kho ghi thẻ kho sẽ chuyển cho kế toán nguyên vật liệu để
kiểm tra, phân loại chứng từ và định khoản vào sổ kế toán.
Vào cuối tháng, từ các phiếu nhập kho của từng lần nhập theo từng loại
nguyên vật liệu, dụng cụ sản xuất từng công trình mà kế toán lập bảng chi tiết
nhập nguyên vật liệu– công cụ dụng cụ sản xuất theo từng tháng. Từ các bảng
chi tiết nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của từng loại kế toán lập bảng
tổng hợp nhập nguyên vật liệu –công cụ dụng cụ từng tháng.
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho trong tháng để lập phiếu
chi tiết xuất hàng của từng nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ của từng loại sản
phẩm, sau đó từ các bảng chi tiết xuất vật tư mà kế toán nguyên vật liệu lập
bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ sản xuất.


22

22

Căn cứ vào số liệu từ bảng tổng hợp nhập, tổng hợp xuất nguyên vật

liệu, công cụ dụng cụ sản xuất kế toán nguyên vật liệu nhập số liệu vào máy,
kết hợp với số liệu cuối kỳ trước để lên bảng tổng hợp nguyên vật liệu, hàng
hóa. Số liệu trên bảng tổng hợp này sẽ được đối chiếu kiểm tra với sổ kế toán
tổng hợp.
Đối với phần mềm kế toán, hàng ngày khi kế toán nhận được phiếu nhập
kho, phiếu xuất kho thì kế toán sẽ kiểm tra và nhập liệu vào phần mềm kế
toán ở mục NVL, CCDC. Phần mềm sẽ tự động xử lý và phản ánh các thông
tin, số liệu vào các sổ chi tiết như thẻ kho.
2.2.2.2: Tài khoản.
TK 152: Nguyên vật liệu
TK 153: Công cụ dụng cụ
2.2.2.3: Hạch toán chi tiết.
Hàng ngày, khi kế toán nhận được phiếu nhập kho, phiếu xuất kho thì kế
toán sẽ kiểm tra và nhập liệu vào phần mềm kế toán ở mục NVL, CCDC.
Phần mềm sẽ tự động xử lý và phản ánh các thông tin, số liệu vào các sổ chi
tiết như thẻ kho.
Ví dụ 1: Theo phiếu nhập kho số 10 ngày 12/4/2015, công ty mua 10 tấn
vỏ quế với tổng giá trị là 30.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. Công ty đã
thanh toán cho người bán bằng tiền mặt.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 152_vỏ quế:

30.000.000

Nợ TK 1331:

3.000.000

Có TK 111:


33.000.000

Ví dụ 2: Thu mua chè khô với giá có thuế GTGT 5% là 78.393.000đ, nhập
kho với ngày 24/05/2015, người mua viết giấy đề nghị thanh toán, kế toán tại
tổ lập giấy hoàn chứng từ thanh toán, tạm ứng và chuyển lên phòng kế toán,
kế toán nguyên vật liệu sẽ kiểm tra chứng từ và định khoản nghiệp vụ như
sau:


23

23

Nợ TK 152_chè:
Nợ TK 1331:
Có TK 141:

74.660.000
3.733.000
78.393.000

Kế toán ghi vào thẻ kho
2.2.2.4: Hạch toán tổng hợp
Hạch toán tổng hợp được thể hiện qua 2 sơ đồ TK 152( sơ đồ 2.3) và TK
153(sơ đồ 2.4) ( phụ lục)
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán NVL
Sơ đồ 2.4 : Sơ đồ hạch toán công cụ dụng cụ
2.2.3. Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định.
2.2.3.1. Chứng từ.
Để hạch toán TSCĐ doanh nghiệp sử dụng các chứng từ

sau: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ sửa
chữa lớn, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ
sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản đánh giá lại TSCĐ, chứng
từ khấu hao TSCĐ.
2.2.3.2. Tài khoản.
Sử dụng Tk 211: tài khoản tài sản cố định
Tài khoản chi tiết cấp 2
TK 211 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2:
TK 2112- Nhà cửa, vật kiến trúc.
TK 2113- Máy móc, thiết bị.
TK 2114- Phương tiện vận tải truyền dẫn.
TK 2115- Thiết bị dụng cụ quản lý.
TK 2118- TSCĐ hữu hình khác.
TK 214: Hao mòn TSCĐ
TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình


24

24

TK 2147: Hao mòn bất động sản đầu tư
2.2.3.3. Hạch toán chi tiết
Khi phát sinh nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ, căn cứ vào các chứng từ
TSCĐ (được lưu trong hồ sơ của từng TSCĐ), kế toán tiến hành lập thẻ
TSCĐ (trường hợp tăng) hoặc huỷ thẻ TSCĐ (trường hợp giảm TSCĐ) và
phản ánh vào các sổ chi tiết TSCĐ. Sổ chi tiết TSCĐ trong doanh nghiệp
dùng để theo dõi từng loại, từng nhóm TSCĐ và theo từng đơn vị sử dụng

trên cả hai chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị. Bộ Tài chính đã đưa ra hai mẫu
sổ chi tiết TSCĐ bao gồm:
Mẫu 1: sổ TSCĐ (dùng chung cho toàn doanh nghiệp). Sổ được mở cho
cả năm và phải phản ánh đầy đủ các thông tin chủ yếu như các chỉ tiêu chung,
các chỉ tiêu tăng nguyên giá, khấu hao và chỉ tiêu giảm nguyên giá TSCĐ.
Mẫu 2: Sổ tài sản theo đơn vị sử dụng. Sổ này dùng để theo dõi TSCĐ
và công cụ lao động nhỏ của từng bộ phận, từng đơn vị trong doanh nghiệp.
Các bước hoạch toán chi tiết TSCĐ được thể hiện trong sơ đồ 2.5 dưới
đây
Sơ đồ 2.5. Quy trình hạch toán chi tiết tài sản cố định
Từ các sổ chi tiết TSCĐ, cuối kỳ kế toán sẽ căn cứ vào đây để lập bảng
tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ. Và dựa vào bảng tổng hợp chi tiết tăng
giảm TSCĐ này, kế toán lập các báo cáo tài chính.
2.2.4. Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lươn.
Lương là một phần hành quan trọng trong tổ chức kế toán của doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp xây lắp khi mà chi phí nhân công trực tiếp
thường chiếm 10%- 30% chi phí một công trình. Việc quản lý quỹ lương và
hoạch toán tiền lương một cách chính xác sẽ tạo điều kiện cho việc khuyến
khích và tạo động lực cho người lao động, nâng cao năng suất và chất lượng
công trình.


25

25

Hiện nay lực lượng lao động của công ty chia làm 2 loại: Công nhân viên
trong danh sách ( công nhân viên trong biên chế) và công nhân viên ngoài
danh sách (công nhân viên thuê ngoài). Bộ phận công nhân viên thuê ngoài

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty, bao gồm
các công nhân làm việc các rừng quế, đồi chè để trồng trọt, các nhân viên thu
mua quế, chè tại các tỉnh địa phương, các công nhân bốc vác vận chuyển...chủ
yếu là được doanh nghiệp ký hợp đồng ngắn hạn ngay tại địa phương.
Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương là: theo lương khoán, và theo thời
gian
2.2.4.1. Chứng từ:
TK 334: Phải trả CNV
TK 338: Phải trả, phải nộp khác, trong đó:
-

TK 338.2: Kinh phí công đoàn
TK 338.3: Bảo hiểm xã hội
TK 338.4: Bảo hiểm y tế
TK 338.9: Bảo hiểm thất nghiệp
2.2.4.3. Hạch toán chi tiết.
Kế toán tiền lương phải hạch toán chi tiết số lượng lao động, thời gian
lao động, kết quả lao động. Căn cứ vào bảng chấm công, phiếu làm thêm giờ,
hợp đồng giao khoán, phiếu nghỉ hưởng BHXH,... để lập bảng tính và thanh
toán tiền lương và BHXH cho người lao động.
Căn cứ vào bảng tính lương kế toán lập bảng tính và phân bổ chi phí tiền
lương và các khoản trích theo lương vào từng phân xưởng, từng bộ phận sử
dụng lao động.
Ví dụ về nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: Ngày 30/9/2015, kế toán tiền
lương tính ra tổng số tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng là
50.000.000 đồng. Kế toán trích BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.
Kế toán định khoản như sau:
a,

Nợ TK 642


50.000.000


×