Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

TÀI LIỆU VỀ BỆNH MÀY ĐAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.04 KB, 3 trang )

MÀY ĐAY
I.ĐẠI CƯƠNG:
Mày đay là bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Mày đay là một phản
ứng mạch máu viêm da với cơ chế phức tạp xoay quanh chất trung gian chủ
yếu là histamin. Nguyên nhân của bệnh rất nhiều, có khi dễ dàng nhận thấy
nhưng đa số khó tìm. Việc điều trị chủ yếu là dùng các kháng histamin và
loại bỏ nguyên nhân.
II.LÂM SÀNG:
1.Thương tổn căn bản:
Sẩn phù nổi gồ lên da, giới hạn rõ, kích thước thay đổi từ vài mm đến vài
mươi cm. Thương tổn có thể ở một vùng hay lan tỏa khắp cơ thể. Triệu
chứng ngứa thì hằng định, thường có trước phát ban và lan ra ngoài vùng
phát ban. Bên cạnh bệnh nhân có triệu chứng ngứa bênh nhân có cảm giác tê
hoặc như kiến bò.
2. Diễn tiến:
Các thương tổn xuất hiện thình lình, tồn tại vài phút hay vài giờ và biến
mất không để lại dấu vết. Có trường hợp kéo dài vài ngày, vài tuần, hàng
tháng, năm.
Thương tổn có thể xuất hiện bất kỳ ở vung nào của cơ thể, nhưng thường ở
thân mình, mông ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các vùng mô dươi da
(mi mắt, môi, cơ quan sinh dục ngoài) cũng có thể bị ảnh hưởng.
Nhiều vung khác của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi mày đay làm
xuất hiện nhưng triệu chứng như hắt hơi, suyển, đau bụng. Phù thanh quản
có thể gặp khi mày đay nặng gây ảnh hưởng đến tính mạng, cần phải điều trị
khẩn cấp.
III. CÁC DẠNG LÂM SÀNG:
3.1 Phân lọai theo diễn tiến:
- Mày đay cấp: Diễn tiến nhanh, xuất hiện trong vài giờ hoặc vài ngày, sau
đó biến mất.
- Mày đay mạn: Khi mày đay kéo dài hơn 6 tuần thì gọi là mề đay mạn tính.
3.2 Phân lọai theo hình thái:


a/ Phù mạch:


Còn gọi là phù Quincke, phát ban đột ngột làm sung phù cả một vùng
( mặt, mi mắt, các chi, các bộ phận sinh dục..).Triệu chứng ngứa ít nhưng có
cảm giác căng lan tỏa do phù nề sâu ở bì và hạ bì. Nguy hiểm của phù
Quincke là có thể làm tổn thương đường hô hấp trên như phù thanh quản,
thanh thiệt cần phải xử trí cấp cứu.
b/ Da vẽ nổi:
Bệnh xuất hiện trên da với dạng sẩn mề đay sau khi chà xát cơ học. Khi
vạch một đường trên da bằng vật cùn ta thấy trên da xuất hiện một đường
trắng sau đó lan rộng ra và nổi gồ lên. Sẩn này xuất hiện vài phút và biến
mất sau 20 phút hoặc vai giờ.
c/ Mày đay do áp lực:
Thường có đặc điểm là sưng nhiều và đau ở sâu, thường gặp từ 1-12 giờ
sau khi bị áp lực tại chổ. Bệnh thường xuất hiện ở chân sau khi đi bộ lâu
hoặc ở vùng mông sau khi ngồi.
d/ Mày đay do nước:
Bệnh thường gặp ở bệnh nhân sau khi tiếp xúc với nước ở bất kỳ nhiệt độ
nào. Nguyên nhân có thể do gia tăng sự hoạt động tb vón,tăng nồng độ
histamin và acetylcholine trên da sau khi tiếp xúc với nươc.
e/ Mề đay cấp tiêt cholin:
Thường do vận động thể lực, yếu tố nhiệt độ nóng, lạnh hoặc sau cảm xúc.
Hay gặp ở người trẻ, phát ban đột ngột ở khắp cơ thể, kéo dài từ 30 – 60
phút hay vài giờ.
IV. NGUYÊN NHÂN :
1.Do thức ăn :
Là nguyên nhân thường gặp. Tất cả các loại thức ăn đều có thể gây mề đay
như tôm, cua, thịt bò, cá biển, trứng, chocolate, rượu bia…
2.Do thuốc:

Dùng đương toàn thân hay bôi đều có thể gây mề đay. Các thuốc có thể bị
là Penicillin,pyramidon, quinin, insulin..
3. Do nhiễm khuẩn:
Thường ổ nhiễm khuẩn tại chổ như viêm họng, viêm xoang, sâu răng…


4. Do tác nhân tâm lý, sinh lý:
Khi chấn động tâm lý mạnh, gắng sức, xúc động có thể làm xuất hiện mề
đay
5.Do yếu tố vật lý:
Mề đay xuất hiện do lạnh, do nóng , do chấn thương…
6. Do virus:
Ở một số bệnh nhân viêm gan siêu vi, nhiêm khuẩn tăng bạch cầu đa nhân
có thể gặp mề đay.
7. Do ký sinh trung:
Giun kim, giun đũa, giun lươn, giun đũa chó mèo…có thể làm xuất hiện
mề đay dạng kéo dài.
8.Do bệnh ác tính:
Mày đay có thể phối hợp với bệnh ung thư, Hodgkin
V. CHẨN ĐOÁN:
1. Chẩn đoán xác định:
Dễ chẩn đoán bởi đặc điểm của bệnh: sẩn phù, ngứa, xuất hiện và biến mất
đột ngột trong vài phút, vài giờ, không để lại dấu vết.
2. Chẩn đoán phân biệt ít được đặt ra
Dạng mề đay không điển hình có thể lầm với hồng ban nút,lupus đỏ cấp
VI. ĐIỀU TRỊ:
1.Mề đay cấp :
Trong mọi trường hợp cần loại trừ yếu tố nguyên nhân nếu biết. Thuốc
dùng sẽ thay đổi theo dạng lâm sàng.
- Tại chổ : đắp methol, giấm…

- Toàn thân : kháng histamine : Hydroxyzin, chlopheramine Cetizin,
Loratadin…
- Corticoide dùng trong trương hợp nặng.
2. Mề đay tái phát:
- Điều trị khó khăn vì khó biết nguyên nhân hoặc do nhiều nguyên nhân
phối hợp.
- Cần dung thuốc kéo dài và hương dẫn bệnh nhân phát hiện nguyên nhân
- Trong tất cả các trường hợp đều tránh rượu, thức ăn có phâm màu và lên
men



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×