Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giới thiệu về Hợp phần Cỏ biển thuộc Dự án Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường Biển Đông và Vịnh Thái Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.5 KB, 22 trang )

Giới thiệu về Hợp phần Cỏ biển thuộc Dự án Ngăn ngừa xu hướng suy
thoái môi trường Biển Đông và Vịnh Thái Lan
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.1. Cơ quan thực hiện hợp phần Cỏ biển
+ Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên
và Công nghệ Quốc gia.
Ðịa chỉ: 246 đường Ðà Nẵng, t/p Hải Phòng
Tel: 84.31.761.523/760.599
Fax: 84. 31. 761.521
Email: /
1.2. Tiểu ban thực hiện hợp phần cỏ biển
Tiểu ban Cỏ biển Việt Nam thuộc dự án UNEP/GEF gồm 11 thành viên đã được
thành lập và thông qua tại phiên họp lần thứ nhất ngày 25 tháng 6 năm 2002 tại
hà Nội:
1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Phân viện trưởng Phân viện Hải dương học tại
Hải Phòng, Trưởng tiểu ban cỏ biển.
Tel: 84.31.760.599, Fax: 84.31.761.521. Email:
2. PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Viện phó Viện Quy hoạch và kinh tế Thủy sản, 10
Nguyễn Công Hoan, Hà Nội,
Tel: 047718451, Fax: 047716054, Email:
3. TS. Ðỗ Nam, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Thừa
Thiên Huế, 26 đường Hà Nội, t/p Huế
Tel: 054.845093, 0913425124, Fax: 054845093,
Email:
4. Th.S. Trần Ðình Lân: Phân viện Phó Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng
Ðịa chỉ: 246 đường Ðà Nẵng, t/p Hải Phòng
Tel: 84.31.565 026, Email:
5. TS. Nguyễn Hữu Ðại, Trưởng phòng thực vật biển, Viện Hải dương học Nha
Trang, số 1 Cầu Ðá, t/p Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tel: 84.58.590394, Fax: 58.590034, Email:
6. Lê Thanh Bình, phụ trách phòng Bảo tồn thiên nhiên, Cục bảo vệ Môi trường,


67 Nguyễn Du, Hà Nội.
Tel: 84.04.9424557, Fax: 84.04. 8223189, Email:
7. TS. Trương Văn Tuyên, Viện nghiên cứu chiến lược phát triển, 65 Văn Miếu,
Hà Nội.


Tel: 04.8463589, Fax: 048452.209, Email: tuyen 14@ yahoo.com
8. Dương Than An, Cục Bảo vệ Môi trường, 67 Nguyễn Du, Hà Nội
Tel: 04.9421574, 0913539591, Email:
9. Th.S Lê Thị Thanh, Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng
Ðịa chỉ: 246 đường Ðà Nẵng, t/p Hải Phòng
Tel: 84.31.760.601, Fax: 84.31.761.521. Email:
10.Từ Thị Lan Hương, Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng
Ðịa chỉ: 246 đường Ðà Nẵng, t/p Hải Phòng
Tel: 84.31.760.601, Fax: 84.31.761.521. Email:
11.CN. Lê Xuân ÁI, GIÁM ÐỐC VƯỜN Quốc gia Côn Ðảo
Tel. 64.830444, 0913949684.
Tiểu ban cỏ biển được chia thành 6 nhóm và phân công các ủy viên như sau:
+ Nhóm chuyên môn về cỏ biển: PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, TS. Nguyễn Hữu
Ðại
+ Nhóm thể chế chính sách: PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, CN Lê Xuân Ái
+ Nhóm kế hoạch hành động quốc gia: Th.S Lê Thanh Bình, Th.S Dương Thanh
An
+ Nhóm kinh tế xã hội: TS. Ðỗ Nam, TS. Trương Văn Tuyên
+ Nhóm cơ sở dữ liệu-GIS: Th.S Trần Ðình Lân
+ Nhóm thư ký: Th.S Từ Thị Lan Hương, Th.S Lê Thị Thanh
CÁC HOẠT ÐỘNG CHÍNH ÐÃ VÀ ÐANG THỰC HIỆN
1.1. Ký hợp đồng
Xem xét và ký hợp đồng thỏa thuận giữa Giám đốc dự án UNEP/GEF, Tiến sĩ
John Pernetta và Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng về việc thực hiện các

nhiệm vụ của hợp phần cỏ biển tại Việt Nam. Hợp đồng ký ngày 22 tháng 1 năm
2002, với mã số UNEP/GEF/SCS/Viet/MoU 2C.
2.2. Tổng kết tư liệu chuyên môn về cỏ biển Việt Nam
Phần này do nhóm chuyên môn cỏ biển ở Phân viện Hải dương học tại Hải
Phòng và Viện Hải dương học Nha Trang thực hiện. Nhóm này đã thu thập được
hơn 30 nguồn tài liệu khác nhau đề cập đến thành phần loài, phân bố và sinh thái
cỏ biển Việt Nam. Các tài liệu có được là cơ sở để trả lời bộ câu hỏi trong bản
phụ lục 7 (diện tích, số loài cỏ biển, độ phủ, số loài tôm, chân bụng, cá dìa, cầu
gai, hải sâm, cá ngựa, sao biển có trong bãi cỏ biển,hệ sinh thái đi kèm, số loài
di cưư, số loài đang bị đe dọa, mức độ khai thác hủy diệt, mức độ ưu tiên quốc
gia, kinh phí dự án, cùng góp vốn, tham gia của địa phương, tham gia của cộng
đồng, tổ chức phi chính phủ, khu vực tưư nhân, khả năng tiếp cận, chính sách


quản lý hiện hành, tưư liệu hiện có)của bản hợp đồng ký với UNEP/GEF ngày
22/1/2002.
1.2. Tổng kết các đề tài đã và đang thực hiện liên quan đến cỏ biển Việt Nam.
Ở Việt Nam có rất ít đề tài chuyên nghiên cứu về cỏ biển. Cỏ biển chỉ được xem
là một nội dung nghiên cứu của đề tài khác. Ðã thống kê danh lục 7 đề tài đã và
đang triển khai liên quan đến cỏ biển (xem phần V).
1.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu (metadatabase) về cỏ biển Việt Nam
Ðể xây dựng cơ sở dữ liệu cỏ biển, nhóm chuyên gia cơ sở dữ liệu của hợp phần
đã tiến hành thu thập các thông tin cỏ biển, tham khảo kiểu mẫu và yêu cầu của
cơ sở dữ liệu cỏ biển khu vực ASEAN, tham chiếu cách thức xây dựng cơ sở dữ
liệu của rạn san hô (Reef base 2000) để phân tích cấu trúc cơ sở dữ liệu cỏ biển
Việt Nam. Ðể thiết kế cơ sở dữ liệu cỏ biển đã tiến hành xác định các thực thể
và thuộc tính của chúng theo cơ sở dữ liệu - GIS và tiêu chuẩn hóa dữ liệu (gồm
dữ liệu GIS). Ðể thực hiện các công việc trên, nhóm cơ sở dữ liệu GIS đã cộng
tác chặt chẽ với nhóm chuyên gia cỏ biển ở Phân Viện Hải dương học tại Hải
Phòng và Viện Hải dương học Nha Trang. Ðã xây dựng dữ liệu cho 36 bãi cỏ

biển và bản đồ vị trí các bãi này dọc đới bờ và một số đảo ở Việt Nam
1.4. Lượng giá kinh tế cỏ biển
Nhóm chuyên gia định giá kinh tế của thảm cỏ biển đã tiến hành nghiên cứu giá
trị kinh tế môi trường của một số thảm cỏ biển quan trọng. Phương pháp lượng
giá kinh tế cỏ biển được thực hiện theo Bateman, 1992, Turner et al 1994 và Ðội
đặc nhiệm lượng giá kinh tế (RTF-E) khu vực ASEANthuộc dự án UNEP/GEF,
năm 2003.
1.5. Tổng kết các mối đe dọa cho cỏ biển, phân tích các chuỗi nguyên nhân
Cỏ biển ở Việt Nam bị mất 40-60%, tùy từng vùng. Nguyên nhân chính là do
bão, lũ, độ đục tăng, khai thác hải sản bằng công cụ hủy diệt, phát triển kinh tế
vùng ven biển, ô nhiễm từ đất liền, đắp ao đầm nuôi trồng thủy sản, khai hoang
nông nghiệp. Những nguyên nhân cơbảngây ra sự suy thóai cỏ biển là do thiếu
nhận thức về tầm quan trọng của cỏ biển, phát triển kinh tế không dựa trên cơ sở
bền vững và nhiễu loạn do thiên nhiên.
1.6. Xây dựng kế hoạch hành động
Trên cơ sở phân tích các mối đe dọa và nguyên nhân sâu xa gây ra sự suy thoái
cỏ biển, đã soạn thảo kế hoạch hành động, đề ra các đối sách nhằm can thiệp hạn
chế các đe dọa, có lợi cho phục hồi cỏ biển. Kế hoạch hành động đã chỉ ra
những nhiệm vụ cụ thể từ nay đến năm 2010 (xem phần V).
CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO
1.1. Họp Tiểu ban Khoa học kỹ thuật quốc gia (NTWG)
- Trưởng tiểu ban cỏ biển được mờitham gia 5 phiên họp của tiểu ban khoa học
kỹ thuật quốc gia do cơ quan điều phối quốc gia (Cục Bảo vệ Môi trường) triệu
tập trong năm 2002 - 2003.


1.2. Họp tiểu ban cỏ biển quốc gia
Ðã tổ chức 5 phiên họp tiểu ban cỏ biển gồm:
+ Phiên họp lần thứ nhất: tại Khách sạn Thương Mại, Hà Nội, từ ngày 24 26/6/2002. Nội dung: thành lập các nhóm hành động, phân công nhiệm vụ cho
từng thành viên, thống nhất lề lối làm việc. Ký hợp đồng công việc giữa cơ quan

chủ trì hợp phần cỏ biển với các nhóm và cá nhân.
+ Phiên họp lần thứ hai, ở Hải Phòng từ ngày 28-29/8/2002. Nội dung: kiểm
điểm tiến độ thực hiện 7 hợp đồng đã ký giữa cơ quan chủ trì và các nhóm tham
gia.
+ Phiên họp lần thứ ba: ở Huế, từ ngày 19 - 22/12/2002. Nội dung: tổng kết tư
liệu cỏ biển miền Bắc, miền Trung và miền Nam, xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cỏ
biển Việt Nam.
+ Phiên họp lần thứ tư: ở Phú Quốc, từ ngày 10-11/4/2003. Nội dung: thảo luận
chương trình hành động (NAP), nhằm phục hồi và bảo vệ nguồn lợi cỏ biển
nhằm mục tiêu phát triển bền vững, an tòan môi trường.
+ Phiên họp lần thứ năm: ở Nha Trang, từ ngày 29 - 30/10/2003. Nội dung: tổng
kết về thể chế chính sách, đánh giá giá trị kinh tế thảm cỏ biển, tiêu chí các điểm
trình diễn ở Việt Nam, lựa chọn các điểm trình diễn.
1.3. Họp nhóm công tác khu vực ASEAN về cỏ biển (RWG-SG)
Ðầu mối quốc gia hợp phần cỏ biển đã tham gia 04 phiên họp của nhóm
công tác khu vực về cỏ biển thuộc dự án UNEP/GEF
+ Phiên họp thứ nhất ở Băng Cốc, Thái lan, từ ngày 6 - 8/5/2002.
Nội dung: thống nhất phương pháp thu thập thông tin tư liệu cỏ biển. Nhiệm vụ
và phương thức hoạt độngcủa nhóm công tác khu vực. Mối quan hệ của nhóm
công tác cỏ biển khu vực với các chủ thể liên quan khác. Kế hoạch công tác năm
2002 - 2003.
+ Phiên họp lần thứ hai ở Huế, Việt Nam, từ ngày 28 -31/10/2002.
Nội dung: Thống nhất biểu mẫu (format) cung cấp cơ sở dữ liệu cỏ biển qua
GIS. Thảo luận về tiêu chí khu vực chọn điểm trình diễn. Tổng kết các đề tài đã
và đang triển khai ở các nước. Tổng kết thể chế chính sách của các nước tham
gia. Các tham số đánh giá giá trị kinh tế cỏ biển.
+ Phiên họp lần thứ ba: ở Kota Kinabalu, Malaysia, từ ngày 25 - 28/3/2003.
Nội dung: đánh giá tình hình thực hiện đề tài trong thời gian qua. Ðánh giá tình
hình chi tiêu tài chính. Tình hình báo cáo của các nước. Các sản phẩm của các
nước nộp cho Ban điều phối dự án (PCU). Hướng dẫn biểu mẫu cho việc đề xuất

các điểm trình diễn cỏ biển.
+ Phiên họp lần thứ tư: ở Quảng Châu, Trung Quốc, từ ngày 29/11- 2/12/2003.
Nội dung: báo cáo của PCU về tiến độ thực hiện dự án 2 năm 2002 - 2003. Tình
hình sản phẩm giao nộp, tình hình chi tiêu tài chính của các nước tham gia dự
án. Tài liệu hồ sơ các điểm trình diễn của các nước đề nghị. Phân tích nhóm các


tham số tương đồng và cho điểm các điểm trình diễn đề nghị. Xem lại kế hoạch
công tác và ký gia hạn thực hiện hợp đồng đến tháng 6/2004.
1.4. Hội thảo cộng đồng
Ðã tổ chức 04 cuộc hội thảo cộng đồng, những người cùng quan tâm
(stakeholder) để góp ý kiến cho kế hoạch quản lý một số bãi cỏ quan trọng và kế
hoạch hành động quốc gia bảo vệ hệ sinh thái cỏ biển.
+ Phiên họp lần thứ nhất, ở thôn Vạ Giá - vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), từ ngày
28-30/12/2002.
Nội dung: Cộng đồng ngư dân và chính quyền từ thôn, xã, huyện và các tổ chức
khác (bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đội trưởng bảo vệ khu vực...) tham gia đóng
góp ý kiến bảo vệ và phục hồi các bãi cỏ biển ở tỉnh Quảng Ninh.
+ Phiên họp lần thứ hai: ở Hà Nội, từ ngày 14 - 15/2/2003. Các chuyên gia liên
bộ đã đóng góp ý kiến cho kế hoạch hành động quốc gia quản lý cỏ biển.
+ Phiên họp lần thứ ba: ở Phú Quốc, từ ngày 12 -13/4/2003. Cộng đồng ngư dân
và chính quyền huyện và các xã đã đóng góp ý kiến cho kế hoạch bảo vệ cỏ biển
tại Phú Quốc.
+ Phiên họp lần thứ tư: ở Huế, từ ngày 11-12/12/2003. Cộng đồng ngư dân và
chính quyền các huyện Phong Ðiền, Phú Vang, Phú Lộc và các xã ven đầm phá
đã đóng góp ý kiến cho kế hoạch bảo vệ cỏ biển ở đầm phá Tam Giang - Cầu
Hai.
+ Phiên họp lần thứ năm: ở thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, từ ngày 14 15/12/2003. Lãnh đạo của UBND thị xã Cam Ranh, lãnh đạo các xã và cộng
đồng ngư dân(gần 40 người) đã tham gia phiên họp và đóng góp ý kiến cho "Kế
hoạch hành động bảo vệ cỏ biển ở vịnh Thủy Triều" thuộc thị xã Cam Ranh.

CÁC KHU VỰC ÐỀ XUẤT ÐIỂM TRÌNH DIỄN
1.1. Tiêu chí quốc gia lựa chọn điểm trình diễn
Các tiêu chí để lựa chọn điểm trình diễnđã được các thành viên Tiểu ban
cỏ biển xem xét, góp ý và thông qua tại phiên họp lần thứ V của tiểu ban tổ chức
từ ngày 29-30/10/2003 ở Nha Trang thông qua. Các tiêu chí để chọnđiểm trình
diễn bao gồm: đa dạng sinh học, sinh thái, khoa học và giáo dục và kinh tế-xã
hội.
1.2. Các điểm ưu tiên quản lý cấp quốc gia
• Bãi cỏ biển Bãi Bổn, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
• Bãi cỏ biển vịnh Thủy Triều, thị xã Cam Ranh, tỉnhKhánh Hòa
• Bãi cỏ biển đầm phá Tam Giang ? Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên ? Huế
• Bãi cỏ biển vịnh Côn Sơn, Côn Ðảo, tỉnh Bà Rịa ? Vũng Tàu
• Bãi cỏ biển đảo Phú Quý, tỉnh Thuận Hải
1.3. Ðề xuất điểm trình diễn trong khuôn khổ dự án UNEP/GEF





Bãi Bổn, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Vịnh Thủy Triều, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
A. Tổng quan về hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam
Cỏ biển (Seagrass) là nhóm thực vật bậc cao có hoa duy nhất sống trong
môi trường biển. Cỏ biển là thành phần chính của một hệ sinh thái quan trọng
vùng ven bờ, ven đảo - hệ sinh thái cỏ biển (Seagrass ecoystem). Hệ sinh thái cỏ
biển có vai trò quan trọng trong hoạt động điều chỉnh, ổn định điều kiện môi
trường, tạo nguồn thức ăn, nơi cư trú cho nhiều loài hải sản. Cỏ biển cùng với
các loài thực vật phù du, rong biển và cây ngập mặn, đã tạo nên thế giới thực vật

biển rất có giá trị về kinh tế và môi trường.
Ðến nay trên toàn thế giới đã biết 58 loài cỏ biển, thuộc 12 chi, 4 họ.
Vùng ấn Ðộ - Tây Thái Bình Dương có 50 loài, vùng Ðông Nam Á có 16 loài,
Oxtrâylia có 30 loài. Trong các biển và đại dương trên thế giới, các loài cỏ biển
phân bố trên diện tích 600.000km2, sinh lượng trung bình đạt 239,5 ? 25,6 g
khô/m2, sức sản xuất khoảng 1343,8 ? 149,7 g khô/m2/năm (phần thân cỏ ở phía
trên mặt đất) và 320, 3 ? 50,4 g khô/m2/năm (phần ở dưới mặt đất).
Tại Châu Âu những công trình nghiên cứu về cỏ biển được được công bố
vào năm 1805. Từ sau năm 1970, việc nghiên cứu cỏ biển với tư cách một hệ
sinh thái được triển khai mạnh mẽ ở Nhật Bản, Ôxtrâylia, Pháp, Hà Lan, Ấn Ðộ,
Mỹ, Canađa, Niu Ghinê. Ðến năm 1978, trên thế giới đã có tới 1400 công trình
nghiên cứu về cỏ biển được công bố. Các nước ASEAN: Philippin, Malayxia,
Thái Lan, Singapo, Inđônêxia bắt đầu nghiên cứu cỏ biển từ thập niên 80. Về cơ
bản, các nước này đã hoàn thành việc nghiên cứu thành phần loài, sinh thái tự
nhiên, phạm vi phân bố cỏ biển của nước họ. Ngày nay, các quốc gia có cỏ biển
đang tập trung nghiên cứu chuyên sâu về giá trị, vai trò, cấu trúc, chức năng,
môi trường, khả năng trồng phục hồi và quản lý hệ sinh thái cỏ biển.
Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, những công việc nghiên
cứu về cỏ biển trước năm 1959 do người nước ngoài thực hiện. Từ năm 1960 trở
lại đây, việc nghiên cứu cỏ biển do các nhà khoa học trong nước thực hiện. Ðặc
biệt, trong những năm 1996 - 1999 đề tài nghiên cứu cỏ biển trong phạm vi cả
nước do Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia đã thu được khá
nhiều tư liệu một cách có hệ thống về cỏ biển Việt Nam.
Phân loại cỏ biển Việt Nam: Cho đến thời điểm này đã xác định được 14
loài cỏ biển khác nhau ở vùng ven biển và ven đảo của Việt Nam.
T

Tên loài

Miền Bắc


Miền Nam

1
2
3

Họ Hydrocharitaceae
Holophila beccarii Asch.
H. decipens Ostenf.
H. ovalis (R. Br.) Hooker

+
+
+

+
+
+


4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14

H. minor (Zol.) Den Hartog
Thalassia hemprichii (Her.) Asch.
Enhalus acoroides (L.f.) Royle
Họ Ruppiaceae
Ruppia maritima L.
Họ Cymodoceaceae
Halodule pinifolia (Miki) Den Hartog
H. uninervis (Forsk.) Asch.
Syringodium izoetifolium (Asch.) Dandy
Cymodocea rotundata Ehr..et Hemp.
C. serrulata (R.Br.) Asch. et Mag.
Thalassodendron ciliatum Den Hartog
Họ Zosteraceae
Zostera japonica Asch marina L.

+
+

+
+
+

+
+

+
+


+

+

Tổng cộng

8

14

+
+
+
+
+

Phía Bắc Việt Nam cho đến nay đã biết là 8 loài, thuộc 5 chi, 4 họ. Ở phía
Nam Việt Nam đã phát hiện 14 loài thuộc 9 chi, 4 họ. Như vậy, với 14 loài cỏ
biển, Việt Nam thuộc diện có hệ sinh thái cỏ biển khá đa dạng, phong phú.
So sánh số loài cỏ biển của Việt Nam với một số nước trong khu vực
Tên nước

Số loài cỏ biển

Ôxtrâylia

29

Philippin


16

Trung Quốc

15

Việt Nam

14

Malayxia

13

Thái Lan

12

Inđônêxia

12

Singapo

7

Campuchia

6


Brunây

4

Phân bố cỏ biển Việt Nam


a) Diện phân bố: Do đặc trưng khí hậu, ở Việt Nam phân bố loài cỏ biển có xu
thế tăng dần từ Bắc vào Nam. Dọc đường bờ biển Việt Nam đã xác định được
32 vùng cỏ biển phân bố tập trung.
Một số vùng cỏ biển phân bố tập trung dọc đường bờ Việt Nam
Ðịa điểm

Diện tích/(ha)

Tên loài cỏ

Vùng Hà Cối (Quảng Ninh

150

Z. japonica

Vùng Ðầm Hà (Quảng Ninh)

80

H. ovalis


Bãi Quán Lạn (Quảng Ninh)

100

Z. japonica

Ðầm Nhà Mạc (Quảng Ninh)

500

R. maritima

Ðầm Ðình Vũ (Hải Phòng)

120

R. maritima

Ðầm Tràng Cát (Hải Phòng)

60

R. maritima

Ðầm Cát Hải (Hải Phòng)

100

R. maritima


Ðầm Ðông Long (Thái Bình)

150

R. maritima

Cồn Ngạn (Nam Ðịnh)

30

H. beccarii

Ðầm Kim Trung (Ninh Bình)

120

R. maritima

Ðầm Thanh Long (Thanh Hoá) 80

H. beccarii

Ðầm Xuân Hội (Hà Tĩnh)

R. maritima

50

Vùng Cửa Gianh (Quảng Bình) 500


Z. japonica

Cửa Nhật Lệ (Quảng Bình)

Z. japonica

200

Phá Tam Giang - Cầu Hai 1000
(Thừa Thiên - Huế)

R. marina
H. beccarii

Vụng Lăng Cô (Thừa Thiên - 120
Huế)

T. hemprichii H.pinifolia

Cửa sông Hàn (Ðà Nẵng)

300

Z. japonica

Cửa sông Thu Bồn (Quảng 500
Nam)

Z. japonica


Ðầm Thị Nại (Bình Ðịnh)

200

H. uninervis H.ovalis

Ðầm Cù Mông (Phú Yên)

250

E.acoroides,
H.ovalis,
Halodule
C.rotundata

T.hemprichii

Ðầm Ô Loan (Phú Yên)

20

H.ovalis
R.maritima

Vịnh Văn Phong (Khánh Hoà)

200

E. acoroides,
T. hemprichii

H.ovalis, H.minor

uninervis


Ðịa điểm

Diện tích/(ha)

Tên loài cỏ
C.rotundata,
H.uninervis

Vùng Hòn Khói (Khánh Hoà)

Ðảo Nam Yết (quần
Trường Sa, Khánh Hoà)

100

đảo 30

E. acoroides,
T.hemprichii
C.rotundata,
H.uninervis
H.ovalis
T.hemprichii
H.ovalis


Vùng Mỹ Giang (Khánh Hoà)

80

E. acoroides,
T. hemprichii
C. serrulate, C.rotundata
H.ovalis, H.minor,
H.uninervis

Ðầm Nha Phu (Khánh Hoà)

30

E. acoroides,
T.hemprichii
H.ovalis, Hminor
H.beccarii, H.uninervis
Ruppia maritima

Vịnh Nha Trang (Khánh Hoà)

50

E. acoroides,
T.hemprichii
H.ovalis, H.minor,
H.uninervis, R.martima
C.rotundata


Ðầm Thuỷ Triều (Khánh Hoà)

800

E.acoroides,
T.hemprichii
H.ovalis,
H.beccarii,
H.minor,
H.uninervis,
R.martitima

Bãi Mỹ Tường (Ninh Thuận)

15

E. acoroides,
T.hemprichii,
C.rotundata,


Ðịa điểm

Diện tích/(ha)

Tên loài cỏ
H.uninervis

Bãi Vĩnh Hảo (Bình Thuận)


15

T.hemprichii, H.ovalis
H.uninervis

Ðảo Phú Quý (Bình Thuận)

300

T.hemprichii,
S.isoetifolium
C.rotundata,
H.ovalis,
H.minor, H.uninervis

Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu)

200

E.acoroides,
T.hemprichii
C.serrulata,
H.uninervis,
H.pinifolia, H.ovalis,
H.minor, S.isoetifolium

Phú Quốc (Kiên Giang)

?3.650


E.acoroides,
T.hemprichii
C.serrulata,
C. rotundata
H.uninervis,
H.pinifolia, H.ovalis,
H.minor, S.isoetifolium

Tổng cộng

9.950 ha

14 loài

Phân bố theo độ sâu:
Cỏ biển Việt Nam, theo độ sâu phân bố từ mức triều trung bình đến mức- 18m.
Dải phân bố từ mức triều trung bình đến mức - 15m chiếm ưu thế.
Phân bố số lượng: Các nghiên cứu về cấu trúc một số quần xã cỏ biển Việt Nam
đã cho thấy giá trị trung bình, khoảng dao động của các thông số đặc trưng về số
lượng như sau:
Ðộ phủ,mật độ và sinh lượng cỏ biển
Ðịa điểm

Thời gian Tên loài

Ðộ Mậtđộ thânSinh
bao (thân
lượng
2
phủ đứng/m ) (thân

(%)
đứng
g
2
khô /m )

Ðầm Buôn (Quảng Ninh

4/1997

3080

Zostera
japonica

880-2336
g tươi/ m2


Thanh Trạch (Quảng Bình) 5/1997

Zostera
japonica

7090

16004000
g
2
tươi/ m


Cửa sông Hàn (Vịnh Ðà 5/1997
Nẵng)

Zostera
japonica

5090

14004400
g
2
tươi/ m

Ðầm Thị Nại (Quy Nhơn) 6/1997

H.uninervis

70

Côn Ðảo (Bà Rịa Vũng Tàu)

10/1997 H. pinifolia
H.uninervis
C.serrulata
S.isoetifolium
T. hemprichii
H. ovalis

10

10
1030
10
1030
5-10

1220
2050
55
183
30-300
2250

Cửa Tư Hiền (Thừa Thiên 1997
Huế)

H.ovalis

190-250 g
tươi/ m2

Ðầu Mối (vịnh Hạ Long)

1997

H.ovalis

550-730 g
tươi/ m2


Ðầm Cù Mông (Phú Yên)

6/1997

H.ovalis
E.acoroides

70 40-100
3060

- Tầm quan trọng của hệ sinh thái cỏ biển.
* Cỏ biển có vai trò quan trọng đối với sinh thái môi trường biển.
Theo tính toán, 1 m2 diện tích bãi cỏ biển có thể sản sinh ra 10 lít
oxy/ngày đêm. Lượng oxy này hoà tan trong nước, giúp cho quá trình hô hấp
bình thường của các loại động vật biển. Cỏ biển với mật độ sinh vật lượng lớn,
năng suất sinh học đáng kể, tham gia như một yếu tố chính của chu trình vật
chất của vùng biển ven bờ.
Các thảm cỏ biển với diện tích lớn, mật độ cao còn có vai trò quan trọng trong
việc bẫy, giữ, tích tụ trầm tích chắn sóng, chống xói lở bờ biển.
* Cỏ biển tạo ra nơi cư trú, sinh sản thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú cho
nhiều loài động vật biển.
Kết quả nghiên cứu tại tất cả các vùng cỏ biển tập trung ở Việt Nam cho
thấy, mật độ động vật đáy ở trong các thảm cỏ biển cao hơn ở bên ngoài thảm cỏ
biển: từ 1,5 đến 5,2 lần. Do đó, cỏ biển có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra
các bãi khai thác hải sản có giá trị kinh tế cao. Các thảm cỏ biển là nơi cư trú,


môi trường sinh sản thuận lợi và là nơi tạo ra nguồn thức ăn thu hút sự tập trung
các loại động vật đáy.
Tổng giá trị kinh tế và môi trường tính cho 1 năm của một số bãi cỏ biển

Việt Nam
Số

Bãi cỏbiển

Diện tích(ha)

Tổng giá trị ($US)

1

Tam Giang

1000

3,891,466

2

Thuỷ Triều

800

2,632,000

3

Lien Vi

180


427,340

4

Lang Co

120 ha

40,218

5

Dinh Vu

14 ha

?56,220

Chỉ tính về mặt thuỷ sản, ở Bãi Bổn đảo Phú Quốc với diện tích bãi cỏ
biển rộng 600 ha là nơi cư trú của các loài tôm, cua, cá, động vật đáy, thân mềm
v.v ước tính giá trị khoảng 149.300 đô la Mỹ. Tương tự như vậy, bãi cỏ Hàm
Ninh, 350ha (đảo Phú Quốc) trị giá 92.000 đô la Mỹ; bãi cỏ đầm Thị Nại, 200ha
(Bình Ðịnh): 59.350 đô la Mỹ; bãi cỏ đầm Cù Mông, 250ha (Phú Yên): 80.000
đô la Mỹ; bãi cỏ đảo Phú Quí, 300 ha (Bình Thuận): 36.000đô la Mỹ v.v.
* Cỏ biển - nguồn nguyên liệu.
Trong công nghiệp, có thể dùng cỏ biển làm nguyên liệu cho sản xuất
giấy, phân bón hoá học, hoá chất, chất nổ nitroxenluloza, chế tạo chất cách âm,
cách nhiệt. Một số loài cỏ biển được dùng làm thực phẩm, tinh chiết dược phẩm.
Trong cuộc sống hàng ngày, cỏ biển có thể được dùng làm nguyên liệu sản xuất

thủ công. Tại nhiều địa phương ở nhiều quốc gia khác nhau, người ta dùng cỏ
biển làm nguyên liệu dệt thảm, làm đệm, làm tấm lợp.
Hiện trạng sử dụng hệ sinh thái cỏ biển ở Việt Nam và một số vấn đề bức
xúc cần giải quyết nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh thái cỏ biển.
Trên thực tế việc khai thác, sử dụng cỏ biển ở Việt Nam mới dừng lại ở
một phạm vi rất hẹp, đó là sử dụng làm phân bón theo kinh nghiệm dângian. Tại
một số vùng dọc theo bờ biển, cỏ biển được nhân dân khai thác làm phân xanh
bón cho lúa, khoai, lạc, thuốc lá, cây ăn quả.
Giá trị của hệ sinh thái cỏ biển ở Việt Nam cho đến thời điểm này được
đánh giá chưa đúng mức. Cũng vì thế, các hoạt động phát triển kinh tế diễn ra
dọc dải ven biển một cách mạnh mẽ đã và đang làm suy thoái một phần hệ sinh
thái này.
- Hoạt động khai thác hải sản vùng ven bờ bằng lưới làm tăng độ đục của
nước biển, làm nhàu nát các thảm cỏ biển, quá trình quang hợp giảm sút, dẫn
đến nhiều bãi cỏ biển bị suy thoái. Khai thác hải sản bằng chất nổ, xung điện tạo
ra sự huỷ diệt các thảm cỏ biển. Trong trường hợp gây nổ, đáy biển bị xáo trộn
mạnh, khả năng tái tạo cỏ biển trở nên rất khó khăn.


- Việc khoanh vùng nuôi trồng hải sản nhân tạo không tính đến việc bảo
tồn hệ sinh thái cỏ biển đã làm giảm đáng kể diện tích các thảm cỏ biển. Nguồn
lợi hải sản tự nhiên cũng vì thế bị suy giảm.
- Quá trình vận chuyển và lắng đọng trầm tích hạt mịn diễn ra mạnh mẽ,
mà nguyên nhân chính là do mất rừng, giảm diện tích thảm thực vật trên đất
liền. Các dòng trầm tích hạt mịn, khối lượng lớn chôn lấp nhiều bãi cỏ biển vùng
cửa sông.
- Môi trường nước biển ven bờ bị ô nhiễm hoá chất, dầu, mỡ, làm cho các
thảm cỏ biển khó phát triển, cằn cỗi, giảm mật độ một cách đáng kể.
B. Các quan điểm chỉ đạo của việc bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh
thái cỏ biển Việt Nam.

Việc bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam cần tuân
thủ các nguyên tắc chỉ đạo cơ bản sau đây:
1. Kế hoạch hành động bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh thái cỏ biển Việt
Nam là một kế hoạch hành động bộ phận không thể tách rời nhằm thực hiện
Chiến lược tổng thể Khai thác và Phát triển bền vững dải ven biển Việt Nam,
được hoạch định và thực thi trên cơ sở đảm bảo tính cân đối, hài hoà giữa 3 yếu
tố: kinh tế, xã hội và môi trường.
2. Nhà nước ban hành cơ chế chính sách về bảo vệ, phục hồi, phát triển, khai
thác và sử dụng hợp lý hệ sinh thái cỏ biển, thực hiện việc quản lý thống nhất
trên phạm vi toàn quốc. Nhà nước, một mặt, sẽ đầu tư tập trung, có hiệu quả cho
việc nâng cao năng lực nghiên cứu - triển khai, năng lực quản lý, mặt khác, sẽ có
chính sách khuyến khích sự tham gia của nhân dân, phát huy nội lực của các địa
phương trong việc thực hiện kế hoạch hành động này.
3. Việc bảo vệ, phục hồi, phát triển, khai thác và sử dụng hợp lý hệ sinh thái cỏ
biển là một đòi hỏi tất yếu, nhằm tạo ra sự cân bằng sinh thái Vùng biển ven bờ,
làm giàu nguồn tài nguyên biển, góp phần phát triển kinh tế. Ðây là một nhiệm
vụ có tính lâu dài và khó khăn. Trong giai đoạn từ nay đến 2010, kế hoạch hành
động đặt ra và giải quyết những vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có tính tạo tiền
đề cơ bản cho các kế hoạch tiếp theo.
C. Các mục tiêu của kế hoạch hành động bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh
thái cỏ biển Việt Nam đến năm 2010.
Kế hoạch hành động này được đề xuất và thực hiện trong khoảng thời gian
7 năm, nhằm các mục tiêu sau đây:
1. Nâng cao khả năng nghiên cứu, điều tra chuyên ngành về hệ sinh thái cỏ biển
các đơn vị nghiên cứu - triển khai có liên quan của Việt Nam. Tiếp tục điều tra,
nghiên cứu chuyên sâu về các đặc trưng sinh thái, quá trình sinh trưởng và phát
triển, chuyển hoá vật chất, điều hoà môi trường, khả năng bẫy trầm tích, chống
xói lở của cỏ biển. Trên cơ sở đó, hoạch định các giải pháp tối ưu cho việc bảo
vệ, phục hồi, phát triển, khai thác và sử dụng có hiệu quả cao hệ sinh thái cỏ
biển của Việt Nam.



2. Bảo vệ, phục hồi và phát triển 32 vùng cỏ biển phân bố tập trung, với tổng
diện tích 6.300 ha ven bờ biển và xung quanh các đảo của Việt Nam. Khai thác
hiệu quả hơn nguồn lợi từ hệ sinh thái cỏ biển.
3. Hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ cấu tổ chức quản lý Nhà nước đối với
hệ sinh thái cỏ biển.
4. Nâng cao nhận thức của nhân dân nói chung, của cộng đồng dân cư ven biển
nói riêng, trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển hệ sinh thái cỏ biển.
D. Các nội dung cơ bản của kế hoạch hành động bảo vệ, phục hồi và phát triển
hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam đến năm 2010.
Kế hoạch hành động với những mục tiêu được nêu ra trong phần III, sẽ
được thực thi khi thực hiện một bộ trọn gói các hành động bộ phận, trình
bày sau đây: Mỗi hành động bộ phận sẽ bao gồm một hoặc một số các dự án ưu
tiên.
Hành động 1: Nâng cao năng lực cho các cơ sở nghiên cứu - triển khai về cỏ
biển, mở rộng quy mô các nghiên cứu chuyên sâu về hệ sinh thái cỏ biển Việt
Nam.
1. Ký hiệu: CT.1
2. Mục tiêu:
- Nâng cao năng lực của các cơ sở nghiên cứu - triển khai về cỏ biển hiện có ở
Việt Nam theo hướng hiện đại hoá phương tiện nghiên cứu, kiện toàn đội ngũ
cán bộ nghiên cứu.
- Mở rộng phạm vi điều tra cơ bản, thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về hệ sinh
thái cỏ biển.
- Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh
thái cỏ biển.
3. Các dự án thực hiện hành động:
Dự án 1:
1) Tên dự án: Nâng cao năng lực nghiên cứu về cỏ biển của Phân Viện Hải

dương học Hải Phòng.
2) Ký hiệu dự án CT .1.1
3) Nội dung dự án:
- Thành lập 01 phòng thí nghiệm chuyên ngành nghiên cứu cỏ biển với trang
thiết bị đồng bộ, tiên tiến.
- Trang bị tàu chuyên dụng phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu vùng biển
nông.
- Tổ chức đội ngũ cán bộ nghiên cứu đồng bộ, trình độ cao, thông qua việc đào
tạo bổ sung, đào tạo nâng cao.
4) Cơ quan chủ trì: Phân Viện Hải dương học Hải Phòng.
5) Thời gian thực hiện dự án: 2003-2006.


Dự án 2:
1) Tên dự án: Nâng cao năng lực nghiên cứu về cỏ biển của Viện Hải dương học
Nha Trang.
2) Ký hiệu dự án CT .1.2
3) Nội dung dự án:
- Thành lập 01 phòng thí nghiệm chuyên ngành nghiên cứu cỏ biển với trang
thiết bị đồng bộ, tiên tiến.
- Trang bị tàu chuyên dụng phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu vùng biển
nông.
- Tổ chức đội ngũ cán bộ nghiên cứu đồng bộ, trình độ cao, thông qua việc đào
tạo bổ sung, đào tạo nâng cao.
4) Cơ quan chủ trì: Viện Hải dương học Nha Trang.
5) Thời gian thực hiện dự án: 2003-2006.
Dự án 3:
1) Tên dự án: Ðiều tra, nghiên cứu chuyên sâu về hệ sinh thái cỏ biển dải ven
biển phía Bắc Việt Nam.
2) Ký hiệu dự án CT.1.3

3) Nội dung dự án:
- Ðiều tra, nghiên cứu chuyên sâu về hệ sinh thái cỏ biển dải ven biển phía Bắc
Việt Nam.
- Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh thái cỏ biển dải
ven biển phía Bắc Việt Nam.
4) Cơ quan chủ trì: Phân Viện Hải dương học Hải Phòng.
5) Thời gian thực hiện: 2004-2005.
Dự án 4:
1)Tên dự án: Ðiều tra, nghiên cứu chuyên sâu về hệ sinh thái cỏ biển dải ven
biển phía Nam Việt Nam.
2)Ký hiệu dự án CT .1.4
3)Nội dung dự án:
-Ðiều tra, nghiên cứu chuyên sâu về hệ sinh thái cỏ biển dải ven biển phía Nam
Việt Nam.
-Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh thái cỏ biển dải
ven biển phía Nam Việt Nam.
4)Cơ quan chủ trì: Viện Hải dương học Nha Trang.
5)Thời gian thực hiện: 2004-2005.
Dự án 5:
1) Tên dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam.


2) Ký hiệu dự án CT .1.5
3) Nội dung dự án:
- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu nhận được tại dự án CT.1.3 và CT.1.4.
- Thực hiện việc quy hoạch tổng thể phát triển hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam
theo định hướng phát triển bền vững.
4) Cơ quan chủ trì: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
5) Thời gian thực hiện: 2005-2006.
Dự án 6:

1) Tên dự án: Nghiên cứu - triển khai công nghệ khai thác, sử dụng hợp lý
nguồn lợi cỏ biển.
2) Ký hiệu dự án CT .1.6
3) Nội dung dự án:
- Nghiên cứu các ứng dụng cỏ biển như một nguồn nguyên liệu sử dụng trong
công nghiệp.
- Nghiên cứu các ứng dụng cỏ biển như một nguồn dược liệu.
- Nghiên cứu ứng dụng cỏ biển trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
- Nghiên cứu ứng dụng hệ sinh thái cỏ biển như một công cụ để ổn định bờ biển.
4) Cơ quan chủ trì: Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia.
5) Thời gian thực hiện: 2004 - 2010.
Hành động 2: Bảo vệ, phục hồi và phát triển cỏ biển ở Việt Nam.
1. Ký hiệu: CT.2
2. Mục tiêu:
- Bảo vệ, phục hồi và phát triển 32 vùng cỏ biển tập trung, với diện tích 6.300 ha
của Việt Nam.
3. Các dự án thực hiện hành động:
Dự án 1:
1) Tên dự án: Xác lập các khu bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển trong phạm vi biển và
lãnh hải có chủ quyền của Việt Nam
2) Ký hiệu dự án CT .2.1
3) Nội dung của dự án:
- Lựa chọn trong số 32 vùng cỏ biển tập trung các vùng có giá trị kinh tế - môi
trường cao để xác lập các khu bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển.
- Soạn thảo và ban hành quy chế các khu bảo tồn cỏ biển Việt Nam.
4) Cơ quan chủ trì: Cục Môi trường.
5) Thời gian thực hiện: 2003-2005.
Dự án 2:



1) Tên dự án: Giảm thiểu ô nhiễm nước biển tại 32 vùng phân bố tập trung cỏ
biển và các cửa sông, đầm phá, tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng cỏ biển
phân bố tập trung phát triển.
2) Ký hiệu dự án: CT.2.2
3) Nội dung dự án:
- Hạn chế xả thải các chất ô nhiễm.
- Hạn chế quá trình bào mòn, rửa trôi đất đá trên đất liền, giảm việc vận chuyển,
bồi lắng trầm tích hạt mịn với tốc độ cao,
4) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5) Thời gian thực hiện: 2004 - 2008.
Dự án 3:
1) Tên dự án: Trồng phục hồi các khu vực cỏ biển đã bị suy thoái nghiêm trọng,
hoặc đã bị biến mất hoàn toàn; trồng mới các khu vực cỏ biển nhằm tăng cường
ổn định môi trường, tăng số lượng động vật đáy.
2) Ký hiệu dự án: CT.2.3.
3) Nội dung dự án:
- Xác định nguyên nhân gây suy thoái, hoặc huỷ diệt hoàn toàn các thảm cỏ
biển.
- Cải thiện môi trường biển ven bờ.
- Trồng mới các thảm cỏ biển theo hình thức di trồng, nhằm mục đích tăng
cường nguồn lợi tự nhiên vùng biển ven bờ, ổn định bờ biển.
4) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh
tham gia dự án.
5) Thời gian thực hiện: 2004 - 2010.
Hành động 3: Hoàn thiện chính sách và cơ cấu tổ chức quản lý Nhà nước đối
với hệ sinh thái cỏ biển.
1. Ký hiệu: CT.3
2. Mục tiêu:
- Ban hành và thực hiện chính sách nhằm bảo vệ, phục hồi, phát triển, khai thác
và sử dụng hiệu quả hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
bảo vệ, phục hồi, phát triển, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ sinh thái cỏ biển
Việt Nam.
Cần nhấn mạnh rằng, hệ thống chính sách và cơ cấu tổ chức quản lý Nhà nước
đối với hệ sinh thái cỏ biển phải được lồng ghép trong hệ thống chính sách và cơ
cấu tổ chức quản lý dải ven biển đang được chuẩn bị hình thành cùng thời điểm
với việc xây dựng kế hoạch hành động này.
3. Các dự án thực hiện hành động:


Dự án 1:
1) Tên dự án: Tổ chức nghiên cứu, soạn thảo, ban hành chính sách bảo vệ, phục
hồi, phát triển, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam.
2) Ký hiệu dự án:CT. 3.1
3) Nội dung của dự án:
- Nghiên cứu, soạn thảo chính sách bảo vệ, phục hồi, phát triển, khai thác và sử
dụng hiệu quả hệ sinh thái cỏ biển.
- Làm thủ tục ban hành chính sách.
- Hỗ trợ việc triển khai chính sách trong phạm vi cả nước.
- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành.
4) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan.
5) Thời gian thực hiện: 2003 - 2004.
Dự án 2:
1) Tên dự án: Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý Nhà nước đối với hệ sinh thái cỏ
biển.
2) Ký hiệu dự án: CT.3.2
3) Nội dung dự án:
- Hình thành bộ phận quản lý Nhà nước đối với hệ sinh thái cỏ biển trong cơ cấu
tổ chức quản lý Nhà nước dải ven biển Việt Nam.
- Bố trí nguồn nhân lực làm công tác quản lý thích hợp.

- Trang bị các trang thiết bị cần thiết cho công tác quản lý.
4) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và các cơ quan có
liên quan.
5) Thời gian thực hiện: 2003-2004.
Hành động 4: Nâng cao nhận thức, tăng cường trao đổi thông tin, mở rộng hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ, phục hồi, phát triển, khai thác và sử dụng hiệu
quả hệ sinh thái cỏ biển.
1. Ký hiệu : CT.4
2. Mục tiêu :
- Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ, phục hồi, phát triển, khai
thác và sử dụng hiệu quả hệ sinh thái cỏ biển.
- Xây dựng ngân hàng dữ liệu cơ sở; thành lập Webside về hệ sinh thái cỏ biển
Việt Nam; hợp tác trao đổi thông tin, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong
việc bảo vệ, phục hồi, phát triển, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ sinh thái cỏ
biển Việt Nam.
3. Các dự án thực hiện hành động:
Dự án 1:


1) Tên dự án: Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư dải ven biển về bảo vệ,
phục hồi, phát triển, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cỏ biển.
2) Ký hiệu dự án: CT.4.1
3) Nội dung dự án:
- Tập huấn, cung cấp thông tin về vai trò, giá trị, đặc trưng của hệ sinh thái cỏ
biển.
- Hướng dẫn các quy định về bảo vệ, phục hồi, phát triển, khai thác và sử dụng
hiệu quả hệ sinh thái cỏ biển.
- Chuyển giao các công nghệ khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên vùng ven
biển.
- Xây dựng các mô hình cộng đồng sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi

trường dải ven biển.
4) Cơ quan chủ trì: Cục Môi trường.
5) Thời gian thực hiện: 2004 - 2010.
Dự án 2:
1) Tên dự án: Phát huy tối đa tác dụng tuyên truyền, giáo dục của các phương
tiện thông tin đại chúng nâng cao nhận thức toàn dân trong việc bảo vệ, phục
hồi, phát triển, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ sinh thái cỏ biển.
2) Ký hiệu dự án: CT.4.2
3) Nội dung dự án:
- Chuẩn bị và phát sóng các chương trình truyền hình trên đài truyền hình Trung
ương và các đài địa phương.
- Chuẩn bị và phát sóng các chương trình truyền thanh trên đài truyền thanh
Trung ương và các đài địa phương.
- Lập ngân hàng dữ liệu, bảo tàng đa dạng sinh học biển, trong đó có phòng
trưng bày đa dạng sinh học hệ sinh thái cỏ biển.
- Lập trang Webside về hệ sinh thái cỏ biển.
4) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5) Thời gian thực hiện: 2003 - 2010.
Dự án 3:
1) Xây dựng mô hình du lịch môi trường - sinh thái biển.
2) Ký hiệu dự án: CT.4.3
3) Nội dung dự án:
- Khoanh định khu du lịch tại 2 địa điểm có địa hình đáy biển thuận lợi, có đa
dạng sinh học phong phú.
- Quy hoạch chi tiết mô hình du lịch môi trường - sinh thái biển.
- Xúc tiến đầu tư cho dự án.


4)Cơ quan chủ trì: Tổng cục Du Lịch.
5)Thời gian thực hiện: 2005-2007.

Dự án 4:
1) Tên dự án: Thiết lập việc hợp tác song phương giữa các cơ quan quản lý Nhà
nước; cơ quan nghiên cứukhoa học Việt Nam với các nước, các tổ chức trong
khu vực và trên thế giới.
2) Ký hiệu dự án: CT.4.4
3) Nội dung dự án:
- Xây dựng hợp tác trao đổi thông tin, hợp tác nghiên cứu, đào tạo với các nước:
Oxtrâylia, Phillipin, Thái Lan, Inđônexia, ...
- Trao đổi các nhóm chuyên gia khoa học - công nghệ và quản lý Nhà nước.
4) Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5) Thời gian thực hiện: 2003-2010.
Bảng tổng hợp các dự án, xác định mức độ ưu tiên

hiệuDự toán kinh phí
TT
Cơ quan chủ trì
dự án
(106USD)

1

2

3

CT.1.1

CT.1.2

CT.1.3


Mức độ ưu
Thời giantiên
thực hiện
1 2 3

0,5

Phân viện
Hải dương học
Hải Phòng

2003-2006 +

0,5

Phân viện
Hải dương học
Nha Trang

2003-2006 +

0,5

Phân viện
Hải dương học
Hải Phòng

2004-2005


+

2004-2005

+

4

CT.1.4

0,5

Phân viện
Hải dương học
Nha Trang

5

CT.1.5

0,1

Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật

2005-2006

+
+
+


6

CT.1.6

0,2

Trung tâm Khoa học Tự
nhiên và
2004-2010
Công nghệ quốc gia

7

CT.2.1

0,1

Cục Bảo vệ môi trường 2003-2005

8

CT.2.2

0,5

Bộ Tài nguyên và Môi2004-2008 +




hiệuDự toán kinh phí
TT
Cơ quan chủ trì
dự án
(106USD)

Mức độ ưu
Thời giantiên
thực hiện
1 2 3

trường
0,5

Bộ Tài nguyên và Môi
trường,
2004
Uỷ ban Nhân dân các2010
tỉnh tham gia dự án

0,3

Bộ Tài nguyên và Môi
trường, các cơ quan có2003 -2004 +
liên quan.

11 CT.3.2

0,2


Bộ Tài nguyên và Môi
trường,
2003
Bộ Nội vụ và các cơ2004
quan có liên quan.

12 CT.4.1

0,3

Cục Bảo vệ môi trường 2004-2010

13 CT.4.2

0,3

Bộ Tài nguyên và Môi
2003-2010
trường

+

14 CT.4.3

0,3

Tổng cục Du lịch

+


15 CT.4.4

0,2

Bộ Tài nguyên và Môi
2003-2010 +
trường

9

CT.2.3

10 CT.3.1

-

-

+

+

2005-2007

+

Tổng cộng:5,0 triệu USD (Năm triệu đô la Mỹ)
Ghi chú:
1.Mức độ ưu tiên rất cao.
2.Mức độ ưu tiên cao.

3.Mức độ ưu tiên.
Ð. Các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động
Ðể kế hoạch hành động có thể được thực thi trên thực tế, tạo ra những tiền
đề cơ bản cho những bước phát triển mới sau năm 2010, các giải pháp lớn trình
bày sau đây được xem là hết sức quan trọng:
1. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc thực thi Kế hoạch hành động bảo
vệ, phục hồi, phát triển hệ sinh thái cỏ biển trên cả 2 lĩnh vực: tổ chức thực hiện
và cung cấp kinh phí cho các dự án ưu tiên cao.
2. Tích cực phát huy vai trò của các cộng đồng thông qua công tác tuyên truyền,
vận động đồng thời với việc áp dụng các công cụ kinh tế (thuế tài nguyên, phí
môi trường, phạt gây ô nhiễm, ...).
3. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế, vận động tài trợ, xúc tiến đầu tư trong
lĩnh vực bảo vệ, phục hồi, phát triển hệ sinh thái cỏ biển.


4. Nâng cao hiệu lực quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến
việc thực hiện kế hoạch hành động. Phân định rạch ròi quyền hạn và trách nhiệm
của từng cấp từ Trung ương đến địa phương.
E. Tổ chức thực hiện.
-Bộ Tài Nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mốithực hiện kế hoạch hành
động bảo vệ, phục hồi, phát triển hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam.
-Thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý Nhà nước dải ven biển Việt Nam, trong đó bố
trí bộ phận đảm trách việc quản lý Nhà nước đối với hệ sinh thái cỏ biển.
Hải Phòng ngày 25/12/2003
Người cung cấp thông tin
PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến (Trưởng Tiểu ban cỏ biển)
22




×