Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Bài 3 lập dự toán chi phí cty giầy thời trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.8 KB, 29 trang )

Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Khái niệm KTQT
Theo Luật kế toán Việt Nam, KTQT “ là việc thu nhận xử lý, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế,
tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.
Theo định nghĩa của Viện kế toán viên quản trị Hoa Kỳ thì KTQT “là quá trình
nhận diện, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin trong quá trình
thực hiện các mục đích của tổ chức. KTQT là một bộ phận thống nhất trong quá
trình quản lý, và nhân viên kế toán quản trị là những đối tác chiến lược quan
trọng trong đội ngũ quản lý của tổ chức”.
Nhận diện: là sự ghi nhận và đánh giá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
nhằm có hành động kế toán thích hợp.
Đo lường: là sự định lượng, gồm cả ước tính, các nghiệp vụ kinh tế đã xảy
ra hoặc dự báo các sự kiện kinh tế có thể xảy ra.
Phân tích: là sự xác định nguyên nhân của các kết quả trên báo cáo và mối
quan hệ của các nguyên nhân đó với các sự kiện kinh tế.
Diễn giải: là sự liên kết các số liệu kế toán hay số liệu kế hoạch nhằm trình
bày thông tin một cách hợp lý, đồng thời đưa ra các kết luận rút ra từ các số liệu
đó.
Truyền đạt: là sự báo cáo các thông tin thích hợp cho nhà quản trị và
những người khác trong tổ chức.
Có nhiều khái niệm về KTQT, được hiểu chung nhất là khoa học thu nhận,
xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể,
phục vụ cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực
hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế, tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.
Bản chất của KTQT như sau: KTQT không chỉ thu nhận, xử lý và cung
cấp các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế đã hoàn thành, đã ghi chép hệ thống


hoá mà còn xử lý và cung cấp các thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản
lý. Sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích, xử lý chúng một cách cụ
thể phù hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản trị.
Học vên: Trần Ngọc Hiếu

1


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

KTQT chỉ cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài chính trong
phạm vi yêu cầu của nội bộ doanh nghiệp.
KTQT là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và là một công cụ quan
trọng không thể thiếu được đối với công tác quản lý nội bộ doanh nghiệp.
1.2 Mục tiêu của kế toán quản trị
Do nhu cầu thông tin khác nhau cho từng đối tượng, phạm vi thông tin cần
đáp ứng khác nhau nên kế toán được chia thành KTTC và KTQT. Các thông tin
báo cáo tài chính tổng hợp cần cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp còn các
nhà quản trị doanh nghiệp cần các thông tin chi tiết, cụ thể hơn để ra các quyết
định quản lý. Quản trị doanh nghiệp cần có các loại thông tin khác nhau để đi đến
mục tiêu một cách thành công, vì vậy KTQT có mục tiêu:
Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và lập kế hoạch, tham gia
một cách tích cực với vai trò là một thành phần của đội ngũ quản lý, vào quá
trình ra quyết định và lập kế hoạch;
Hỗ trợ các nhà quản lý trong việc định hướng và kiểm soát các mặt hoạt
động kinh doanh;
Thúc đẩy các nhà quản trị và nhân viên nhằm vào các mục đích của tổ chức;
Đo lường kết quả của các mặt hoạt động, các đơn vị, các nhà quản trị và

nhân viên trong tổ chức;.
Đánh giá vị trí cạnh tranh của tổ chức, làm việc cùng với các nhà quản trị
để đảm bảo cạnh tranh lâu dài của tổ chức trong ngành.
1.3 Nội dung kế toán quản trị và công tác lập dự toán
- Nội dung kế toán quản trị :
Xác định các chỉ tiêu quản lý cần thiết phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin một
cách cụ thể, kịp thời.
Vận dụng các cách phân loại chi phí, các phương pháp phân tích chi phí
để thu nhận, tổng hợp và cung cấp các thông tin cần thiết cho việc lập các kế
hoạch, các dự toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận, phân tích chi phí…phục vụ cho
việc điều hành quản lý, kiểm soát chi phí, đề ra các phương án kinh doanh.
Học vên: Trần Ngọc Hiếu

2


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

Xây dựng các định mức về chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp, giá phí hàng mua làm cơ sở cho việc ra các quyết định và
kiểm tra quá trình thực hiện.
Phân tích chi phí một cách cụ thể chi tiết theo yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp, theo từng hoạt động kinh doanh, từng địa điểm kinh doanh, từng nhóm
sản phẩm…bằng các phương pháp nghiệp vụ cụ thể.
Thiết kế các biểu mẫu báo cáo chủ yếu phục vụ cho việc lập dự toán và
soạn thảo các báo cáo kế toán quản trị.
- Nội dung công tác lập dự toán

Trong các chức năng của quản trị, lập kế hoạch là chức năng quan trọng
không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Kế hoạch là xây dựng mục tiêu của
doanh nghiệp và vạch ra các bước thực hiện để đạt mục tiêu đã đặt ra. Dự toán
cũng là một loại kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu cụ thể, chỉ rõ các tài
nguyên phải sử dụng đồng thời dự tính kết quả thực hiện trên cơ sở các kỹ thuật
dự báo.
Dự toán là tổng thể các dự đoán về khối lượng được thể hiện theo một cơ
cấu nhất định, là sự cụ thể hoá bằng các con số các kế hoạch, dự án. Dự toán có
thể thể hiện tình trạng tài chính hoặc phi tài chính theo một đơn vị đo lường nhất
định có thể là kg, lít, số giờ...Chỉ tiêu số lượng trong dự toán có thể là các con số
trong quá khứ hoặc số liệu trong các cuộc nghiên cứu. Trong trường hợp dự toán
bán hàng thí số liệu được rút ra từ phân tích thị trường, từ các phương pháp điều
tra của thống kê.
Theo nghĩa hẹp, dự toán là việc ước tính toàn bộ thu nhập, chi phí của
doạnh nghiệp trong một thời kỳ để đạt được một mục tiêu nhất định. Theo nghĩa
rộng, dự toán được hiểu là dự kiến các công việc, nguồn lực cần thiết để thực
hiện các mục tiêu trong một tổ chức. Qúa trình dự toán cũng phải đặt ra: ai làm
dự toán và ai sẽ thực hiện dự toán theo phân cấp quản lý doanh nghiệp. Công
việc này được thực hiện nhằm gắn liền với trách nhiệm của mỗi bộ phận, mỗi cá
nhân với mục tiêu của doanh nghiệp. Như vậy, dự toán của doanh nghiệp không
chỉ gắn liền với việc tổ chức thực hiện mà còn là cơ sở để thực hiện công tác
kiểm tra, kiểm soát sau này.
Học vên: Trần Ngọc Hiếu

3


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm


- Yêu cầu của quá trình lập dự toán:
Đảm bảo sự tiếp tục của kế hoạch đề ra;
Đo lường trong từng thời kỳ những điều kiện để đạt được mục đích đề ra;
Đánh giá tính kinh tế, hiệu suất, hiệu quả của quá trình quản lý;
Can thiệp để điều chỉnh kế hoạch;
Đánh giá lại mục tiêu và chiến lược của một tổ chức;
Dự toán là một công cụ để lập kế hoạch và kiểm tra được sử dụng rất rộng
rãi trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay, trong
bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có hệ thống các bản dự toán, dự toán là phương
tiện đắc lực cho các nhà quản lý trong việc điều hành doanh nghiệp. Theo một
số nghiên cứu, 90% doanh nghiệp ở Mỹ lập các dự toán tổng thể gọi là “ dự toán
chủ đạo”. Tỷ lệ này là 93% ở Nhật, 95% ở Úc và 100% ở Anh và Hà Lan.
Dự toán không chỉ đơn thuần là tổng thể các số liệu dự đoán mà còn cung
cấp các số liệu cũng như các thể thức thực hiện dự án. Lập dự toán chính là quá
trình lập kế hoạch dần dần từng bước tiến trình thực hiện dự án. Nói cách khác
đây là việc trù bị chiến lược và chi phí cho dự án. Số liệu của dự toán là các
chuẩn mực để đánh gía thành tích của doanh nghiệp.
- Trình tự và phương pháp xây dựng dự toán theo đơn vị đo lường
a) Dự toán tiêu thụ
Dự toán tiêu thụ là nền tảng của dự toán tổng thể doanh nghiệp, vì dự toán
này sẽ xác lập mục tiêu của doanh nghiệp so với thị trường, với môi trường.
Tiêu thụ được đánh giá là khâu thể hiện chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.
Hơn nữa, về mặt lý thuyết tất cả các dự toán khác của doanh nghiệp suy cho
cùng đều dựa vào loại dự toán tiêu thụ. Dự toán tiêu thụ chi phối đến các dự
toán khác, nếu xây dựng không chính xác sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của dự
toán tổng thể của doanh nghiệp. Dự toán tiêu thụ được lập dựa trên dự báo tiêu
thụ. Dự toán tiêu thụ bao gồm những thông tin về chủng loại, số lượng hàng
bán, gía bán và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ.
Dự toán doanh thu


Học vên: Trần Ngọc Hiếu

=

Dự toán sản phẩm
tiêu thụ
4

x

Đơn giá bán
theo dự toán


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

Ngoài ra dự toán tiêu thụ còn dự báo cả mức bán hàng thu bằng tiền và bán
hàng tín dụng cũng như phương thức tiêu thụ. Khi lập dự toán tiêu thụ, các nhà
quản lý cần xem xét ảnh hưởng chi phí Marketing đến hoạt động tiêu thụ tại
doanh nghiệp.Trong doanh nghiệp, bộ phận kinh doanh hoặc Marketing có trách
nhiệm trực tiếp cho việc lập dự toán tiêu thụ.
Sau khi xác lập mục tiêu chung của dự toán tiêu thụ, dự toán còn có trách
nhiệm chi tiết hoá nhiệm vụ của từng thời kỳ, từng bộ phận. Việc xem xét khối
lượng tiêu thụ theo thời kỳ còn dựa vào chu kỳ sống của sản phẩm.
Trên cơ sở mục tiêu theo từng thời kỳ của doanh nghiệp, dự toán tiêu thụ
phải được lập cụ thể theo từng vùng, theo từng bộ phận, từng sản phẩm. Như
vậy, nó không những giúp đỡ nhà quản trị trong việc tổ chức thực hiện mà còn

cho phép đánh giá kết quả và thành tích của các vùng khi so sánh kết quả thực
hiện mà mục tiêu đặt ra.
Khi lập dự toán tiêu thụ cũng cần quan tâm đến chính sách bán hàng của
doanh nghiệp để ước tính dòng tiền thu vào liên quan đến bán hàng trong các
thời kỳ khác nhau.
b) Dự toán sản xuất
Việc xây dựng dự toán sản xuất nhằm xác định số lượng, chủng loại sản
xuất trong kỳ. Để xây dựng dự toán sản xuất cần dựa vào:
Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ được ước tính theo thực tế của kỳ
trước;
Số lượng sản phẩm tiêu thụ dự toán được xác định theo dư toán tiêu thụ;
Nhu cầu sản phẩm tồn kho cuối kỳ theo mong muốn của nhà quản trị. Đây
chính là mức dự trữ tối thiểu cần thiết để phục vụ tiêu thụ cho thời kỳ sau thời
kỳ dự toán. Mức tồn kho cuối kỳ dự tính nhiều hay ít thường phụ thuộc vào độ
dài của chu kỳ sản xuất. Nhu cầu có thể được xác định theo một tỷ lệ phần trăm
nhu cầu tiêu thụ của kỳ sau.
Khả năng sản xuất của doanh nghiệp
Số lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ là:
Số lượng sản = Nhu cầu sản + Số sản phẩm - Số sản phẩm
Học vên: Trần Ngọc Hiếu

5


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

phẩm cần sản


phẩm tồn kho

tiêu thụ trong

xuất trong kỳ

cuối kỳ

kỳ

tồn kho theo dự
toán

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp lúc nào cũng có thể đảm nhận tất cả
nhu cầu, điều đó còn tuỳ khả năng sản xuất trên cơ sở năng lực hiện có. Do vậy,
khối lượng sản xuất dự toán = Min(Khối lượng sản xuất theo yêu cầu, khối
lượng sản xuất theo khả năng).
Khi lập dự toán sản xuất cần chú ý đến phân chia công việc cho các đơn vị
cũng nhự theo thời gian thực hiện, từng công đoạn. Việc phân bố cụ thể công
việc cho phép doanh nghiệp tổ chức thực hiện công việc tốt hơn, đồng thời kiểm
tra kiểm soát được công việc một cách dễ dàng.
Phân bổ công việc theo thời gian thường là hàng tháng cho phép lựa chọn
các cách thức điều chỉnh tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động doạnh nghiệp và tính
chất, nội dung sản phẩm. Phân bổ công việc theo bộ phận nhằm lập dự toán nội
bộ là công việc rất quan trọng và nó là cơ sở để lập dự toán chi phí sản xuất theo
bộ phận cũng như theo thời gian.
Phân bổ công việc vừa theo thời gian vừa theo bộ phận trước hết phải quan
tâm đến cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp để qua đó xem xét tiềm năng của
từng bộ phận. Các nhân tố quan trọng cần xem xét khi thực hiện công việc là
khả năng tồn kho dự trữ, lực lượng lao động chủ yếu, sự phù hợp giữa mức trang

bị tài sản cố định.
c) Dự toán chi phí sản xuất
Trong giai đoạn này, lập dự toán chi phí sản xuất nhằm xác định toàn bộ
chi phí để sản xuất một khối lượng sản phẩm đã được xác định trước. Chi phí
sản xuất sản phẩm bao gồm 3 khoản mục là chi phi nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, nên dự toán chi phí sản xuất
phải thể hiện đầy đủ ba loại chi phí này. Nhiệm vụ đặt ra trong phần này không
chỉ xác định chi phí sản xuất cụ thể từng loại, từng đơn vị mà còn phải chú ý đến
nhiệm vụ cắt giảm chi phí mà doanh nghiệp có thể thực hiện.
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Học vên: Trần Ngọc Hiếu

6


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh tất cả chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất đã được thể hiện trên dự toán
khối lượng sản phẩm sản xuất. Để lập dự toán Nguyên vật liệu trực tiếp cần xác
định: định mức tiêu hao Nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm;
Đơn gía xuất nguyên vật liệu: thông thường đơn giá xuất ít thay đổi.Tuy nhiên
để có thể phù hợp với thực tế và làm cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm soát khi dự toán
đơn gía này cần phải biết doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho
nào: phương pháp LIFO, FIFO, giá đích danh hay đơn giá bình quân.
Mức độ dữ trữ Nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ dự toán được tính
toán trên cơ sở lý thuyết quản trị tồn kho.

Như vậy:
Dự toán lượng nguyên
vật liệu sử dụng

Định mức tiêu hao

=

nguyên vật liệu

Số
x

lượng

sản

phẩm sản xuất
theo dự toán

Và dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất sẽ là:
Dự toán chi phí nguyên

=

Dự toán lượng nguyên

x

Đơn giá xuất


vật liệu trực tiếp
vật liệu sử dụng
nguyên vật liệu
Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu có đơn giá
khác nhau để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau thì công thức xác định chi
phí vật liệu như sau:

CPVL = ∑∑
nm
i j
Trong đó:

QiMijGj

Mij là mức hao phí vật liệu j để sản xuất một sản phẩm i

GJ là đơn giá vật liệu loại j (j= 1,m)
Qi là số lượng sản phẩm i dự toán sản xuất( i= 1,n )
n là số loại sản phẩm
m là số loại vật liệu
Dự toán cung cấp nguyên vật liệu

Học vên: Trần Ngọc Hiếu

7


Môn: Kế toán quản trị


Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

Dự toán cung cấp nguyên vật liệu được lập cho từng loại nguyên vật liệu
cần thiết để thực hiện quá trình sản xuất trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu dự
toán cần thiết sử dụng và chính sách dự trữ tồn kho của doanh nghiệp theo công
thức sau:
Số lượng nguyên
liệu mua vào

Số lượng nguyên
=

liệu sử dụng theo +
dự toán

Số lượng
nguyên liệu
tồn cuối kỳ

Số lượng
-

nguyên liệu
tồn thực tế

theo dự toán
đầu kỳ
Số tiền cần thiết phải chuẩn bị để mua nguyên vật liệu được tính toán dựa
vào việc dự báo đơn giá mua nguyên vật liệu và dự toán mua nguyên vật liệu
trực tiếp được xây dựng. Đơn giá nguyên vật liệu là giá thanh toán với nhà cung

cấp.
Dự toán tiền mua nguyên

=

Dự toán lượng nguyên

x

Đơn giá nguyên

vật liệu trực tiếp
vật liệu mua vào
vật liệu
Dự toán mua nguyên vật liệu còn tính đến thời điểm, và mức thanh toán
tiền mua nguyên liệu căn cứ vào chính sách bán hàng của nhà cung cấp. Đây là
cơ sở để lập dự toán vốn bằng tiền tại doanh nghiệp.
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được xây dựng từ dự toán khối lượng
sản xuất. Dự toán này cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến quy
mô của lực lượng lao động cần thiết cho kỳ dự toán. Mục tiêu cơ bản của dự
toán này là duy trì lực lượng lao động vừa đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tránh
tình trạng lãng phí hoặc bị động trong sử dụng lao động. Dự toán lao động còn
là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán về đào tạo, tuyển dụng trong quá trình hoạt
động sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp thường là biến phí trong mối quan hệ với khối
lượng sản phẩm sản xuất. Trong một số ít các trường hợp chi phí nhân công trực
tiếp không thay đổi theo mức độ hoạt động, đó là trường hợp ở doanh nghiệp sử
dụng công nhân có trình độ tay nghề cao, không thể trả công theo sản phẩm. Để
lập dự toán chi phí này, doanh nghiệp phải tính toán dựa vào số lượng nhân

công, quỹ lương, cách phối lương và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Học vên: Trần Ngọc Hiếu

8


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

Đối với biến phí nhân công trực tiếp, để lập dự toán doanh nghiệp cần xây
dựng:
Định mức lao động để sản xuất sản phẩm
Tiền công cho từng giờ lao động hoặc từng sản phẩm nếu doanh nghiệp trả
lương theo sản phẩm.
Và chi phí nhân công trực tiếp được xác định:
CPNCTT = ∑∑
n m i ij j hoặc CPNCTT =

QM G

i j

∑ QimLi
i

Với:
Mij là mức hao phí lao động trực tiếp loại j để sản xuất một sản phẩm i
Gj là đơn giá lương của lao động loại j
Li là đơn giá lương tính cho mỗi sản phẩm

Qi là số lượng sản phẩm i dự toán sản xuất
Số liệu về chi phí nhân công phải trả còn là cơ sở để lập dự toán tiền mặt
Dự toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý
hoạt động sản xuất, phát sinh trong phân xưởng. Chi phí sản xuất chung bao
gồm cả yếu tố chi phí biến đổi và chi phí cố định, nên dự toán chi phí sản xuất
chung phải tính đến cách ứng xử chi phí để xây dựng định mức dự toán phí hợp
lý trong kỳ. Cũng có thể dự toán chi phí sản xuất chung theo từng nội dung kinh
tế cụ thể của chi phí. Tuy nhiên cách, cách làm này khá tốn phức tạp, tốn nhiều
thời gian không phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như ở nước ta
hiện nay.
Dự toán này ở các doanh nghiệp thường được xem là một nơi tập trung chủ yếu
nhằm giảm thấp chi phí và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên với xu hướng gía
thành ngày càng giảm, việc đấu tranh chống tăng chi phí là nhiệm vụ khá quan
trọng. Các chi phí này thông thường không liên quan trực tiếp đến sản phẩm cụ
thể. Nếu sử dụng cách tính toán giá thành toàn bộ, việc tăng giảm của các chi
phí này thuộc về trách nhiệm của nhà quản trị từng khu vực, từng trung tâm. Các
chi phí này thường độc lập tương đối với mức độ hoạt động, nó liên quan chủ
Học vên: Trần Ngọc Hiếu

9


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

yếu với cấu trúc của phân xưỏng, phải sử dụng các kỹ thuật tách biệt phần biến
phí và định phí đối với chi phi phí hỗn hợp. Như vậy, chi phí sản xuất chung
hoàn toàn có thể kiểm tra được.

Dự toán chi phí sản

Dự toán định phí sản

=

+

Dự toán biến phí

xuất chung
xuất chung
sản xuất chung
Biến phí sản xuất chung có thể được xây dựng theo từng yếu tố chi phí cho
một đơn vị hoạt động( chi phí vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp,...).
Tuy nhiên thường cách này làm khá phức tạp, tốn nhiều thời gian. Do vậy khi
dự toán chi phí này, người ta thường xác lập biến phí sản xuất chung cho từng
đơn vị hoạt động.
Dự toán biến phí

Dự toán biến phí

=

x

Số lượng sản xuất

sản xuất chung
đơn vị xuất chung

theo dự toán
Dự toán biến phí cũng có thể được lập theo tỷ lệ trên biến phí trực tiếp, khi
đó biến phí sản xuất chung dự toán sẽ xác định:
Dự toán biến phí sản

Dự toán biến phí trực

=

x

Tỷ lệ biến phí

xuất chung
tiếp
theo dự kiến
Dự toán định phí sản xuất chung cần thiết phải phân biệt định phí bắt buộc
và địnhm phí tuỳ ý. Đối với định phí bắt buộc, trên cơ sở định phí chung cả năm
chia đều cho 4 quý nếu là dự toán quý hoặc chia đều cho 12 nếu là dự toán
tháng. Còn đôí với định phí tuỳ ý thì phải căn cứ vào kế hoạch của nhà quản trị
trong kỳ dự toán. Dự toán định phí hàng năm có thể được lập dựa vào mức độ
tăng giảm liên quan đến việc trang bị, đầu tư mới ở doanh nghiệp.

Dự toán định phí sản
xuất chung

Định phí sản xuất
=

chung thực tế kỳ

trước

Tỷ lệ % tăng
x

( giảm) định phí sản xuất
chung theo dự kiến

Dự toán giá vốn hàng bán
Gía vốn hàng bán thực chất là tổng giá thành của khối lượng sản phẩm tiêu
thụ trong kỳ tính theo phương pháp giá toàn bộ. Như vậy trên cơ sở số lượng sản
phẩm sản xuất theo dự tóan, gía thành dự toán để sản xuất sản phẩm, số lượng
sản phẩm dự trữ dự toán vào cuối kỳ, dự toán giá vốn hàng xuất bán được xây
Học vên: Trần Ngọc Hiếu

10


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

dựng như sau:
Gía thành sản
Dự toán giá vốn
hàng xuất bán

=

Gía thành


Gía thành sản

phẩm sản xuất

+

trong kỳ theo

phẩm tồn kho

-

cuối kỳ dự toán

sản phẩm
tồn đầu kỳ

dự toán
thực tế
Nếu đơn vị không có tồn kho sản phẩm hoặc chi phí đơn vị tồn kho tương
tự nhau thì giá vốn hàng bán có thể được tính bằng tích của sản lượng tiêu thụ
nhân với gía thành sản xuất đơn vị sản phẩm. Tương tự như dự toán chi phí
nguyên vật liệu, khi lập dự toán giá vốn hàng bán phải chú ý các phương pháp
đánh gía hàng tồn kho mà doanh nghiệp sử dụng để tính toán chính xác.
d) Dự toán chi phí bán hàng
Các loại chi phí này được lập tương tự như chi phí sản xuất chung. Tuy
nhiên, chi phí bán hàng có thể ảnh hưởng nhất định đến hoạt động tiêu thụ của
doanh nghiệp và ngược lại nên khi lập dự toán chi phí bán hàng phải tính đến
mối liên hệ với dự toán tiêu thụ của doanh nghiệp.

Dự toán chi phí bán hàng phản ánh các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ
sản phẩm dự toán kỳ sau. Dự toán này nhằm mục đích tính trước và tập hợp các
phương tiện chủ yếu trong quá trình bán hàng. Khi xây dựng dự toán cho các chi
phí này cần tính đến nội dung kinh tế của chi phí cũng như yếu tố biến đổi và
yếu tố cố định trong thành phần chi phí.
Dự toán chi phí bán

=

Dự toán định phí bán

hàng
Dự toán định phí bán hàng

hàng

+

Dự toán biến
phí bán hàng

Yếu tố định phí thường ít biến đổi trong một phạm vi phù hợp gắn với các
quyết định dài hạn, và có thể dự báo một cách dễ dàng dựa vào chức năng kinh
doanh của doanh nghiệp. Các chi phí này cũng có thể thay đổi trong trường hợp
phát triển thêm mạng phân phối mới, thêm các dịch vụ mới sau bán hàng, dịch
vụ nghiên cưư phát triển thị trường...
Khi dự báo các yếu tố này cần phân tích đầy đủ các dữ liệu quá khứ của
doanh nghiệp. Thông thường các mô hình hồi quy cho phép ta tách biệt các
Học vên: Trần Ngọc Hiếu


11


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

thành phần định phí và biến phí bán hàng của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở
tính toán tỷ lệ thay đổi dự kiến.

Dự toán định phí bán

=

hàng

Tỷ lệ %

Định phí bán hàng

x

thực tế kỳ trước

tăng( giảm)
theo dự kiến

Dự toán biến phí bán hàng
Các biến phí bán hàng của doanh nghiệp có thể là biến phí trực tiếp như
hoa hồng, lương nhân viên bán hàng... Biến phí gián tiếp là những chi phí liên

quan đến bộ phận bán hàng như chi phí bảo trì, xăng dầu, hỗ trợ bán hàng... và
thường dự toán trên cơ sở số lượng hàng bán dự toán hoặc xác định một tỷ lệ
biến phí bán hàng theo thống kê kinh nghiệm nhiều kỳ.

Dự toán biến phí
bán hàng

Dự toán biến phí đơn vị

=

bán hàng

x

Sản lượng tiêu thụ
theo dự toán

Hoặc
Dự toán biến phí bán

Dự toán biến phí trực

=

hàng
tiếp
e) Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

x


Tỷ lệ biến phí theo
dự kiến

Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp thường phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức
của doanh nghiệp. Chi phí này liên quan đến toàn bộ doanh nghịêp, chứ không
liên quan đến từng bộ phận, đơn vị hoạt động nào. Tương tự như dự toán bán
hàng, việc lập dự toán biến phí quản lý doanh nghiệp thường dựa vào biến phí
quản lý đơn vị nhân với sản lượng tiêu thu dự kiến.
Dự toán biến phí QLDN

=

Dự toán biến phí đơn

x

Sản lượng tiêu thụ

vị QLDN
theo dự toán
Dự toán biến phí QLDN cũng có thể sử dụng phương pháp thống kế kinh

nghiệm, trên cơ sở tỷ lệ biến phí QLDN trên biến phí trực tiếp trong và ngoài khâu
sản xuất ở các kỳ kế toán. Công thức để xác định biến phí này như sau:
Dự toán biến phí

=

Học vên: Trần Ngọc Hiếu


Dự toán biến phí trực
12

x

Tỷ lệ biến phí


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

QLDN
tiếp
QLDN
Số liệu từ dự toán này còn là cơ sở để lập dự toán tiền mặt và báo cáo kết
quả kinh doanh dự toán của doanh nghiệp.
Còn định phí quản lý doanh nghiệp thường không thay đổ theo mức độ
hoạt động. Các thay đổi của loại chi phí này chủ yếu do việc trang bị đầu tư
thêm cho bộ phận quản lý của doanh nghiệp. Lập dự toán bộ phận này cần căn
cứ vào dự báo các nội dung cụ thể của từng yếu tố chi phí để xác định chính xác
định phí theo dự toán.
f) Dự toán chi phí tài chính
Thu nhập và chi phí tài chính liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Thu nhập và chi phí tài chính bao gồm rất nhiều nội dung. Theo chế độ
kế toán hiện nay, chi phí và thu nhập tài chính phải được tính toán đầy đủ trong
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để dự toán chị phí tài chính trong phần này ta cần quan tâm đến chi phí lãi
vay- bộ phận lớn nhất trong chi phí tài chính mà doanh nghiệp phải trả. Cơ sở để

lập dự toán chi phí lãi vay là số tiền cần vay dài hạn và ngắn hạn trong mỗi kỳ
lập dự toán cũng như lãi suất vay phải trả từng khoản vay.
g) Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh
Trên cơ sở các dự toán bộ phận đã lập, bộ phận kế toán quản trị lập các báo
cáo kết quả kinh doanh dự toán. Số liệu dự toán trên báo cáo tài chính này thể
hiện kỳ vọng của các nhà quản lý tại doanh nghiệp và có thể được xem như một
công cụ quản lý doanh nghiệp cho phép ra các quyết định về quản trị, nó cũng là
cơ sở để đánh gía tình hình thực hiện dự toán đã đề ra.
Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh được lập căn cứ vào các dự toán
doanh thu, dự toán giá vốn và các dự toán chi phí ngoài sản xuất đã được lập.
Dự toán này có thể lập theo phương pháp tính giá toàn bộ hoặc theo phương
pháp tính gía trực tiếp.
Dự toán báo cáo lãi lỗ theo phương
pháp tính giá toàn bộ
Doanh thu
XXX
Gía vốn hàng bán
XXX
Lợi nhuận gộp
XXX
Học vên: Trần Ngọc Hiếu

Dự toán báo cáo lãi lỗ theo
phương pháp tính giá trực tiếp
Doanh thu
Biến phí SX hàng bán
Biến phí bán hàng và QLDN

13


phương
XXX
XXX
XXX


Môn: Kế toán quản trị
Chi phí bán hàng và QLDN
Lợi nhuận từ HĐKD

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm
XXX
XXX

Số dư đảm phí
Định phí sản xuất chung
Định phí bán hàng và QLDN
Lợi nhuận thuần từ HĐKD

XXX
XXX
XXX
XXX

h) Dự toán vốn bằng tiền
Dự toán vốn bằng tiền được tính bao gồm việc tính toán các luồng tiền mặt
và tiền gửi ngân hàng thu vào và chi ra liên quan đến các mặt hoạt động của
doanh nghiệp trong các thời kỳ. Dự toán này có thể được lập hàng năm, hàng
quý và nhiều khi cần thiết phải lập hàng tháng, tuần, ngày.
Dự toán vốn bằng tiền là một trong những dự toán quan trọng của doanh

nghiệp. Vì qua đó nó thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng tiền
cho người lao động, các nhà cung cấp và đáp ứng các nhu cầu chi tiêu khác. Dự
toán vốn bằng tiền là cơ sở để doanh nghiệp có dự toán vay mượn, phát hành trái
phiếu, cổ phiếu... kịp thời khi lượng tiền mặt thiếu hoặc có kế hoạch đầu tư sinh
lợi khi lượng tiền mặt tồn quỹ thừa.
Khi lập dự toán vốn bằng tiền, doanh nghiệp cần chú ý đến các điểm
sau:
Dự toán vốn bằng tiền được lập từ các khoản thu nhập và chi phí của dự
toán hoạt động, dự toán vốn và dự toán chi phí tài chính.
Phải dự đoán khoảng thời gian giữa doanh thu được ghi nhận và thời điểm
thu tiền bán hàng thực tế.
Phải dự đoán khoảng thời gian giữa chi phí đã ghi nhận và thời điểm thực
tế trả tiền cho các khoản chi phí.
Phải loại trừ các khoản chi không tiền mặt
Phải xây dựng số dư tồn quỹ tối thiểu tại đơn vị. Tồn quỹ tiền tối thiểu và
các kết quả dự báo về luồng tiền thu chi là cơ sở để doanh nghiệp sử dụng hợp
lý tiền của mình.
Công tác lập dự toán vốn bằng tiền giữ vai trò quan trọng trong hoạt động
của doanh nghiệp. Dự toán vốn bằng tiền là cơ sở để các nhà quản lý có dự toán
vay nợ thích hợp, kịp thời, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Dự toán vốn
bằng tiền cũng là cơ sở để doanh nghiệp sử dụng tài nguyên của mình có hiệu

Học vên: Trần Ngọc Hiếu

14


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm


quả nhất. Trong điều kiện tin học hoá hiện nay trong kế toán, dự toán vốn bằng
tiền có thể lập cho từng ngày, tuần, tháng, nhờ vậy công tác quản lý tiền tại đơn
vị được chăt chẽ hơn.
i) Lập Bảng cân đối kế toán dự toán
Trên cơ sở các dự toán về vốn bằng tiền, về tồn kho... mà các bộ phận đã
lập, phòng kế toán lập bảng cân đối kế toán dự toán. Dự toán được lập căn cứ
vào bảng cân đối kế toán của thời kỳ trước và tình hình nhân tố của các chỉ tiêu
được dự tính trong kỳ. Kết cấu của bảng cân đối kế toán dự toán có kết cấu trên
cơ sở của KTTC với mẫu sau:
TÀI SẢN
Sô tiền
A.
Tài sản ngắn hạn
1.Tiền
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
3. Nợ phải thu ngắn hạn
4. Hàng tồn kho
5. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn
1. Nợ phải thu dài hạn
2. Tài sản cố định
3. Bất động sản đầu tư
4. Đầu tư tài chín dài hạn
5. Tài sản dài hạn khác
Tổng cộng

Học vên: Trần Ngọc Hiếu

NGUỒN VỐN

A Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn

B Vốn chủ sở hữu
1. Vốn chủ sở hữu
2. Nguồn kinh phí và quỹ
khác

15

Số tiền


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

PHẦN 2: LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
CỦA DOANH NGHIỆP CHO QUÝ 2 NĂM 2016 CÔNG TY
TNHH THỜI TRANG TRẺ
2.1. Tập hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ
- Dự toán chi phí nguyên vật liệu chính
Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu nhằm xác định toàn bộ lượng chi phí
về vật tư để sản xuất ra khối lượng sản phẩm cần sản xuất theo kế hoạch được
giao. Căn cứ vào kế hoạch được Bộ giao, công ty tiến hành giao kế hoạch đến
các xí nghiệp thành viên. Theo kế hoạch giao xuống các xí nghiệp, công ty chịu
trách nhiệm cung cấp các loại vật tư chính (bao gồm các loại da, vải...), các loại
vật tư khác do xí nghiệp tự tổ chức mua sắm và phải đảm bảo chất lượng, đúng
mẫu mã theo quy định của hợp đồng được ký

a) Lượng sản phẩm cần sản xuất
Căn cứ hợp đồng số:249/ H14 ngày 1/4/2016 đã ký của công ty với Cục
H14, số lượng sản phẩm từng loại giày cần phải sản xuất năm 2016
Công ty TNHH Thời Trang Trẻ
Phòng KH – VT
Bảng 2.1. Lượng sản phẩm giày cần sản xuất
Đơn vị tính: đôi
STT Loại giày
1
Giày da nam ngắn cổ + giao thông thuỷ
2
Giày HSQ nam cao cổ
3
Giày da nữ SQ ngắn cổ
4
Giày da nữ HSQ cao cổ
5
Giày SQ nam cao cổ
6
Giày Ghệt cổ bại
7
Giày vải cao cổ
8
Giày vải thấp cổ
Người lập
b) Dự trù lượng nguyên vật liệu chính
Học vên: Trần Ngọc Hiếu

16


Đvt
đôi
đôi
đôi
đôi
đôi
đôi
đôi
đôi

Số lượng
500
80.000
8.000
12.000
12.000
10.000
30.000
50.000
Trưởng phòng


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

Căn cứ vào dịnh mức vật tư để sản xuất từng loại giày, căn cứ vào số lượng
sản phẩm cần sản xuất năm nay, Phòng KH – VT tính toán lượng nguyên vật
liệu chính cần dùng cho sản xuất giày.
Công ty TNHH Thời Trang Trẻ

Phòng KH – VT
Bảng 2.2. Dự trù lượng nguyên vật liệu chính cho sản xuất giày Quý 2 năm
2016
STT Tên vật tư chính
Đvt
Số lượng
1
Da boxcal loại A độ dày 1,4 mm
pia
240.600
2
Da boxcal loại A độ dày 1,2 mm
pia
47.560
3
Da Nappa mềm loại A độ dày 1,4 mm
pia
27.000
4
Da heo
pia
192.800
5
Da mặt ta lanh loại A
pia
89.835
6
Kếp
kg
14.300

Người lập
Trưởng phòng
(Nguồn: Phòng KH – VT)
c).Dự toán chi phí nguyên vật liệu chính
Căn cứ vào đơn giá từng loại vật tư đã được xây dựng va lượng nguyên
vật liệu chính cần dùng cho sản xuất, phòng KH – VT dự toán lượng chi phí về
nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất giày của Quý 2 năm 2016 và tổ chức
mua nguyên vật liệu để cung cấp kịp thời cho các xí nghiệp.
Công ty TNHH Thời Trang Trẻ
Phòng KH – VT

Học vên: Trần Ngọc Hiếu

17


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

Bảng 2.3. Dự toán chi phi nguyên vật liệu chính cho sản xuất giày
Đơn vị tính: đồng
STT
1
2
3
4
5
6


Tên vật tư chính

Đv

t
Da boxcal loại A độ dày 1,4 mm pia
Da boxcal loại A độ dày 1,2 mm pia
Da mềm loại A độ dày 1,4 mm
pia
Da heo
pia
Da mặt ta lanh
pia
Kếp
kg
Cộng

Phòng KH - VT

Số

Đơn giá

lượng
240600
47560
27000
192800
89835
14300


Phòng TC - KT

(đ)
38720
38720
44770
14800
16500
46000

Thành tiền
(đ)
9316032000
1841523200
1208790000
2853440000
1482277500
657800000
17359862700

Giám đốc duyệt
( Nguồn: Phòng KH – VT )

- Hệ thống dự toán
Định mức về vật tư đã được Công ty TNHH Thời Trang Trẻ quy định đối với
từng loại sản phẩm.
Đơn giá vật tư được tính theo giá mặt bằng thực tế năm Quý 2 năm 2016
Về chi phí nhân công
Số công nhân phân xưởng Công ty TNHH Thời Trang Trẻ là 97 người,

HSL bình quân: 2,87.
Kế hoạch sản xuất căn cứ thực tế đã sản xuất được và kế hoạch được
giao.Một năm phân xưởng giày xí nghiệp sản xuất được 115.000 đôi giày.
Mức lương tối thiểu, ăn ka: Doanh nghiệp được tính tiền ăn ka không vượt
quá mức lương tối thiểu vào giá thàmh sản phẩm. Hiện nay công ty chỉ tính tiền
ăn ka: 7500 x 22 ngày = 165000 đ/người/tháng.
Doanh nghiệp lấy mức tiền lương tối thiểu là 620.000 đồng.
Phụ cấp ANQP 30% mức lương tối thiểu theo quy đình của Nhà nước:
= 540.000 x 2,87 x 30%
= 464.940đ
Chi phí nhân công cho 1
(620.000 x 2,87 + 464.940) x 97 x 12
=
115.000
đôi giày da
Học vên: Trần Ngọc Hiếu

18


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

= 22.717 đ
Phụ cấp độc hại mức trung bình 23% lương tối thiểu
Chi phí độc hại cho 1 đôi
540.000 x 23% x 12 x 97
=
115.000

giày da
= 1.257 đ
165.000 x 12 x 97
Chi phí ăn ka cho 1 đôi
=
giày da
115.000
= 1.670 đ
Như vậy:
Chi phí nhân công trực tiếp = Chi phí nhân công + Chi phí độc hại + Chi
phí ăn ka
= 25.644 đ/đôi
- Các khoản chi phí khác
Bao gồm các khoản:
Chi phí khấu hao TSCĐ giữ nguyên như đã được duyệt trong đơn giá năm
2015 là 3.500 đ/ đôi.
Chi phí quản lý công ty, quản lý xí nghiệp, quản lý phân xửơng theo quy
đình của ngành bằng 25% lương công nhân trực tiếp sản xuất.
Như vậy : Bình quân 1 đôi = 25.6444 x 25% = 6.411 đ/ đôi
Theo quy đình chung, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ công ty phải nộp
bằng 19% lương công nhân trực tiếp sản xuất.
Bình quân 1 đôi

=
=

540.000 x 2,87 x 97 x12 x 22%
115.000
2.980 đ/đôi


Chi phí than, điện nước là 1.500 đ/đôi
Chi phí dụng cụ, dao chặt là 200 đ/đôi

Học vên: Trần Ngọc Hiếu

19


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

BẢng 2.4. Dự toán giá thành giày nam ngắn cổ + giao thông thuỷ
STT
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

STT
B
C
1
2

Các khoản mục chi phí

ĐVT

Chi phí vật tư đã có thuế VAT
Da Boxcal loại A độ dày 1,4 mm
Da viền cổ giày loại A độ dày 0,8 mm
Da mặt ta lanh
Da heo lót hậu giày
Da heo lót suốt giày
Da độn đế trong
Pho mũi giày
Pho hậu giày

Ke sắt
Nước xử lý pho
Nước xử lý đế
Vải bạt k 0,75
Vải lót Zinết k 0,75
Keo dán
Chỉ may mũi giày
Đinh gót + gò + bắn mặt
Dây giày
Nước thoát bóng
Xi đen
Mác giày
Gai khâu đế
Ô zê
La tếch
Đế giày cao su
Bao bì đóng gói
Cộng A

Các khoản mục chi phí

20

Đơn
giá ( đ)

Thành
tiền (đ)

2.2

0.25
0.87
1.25
0.75
0.3
1
1
1
0.04
0.04
0.14
0.1
0.05
60
1
2
0.013
0.05
1
8
1
0.05
1
1

38.720
36.300
12.500
14.800
14.800

5.000
1.320
1.320
550
33.000
40.000
18.200
7.700
55.000
11
1.100
550
135.000
6.600
650
66
1.100
33.000
22.000
5.500

85.184
9.075
10.875
18.500
11.100
1.500
1.320
1.320
550

1.320
1.600
2.548
770
2.750
660
1.100
1.100
1.687,5
330
650
528
1.100
1.650
22.000
5.500
184.718

Đơn
giá ( đ)

Thành
tiền (đ)

Định
mức

Đvt

Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất

Các khoản chi phí khác
Quản lý công ty+ XN + PX
BHXH + BHYT + KPCĐ

Học vên: Trần Ngọc Hiếu

pia
pia
pia
pia
pia
pia
đôi
đôi
đôi
lít
lít
m
m
hộp
m
bộ
đôi
hộp
hộp
cái
m
bộ
lít
đôi

đôi
đôi

Định
mức

đôi

1

25644

25644

đôi
đôi

1
1

6.411
2.980

6.411
2.980


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm


3
4
5
6
7

đôi
đôi
đôi
đôi
đôi

1
1
1
1
1

đôi
đôi

1
1

D
E

Khấu hao TSCĐ
Tiền điện + nước

Dụng cụ + dao chặt
Chi phí cơ lý
Chi phí giao dịch
Cộng C
Lãi kế hoạch ( B + C) * 3%
Thuế GTGT phải nộp
Tổng cộng giá thành 1 đôi giày đã có
thuế

3.500
1.500
200
150
600

3.500
1.500
200
150
600
15.341
1.185
3.517
230.405

( Nguồn: Phòng KH – VT )
Dự toán giá thành
Dự toán giá thành nội bộ là cơ sở để công ty thanh quyết toán thành phẩm
với các xí nghiệp thành viên.
Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật đối với từng loại sản phẩm, phòng KT của

công ty tiến hành bấm thời gian, xây dựng đình mức vật tư và định mức về thời
gian.
Do đặc thù của Ngành nên tất cả các sản phẩm đều có quy định rất nghiêm
ngặt của Công ty TNHH Thời Trang Trẻ về yêu cầu kỹ thuật.
Sau đây là bản yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm giày vải thấp cổ
Tiêu chuẩn kỹ thuật
Giày vải thấp cổ
Y/C kỹ thuật: Giầy vải thấp cổ đế cao su sản xuất bằng phương pháp ép
đúc ( xem mẫu hiện vật ) tại phòng 2 - Công ty TNHH Thời Trang Trẻ
1/ Cấu tạo
Mũ giày bằng vải bạt 4 x 4 Pê cô màu cỏ úa, lót bằng vải chéo mộc, viền
và yếm bằng vải KT màu cỏ úa, chỉ may Pê cô 76/6 màu cỏ úa. Các loại vải, chỉ
may đều đạt loại A theo tiêu chuẩn của Bộ Công Nghiệp và các tiêu chuẩn cơ lý
quy định.
Ôzê đóng nẹp bằng nhôm dẻo màu trắng:
Độ dầy:

0,4 mm

Đường kính vành ngoài:

10 ± 0,1 mm

Đường kính trong :

5 ≠ 0,1 mm

Học vên: Trần Ngọc Hiếu

21



Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

Chiều cao:

6,5 ± 0,2 mm

Dây giầy dệt bằng sợi PE/ cotton 83/17 màu cỏ úa ( nhuộm màu hoàn
nguyên ) dây dệt kiểu ống dẹt ( theo mẫu đối chứng ).
Dài dây:

500mm

Rộng bản:

5mm

Hai đầu bọc nhựa:

15mm

Bảng 2.5. Chỉ tiêu cơ lý
STT
1
2
3
4

5
6

Tên chỉ tiêu
Lực kéo đứt cao su không <
Độ dãn cao su đế khi keo đứt không <
Lượng mài mòn cao su đế không >
Độ liên kết không nhỏ hơn
Giữa vải bạt - vải lót
Độ cứng cao su đế
Sau lão hoá ( 72 h x 70o C )
Lực kéo đứt dây giày ≥

Đvt
N/ cm2
%
cm3/ 1,61 km

Quy định
900
400
2

N/ cm
SOA
không lệch
N

3
60 ± 5

10 chỉ số
250

Cứ 10.000 đôi lấy 1 đôi, số lẻ lấy mẫu 01 đôi để cơ lý kiểm tra chất lượng
lô sản phẩm, chi phí cơ lý do bên bán chịu.
2/ Yêu cầu ngoại quan
Kiểm tra ngoại quan xác suất 5% lô hàng bên bán báo trả
Giầy mẫu dùng để đối chứng và tham khảo hình dáng, kiểu cách, màu sắc
và các chi tiết khác.
Đôi giầy phải cân đối, mầu sắc phải đồng đều.
Mũ giầy không rách khi may, lưỡi gà che khuất hết phần nếp Ôzê phía
trong, đường chỉ may mũi giày phải đều, không đứt chỉ, bỏ mũi, đường may
song hành, khoảng cách lượn không đều, cuối đường may có chặn mũi, lại
mũi.
Giầy thấp cổ Ôzê tán cuộn 03 cái/ 1 nẹp, khoảng cách đều nhau cân đối.
Dây giầy mầu sắc đồng đều.
Đế giày nổi rõ cỡ số, tên đơn vị sản xuất
Bề mặt đế phải bóng, lỳ, không có tạp chất, bọt khí, ố mầu, không rộp ở
bím và hoa đế.
Học vên: Trần Ngọc Hiếu

22


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

Chiều dài của đế giày:
Cỡ 37:


250 mm

Cỡ 38:

255 mm

Cỡ 39:

260 mm

Cỡ 40:

265 mm

Cỡ 41:

270 mm

Cỡ 42:

275 mm

Cỡ 43 :

280 mm

Chiều cao cổ giày:

55 mm


Chiều cao pho hậu:

45 mm

Bản rộng viền mép:

5mm

3/ Bao bì đóng gói
Giày được buộc từng đôi kiểu úp mặt và trở đầu đuôi, bên ngoài được bọc
bằng giây gói hàng.
Số lượng đóng gói: 30 đôi giày đóng vào một hòm gỗ nan thưa cổ đai nẹp
sắt, hòm gỗ phải được xử lý chống mối mọt.
Quy cách hòm gỗ: Dài = 55 cm
Rộng = 35 cm
Cao = 36 cm.
a) Xây dựng các định mức
Các định mức được xây dựng gồm có định mức vật tư và định mức về
thời gian.
Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật, phòng KT của công ty sẽ tiến hành xây dựng
đình mức vật tư. Do quy cách sản phẩm hầu như là không thay đổi qua các năm
nên định mức về vật tư được giữ nguyên qua các năm.
Sau đây là bảng định mức vât tư

Học vên: Trần Ngọc Hiếu

23



Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

Bảng 2.6. Định mức vật tư giày da nam ngắn cổ
Công ty TNHH Thời Trang Trẻ
Phòng kỹ thuật
Định mức vật tư giày da nam ngắn cổ
Số lượng tính: 1 đôi
STT
Tên vật tư
Đvt Định mức
1
Da boxcal loại A độ dày 1,4 mm
pia
2.05
2
Da viền cổ giày loại A độ dày 0,8 mm pia
0.25
3
Da mặt ta lanh
pia
0.8
4
Da heo lót hậu giày
pia
1
5
Da heo lót suốt giày
pia

0.75
6
Da độn đế trong
pia
0.3
7
Pho mũi giày
đôi
1
8
Pho hậu giày
đôi
1
9
Ke sắt
đôi
1
10
Nước xử lý pho
lít
1/30
11
Nước xử lý đế
lít
1/30
12
Vải bạt K 0,8
m
0.14
13

Vải lót Zinết K 0,8
m
0.1
14
Keo dán
kg
1/25
15
Chỉ may mũi giày
m
40
16
Đinh gót + gò + bắn mặt
bộ
1
17
Dây giày
đôi
2
18
Nước thoát bóng
lit
1/80
19
Xi nước Trung Quốc
hộp
1/20
20
Mác giày
cái

2
21
Gai khâu đế
m
6
22
Ozê nhôm
bộ
1
23
La tếch
lít
1/20
24
Đế giày cao su
đôi
1
25
Bao bì đóng gói
đôi
1
Giám đốc công ty duyệt
Phó Giám đốc công ty
Phụ trách kỹ thuật
Phòng KH- VT

Xí nghiệp II

Ghi chú


Phòng KT
( Nguồn : Phòng KT)

Căn cứ vào trình độ công nghệ tại xí nghiệp II, phòng KT của công ty tiến
hành bấm giờ từng công đoạn sản xuất giày. Căn cứ vào định mức năng suất lao
Học vên: Trần Ngọc Hiếu

24


Môn: Kế toán quản trị

Giảng viên: Đỗ Thị Mai Thơm

động bình quân sẽ xây dựng lên định mức thời gian từng công đoạn để sản xuất
ra một đôi giày.
BẢng 2.7. Định mức thời gian sản xuất giày nam ngắn
Công ty TNHH Thời Trang Trẻ
Định mức thời gian sản xuất giày nam ngắn cổ
Áp dụng từ tháng 4/2016
STT

Tên công đoạn

Bậc thợ

Thời gian

1


Cắt các chi tiết

2

1300

2

May ráp

2

1000

3

Mũ giày

2

600

4

Bôi dính vải keo

4

1200


5

Gò, bắn mặt

4

400

6

Hoàn thiện, đóng gói

4

900

Cộng

5400

Ghi chú: Tất cả các công đoạn trên đều đã tính thời gian giao nhận
Phó GĐ cty duyệt
Phòng KH - VT

Phó GĐ phụ trách kỹ thuật
Phòng KT
Chủ tịch công đoàn
Lãnh đạo xí nghiệp
(Nguồn: Phòng KT )


b) Xây dựng đơn giá nhân công
Căn cứ vào các quy định chính sách về tiền lương mà công ty đang áp dụng và
bảng định mức thời gian do phòng KT cung cấp, phòng TC–KT tiến hành xây
dưng đơn giá nhân công đối vơi từng loại sản phẩm.
Bảng 2.8. Đơn giá nhân công sản xuất giày nam ngắn cổ
Công ty TNHH Thời Trang Trẻ
Phòng TC - KT
Đơn giá nhân công sản xuất giày nam ngắn cổ
(Áp dụng thanh toán cho sản phẩm từ Quý 2/ 2016)

Học vên: Trần Ngọc Hiếu

25


×