Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Nghiên cứu và phục hồi hệ thống phân phối khí trên động cơ Opel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
Khoa Cơ Khí – Động Lực

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp

: Th.S Nguyễn Năng Minh
: Phạm Thanh Sơn
: ĐLK9LC2


Đề tài gồm 3 phần


1

Lý do chọn đề tài

2

Ý nghĩa của đề tài

3

Mục đích của đề tài

4

Đối tượng và khách thể nghiên cứu


5

Nhiệm vụ nghiên cứu


Lý do chọn đề tài

Điều khiển quá trình phân phối khí ảnh hưởng rất
lớn đến công suất và hiệu suất của động cơ

1

2

Đó cũng là lý do em chọn đề tài tốt nghiệp của mình
là: “Nghiên cứu và phục hồi hệ thống cung cấp nhiên
liệu trong động cơ Opel”.


Mục tiêu của đề tài
1

2

Kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật, thông số
chính và các thông số kết cấu của cơ cấu phân
phối khí trên động cơ Opel

Đề xuất giải pháp, phương án kiểm tra khắc
phục hư hỏng của hệ thống phân phối khí trên

động cơ Opel


NỘI DUNG

TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
KHÍ TRÊN ĐỘNG CƠ OPEL

SỬA CHỮA, PHỤC HỒI CÁC HƯ HỎNG CỦA
CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ TRÊN ĐỘNG CƠ
OPEL


TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ
TRÊN ĐỘNG CƠ OPEL
1.KẾT CẤU VÀ DẪN ĐỘNG :

1. Bánh răng trục cam; 2. Xích dẫn động; 3.Bánh răng trục khuỷu


2.PHÂN TÍCH KẾT CẤU CỦA CÁC CHI TIẾT TRONG CƠ CẤU PHÂN
PHỐI KHÍ CỦA ĐỘNG CƠ OPEL :

* Xupap

- Xupap có nhiệm vụ đóng mở của nạp, cửa thải để thực hiện quá trình trao đổi
khí.
- Kết cấu xupap được chia làm 3 phần: + Nấm xupap
+ Thân xupap
+ Đuôi xupap



* Ổ đặt

Kết cấu ổ đặt
- Ổ đặt nằm trong khối nắp máy, cùng với xupap thực hiện nhiệm vụ đóng mở cửa
nạp cửa xả
- . Bề mặt tiếp xúc của nấm xupáp và ổ đặt thường có 3 góc khác nhau, để ổ đặt và
nấm xupáp tiếp xúc tốt, thì góc vát của bề mặt làm việc của nấm xupáp phải chọn
bằng 45o.


* Ống dẫn hướng

Kết cấu ống dẫn hướng xupap

-Ống dẫn hướng có nhiệm vụ dẫn hướng cho thân xupap thực hiện quá trình dịch
chuyển tịnh tiến và xoay
-Về mặt kết cấu của ống dẫn hướng xupáp có kết cấu đơn giản hình trụ rỗng có vát
mặt đầu để dễ dàng lắp ghép với thân xupap
-Đường kính trong của ống dẫn hướng được gia công chính xác sau khi lắp ghép
vào thân máy hoặc nắp xi lanh. Khe hở giữa thân xupáp và ống dẫn hướng ở xupap thải
lớn hơn xupap nạp do xupáp thải tiếp xúc trực tiếp với khí cháy .


* Lò xo xupap

- Lò xo xupap có nhiệm vụ giữ cho xupap ép kín với mặt đế xupap, cùng các
chi tiết khác của cơ cấu phân phối khí thực hiện quá trình đóng mở cửa nạp, cửa
thải

-Lò xo xupap thường là lò xo trụ, hai đầu mài phẳng để lắp ráp với đĩa chặn
trên và đĩa chặn dưới của lò xo. Số vòng lò xo thường là 4 ÷ 10.
- Lò xo xupap ngoài chịu sức căng ban đầu còn chịu tải trọng thay đổi đột ngột
và tuần hoàn trong quá trình xupap đóng mở


* Móng hãm, đĩa chặn

Đĩa chặn dưới của lò xo xupap trong động cơ
OPEL.

-Móng hãm cùng với đĩa chặn giữ cho lò xo tránh bị bật khỏi xupáp,
đảm bảo an toàn trong quá trình đóng mở cửa nạp, cửa thải.
- Tuỳ thuộc vào kết cấu của đuôi xupáp người ta thiết kế móng hãm
phù hợp


* Trục cam

Kết cấu trục cam
1. Đầu trục cam

4. Cam lệch tâm bơm xăng

2. Cổ trục cam

5. Cam bánh răng dẫn động bơm dầu bôi
trơn

3. Cam nạp và cam thải


-Trục cam mang các cam dẫn động cơ cấu phối khí. Trên trục cam còn có thêm bánh răng
dẫn động bơm chuyển nhiên liệu hay bánh răng dẫn động bơm dầu, dẫn động chia điện,
đánh lửa
- Trong quá trình làm việc trục cam chịu uốn và xoắn. Các bề mặt làm việc của cam làm
việc ở dạng trượt nên chịu mài mòn do ma sát và chịu va đập và điều kiện bôi trơng khó
khăn.


* Đũa đẩy

Kết cấu đầu đũa đẩy
a. Đầu đũa đẩy dạng lồi.

b.Đầu đũa đẩy dạng lõm

-Đũa đẩy là chi tiết trung gian để truyền lực từ con đội lên cò mổ.
-Một đầu đũa đẩy tiếp xúc với con đội, một đầu tiếp xúc với đầu cò
mổ nên thường bị mòn ở 2 đầu, bị cong vênh do lực phân bố không đều.


* Con đội:

a) Con đội hình nấm

b) Con đội hình trụ

- Con đội hình nấm (hinh a): bề mặt làm việc của con đội hình nấm có kích thước lớn
hơn thân, tâm con đội lệch so với tâm cam. Trong quá trình làm việc tạo ra mô men
quay, do đó con đội thường bị mòn.

- Con đội hình trụ (hinh b): Bề mặt làm việc của con đội hình trụ là mặt phẳng nên chế
tạo đơn giản. Nhưng do diện tích tiếp xúc lớn nên dễ bị mài mòn trong quá trình làm
việc.


* Cò mổ

Kết cấu cò mổ trong động cơ
Opel
-Là chi tiết trung gian truyền lực từ đũa đẩy tác động vào đuôi xupap


SỬA CHỮA, PHỤC HỒI CÁC HƯ HỎNG CỦA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ TRÊN
ĐỘNG CƠ OPEL
1.Rà xupap

Xupap của động OPEL sau khi rà xong

Sau khi sửa chữa phải đảm bảo các thông số về mặt kích thước, đảm bảo độ kín khít
của xupap với ổ đặt ta lắp xupap vào ổ đặt sau đó đổ một ít xăng hay dầu hỏa vào xung
quanh nấm xupap rồi sau đó quan sát sau 2-5 phút mà không thấy xăng hoặc dầu hỏa
thấm qua là được.


2. Đặt cam:

Lắp các chi tiết sau khi đặt cam cho động cơ OPEL

* Điều kiện cần thiết để tiến hành đặt cam không dấu cho động cơ Opel
- Xác định đúng xupáp hút và xả ở từng máy

- Biết trị số góc mở sớm, đóng muộn của xupáp hút hoặc xupáp xả
- Chiều quay của động cơ
- Xác định máy song hành, điểm chết trên


3. Điều chỉnh khe hở nhiệt:

*Trước khi điều chỉnh khe hở nhiệt ta phải xac định được các điều kiện cơ sở sau:
•Xác định được điểm chết trên.
•Thứ tự nổ của động cơ
•Chiều quay của động cơ
•Nhiệt độ của động cơ
*Khe hở nhiệt xupáp ( khi động cơ nguội ).
Xupáp hút 0,2-0,3mm.
Xupáp xả 0,25-0,35mm.


TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ
THẦY CÔ VÀ
CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM
THEO DÕI !



×