Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

TiểuNGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA RẦY NÂU THU THẬP TRÊN CÁC RUỘNG LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỐI VỚI CÁC NHÓM THUỐC IMIDACLOPRID, CARBOFURAN VÀ CARBAMATE BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.37 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
NHỮNG TIẾN BỘ MỚI TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT

NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA RẦY NÂU THU THẬP
TRÊN CÁC RUỘNG LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỐI
VỚI CÁC NHÓM THUỐC IMIDACLOPRID, CARBOFURAN
VÀ CARBAMATE BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ

Học viên thực hiện: ĐẶNG THỊ ÁNH KIỀU
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Khóa: 2015 – 2018
Mã số ngành: 60.62.01.12

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA RẦY NÂU THU THẬP
TRÊN CÁC RUỘNG LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỐI
VỚI CÁC NHÓM THUỐC IMIDACLOPRID, CARBOFURAN
VÀ CARBAMATE BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ

Cán bộ hướng dẫn: TS. VÕ THỊ THU OANH
Học viên thực hiện: ĐẶNG THỊ ÁNH KIỀU


Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Khóa: 2015 - 2018

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 3 năm 2016


MỤC LỤC
CHƯƠNG i...................................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................
chương II.......................................................................................................................
tổng quan tài liệu..........................................................................................................
2.1 Giới thiệu về rầy nâu..............................................................................................
2.2 Đặc điểm phân bố và sinh vật học.........................................................................
2.2.1 Phân bố................................................................................................................
2.2.2 Ký chủ của rầy nâu..............................................................................................
2.2.3 Đặc điểm sinh học của rầy nâu............................................................................
2.2.4 Đặc điểm sinh thái của rầy nâu...........................................................................
2.2.5 Đặc điểm hình thái...............................................................................................
2.2.6 Tập tính sinh sống...............................................................................................
2.3 Tác động gây hại của rầy nâu.................................................................................
2.3.1 Tác động gây hại trực tiếp...................................................................................
2.3.2 Tác động gián tiếp...............................................................................................
2.4 Các biện pháp phòng trừ.........................................................................................
2.4.1 Giống kháng rầy..................................................................................................
2.4.2 Kỹ thuật canh tác.................................................................................................
2.4.3 Biện pháp vật lý.................................................................................................
2.4.4 Phòng trừ sinh học.............................................................................................
2.4.5 Phòng trừ hóa học..............................................................................................
2.4.6 Phòng trừ tổng hợp............................................................................................
2.5 Một số nguyên nhân rầy nâu trở thành dịch hại...................................................

2.6 Tính kháng thuốc của côn trùng...........................................................................
2.6.1 Lịch sử kháng thuốc của côn trùng...................................................................
2.6.2 Một số khái niệm về tính kháng thuốc..............................................................


2.6.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính kháng thuốc của côn trùng
.........................................................................................................................
2.6.4 Các cơ chế kháng thuốc của côn trùng..............................................................
2.7 Cơ chế tác động của chất độc đến rầy nâu...........................................................
2.8 Phương pháp xác định tính kháng thuốc..............................................................
2.9 Các yếu tố làm gia tăng tính kháng của rầy nâu với thuốc trừ sâu......................
2.10 Một số nghiên cứu tính kháng thuốc..................................................................
2.10.1 Trên thế giới....................................................................................................
2.10.2 Tại Việt Nam...................................................................................................
2.11 Nghiên cứu chỉ thị phân tử PCR – base cho gen kháng bệnh...........................
2.12 Isozyme marker..................................................................................................
2.13 DNA marker.......................................................................................................
2.13.1 RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism)....................................
2.13.2 RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA)............................................
2.13.3 SSCP (Single – Strand Conformation Polymorphism)...................................
2.13.4 SSR marker (Microsatellite - Simple Sequence Sepeats)...............................
2.13.5 AFLP (Amplifed Restriction Fragment Length Polymorphism)...................
chương III...................................................................................................................
Kết luận.......................................................................................................................
34
Tài liệu tham khảo......................................................................................................
TÀI LIỆU TRONG NƯỚC........................................................................................
tÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI..........................................................................................
TÀI LIỆU TRÊN WEB..............................................................................................



CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, cây lúa được khoảng 250 triệu nông dân trồng, là lương thực
chính để cung cấp cho hơn nửa dân số trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông
dân. Lúa nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 –
200kg gạo/ người/ năm tại các nước châu Á, khoảng 10 kg/ người/ năm tại các nước
châu Mỹ. Trong đó, Châu Á là nơi trồng và tiêu thụ lúa gạo nhiều nhất trên thế giới.
Diện tích đất canh tác có giới hạn mà dân số ngày một tăng nhanh, nên vấn đề về
lương thực là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Muốn giải
quyết được vấn đề về lương thực này không những đảm bảo sản lượng cung cấp
cho người tiêu dùng mà còn tăng năng suất trong sản xuất. Mà sâu bệnh hại là một
trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng, do đó muốn tăng
năng suất phải giảm sự thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra.
Ở nước ta, do điều kiện thâm canh và khí hậu gió mùa nóng ẩm quanh năm
đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển, làm cho nghề trồng
lúa đang luôn gặp phải những khó khăn và trở ngại. Trong đó, một trong những
những dịch hại quan trọng nhất trên cây lúa hiện nay là rầy nâu, không chỉ gây hại
trực tiếp bằng cách chích hút dịch cây lúa làm cản trở quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây lúa mà nguy hại hơn, chúng còn là tác nhân môi giới lây truyền các
loại virus rất nguy hiểm trên cây lúa, trong đó hiện nay là virus vàng lùn, lùn xoắn
lá làm giảm nghiêm trọng sản lượng lúa trồng ở hầu hết các nước trên thế giới, nhất
là ở các nước nhiệt đới. Tại Việt Nam, những thiệt hại do loại côn trùng này gây ra
hàng năm làm giảm khoảng 10% sản lượng lúa, đôi khi tới 30% hoặc hơn nữa.
Hằng năm, ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có hàng nghìn hecta lúa bị nhiễm
bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa đã bị tiêu hủy. Khi dịch bùng phát có thể làm năng
suất lúa giảm nghiêm trọng, có khi thiệt hại lên đến 70% hoặc mất trắng (Lương
Minh Châu và ctv, 2006). Cho đến nay, biện pháp chủ yếu để ngăn chặn nạn dịch
rầy nâu là sử dụng thuốc diệt côn trùng một cách rộng rãi và phổ biến do hiệu quả


1


nhanh, dễ sử dụng, giải quyết nhanh nhiều trận dịch lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng
tràn lan các loại thuốc trừ sâu đã gây ra sự bùng phát của loại côn trùng này như kết
quả của sự thích nghi có chọn lọc (Banerjee, 1996; Ngô Lực Cường và ctv, 1997).
Nó cũng đã mang lại những hậu quả không mong muốn do quá lạm dụng vào thuốc
hóa học cho con người, hệ vi sinh vật và môi trường như: Môi trường bị ô nhiễm,
các loài thiên địch bị tiêu diệt và đặc biệt gây nhiều khó khăn và trở ngại hơn nữa
trong việc phòng trừ chúng do hiện tượng kháng thuốc của rầy nâu.
Do đó, việc tìm hiểu cách phòng trừ rầy nâu cũng như tính kháng thuốc của chúng
đang là mối quan tâm của các nhà quản lý. Để có dẫn liệu phục vụ trong công tác
quản lý và hướng dẫn sử dụng thuốc hóa học phòng trừ rây nâu an toàn và hiệu quả,
tôi tiến hành “NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA RẦY NÂU THU
THẬP TRÊN CÁC RUỘNG LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỐI
VỚI

CÁC

NHÓM

THUỐC

IMIDACLOPRID,

CARBOFURAN



CARBAMATE BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ”. Với sự phát triển mạnh mẽ của

công nghệ chỉ thị phân thử, các kỹ thuật sinh học phân tử đã làm cơ sở cho việc
phân lập các hệ gen kháng rầy nâu. Ứng dụng các chỉ thị này để xác định sự có mặt
của các gen kháng đã giúp cho các nhà nghiên cứu nhận diện chính xác các gen
kháng thuốc, các chỉ thị phân tử liên kết chặt với một số gen kháng thuốc. Từ đó, so
sánh cấu trúc gen giữa rầy nâu kháng thuốc và rầy nâu tiếp ứng thuốc, qua đó có thể
thiết lập bản đồ phân bố rầy nâu kháng thuốc và tiếp ứng với thuốc. Sau đó có các
biện pháp phòng trừ hiệu quả hơn, cũng như hướng dẫn người dân cách sử dụng
thuốc hợp lý hơn.

2


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về rầy nâu
Rầy nâu được coi là một trong những đối tượng nguy hiểm trên lúa, có tên
khoa học là Nilaparvata lugens Stal, thuộc giống Nilaparvata, họ rầy Delphacidae,
bộ nhỏ Fulgoromorpha, bộ phụ Auchenorrhyncha, bộ cánh đều Homoptera.
Nilaparvata lugens được đặt tên đầu tiên vào năm 1854 là Delphax lugens
Sals. Sau đó được đổi tên thành Nilaparvata lugens bởi Muir và Giffard vào năm
1924 (Ecoport, nd). Tại Sri Lanka, Nilaparvata lugens được biết đầu tiên với tên
Nilaparvata greeni Distant (Fernando và ctv, 1979). Tại Đài Loan, rầy nâu được
biết đến với cái tên đầu tiên là Liburnia oryzae (Fukuda, 1934), sau đó là
Nilaparvata oryzae Matsumra (Anonymous, 1944) và trở thành Nilaparvata lugens
Stal vào các năm sau đó (Lin, 1970).
2.2 Đặc điểm phân bố và sinh vật học
2.2.1 Phân bố
Rầy nâu xuất hiện ở tất cả các nước trồng lúa thuộc Á châu như Ấn Độ,
Bangladesh, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Nhật, Philippines, Thái Lan, Sri Lanka,
Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và ở các đảo của vùng Thái Bình Dương như

Úc, Fiji, Solomon, Tân Guinea...
Ngoài ra còn thấy ở cùng Châu Phi, vùng nhiệt đới của châu Mỹ. Những
nước có rầy nâu phát triển mạnh bao gồm: Ấn Độ, Pakixtan, Bănglađét, Trung
Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonexia, Philippines,
Srilanca. Braxin, Cuba, Hoa Kỳ (Dyck và Thomas, 1979).
Ở Việt Nam, rầy nâu có hầu hết các tỉnh trong cả nước, từ đồng bằng tới
vùng trung du miền núi, từ Đồng bằng Sông Hồng đến đồng bằng Sông Cửu Long,
nơi nào có sản xuất cây lúa thì nơi đó có xuất hiện rầy nâu, xuất hiện quanh năm,
đặc biệt là những vùng chuyên canh lúa (Phạm Văn Lầm, 2008).

3


2.2.2 Ký chủ của rầy nâu
Lúa là cây chủ thích hợp nhất với rầy nâu (Kisimoto, 1977). Trên các ký chủ
phụ như cỏ, rầy nâu có thể sống nhưng phát triển không thuận lợi (Mochida và ctv,
1977)
2.2.3 Đặc điểm sinh học của rầy nâu
Thời gian sinh trưởng và phát dục các giai đoạn của rầy nâu biến động phụ
thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt liên quan chặt chẽ với yếu tố nhiệt độ và
ẩm độ. Trung bình, thời gian phát dục các giai đoạn của rầy biến động như sau:
+ Thời gian trứng: 6 - 8 ngày
+ Rầy non: 12 - 14 ngày, mỗi tuổi 2 -3 ngày.
+ Trưởng thành sống: 20 - 30 ngày.
+ Từ vũ hoá đến đẻ trứng: 3 - 5 ngày.
Rầy trưởng thành thường tập trung thành từng đám trên thân cây lúa phía
dưới khóm để hút nhựa cây. Khi lúa ở thời kỳ chín, phần dưới của thân cây lúa đã
khô cứng thì chúng bò lên phía trên cây lúa hoặc gần chỗ non mềm của cuống bông
để hút nhựa. Rầy trưởng thành có xu tính bắt ánh sáng mạnh.
Rầy trưởng thành sau khi vũ hoá 3 - 5 ngày thì đẻ trứng, thời gian đẻ trứng

dài. Mỗi con cái có thể đẻ từ 50 - 600 quả trứng; chúng thường đẻ trứng thành ổ,
vào buổi chiều. Mỗi ổ có từ 3 - 48 trứng, thông thường 15 - 30 quả trứng. Ngoài lúa,
rầy cũng thích đẻ trứng trên cỏ lồng vực. Các quả trứng trong 1 ổ thường nở rải rác
trong 1 ngày.
2.2.4 Đặc điểm sinh thái của rầy nâu
Nhiệt độ: Nhiệt độ là một trong những yếu tố khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất
tới sự phát dục, biến động quần thể và phát dịch của rầy nâu. Nhiệt độ trong phạm
vi 25-30ºC là thích hợp nhất đối với sự phát dục của trứng và rầy non, nếu nhiệt độ
cao hơn 33-35ºC thì không thích hợp với rầy (Bae and Pathak, 1970). Theo Ho and
Liu (1969) cho rằng nhiệt độ thấp trong khoảng từ 15-18ºC là không thích hợp cho
sự phát triển của rầy. Các tác giả như Fukuda (1934) cho hay nhiệt độ cao góp phần
tăng số lượng rầy.

4


Ẩm độ và lượng mưa: Về vai trò của ẩm độ với phát sinh, phát triển của rầy
nâu, nhìn chung các tác giả đều cho rằng môi trường ẩm có liên quan chặt với rầy
nâu, điều kiện này góp phần làm tăng số lượng quần thể của chúng. Theo
Kulshresthan (1974) độ ẩm trong phạm vi từ 70-80% là thích hợp cho sự phát dục
của rầy nâu.. Tác giả Fukuda (1934) có nhận xét các trận dịch rầy nâu thường xảy ra
trong điều kiện khô hạn.
Giống lúa: Quan niệm chung đều cho rằng việc gieo cấy các giống lúa mới
đã làm tác hại của rầy nâu tăng lên (Smith, 1972). Tác giả nhận xét các trận dịch rầy
nâu gần đây liên quan đến nhập nội những giống lúa có năng suất cao (Oka, 1976).
Mochida và ctv (1977) cho biết ở Indonesia sự phá hại của rầy nâu có tương quan
chặt chẽ với diện tích cấy giống lúa mới, nhưng một số tác giả khác lại phản đối
quan niệm này và cho rằng nhìn chung các giống lúa mới không mẫn cảm với rầy
nâu hơn các giống lúa cao cây cổ truyền, mà chính là các biện pháp kỹ thuật được
áp dụng với giống lúa mới như cấy dày, tưới nước, bón nhiều phân... mới là nguyên

nhân gây lên bùng phát rầy nâu (Freeman, 1976).
Mùa vụ: Nhiều tác giả cho rằng việc tăng vụ lúa trong năm đã dẫn đến làm
tăng sự phá hại của rầy nâu, việc gieo cấy hai hoặc nhiều vụ lúa liên tiếp trong một
năm với thời gian không ổn định đã góp phần gây ra các trận dịch rầy nâu (Nickel,
1973). Trong một năm, thời gian có cây chủ tồn tại trên đồng ruộng càng dài thì
càng có điều kiện cho quần thể rầy nâu đạt đến mật độ cao, trong điều kiện đó rầy
nâu phát tán từ ruộng này sang ruộng khác và lan rộng từ ruộng cấy trước sang
ruộng lúa cấy sau.
Mật độ gieo cấy: Cấy dầy và tăng mật độ gieo sạ cũng làm tăng tác hại của
rầy nâu. Nguyên nhân là do khi tăng mật độ cấy hoặc sạ đã tạo nên điều kiện tiểu
khí hậu trong ruộng lúa thích hợp với rầy nâu (Kisimoto, 1965).
Phân bón: Các tác giả đều thống nhất bón nhiều phân, đặc biệt là phân đạm
sẽ làm tăng sự gây hại của sâu hại trong đó có rầy nâu (Nickel, 1973). Nhiều công
trình nghiên cứu cho thấy: bón nhiều phân đạm sẽ làm mật độ rầy nâu tăng lên, bởi

5


lẽ khi bón nhiều phân đạm đã làm cây lúa chống chịu với rầy nâu kém hơn và làm
tăng sức sống, cũng như khả năng đẻ trứng của rầy nâu (Cheng, 1971).
Thiên địch: Quan hệ tương tác giữa rầy nâu và kẻ thù tự nhiên (bắt mồi, ký
sinh...) dường như là nhân tố chính điều khiển quần thể rầy nâu, nhất là ở các nước
nhiệt đới (Visarto, 2005).
2.2.5 Đặc điểm hình thái
Rầy nâu có cơ thể màu nâu hơi vàng, đỉnh đầu nhô ra phía trước. Phần gốc
râu có 2 đốt nở to, đốt roi râu dài và nhỏ. Cánh trong suốt, giữa cạnh sau của mỗi
cánh trước có một đốm đen, khi hai cánh xếp lại thì hai đốm này chồng lên nhau tạo
thành một đốm đen to trên lưng.
Rầy đực có cơ thể dài từ 3,6-4,0 mm. Rầy cái màu nâu nhạt và kích thước cơ
thể to hơn rầy đực; chiều dài cơ thể từ 4-5 mm, bụng to tròn, ở khoảng giữa mặt

dưới bụng có kim đẻ trứng bén nhọn màu đen.
Trưởng thành rầy nâu có 2 dạng cánh:
- Cánh dài che phủ cả thân và chủ yếu dùng để bay đi tìm thức ăn. Rầy có thể
di cư xa hàng ngàn kilômét theo chiều gió để tìm nguồn thức ăn mới. Chúng di cư
vào ban đêm, sau khi vừa vũ hóa, trước khi đẻ trứng.
- Cánh ngắn phủ đến đốt thứ 6 của thân mình; dạng cánh này chỉ phát sinh
khi thức ăn đầy đủ, thời tiết thích hợp, và có khả năng đẻ trứng rất cao.
Trứng rầy nâu được đẻ thành từng hàng vào bên trong bẹ cây lúa, mỗi hàng
có từ 8-30 cái. Trứng rầy giống hình hạt gạo, dài từ 0,3-0,4 mm, mới đẻ màu trắng
trong, sắp nở màu vàng. Phía trên đầu trứng có bộ phận che lại gọi là nắp trứng.
Rầy non hay còn gọi là rầy cám, khi mới nở rất nhỏ, màu trắng sữa, càng lớn
rầy càng chuyển thành màu nâu nhạt. Ấu trùng rầy nâu tuổi lớn rất giống thành
trùng cánh ngắn nhưng cánh ngắn hơn và đục, trong khi cánh của thành trùng cánh
ngắn thì trong suốt với các gân rất rõ màu đậm.
2.2.6 Tập tính sinh sống
Sau khi vũ hóa từ 3-5 ngày, trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng bằng cách rạch
bẹ lá hoặc gân chính của phiến lá, gần cổ lá, khi mật số cao, đẻ vào bên trong mô

6


thành từng hàng. Khoảng 3 ngày sau, các vết đẻ trên bẹ lúa có màu nâu do nấm
bệnh xâm nhập vào, các vết này dài từ 8-10 mm chạy dọc theo bẹ lá. Rầy cái tập
trung đẻ trứng ở gốc cây lúa, cách mặt nước từ 10-15 cm. Rầy trưởng thành cánh
dài bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn và vào đèn nhiều lúc trăng tròn, bay vào đèn
nhiều từ 8-11 giờ đêm.
Cả thành trùng và ấu trùng rầy nâu đều thích sống dưới gốc cây lúa và có tập
quán bò quanh thân cây lúa hoặc nhảy xuống nước hay nhảy lên tán lá để lẩn tránh
khi bị khuấy động. Rầy nâu thích tấn công cây lúa còn nhỏ, nhưng nếu mật số cao
có thể gây hại mọi giai đoạn tăng trưởng của cây lúa:

- Lúa đẻ nhánh: rầy chích hút nơi bẹ tạo thành những sọc màu nâu đậm dọc
theo thân do nấm và vi khuẩn tấn công tiếp theo.
- Lúa từ làm đòng đến trổ: rầy thường tập trung chích hút ở cuống đòng non.
- Lúa chín: rầy tập trung lên thân ở phần non mềm.
Cả trưởng thành và rầy non đều chích hút cây lúa bằng cách cho vòi chích
hút vào bó mạch li-be của mô hút nhựa. Trong khi chích hút rầy tiết nước bọt phân
hủy mô cây, tạo thành một bao chung quanh vòi chích hút, cản trở sự di chuyển
nhựa nguyên và nước lên phần trên của cây lúa làm cây lúa bị khô héo, gây nên
hiện tượng "cháy rầy".
Ngoài ảnh hưởng gây hại trực tiếp như trên, rầy nâu còn gây hại gián tiếp cho cây
lúa như:
- Mô cây tại các vết chích hút và đẻ trứng của rầy trên thân cây lúa bị hư do
sự xâm nhập của một số loài nấm, vi khuẩn.
- Phân rầy tiết ra có chất đường thu hút nấm đen tới đóng quanh gốc lúa, cản
trở quang hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa.
- Rầy nâu thường truyền các bệnh Lúa Cỏ (Grassy Stunt), Lùn Xoắn Lá
(Ragged Stunt) cho cây lúa, nghiêm trọng nhất là bệnh Lùn Xoắn Lá. Triệu chứng
để nhận diện bệnh này là bụi lúa vẫn giữ màu xanh dù đã đến lúc thu hoạch, cây
đâm thêm chồi ở các đốt phía trên, chóp lá xoắn lại và lá rách dọc theo bìa. Nhìn

7


chung, cả bụi lúa lùn hẳn và lá có màu xanh đậm. Mức độ lùn của cây lúa còn tùy
thuộc vào thời gian lúa bị nhiễm bệnh:
Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh sớm, trong tháng đầu sau khi sạ, bụi lúa lùn hẵn
và thất thu hoàn toàn.
Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn, bụi lúa bị lùn ít và có thể trổ bông
nhưng rất ít hoặc đòng lúa không thoát ra được, hạt bị lép nhiều, năng suất thất thu
khoảng 70%.

Nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh muộn hơn nữa, từ khi lúa tròn mình trở về sau,
bụi lúa sẽ không lùn và có thể trổ bông nhưng bông lúa bị lép nhiều và có thể thất
thu đến 30%.
2.3 Tác động gây hại của rầy nâu
Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen
kẽ và cấy nhiều giống nhiễm rầy thường phát sinh gây hại nặng. Rầy xâm nhập vào
ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. cao điểm rầy phát sinh mật độ cao
và gây hại năng vào giai đoạn lúa trỗ xong, ngậm sữa và bắt đầu chín. Trong vụ
mùa năm 2013. Rầy nâu hại lúa ở huyện Tam Đảo vào giai đoạn lúa trỗ – ngậm sữa
(cuối tháng 9 đầu tháng 10).
2.3.1 Tác động gây hại trực tiếp
Rầy cám và rầy trưởng thành cánh dài hoặc cánh ngắn đều chích hút nhựa
cây lúa gây ra hiện tượng cháy rầy khi mật số cao. “Cháy rầy” là cả ruộng lúa bị
khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Nếu gặp mưa lúa bị hại có thể bị thối nhũn. Năng
suất có thể bị giảm tới 50% hoặc mất trắng Rầy nâu gia tăng mật số nhanh và cao
(bột phát) gây hại nặng cho cây lúa khi: Trồng lúa liên tục trong năm, dùng giống
nhiễm rầy, gieo sạ mật độ dày, bón dư thừa phân đạm, phun thuốc trừ sâu không
đúng cách (trộn nhiều loại thuốc, phun nhiều lần…).
2.3.2 Tác động gián tiếp
Là môi giới truyền vi rút gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá cho cây lúa. Rầy
nâu chích hút nhựa cây lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá rồi mang mầm bệnh vi rút

8


trong cơ thể để truyền sang cho cây lúa khoẻ mạnh khi chúng đến chích hút cây lúa
đó.
Rầy nâu mang mầm bệnh có khả năng truyền bệnh cho đến khi chết.
Cây lúa càng non càng dễ bị nhiễm bệnh, về sau có thể không trổ bông được,
năng suất giảm nghiêm trọng hoặc mất trắng. Cây lúa già bị nhiễm bệnh thì năng

suất bị giảm ít hơn.
Tóm lại, rầy nâu chỉ truyền bệnh khi có nguồn bệnh tồn tại trên đồng ruộng.
2.4 Các biện pháp phòng trừ
2.4.1 Giống kháng rầy
Sử dụng giống lúa kháng rầy, lúa giống có chất lượng tốt, không lấy lúa thịt
làm lúa giống; nếu có điều kiện thì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý hạt
giống.
2.4.2 Kỹ thuật canh tác
Không trồng lúa liên tục trong năm, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai vụ
lúa ít nhất 20-30 ngày, không để vụ lúa chét. Theo sự phân vùng của ngành nông
nghiệp, thời vụ trong cùng một vùng phải tập trung, không được gieo sạ kéo dài.
Vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày, bừa kỹ trước khi gieo sạ, dọn sạch cỏ bờ
ruộng, mương dẫn nước.
Không gieo sạ quá dày trên 120kg giống/ ha.
Gieo sạ lúa vào thời gian có thể né rầy: thường mỗi tháng có một đợt rầy vào
đèn rộ kéo dài từ 5 - 7 ngày; để né rầy thì gieo sạ ngay sau đỉnh cao rầy vào đèn.
Như vậy, khi lúa non sẽ tránh được rầy trưởng thành truyền bệnh.
Để bảo vệ cây lúa non, sau khi sạ nên cho nước vào ruộng và duy trì mực
nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa.
Không bón quá thừa phân đạm (urê); tăng lượng phân lân và phân kali để
nâng cao sức chống chịu đối với bệnh.
Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy nâu trên cây
lúa (phải vạch gốc lúa để xem).

9


Giai đoạn đầu vụ hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc sâu, làm ảnh hưởng đến
các thiên địch như: chuồn chuồn, nhện, bọ rùa, kiến ba khoang, bọ xít mù… chúng
ăn rầy nâu, giúp hạn chế mật độ.

2.4.3 Biện pháp vật lý
Bẫy đèn bắt bướm, ngắt ổ trứng,…
Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của
dịch hại phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại.
Ưu tiên sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật sinh học.
2.4.4 Phòng trừ sinh học
Nghiên cứu áp dụng biện pháp sinh học phòng trừ rầy nâu tập trung chủ yếu
theo hướng bảo vệ và phát triển nguồn thiên địch tự nhiên có sẵn trên ruộng lúa. Tại
Thái Lan có khoảng 100 loài thiên địch ký sinh, ăn thịt (Yasumatsu, 1981). Ở Việt
Nam có khoảng 31 loài côn trùng ăn thịt và 10 loài nhện, 82 loài ký sinh trong đó có
8 loài ký sinh bậc 2.
Xác định được ngưỡng hữu hiệu của thiên địch là mật độ nguồn của cả tập
hợp của thiên địch tự nhiên trong nguồn ruộng lúa, tại mật độ đó thiên địch có khả
năng kìm hãm được số lượng rầy nâu, ở dưới mức hại kinh tế mà không cần phải áp
dụng bất kỳ một biện pháp trừ hóa học (Phạm Văn Lầm, 2002)
Cho vịt con từ 4-5 tuần tuổi vào ruộng lúa, khoảng 100-150 con/ha.
Thả cá như rô phi, mè vinh, trắm, chép vào ruộng lúa khi có điều kiện thích
hợp, hoặc kết hợp mô hình sản xuất lúa - cá, lúa – tôm.
2.4.5 Phòng trừ hóa học
Mật độ rầy trên 3 con/dảnh phải dùng thuốc hoá học. Khi dùng thuốc hoá
học phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng. Các hoạt chất và thuốc thương phẩm tương
ứng có thể tình thấy trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại
Việt nam. Trước khi sử dụng xem kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như sau:
Giai đoạn lúa từ sau gieo sạ đến 20 ngày: nếu rầy nâu xuất hiện thì phun
thuốc diệt trừ.

10



Giai đoạn từ sau 20 ngày đến trổ - chín: rầy nâu với mật số từ 3 con/dảnh trở
lên thì phun xịt thuốc trừ rầy.
Sử dụng một trong các loại thuốc: Fenobucarb (Bassa 50EC, Bascide 50EC,
Hoppecin 50EC, ...), Buproferin (Applaud 10 WP, Butyl 10 WP), Imidacloprid
(Admire 050EC, Confidor 200SL, ...), Isoprocarb (Mipcide 20EC), Thiamethoxam
(Actara 25WG, Asarasuper 250WG), Pymetrozine (Chess 50WG), ...
Chú ý: Nên sử dụng luân phiên các loại thuốc để tránh hiện tượng quen
thuốc của rầy.
Lúa ở giai đoạn trỗ trở đi nên rẽ lúa theo hàng để phun thuốc vào sát gốc lúa
nơi rầy sinh sống.
Phun thuốc đồng loạt để tránh sự di chuyển của rầy.
Nếu mật độ rầy cao nên hỗn hợp 2 hoạt chất Buprofezin và Fenobucarb với
nhau và liều lượng theo khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc.
2.4.6 Phòng trừ tổng hợp
Biện pháp được áp dụng trong phòng trừ rầy nâu theo hướng tổng hợp là phù
hợp, mang lại hiệu quả cao. Thực hiện từ giai đoạn làm đất để trồng lúa cho đến xác
định thời vụ thích hợp. mật độ gieo trồng lúa hợp lý, chọn giống ngắn ngày, sử
dụng phân bón hợp lý, không bón thừa phân đạm, phối hợp điều khiển chế độ nước
trên ruộng lúa hợp lý, đồng thời trồng cây bẫy và vệ sinh đồng ruộng thường xuyên,
sử dụng giống kháng rầy luân phiên trong các vụ lúa, duy trì nguồn thiên địch ở
ngưỡng hữu hiệu, sử dụng thuốc hóa học hợp lý khi thật cần thiết (Phạm Văn Lầm,
2002)
2.5 Một số nguyên nhân rầy nâu trở thành dịch hại
Ẩm độ: Rầy nâu thích thời tiết nóng ẩm do đó thường thấy lây lan nhiều
trong mùa khô, nhưng không thích thời tiết lạnh và ẩm độ quá cao như mùa mưa.
Gió: Hướng và tốc độ gió có ảnh hưởng đến việc phát tán của rầy nâu làm
cho rộng hơn.
Phương pháp trồng lúa: Ruộng lúa sạ ngầm sẽ dày, cơ hội sẽ xuất hiện lây
lan của rầy nâu nhiều hơn ruộng cấy.


11


Tỉ lệ hạt giống lúa trồng: Ruộng sử dụng hạt giống trên diện tích cao hơn
khuyến cáo cây lúa sẽ dầy đặc, việc nhân rộng không tốt, ẩm độ cao hơn ruộng sử
dụng hạt giống trên diện tích ít, do đó có điều kiện cho rầy nâu thích, thường thấy
lây lan cao hơn ruộng sử dụng hạt giống ít.
Giống lúa: Giống kháng sẽ thiệt hại ít hơn giống nhiễm. Hiện tại đã có nhiều
loại giống kháng rầy nâu như RD31, RD41, Suphanburi 3 và Suphanburi 90…
Việc trồng lúa liên tục: Đặc biệt là vùng đất thấp, miền Trung hoặc ruộng lúa
trong vùng thủy lợi làm cho rầy nâu có thức ăn không giới hạn, do đó có cuộc sống
và lan truyền nhân giống từ nhiều thế hệ cho đến khi số lượng rầy nâu nhiều lên trở
thành gây hại lúa cùng với việc nông dân Thái Lan không thể tránh khỏi được.
Việc bón phân: Việc sử dụng phân bón Nitrogen tỉ lệ cao làm cho lúa tăng
trưởng đường thân và lá nhiều, thân lúa mọng nước rầy nâu thích, lây lan làm cho
thiệt hại nhiều hơn.
Việc sử dụng chất hóa học trị côn trùng không đúng cả chủng loại, tỉ lệ và
phương pháp sử dụng khoảng thời gian mà sử dụng không thích hợp, ngoài việc làm
cho việc sử dụng chất hóa học không có kết quả rồi còn làm cho côn trùng xuất hiện
sự kháng, các chất hóa học phá hủy thiên địch như động vật ăn thịt, ký sinh trùng
làm cho cân bằng sinh thái mất đi, côn trùng gây hại cây trồng lây lan nhiều hơn.
(Lê Minh Quốc, 2014)
2.6 Tính kháng thuốc của côn trùng
2.6.1 Lịch sử kháng thuốc của côn trùng
Hiện tượng kháng thuốc DDT được sử dụng đầu tiên vào năm 1946, một
năm sau đó (1947) trường hợp Ae.tritaeniorhynchusvà Ae.solicitans đầu tiên được
xác định đã kháng với DDT và vài năm sau đó tại Thụy điển DDT bị vô hiệu hóa
bởi ruồi nhàMusca domestica (Perkow 1956). Tiếp sau đó hiện tượng này đã xuất
hiện ở Italia, Vênêzuela, Mỹ, Nga...(Berim N.G, 1971). Đến năm 1960, đã có 130
loài chân đốt, trong đó có hơn 30 loài gây hại nông nghiệp đã có khả năng tăng sức

chịu đựng (Tolerance) với các thuốc trừ sâu. Năm 1968, Tổ chức Nông – Lương
Liên hiệp quốc (FAO) cho biết có 228 loài chân đốt, trong đó 125 loài gây hại trong

12


nông nghiệp đã phát hiện tính kháng thuốc và đến năm 1976 con số này đã lên tới
346 loài (Frohlich, 1978). Đối với giống Anopheles , năm 1946 mới chỉ có hai loài
Anopheles kháng DDT, nhưng đến năm 1991 đã có tới 55 loài kháng với 1 hoặc
nhiều loại hóa chất. Trong 55 loài có 53 loài kháng với DDT, 27 loài với phốt pho
hữu cơ hay organophotphorus, 17 với carbamate và 10 loài với pyrethroid, 16
loài có kháng với cả 4 loại hóa chất diệt. Có 21 loài trong 55 loài kháng là vector
quan trọng đã được WHO báo cáo năm 1996. Một số kháng điển hình như:
An.aconitus với DDT ở Kalimantan, Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Thái Lan.
Tới năm 1992, WHO công bố 72 loài muỗi kháng hoá chất, trong đó 69 loài
kháng DDT, 38 loài kháng phốt pho hữu cơ, 17 loài kháng với cả 3 hoá chất trên.
Sự kháng hoá chất của muỗi ngày càng tăng cả về số lượng loài lẫn mức độ kháng
và một loài kháng với nhiều hoá chất. Đến năm 2000, đã có khoảng 100 loài muỗi
kháng hoá chất trong đó hơn 50 loài Anopheles.
2.6.2 Một số khái niệm về tính kháng thuốc
Tính chịu thuốc là đặc điểm riêng của từng cá thể hoặc từng loài sâu có thể
chịu đựng được các liều lượng thuốc khác nhau do đặc điểm sinh học và điều kiện
sống khác nhau. Tính chịu thuốc của một loài sâu có thể thay đổi theo tuổi sâu, theo
điều kiện sống và không di truyền được. Tuy vậy, tính chịu thuốc có thể là bước
khởi đầu tạo thành tính kháng thuốc. Một loài sâu có tính chịu thuốc cao thường dễ
trở nên kháng thuốc. Sâu có tính chịu thuốc cao thì phải dùng liều lượng thuốc cao.
(Nguyễn Mạnh Cường)
Kháng hóa chất là sự chọn lọc đặc điểm có tính kế thừa của một quần thể
côn trùng gây ra thất bại một sản phẩm hóa chất hay thuốc trừ sâu mong đợi khi sử
dụng theo qui định. Theo định nghĩa của WHO là sự phát triển khả năng sống sót

của một số cá thể sau khi tiếp xúc với nồng độ của một hoá chất mà với nồng độ đó
đa số cá thể trong một quần thể bình thường của loài đó sẽ bị chết sau khi tiếp xúc.
Khả năng phát triển tính kháng hoá chất diệt phụ thuộc vào các yếu tố: sinh học,
sinh thái học của côn trùng, mức độ trao đổi dòng gen giữa các quần thể, thời gian
tồn lưu của hoá chất, cường độ sử dụng gồm liều lượng và thời gian sử dụng.

13


Tính kháng thuốc trừ sâu là sự thay đổi tính mẫn cảm có khả năng di truyền
của một quần thể sâu hại nó được phản ánh trong sự thất bại nhiều lần của một sản
phẩm, mà đáng nhẽ đạt được mức phòng trừ mong đợi khi sử dụng theo khuyến cáo
trên nhãn cho loài sâu hại đó (Theo IRAC). Hay tính kháng thuốc là sự giảm sút
tính mẫn cảm của quần thể sinh vật với một loại thuốc trừ dịch hại sau một thời gian
dài quần thể này liên tục tiếp xúc với thuốc đó, khiến cho những loài này chịu được
lượng thuốc lớn có thể tiêu diệt được hầu hết các cá thể cùng loài chưa chống thuốc.
Khả năng này được di truyền qua đời sau, dù cá thể đời sau có hay không tiếp xúc
với thuốc (Who, 1976)
Hiện tượng kháng hóa chất không phải là một quá trình thích nghi sinh lý
của các cá thể trong quần thể.Hiện tượng này bắt nguồn từ sự sai khác tự nhiên có
bản chất di truyền về mức độ mẫn cảm đối với các chất độc giữa các cá thể trong
quần thể. Sự khác biệt này có sẵn trong các quần thể tự nhiên ngay từ khi chưa tiếp
xúc với các loại hóa chất. Khi một quần thể côn trùng chịu áp lực của một loại hóa
chất thì sẽ xảy ra một quá trình chọn lọc, những cá thể mang gen kháng hóa chất
(còn gọi là gen tiền thích ứng) sẽ tồn tại. Quá trình chọn lọc này bao hàm sự thay
đổi về tần số của các alen. Các gen kháng có thể có sẵn trong quần thể hoặc sinh ra
do đột biến. Những cá thể trong quần thể mang gen kháng sống sót mặc dù tiếp xúc
với hoá chất và truyền những gen kháng cho thế hệ sau. Khi chưa tiếp xúc với hóa
chất, những gen kháng biểu hiện với tần số rất thấp, nếu được tiếp xúc thường
xuyên sẽ có biến đổi trong các thế hệ tiếp theo: tần số, tỷ lệ di truyền kháng thuốc

tăng dần, ban đầu là dị hợp tử, thế hệ sau là đồng hợp tử.
Việc sử dụng lặp lại một hoá chất sẽ loại bỏ các cá thể nhạy và tỷ lệ các cá
thể kháng sẽ tăng và cuối cùng số cá thể kháng sẽ trội lên trong quần thể. Nếu trong
một quần thể tỷ lệ các cá thể mang gen kháng là 1/10.000, nếu tiếp xúc liên tục với
hóa chất thì qua 15 thế hệ liên tục thì tỷ lệ kiểu di truyền kháng thuốc sẽ tăng lên
1/30 và sau 7 thế hệ nữa (22 thế hệ) tỷ lệ kiểu di truyền kháng thuốc trong quần thể
này tăng tới 1/1.

14


-

Tính đa kháng:

Tính đa kháng là hiện tượng một nòi sâu bệnh hay côn trùng nào đó tăng khả
năng chịu đựng với nhiều loại thuốc trừ sâu. Hiện tượng đa kháng xảy ra là do
nhiều cơ chế kháng khác nhau cùng tồn tại và hoạt động trong nòi kháng, tạo ra phổ
kháng tương đối rộng cho từng nòi sâu hại. Nòi đa kháng được hình thành khi có
phổ kháng với nhiều nhóm thuốc trừ sâu riêng biệt sử dụng đồng thời hay liên tiếp
trong một thời gian dài ở địa phương
- Tính kháng chéo:
Là hiện tượng khi một nòi sâu bệnh hay côn trùng nào đó không những
kháng với các hợp chất thuốc được sử dụng liên tục qua nhiều thế hệ mà còn kháng
được một hay nhiều hợp chất khác mà dòng kháng đó chưa hề tiếp xúc. Hiện tượng
kháng chéo xảy ra khi các hợp chất được sử dụng liên tục và các hợp chất chưa từng
được sử dụng ở quần thể có cùng cơ chế kháng.
- Kháng chéo âm:
Là hiện tượng khi dịch hại đã trở nên kháng với một loại thuốc nào đó thì nó
có thể trở nên mẫn cảm với một số loài hợp chất khác.

2.6.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính kháng thuốc của côn trùng
- Đặc điểm di truyền và sinh vật học của loài dịch hại:
Những loài sinh vật hại có khả năng biến đổi gene lớn, vòng đời ngắn, khả
năng sinh sản cao, tính ăn hẹp, ít di chuyển, có phản xạ sinh lý thích ứng và là
những loại có nguy cơ chống thuốc cao.
- Bản chất và đặc điểm của loài thuốc sử dụng:
Những thuốc tồn tại lâu trên bề mặt vật phun, dịch hại có điều kiện tiếp xúc
nhiều với thuốc ở liều thấp, những thuốc có tính chọn lọc cao dễ tạo tính chống
thuốc.
- Cường độ sức ép chọn lọc:
Bao gồm số lần dùng thuốc, liều lượng thuốc, qui mô sử dụng và số lượng cá
thể dịch hại còn sống sót sau mỗi lần dùng thuốc. Cường độ sức ép chọn lọc càng
lớn, có nghĩa số lần dùng thuốc càng cao, lượng thuốc dùng càng lớn, qui mô dùng

15


thuốc càng rộng, số lượng cá thể còn lại sau mỗi lần dùng thuốc càng nhiều, quần
thể dịch hại phải trải qua sự chọn lọc càng khắc nghiệt, sẽ đẩy quần thể sinh vật hại
đó nhanh chống thuốc.
2.6.4 Các cơ chế kháng thuốc của côn trùng
- Kháng do cơ chế chuyển hóa (metabolic mechanism):
Trong cơ chế này khi phân tử hóa chất diệt xâm nhập vào cơ thể, dưới tác
dụng của các enzym khác nhau trong cơ thể muỗi kháng thuốc nó sẽ bị phân giải
theo nhiều con đường khác nhau như: oxy hóa, thủy phân, hydro hóa, khử clo,
ankyl hóa... trở thành chất không độc. Có 3 nhóm enzyme đóng vai trò chính trong
cơ chế côn trùng kháng các nhóm thuốc Chlor hữu cơ, Phốt pho hữu cơ, Carbamat
và Pyrethroides.
+ Men Esterase thường liên quan đến cơ chế chuyển hóa trong nhóm Phốt
pho hữu cơ, Carbamat, nhưng ít có tác dụng đối với nhóm pyrethroid. Hai locus est

α và est β của Esterase hoặc đơn lẻ hoặc phối hợp trong cơ chế kháng thuốc của
giốngCulex.
+ Men DDT dehydrochorinase như là Glutathione S-transferase (GSTs)
kháng DDT ở ruồi nhà Musca domestica, Anopheles và Aedes, men này khử clo của
phân tử DDT, chuyển DDT thành DDE là hợp chất không có tính độc cho với côn
trùng . Có 2 lớp GSTs và cả 2 đều có vai trò trong cơ chế kháng hóa chất của côn
trùng. Ở Ae.aegypti có ít nhất 2 loại GST gia tăng trong kháng DDT, trong khi đó
An.gambiae thì có rất nhiều GSTs khác nhau gia tăng, trong đó có vài loại thuộc
GSTs lớp I.
+ Men Monooxygenases liên quan đến sự chuyển hóa của nhóm Pyrethroids,
hoạt hóa hoặc khử oxy trong nhóm Phốt pho hữu cơ, nhưng ít có tác dụng đối với
nhóm Carbamate. Nó là những phức hợp men đóng vai trò trong chuyển hóa chất
sinh học lạ (xenobiotics) và trong chuyển hóa nội sinh (endogenous metabolism).
Các men Monooxygenases P450 đóng vai trò quan trọng trong việc thích nghi với
hóa chất của côn trùng. Sự gia tăng của men này có liên hệ chặt chẽ với sự kháng

16


hóa chất nhóm Pyrethroid của An. stephensi,

An. subpictus, An. gambiae và C.

quinquefasciatus.
Cơ chế này tạo ra một mức độ kháng mạnh mẽ nhất của muỗi đối với từng
loại hóa chất. Sự kháng là kết quả của sự thay đổi về mặt cấu trúc enzym làm tăng
khả năng giải độc của nó hoặc tăng số lượng enzym dẫn đến tăng sự đào thải độc tố
hoá chất diệt côn trùng ra khỏi cơ thể chúng.
-


Kháng do giảm tính thẩm thấu

Là cơ chế mà trong đó hóa chất diệt không bị phân hủy trực tiếp, song tính
kháng hình thành là do giảm khả năng thấm. Nhiều loại hoá chất diệt côn trùng
thâm nhập vào cơ thể côn trùng qua lớp biểu bì. Những thay đổi của lớp biểu bì của
côn trùng làm giảm tốc độ thẩm thấu của hoá chất diệt côn trùng gây nên sự kháng
đối với một số hoá chất diệt. Đơn thuần tính thấm giảm chỉ gây ra sự kháng ở mức
độ thấp.
Kết quả nghiên cứu cơ chế kháng thuốc DDT của ruồi nhà đã chứng minh:
Ruồi kháng DDT có lớp cutin dày hơn, khó thấm DDT hơn những so với ruồi mẫn
cảm DDT. Có sự thay đổi về cấu tạo của Lipoid, sáp và protein trong cutin hoặc gia
tăng kết cứng biểu bì của những côn trùng kháng thuốc.
Những quần thể côn trùng kháng hóa chất đã xuất hiện một lớp Lipid có tác
dụng ngăn cản sự xâm nhập của hóa chất vào cấu trúc tinh tế của hệ thần kinh, làm
cho thuốc mất tác dụng. Cơ chế này hiếm khi được đề cập tới, nó thường được coi
là thứ yếu thậm chí không được nhắc tới ở muỗi. Tuy nhiên, nếu phối hợp với các
cơ chế kháng khác, nó có thể tạo nên sự kháng cao. Cơ chế này hầu hết được phát
hiện qua các nghiên cứu tính thấm sử dụng hoá chất diệt đánh dấu.
-

Kháng do biến đổi vị trí đích (Target-Site Resistance):

Sự kháng này gây ra bởi sự biến đổi vị trí đích tác động của hoá chất diệt côn
trùng. Sự biến đổi đó đã được quan sát thấy ở các enzym và cơ quan cảm nhận thần
kinh, đó là điểm đích của một số lớp hoá chất diệt côn trùng. Có 3 hình thức kháng
hoá chất diệt côn trùng bằng cách thay đổi vị trí đích nhạy cảm.

17



-

Kháng kdr (Knockdown Resistance) hay kháng liên quan đến vai trò
các kênh Na+

Kháng kdr liên quan đến các đột biến gen tổng hợp các protein có vai trò vận
chuyển natri qua màng ở một số loài côn trùng. Các hoá chất DDT và Pyrethroid
làm thay đổi động học của các kênh vận chuyển natri có vai trò trong sự truyền các
xung thần kinh Có hai dạng đột biến kdr khác nhau đã được phát hiện ở muỗi An.
gambiae ở châu Phi. Ở Đông Phi, kháng kdr liên quan đến một đột biến dẫn tới kết
quả là một leucine được thay thế bởi một phenylalanin ở mảnh S6 thuộc domain thứ
2 của alen kdr (L1014F). Ở Kenya một dạng đột biến khác cũng được tìm thấy, đó
là đột biến thay thế leucine bằng serine ở vị trí tương tự (L1014S). Sự kháng chéo
đối với DDT và pyrethroidlà một chỉ thị của sự kháng kdr và thường nó có tính lặn
di truyền.
-

Hiện tượng trơ hoặc thay đổi men Acetylcholinesterase (MACE:
Modified acetylcholinesterase)

Men Acetylcholinesterase (AchE) của côn trùng liên quan đến việc kháng
hóa chất nhóm Phốt pho hữu cơ và Carbamate. AchE thủy phân chất dẫn truyền
thần kinh Acetylcholine trên màng synap sau của tế bào thần kinh. Trong muỗi
C.pipiens có sự gia tăng2 loại men AchE 1 và AchE 2, tuy nhiên chỉ có AchE 1 có
vai trò trong kháng hóa chất của muỗi này. Men AchE bị biến đổi về độ mẫn cảm
cũng khiến cho ruồi, ve, mò... không những chỉ chống với một loại hóa chất mà có
thể cùng một lúc chống được nhiều loại hóa chất thuộc 2 nhóm trên.
-

Kháng do thay đổi thụ thể (receptors) GABA (G-Amino Butyric

Acid)

GABA là thụ thể thuộc nhóm các thụ thể dẫn truyền thần kinh. Những thụ
thể này được hình thành bởi 5 tiểu đơn vị (subunits) xung quanh kênh dẫn truyền
ion. Thụ thể GABA của côn trùng là điểm tác động của nhóm thuốc Pyrethroid,
Chlor hữu cơ (Cyclodiene) và chế phẩm Avermectin. Cơ chế kháng là do sự thay
đổi một nucleotit trong một bộ ba mã hoá của gen tổng hợp nên thụ thể, qua đó làm
giảm độ nhạy của thụ cảm thể đối với hiệu lực độc của hoá chất diệt côn trùng. Các

18


nghiên cứu cũng cho thấy rằng các côn trùng kháng hóa chất Cyclodiene có khả
năng ly giải độc chất Picrotoxin cũng như Phenylpyrazole và làm giảm hiệu lực của
Ivermectin (Avermectin) liên quan đến vai trò của các thụ thể GABA.
-

Kháng tập tính (behaviouristic resistance)

Đó là sự thay đổi của côn trùng trong tập tính né tránh được liều chết của hóa
chất. Những thay đổi bao gồm sự giảm xu hướng bay vào vùng sử dụng hoá chất
hay tránh xa khỏi bề mặt có hoá chất. Tuy nhiên, sự kháng này cũng hiếm khi được
đề cập đến và giống như hậu quả thay đổi gây ra trực tiếp bởi sự có mặt của hoá
chất diệt côn trùng hoặc do những con muỗi sống trong nhà của quần thể muỗi bị
tiêu diệt.
2.7 Cơ chế tác động của chất độc đến rầy nâu
Trần Văn Hai (2007) mô tả cơ chế tác động của chất độc đến rầy nâu như
sau:
Ban đầu chất độc có thể gây hung phấn cho côn trùng sau đó làm cho cơ thể
bị tê liệt dần, các chất độc tiếp xúc có thể gây bỏng da, biểu bì hoặc làm biến đổi

màu sắc da. Các chất độc vị độc có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, cũng có thể làm ống
tiêu hóa bị tổng thương, màu nhạt, ruột bị nhăn nheo, áp suất ruột cũng có thể bị
biến đổi, dạng xông hơi có thể gây suy hô hấp.
+ Nhóm clor hữu cơ, pyrethroid: là các chất độc với hệ thần kinh, cản trở sự
vận chuyển của ion (chủ yếu của Na+ và K+) theo sợi trục, qua màng, làm mất điện
thế làm cho thần kinh bị tê liệt.
+ Nhóm lân hữu cơ và carbamate: là các chất dộc với hệ thần kinh, ức chế
hoạt tính của acetylcholinesterase enzyme (AchE) và carboxyesterase enzyme
(CarE) làm tê liệt quá trình dẫn truyền thần kinh nơi xi náp thần kinh.
+ Nhóm thế hệ mới (imidacloprid, fipronil): ức chế, cản trở sự vận chuyển
của ion (chủ yếu Cl-) của gamma amino butyric acid (GABA) ngay đỉnh mổi nối
luồng thần kinh.
+ Nhóm điều tiết sinh trưởng, chống lột xác: ức chế sự tổng hợp kitin trong
quá trình lột xác xảy ra nhờ men kitin – UDPN - acetyl glycoaminyl transferase.

19


2.8 Phương pháp xác định tính kháng thuốc
Để xác định tính kháng thuốc của một số quần thể sâu hại, người ta sử dụng
chỉ số kháng thuốc Ri (resistance index).
Theo FAO (1980), chỉ số Ri được tính như sau :
Ri =
Nếu Ri ≥ 10: Loài dịch hại đó đã kháng thuốc
Nếu Ri ≤ 10: Loài dịch hại đó chưa xuất hiện tính kháng thuốc
Ri càng lớn: mức độ kháng càng cao
Theo Tào Minh Tuấn và ctv (2003), Anonymous (1957) (dẫn theo Scott,
1995), khi chua có dòng mẫn cảm chuẩn, để đánh giá mức độ kháng của sâu hại với
thuốc thử nghiệm bằng cách sử dụng tỷ lệ giữa LC 95/LCkhuyến cáo. Khi giá trị so sánh
này của một quần thể sâu hại đối với một số loại thuốc trừ sâu nào đó ≥ 50 thì có

thể xem quần thể sâu hại là kháng đối với loại thuốc đó.
Shen và Wu (1995) đã đưa ra thang đánh giá mức độ kháng thuốc như sau:
Ri
<3
3–5
5 – 10
10 – 40
40 – 160
> 160

Đánh giá
Rầy nâu mẫn cảm với thuốc
Rầy nâu hơi kháng với thuốc
Rầy nâu kháng thấp với thuốc
Rầy nâu kháng trung bình với thuốc
Rầy nâu kháng cao với thuôc
Rầy nâu kháng rất cao với thuốc

2.9 Các yếu tố làm gia tăng tính kháng của rầy nâu với thuốc trừ sâu
Sau khi phun thuốc trừ rầy nâu, hầu hết rầy nâu bị tiêu diệt, chỉ còn một số ít
sống sót vì do các cá thể rầy nâu này không tiếp xúc với thuốc hoặc thuốc xâm nhập
vào cơ thể rầy dưới liều gây chết và đã trở nên chống chịu thuốc.
- Đặc điểm di truyền: nguồn có nhiều cá thể mang gen kháng thuốc.
- Bản chất thuốc bảo vệ thực vật: thuốc sinh học, dầu khoáng làm chậm tính
kháng thuốc.

20


- Áp lực chọn lọc đối với sinh vật trong nguồn: số lần phun thuốc trên vụ,

nồng độ và liều lượng áp dụng, qui mô phối hợp sử dụng, số lượng cá thể còn sống
sót sau khi tiếp xúc thuốc. ( Trần Văn Hai, 2005)
2.10 Một số nghiên cứu tính kháng thuốc
2.10.1 Trên thế giới
Năm 1967 có những nghiên cứu tính kháng của rầy nâu với các nhóm
fenthion, fenitrothion,diazion và malathion (IRRI, 1979).
Theo tổng hợp của Georghiou (1991), trên thế giới rầy nâu đã xuất hiện tính
kháng cới 16 hoạt chất thuộc 6 nhóm thuốc khác nhau. Ghi nhận của tác giả cho đến
năm 1974 ở miền Nam Việt Nam rầy nâu đã xuất hiện tính kháng với ĐT, diazinon,
malathion, methyl parathion.
Mẫn cảm là nơi nghiên cứu về tính mẫn cảm của rầy nâ0u nhiều nhất và sớm
nhất. Đã có những nghiên cứu từ những năm 1967 của Nagata và Kukuda với các
hoạt chất như malathion, diazinon, MTMC, BHC, ĐT, carbayryl, MIPC với cả 3
loài rầy trên ruộng lúa.
Vào năm 1979, Nagata và các cộng sự đã xác định lại tính kháng của rầy nâu
với các hoạt chất để từ đó xác định được tính kháng thuốc thì thấy giá trị LD 50 của
hoạt chất malathion tăng từ 7 đến hơn 10 lần, diazion tăng từ 2 đến 3 lần, carbaryl
tăng từ 2 đến 3,5 lần. Đến năm 1969 tại IRI cũng đã ghi nhận hiệu quả của diazinon
giảm rõ rệt sau 3 năm sử dụng, đến năm 1976 tại IRI cũng đã ghi nhận sự giảm sút
hiệu lực của carbonfuran.
Nghiên cứu của Yoo và ctv (2001) thí nghiệm trên rầy nâu cho thấy LD 50 của
carbonfuran tăng từ 51 – 68 lần, fenobucarb tăng từ 93 đến 101 lần, diazinon tăng từ
6 – 7 lần ở Hàn Quốc sau 19 năm.
Ở Bangladesh: Haque và ctv (2002) đã nghiên cứu tính kháng của rầy nâu
đối với dầu Neem 50%EC. Cho thấy tỷ lệ chết của ấu trùng rầy nâu với những nồng
độ thuốc khác nhau: 0,025%; 0,05%; 0,1%; 0,2%; 0,4%; 0,8%; 1,6% của Neem oil
50%. Trong đó nồng độ 1,6% có tỷ lệ ấu trùng rầy nâu chết cao nhất là 88%. Theo
dõi giá trị LD50 ở thế hệ rầy thứ 2 và thứ 5 cao hơn so với thế hệ ban đầu ( lần lượt

21



×