Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

chủ đề dạy học tích hợp liên môn hóa học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.36 MB, 44 trang )

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh
- Trường THPT Hà Huy Tập
- Địa chỉ: xã Cẩm Sơn – huyện Cẩm Xuyên – tỉnh Hà Tĩnh
- Điện thoại:0393863096
- Email:
+ Giáo viên : Vũ Thị Luyến
Ngày sinh: 10/02/1987

Môn: Hóa Học

Điện thoại: 0974.916.218

Email:

1


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN

1. Tên hồ sơ dạy học
Chủ đề dạy học tích hợp liên môn: “ Nâng cao nhận thức và hiểu biết của
học sinh trong vấn đề ảnh hưởng của kim loại nặng đến sức khỏe con người”
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức
2.2.1. Đối với môn hóa học
- Tích hợp vào nội dung: bài 47 Hóa học và các vấn đề xã hội; Bài 48 Hóa học và
vấn đề môi trường chương trình lớp 12
- Thông qua tích hợp học sinh phải:
+ Hiểu ảnh hưởng của hóa học đối với môi trường sống ( khí quyển, nước,


đất)
+ Biết và vận dụng một số biện pháp để bảo vệ môi trường trong cuộc sống
hàng ngày.
+ Biết phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trường.
+ Biết giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung bài
học, từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng,...
2.1.2. Đối với môn Giáo dục công dân:
- Tích hợp vào nội dung Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
chương trình lớp 12
- Thông qua tích hợp học sinh phải:
+ Biết được nội dung cơ bản luật môi trường
+ Ý thức được trách nhiệm công dân đối với đất nước.
2.1.3. Đối với môn Lịch sử
- Tích hợp vào nội dung : Kiến thức tổng hợp lịch sử Việt Nam chương trình lớp
12.
2


- Thông qua tích hợp học sinh phải: Biết được quá trình mở rộng bờ cõi nước ta và
khẳng định chủ quyền biển đảo của nước ta.
2.1.4. Đối với môn Địa lí
- Tích hợp vào nội dung: Bài 2 Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ; Bài 8 Thiên nhiên
chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc
phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo chương trình lớp 12
- Thông qua tích hợp học sinh phải:
+ Hiểu đuợc vùng biển VN, các đảo, quần đảo là nơi có nhiều tài nguyên, có
vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, cần phải bảo vệ.
+ Trình bày được tình hình và biện pháp phát triển kinh tế của vùng biển VN,
các đảo và quần đảo.
+ Hiểu và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường biển, khai thác nguồn

lợi trên biển đảo
2.1.5. Đối với môn Giáo dục quốc phòng:
- Tích hợp vào nội dung Bài 9 Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an
ninh tổ quốc chương trình lớp 12
- Thông qua tích hợp giúp học sinh xây dựng ý thức trác nhiệm của học sinh đối
với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
2.1.6. Đối với môn Ngữ văn
- Tích hợp vào nội dung : Kiến thức về nghị luận xã hội
- Thông qua tích hợp học sinh phải:
+ Trình bày được suy nghĩ của bản thân về vấn đề biển đảo Việt Nam và nghĩa
vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
+ Trình bày được suy nghĩ về thực trạng ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng
của kim loại nặng đến sức khỏe con người.
2.1.7. Đối với môn sinh học
- Tích hợp vào phần: Trồng một số loại thực vật, tìm hiểu về sinh sản bằng bào tử
ở một số loại thực vật.
3


- Chăm sóc một số loại thực vật sống trong các môi trường khác nhau
- Chức năng và cơ chế làm việc của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, bài tiết.
2.2. Kỹ năng
2.2.1. Các kĩ năng chung
- Rèn luyện kỹ năng tự học, tự quản lý, kỹ năng phối hợp, hợp tác trong công việc,
kỹ năng đảm nhận trách nhiệm.
- Biết cách thu thập, xử lý các thông tin, tư liệu, viết, trình bày báo cáo, thuyết
trình về vấn đề kinh tế, chính trị , xã hội, môi trường sống.
- Biết phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trường.
- Biết giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung bài học,
từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng,...

- Bước đầu biết tổ chức một chương trình hoạt động, hội nghị khoa học;
- Nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và kỹ
năng giao tiếp (làm việc tập thể, ngoại giao để tìm kiếm thông tin, kỹ năng trình
bày, diễn thuyết trước tập thể, rèn tính bản lĩnh, tự tin).
2.2.2. Các kĩ năng bộ môn
- Môn Hóa học : Phân tích được một vấn đề đang đặt ra cho nhân loại hiện nay từ
đó nêu được hướng giải quyết
- Môn Ngữ văn: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí…;
- Môn Lịch sử: Phân tích, tổng hợp kiến thức lịch sử;
- Môn Địa lí: Kỹ năng phân tích số liệu thống kê, sử dụng bản đồ, học tập tại thực
địa, sử dụng tranh ảnh, hình vẽ…;
- Môn GDCD: Đánh giá, phân tích, tổng hợp thực tiễn;
2.3. Thái độ
- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các hiện
tượng tự nhiên, am hiểu về các vấn đề kinh tế xã hội. Biết vận dụng kiến thức bộ
môn để giải quyết vấn đề thực tiễn.
4


- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương;
- Nâng cao trách nhiệm với cộng đồng: Ý thức tôn trọng, bảo vệ môi trường, bảo
vệ sức khỏe con người, chống lại những tiềm ẩn có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe cộng đồng.
2.4. Góp phần hoàn thiện phẩm chất:
1. Sống yêu thương
a) Yêu Tổ quốc: Có ý thức tìm hiểu và gìn giữ các truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam; quan tâm đến những sự kiện chính trị, thời sự nổi bật ở địa phương,
trong nước và quốc tế.
b) Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam: Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ
các thành viên gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,

dòng họ; thực hiện trách nhiệm đối với gia đình.
c) Giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hóa của quê hương, đất nước: Tôn trọng,
giữ gìn và tuyên truyền, nhắc nhở người khác cùng giữ gìn di sản văn hóa của quê
hương, đất nước.
d) Tôn trọng các nền văn hóa trên thế giới: Tôn trọng các dân tộc, các quốc gia và
các nền văn hóa trên thế giới.
đ) Nhân ái, khoan dung: Phản đối cái ác, cái xấu, phê phán và tham gia ngăn chặn
các hành vi bạo lực; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, xã hội; sẵn sàng cộng
tác với mọi người xung quanh; tôn trọng sự khác biệt của mỗi người.
e) Yêu thiên nhiên: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên
truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi phá hoại thiên
nhiên.
2. Sống tự chủ
a) Trung thực: Phê phán các hành vi gian dối trong học tập và trong cuộc sống.
b) Tự trọng: Cư xử đúng mực và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình.
c) Tự lực: Chủ động, tích cực học hỏi để thực hiện những công việc hàng ngày của
bản thân trong học tập và trong cuộc sống; phê phán những hành vi sống dựa dẫm,
ỷ lại.
d) Chăm chỉ, vượt khó: Siêng năng trong học tập và lao động; ý thức được thuận
lợi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt của bản thân và chủ động khắc phục vượt
qua.
đ) Tự hoàn thiện: Có ý thức rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị xã
hội.
3. Sống trách nhiệm
a) Tự nguyện: Không đổ lỗi cho người khác, có ý thức và tìm cách khắc phục hậu
quả do mình đã gây ra; quan tâm đến các công việc chung.
b) Chấp hành kỷ luật: Tìm hiểu và chấp hành những quy định chung của tập thể và
cộng đồng; tránh những hành vi vi phạm kỷ luật.
c) Tuân thủ pháp luật: Tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật.
5



d) Bảo vệ nội quy, pháp luật: Phê phán những hành vi trái quy định của nội quy,
pháp luật.
2.5. Định hướng năng lực
- Góp phần hình thành năng lực chung (tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác, sử
dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngôn ngữ …) và các năng lực chuyên biệt
cho học sinh trong các bộ môn.
- Góp phần phát triển năng lực
1. Năng lực tự học
a) Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác,
chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
b) Lập kế hoạch và thực hiện cách học: Lập và thực hiện kế hoạch học tập; thực
hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học
tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở
sách giáo khoa, sách tham khảo, Internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi
tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa; ghi chú bài giảng của giáo viên
theo các ý chính; tra cứu tài liệu thư viện.
c) Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế
của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của
người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
a) Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện
và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
b) Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên
quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
c) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp giải
quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
d) Nhận ra ý tưởng mới: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm
tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

đ) Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong
những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã
cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so
sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất.
e) Tư duy độc lập: Đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; chú ý
lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; quan tâm tới
các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; đánh giá vấn đề, tình
huống dưới những góc nhìn khác nhau.
3. Năng lực thẩm mỹ
a) Nhận ra cái đẹp: Có cảm xúc và chính kiến cá nhân trước hiện tượng trong tự
nhiên, đời sống xã hội và nghệ thuật.

6


b) Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ: Giới thiệu được, tiếp nhận có chọn lọc thông tin trao
đổi về biểu hiện của cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật
và trong tác phẩm của mình, của người khác.
c) Tạo ra cái đẹp: Diễn tả được ý tưởng của mình theo chủ đề sáng tác, sử dụng
công cụ, kỹ thuật và vật liệu sáng tác phù hợp trong sáng tác mỹ thuật.
4. Năng lực thể chất
a) Sống thích ứng và hài hòa với môi trường: Nêu được cơ sở khoa học của chế độ
dinh dưỡng, sinh hoạt, các biện pháp giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, bảo vệ sức
khỏe; tự vệ sinh cá nhân đúng cách, lựa chọn cách ăn, mặc, hoạt động phù hợp với
thời tiết và đặc điểm phát triển của cơ thể; thực hành giữ gìn vệ sinh môi trường
sống xanh, sạch, không ô nhiễm.
b) Rèn luyện sức khỏe thể lực: Thường xuyên, tự giác tập luyện thể dục, thể thao;
lựa chọn tham gia các hoạt động thể dục, thể thao phù hợp với tăng tiến về sức
khỏe, thể lực, điều kiện sống và học tập của bản thân và cộng đồng.
c) Nâng cao sức khỏe tinh thần: Lạc quan và biết cách thích ứng với những điều

kiện sống, học tập, lao động của bản thân; có khả tự điều chỉnh cảm xúc cá nhân,
chia sẻ, cảm thông với mọi người và tham gia cổ vũ động viên người khác.
5. Năng lực giao tiếp
a) Sử dụng tiếng Việt:
- Đọc lưu loát và đúng ngữ điệu; đọc hiểu nội dung chính và chi tiết các bài đọc có
độ dài vừa phải, phù hợp với tâm lí lứa tuổi; phản hồi những văn bản đã đọc một
cách tương đối hiệu quả; bước đầu có ý thức tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc…;
- Viết đúng các dạng văn bản về những chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân ưa thích
(bằng chữ viết tay và đánh máy, biết kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh, đồ thị…
minh họa); Biết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn; trình bày
một cách thuyết phục quan điểm của cá nhân…;
- Có vốn từ vựng tương đối phong phú cho học tập và giao tiếp hàng ngày; sử
dụng tương đối linh hoạt và có hiệu quả các kiểu câu khác nhau; nói rõ ràng, mạch
lạc, tự tin và đúng ngữ điệu; kể được các câu chuyện ngắn, đơn giản về các chủ đề
khác nhau; trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; biết trình
bày và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình; kết hợp lời nói với động tác cơ thể
và các phương tiện hỗ trợ khác…;
- Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại, chuyện kể, lời
giải thích, cuộc thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phù
hợp,...
b) Sử dụng ngoại ngữ: Đạt năng lực bậc 2 về một ngoại ngữ.
c) Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu
được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.
d) Thể hiện thái độ giao tiếp: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận
ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
đ) Lựa chọn nội dung và phương thức giao tiếp: Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin;
thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.
6. Năng lực hợp tác
7



a) Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác
khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành
tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp.
b) Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Biết trách nhiệm, vai trò của
mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để
nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình
có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công.
c) Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác: Nhận biết được đặc điểm, khả
năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công
từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp.
d) Tổ chức và thuyết phục người khác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần
việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ khiêm tốn học
hỏi các thành viên trong nhóm.
đ) Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động
chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.
7. Năng lực tính toán
a) Sử dụng các phép tính và đo lường cơ bản: Sử dụng được các phép tính (cộng,
trừ, nhân, chia, lũy thừa, khai căn) trong học tập và trong cuộc sống; hiểu và có thể
sử dụng các kiến thức, kỹ năng về đo lường, ước tính trong các tình huống quen
thuộc.
b) Sử dụng ngôn ngữ toán: Sử dụng được các thuật ngữ, ký hiệu toán học, tính
chất các số và của các hình hình học; sử dụng được thống kê toán học trong học
tập và trong một số tình huống đơn giản hàng ngày; hình dung và có thể vẽ phác
hình dạng các đối tượng, trong môi trường xung quanh, nêu được tính chất cơ bản
của chúng; hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tố trong các
tình huống học tập và trong đời sống; bước đầu vận dụng được các bài toán tối ưu
trong học tập và trong cuộc sống; biết sử dụng một số yếu tố của lôgic hình thức
để lập luận và diễn đạt ý tưởng.
c) Sử dụng công cụ tính toán: Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính; sử dụng

được máy tính cầm tay trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày; bước
đầu sử dụng máy vi tính để tính toán trong học tập.
8. Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
a) Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ của công nghệ kỹ thuật số: Sử
dụng đúng cách các thiết bị và phần mềm ICT thông dụng để thực hiện một số
công việc cụ thể trong học tập; biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu.
b) Nhận biết, ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật trong xã hội số
hóa: Biết các qui định pháp luật cơ bản liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng tài
nguyên thông tin, tôn trọng bản quyền và quyền an toàn thông tin của người khác;
sử dụng được một số cách thức bảo vệ an toàn thông tin cá nhân và cộng đồng;
tuân thủ quy định pháp lý và các yêu cầubảo vệ sức khỏe trong khai thác và sử
dụng ICT; tránh các tác động tiêu cực tới bản thân và cộng đồng.
c) Phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường công nghệ tri thức: Biết tìm
kiếm thông tin từ nhiều nguồn với các chức năng tìm kiếm đơn giản; biết đánh giá
sự phù hợp của dữ liệu và thông tin đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; biết tổ chức
8


dữ liệu và thông tin phù hợp với giải pháp giải quyết vấn đề; biết thao tác với ứng
dụng cho phép lập trình trò chơi, lập trình trực quan hoặc các ngôn ngữ lập trình
đơn giản.
d) Học tập, tự học với sự hỗ trợ của ICT: Sử dụng được một số phần mềm học tập;
sử dụng được môi trường mạng máy tính để tìm kiếm, thu thập, cập nhật và lưu trữ
thông tin phù hợp với mục tiêu học tập và khai thác được các điều kiện hỗ trợ tự
học.
đ) Giao tiếp, hòa nhập, hợp tác qua môi trường ICT: Biết lựa chọn và sử dụng các
công cụ ICT thông dụng để chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác một cách an toàn;
biết hợp tác trong ứng dụng ICT để tạo ra các sản phẩm đơn giản phục vụ học tập
và đời sống.
3. Đối tượng dạy học của dự án

- Học sinh: Khối 10, 11, 12;
- Tiêu chí lựa chọn (sở thích đặc biệt, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng);
+ Sở thích: Nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề ô nhiểm môi trường và vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm.
+ Kiến thức: Hiểu biết về tác hại của ô nhiễm môi trường nói chung, ản hưởng
của kim loại nặng đến sức khỏe con người.
+ Kỹ năng: Sử dụng CNTT, hoạt động nhóm, thuyết trình, thu thập, xử lý
thông tin …;
4. Ý nghĩa của bài học
Vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề luôn nóng hổi mà cả thế giới quan tâm,
một bài toán thực sự khó không phải của riêng ai. Và đặc biệt sự kiện cá chết hàng
loạt vào từ tháng 4/2015 tại bờ biển các tỉnh miền Trung đã được báo chí, truyền
thông đưa tin rất nhiều. Các nhà khoa học đã vào cuộc và có kết kuận. Nhưng
không phải vì cá chết thì dân mới quan tâm đến cụm từ “Kim loại nặng”, mà sự
ảnh hưởng tiềm tàng của kim loại nặng ắt hẳn ai cũng biết những tác hại khôn
lường. Đứng trước những thực trạng đó, đòi hỏi giáo viên cần có những định
hướng đúng đắn cho học sinh, đồng thời khơi gợi được ý thức trách nhiệm trong
việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, quan tâm đến sức khỏe con người. Và
hơn ai hết, giáo viên bộ môn cần có những định hướng, những liên hệ lồng ghép
thế nào để học sinh hình dung, nhận thức được những kiến thức liên quan nhằm
nâng cao nhận thức, sự ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và tiềm tàng của kim loại
9


nặng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, thời gian hạn chế của tiết học không đủ
để các em thể hiện sự tìm tòi, hiểu biết của mình về vấn đề ô nhiễm môi trường
biển, chưa giúp các em có một cái nhìn toàn cảnh và có nhận thức trong việc bảo
vệ môi trường một cách sâu sắc. Vì vậy, việc cấu trúc, sắp xếp lại một số nội dung
dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau ở các môn học trong
chương trình giáo dục hiện hành, xây dựng thành các chủ đề liên môn theo định

hướng phát triển năng lực học sinh có ý nghĩa quan trọng đối với đổi mới phương
pháp dạy học: vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động
giáo dục tích cực; đổi mới kiểm tra đánh giá; giảm tải trong quá trình dạy học và
nâng cao chất lượng giáo dục.
Chủ đề dạy học tích hợp “ Nâng cao nhận thức và hiểu biết của học sinh
trong vấn đề ảnh hưởng của kim loại nặng đến sức khỏe con người” với nội
dung được tích hợp từ các môn học: Hóa học, Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân,
Sinh học, Ngữ Văn, Giáo dục quốc phòng, Sinh học sẽ giúp các em có thời gian để
tìm hiểu, nghiên cứu kĩ hơn về biển đảo đất nước, hoàn thiện hơn về kiến thức, kỹ
năng, thái độ và phẩm chất năng lực của con người mới.
5. Thiết bị dạy học, tư liệu, học liệu:
Chuẩn
Thiết bị, tư liệu, học liệu

Chuẩn

bị

bị của

của

trò

thầy

Công nghệ
-phần
cứng


- Máy ảnh ;

X

X

- Máy tính;

X

X

- Máy quay;

X

- Máy in;

X

- Máy chiếu;

X

- Kết nối Internet;

X

Công nghệ - Hệ soạn thảo văn bản;


X

-phần

X

- Phần mềm thiết kế Powerpoint;

10


mềm

- Phần mềm thư điện tử;

X

- Trình duyệt Website;

X

- Sách giáo khoa Hóa học, sinh học, Lịch sử,
Tư liệu in

địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc

X

X


phòng….
- Giấy Ao;

X

Đồ dùng

- Tranh ảnh, phim tư liệu;

X

Hỗ trợ

- Các sản phẩm mẫu của học sinh;

X

- Bài chiếu Power point;

X

- ;

X

- ;

X

- www.wipikedia Bách khoa toàn thư Việt


X

Nguồn
internet

Nam;
- ;

X

- ;

X

- Thông báo với CBGV, HS và phụ huynh về

X

chương trình này;
Khác

- Giấy mời, đại biểu, khách mời tham gia
chương trình, người hướng dẫn, phụ huynh
học sinh ...;

X

6. Hoạt động học tập


11


Hoạt động 1: Giới thiệu dự án (Khởi động)
I. Chuẩn bị:
- Thành lập các ban, nhóm làm việc;
+ Ban tổ chức (xây dựng kịch bản, lên danh sách khách mời, viết giấy mời,
chuẩn bị trang thiết bị…; dẫn chương trình viết lời dẫn, xây dựng câu hỏi giao lưu,
văn nghệ; Tuyên truyền);
+ Ban chuyên môn (xây dựng nội dung trình bày trên Power point và bản
Word);
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm
II. Mục tiêu:
Xác định mục tiêu chính của dự án:
Ảnh hưởng của kim loại nặng đến sức khỏe con người ? Thực trạng hiện nay? Bạn
hãy đề xuất giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của kim loại nặng? Thông điệp muốn
gửi tới cộng đồng?
III. Thời gian:
- Chọn tiết chào cờ đầu tuần.
- Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động ngoại khóa “ Nói
chuyện về kim loại nặng” trước toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường.
Sau buổi nói chuyện giáo viên gặp các nhóm học sinh và phân công nhiệm vụ.
- GV trình bày bài diễn thuyết của mình trước toàn thể học sinh và cán bộ giáo
viên.
- HS lắng nghe. Có thể đặt những câu hỏi liên quan đến chủ đề buổi nói chuyện.
Buổi nói chuyện hướng tới những nội dung sau:
1. Kim loại nặng là gì ? Nguồn gốc của kim loại nặng là như thế nào?
- Kim loại nặng (KLN) là những nguyên tố kim loại có khối lượng riêng lớn
(>5g/cm3), có thể gây độc tính mạnh ngay cả ở nồng độ thấp. Ví dụ về kim loại
nặng gồm có: chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), cadimi (Cd), arsen (As), bạc (Ag)...KLN có

rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, cũng như các sản phẩm
công nghệ cao như điện thoại thông minh, xe hơi điện …

12

- Kim loại nặng (kim loại quí hiếm) thường có trong lòng đất và thường bị khóa


7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
a. Tự đánh giá của học sinh
* Cách thức đánh giá:
- Giao phiếu cho nhóm tự đánh giá quá trình học
- Giao phiếu đánh giá cho các học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Trao đổi, báo cáo kết quả
* Hình thức đánh giá: Theo phiếu
b . Đánh giá của giáo viên
* Cách thức đánh giá:
- Xử lí kết quả đánh giá:
+ Xử lí kết quả tự đánh giá của học sinh
+ Xử lí kết quả đánh giá của giáo viên
+ Làm bài thu hoạch dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm ( Dành cho học sinh tất
cả các lớp)
- Tổng hợp kết quả đánh giá
- Công bố kết quả đánh giá
* Hình thức đánh giá:
- Theo phiếu
- Theo câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm
Bài thu hoạch đánh giá kết quả cả đợt triển khai.
Câu 1: Trong mĩ phẫm (son môi…) thường có hàm lượng kim loại nặng nào sau
đây:

A. Cu

B. Cr

C. Ag

D. Pb

Câu 2: Khi phụ nữ mang bầu thường bổ sung vi lượng kim loại nào sau đây:
A. Cu

B. Fe

C. Ag

D. Pb

Câu 3: Các con đường ảnh hưởng của kim loại nặng đến sức khỏe con người:
13


A. Qua hô hấp: Hít phải khói bụi, phần không khí ô nhiễm có chứa kim loại nặng
B. Qua tiêu hóa : Thức ăn, nước uống, ngậm mút đồ vật chứa chì
C. Qua da: Không bằng đường hô hấp và tiêu hóa nhưng tiếp xúc trong thời gian
dài với hàm lượng nhiều cũng gây ngộ độc
D. Qua nhau thai, sữa mẹ: Mẹ mang bầu bị ngộ độc thì con cũng bị ngộ độc.
E. Tất cả các con đường trên.
Câu 4: Để giảm thiểu kim loại nặng trong nước sinh hoạt người dân nên:
A. Dùng nước máy
B. Dùng nước giếng khoan

C. Nên đun sôi nước sinh hoạt
D. Dùng máy lọc nước sinh hoạt có hệ thống lọc ion kim loại nặng
Câu 5: Khi biết mình bị nhiễm độc kim loại việc đầu tiên nên làm là:
A. Uống nước

B. Uống Sữa tươi

C. Uống nước đường

D. Uống nước chanh

Câu 6: Kim loại nào ở dạng lỏng ở điều kiện thường?
A. Hg

B. Cu

C. Ag

D. Pb

Câu 7: Kim loại nào dùng để kiểm tra chất độc trong vua thức ăn của vua chúa
ngày xưa?
A. Cu

B. Pb

C. Ag

D. Au


Câu 8: Kim loại nào sau đây có trong xăng gây bào mòn động cơ xe?
A. Pb

B. Mn

C. Ag

D. Hg

Câu 9: Loại cây nào sau đây được dùng để trồng vùng nhiễm kim loại nặng:
A. Cây hẹ

B. Cây hồng

C. Cây dương xỉ

D. Cây cam

8. Sản phẩm của học sinh
8.1. Phần “ Câu lạc bộ kim loại nặng với sức khỏe con người”

14


8.1.1. Phần thi trả lời câu hỏi nhanh và hiểu biết chung

Ba đội chơi và MC chương trình trong hai phần thi đầu
8.1.2. Phần thi thuyết trình của lớp 10A1
Thưa quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh toàn trường thân mến !
Chúng ta đang ở đâu? Ở thế kỷ 21, thế kỷ mà con người có thể đặt chân lên

mặt trăng, thỏa chí thả mình vào đại dương bao la, sâu thăm. Có thể nói, con người
đã và đang dần chiếm lĩnh được cả vũ trụ. Nhưng giữa các lúc con người tưởng
chừng đang ở đỉnh cao của sự vĩ đại ấy thì vẫn có những vấn đề bất cập mà chúng
ta chưa thể giải quyết được. Đặc biệt đó là vẫn đề ô nhiễm môi trường đối với
cuộc sống của chúng ta, đối với môi trường biển đang thoái hóa nghiêm trọng. Và
15


tôi là Nguyễn Hà Giang người sẽ đồng hành với các bạn trong bài thuyết trình của
chi đoàn 10A1 ngày hôm nay.
Thưa tất cả mọi người!
Ắt hẳn mọi người đã từng nghe đến cụm từ “ Kim loại nặng ” rồi đúng
không ạ ? Đặc biệt là trong thời gian gần đây ,trên các phương tiện truyền thông
lại nhắc đến cụm từ này rất nhiều , và ‘’ kim loại nặng ‘’ trở thành một đề tài nóng
cho báo chí, cho xã hội ! Và hôm nay tôi xin được phép hâm nóng lại đề tài này
một lần nữa, đó là thực trạng kim loại nặng đối với cuộc sống của con người . Rất
mong mọi người lắng nghe và góp ý.
Thưa các bạn ! Những con số biết nói chưa thể hiện rõ được sự ô nhiễm kim
loại nặng ảnh hưởng đến môi trường biển như thế nào !
Chúng ta đang sống một cuộc sống ấm no hạnh phúc, trong một xã hội đang
từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chúng ta tự hào về điều đó? Chúng ta
cảm thấy vinh dự về môi trường sống như vậy? Vâng quả thật như vậy, nhưng ẩn
sâu dưới lớp “ thảm đỏ “ của một nền kinh tế công nghiệp, đó chính là chất thải mà
phần lớn chính là KLN. Vậy KLN là gì? Liệu chúng ta có thể đánh đổi với KLN
để có một cuộc sống hiện đại. Tôi xin cắt nghĩa cho các bạn về KLN. KLN là
những kim loại có nguyên tử lượng lớn ( 5g/cm 3) và thường có độc tố cao đối với
sự sống. Ví dụ như: Pb, Cu, Hg, Zn,... Nguyên nhân dẫn đến sự có mặt của KLN
trong đời sống của chúng ta là gì? Và tôi xin được trình bày 1 số nguyên nhân
thường thấy trong cuộc sống chúng ta như:
- Từ các chất trừ sâu vô cơ

- Từ quá trình khai thác và sử dụng kim loại
- Từ các lò nấu kim loại
- Từ các khói thải của phương tiện giao thông
- Từ đạn chì của thợ săn
- Từ các chất và rác thải của các kim loại nặng
- Từ các cống rãnh bùn
16


Có nhiều người từng thắc mắc rằng: KLN có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta
bằng những phương thức nào? Vâng xin thưa với các bạn rằng: Phương thức xâm
nhập của KLN tới con người là qua đường hô hấp, tiếp xúc da và đường tiêu hóa.
Từ những nguyên nhân và phương thức xâm nhập của KLN tôi vừa nêu trêu
cũng cho chúng ta thấy rõ được phần nào sự tồn tại rất nhiều trong tự nhiên và
xung quanh cuộc sống của chúng ta. Vậy KLN đã gây ra những hậu quả gì cho con
người và cuộc sống chúng ta. Các bạn hãy cùng tôi hướng mắt về màn hình chiếu
để xem và tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của KLN nhé! KLN có thể dẫn
đến những hậu quả như sau cho con người:
- Kim loại nặng tương tác với kim loại vi chất trong cơ thể có thể làm giảm
hoặc tăng độc tính của kim loại riêng.
- Hình thành kim loại – prôtein: Kim loại nặng liên kết với prôtein sẽ nằm lâu
trong cơ thể tích tụ nhiều đến ngưỡng gây độc.
- Khả năng gây độc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi, tình trạng sức khỏe, cách
sống, y tế,…
- Nhiễm kim loại nặng sẽ gây ra các bệnh như: ung thư, vô sinh, các bệnh về
thần kinh, lúc mang thai sẽ bị dị dạng thai,…
Nhưng hôm nay, tôi đứng đây không phải là để nói ra những định nghĩa trên lý
thuyết kia. Mà tôi đứng đây để cùng các bạn học sinh của trường tìm cách giải
quyết thực trạng đáng báo động đó. Chúng ta hãy góp phần sức lực nhỏ bé của
mình để bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Bởi nếu chúng ta dùng súng lục bắn

vào bà mẹ thiên nhiên, mẹ thiên nhiên sẽ trả lại ta một phát đại bác. Chúng ta có
thể làm gì? Vâng tôi vừa nghe thấy một bạn học sinh dưới kia nói rằng việc này đã
có cơ quan nhà nước lo rồi ta lo làm gì cho mệt? Có phải vậy không ạ? Tôi xin trả
lời bằng lời của vua Quang trong “chiếu lầu hiên” : ”một cái cột không thể đỡ nổi
một căn nhà lớn.” Chúng ta cần phải cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, cho
tương lai,” đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc
hôm nay?
Chúng ta cần làm gì?

17


- Chúng ta cần phải tuyên truyền những tác hại của kim loại nặng để người
thân bạn bè và gia đình để họ hiểu không nên liên quan gì đến vấn đề này.
- Thu gom rác thải, để đúng nơi quy định
- Nói không với các loại thực phẩm nhiều KL nặng
- Cần tố giác nguồn chất thải vi phạm xả thải không đúng địa điểm, chất thải
chưa qua xử lý với các cơ quan có chức năng xem xét xử lý…
Cuối cùng hãy nối vòng tay lớn vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ mất đi trong
cuộc sống của chúng ta.
Một số hình ảnh về hoạt động trải nghiệm của lớp 10A1

18


Tổ chức nhặt rác tại bờ biển

Tổ chức vét rác ở một mương trên địa bàn xã
8.1.3 . Tiết mục “ Sơn Tinh, Thủy tinh” của lớp 12A1
Mở màn

19


(Mị Nương che mặt đi ra sân khấu, vừa đi vừa nhún nhảy)
(Nhạc: là con gái thật tuyệt)
Dẫn chuyện: Vua hùng đời thứ 18 có 1 cô công chúa đã quá tuổi lấy chồng nàng
có 1 khuôn mặt (Mị Nương quay mặt lại cười) à mà thôi và tính cách hiền...( Mị
nương cầm bông hoa ngửi rồi nhăn mặt vứt đi, dậm chân) thấy con gái không gả
được Vua Hùng đành đau lòng mà ra lệnh kén rể để gả đi cho đỡ mệt người.(Mị
Nương đi vào sân khấu)
Thái giám: loa loa loa, vua có công chúa tên là Mị Nương đã đến tuổi ế chồng và
cần tuyển chồng gấp. Chồng không cần đẹp trai cỡ Song Joong Ki, bự cỡ Lý Đức
chỉ cần nghe lời vợ sai là được.
Cuối cùng cũng đến ngày chung kết:
Vua hùng (ngồi bệ vệ trên ghế, đập tay vào ghế, tay kéo cổ áo” : Nóng quá.
Người đâu quạt cho ta nhanh lên. Nóng như thế này mà các ngươi lại đi đâu
hả????
Thái giám: Thần đây thần đây ạ. Người đâu? (không có ai ra) Thôi để thần đưa
nước cho bệ hạ uống ạ. (đi vào và lấy ra 1 lon Rồng đỏ)
Vua hùng: Mà đi đâu hết cả rồi, sao chỉ còn mỗi mình nhà ngươi?
Thái giám: Thưa bệ hạ. Ô thế bệ hạ không biết à? Mấy ngày nay trong cung nhốn
nháo hết cả lên như thế, mà bệ hạ lại có tai như điếc, á nhầm nhầm lại không biết ạ
Vua hùng: Thế tóm lại là có chuyện gì? Ngươi nói cho ta nghe.
Thái giám: (chạy kiểu hốt hoảng một vòng quanh ghế nhà vua) Ôi giời bệ hạ ơi,
không hiểu lí do gì mà trong cung người người ngộ độc. ngộ độc từ già tới trẻ, từ
thẳng tới cong ạ

20



Vua hùng: Thôi thôi thôi. Nói như thế là đủ rồi. Nhà ngươi làm ta nhức hết cả
đầu. Tại sao lại ngộ độc nói ta nghe nào?
Thái giám: Dạ thưa cái này thì thần chưa điều tra làm rõ ạ, để thần đi hỏi thái y
xem sao.
Vua hùng: Không cần đâu, vào việc cái đã.
Thái giám: à vâng, thưa toàn thể các vị huynh đài, tỷ muội, cuộc thi kén rể cho
công chúa xin được phép bắt đầu (Tiếng nhạc vỗ tay) À trước khi thi chúng tôi xin
giới thiệu công chúa Mị Nương.
Mị Nương đi ra, son phấn lòe loẹt.
Vua hùng: Ơ con này, nhìn mày trang điểm phụ vương thấy sợ quá.
Mị Nương: bĩu môi, con trang điểm đẹp mà, lại dùng toàn mĩ phẩm xịn cơ đấy.
Phụ vương thấy màu son con có đẹp không ạ?
Thái giám:(nói đểu) công chúa dùng son fake thì phải. Chắc chắn có nhiễm Chì
này!
Mị Nương: ngươi láo quá. Son ta đẹp thế này cơ mà (dùng gương soi soi)
Thái giám: Công chúa có biết son có chứa hàm lượng KLN nào không?
Mị Nương: Ngươi nói ta nghe xem.
Thái giám: Công chúa chả hiểu biết gì cả. Để Vua Hùng nói cho mà nghe này. Bệ
hạ hãy giải thích cho công chúa đi ạ.
Vua hùng: Tưởng ngươi biết (quay sang Mị Nương) thằng Giám nói đúng đấy. Ta
biết được có một số loại son chứa Chì, dùng nhiều dễ gây ra lở môi, còn có thể bị
ung thư vì ăn nhầm đấy.
Mị Nương: Thế Chì là gì hả phụ vương?
21


Vua hùng: Chì thuộc tốp kim loại nặng độc. Các kim loại nặng khác cũng thế. Là
tác nhân gây nhiều bệnh ở người, nhất là ung thư. Để ta chỉ cho con cách nhận biết
Chì trong son. Đầu tiên con hãy tô son vào tay. Sau đó dùng nhẫn vàng tây của ta
xát thật mạnh vào.

Mị Nương làm xong chìa tay ra hỏi: như thế này có nhiễm Chì không hả phụ
vương?
Vua hùng: chuyển sáng đen thì có nhiễm Chì chắc chắn rồi. Đường đường là
Công chúa mà con lại dùng son fake, thật là xấu hổ quá đi.
Mị nương: Ơ, son này phụ vương vừa mới mua cho con hôm trước.
Vua hùng: Ơ, thế hả? Chắc ta lại mua nhầm hàng rồi.
Mị Nương: mà con tưởng chỉ có Asen, Thủy ngân, Mangan mới là kim loại nặng
chứ chì cũng là kim loại nặng ạ. Thế thì cha bị ung thư rồi nên mới kén rể cho con
hả phụ vương ( nói giọng như khóc)
Thái Giám: Công chúa vớ vẩn quá, sao Vua Hùng lại bị nhiễm Chì chứ?
Mị Nương: Cả nước người ta nói ầm lên là Rồng đỏ này, C2 này bị nhiễm Chì mà
ngươi cho phụ vương ta uống, phụ vương ta nhiễm Chì nên ung thư rồi. phụ
vương ơi. hức hức.
Vua hùng: Sao? Cả nước uống ưa thích của ta cũng nhiễm chì ư? Bọn này láo, báo
chí lá cải nói tùm lum đấy. Chờ xem xét kết luận đã. Bây giờ còn phải kén rể.
Thái giám: à nhỉ. Thưa mọi người, sau hàng loạt cuộc thi loại đã diễn ra trên khắp
mọi miền, ngày hôm nay chúng tôi xin trịnh văn trọng giới thiệu 2 ứng viên xuất
sắc nhất lọt vào chung kết cuộc thi Chàng Trai Tốt Số. Đầu tiên, là thí sinh với số
báo danh 01 Sơn Tinh. (Sơn Tinh bước ra, nhạc I’m a good boy) Tiếp theo là thí
sinh mang số báo danh 02 Thủy Tinh (Thủy Tinh bước đi hùng dũng, tay để sau
lưng, nhạc…, đi theo là con cá đen).
22


Thủy Tinh: nhầm rồi, đội âm thanh bậy quá. ( chuyển nhạc…)
Cả 2 đi ra giữa sân khấu, tay để sau lưng, ngực ưỡn, mặt vênh :))
Thái giám: Này này, tắt nhạc tắt nhạc đi cho ta.
Thái giám: è hèm, Thưa bệ hạ, thưa quý vị, 2 vị đây là 2 người dũng cảm nhất đã
đăng kí để kén rể thành thân với công chúa của chúng ta. Tôi, Hồ Ngọc Giám xin
tuyên bố bắt đầu cuộc thi, người nào thua sẽ phải thu xếp hành lý và rời khỏi cung

đình ngay lập tức. Mời 2 Tinh diện kiến Vua.
Sơn tinh: Thần, Sơn Tinh xin cúi đầu tạ bệ hạ. Thủy Tinh: (quỳ) Thần xin chào bệ
hạ.
Vua hùng: Miễn lễ miễn lễ. Này, nhà ngươi bắt cá ở đâu về mà đen thế?
Thái giám: (đập vào vai Vua Hùng) Ơ kìa, anh Hùng, anh quên à, do nhiễm Chì
nên con cá ấy nó đen thế đấy ạ!
Vua Hùng: Thế à? Ta quên mất. Thế thì không được. Thủy Tinh không được,
chắc chắn người nó cũng nhiễm Chì! Làm sao con rể ta lại bị nhiễm chì được!
Thủy Tinh: ấy, bệ hạ, No No (tay giơ 1 ngón quay quay kiểu không không)
Thủy Tinh: (lôi trong quần ra 1 cây bút) Thủy có bút chì. Thủy có một con cá. Ah,
cá nhiễm chì. Thủy có bút chì. Thủy có một cơ thể. Ah, Thủy không nhiễm chì. Cá
nhiễm chì. Thủy no nhiễm chì. Ah cá nhiễm chì Thủy no nhiễm chì.
Thái giám: Thôi thôi, lố quá lố quá, về chỗ ngay.
Vua hùng: Được rồi. Ngoại hình như thế là ổn.Vậy 2 ngươi ngày mai hãy đưa tới
đây xăng chín thùng, vàng chín lượng và đảm bảo lương 9 nghìn đô.
Thái giám: (chạy hốt hoảng) Thái Y, Thái y đâu, có người nhiễm độc.
Thái y :Chạy từ trong ra hốt hoảng
23


Ai gọi ta đó, có ta đây ( chạy lại vua Hùng rồi nói) Vua nhiễm độc ở chỗ
nào? Biểu hiện như thế nào? Em dặn a rồi đấy anh Hùng, anh cứ thích ăn lòng lợn
luộc chấm nước mắm hảo hạng. Nước mắm anh ăn nhiễm Asen nên a mới ra nông
nỗi này đây.
Vua hùng: thế lúc nãy ngươi nói là nước mắm của ta bị sao?
Thái Y: dạ, thần tưởng bệ hạ nhiễm Asen trong nước mắm, asen cũng rất độc, có
thể dẫn tới viêm da, thủng xoang mũi rồi là rồi loạn thần kinh, tuần hoàn máu, còn
bị cả vẩy sừng nữa.
Vua Hùng: Không thể tin được, nước ngọt nước mắm nhiễm độc hết. Thật là bọn
này không coi luật pháp ra gì. Chờ ta xong việc, ta sẽ xử lí hết. Nhưng mà ta nghe

nói Bộ công thương đã có quyết định công bố tất cả các mẫu nước mắm đều an
toàn, đó chỉ là hiểu lầm thôi, các ngươi đừng có tung tin đồn thất thiệt gây hoang
mang trong dân của ta gây ảnh hưởng đến các nhà máy sản xuất, loạn hết rồi.
Thái giám: Dạ, tâu bệ hạ. Thủy! Tiếp đi em!
Thủy tinh: Thần cũng có chút đồ biển vừa mới bắt về xin dâng lên điện hạ.
Mị nương đi ra: Có gì ăn được không phụ vương?
Vua hùng: thôi thôi dẹp dẹp. (nói nhở với Công chúa) : Mày không định lấy
chồng hả?
Mị nương mặt buồn hẳn. Sau đó chạy lại đồ lễ vật và nhìn một cách trút tức giận:
Đợt này nhiều cái nhiễm độc lắm nha. Ê Sơn Tùng, à quên Sơn Tinh, rau của
ngươi nhiễm độc không đấy.
Sơn Tinh: Thưa Công chúa, rau thần trồng loại sạch đảm bảo. Không phun thuốc
trừ sâu, không chất bảo quản, không colesteron, không có hàn the và các hóa chất
độc đâu ạ.

24


Mị nương: (Chạy qua chỗ Thủy Tinh) vậy cá này có nhiễm chì không đấy?
Thủy Tinh: Công chúa đa nghi quá, không bao giờ nhiễm chì hết (Nói thầm, quay
xuống khán giả) xấu còn bày đặt hiểu biết.
Vua hùng: thế môi trường biển dạo này thế nào Thủy?
Thủy Tinh: Thưa bệ hạ. không được tốt ạ. Không chỉ nhà máy xả thải mà người
dân cũng rất mất ý thức. Làm môi trường biển ô nhiễm nặng. Con dân của thần
không thể nào sống được, chết, chết hàng loạt.
Vua hùng: trời ơi, xã hội này tại sao lại như thế. Ta đau đầu quá. Giám đâu lại bóp
vai cho ta.
Thái Y: thế là không được. như thế độc tố sẽ rất nhiều, nhất là chì. Chì sẽ nhiễm
vào có thể bị rối loạn thần kinh. Tích tụ lâu trong cơ thể dẫn đến bệnh nan y, ung
thư đấy. Mà bệ hạ biết không? Người dân, nhà máy biết là độc hại mà vẫn thản

nhiên phun thuốc, xả thải. chỉ vì tham làm, vì tham lam, vì ý thức bảo vệ môi
trường rất yếu thôi thưa bệ hạ.
Vua hùng: Các ngươi hãy truyền lệnh của ta: “ Người dân phải chú ý đến bảo vệ
môi trường, phân loại rác, không vứt rác bừa bãi, đặc biệt là các loại rác khó phân
hủy, rác chứa kim loại nặng như pin, ắc quy. Cần xử lý đúng quy trình”
Thủy Tinh: thần nghĩ các nhà khoa học nên vào cuộc để người dân hiểu hơn về
kim loại nặng, để giúp người tiêu dùng phân biệt thực phẩm mình đang dùng có
đảm bảo hay không. Các nhà chức trách nên xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm
vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vua Hùng: Đúng vậy, còn với toàn dân thiên hạ, chúng ta cần tự nâng cao ý thức
của mình. Không vì đồng tiền mà hủy hoại nòi giống. Phải ra sức bảo vệ môi
trường, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Băng rôn nâng lên:
25


×