Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án GDQP-AN Khối 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.48 KB, 3 trang )

Bài 1
LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
(4 TIẾT)
I- MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Nắm chắc những nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự, làm cơ sở để thực hiện
đúng trách nhiệm, nghĩa vụ quân sự của mình.
2. Về thái độ
Xác định tinh thần, thái độ đúng đắn trong học tập, nghiên cứu luật nghĩa vụ quân sự,
liên hệ xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của học sinh tham gia vào các hoạt động quốc phòng ở
nhà trường, ở địa phương và xây dựng quân đội.
II- CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bài giảng có phần trợ giúp của máy vi tính, máy chiếu,…
- Nếu có điều kiện chuẩn bị một số hình ảnh thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự để minh
họa.
- Nội dung ghi bảng(HS tự ghi theo GV).
2. Học sinh
- Chuẩn bị SGK, vở ghi, bút viết,…
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động 1 (15 phút). Sự cần thiết phải ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự.
Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên
- Nghe, ghi chép.
- Với sự hiểu biết của mình và kiến
thức đã đọc ở sách giáo khoa trả lời
câu hỏi.
- Các HS khác : nghe, bổ sung.
- Nghe GV kết luận, ghi chép.
- GV dẫn dắt nêu vấn đề : Trong quá trình xây dựng và
trưởng thành, QĐND Việt Nam thực hiện theo hai chế độ


tình nguyện và NVQS. Luật NVQS Quân đội NDVN đã ra
đời.
- Nêu câu hỏi : Tại sao phải ban hành Luật NVQS ?
- GV dẫn dắt, tạo không khí học tập.
- GV nhận xét bổ sung và kết luận. Sự cần thiết phải ban
hành Luật NVQS là :
+ Để kế thứa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ
nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta.
+ Để thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều
kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
+ Để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước.
Hoạt động 2 (30 phút) . Phân tích 3 lý do ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự.
Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên
- Cả lớp chia thành 3 nhóm, lắng nghe
và ghi câu hỏi của nhóm mình.
- Từng nhóm đọc SGK, tìm ý, thảo
luận, thống nhất ý kiến.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày phần
chuẩn bị của nhóm mình.
- GV nêu câu hỏi đối với từng nhóm :
+ Nhóm 1 : Tại sao ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự là để
kế thứa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh
hùng cách mạng của nhân dân ta ?
+ Nhóm 2 : Tại sao ban hành Luật NVQS là để thực hiện
quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công
- HS các nhóm khác : lắng nghe, bổ
sung.
- Nghe GV kết luận và ghi chép
dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ?

+ Nhóm 3 : Tại sao ban hành Luật NVQS là để đáp ứng
yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước ?
- Dẫn dắt, hướng dẫn các nhóm chuẩn bị và thảo luận.
- Nhận xét, bổ sung và kết luận.
+ Nhóm 1. Cần làm rỏ 3 ý sau :
• Dân tộc ta có truyền thống kiên cường, bất khuất
chống giặc ngoại xâm, yêu nước nồng nàn, sâu sắc.
• QĐND ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến
đấu, được nhân dân hết lòng ủng hộ, đùm bọc “Quân
với dân như cá với nước”.
• Trong quá trình xây dựng QĐND Việt Nam, thực
hiện theo 2 chế độ : chế độ tình nguyện (từ 1944 đến
1960), chế độ NVQS ( miền bắc từ 1960, miền nam
từ 1976 đến nay).
+ Nhóm 2 . Cần làm rỏ 3 ý sau :
• Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khẳng
định “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và
quyền cao quí của công dân. Công dân có bổn phận
làm NVQS và tham gia xây dựng QPTD”.
• Hiến pháp khẳng định nghĩa vụ và quyền bảo vệ Tổ
quốc của công dân, nói lên vị trí, ý nghĩa của nghĩa
vụ và quyền đó. Cho nên mỗi công dân có bổn phận
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi đó.
• Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội,
nhà trường và gia đình phải tạo điều kiện cho công
dân.
+ Nhóm 3. Cần làm rỏ 3 ý sau :
• Một trong những chức năng, nhiệm vụ của QĐND
Việt Nam là tham gia xây dựng đất nước (đất nước

ta đang trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH).
• Hiện nay quân đội được tổ chức thành các quân
chủng, binh chủng, có hệ thống Học viện, Nhà
trường, Viện nghiên cứu,…và từng bước được trang
bị hiện đại. Phương hướng xây dựng quân đội là :
cách mạng, chính qui, tinh nhuệ và từng bước hiện
đại.
• Luật NVQS quy định việc tuyển chọn, gọi công dân
nhập ngũ, vừa đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng
thường trực, vừa để xây dựng, tích lũy lực lượng dự
bị ngày càng hoàn thiện để sẵn sàng động viên và
xây dựng quân đội.
TIẾT 2
LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH (TIẾP THEO)
Hoạt động 3 (30 phút). Bố cục của Luật sửa đổi và bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự, năm 2005.
Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động 4 (15 phút). Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự.
Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên
TIẾT 3
LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH (TIẾP THEO)
Hoạt động 5 (30 phút). Chi tiết 4 nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự.
Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động 6 (15 phút). Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự.
Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên
TIẾT 4
LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH (TIẾP THEO)
Hoạt động 7 (30 phút). Chi tiết 4 nội dung về trách nhiệm của HS trong việc thực hiện Luật
Nghĩa vụ quân sự.
Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động 8 (15 phút). Vận dụng, củng cố và tổng kết bài.

Hoạt động của Học sinh Hoạt động của Giáo viên
- Trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
- Nghe, ghi chép.
- Nêu câu hỏi và hướng dẫn HS nghiên cứu
SGK, tài liệu tham khảo.
- Nhắc HS :
+ Ôn tập bài.
+ Nghiên cứu đề thi trắc nghiệm.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×