Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu về Bệnh Lao và bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.91 KB, 3 trang )

Tài liệu về Bệnh Lao và bé
Hễ bé nóng dai dẳng, đổ mồ hôi đêm, biếng ăn, biếng chơi, ngày càng sụt cân
– mà các ông thầy ban, các cụ già trong gia đình cho là gốc ban, thì có thể bé đã
mặc bệnh lao rồi đó!
Bệnh lao, thứ bệnh nan y ngày xưa, bây giờ người ta chẳng những có thể chữa
được – nếu chữa sớm và đúng – mà còn có thể ngừa được. Vậy mà nó đã giết biết
bao trẻ thơ vô tội chỉ vì sự dốt nát của chúng ta. Làm sao không giận được khi ở các
nước tiên tiến, kiếm đỏ con mắt không ra một trường hợp bệnh lao nào để dạy cho
sinh viên y khoa – còn ở nước ta thì bệnh còn hoài không hết, với cả những dạng
lao màng não, lao kê. (Từ ngày có HIV/AIDS, bệnh lao bộc phát trở lại, các nước
tiên tiến cũng đã có nhiều bệnh nhân lao).
Làm sao không giận được khi bà mẹ cứ quả quyết con mình có gốc ban, mất
bao nhiêu thì giờ quý báu để đi chữa thầy bùa, đi cắt, đi đốt trong khi phim X quang
chứng tỏ hai phổi bé đã nát vì vi trùng lao hay đã hôn mê, bất tỉnh vì lao màng não?
Làm sao không giận được khi biết chắc bé bị lao rồi, mới chữa được vài tháng thấy
hơi bớt bệnh là bà mẹ đã không chịu chữa nữa, bỏ thuốc, bỏ thầy để mặc cho bệnh
tái phát, nặng hơn.
• Lây bệnh dễ dàng:
Bệnh không di truyền. Cha mẹ bệnh, con không bắt buộc phải bệnh. Nhưng cha
mẹ bệnh thì con dễ mắc bệnh vì chung đụng hằng ngày. Nó là một bệnh hay lây, lây
trực tiếp bằng lượng vi trùng vô số trong tiếng ho, trong nước miếng, trong đàm của
người bệnh, trong bụi bậm và lây bằng đường hô hấp nhiều nhất và mau lẹ nhất.
Bé sinh ra có thể bị lây rất sớm, ngay khi vừa ở nhà hộ sinh về, được bà hàng
xóm bị lao phổi – biết hay không biết – đến thăm, nâng niu, hun hít Trong trường
hợp chính người mẹ bị lao thì bé có thể bị lây ngay khi bé còn nằm ở nhà hộ sinh!
Chính vì thế, nếu người mẹ mắc bệnh, người ta tách rời bé ra xa mẹ ngay khi vừa
mới sinh. Phải chích ngừa lao cho bé rất sớm trong vòng 3 ngày đầu, trước khi đưa
bé về nhà!
• Định bệnh khó khăn:
Bệnh do vi trùng Kock gây ra. Nó là thứ vi trùng dữ tợn, sống dai hơn đỉa, khó
chữa, dễ lờn thuốc, nên đã không chữa thì thôi, còn chữa thì phải chữa cho tiệt, cho


đúng thuốc, đúng cách, đúng thời gian. Điều đáng để ý là bệnh ở trẻ càng nhỏ thì
càng nặng vì sức đề kháng của cơ thể còn yếu. Bệnh lao ở thời kỳ sơ nhiễm nhiều
khi thoáng qua rất khó phát hiện, chỉ biết được nhờ thử phản ứng da và chụp hình
phổi. Tuy nhiên, ở trẻ nhũ nhi (dưới một tuổi, còn bú) thời kỳ sơ nhiễm này có thể có
biến chứng rất sớm và rất nặng. Lúc đó, hoặc bé bị lao phổi nặng, chụp phim thấy
có nhiều vất đục lấm tấm như hạt kê, hoặc bé bị lao màng não: ói mửa, làm kinh,
hôn mê, cổ cứng Đã có những trường hợp bị lao phổi nặng ở trẻ mới 2 tháng.
Bệnh nguy hiểm là thế, nên khi thấy bé nóng dai dẳng, uống các thứ thuốc hạ nóng
thông thường không bớt, biếng ăn, biếng chơi, sút cân là phải nghĩ tới bệnh lao,
không nên mất thì giờ để nghĩ đến gốc ban đen ban trắng như xưa nữa. Nhiều khi đi
bác sĩ khám không thấy có gì lạ nhưng với các triệu chứng trên, bác sĩ sẽ cho làm
phản ứng da, chụp phim phổi, thử tốc độ lắng của máu nếu có thể, và tìm vi trùng
lao trong đàm, nước bao tử
Cần chú ý một điều là bé có thể bị lao mà không ho hen gì cả và trong gia đình
có thể đã có một người nào đó mắc bệnh mà không biết hay tưởng là đã khỏi lây
cho bé.
• Chữa trị dài hơi
Ngay khi định bệnh xong, bác sĩ có hẳn một chương trình điều trị cho bé.
Chương trình này đòi hỏi sự hiểu biết, cảm thông, cộng tác của bà mẹ thì bé mới
khỏi bệnh được. Chữa chơi lơ mơ vài thàng, vừa bớt là bỏ thuốc thì chắc chắn bệnh
sẽ nặng hơn vì vi trùng lờn thuốc. Trong thời gian chữa trị, vấn đề điều dưỡng cũng
rất quan trọng. Bé phải được ăn ngủ như thế nào, uống thuốc bổ ra sao để tăng
cường sức khỏe. Các loại kháng sinh chữa lao rất hay nếu dùng đúng lượng, phối
hợp chặt chẽ và đúng thời gian. Mặc dù hiện nay có những thuốc trị lao mới nhưng
phải do bác sĩ quyết định liều lượng, thời gian điều trị một cách thận trọng. Cần sự
hợp tác hiểu biết của người mẹ thì bé mới khỏi bệnh được. Không thể tự mua thuốc
chữa theo kiểu chích vài lọ Strepto cho bổ phổi!
• Ngừa bệnh tốt hơn:
Chính vì những khó khăn trong việc định bệnh, điều trị đó mà cách tốt nhất là
đừng có bệnh, nghĩa là tránh nó đi. Muốn vậy, ta cho bé chích ngừa BCG. BCG là

chữ viết tắt của Bacille de Calmette – Gúerin. Đó là vi trùng lao thứ thiệt, nhưng đã
được “nhồi” đi “nhồi” lại trong một môi trường đặc biệt đến 230 lần trong suốt 13
năm trường, làm cho các chú vi trùng dữ tợn đó nhừ nhuyễn, hết hung hăng, đem ra
cấy vào cơ thể vô nhiễm của bé hay của những người chưa mắc bệnh lao, chưa
tiếp xúc với vi trùng lao (nhờ làm phản ứng da mà biết), để cơ thể làm quen với vi
trùng lao, tự tạo ra sức đề kháng đối với loại vi trùng này. Như vậy, khi gặp phải vi
trùng lao lần khác, bé không còn bị nguy hiểm nữa.
Có nhiều bà mẹ cho là chủng lao trẻ sẽ mất sức, không lớn nổi rồi ngại ngùng
không dám. Đó là một thành kiến sai lầm. Nghĩ đến thứ bệnh kinh khủng với thời
gian chữa trị dằng dặc đó, thì tốt hơn là ngừa cho bé. Cũng có khi ngừa rồi mà bé
vẫn còn bị bệnh nhưng chắc chắn là nhẹ thôi, không nguy hiểm nữa.
Chích BCG cho bé một thời gian thấy vết chích lâu lành quá, có khi lại nổi một
cái hạch to trong nách, bà mẹ nào cũng hoảng sợ. Thực ra không có gì đáng sợ cả.
Vết chích cương lên vì phản ứng của cơ thể, có khi rịn nước một thời gian, đóng
màng (vẩy) cứng. Khi vẩy rụng đi, cái thẹo vẫn còn, lồi một cục như hạt tiêu trắng ở
đó cho tới lớn. Còn cái hạch thì nổi trong nách ở bên tay bị chích (tay trái) cũng là
phản ứng tự nhiên của cơ thể, sẽ tiêu đi trong một thời gian, có khi xì mủ ra mới xẹp
được. Theo quan điểm mới thì các bé chủng BCG mà có nổi hạch như vậy là tốt, có
sức đề kháng mạnh.
*
• Phản ứng da là gì:
Có lẽ nên nói rõ hơn về phản ứng da (IDR) một chút. Người ta trích từ vi trùng
lao được nuôi trong một môi trường đặc biệt ra một chất dịch gọi là lao tố
(tuberculine). Chất lao tố này có đặc điểm là nếu chích cho một người đã nhiễm
trùng lao thì xung quanh chỗ chích nổi đốm đỏ, dày lên; nếu chích cho người chưa
nhiễm trùng lao thì không nổi gì cả (phản ứng âm). Nhờ đặc tính đó, lao tố được
dùng để tìm người chưa mặc bệnh 72 giờ sau khi chích mới đọc kết quả và chỉ có
bác sĩ mới đọc được mà thôi. Bởi vì không rành mà “đọc” bậy, kết luận bừa bãi một
người nào đó đã nhiễm trùng lao hay bị lao là hại đời người ta! Một vế đỏ chỗ
chích, có đường kính nhỏ hơn 5mm được coi là phản ứng âm. Người ta căn cứ vào

dấu cứng (induration) chớ không căn cứ vào vết đỏ để đo phản ứng này. Chỉ trường
hợp dấu cứng rộng trên 10mm mới gọi là (+) và không phải ai có phản ứng (+) đều
phải chữa trị. Hầu hết chúng ta đều có phản ứng (+), cũng như các bé đã được
chủng BCG, chứng tỏ cơ thể đang có sức đề kháng với vi trùng lao đó thôi! Phải (+)
đến độ nào và phải có những dấu chứng khác nữa mới có thể kết luận một người
mắc bệnh lao và chữa trị cho họ.
Tóm lại, bệnh lao là một thứ bệnh truyền nhiễm truyền rất sớm và dễ dàng vì
trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh có thể chữa được nếu chữa sớm và đúng cách,
nhưng tốt hơn nên chích ngừa lao cho yên tâm. Một bé có “gốc ban” tức là nóng dai
dẳng, nóng suông, sụt cân, biếng ăn, biếng chơi rất hy vọng bị lao, đừng có cắt, lể
nữa mà là tìm bác sĩ khám đi. Sau những cơn bệnh lâu dài như thương hàn, ban
đỏ bé bị cữ ăn thái quá, cơ thể suy nhược là lúc dễ làm mồi cho bệnh lao nhất.
Biết bé bệnh rồi thì thà đừng chữa, nếu đã chữa thì phải chữa cho tiệt, cho hết và
nhớ đồng thời tìm kiếm người nào trong gia đình đã lây bệnh cho bé để chữa luôn
thể.
* *
*
Hiện nay, để tìm bệnh lao chính xác và nhanh chóng hơn, người ta đo nồng độ
interferongamma trong máu (gọi là QuantiFERON TB – Gold). Cách đo này có tính
nhạy cảm và đặc hiệu hơn phản ứng tuberculine (IDR).

×