Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Những đổi mới của thơ mới lãng mạn 1932 1945 nhìn từ phương diện thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN ĐỨC MINH

NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA THƠ MỚI LÃNG MẠN
1932 – 1945 NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN ĐỨC MINH

NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA THƠ MỚI LÃNG MẠN
1932 – 1945 NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN THỂ LOẠI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: Mã số: 60.22.01.21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Hà Văn Đức

Hà Nội – 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS Hà Văn Đức. Các nội dung nghiên cứu và
các kết quả trong đề tài này là hoàn toàn trung thực và chƣa công bố dƣới bất
cứ hình thức nào trƣớc đây. Những dẫn chứng phục vụ cho việc so sánh, phân
tích đƣợc chính tác giả luận văn thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các nhà
nghiên cứu đi trƣớc đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 3 tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Minh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Hà Văn Đức, ngƣời
thầy đã hƣớng dẫn tận tình, đƣa ra những định hƣớng, góp ý, nhận xét trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Văn học, trƣờng
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc Gia Hà Nội tham gia
giảng dạy các môn học trong chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ Văn học đã cung
cấp kiến thức nền tảng cho luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những ngƣời thân trong gia đình đã luôn
động viên, hỗ trợ và tạo động lực cho tôi trong quá trình tham gia chƣơng
trình học.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn học viên lớp cao học Văn học K582013 đã cùng tôi trao đổi, chia sẻ các kiến thức trong quá trình cùng học tập

và làm luận văn.
Dù có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn Những đổi mới của
Thơ mới lãng mạn 1932 – 1945 nhìn từ phƣơng diện thể loại không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong muốn nhận đƣợc sự góp ý chân thành
của thầy cô và các bạn. Tôi hi vọng những nghiên cứu đặt ra trong luận văn sẽ
trở thành nguồn tƣ liệu có giá trị đối với việc tìm hiểu, nghiên cứu Thơ mới ở
bậc Phổ thông và Đại học.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 3 tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 3
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 4
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................... 13
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 13
5. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 13
Chƣơng 1: THƠ MỚI TRONG TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC
VIỆT NAM ..................................................................................................... 14
1.1. Bối cảnh ra đời Thơ mới ....................................................................... 14
1.1.1. Bối cảnh kinh tế, chính trị............................................................... 14
1.1.2. Bối cảnh văn hóa xã hội.................................................................. 15
1.2. Thơ mới đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa văn học ..... 17
1.2.1. Đổi mới văn học là nhu cầu bức thiết ............................................. 17
1.2.2. Vai trò của Thơ mới trong tiến trình hiện đại hóa văn học ............ 19
Chƣơng 2: NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA THƠ MỚI LÃNG MẠN 1932 – 1945

TRÊN PHƢƠNG DIỆN THỂ THƠ, CÂU THƠ ............................................ 25
2.1. Sự cách tân các thể thơ truyền thống .................................................... 26
2.1.1. Từ thể thất ngôn trong thơ truyền thống đến thơ 7 tiếng trong Thơ mới.... 26
2.1.2. Những biến đổi của thể thơ 8 tiếng................................................. 34
2.1.3. Sự cách tân của thể thơ 5 tiếng ....................................................... 37
2.1.4. Những đổi mới của thể lục bát trong Thơ mới ............................... 39
2.2. Những thể nghiệm mới ......................................................................... 44
2.2.1. Thơ tự do ......................................................................................... 44
2.2.2. Những dạng thức biểu đạt mới ....................................................... 46

1


Chƣơng 3: NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA THƠ MỚI LÃNG MẠN 1932 – 1945
TRÊN PHƢƠNG DIỆN NGÔN NGỮ THƠ .................................................. 53
3.1. Quá trình chuyển hóa từ thơ trữ tình điệu ngâm sang thơ trữ tình điệu nói...... 54
3.2. Sự tăng cƣờng khả năng biểu đạt và giá trị biểu cảm của ngôn ngữ thơ ca .. 73
3.3. Quá trình kiến tạo nhạc tính của Thơ mới ............................................ 78
3.3.1. Quá trình kiến tạo giai điệu trong Thơ mới .................................... 80
3.3.2. Quá trình kiến tạo nhịp điệu trong Thơ mới ................................... 82
3.3.3. Quá trình kiến tạo âm điệu Thơ mới............................................... 86
3.4. Sự trở về với ngôn ngữ thơ truyền thống .............................................. 89
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Thơ mới là một phong trào, một trào lƣu lớn trong văn học Việt Nam thế
kỉ XX. Những thành tựu của Thơ mới không chỉ là minh chứng sống động
cho những biến cải lớn lao của cả một thời đoạn văn học mà đến lƣợt mình,
chính Thơ mới đã tạo ra những tiền đề và động lực cho sự phát triển sau này
của thơ ca hiện đại. Việc nghiên cứu Thơ mới cũng trải qua nhiều thăng trầm
nhƣ chính đối tƣợng mà nó tiếp cận. Cho đến nay, vấn đề tiếp cận Thơ mới
nhƣ là đối tƣợng của văn học sử và lý luận văn học đã có một lịch sử nghiên
cứu dày dặn. Việc giới thiệu, phê bình Thơ mới đã có từ trƣớc năm 1945 với
các bài diễn thuyết, “bút chiến” trên một số báo, tạp chí và một số công trình
đáng chú ý. Tuy nhiên, có thể nói từ 1986 đến nay, các bài viết, công trình
nghiên cứu, chuyên luận về Thơ mới thực sự nở rộ. Các công trình trên tiếp
cận về tác phẩm, tác giả hay toàn bộ phong trào Thơ mới từ nhiều góc độ
khác nhau nhƣ thi pháp hay mối quan hệ văn hóa – văn học.
1.2. Việc nghiên cứu về thể loại Thơ mới đã đƣợc đề cập trong một số bài viết
tuy nhiên vấn đề nghiên cứu những đổi mới về khía cạnh nghệ thuật của Thơ
mới lãng mạn 1932-1945 nhìn từ phƣơng diện thể loại chƣa đƣợc tập hợp
trong một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh. Nghiên cứu Thơ mới lãng mạn
1932-1945 với những đổi mới nghệ thuật nhìn từ phƣơng diện thể loại trong
một cái nhìn bao quát cả chặng đƣờng lịch sử từ khi Thơ mới bắt đầu hình
thành, phát triển cho đến khi phân hóa và kết thúc là một đề tài khoa học vừa
có nghĩa lý luận vừa có giàu tính thực tiễn.
1.3. Nghiên cứu Thơ mới trong bối cảnh văn hóa xã hội mà nó ra đời để thấy
rằng đổi mới văn học là một nhu cầu bức thiết và sự hình thành, vận động của
cái tôi trữ tình; sự đổi mới về thể thơ, ngôn ngữ thơ là một xu thế tất yếu trong
tiến trình hiện đại hóa thơ ca nói riêng và văn học nói chung. Hƣớng nghiên

3


cứu này sẽ giúp chúng ta đặt đối tƣợng trong một tƣơng quan rộng với cái

nhìn bao quát để tiến tới nhận diện, lí giải các đặc điểm, yếu tố cấu thành của
từng chặng đƣờng Thơ mới với những thành công và cả hạn chế của nó so với
những thể loại thơ truyền thống trƣớc Thơ mới và những hình thức thơ ca sau
Thơ mới. Đây chính là những tiền đề để tiến tới việc phác thảo tiến trình hiện
đại hóa thơ ca dân tộc qua một lát cắt đó là Thơ mới với một cái nhìn khách
quan, khoa học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Trƣớc năm 1945
Bài thơ Tình già của Phan Khôi đƣợc đăng trên tờ Phụ nữ tân văn vào
ngày 10 tháng 3 năm 1932 đã đánh dấu sự ra đời của phong trào Thơ mới.
Đây cũng là giai đoạn có những nghiên cứu đầu tiên về Thơ mới. Ngoài việc
liên tục in Thơ mới, các báo ở cả miền Bắc và miền Nam nhƣ Phụ nữ tân văn,
Phong hóa… đã cho đăng các bài “bút chiến” tranh luận thơ cũ – Thơ mới
cũng nhƣ một số bài giới thiệu, phê bình Thơ mới. Trên Phụ nữ Tân văn (số
153, tháng 6/1932), là nhà thơ hƣởng ứng Thơ mới nhiệt tình, Lƣu Trọng Lƣ
coi việc làm của Phan Khôi có ý nghĩa mở ra “lối thoát” cho thơ: “một tiếng
chuông cảnh tỉnh làng thơ giữa lúc đang triền miên trong cõi chết”. Trả lời ý
kiến cho rằng Thơ mới bất chấp mọi luật lệ thơ, Thế Lữ viết: “Các ông không
biết rằng thơ bao giờ cũng phải có luật. Không phải cái luật hẹp hòi hạn câu
chọn chữ là một lối rất tiện cho những ngƣời khúm núm thi thố cái tiểu xảo
của mình. Nhƣng thơ phải có thứ luật cao siêu hơn, thiêng liêng hơn: mình
biểu lộ cảm tƣởng tâm trạng mình một cách êm ái, tha thiết hay hùng tráng du
dƣơng theo cái bản lĩnh của riêng mình, không bao giờ chịu theo tƣ tƣởng tình
cảm của ngƣời khác” (Phong Hóa, số 148, tháng 5/1935). Các ý kiến khác
của Nguyễn Thị Kiêm trong các buổi diễn thuyết, ý kiến của Lê Tràng Kiều,
Nhất Linh, Kiều Thanh Quế, Hoa Bằng, Lam Giang, Hoài Thanh,... trả lời qua

4



lại trên các báo cũng đã lấy vấn đề thể loại của Thơ mới để bàn luận. Nổi bật
là ý kiến của Nhất Linh về Sự cân nhắc chữ nghĩa trong thơ cũ và Thơ mới
trên Phong Hóa, số 69, tháng 10/1933: “Nhà làm thơ cũ cân nhắc từng chữ
cốt ý để câu văn đƣợc chỉnh, đọc lên nghe cho kêu, có những chữ đối chọi
một cách thần tình, khéo léo. Nhà làm thơ mới cân nhắc từng chữ để đo đắn
xem chữ nào diễn đạt đƣợc cái cảm của mình, tả đƣợc cái ý của mình đúng
hơn, xem phải cần đến chữ nào, câu Thơ mới khả dĩ diễn đƣợc sự rung động
của linh hồn mình một cách rõ rệt hơn”. Trên tạp chí Tri Tân, số 68, tháng
10/1942, Lam Giang khảo luận về luật Thơ mới, tác giả đi vào các yếu tố: cắt
mạch, vần, thể bình trắc. Ở các ý kiến trên, phƣơng diện thể loại đƣợc nói tới
chủ yếu là sự chuyển dịch từ thơ cũ sang thơ mới.
Thời kỳ này có một số công trình dài hơi đáng chú ý là: Việt Nam thi ca
luận (Lƣơng Đức Thiệp), Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh, Hoài Chân), Nhà
văn hiện đại (Vũ Ngọc Phan), Việt Nam văn học sử yếu (Dƣơng Quảng Hàm).
Hoài Thanh cho rằng phong trào Thơ mới là cả một cuộc cách mạng về thể
loại: “Phong trào Thơ mới đã vứt đi nhiều khuôn phép xƣa, song cũng nhiều
khuôn phép nhân đó mà thêm bền vững” [63, tr. 42]. Dƣơng Quảng Hàm định
nghĩa Thơ mới: “Vậy Thơ mới là lối thơ không theo quy củ của lối thơ cũ
nghĩa là không hạn số câu, số chữ, không theo niêm luật, chỉ cần có vần và
điệu” [38, tr. 429]. Các công trình trên đã manh nha đề cập đến những đổi
mới nghệ thuật của Thơ mới lãng mạn 1932-1945 trên phƣơng diện thể loại ở
việc phân biệt giữa thơ cũ – Thơ mới.
2.2. Từ 1945 đến 1975
2.2.1. Miền Bắc
Do hoàn cảnh lịch sử nên những nghiên cứu về Thơ mới ở miền Bắc
thời kỳ này không nhiều, sự đánh giá chƣa thực sự thỏa đáng, chủ yếu đứng
trên quan điểm xem Thơ mới là tiêu cực, ủy mị, thiếu ý chí đấu tranh. Là

5



ngƣời hết lời ca ngợi Thơ mới ở giai đoạn trƣớc 1945 với cuốn Thi nhân Việt
Nam nhƣng trong tập Nói chuyện thơ kháng chiến (1951), Hoài Thanh đã kết
tội cái buồn, cái cô đơn của Thơ mới: “Thấy buồn, thấy cô đơn, con ngƣời
trong thơ cũ (chỉ Thơ mới trƣớc Cách mạng) tìm đƣờng đi trốn. Nhƣng trốn đi
đâu cũng không hết buồn, tủi và bơ vơ, cũng nhƣ trong thực tế trốn đi đâu
cũng không thoát khỏi cái ách nặng nề của thực dân. Những vần buồn tủi bơ
vơ ấy là những vần thơ có tội: nó xui con ngƣời ta buông tay cúi đầu (do đó
làm yếu sức ta và làm lợi cho giặc. Sự thật khách quan là thế” [64, tr. 10]. Khi
viết Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng, Vũ Đức Phúc đã đi tìm nguyên
nhân của cái buồn trong Thơ mới và cho rằng đó là những yếu tố xấu về tƣ
tƣởng: “...Nhƣng tại sao Thơ mới thƣờng “buồn”? Vì nhiều lẽ. Là vì anh
nghèo khó nên anh không thể thực hiện đƣợc cái lí tƣởng tƣ sản của mình, cái
lí tƣởng đầy những vàng son châu báu, lụa là, hoa bƣớm, rƣợu - nhƣ hình ảnh
của thơ các anh. Thơ tình của những nhà Thơ mới dày dạn với cuộc đời, phần
nhiều là việc thi vị hóa những mối tình thoảng qua, ngắn ngủi, nói thẳng là cái
tình vụng trộm kiểu tay ba, tình yêu giang hồ, việc làm sa ngã một thời gian
mấy cô gái lƣơng thiện, nghèo nàn, ngây thơ. Nhƣng thƣờng thƣờng anh
không có điều kiện để yêu và hƣởng lạc nên hay ƣớc mơ. Do đó thơ anh
thƣờng thể hiện những giấc mơ về cõi tiên, về quá khứ, ở đó có đủ rƣợu, gái
đẹp, hoa, yến tiệc, quần áo đẹp nhƣ tiên, nhƣ cuộc đời của Đƣờng Minh
Hoàng, Trụ Vƣơng, Dƣơng Qúy Phi, Đát Kỷ. Nhƣng mơ mãi sao đƣợc nên
buồn... Bài thơ mới nào khá nhất cũng có yếu tố xấu về tƣ tƣởng” [58, tr. 76].
Các ý kiến trên chủ yếu tiếp cận nội dung tƣ tƣởng Thơ mới ở góc độ phê
phán và quy kết. Thơ mới trở thành đối tƣợng không còn đáng đƣợc ƣu tiên
nghiên cứu, do vậy, việc nghiên cứu Thơ mới từ phƣơng diện thể loại thời kỳ
này không đạt đƣợc những kết quả nhƣ mong muốn.

6



Tuy số lƣợng công trình ít, nhƣng ở giai đoạn này, mặt hình thức của
Thơ mới cũng đã đƣợc các tác giả lƣu tâm và nghiên cứu. Ba công trình tiêu
biểu viết về Thơ mới thời kì này là: Phong trào “thơ mới” 1932 – 1945 của
Phan Cự Đệ (1966); Thơ ca Việt Nam – hình thức và thể loại của Bùi Văn
Nguyên và Hà Minh Đức (1969); Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện
đại của Hà Minh Đức (1974). Trong công trình Thơ ca Việt Nam – hình thức
và thể loại, khi viết về sự phát triển của hình thức thơ ca Việt Nam, trong đó
có đề cập đến hình thức nghệ thuật của Thơ mới, Bùi Văn Nguyên và Hà
Minh Đức đã khẳng định: “Phong trào Thơ mới đã đem lại cho bộ mặt thơ ca
nhiều đổi mới đáng kể, nhƣ về các thể thơ về sự biểu hiện phong phú của các
trạng thái cảm xúc hay về những yếu tố mới trong ngôn ngữ thơ ca” [56, tr.
113]. Đề cập đến ngôn ngữ Thơ mới, các tác giả chỉ ra rằng: “Thơ mới cũng
vận dụng nhiều cách sử dụng ngôn ngữ phong phú, từ những lối so sánh bình
thƣờng đến các lối ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa” [56, tr. 116]. Về thể thơ, các tác
giả đề cập đến “thể bốn từ”, “thể năm từ”, “thể bảy từ”, “thể tám từ”, “thể lục
bát” [56, tr. 119]. Trong công trình Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam
hiện đại, Hà Minh Đức đề cập đến “những hình thức biểu hiện của cái tôi trữ
tình trong thơ” nhƣ sau: “Phong trào Thơ mới những năm 30 bộc lộ rõ ràng
những đặc điểm của trào lƣu thơ ca lãng mạn. Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan
Viên... những cái tôi khác nhau, mỗi ngƣời tự xây dựng cho mình một thế giới
riêng biệt, một hòn đảo chơi vơi” [29, tr. 79]. Tác giả phân tích cách biểu hiện
cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu nhƣ một nét đặc trƣng chung của các tác
giả Thơ mới: “Cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu chi phối và biến tất cả mọi
đối tƣợng khách quan thành chủ quan. Không có nhân vật trữ tình trong sự
tồn tại khách quan với những phẩm chất riêng biệt của nó. Mọi nhân vật trữ
tình thực chất chỉ là cái tôi trữ tình” [29, tr. 80]. Trong công trình Phong trào
thơ mới, Phan Cự Đệ đã dành hẳn một chƣơng (chƣơng VI) để bàn về nghệ

7



thuật của phong trào “Thơ mới lãng mạn”. Nói về thể thơ của Thơ mới, Phan
Cự Đệ phân tích: “Thơ mới thực chất ra không phải là lối thơ tự do. Lúc đầu
nó phá ra một cách phóng túng, nhƣng dần dần nó trở nên nhuần nhị và dừng
lại ở một số thể thơ quen thuộc. Số chữ trong câu có thể từ hai chữ (Sương
rơi) đến hơn mƣời chữ, nhƣng dùng nhiều nhất là lối thơ năm chữ, bảy chữ,
tám chữ. Số câu trong bài không nhất định, thƣờng thƣờng mỗi bài chia làm
nhiều khổ, mỗi khổ bốn câu” [24, tr. 168 - 169]. Cuối cùng, tác giả đi đến kết
luận: “Một trong những thành tựu khá quan trọng của Thơ mới là sự vận dụng
nhạc điệu để diễn tả tình cảm. Nhạc điệu của Thơ mới là nhạc điệu quen
thuộc của dân tộc. Nhƣng các nhà Thơ mới đã biết tiếp thu những thành tựu
về nhạc điệu trong thơ Pháp và thơ Đƣờng” [24, tr. 171].
2.2.2. Miền Nam
Trong thời kì đất nƣớc tạm thời bị chia cắt làm hai miền, ở miền Nam,
Thơ mới đƣợc đánh giá cao, đƣợc đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng và việc
nghiên cứu Thơ mới diễn ra khá sôi nổi. Các công trình tiêu biểu: Việt Nam
văn học sử giản ước tân biên (Phạm Thế Ngũ), Việt Nam thi nhân tiền chiến
(Nguyễn Tấn Long), Khảo luận luật thơ (Lam Giang), Những bước đầu của
báo chí, tiểu thuyết và Thơ mới (Bùi Đức Tịnh), Việt văn (Lữ Hồ),... Trong
công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, khi bàn về thể thơ của Thơ
mới, Phạm Thế Ngũ đã nói đến “sự đổi mới về thể cách” nhƣ sau: “Trong quá
trình phát triển, những thể thơ đƣợc khẳng định của Thơ mới là thể 5 tiếng, 7
tiếng, 8 tiếng”… Về sau thơ phá thể làm ra ngày càng ít, ngƣời ta tự nhiên đi
vào mấy điệu đều đặn và cố định là 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ; lục bát về sau đƣợc
đƣa lên chỗ danh dự, song thất lục bát bị sa thải, thơ hát nói biến thành lối thơ
8 chữ Thế Lữ khai trƣơng rồi trở thành một sở trƣờng của Xuân Diệu và
những nhà viết kịch thơ sau này” [55, tr. 152-154]. Khi nói về sự khác nhau
giữa thơ cũ và Thơ mới, Lam Giang chú ý đến thể thơ: “Nhiều ngƣời đề nghị


8


xóa bỏ từ Thơ mới, thơ cũ, chỉ phân biệt thơ hay và thơ dở mà thôi. Giải pháp
này cũng bất thành luôn vì dù muốn, dù không, hình thức Thơ mới vẫn hiển
nhiên khác hẳn với lối thơ thất ngôn bát cú. Nhắm mắt không nhìn vào sự thật
không phải là giải quyết vấn đề… Rồi cái gì cũng có lúc cáo chung, kể cả
những cuộc tranh luận vô bổ. Một số luật Đƣờng về ngũ tuyệt, thất tuyệt vẫn
đƣợc các nhà Thơ mới ƣa dùng và trong khi ấy câu thơ tám tiếng của trƣờng
Thơ mới cũng tiến dần đến một hình thức có khuôn phép ổn định”[33, tr. 6667]. Mặc dù mới dừng ở những ví dụ nhỏ, tản mạn nhƣng các công trình trên
đã ít nhiều đề cập đến các khía cạnh hình thức thể loại của Thơ mới.
2.3. Từ 1975 đến nay
Có thể nói đây là thời kì nở rộ của việc nghiên cứu Thơ mới, đặc biệt là
từ khi đất nƣớc bƣớc vào thời kì đổi mới (1986). Một số công trình có liên
quan đến vấn đề thể loại của Thơ mới: Thơ mới nhìn từ góc độ của cái tôi của
Đỗ Lai Thúy; Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam của Nguyễn Bá
Thành; Thơ mới những bước thăng trầm của Lê Đình Kỵ; Văn chương, tài
năng và phong cách của Hà Minh Đức;… Các công trình này đã đề cập đến
một số khía cạnh hình thức của Thơ mới nhƣ: thể thơ, ngôn ngữ thơ. Trong
Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nguyễn Bá Thành nghiên cứu sự
vận động của cái tôi trữ tình của các nhà Thơ mới trong mạch vận động với
thơ trƣớc và sau nó. Trong Thơ mới những bước thăng trầm, Lê Đình Kỵ
khảo sát qua các loại câu thơ và rút ra kết luận: “Câu thơ thất ngôn, ngũ ngôn
không còn là độc tôn, Thơ mới không hạn chế số câu trong mỗi bài thơ,
không quy định số từ bắt buộc cho mỗi dòng thơ. Câu thơ có thể đi từ hai từ
đến chín mƣời từ” [46, tr. 119]. Trong Văn chương tài năng và phong cách,
Hà Minh Đức có điểm qua một số nhà thơ tiêu biểu của Phong trào Thơ mới:
từ Thế Lữ đến Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên qua Hàn Mặc Tử, Đinh
Hùng, Bích Khê và đánh giá thành tựu Thơ mới nhƣ “Một nguồn mạch phong
phú của thơ ca dân tộc trong thời kì hiện đại” [30, tr. 446].

9


Ở một số công trình khác, trong quá trình nhận diện phong cách riêng
của các nhà thơ trong phong trào Thơ mới, các tác giả đã ít nhiều đề cập đến
vấn đề thể loại của Thơ mới: Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên của Hồ
Thế Hà; Ba đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu – Nguyễn Bính – Hàn Mặc Tử của
Chu Văn Sơn…
Ngoài ra, các tuyển tập, báo và tạp chí khoa học (Tạp chí Nghiên cứu
Văn học) là nơi đăng tải khá nhiều bài viết về cuộc đời tác giả, về Thơ mới và
sự vận động của nó. Trần Đình Sử đã đƣa ra một nhận định quan trọng về
đóng góp của Thơ mới trên phƣơng diện ngôn ngữ thơ: “Thơ mới đã mang
một nhãn quan mới về ngôn ngữ thơ (...) Thơ mới đã căn bản cải tạo lại thơ
trữ tình Tiếng Việt từ câu thơ điệu ngâm sang câu thơ điệu nói” [59]. Trong
Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945, Nguyễn Đăng Mạnh đã
dành hẳn một phần nói về “Phong trào Thơ mới” (gồm 13 trang). Ở mục “Quá
trình hình thành và vận động của phong trào Thơ mới”, tác giả chia Thơ mới
thành ba giai đoạn để sơ bộ xét sự vận động của nó: 1932-1935, 1936-1939,
1940-1945. Cũng theo tác giả, giai đoạn đầu và giai đoạn thứ hai ranh giới
không rõ bằng giai đoạn thứ hai và giai đoạn thứ ba, và “tất nhiên ranh giới
giữa các giai đoạn không thật rành mạch” [54, tr. 43 - 49].
Vũ Tuấn Anh trong Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ ca
đã mô tả sự vận động của cái tôi trữ tình và khẳng định: “Sự biến đổi, phát
triển, thay thế, phân hóa... của cái tôi trữ tình là cốt lõi của vận động thơ”[2,
tr. 36]. Trong công trình Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm
định, Vũ Tuấn Anh đã đề cập đến “Sự hoàn chỉnh và tính năng động thể loại
trong đời sống văn học 1930 - 1945”. Tác giả cho rằng: “Chỉ sau một thời
gian phát triển, Thơ mới đã vƣợt ra ngoài ý nghĩa trào lƣu, vƣợt ra ngoài cảm
hứng khởi xƣớng ban đầu của chủ nghĩa lãng mạn để trở thành một “loại
hình” thơ Việt Nam hiện đại, một phƣơng thức tƣ duy có khả năng thể hiện và


10


chuyển tải nhiều nội dung sáng tạo nghệ thuật đa dạng, phƣơng thức tƣ duy
hiện đại trong thơ” [3, tr. 26]. Cũng theo tác giả, “Thơ mới sau những say mê
vồ vập với Hugo, Lamartine, Baudelaire là những nhà siêu thực, tƣợng trƣng
của thơ Pháp hiện đại để vừa phong phú thêm, vừa nhanh chóng bế tắc hơn…
Sự xâm nhập văn xuôi vào thơ tạo ra thể thơ văn xuôi, một loại hình kết hợp
còn tiếp tục sự sống nhƣ một thể độc lập nhiều thập kỉ sau” [3, tr. 25 – 27].
Bàn về Vấn đề cảm xúc của Thơ mới, Vũ Văn Sỹ đƣa ra những dẫn
chứng cụ thể: “Lời trữ tình của Thế Lữ nhập vai con hổ trong Nhớ rừng với
một cảm xúc tinh tế và mạnh mẽ, tù túng và bi tráng, kiêu bạc và tuyệt vọng
là rất mới, rất lạ đã “dứt điểm” định đoạt số phận của “thơ cũ” trên thi đàn
công khai bấy giờ (...) Và khi Xuân Diệu lên ngôi Hoàng tử trên thi đàn thì
cảm xúc về cá nhân của Thơ mới đã thực sự thiết lập địa vị và quyền năng của
mình” và đi tới khẳng định “Thơ mới là một cuộc cách mạng về cảm xúc
trong tiến trình thơ ca Việt Nam” [60, tr. 49 - 50].
Tiếp cận phong trào Thơ mới, Lƣu Khánh Thơ đã có những luận giải về
vấn đề mới - cũ trong thơ Việt Nam trƣớc 1945. Tác giả đã đi sâu lí giải, tìm
cách trả lời thấu đáo cho những câu hỏi rất cần thiết, liên quan đến Thơ mới
và sự vận động của nó trong lịch sử văn học: “Vậy thì thơ cũ là loại thơ nào?
Diện mạo nó ra sao?... Vấn đề định danh mới xuất hiện từ lúc nào để làm nên
Thơ mới? Rồi lúc nào thì nó mất để chỉ còn thơ [67]. Với Loại hình câu thơ
của Thơ mới và Thể tám tiếng trong thơ Việt Nam, Lê Tiến Dũng đã đƣa ra
những ý kiến mới về sự vận động, tiếp thu thể thơ truyền thống, sự ảnh hƣởng
thơ phƣơng Tây và sự sáng tạo của thể thơ 8 tiếng trong Thơ mới. Đồng thời,
tác giả có so sánh sự khác nhau của một số thể thơ mới và thơ cũ. Ở bài viết
Cái tôi thi nhân trong Thơ mới, Phan Huy Dũng nhấn mạnh vấn đề “cái tôi thi
nhân” trong Thơ mới và khẳng định: “Thi sĩ”, “thi nhân” là những khái niệm

có tính lịch sử “nội hàm của nó thay đổi, biến động theo từng giai đoạn phát
triển của thơ” [21]. Khảo sát Mối quan hệ giữa hát nói và Thơ mới, Nguyễn
11


Đức Mậu nhận định: “Trên đƣờng tìm một hình thức thích hợp để thể hiện
mình, các nhà Thơ mới đã tìm thấy ở hát nói các yếu tố: số chữ, gieo vần,
nhịp điệu... Quá trình văn xuôi hóa thơ trữ tình biểu hiện cụ thể từ hát nói đến
Thơ mới nhƣ một tiến trình từ truyền thống đến hiện đại” [31, tr. 1081].
Thời gian gần đây, phƣơng pháp loại hình đƣợc nhiều tác giả lựa chọn khi
nghiên cứu Thơ mới. Trần Nho Thìn quan sát Thơ mới trong sự vận động của
loại hình học từ thơ trung đại sang thơ hiện đại và đƣa ra điểm khác biệt mấu
chốt: “nếu so sánh với thơ cũ, ta dễ thấy nét đặc trƣng của Thơ mới là các bức
tranh thiên nhiên thấm đẫm chất ngƣời, là việc các nhà Thơ mới đƣa các phẩm
chất của con ngƣời (hành động, cảm xúc, tâm trạng...) vào thiên nhiên” [66, tr.
704]. Trong chuyên luận Thơ Mới 1930-1945 – Nhìn từ sự vận động thể loại,
Hoàng Sĩ Nguyên đã dùng phƣơng pháp loại hình để nghiên cứu sự vận động của
thể loại thơ, chỉ ra những yếu tố cấu thành thể loại và những biến đổi của nó trong
quá trình vận động thơ mới 1932-1945, bao gồm sự vận động của cái tôi trữ tình
và sự vận động của thể thơ, câu thơ, ngôn ngữ thơ. Mới đây nhất, năm 2015,
trong chuyên luận Loại hình Thơ mới Việt Nam 1932 – 1945, Nguyễn Thanh
Tâm đã tập trung vào khía cạnh loại hình, kiểu/ lối Thơ mới nhằm chỉ ra tƣ cách
loại hình của Thơ mới trong tƣơng quan với những hình thái thơ trƣớc và sau nó.
Nghiên cứu Thơ mới trong giai đoạn hiện nay là một thách thức bởi lẽ
ngay từ khi ra đời, trong lịch sử nghiên cứu hơn tám mƣơi năm qua, các khía
cạnh của Thơ mới từ tác giả đến tác phẩm, khuynh hƣớng, trƣờng phái, thi
pháp, ngôn ngữ, phong cách,… đã đƣợc đề cập đến khá nhiều. Trong các
công trình nghiên cứu về Thơ mới, phƣơng diện thể loại đã đƣợc nhắc đến với
những mục đích nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu các yếu tố
thuộc về hình thức thể loại của Thơ mới một cách hệ thống để chỉ ra những

đổi mới và ý nghĩa của sự đổi mới ấy trong tiến trình hiện đại hóa thơ ca dân
tộc vẫn là một việc làm có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn.

12


3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hƣớng đến việc mô tả, lý giải và khẳng định: Thơ mới có
những đổi mới sâu sắc về mặt hình thức thơ trên phƣơng diện thể loại so với
những hình thái thơ trƣớc Thơ mới. Qua đó nêu lên ý nghĩa của sự đổi mới đó
trong tiến trình hiện đại hóa thơ ca dân tộc.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Thơ mới lãng mạn 1932 – 1945.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Những đổi mới của Thơ mới lãng mạn 1932 – 1945 nhìn từ phƣơng
diện thể loại bao gồm cả những yếu tố nội dung và hình thức. Trong khuôn
khổ luận văn của mình, chúng tôi chỉ dừng lại khảo sát những đổi mới về mặt
hình thức của Thơ mới lãng mạn 1932 – 1945 trên hai phƣơng diện cơ bản:
Những đổi mới của thể thơ, câu thơ; Những đổi mới của ngôn ngữ thơ.
Văn bản khảo sát chính của luận văn là tuyển tập Thơ mới 1932 – 1945,
Tác giả và tác phẩm (Nxb Hội Nhà văn, 2004).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu loại hình; phƣơng pháp lịch sử xã hội
Thao tác: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp…
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Thơ mới là sản phẩm tất yếu của tiến trình hiện đại hóa văn
học Việt Nam.

Chƣơng 2: Những đổi mới của Thơ mới lãng mạn 1932 – 1945 trên
phƣơng diện thể thơ, câu thơ.
Chƣơng 3: Những đổi mới của Thơ mới lãng mạn 1932 – 1945 trên
phƣơng diện ngôn ngữ thơ.
13


Chƣơng 1
THƠ MỚI TRONG TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA
VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học hiện đại là khái niệm đƣợc hiểu theo quan niệm đối sánh với
hình thái văn học trung đại, có nghĩa là chỉ một kiểu văn học khác thoát khỏi
hệ thống thi pháp văn học trung đại đã tồn tại 10 thế kỉ trƣớc đó. Sang thế kỉ
XX, nền văn học Việt Nam phát triển theo xu hƣớng hiện đại hóa: “Hiện đại
hóa đƣợc hiểu là quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn
học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phƣơng Tây, có thể hội nhập
với nền văn học hiện đại thế giới” [8, tr. 83]. Là một hiện tƣợng văn hóa –
lịch sử, sự xuất hiện của Thơ mới với tƣ cách một trào lƣu văn học gắn liền
với những tiền đề sâu xa trong đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của xã
hội Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945.
1.1. Bối cảnh ra đời Thơ mới
Xã hội Việt Nam trong 45 năm đầu thế kỉ XX, đặc biệt là giai đoạn
1932 – 1945 biến đổi theo hƣớng hiện đại trên tất cả các phƣơng diện: kinh tế,
chính trị và văn hóa xã hội.
1.1.1. Bối cảnh kinh tế, chính trị
Biến động chính trị xã hội những năm đầu thế kỉ XX đã tạo nên một
cộng đồng tiếp nhận mới. Sau Đại chiến Thế giới thứ nhất, công cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp diễn ra ồ ạt, tốc độ đô thị hóa
tăng nhanh, tầng lớp tƣ sản và tiểu tƣ sản phát triển. Điều đó đã làm thay đổi
cơ cấu tổ chức xã hội nƣớc ta. Đồng thời, cùng với sự phổ biến của báo chí và

chữ quốc ngữ, xã hội Việt Nam thời kì này đã xuất hiện một thế hệ sáng tác
mới, một cộng đồng tiếp nhận hoàn toàn khác với thời trung đại. Đó là những
đối tƣợng đến với văn học không phải để tìm một tiếng nói tri âm, tỏ chí, tỏ

14


lòng mà họ coi văn học là một phƣơng tiện để giải phóng tình cảm, để khám
phá bản thân và để giải trí. Cộng đồng này đa số là cƣ dân thành thị, đƣợc
giáo dục trong nhà trƣờng của Pháp, biết chữ quốc ngữ và tiếng Pháp, chịu
ảnh hƣởng nhất định của nền văn hóa phƣơng Tây. Họ hầu nhƣ bị cắt đứt với
nền văn hóa truyền thống của bản địa bởi chính sách giáo dục lấy Tây học
thay cho Hán học của chính quyền thực dân. Văn hóa phƣơng Tây xâm nhập
vào mọi ngõ ngách trong đời sống sinh hoạt và tâm hồn của họ, nói nhƣ Hoài
Thanh và Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam:
Chúng ta ở nhà Tây, đội mũ Tây, đi giày Tây, mặc áo Tây…
Nói làm sao xiết những điều thay đổi về vật chất phương Tây đã đưa tới
giữa chúng ta… Một cái đinh cũng mang theo nó một chút quan niệm hương
Tây về nhân sinh, về vũ trụ và có ngày ta sẽ thấy nó thay đổi cả quan niệm
của phương Đông. Những đồ dùng kiểu mới ấy chính đã dẫn đường cho tư
tưởng mới [63, tr. 16].
Cảm quan mới về vũ trụ, thị hiếu thẫm mĩ mới của cộng đồng này đã
trở thành động lực mới khiến cho văn học, trong đó có thơ ca không thể
không thay đổi.
1.1.2. Bối cảnh văn hóa xã hội
Những chính sách của thực dân Pháp và sự xâm nhập của nền văn hóa
phƣơng Tây cũng tạo nên một nhân tố mới trong hoạt động văn học: các chủ
thể sáng tác mới. Chính sách dùng Tây học thay cho Hán học của thực dân
Pháp đã tạo nên một tầng lớp trí thức mới. Nhờ tiếp xúc trực tiếp với nền văn
hóa Pháp bằng tiếng Pháp và qua dịch thuật, một hoạt động phát triển rất

mạnh thời bấy giờ, những ngƣời cầm bút của giai đoạn văn học này có một
“phông” văn hóa hoàn toàn khác với chủ thể sáng tác của giai đoạn trƣớc.
Qua Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, tủ sách Âu Tây tƣ tƣởng,…
nhiều tác phẩm của La Fontaine, Molie, Balzac, V. Hugo, Lamartine,

15


Baudelaire, Verlaine, Mallarmé, Gide…, đã đƣợc giới thiệu vào Việt Nam.
Tƣ tƣởng Khai sáng của Rouseau, triết học của Nitso… cũng đƣợc biết đến.
Dịch thuật đã trở thành một trạm trung chuyển, khiến cho chủ thể sáng tác
giai đoạn này có ý thức về một nền văn học thế giới và một phƣơng pháp sáng
tác khác. Lần đầu tiên, giới trí thức Việt Nam biết đến những trào lƣu văn học
đã phát triển rộng khắp ở mọi nơi trên thế giới: phong trào Phục hƣng, phong
trào Khai sáng, trào lƣu lãng mạn chủ nghĩa, chủ nghĩa tƣợng trƣng, chủ
nghĩa siêu thực, trào lƣu hiện thực chủ nghĩa. Ngƣời ta không chỉ biết đến văn
học Pháp mà còn đƣợc tiếp xúc với văn học Nga, văn học Anh… Điều quan
trọng nhất mà sự tiếp xúc với văn hóa phƣơng Tây mang lại là nó làm thay
đổi thế giới quan và nhân sinh quan của lực lƣợng sáng tác. Nói nhƣ Hoài
Thanh, một nguồn cảm xúc mới, dào dạt chƣa từng có ở chốn nước non lặng
lẽ này đã đòi hỏi phá tung những ràng buộc của niêm luật thơ ca truyền thống.
Yếu tố tiếp theo tạo tiền đề thúc đẩy nhu cầu cách tân thơ ca đó là sự ra
đời và phát triển mạnh mẽ của một phƣơng tiện phổ biến tác phẩm mới: báo
chí và các nhà xuất bản. Tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ mở đầu cho nền
báo chí Việt Nam là tờ Gia Định báo ra mắt ngày 14 tháng 5 năm 1865 tại Sài
Gòn. Năm 1893, Đại Nam đồng văn nhật báo ra đời, là tờ báo đầu tiên bằng
chữ Hán. Năm 1913, tờ Đông Dương tạp chí do Scheneider làm chủ nhiệm,
Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút, là tờ báo đầu tiên hoàn toàn bằng chữ quốc
ngữ. Ngày 13/7/1917, chánh mật thám Đông Dƣơng Louis Marty đứng tên
sáng lập và cho xuất bản số đầu tiên Nam phong tạp chí do Phạm Quỳnh làm

chủ bút. Bắt đầu từ năm 1920, ở Hà Nội đã thực sự có những tờ báo quốc ngữ
do ngƣời Việt chủ trƣơng. Nhƣ vậy là chỉ trong vòng mƣời năm, báo chí Việt
bằng chữ quốc ngữ đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Sự phát triển mạnh
mẽ của báo chí thời kì này đã góp phần làm thay đổi một cách toàn diện văn
hóa tinh thần của xã hội. Đặc biệt, có thể nói, báo chí chính là môi trƣờng

16


hoạt động chính, là bệ đỡ cho văn học viết bằng chữ quốc ngữ thời kì đầu.
Những tờ báo nhƣ Phong hóa, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ Bảy,… là nơi đăng
tải, cập nhật những tác phẩm văn học mới nhất, là diễn đàn của nhiều tranh
luận học thuật và tƣ tƣởng quyết liệt nhất, là nơi phát hiện và nuôi dƣỡng các
tài năng văn chƣơng ngay từ những buổi đầu chập chững trên văn đàn. Chính
báo chí với những lợi thế đặc thù của mình đã giúp cho văn chƣơng có khả
năng chuyển tải và tác động một cách nhanh nhạy, mạnh mẽ, sâu sắc đến
cộng đồng ngƣời đọc để tạo nên những cuộc cách mạng chƣa từng có trong
lịch sử dân tộc trên phƣơng diện văn hóa tƣ tƣởng.
1.2. Thơ mới đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa văn học
Hiện đại hóa văn học là một thuật ngữ có nội hàm phức tạp. Trong khuôn
khổ luận văn này, chúng tôi có sự đồng thuận cao với ý kiến của nhà nghiên cứu
Lê Ngọc Trà: “Hiện đại hóa đƣợc hiểu nhƣ là quá trình gia nhập vào quỹ đạo
chung của các nền văn học đã đƣợc quốc tế hóa nhƣ quá trình hội nhập vào dòng
chảy của các nền văn học tiên tiến đƣơng đại trên thế giới” [9, tr. 71].
Đối với nền văn học Việt Nam, quá trình hiện đại hóa đƣợc biểu hiện
trƣớc nhất bằng việc đƣa văn học thoát khỏi sự chi phối của thi pháp văn học
trung đại. Qúa trình này diễn ra trong giai đoạn đầu thế kỷ XX và đặc biệt
mạnh mẽ vào thời 1932 – 1945 trên tất cả các lĩnh vực của văn học, trong đó
có thơ ca và Thơ mới là một hiện tƣợng nổi bật, thu hút tinh hoa của cả một
thời đại văn học.

1.2.1. Đổi mới văn học là nhu cầu bức thiết
Nhìn lại thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1932 ta thấy cùng với sự
suy tàn của Hán học, sự thất thế của các nho sĩ là sự bế tắc của lối thơ ngâm
vịnh, thù tạc, sự trói buộc và sáo mòn của hình thức thơ Đƣờng luật. Nói về
thơ ca giai đoạn này, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức nhận định: “Bƣớc sang
đầu thế kỷ XX, thơ ca công khai rơi vào tình trạng mất sức sống về nội dung

17


và nghèo nàn về hình thức” [32, tr. 114]. Một vài nhà thơ nhƣ Tản Đà, Trần
Tuấn Khải trở về cái gốc của thơ ca dân tộc, nhất là thơ ca dân gian, nhƣng
không dễ tìm đƣợc lối ra. Nhà thơ Tố Hữu trả lời một bạn thơ nƣớc ngoài
Mireille Gansel để nói về thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX: “Ở nƣớc
chúng tôi trong giai đoạn này, nhìn một cách nào đó thì thơ không tồn tại nữa,
chỉ có những châm ngôn, những chữ có sẵn mƣợn ở Hán Văn” [32, tr. 114].
Thơ ca lúc này vay mƣợn nhiều điển cố, điển tích trong thơ cổ, thậm chí cả
hình ảnh của thơ ca nƣớc ngoài, nhất là thơ ca Trung Quốc. Có những điều
chỉ riêng có trên đất nƣớc chúng ta nhƣng trong thơ lại xuất hiện rất nhiều
những hình ảnh gắn với ngƣời và cảnh Trung Hoa. Tình trạng đó là một dấu
hiệu đòi hỏi sự đổi thay. Thơ ca trung đại đã ở vào giai đoạn mạt kỳ và rộng
hơn, nếp thẩm mỹ xƣa cũ của hệ tƣ tƣởng và văn hóa phong kiến đang đòi hỏi
sự thay thế.
Trong bối cảnh suy thoái và bế tắc ấy, nhu cầu cách tân văn học nói
chung cũng nhƣ thơ ca nói riêng là một nhu cầu tự thân. Khi hình thức thơ ca
truyền thống không đủ sức truyền tải cảm thức mới mẻ của con ngƣời trƣớc
một cánh cửa mới đang bắt đầu mở ra, khi bản thân ngƣời sáng tác cũng đang
cố hết sức để tìm đƣợc một lối thoát cho thơ ca, đổi mới lúc này là một vấn đề
bức thiết và tất yếu của văn học Việt Nam. Tuy nhiên, những nỗ lực của các
nhà thơ cũ với những đại diện xuất sắc nhƣ Tản Đà, Trần Tuấn Khải vẫn

không đủ để làm nên cuộc cách mạng. Mà nhu cầu cách tân thi ca xuất phát từ
nguyên nhân sâu xa hơn của nhu cầu đổi mới văn học, trong đó có thơ ca,
chính là sự biến đổi của đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa do cuộc xâm lƣợc
của thực dân và chế độ thuộc địa đem lại. Những nhân tố mới trong đời sống
xã hội nảy sinh và ngày càng phát triển. Lớp công chức, viên chức, học sinh,
sinh viên hình thành một thế hệ mới của công chúng văn học. Họ mang sức
sống của tuổi trẻ, không chịu ảnh hƣởng nặng nề của lễ giáo phong kiến, đƣợc

18


tiếp thu văn hóa phƣơng Tây một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nên nếp tƣ duy
và thẩm mỹ của họ cũng đổi mới. Nhà thơ Lƣu Trọng Lƣ nhận xét: “Các cụ ta
ƣa những màu đỏ chót, ta lại ƣa những màu xanh nhạt. Các cụ bâng khuâng vì
một tiếng trùng đêm khuya, ta lại nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một
cô gái xinh xắn ngây thơ, các cụ coi nhƣ đã làm một điều tội lỗi, ta thì cho là
mát mẻ nhƣ đứng trƣớc một cánh đồng xanh. Cái tình của các cụ thì chỉ là sự
hôn nhân nhƣng đối với ta thì trăm hình muôn trạng, cái tình say đắm, cái tình
thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình giây phút, cái tình ngàn
thu” [63, tr. 21]. Sự xuất hiện lớp công chúng mới ở thành thị với nhu cầu thẩm
mĩ mới này đòi hỏi văn học phải thay đổi để đáp ứng. Họ cũng đồng thời là
một chủ thể sáng tác mới, một cộng đồng tiếp nhận mới với hình thức phổ biến
tác phẩm mới và một phƣơng pháp sáng tác mới nhƣ đã trình bày ở trên.
1.2.2. Vai trò của Thơ mới trong tiến trình hiện đại hóa văn học
Sự xuất hiện của Thơ mới nói nhƣ nhà nghiên cứu Phong Lê là một
“sắp xếp của lịch sử, một định mệnh, không thể khác”. Chỉ đến thời điểm đó
mới có Thơ mới và về sau đó, Thơ mới không còn nữa khi tất cả đều đƣợc
chuyển vào quỹ đạo của một nền thơ cách mạng. Nhận định này hoàn toàn có
thể đƣợc chứng minh khi nhìn lại quá trình hình thành từng bƣớc xác lập vị trí
của Thơ mới. Nhu cầu thẩm mĩ của lớp công chúng thành thị chƣa tìm thấy sự

thỏa mãn ở thi ca đƣơng thời đòi hỏi thơ ca lúc này phải làm một cuộc cách
mạng. Ngay những nhà thơ giao thời của hai thế kỉ nhƣ Tản Đà cũng đã ý
thức đƣợc nhu cầu cách tân. Có thể nói, những tìm tòi, vƣợt thoát khỏi hình
thức thơ cũ đã có trƣớc khi Thơ mới xuất hiện. Một số bài từ khúc của Tản Đà
nhƣ: Hoa rụng, Cảm thu, Tiễn thu… đã “phảng phất chút bâng khuâng, chút
phóng túng của thời sau” (Hoài Thanh). Bài dịch Con ve sầu và con kiến từ
thơ La-phông-ten của Nguyễn Văn Vĩnh cũng là một thử nghiệm về hình thức
thơ mới. Nhƣng phải đến khi Phan Khôi đƣa ra Một lối Thơ mới trình chánh

19


giữa làng thơ đăng trên Phụ nữ tân văn số 122 ra ngày 10-3-1932, nhu cầu làm
một cuộc cách mạng về thi ca của công chúng yêu thơ mới thực sự đƣợc đánh
thức. Trong bài viết này, sau khi công kích và kết án thơ cũ một cách nặng nề,
Phan Khôi đã đề xuất một lối thơ mà ông đặt tên là Thơ mới: “Đem ý thật có
trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu có vần mà không bị bó buộc bởi
một niêm luật gì hết” và ông minh họa cho ý tƣởng mới mẻ của mình bằng bài
thơ Tình già. Ngƣời ta thƣờng coi Tình già của Phan Khôi nhƣ là sự mở đầu
của Thơ mới bởi ở đó nói đến một kiểu tình yêu ngoài tình vợ chồng mà là
“nhân ngãi” (tức ngƣời tình) – đó là điều cấm kỵ đối với lễ giáo phong kiến.
Mối tình chỉ là nhân ngãi đó với “hai mƣơi bốn năm xƣa” và “hai mƣơi bốn
năm sau” mà đôi bạn tình gặp nhau vẫn còn nhận đƣợc ra nhau “liếc đƣa nhau
đi rồi, con mắt còn có đuôi”… Cái mới đó, theo Hoài Thanh, khiến cho “số
đông thanh niên trong nƣớc bỗng thấy mở ra một góc trời vì cái táo bạo dấu
diếm của mình đã đƣợc một bậc đàn anh trong văn giới công nhiên thừa nhận”.
“Tiếng súng lệnh” của Phan Khôi đã làm dấy lên một cuộc tranh luận cực kì
quyết liệt trên diễn đàn văn học thời kì này: cuộc tranh luận giữa Thơ mới và
thơ cũ. Lƣu Trọng Lƣ là ngƣời đầu tiên hƣởng ứng lời kêu gọi của Phan Khôi
và trực tiếp bày tỏ những lo lắng trƣớc sự bế tắc của thi ca nƣớc nhà.

Thực tế là khi mới xuất hiện, Thơ mới hầu nhƣ chƣa có hình hài cụ thể.
Tình già của Phan Khôi chƣa thực sự là một bài thơ xuất sắc nhƣng nó cũng
đủ khuấy động văn đàn và nhận đƣợc sự ủng hộ nhiệt liệt của những trí thức
thế hệ mới. Những cuộc diễn thuyết của Nguyễn Thị Kiêm, Lƣu Trọng Lƣ,
Đỗ Đình Vƣợng, Vũ Đình Liên, Trƣơng Tửu liên tiếp xuất hiện. Trên báo chí
thƣờng xuyên đăng tải những bài chỉ trích thơ cũ và bênh vực Thơ mới. Báo
Phong hóa (số 4 ngày 22-9-1932), cơ quan ngôn luận của Tự lực văn đoàn
kêu gọi: “Bỏ luật, niêm, đổi, bỏ điển tích, sáo ngữ, nghĩa là tóm tắt, đừng bắt
chƣớc cổ nhân một cách nô lệ. Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tƣởng”.

20


Bài báo của Phan Khôi sở dĩ làm dấy lên một phong trào đấu tranh sôi
nổi và quyết liệt nhƣ vậy bởi nó đã chạm vào nỗi bức xúc bấy lâu trƣớc sự
nhạt nhẽo và bế tắc của thơ ca, nó làm sống dậy nỗi khát khao đƣợc nói tiếng
nói của lòng mình, đƣợc hòa mình vào quỹ đạo của văn chƣơng hiện đại thế
giới trong tâm hồn thanh niên thế hệ mới. Những bài Thơ mới đầu tiên của
Phan Khôi và Lƣu Trọng Lƣ đã hé lộ một ánh sáng trên con đƣờng dài của
thơ ca, làm nhen lên một tia hi vọng, làm lóe sáng ý tƣởng đầu tiên: muốn đổi
mới, trƣớc hết phải phá bỏ niêm luật tù túng, phải giãi bày một cách thành
thật những cảm xúc của tâm hồn. Ánh sáng hi vọng ấy tuy còn mong manh,
con đƣờng đổi mới thơ ca tuy còn đầy chông gai nhƣng nó là những động lực
để làm thức dậy trong con ngƣời ta một niềm tin và ý chí đổi thay mãnh liệt.
Lúc này, thơ mới không chỉ là tiếng nói của một số cá nhân tiêu biểu mà đó là
khuôn mặt tinh thần của cả một thế hệ xuất hiện trong một hoàn cảnh xã hội
đặc biệt. Đó cũng là một hƣớng giải thoát bằng văn chƣơng để bộc lộ tình
cảm với quê hƣơng đất nƣớc, với cuộc sống qua nhiều cung bậc, sắc thái cảm
xúc, tâm trạng khác nhau.
Sự chống đỡ của phái thơ cũ càng làm cho không khí tranh luận quyết

liệt hơn nhƣng sự yếu thế của những ngƣời bảo vệ thơ cũ càng củng cố thêm
vị trí niềm tin vào Thơ mới. Từ trong cuộc tranh luận, Thơ mới đƣợc khẳng
định và ngày càng hoàn thiện, bƣớc những bƣớc vững chắc trên văn đàn để
trở thành một hiện tƣợng thi ca độc đáo nhất trong lịch sử văn học dân tộc.
Thơ mới ra đời vừa là nhu cầu nội tại của văn học – nhu cầu cách tân
thơ ca khi thời đại đã thay đổi, vừa là sản phẩm của sự giao thoa văn hóa giữa
phƣơng Đông và phƣơng Tây. Quan trọng hơn, nó kết tinh trí tuệ, tâm hồn
của một thế hệ, một thời đại. Thơ mới đã tạo ra một kiểu nhà thơ đặc trƣng
của thời đại. Kiểu nhà thơ của Thơ mới là một hiện tƣợng lịch sử, một phạm
trù nghệ thuật mới. Sự xuất hiện của cái tôi trữ tình cá nhân đã dần dần

21


×