Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp - Gầm xe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 22 trang )

Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm xe
Khái quát
Chương này trình bày khái quát về các bộ phận của hệ thống gầm xe.







Gầm xe
Hệ thống treo
Hệ thống lái
Hệ thống phanh
Lốp xe
Vành

-1-

Gầm Xe


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe

Hệ Thống Gầm
Hệ Thống Gầm
Cùng với các chi tiết bên ngoài, chi tiết bên trong


và động cơ, hệ thống gầm cấu thành ôtô. Nó quản
lý các chức năng lái xe, quay vòng và dừng xe.

1. Hệ thống treo
Đỡ các cầu xe để đảm bảo chuyển động êm dịu.
Hệ thống treo trước
Hệ thống treo sau

2. Hệ thống lái
Thay đổi hướng chuyển động của xe.

-2-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe
3. Hệ thống phanh
Giảm tốc độ hay dừng xe.
Phanh chân
Phanh đỗ

4. Lốp và bánh xe
Đỡ xe thông qua tiếp xúc với mặt đường.

(1/1)

Hệ Thống Treo
Hệ Thống Treo
Hệ thống treo nối các bánh xe với thân xe hay

khung xe để đỡ lấy xe.

Nâng cao tính êm dịu bằng việc giảm chấn
động từ mặt đường truyền qua lốp.

Đảm bảo tính ổn định chuyển động.
Hệ thống treo trước
Hệ thống treo sau
Lò xo
Giảm chấn
Thanh ổn định
Khớp cầu
(1/2)

-3-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe
Giảm Chấn
Giảm chấn hạn chế sự chuyển động của lò xo bằng
lực cản của dầu chảy qua một khe tiết lưu trong
píttông. Chúng cũng hấp thụ rung động của thân xe
và mang lại tính êm dịu chuyển động.
Píttông
Van
Lỗ tiết lưu
Lò xo
Giảm chấn


THAM KHẢO:
Các loại giảm chấn
Giảm chấn được phân loại dựa vào hoạt động, cấu
tạo và môi chất làm việc của chúng.
Phân loại theo hoạt động
Phân loại theo cấu tạo
Phân loại theo môi chất làm việc

(1/1)

-4-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe
Phân loại theo hoạt động
Giảm chấn tác dụng đơn
Loại giảm chấn này hấp thụ dao động của lò xo khi
giảm chẫn bị giãn ra, nhưng dập tắt dao động khi
nó bị nén lại.
Giảm chấn tác dụng kép
Loại giẩm chấn này hấp thụ dao động của lò xo cả
khí giảm chấn bị kéo giãn ra và nén lại.
Lỗ tiết lưu
Van
Dầu

(1/1)


Phân loại theo cấu tạo
Giảm chấn loại ống đơn
Loại này chỉ có một xylanh (không có khoang
chứa).
Giảm chấn loại ống kép
TLoại này có một xylanh bao gồm một khoang làm
việc (xylanh bên trong) và một khoang chứa (xylanh
bên ngoài).
Khoang chứa
Khoang làm việc
Không khí
Dầu
Van
(1/1)

Phân loại theo môi chất làm việc
Giảm chấn thuỷ lực
Loại này sử dụng dầu (dầu giảm chấn) làm môi
chất để cho giảm chấn hoạt động.
Giảm chấn có điền khí
Khí nitơ được nạp vào trong giảm chấn. Khí này ép
dầu và ngăn chặn những lỗ rỗng, điền đầy khí do
dầu bay hơi và tạo thành bọt khí.
Van
Khí thấp áp
Dầu
Píttông tự do
Khí áp suất cao
(1/1)


-5-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe
TEMS (Hệ thống treo điều khiển điện tử Toyota)
Hệ thống TEMS sử dụng một ECU để thay đổi
cường độ hoạt động (lực giảm chấn) của giảm
chấn tuỳ theo điều kiện lái xe.
Khi hệ thống TEMS hoạt động, nó đảm bảo tính
êm dịu chuyển động và ổn định chuyển động tốt,
tuỳ theo trạng thái hoạt động.
ECU điều khiển lực giảm chấn để giữ cho xe cân
bằng.
ECU
Công tắc điều khiển giảm chấn
Cảm biến
Bộ chấp hành điều khiển giảm chấn
Giảm chấn
Lái xe tốc độ cao
Lực giảm chấn trung bình để vừa chuyển động
êm và vừa ổn định chuyển động
Phanh
Lực giảm chấn mạnh để cân bằng xe

Khởi hành
Lực giảm chấn mạnh để ổn định vị trí của xe
Lái xe bình thường

Lực giảm chấn yếu để tăng tính êm dịu chuyển
động
Quay vòng
Lực giảm chấn mạnh để cân bằng xe

(1/1)

Khớp Cầu
Khớp cầu chịu tải trọng theo phương thẳng đứng
cũng như phương ngang, và cũng có tác dụng như
một tâm quay cho khớp lái khi quay vô lăng.
Chốt
Cao su chắn bụi
Đế khớp cầu
Thân
Giảm chấn cao su

(1/1)

Thanh Ổn Định
Khi xe quay vòng, nó nghiêng ra ngoài do lực ly
tâm. Thanh ổn định điều khiển việc này bằng lực
xoắn của lò xo, và giữ cho lốp bám xuống mặt
đường. Nó cũng hoạt động nếu các lốp xe ở một
bên chạy qua những bề mặt có độ cao khác nhau.
Khi xe bị nghiêng và lốp xe bị chìm xuống một
phía, thanh ổn định bị xoắn lại và có tác dụng như
một lò xo, nó nâng lốp xe (thân xe) ở phía bị chìm
lên phía trên.
Trong trường hợp các lốp xe bị chìm cả hai bên

bằng nhau, thì thanh ổn định không hoạt động như
chức năng của lò xo vì nó không bị xoắn.
Thanh ổn định
(1/1)

-6-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe
Góc Đặt Bánh Xe
Để ổn định chuyển động, xe ôtô phải có tính năng
chuyển động thẳng tốt và tính năng quay vòng khi
xe đi vào vòng cua.
Do đó, các bánh xe phải được lắp với một góc nhất
định so với mặt đường và hệ thống treo cho từng
mục đích cụ thể. Các góc này được gọi là góc đặt
bánh xe.

Góc Camber
Góc Kingpin
Góc Caster
Bán kính quay vòng
Độ chụm (chụm trong và chụm ngoài)
LƯU Ý:

Cả các bánh xe trước và sau đều có góc đặt, trừ
các bánh xe của cầu xe trên xe FR có hệ thống
treo phụ thuộc phía sau.

Góc Camber
Đây là góc nghiêng của bánh xe khi nhìn từ phía
trước của xe.
Nó ảnh hưởng đến độ bám đường của lốp, do đó
ảnh hưởng đến tính năng quay vòng của xe.
θ a : Góc Camber
Góc này được tạo bởi đường tâm của bánh xe và
đường thẳng vuông góc với mặt đường.

Góc Kingpin
Đây là góc nghiêng của trục lái, nó có tác dụng
giảm chấn động từ lốp xe.
θ b: Góc Kingpin
Đây là góc nghiêng của trục lái.
L: Độ lệch kingpin
Đây là khoảng cách đo được trên mặt đất từ đường
tâm của lốp đến giao điểm của đường tâm trục lái
và mặt đường.
LƯU Ý:

Góc kingpin là đường thẳng nối khớp cầu trên và
khớp cầu dưới, và tâm quay của bánh xe trước
khi quay vô lăng.
Khớp cầu trên
Khớp cầu dưới

-7-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp


Gầm Xe
Góc Caster
Khi nhìn xe từ phía bên sườn, trục lái bị nghiêng
về sau.
θc : Góc Caster
Đây là góc giữa trục lái và đường thẳng đứng.
Góc này tạo ra lực hồi vị vôlăng về vị trí hướng
thẳng, do đó nó cho phép xe giữ được hướng đi
thẳng.
L : Khoảng Caster
Đây là khoảng cách giữa tâm tiếp xúc với mặt
đường của lốp và giao điểm với mặt đường của
đường tâm trục lái kéo dài.

Bán kính quay vòng
Đây là góc quay của một trong các bánh trước khi
quay vô lăng.
Bánh xe trước bên trong và bên ngoài quay với một
góc khác nhau sao cho chúng vẽ nên những vòng
tròn có tâm trùng nhau, điều đó để đảm bảo tính
năng quay vòng của xe ôtô.
θo:Góc quay của bánh xe bên ngoài
θi :Góc quay của bánh xe bên trong
O: Tâm quay

Độ chụm (chụm trong và chụm ngoài)
Khi nhìn xe ôtô từ phía trên, cả hai bánh xe trước
thường hướng vào trong. Trạng thái đó được gọi là
"Độ chụm trong", và nó giúp cho xe chạy thẳng. Nó

được gọi là "Độ chụm ngoài", khi bánh xe trước
hướng ra ngoài.
Độ chụm trong
Độ chụm ngoài

(1/1)

-8-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe

Hệ Thống Lái
Hệ thống lái
Trong hệ thống lái, các bánh trước của xe được
điều khiển bằng chuyển động quay của vôlăng. Có
hai loại hệ thống lái, loại trục vít - thanh răng và
loại bi tuần hoàn.
Loại trục vít - thanh răng
Thay đổi chuyển động quay của vôlăng thành
chuyển động sang trái hay phải của thanh răng.
Cấu tạo đơn giản và nhẹ. Hệ thống lái cứng vững
và độ nhậy của vôlăng rất cao.
Vôlăng
Trục lái chính và ống trục lái
Cơ cấu lái
Vỏ thang răng
Trục vít

Thanh răng
(1/1)

THAM KHẢO:
Loại bi tuần hoàn
Có nhiều viên bi thép nằm giữa trục vít và đai ốc tại
trục dẻ quạt.

Vô lăng
Trục lái chính và ống trục lái
Cơ cấu lái
Thanh dẫn động lái
Bi thép
Đai ốc
Trục dẻ quạt
Trục vít
(1/1)

Hệ Thống Phanh
Các Phanh
Hệ thống phanh giảm tốc độ hay dừng xe, hay
ngăn không cho xe trôi khi đỗ xe.

-9-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe
Phanh chân


Phanh đỗ

(1/1)

Phanh Chân
Phanh chân được sử dụng để điều khiển tốc độ xe
và dừng xe. Thông thường, phanh đĩa được sử
dụng trên các bánh xe phía trước, còn phanh đĩa và
phanh trống được dùng trên các bánh xe phía sau..
Bàn đạp phanh
Trợ lực phanh
Xi lanh phanh chính
Van điều hoà lực phanh (van P)
Phanh đĩa
Phanh trống
(1/3)

-10-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe
Khi đạp phanh, nó tạo ra áp suất thuỷ lực, hoạt
động của nó như sau.
• Phanh đĩa:
Hãm chuyển động quay của bánh xe do ma
sát sinh ra khi má phanh đĩa ép vào rôto
phanh đĩa.

• Phanh trống:
Các guốc phanh bung ra. Nó hãm chuyển
động quay của bánh xe do ma sát sinh ra khi
má phanh đĩa ép vào trống phanh.
Bàn đạp phanh
Trợ lực phanh
Xylanh phanh chính
Càng phanh đĩa

Má phanh đĩa
Rôto phah đĩa
Guốc phanh

Phanh trống
Má phanh guốc
(2/3)

Bàn đạp phanh
Là bộ phận được điều khiển bằng lực đạp chân của lái
xe. Lực này sẽ được chuyển hoá thành áp suất thuỷ lực,
nó tác dụng lên hệ thống phanh.
Độ lớn của lực phanh được xác định bằng độ lớn của lực
mà lái xe tác dụng lên bàn đạp. Cần phải kiểm tra hành
trình tự do của bàn đạp, độ cao và khoảng cách dự trữ
khi bảo dưỡng định kỳ.

Trợ lực phanh
Thiết bị để tăng lực tác dụng lên xylanh phanh chính theo độ
lớn của lực đạp phanh do lái xe tạo ra.
Chân không từ hệ thống nạp của động cơ được sử dụng làm

nguồn năng lượng trợ lực.

Xi lanh phanh chính

Bình chứa
Xi lanh
Đến các phanh trước
Đến các phanh sau

Bộ phận biến đổi lực đạp của lái xe thành áp suất thuỷ
lực.
Nó bao gồm bình chứa, nó lưu trữ dầu phanh, và xylanh
phanh chính, nó tạo ra áp suất thuỷ lực.
Xylanh phanh chính chuyển lực đạp của lái xe thành áp
suất thuỷ lực. Áp suất thuỷ lực này sau đó được cấp đến
các càng phanh đĩa của các bánh trước và sau, và đến
xylanh bánh xe của phanh trống.
Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ bao gồm cả việc thay
dầu phanh.
(3/3)

Phanh Đĩa
Ép má phanh đũa vào rôto phanh đĩa gắn trên các
bánh xe và tạo ra ma sát. Điều khiển chuyển động
của bánh xe bằng lực ma sát.
Càng phanh đĩa
Pítông ấn má phanh đĩa vào rôto phanh đĩa bằng
áp suất thuỷ lực từ xylanh phanh chính..
Trước khi hoạt động
Trong khi hoạt động

Càng phanh đĩa
Má phanh đĩa
Rôto phanh đĩa
Píttông
Dầu
(1/3)

-11-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe
THAM KHẢO:
Các loại càng phanh đĩa
Loại càng phanh cố định
Loại càng phanh cố định có một cặp píttông để ép
vào cả hai bên của rôto phanh đĩa.
Loại càng phanh di động
Loại càng phanh di động chỉ được gắn píttông ở
một phía của càng phanh. Píttông hoạt động nhờ
áp suất thuỷ lực. Nếu má phanh đĩa bị ép vào, càng
phanh sẽ trượt theo hướng đối diện với bánh xe.
Có một số loại càng phanh đĩa di động tuỳ theo
phương pháp gắn càng phanh và tấm truyền
mômen.
Loại FS (loại 2 chốt)

Chốt
Bulông

Càng phanh
Tấm truyền mômen

Loại AD (loại một chốt, một bulông)
PD (Loại 2 bulông)
(1/1)

Má phanh đĩa
Đây là vật liệu ma sát dùng để ép vào rôto phanh
đĩa đang quay.
Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ bao gồm việc
kiểm tra chiều dày má phanh đĩa.
Tấm chống ồn
Tránh cho tiếng kêu khác thường khi má phanh bị
rung tại thời điểm phanh.
Má phanh đĩa
Tấm chống ồn

(2/3)

Rôto phanh đĩa
Đó là một đĩa kim loại, nó quay cùng với bánh xe.
Có loại đĩa đặc được làm từ một đĩa rôto và loại có
các lỗ thông gió bên trong.
Cũng có loại rôto phanh đĩa có trống phanh đỗ.
Loại đĩa đặc
Loại có lỗ thông gió
Loại có trống phanh đỗ

(3/3)


-12-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe
Phanh Trống
Một trống phanh quay cùng với bánh xe. Guốc
phanh sẽ ép vào trống phanh từ bên trong. Ma sát
này sẽ điều khiển chuyển động quay của bánh xe..
Cần phải kiểm tra trống phanh và má phanh.
LƯU Ý:

Guốc phanh ép vào trống phanh đang quay từ
bên trong để tạo ra lực phanh. Khi ép theo cùng
chiều với chiều quay của trống phanh, guốc
phanh sẽ bị cuốn theo chiều quay do ma sát với
trống phanh. Kết quả là lực ma sát được tăng
lên, tạo ra hiện tượng tự cường hoá

Xylanh phanh bánh xe
Có một píttông, có gắn một vành cao su (cupen), được lắp trong xylanh. Píttông truyền áp suất thuỷ lực
đến guốc phanh từ xylanh phanh chính và ép má phanh vào
Guốc phanh
Má phanh là một loại vật liệu ma sát dùng để ép vào trống phanh đang quay, nó được gắn lên trên bề
mặt của guốc phanh. Guốc đẩy tạo ra tác dụng tự cường hoá được gắn theo hướng chuyển động của
xe. Guốc kéo được lắp ở phía đối diện với guốc đẩy
Má phanh
Má phanh là một loại vật liệu ma sát dùng để ép vào trống phanh đang quay, nó được gắn lên trên bề

mặt của guốc phanh. Guốc đẩy tạo ra tác dụng tự cường hoá được gắn theo hướng chuyển động của
xe. Guốc kéo được lắp ở phía đối diện với guốc đẩy
Trống phanh
Trống phanh quay cùng với bánh xe.
Píttông
Bộ phận mà nhận áp suất thuỷ lực từ xylanh phanh chính và ép guốc phanh vào trống phanh
Cupen
Cupen là chi tiết bằng cao su dùng để làm kín giữa xylanh bánh xe và píttông
1/1

-13-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe
THAM KHẢO:
Các loại phanh trống
Phanh trống có nhiều loại khác nhau, tuỳ theo sự
kết hợp của các guốc đẩy và kéo. Tuỳ theo mục
đích sử dụng và các đặc điểm tạo ra bởi guốc đẩy
và kéo.
Loại guốc đẩy và kéo
Loại 2 guốc đẩy
Loại tự cường hoá đơn
Loại tự cường hoá kép
Loại xylanh phanh bánh xe cố định
Loại tâm quay cố định
Xi lanh điều chỉnh
Mũi tên đỏ:

Chiều quay của bánh xe.
Mũi tên hồng:
Chiều chuyển động của píttông.
Hình vẽ bên trái chỉ ra màu của guốc phanh.
Guốc đẩy: Màu da cam
Guốc kéo: Màu xanh

(1/1)

Phanh Đỗ
Phanh tay được sử dụng chủ yếu khi xe đỗ.
Chúng khoá một cách cơ khí các bánh sau.
Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ bao gồm việc
điều chỉnh cần phanh đỗ.
Cần phanh tay
Cần vận hành của phanh tay
Cáp phanh tay
Cáp truyền lực của cần phanh tay đến phanh
tay
Phanh sau
Ép guốc phanh (má phanh đĩa) vào trống phanh
(đĩa rôto) để giữ xe đứng yên tại chỗ
(1/1)

-14-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe

THAM KHẢO:
Các loại cần phanh đỗ
Loại cần
Chủ yếu dùng trong các xe du lịch và xe thương
mại.
Loại thanh kéo
Dùng trong các xe thương mại.
Loại bàn đạp
Dùng trong một số loại xe du lịch và xe cao cấp.
Ngày nay việc nhả phanh được thực hiện bằng
bàn đạp.
Cần nhả phanh tay
Bàn đạp
(1/1)

THAM KHẢO:
Loại thân phanh tay
Có một vài loại, tuỳ theo loại phanh sau.
Loại dùng chung với phanh chân
Loại phanh trống
Kéo cần guốc phanh có gắn cáp và ép guốc
phanh vào trống phanh để cố định nó
Loại phanh đĩa
Kéo cần phanh có gắn cáp và ép má phanh vào
đĩa phanh bằng píttông để cố định nó
Loại phanh tay tách rời
Kéo cần guốc phanh có gắn dây cáp và ép guốc
phanh vào trống phanh để cố định đĩa phanh
Loại phanh trung tâm
Ép cần guốc phanh có dây cáp và ép guốc

phanh vào trống phanh để cố định trục các đăng
Guốc phanh
Cần guốc phanh
Píttông
Má phanh đĩa
Rôto phanh đĩa
Cáp phanh tay
(1/1)

-15-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe

Lốp Xe
Lốp Xe
Trong số rất nhiều chi tiết được sử dụng trên xe
ôtô, lốp là chi tiết duy nhất tiếp xúc với mặt
đường và giúp đem lại 3 tính năng cơ bản:
chuyển động, quay vòng và dừng.
Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ bao gồm việc
kiểm tra lốp (hư hỏng bên ngoài, chiều sâu hoa
lốp và tình trạng mòn của lốp), điều chỉnh áp suất
và chuyển động quay của lốp.
Hoa lốp
Lớp bên ngoài của lốp dùng để bảo vệ lớp sợi bố
và chống mòn cũng như rách
Dây tăng cường (Lớp ngăn cứng)

Những dây tăng cường được bố trí dọc theo chu
vi giữa lớp hoa lốp và lớp sợi bố
Lốp bố tròn
Lớp sợi bố (bố chéo)
So với lốp bố chéo, sự biến dạng trên bề mặt ngoài
của nó nhỏ hơn. Do đó, nó có tính năng bám và
Tạo nên kết cấu lớp cho lốp tạo thành lốp
quay vòng tốt hơn. Do nó có độ cững vững cao, nó
Lớp lót trong
dễ truyền chấn động từ mặt đường hơn và kết quả Một lớp cao su tương tự như sam, nó được gắn
là tính êm dịu chuyển động bị kém đi một chút
vào vách trong của lốp
Lốp bố chéo
Dây mép lốp
So với lốp bố tròn, loại này êm hơn, nhưng tính
Giữ chặt lốp vào vành
năng quay vòng của nó bị ảnh hưởng một chút
(1/1)

THAM KHẢO:
Các loại lốp và đặc điểm
Lốp có săm
Lốp có chứa săm được bơm căng bằng không khí.

Săm
Van
Lớp lót trong
Vách tăng cường

Lốp không săm

Có một lớp cao su đặc biệt được gọi là lớp lót
trong thay cho săm
Lốp Profile thấp
Profile là hình dáng nhìn từ phía bên cạnh của
lốp, lốp có profile thấp có mặt cắt ngang thấp với
hệ số chiều sao tối đa là 60%*.
Mặt bên của lốp thấp, và sự biến dạng bề mặt
của lốp khi quay vòng nhỏ, nên lực quay vòng
được cải thiện đáng kể.
*: Hệ số chiều cao = H/W x 100%
Lốp có thể chạy khi bị xì hơi
Mặt bên của lốp loại này có cao su tăng cường,
nên thậm chí nếu xe có lắp lốp loại này bị thủng
khi lái xe và không còn áp suất không khí bên
trong, nó vẫn có thể chạy được khoảng 100 km
với tốc độ tối đa 60 km/h
Lốp dự phòng loại gọn (Lốp loại T)
Một lốp dự phòng được sử dụng trong trường
hợp khẩn cấp, như khi lốp bình thường không
thể sử dụng do bị thủng..
Nó có áp suất cao và hẹp hơn
(1/1)

-16-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe
Hệ Thống Mã Hoá Thông Số

Kích thước, tính năng và kết cấu của lốp được ghi
trên mặt bên của lốp.
Hình vẽ bên trái cho thấy tên kích thước của
những vùng khác nhau trên lốp.
Chiều cao lốp
Chiều rộng lốp
Đường kính vành
Đường kính ngoài của lốp

(1/2)

THAM KHẢO:
Cách đọc kích thước của lốp
1. Lốp bố tròn
2. Hệ thống mã hoá ISO (tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế)
3. Lốp bố chéo
4. Lốp loại gọn (lốp loại T)

1. Lốp bố tròn

-17-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe
2. Hệ thống mã hoá ISO (tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế)


3

Lốp bố chéo

4

Lốp loại gọn (lốp loại T)

(1/1)

-18-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe
Hệ số chiều cao
Tỷ số giữa chiều cao của mặt cắt ngang của lốp và
chiều rộng được chuyển thành phần trăm (%).
Hệ số chiều cao = / x 100(%)
Chiều rộng lốp
Chiều cao lốp
• Lốp có hệ số chiều cao lớn
Tính năng quay vòng kém hơn một chút.
Nó đem lại tính êm dịu chuyển động tốt hơn và
phù hợp với các loại xe gia đình.
• Lốp có hệ số chiều cao nhỏ
Tính năng êm dịu chuyển động kém hơn một
chút. Nó phù hợp với các loại xe thể thao do
tính năng quay vòng tốt hơn.

(2/2)

Vành bánh xe
Vành bánh xe
Vành bánh xe là một bộ phận có hình tròn, lốp
được lắp lên trên nó. Cùng với lốp, nó hỗ trợ cho 3
chức năng cơ bản sau: lái xe, quay vòng và dừng
xe.
Vành bánh xe bằng thép dập
Vành này được chế tạo từ thép dập. Nó nặng
nhưng khoẻ.
Vành bánh xe bằng nhôm đúc nhẹ
Bánh xe này được chế tạo bằng nhôm. Nó nhẹ và
có khả năng thiết kế rất đẹp. So với loại vành thép,
nó có khả năng cản va đập thấp hơn.

(1/2)

Mã hoá thông số của vành bánh xe
Kích thước của vành được in trên mép ngoài của
nó.
Vành bánh xe loại thép dập
Vành bánh xe loại nhôm đúc
Chiều rộng vành
Hình dáng mặt bích lắp
Độ lệnh tâm
Đường kính vành
Tâm vành
P.C.D (kích thước vòng tròn lỗ lắp bulông)
Bề mặt lắp với moayơ

(2/2)

-19-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe
THAM KHẢO:
Cách đọc kích cỡ vành
*1 : Mã 'J" và "JJ" thường xuyên được sử dụng, tuỳ
theo hình dạng của mặt bích vành bánh xe. JJ cao
hơn J một chút, nó làm cho lốp ít có khả năng bị
tuột ra.

(1/1)

-20-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe

Bài tập
Dùng các bài tập để kiếm tra mức độ hiểu bài của bạn về chương này của Tài liệu đào tạo này.
Sau khi trả lời từng bài tập, bạn có thể kích chuột lên nút "tham khảo" để kiểm tra các trang liên
quan đến câu hỏi đó. Khi câu trả lời chưa được đúng, bạn hãy quay lại bài học để xem lại Tài liệu
và tìm ra câu trả lời đúng. Khi tất cả các câu hỏi đã trả lời đúng, bạn có thể học tiếp chương kế tiếp.


-21-


Khoá Học Về Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp

Gầm Xe

Câu hỏi -1

Hãy chọn chức năng của từng chi tiết trong hình vẽ dưới đây từ những câu từ a) đến d).
1.

2.

3.

4.

a) Đỡ cầu xe để đảm bảo tính êm dịu chuyển động tốt hơn.
b) Đỡ xe qua phần tiếp xúc với mặt đường.
c) Thay đổi hướng chuyển động của xe.
d) Giảm tốc độ hay dừng xe.
Answer:

1.

2.

3.


4.

Câu hỏi -2

Những hình vẽ sau đây là hệ thống lái loại thanh răng - trục vít. Hãy chọn tên của từng chi tiết từ
những nhóm từ dưới đây.

a) Trục vít
b) Hộp cơ cấu lái
c) Vỏ thanh răng
d) Thanh răng
Answer:

1.

2.

3.

-22-

4.



×