Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Hệ Thống Các Dạng Bài Tập Chuyên Đề Trái Đất Và Tác Động Của Các Hệ Quả Chuyển Động Của Trái Đất Đến Các Thành Phần Tự Nhiên Khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.6 KB, 28 trang )

HỆ THỐNG CÁC DẠNG BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA CÁC HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT ĐẾN
CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN KHÁC
A.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong phần Địa lí tự nhiên đại cương (ĐLTNĐC) chuyên đề Trái đất là một
trong những nội dung quan trọng trong hệ thống kiến thức Địa lí. Kiến thức của
chuyên đề đề cập đến những khái niệm về vũ trụ và các hành tinh; đặc điểm cấu
tạo, vị trí, hình dạng và kích thước của Trái đất; các vận động của Trái Đất và hệ
quả địa lí của nó. Hiểu rõ nội dung kiến thức của chuyên đề này, ta sẽ dễ dàng hiểu
rõ hơn về đặc điểm các thành phần tự nhiên khác. Trong chuyên đề Trái đất, sự
phức tạp của nội dung cần chuyển tải cao hơn so với nội dung kiến thức của các
phần khác. Các quá trình, các hiện tượng tự nhiên luôn có mối quan hệ logic, tìm
ra nguyên nhân chính là tìm ra các mối liên hệ này.
Kiến thức của phần Trái đất đa dạng có thể hình thành và thiết kế nhiều dạng
bài khác nhau bao gồm các dạng tính toán, giải thích các sự vật, hiện tượng đang
diễn ra trên Trái đất, ví dụ như các bài tập tính giờ ( giờ thực, giờ trung bình mặt
trời, giờ múi, giờ quốc tế GMT), tính góc nhập xạ tính thời gian Mặt trời lên thiên
đỉnh, các bài tập nhận biết các sự vật, giải thích các hiện tượng tự nhiên khác.
Trong quá trình giải các bài tập về Trái đất học sinh phải thực sự động não
suy nghĩ để tìm ra cách giải. Càng giải nhiều bài tập bao nhiêu thì lượng kiến thức
cũng theo đó mà tăng lên bấy nhiêu. Rõ ràng thông qua việc giải các bài tập sẽ
giúp cho học sinh hiểu cặn kẽ vấn đề, biết giải thích các hiện tượng sự vật Địa lí có
liên quan đến Trái đất và có thể vận dụng chúng một cách có hiệu quả, kích thích
năng lực tự học của học sinh hiện nay, rèn luyện được kĩ năng - kĩ xảo - một điều
rất cần thiết đối với học sinh lớp chuyên Địa lí và càng cần thiết hơn đối với việc
bồi dưỡng học sinh giỏi.
1



Vì thế, trong chuyên đề này chúng tôi đã hệ thống hóa các dạng bài tập của
phần Trái Đất và phân tích sự tác động của các hệ quả vận động của Trái Đất tới
các thành phần tự nhiên khác.
B. NỘI DUNG
I. YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ KIẾN THỨC

- Nhận thức được Vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt trời trong đó có Trái đất
chỉ là một bộ phận rất nhỏ bé trong Vũ trụ.
- Hiểu được cấu tạo của Hệ Mặt trời, Trái đất trong Hệ Mặt trời.
- Biết được đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hiểu rõ
được hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Giờ trên Trái Đất.
+ Hiện tượng ngày đêm liên tục kế tiếp nhau.
+ Sinh ra lực Côriôlit làm lệch hướng chuyển động của các vật thể.
+ Là cơ sở để xây dựng mạng lưới kinh vĩ tuyến.
- Biết được đặc điểm của chuyển động quanh Mặt trời của Trái Đất và hệ quả
của chuyển động này:
+ Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.
+ Hiện tượng mùa trên Trái Đất.
+ Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
- Giải thích được một số hiện tượng địa lí trong thực tiễn từ chuyển đông tự
quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ TRÁI ĐẤT
Trong học phần Trái đất có những dạng bài tập cơ bản sau:
1.

Tính giờ

2.


Tính góc nhập xạ (góc tới) tại một điểm.

3.

Tính thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một điểm

4.

Xác định vĩ độ thông qua việc tính góc nhập xạ vào một ngày bất kì

5.

Xác định tọa độ địa lí tại 1 điểm cho trước (kinh vĩ độ của một điểm)
2


6.

Bài tập về giả thuyết ngược

7.
Bài tập giữa mối liên hệ giữa phần Trái đất và các thành phần khác
của thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên.
III.

QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỘT BÀI TẬP THỰC HÀNH CỦA
PHẦN TRÁI ĐẤT.

Bài tập thực hành học sinh tự học là chính nên tăng cường khuyến khích sáng

kiến, định hướng tìm tòi, tăng cường tính vững chắc của kiến thức, rèn luyện kỹ
năng thực hành cơ bản.
Xác định nội dung, chức năng, vị trí của môn học trong nội dung dạy học cụ
thể, xác định mục tiêu, định hướng việc hình thành bài tập. Xác định các dạng bài
tập: tên bài, yêu cầu, lời giải được hình thành từ các chương trình môn học. bao
gồm các bước cụ thể sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu nhằm: củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng
Để thiết kế xây dựng hệ thống bài tập thực hành, trước hết cần chọn lọc kiến
thức, xây dựng những bài tập thực hành phù hợp nội dung chương trình học, giúp củng
cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng học tập, đáp ứng mục tiêu của qua trình dạy học.
Nắm vững quy luật, mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành theo từng nội
dung cụ thể nhằm khai thác và củng cố kiến thức
Bước 2. Xác định dạng bài tập cho từng nội dung: bài tập áp dụng công
thức toán học, phân tích lý thuyết, bài tập mối liên hệ giữa phần Trái đất và các
nội dung khác, bài tập giả thuyết ngược…
Bước 3. Tìm các dữ kiện cho một bài tập toán, thực hành cụ thể
- Bài tập áp dụng công thức toán: tìm một nhân tố (định lượng) khi biết các
dữ kiện khác, các dữ kiện đưa ra phải phù hợp với yêu cầu kiến thức.
- Bài tập áp dụng các công thức toán có phân tích lý thuyết: Trên cơ sở phân
tích lý thuyết xác định các dữ kiện phù hợp nội dung yêu cầu
Bước 4. Xây dựng đáp án chi tiết cho từng bài

3


Bước 5. Sắp xếp theo hệ thống nội dung từng phần
Bước 6. Cho người học phản hồi kịp thời để biết kết quả bài thực hành họ
đã làm đúng hay còn sai ở phần nào giúp người học tự điều khiển quá trình học
tập của mình
IV. CÁC DẠNG BÀI TẬP THỰC HÀNH CƠ BẢN

4.1. Bài tập tính giờ
Một trong những hệ quả của vận động tự quay quanh trục của Trái đất là việc
phân chia các loại giờ trên Trái đất. Đây là hệ quả quan trọng của vận động này.
Hơn nữa, việc xác định giờ khá gần gũi và cần thiết với cuộc sống của con
người. Vì vậy, việc tìm hiểu về giờ có tính ứng dụng cao trong thực tế giúp con
người hiểu biết hơn về các hiện tượng liên quan đến giờ trong cuộc sống.
- Tính giờ (bao gồm tính giờ thực, giờ múi, giờ trung bình mặt trời, giờ
GMT, phương trình thời gian
4.1.1. Giờ địa phương và kinh độ địa lí
Tại một thời điểm vật lý, hiệu giờ địa phương của hai nơi bằng hiệu kinh độ
của hai nơi đó (tính theo đơn vị thời gian)
S1 – S2 = λ1 - λ2
Trong đó: S1 – S2: là hiệu giờ địa phương
λ1 - λ2: là hiệu giữa hai kinh tuyến
4.1.2. Giờ múi, giờ quốc tế
Giờ của múi nào đó được tính bằng giờ quốc tế cộng số múi. Tại cùng một
thời điểm vật lý nếu giờ quốc tế là T0 thì giờ ở múi số M công thức tính sẽ là :
TM = T0 + M
Trong đó : TM giờ múi
M số múi
T0 giờ của múi số 0
4


4.1.3. Giờ múi, giờ địa phương (giờ trung bình Mặt Trời)
Giữa giờ múi và giờ địa phương có mối quan hệ đó là: Giờ của múi là giờ
địa phương của kinh tuyến giữa múi. Như vậy khi biết giờ múi của một kinh độ, có
thể xác định được giờ địa phương hoặc ngược lại biết giờ địa phơng xác định được
giờ múi.
TM = Tm ± ∆t

Hay Tm = TM ± ∆t
Trong đó: TM là giờ múi; Tm là giờ địa phơng hay giờ trung bình Mặt Trời;
∆t là khoảng chênh lệch thời gian giữa kinh độ giữa múi và kinh độ cần xác định
hoặc kinh độ cho trước.
Căn cứ vào kinh độ đứng trước hay sau kinh độ giữa múi đồng thời kinh độ
đó ở bán cầu Đông hay bán cầu Tây mà có thể (+) hay (- ).
Ví dụ 1: Tại múi số 7 có giờ múi là 8h. Hãy cho biết giờ múi và giờ trung
bình Mặt Trời cùng thời điểm đó tại trạm có kinh độ là 420 52' Đ và 42052'T?
Giải
- Giờ múi : Múi số 7 là 8h
+ 42052’Đ thuộc múi số 3 cách múi 7 là 4 múi sẽ có giờ múi là:
8h – 4h = 4h
+ 42052’T thuộc múi số 21 cách múi 7 là 14 múi sẽ có giờ múi là:
8h +14h = 22h
- Giờ trung bình Mặt Trời: Kinh tuyến giữa múi 3 là 45 0 cách 42052’ là 208’
= 8’32’’
Tại 42052’ Đ có giờ TBMT là: 4h – 8’32’’ = 3h51’28’’
Tại 42052’ T có giờ TBMT là: 22h + 8’32’’ = 22h8’ 32’’
* Yêu cầu
- Có kiến thức lí thuyết về hệ quả sinh ra giờ khi Trái đất tự quay quanh trục
- Có kĩ năng tính toán
5


- Có khả năng liên hệ với thực tiễn
* Các kiến thức và kĩ năng cần nắm để giải bài tập tính giờ
- Các kiến thức lí thuyết
+ Vận động tự quay của Trái đất làm cho mỗi nơi trên Trái đất có giờ địa phương
và trên thế giới có 24 giờ quốc tế.
Ví dụ 2: Một máy bay cất cánh tại Tân Sơn Nhất lúc 6h ngày 15/8/2012 đến

Luân Đôn sau 9h bay, máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn
và cho biết ở các địa điểm ghi trong bảng sau lúc đó là mấy giờ?
Vị trí

Tôkiô

Niu-Đê-li

Xit-ni

Oasintơn Lot-An-giơ-let

Kinh độ

1350Đ

750Đ

1500Đ

750T

1200T

Giờ
Ngày
=> Phân tích đề:
- Trước tiên, phải xác định được Tân Sơn Nhất - Việt Nam (thuộc múi giờ số 7).
Các địa điểm cần tính đã cho biết kinh độ --> muốn tính được giờ của các địa điểm
khác cần tính được múi giờ của các địa điểm đó

- Đề bài cho biết thời gian máy bay cất cánh, yêu cầu cho biết thời gian máy bay hạ
cánh, vì vậy khi tính toán phải chú ý
=> Gợi ý:
- Máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất thuộc múi giờ số 7 là 6h ngày
15/8, đến Luân Đôn sau 9h bay. Luân Đôn thuộc múi giờ số 0 nên lúc máy bay hạ
cánh thì ở Luân Đôn là (6h +9h) - 7 = 8h ngày 15/8/2012
- Tính giờ tại các địa điểm trong bảng:
+ Tính múi giờ:
Áp dụng công thức: múi giờ = kinh độ Đông : 15 (vì mỗi múi giờ rộng 15 kinh
tuyến)
và múi giờ = ((1800 – kinh độ Tây) + 1800) : 15
+ Tính giờ:
6


Áp dụng công thức: Tm = To ± m (m: số múi giờ)
 Áp dụng công thức ta tính được:
Vị trí

Tôkiô

Niu-Đê-li

Xit-ni

Oasintơn

Lot-An-giơ-let

Kinh độ


1350Đ

750Đ

1500Đ

750T

1200T

Múi giờ

9

5

10

19

16

Giờ

17h

13h

18h


3h

0h

Ngày

15/8

15/8

15/8

15/8

15/8

4.2. Bài tập tính toán: tính góc nhập xạ, ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh,
tọa độ địa lí...
4.2.1. Tính góc nhập xạ
* Lí do chọn bài tập
- Góc nhập xạ là góc được tạo bởi tia tới của Mặt trời hợp với Trái đất trong
những thời điểm cụ thể.
- Giải các bài tập này giúp luyện tập được cách tính toán, xác định góc nhập
xạ của Mặt trời trên Trái đất tại các thời điểm khác nhau, ở những vĩ độ khác nhau.
- Qua việc tính toán xác định được lượng nhiệt mà mặt trời phân phối xuống
ở những địa phương và vào những thời điểm khác nhau trên Trái đất có sự khác
biệt như thế nào, từ đó giải thích được lượng nhiệt tại sao phân bố khác nhau trên
Trái đất, vào những thời điểm khác nhau là khác nhau. Đó là lí do giải thích tuy
cùng ở trên Trái đất ở cùng một thời gian mà nơi nhận được nhiều ánh sáng Mặt

Trời nơi thì nhận được ít, nơi nhận được lượng nhiệt nhiều, nơi nhận được lượng
nhiệt ít.
- Thông qua việc giải các bài tập tính góc nhập xạ giúp khắc sâu và củng cố
kiến thức đồng thời hiểu được những hệ quả khác nữa của vận động quay quanh
Mặt Trời của Trái Đất.
* Các kiến thức có liên quan
7


Lý thuyết
- Các tia nắng Mặt Trời phát ra và chiếu tới Trái Đất xem như song song vì
Mặt Trời là một khối cầu rất lớn, các tia năng lượng này luôn tạo mặt phẳng xích
đạo một δ góc lệch thay đổi trong năm từ - 23o17’- 23o17’ nghĩa là δ = ± 23o27’.
- Từ đó góc nhập xạ ho thay đổi trong năm theo công thức:
Ho = 90o- ϕ ± δ

ϕ : Vĩ độ địa lí
- Xác định Ho vào ngày 21/3 và 23/9:
Vào ngày này góc lệch δ = 0 vì tia sáng Mặt Trời vuông góc với xích đạo do đó
góc nhập xạ được tính bằng công thức: Ho = 90o- ϕ
+ Ở xích đạo δ = 0 => Ho = 90o.
+ Ở chí tuyến Bắc: ϕ = 23o27’B => ho = 90o- 23o27’B = 66o33’.
+ Ở chí tuyến Nam: ϕ = 23o27’N => ho = 900 - 23o27’ = 66o33’.
+ Ở 2 cực, ho = 0 - Bắc cực: 90o - 90o = 0o.
- Nam cực: 90o - 90o = 0o
- Ho vào ngày 22/6 :
+ Hạ chí Bắc bán cầu Mặt Trời vuông góc ở chí tuyến Bắc có δ = + 23o27’B
Đông chí ở Nam bán cầu Mặt Trời vuông góc với chí tuyến Nam có δ = 23o27’N.
H0 = 90o - ( ϕ + δ ) ( với ϕ > 23o27’)
Ho= 90o - δ + ϕ (với ϕ < hoặc = 23o27’)

=> ho ở bắc chí tuyến = 90o
Ở xích đạo = 90o- 0o- 23o27’= 66o33’
Ở Nam chí tuyến = 90o- 23o27’= 43o06’
Ho ở Bắc cực= 90o - 90o + 23o27 = 23o27’
Ho ở Nam cực = 0o.
8


+ Hạ chí ở Nam bán cầu: ho = 90o - ( ϕ + δ ) ( với ϕ > 66o33’).
( Bắc bán cầu lúc này gần Mặt trời nên là thời kỳ nóng trong năm và là mùa hè)
(Nam bán cầu lúc này ở xa Mặt trời nên là thời kỳ lạnh trong năm và là mùa đông)
=> Vậy vào thời điểm này ho ở Bắc bán cầu lớn, Nam bán cầu nhỏ nên Bắc bán
cầu là mùa nóng, Nam bán cầu là mùa lạnh, ho ở Nam cực = 90 o - 66o33’- 23o27’ =
0o ( 6 tháng đêm).
* Ho vào ngày 22/12.
- Hạ chí ở Nam bán cầu, Mặt Trời vuông góc ở chí tuyến Nam, hạ chí α = +
23o27’.
Đông chí ở Bắc bán cầu δ = - 23o27’.
- Ở BBC: ho = 90o- ϕ - δ ( với ϕ < hoặc = 66o33’).
- Ở NBC: ho = 90o- ( ϕ + α ) ( với ϕ > 23o27’)
Ho = 90o - δ + ϕ ( với ϕ < hoặc = 23o27’).
Ta có:
ho ở bắc chí tuyến = 90o- 23o27’- 23o27’= 43o06’.
Ở xích đạo = 90o - 23o17’= 66o33’.
Ở Nam chí tuyến = 90o - 23o27’ + 23o27’= 90o
Ho ở Nam cực = 90o- 90o + 23o27 = 23o27’
Ho ở Bắc cực = 90o- 66o33’= 23o27’(6 tháng đêm).
- Vì vào thời điếm này Nam bán cầu ngả về phía Mặt Trời.
* Kĩ năng
- Các công thức tính toán cần ghi nhớ:

+ Góc nhập xạ tại điểm đầu mút: + (21/3, 23/9): ho = 90o- ϕ
+ (22/6, 22/12): ho = 90o- ϕ ± δ
+ Tính thời gian bất kì trong năm
Sin ho = sin ϕ . Sin δ + cos ϕ .cos δ . Cos θ
Trong đó: ϕ : Vĩ độ địa lí
δ : Góc lệch Mặt trời
9


θ : Góc giờ của Mặt trời tính theo ngày, đêm

*. Bài tập vận dụng
Ví dụ 1:
Hà Nội nằm ở vĩ độ 210B, hãy cho biết góc nhập xạ của Hà Nội là bao nhiêu
vào những ngày Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, Đông chí?
=> Phân tích đề:
- Có 2 cách tính góc nhập xạ:
+ HS có thể vẽ hình để tính
+ HS có thể dựa vào công thức tính góc nhập xạ (công thức tính góc nhập xạ đã
được giáo viên hướng dẫn)
=> Gợi ý
*/ Khái niệm góc nhập xạ: Góc nhập xạ là góc hợp bởi tia sáng Mặt Trời với tiếp
tuyến của Trái Đất tại điểm đó
*/ Tính:
- Vào 2 ngày Xuân phân (21/3) và Thu phân (23/9), Mặt Trời lên thiên đỉnh tại
Xích đạo, Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống Xích đạo lúc 12h trưa nên góc nghiêng
của tia sáng Mặt Trời với mặt phẳng Xích đạo = 00
Áp dụng công thức: h = 900 – ϕ + α
Trong đó: + ϕ : vĩ độ điểm cần tính
+ α : góc nghiêng của tia sáng Mặt Trời với Mặt phẳng Xích đạo

=> Vào 2 ngày Xuân phân và Thu phân, α = 0
 hHN = 900 – 210 = 690
- Vào ngày hạ chí, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc, Mặt Trời chiếu
thẳng góc xuống chí tuyến Bắc lúc 12h trưa  góc nghiêng của tia sáng Mặt Trời
với mặt phẳng Xích đạo = 23027’
 hHN = 900 + 210 - 23027’ = 87033’ (Bán cầu mùa hạ)
- Vào ngày đông chí, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Nam  góc
nghiêng của tia sáng Mặt Trời với mặt phẳng Xích đạo = 23027’
 hHN = 900 – 210 – 23027’ = 45033’ (Bán cầu mùa đông)
10


Ví dụ 2:
Vào ngày Xuân phân, tính góc nhập xạ của Hà Nội (21 0B), Huế (16024’B),
TPHCM (10044’B). Từ đó em rút ra nhận xét gì?
=> Phân tích đề:
- Đề bài yêu cầu tính góc nhập xạ của 3 địa điểm --> phải xác định được 3 địa điểm
đó nằm trong vùng nội hay ngoại chí tuyến và thuộc bán cầu nào
- HS phải nhận biết được vào ngày Xuân phân, MT lên thiên đỉnh tại đâu để áp
dụng công thức cho phù hợp.
- Từ kết quả vừa tính, giáo viên hướng dẫn hs nhận xét khái quát về sự thay đổi của
góc nhập xạ theo vĩ độ

 Gợi ý
Sau khi lập luận và tính toán, hs ra được kết quả:
-

Hà Nội (210B) = 690

-


Huế (16024’B) = 73036’

-

TPHCM (10044’B) = 79016’

 Nhận xét: Vào ngày Xuân phân, độ lớn góc nhập xạ giảm dần từ Xích đạo
về 2 cực
4.2.2. Tính thời gian Mặt Trời mọc, lặn, lên thiên đỉnh
* Lý do chọn bài tập:
- Để củng cố lí thuyết so le ngày - đêm
- Giải bài tập này sẽ giúp người học lí giải được các hiện tượng ngày đêm dài ngắn
khác nhau theo mùa và theo vĩ độ. (hệ quả quay xung quanh Mặt Trời của Trái
đất).
Khi mọc hoặc lặn thì Mặt Trời sẽ có độ cao h = 0 cách đỉnh 900
Ta có 0 = sin ϕ sin δ + cos ϕ cos δ cos θ
11


Trong đó : ϕ là vĩ độ; δ là góc lệch Mặt Trời; θ là góc giờ.
Do đó cos θ = - tgϕ tgδ
Góc giờ θ tính ra thời gian là t
- Thời gian ban ngày = 2t
- Thời gian Mặt Trời mọc = 12h - t
- Thời gian Mặt Trời lặn = 12h + t
- Việc hiểu rõ hiện tượng ngày- đêm một hiện tượng gần gũi với cuộc sống của
con người. Nghiên cứu và giải bài tập này sẽ giúp người học có kiến thức sâu rộng
về hiện tượng ngày- đêm, có tính liên hệ, ứng dụng cao trong thực tiễn.
+ Vĩ độ lúc Mặt Trời mọc 6h: ho = 0

Mặt Trời mọc 11h: ho = 11o, góc giờ = 5h.
Giữa trưa: θ = T0 - 12h.
- Dạng bài tập này giúp người học rèn luyện kĩ năng tính toán và khả năng suy
luận, vận dụng sáng tạo công thức vào các bài tập cụ thể.
* Bài tập vận dụng
Ví dụ 1:
Tính thời điểm Mặt Trời mọc, lặn tại 20 o,40o,60o ngày 31/1, biết độ lệch Mặt Trời
là - 17,5o.
Bài làm
* Tính thời gian Mặt Trời mọc, lặn

ϕ = 20o, 40o, 60o
δ = - 17,5o.

* Tại vĩ độ 20o
Ta có: cos θ = - tg ϕ .tg δ
= - tg 20o. tg (- 17,5o) = - 0,364. (- 0.315) = 0,11466.
=> θ = 83o24’52’’ = 5h33’.2 = 11h06’.
Hoặc
12


Thời gian ban ngày là: 2 θ = 83o24’52’’.4’ = 333,66 = 5h33’.2= 11h06’.
Thời gian Mặt Trời mọc là: 12h - θ = 12h - 5h33’= 6h27’.
Thời gian Mặt Trời lặn là: 12h + θ = 12h + 5h33’ = 17h33’.
* Tại vĩ độ 40o
Ta có: cos θ = - tg ϕ .tg δ
= - tg 40o. tg (- 17,5o) = - 0,839. (- 0.315) = 0,264285.
=> θ = 74o40’32’’ = 75o45’.
Hoặc

Thời gian ban ngày là: 2 θ = 75o45’.4’ = 2h.5h02’ = 10h04’.
Thời gian Mặt Trời mọc là: 12h - θ = 12h - 5h02’ = 6h58’.
Thời gian Mặt Trời lặn là: 12h + θ = 12h + 5h02’ = 17h02’.
* Tại vĩ độ 60o
Ta có: cos θ = - tg ϕ . tg δ
= - tg 60o. tg (- 17,5o)= - 1,732. (- 0.315) = 0,54495.
=> θ = 57o = 3h48’.
Hoặc
Thời gian ban ngày là: 2 θ = 2h.3h48’ = 7h36’.
Thời gian Mặt Trời mọc là: 12h - θ = 12h - 7h36’ = 4h24’.
Thời gian Mặt Trời lặn là: 12h + θ = 12h + 7h36’ = 19h36’.
b. Tính so le ngày đêm ở Lêningrat với ϕ = 60o vào ngày 22/6 và ngày 22/12
* cos θ = - tg ϕ . tg δ
cos θ = - tg 60o. tg 23o27’ = - tg 60o. tg 23,45o
= - 1,732. 0,433 = - 0,749 = - 138o30’13’’.
θ = 41o17’7’’.

Thời gian ban ngày là: 2 θ = 2h.41o17’7’’ = 4h45’42’’.
Thời gian ban đêm là: 24h- 4h45’42’’= 18h54’58’’.
13


Ví dụ 2:
Cho biết vào ngày 30/4, 20/11, 2/9, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ nào? Trình bày
cách tính?
=> Phân tích đề:
- Muốn tính được vĩ độ MT lên thiên đỉnh vào các ngày đã cho, cần dựa vào hình
vẽ trong sgk về hiện tượng MT lên thiên đỉnh
- Phải biết được các ngày đề bài đã cho nằm trong khoảng thời gian nào trong các
mốc: 21/3 --> 22/6; 22/6 --> 23/9; 23/9 --> 22/12; 22/12 --> 21/3

- Dựa vào hình vẽ sgk, tính được quãng đường MT di chuyển trong vòng 1 ngày tại
các mốc thời gian trên, từ đó tính được vĩ độ MT lên thiên đỉnh vào 3 ngày đề bài
yêu cầu.

 Gợi ý:
*/ Ngày 30/4:
- Từ 21/3  22/6, MT chuyển động biểu kiến từ Xđ  CTB. Như vậy,
trong vòng 93 ngày, MT di chuyển được 23027’ (1407’)  Trong vòng 1 ngày,
MT di chuyển được 15,13’
- Từ 21/3  30/4 là 40 ngày, MT di chuyển được 40 x 15,13’ = 605,2’ =
10,09 = 1005’B
0

 Ngày 30/4, MT lên thiên đỉnh tại 1005’B
*/ Ngày 20/11:
- Từ 23/9  22/12, MT chuyển động biểu kiến từ Xđ  CTN. Như vậy,
trong vòng 89 ngày, MT di chuyển được 23027’ (1407’)  Trong vòng 1 ngày,
MT di chuyển được 15,8’
- Từ 23/9  20/11 là 58 ngày, MT di chuyển được 58 x 15,8’ = 916,4’ =
15,270 = 15016’
 Ngày 20/11, MT lên thiên đỉnh tại 15016’N
*/ Ngày 2/9:
14


- Từ 22/6  23/9, MT chuyển động biểu kiến từ CTB  Xđ. Như vậy,
trong vòng 93 ngày, MT di chuyển được 23027’ (1407’)  Trong vòng 1 ngày,
MT di chuyển được 15,13’
- Từ 22/6  2/9 là 72 ngày, MT di chuyển được 72 x 15,13’ = 1089,36’ =
18,160 = 18010’

 Ngày 2/9, MT lên thiên đỉnh tại 23027’ – 18010’ = 5017’B
4.2.3. Xác định vĩ độ tại 1điểm bất kì, tọa độ địa lí của một điểm
* Lí do chọn bài tập
- Việc xác định vĩ độ tại 1 điểm cho trước khá cần thiết đặc biệt trong đời sống.
Việc xác định vĩ độ có thể dựa vào thời gian Mặt trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ
do vậy giúp củng cố lí thuyết đã học.
* Các kiến thức có liên quan
- Xác định vĩ độ tại 1 điểm thì đơn giản nhất dựa vào sao Bắc cực
B

B’
T
H’
A
X
α

T'

Ta hãy xác định độ vĩ của điểm A. Trên hình vòng Bx là kinh tuyến đi qua
điểm A vad Ox là dấu vết của xích đạo trên mặt phẳng hình vẽ. Đường thẳng đứng
ở A là A’O cùng với dấu xích đạo Ox, làm thành một góc AOx , đó là độ vĩ của
điểm A. Đường TT” tiếp tuyến với với kinh tuyến Bx ở A là dấu vết đường chân
15


trời tại điểm A. Ta kẻ đường AB’song song với trục OB, ta có góc B’AT bằng góc
AOX vì các cạnh của 2 góc này thẳng góc với nhau. Góc B’AT biểu thị độ cao của
địa cực B trên chân trời ở điểm A. Như vậy “ độ vĩ một nơi là độ cao trên đường
chân trời của địa cực nơi đấy”.

Nhưng làm thế nào để biết độ cao của Địa cực, kẻ một đường song song với
trục OB để đo độ cao ấy? Ta có thể có được một đường thẳng như thế bằng cách
ngắm phương của một vì sao mà lúc này ta cũng thấy như đứng yên trên bầu trời,
là sao Bắc cực, sao này ở gần thẳng trục Trái đất vì ở rất xa nên tia sáng từ sao Bắc
cực đến Trái đất thành chùm song song. Những tia ấy chiếu thẳng góc xuống Bắc
cực và cùng mặt phẳng chân trời ở Bắc cực hợp thành góc 90 o, nên ở đấy thấy sao
Bắc cực ngay đỉnh đầu. Những tia ấy tiếp tuyến với xích đạo và cùng mặt phẳng
chân trời ở đấy làm thành góc 0 o, nên ở xích đạo ta thấy sao Bắc cực sát đường
chân trời. Ở vĩ tuyến 45oB, tia sáng của sao Bắc cực chiếu xuống mặt phẳng chân
trời chếch một nửa, góc vuông là 45 o. Như thế độ cao của sao Bắc cực ở một nơi
cho ta biết ngay độ vĩ của nơi đó.
( VD: Ở Hà Nội độ cao 21o22’, TP. Hồ Chí Minh độ cao 10o47’)
Ngoài ra, muốn xác định độ vĩ ta còn dựa vào ngày mặt trời lên thiên đỉnh và
góc nhập xạ….
* Muốn xác định kinh độ một cách đơn giản là so sánh giờ địa phương với giờ gốc.
- Muốn biết kinh độ của một điểm ta phải dựa vào giờ đúng của địa điểm ấy.
Ta lại biết rõ giờ của một kinh tuyến gốc lúc đứng bóng nơi ta ở. Như thế các tàu
biển máy bay phải lấy theo giờ đúng của kinh tuyến gốc trên một cái đồng hồ đặc
biệt, suốt cuộc hành trình, không bao giờ vặn thêm hay vặn bớt giờ.
- Khi đứng bóng nơi ta ở mà đồng hồ gốc chỉ 5h20’ ta biết ngay nơi ta đứng
đi qua trước Mặt trời sớm hơn kinh tuyến gốc, như thế là nơi ấy ở phía đông
Grinuych. Nơi ta ở đã 12h trưa, mà nơi ấy đã 5h20’ nghĩa là chậm hơn 6h20’ hay
400’. Ta biết mặt trời chuyển động biểu kiến hết 360 o trong vòng 24h, nghĩa là
360o: 24=15o trong 1h. Cứ 1h Mặt trời chuyển động biểu kiến trên 15 o kinh tuyến.
Mặt trời chuyển động biểu kiến trên 1o kinh tuyến trong 60’: 15o=4’. Như vậy
16


trong 400’ cách biệt giữa giờ gốc với giờ nơi ta ở, Mặt trời chuyển động biểu kiến
qua 400:4=100 độ kinh tuyến. Vậy là nơi ấy ở trên kinh tuyến 100oĐ.

- Nguyên lí của phương pháp tính kinh độ là sự khác nhau về kinh độ giữa
hai địa điểm cân xứng với sự khác nhau về giờ giữa hai địa điểm ấy. Các nhà bác
học thời thượng cổ cũng đã biết nguyên lí ấy và đem áp dụng trong việc tìm kinh
độ của một điểm hay một khu vực.
- Ngày nay, giữa các đài thiên văn với nhau người ta dùng điện báo để thông
tin và tính kinh độ. Điện báo đem các tín hiệu đi rất nhanh chóng, thời gian tín hiệu
đi không đáng kể, người ta chỉ cần ghi nhớ giờ địa phương nơi tín hiệu đánh đi và
nơi tín hiệu nhận được, rồi so sánh hai giờ là rút ra được sự khác nhau về kinh
độgiữa hai nơi rất chính xác.
Công thức tính
Tại một thời điểm vật lý, hiệu giờ địa phương của hai nơi bằng hiệu kinh độ
của hai nơi đó (tính theo đơn vị thời gian)
S1 – S2 = λ1 - λ2
Trong đó: S1 – S2: là hiệu giờ địa phương
λ1 - λ2: là hiệu giữa hai kinh tuyến
*Bài tập ứng dụng
Đề bài: Hãy xác định toạ độ của một thành phố A biết rằng:
- Góc nhập xạ của thành phố này vào ngày 22/6 là 54030'.
- Khi ở Hà Nội (105052'Đ) là 8h15' ngày 25/01/2008 thì cùng lúc đó ở thành
phố A là 18h cùng ngày.
Cách giải
* Xác định toạ độ A
- Vĩ độ:
ho = 900 - ϕ ± δ
Tại Bắc bán cầu: 54030’ = 900 - ϕ + 23027’
ϕ = 900 – 54030’ + 23027’ = 48057’
17


- Kinh độ: 105052’ Đ là 8h15’

S1 – S2 = λ1- λ2
8h15’ – 18h = 105052 - λ2
λ2 = 9h45’ – 105052’ = 14505’ – 105052’ = 39013’T
Điểm A có toạ độ là: 48057’Đ; 39013’T
4. 3. Dạng bài tập giả thuyết ngược
*. Lí do: Nhằm giúp học sinh có những phản ứng nhanh nhạy, có tư duy suy luận
logic, đồng thời củng cố và khắc sâu kiến thức hơn.
*. Yêu cầu về kiến thức:
- Nắm vững đặc điểm và hình dạng của Trái Đất.
- Nắm vững đặc điểm của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
của chúng.
- Nắm vững kiến thức về chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
và hệ quả của chúng.
*. Bài tập vận dụng
Ví dụ 1:
Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì
ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có thì thời gian ban ngày, ban đêm là bao
nhiêu? Khi đó ở bề mặt Trái Đất có sự sống không, tại sao?
Hướng dẫn
- Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời
thì một nửa Trái Đất vẫn được chiếu sáng, một nửa chìm trong bóng tối bởi Trái
Đất hình cầu nên vẫn có hiện tượng ngày và đêm.
- Tuy nhiên do Trái Đất không tự quay nên ngày đêm không luân phiên nhau mà
trong 1 vòng quay quanh Mặt Trời mới có 1 ngày đêm, nghĩa là 1 ngày đêm kéo
dài 1 năm (6 tháng ngày và 6 tháng đêm)
18


- Với thời gian ngày đêm như vậy, ngày sẽ rất nóng do bị Mặt Trời chiếu sáng
trong nửa năm, ban đêm sẽ rất lạnh do không có nhiệt từ Mặt Trời nên có sự chênh

lệch nhiệt độ rất lớn giữa các nơi và giữa các mùa. Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn
giữa ngày và đêm gây ra sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa cầu ngày và
đêm. Từ đó hình thành những luồng gió cực mạnh .Trong điều kiện đó sự sống
không thể hình thành và phát triển được.
Ví dụ 2:
Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quĩ đạo thì có sự thay đổi mùa
như hiện nay không? Nếu không thì sẽ thay đổi như thế nào?
Hướng dẫn:
- Trái Đất có 2 chuyển động đồng thời: tự quay quanh trục và tự quay quanh
Mặt Trời
- Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66 033’. Trong khi
chuyển động, Trái Đất lần lượt nghiêng nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam về phía Mặt
Trời và sinh ra mùa
- Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo góc chiếu từ Mặt Trời
đến từng vùng Trái Đất (trong 1 năm không thay đổi) sẽ không có các mùa khác
nhau
- Ở từng vùng:
+ Vùng ôn đới: Lúc đó quanh năm có khí hậu như mùa xuân, ngày và đêm
lúc nào cùng bằng nhau
+ Vùng nhiệt đới: Khí hậu không thay đổi gì so với khí hậu hiện nay (luôn
luôn nóng)
+ Vùng cực: quanh năm có ánh sáng và khí hậu đỡ khắc nghiệt, dịu đi nhiều
Ví dụ 3:
Giả sử trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo và trái đất vẫn luôn tự quay
quanh trục, khi đó hiện tượng ngày- đêm trên Trái Đất sẽ như thế nào?
Hướng dẫn:
19


Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo, khi đó:

-

Trên Trái Đất vẫn có ngày- đêm luân phiên nhau.

Mọi nơi trên Trái Đất đều có độ dài ngày- đêm bằng nhau. Do trục
Trái Đất trùng với đường phân chia sáng tối.
-

Độ dài ngày đêm của tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều là 24h.

Những địa phương cùng nằm trên 1 đường kinh tuyến sẽ có ngày và
đêm cùng 1 lúc.
V. TÁC ĐỘNG CỦA HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TRÁI ĐẤT ĐẾN CÁC
THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN KHÁC VÀ CÁC QUY LUẬT CỦA VỎ ĐỊA LÍ
5.1. Tác động của hệ quả chuyển động của Trái Đất đến các thành phần tự
nhiên khác.
a. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Sự luân phiên ngày đêm -> Điều hòa chế độ nhiệt trên bề mặt Trái Đất là
cơ sở để sự sông tồn tại và phát triển; tạo nên nhịp điệu ngày đêm của giới vô cơ
và hữu cơ.
- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:
+ Trái Đất được chia làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 0kinh tuyến. Giờ
múi được lấy theo kinh tuyến đi qua giữa múi đó. Giờ mũi số 0 được lấy làm giờ
quốc tế.
+ Đường chuyển ngày quốc tế: Theo cách tính múi giờ, trên Trái Đất lúc
nào cũng có một múi mà ở nơi đó có hai ngày lịch khác nhau. Do vậy, một kinh
tuyến được lấy làm mốc để đổi ngày. Kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở
Thái Bình Dương được làm đường chuyển ngày quốc tế.
-


Ảnh hưởng của lực Côriôlis tới các yếu tố tự nhiên:

Do Trái Đất tự quay quanh trục, mọi vật thể chuyển động trên T Đ đều chịu
tác động của lực gây ra chuyển động ban đầu và lực do sự tự quay theo hướng từ

20


T- Đ của T Đ. Lực làm lệch hướng các chuyển động trên bề mặt TĐ được gọi là
lực Criolit.
- Đặc điểm:
+ Mọi vật chuyển động theo chiều kinh tuyến từ Xích đạo về cực và từ cực
về xích đạo ở Bán cầu bắc sẽ bị lệch về phía tay phảy so với hướng chuyển động.
+ Mọi vật chuyển động theo vĩ tuyến ở BCB sẽ có hướng ra xa trục quay T
Đ khi đi về phía Đông, hướng về trục quay khi đi về phía Tây.
+ Mọi vật chuyển động theo hướng thẳng đứng (rơi tự do) ở BCB sẽ hướng
về phía Đông khi từ trên xuống, hướng về phía Tây khi từ dưới lên .
+ Ở BCN thì ngược lại.
* Ảnh hưởng:
- Tác động đến các hoàn lưu khí quyển:
+ Không khí trên mặt đất ở xích đạo nóng, nở ra và bay lên cao, đến một độ
coa nào đó bị lạnh đai. Do phía dưới vẫn có các bòng khí đi lên, nên khí lạnh này
không hạ xuống được mà phải đi về phía hai cực và bị lệc về phía đông (ở BCB)
do tác dụng của lực Côriôlis. Tới các vĩ độ 30-34 0, độ lệch lên tới 900 so với kinh
tuyến, các dòng khí chuyển động song song với vĩ tuyến-> làm xuất hiện áp cao
cận nhiệt đới.
+ Do sự chênh lệch về khí áp, có gió thổi từ hai khu áp cao cận nhiệt về
phía xích đạo và về phía 2 cực.
Do tác động của lực Côriôlis mà các luồng gió thổi về phía xích đạo theo
chiều kinh tuyến sẽ thổi theo hướng Đông Bắc ở BCB và ĐN-TB ở BCN. Gió này

gọi là gió Tín phong hay gió Mậu Dịch.
Các luồng gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt về hai cực bị lực Côriôlis làm
lệch hướng về phía đông, lên tới các vĩ độ 40-450 hầu như thổi theo hướng Tây –
Đông, tạo thành đai gió Tây (gió Tây ôn đới).
+ Những luồng gió thổi từ khu áp cao ở cực về phía xích đạo cũng bị lực
Côriôlis tác động và làm lệch hướng về phía tây, tới các vĩ tuyến 65 0 đã có phương
song song với vĩ tuyến và hướng từ đông sang tây, tạo thành gió Đông cực.
21


- Tác động đến các dòng biển: Cso thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
(thông qua gió) đến hướng chảy của các dòng biển
+ Những dòng biển chảy từ xích đạo về phía Bắc đều bị lệch sang phía
Đông và chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.
+ Những dòng biển chảy từ xích đạo về phía Nam càng chảy về phía Nam
thì càng lệch về phía Đông, tới vĩ độ 40-500Nam thì lệch hẳn về phía Đông.
+ Các dòng chảy từ phía Đông về phía Tây dọc xích đạo ở các đại dương,
càng về phía Tây càng tỏa rộng ra. Phần trên xích đạo, các nhánh bị lệch về phải,
chảy lên phía Bắc. Phần dưới xích đạo, lệch về Trái, rẽ xuống phía Nam
- Tác động trực tiếp đến dòng chảy sông ngòi: Trong mỗi sông, ở bán cầu
Bắc, áp lực của dòng chảy bên bờ phải của sông mạnh hơn so với bờ Trái, còn ở
bán cầu Nam, bờ trái của sông chịu áp lực của nước sông mạnh hơn.
b. Hệ quả chuyển động tịnh tiến của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.
Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời dẫn đến sự phân phối
lượng bức xạ Mặt trời khác nhau theo vĩ độ, theo mùa dẫn đến sự thay đổi của khí
áp và sự chuyển động của các khối khí, frông, dải hội tụ nhiệt đới theo mùa.
Hệ quả này cũng tác động gián tiếp đến đặc điểm các thành phần tự nhiên
khác qua sự thay đổi của bức xạ Mặt Trời.
5.2. Tác động hệ quả các chuyển động của Trái Đất đến quy luật lớp vỏ
Địa lí.

a. Vận động tự quay của Trái đất
Vận động tự quay của Trái đất liên quan mật thiết đến nhịp điệu ngày đêm
– một trong những biểu hiện của các nhịp điệu của Vỏ cảnh quan.
Nhịp điệu là một đặc tính của sự vận động và phát triển của cảnh quan. Các
cảnh quan khác nhau không chỉ về cấu trúc không gian thể hiện ở đặc điểm kết hợp
của các thành phần (cấu trúc đứng) mà còn ở cường độ và tính chất của nhịp điệu
(cấu trúc động lực hay cấu trúc thời gian). Biểu hiện của tính nhịp điệu có thể thấy
ở hầu hết các hiện tượng, các quá trình tự nhiên. Nhịp điệu của tự nhiên đã điều
khiển, quy định nhịp điệu các quá trình sinh học của giới hữu cơ. “ Các nhịp điệu
22


ngày nay đã trở thành điều kiện cần thiết cho sự tồn tại bình thường của các sinh
vật” ( Theo Xoltxev). Biểu hiện rõ nhất, ngắn nhất của tính nhịp điệu là nhịp điệu
ngày đêm, dài hơn có nhịp điệu mùa. Ngoài ra còn có các nhịp điệu khác mang
tính thế kỉ, mang tầm vũ trụ: nhịp điệu nội thể kỉ, nhịp điệu siêu thế kỉ…
Hình dạng khối cầu của Trái đất đã khiến cho chỉ một nửa Trái đất được
chiếu sáng, còn lại chìm khuất trong bóng tối. Vận động tự quay của Trái đất đã
khiến cho hiện tượng một nửa quả địa cầu được chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối
diễn ra liên tục, luân phiên hay còn gọi là hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.
Như vậy, chính hiện tượng tự quay quanh trục kết hợp với hình dạng khối cầu đã
mang đến nhịp điệu ngày đêm cho Trái đất. Nhịp điệu ngày đêm khác nhau ở mỗi
nơi trên Trái đất, ở từng nơi thì lại khác nhau theo từng mùa, từng khoảng thời gian
trong năm.
Sự thay đổi ngày và đêm đã làm thay đổi tính chất các yếu tố tự nhiên dẫn
đến sự thay đổi của mọi quá trình, mọi hiện tượng trong cảnh quan. Đó là sự phong
hóa đá, quá trình hình thành thổ nhưỡng do sự nóng lên, lạnh đi đột ngột của đá
dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ ngày đêm. Sự chênh lệch nhiệt độ này cũng
làm thay đổi khí áp giữa các nơi, tạo nên nhịp điệu của gió biển, gió đất, gió núi,
gió thung lũng. ..Đối với sinh vật trong sinh quyển, nhịp điệu ngày đêm tạo nên

đặc tính sinh học cho từng loài. Hầu hết các loài thực vật ban ngày quang hợp hấp
thụ C02, nhả khí O2, ban đêm ngược lại. Động vật thì tùy loại, loại ưa sáng thì hoạt
động ban ngày, ngủ vào ban đêm. Loại ưa tối thì hoạt động ban đêm, trú ẩn và ngủ
vào ban ngày: cú mèo, dơi, bướm đêm…
Ngoài ra, vận động tự quay của Trái đất không chỉ tạo nên quy luật địa lý
như nhịp điệu ngày đêm của vỏ cảnh quan mà còn tạo nên các quy tắc, quy ước. Ví
dụ: sự quy ước giờ địa phương, giờ Mặt trời trên Trái đất, quy tắc sự lệch hướng
vật thể do tác động của lực Coriolit. Sự lệch hướng vật thể do chịu tác động của
lực Coriolit không đơn thuần là những vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến
mà cả những chuyển động khác cũng chịu tác động của lực này. Lực Coriolit với
tác động đó đã làm ảnh hưởng đến các dòng biển, đặc biệt là hoàn lưu khí quyển từ
đó hình thành nên các khu khí áp động lực. (Xem thêm Bồi dưỡng HSG Địa lý –
2006). Như vậy, vận động tự quay của Trái đất đã tạo nên tính nhịp điệu ngày đêm
23


từ đó hình thành tính nhịp điệu sinh học… mà còn tạo ra các tác nhân cho nhiều
hiện tượng địa lý phức tạp, tức là mang lại nhiều hệ quả chứ không chỉ đơn thuần
như những hệ quả SGK đã trình bày. Trong vấn đề Bồi dưỡng HSG phổ thông cần
đề cập đến những mối liên hệ đó.
b. Vận động quay quanh Mặt trời của Trái đất
Vận động quay quanh Mặt trời của Trái đất hay còn gọi là hiện tượng
chuyển động tịnh tiến quanh Mặt trời tạo nên nhiều hệ quả và cũng tạo ra năng
lượng cho các quy luật địa lý còn lại: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật
địa đới, nhịp điệu mùa, nhịp điệu nội thế kỉ, nhịp điệu ngoài thế kỉ, sự tuần hoàn
vật chất và năng lượng.
*. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của Vỏ cảnh quan
Vỏ cảnh quan trên Trái đất là một tổng thể thống nhất và hoàn chỉnh về mặt
cấu trúc thành phần, đồng thời không đồng nhất về mặt lãnh thổ, có sự phân chia
ra thành các tổng thể lãnh thổ lớn, nhỏ gọi là các địa tổng thể. Bất cứ một địa tổng

thể nào cũng gồm nhiều thành phần cấu tạo nên và giữa chúng có mối quan hệ trao
đổi vật chất và năng lượng, có mối liên hệ với bên ngoài. Do đó mỗi địa tổng thể là
một bộ phận của hệ thống lớn hơn. Sự thống nhất nội bộ hệ thống chỉ có tính tương
đối, do đó mỗi địa tổng thể tùy vào tiêu chí mà có thể phân hóa thành những địa
tổng thể nhỏ hơn. Mặc dù mỗi địa tổng thể có sự phân hóa theo lãnh thổ nhưng tính
thống nhất và hoàn chỉnh giữa các thành phần cấu tạo vẫn là căn bản. Tính thống
nhất và hoàn chỉnh tạo nên đặc trưng cho từng địa tổng thể, từng lãnh thổ, tạo nên
cấu trúc tương đối ổn định của nó, nhưng toàn bộ hệ thống này lại luôn ở trạng thái
động, tức có mối liên hệ với bên ngoài nên luôn thay đổi. Sự thay đổi có thể theo 2
hướng: hoặc có tính chu kì, nhịp điệu, hoặc không lặp lại. Tuy nhiên nó không thay
đổi trong thời gian ngắn mà trong thời gian dài, theo từng thành phần rồi mới đến
tổng thể, riêng sự thay đổi không lặp lại tạo nên một tổng thể khác hoàn toàn về
căn bản – thường là do tác động của con người. Mỗi thành phần tùy vào tính “bảo
thủ” của nó mà chịu tác động của ngoại cảnh với cường độ thay đổi khác nhau. Có
thể sắp xếp mức độ “bảo thủ” giảm dần theo thứ tự: cơ sở nham thạch – địa hình –
khí hậu – nước – thổ nhưỡng – sinh vật (Theo Xoltxev). Sự thay đổi bắt đầu từ
24


thành phần bảo thủ nhất thường tạo nên sự thay đổi quy mô lớn của cảnh quan. Sự
thay đổi các thành phần ít bảo thủ thường cần nhiều thời gian mới tạo nên được sự
thay đổi của cảnh quan.
Sự quy định lẫn nhau giữa các thành phần, bộ phận lãnh thổ là do tất cả các
thành phần, bộ phận đều chịu tác động của nội lực và ngoại lực. Vì vậy chúng
không tồn tại độc lập và phát triển một cách cô lập mà luôn xâm nhập vào nhau,
trao đổi vật chất và năng lượng với nhau nên có mối quan hệ mật thiết để tạo nên
một tổng thể hoàn chỉnh. Tác động của vận động quay quanh Mặt trời của Trái đất
đến quy luật này xin được xét ở 2 khía cạnh
- Sự thay đổi Vỏ cảnh quan theo cấu trúc thời gian: Trong tất cả các thành
phần của Vỏ cảnh quan, chỉ có cơ sở nham thạch là không chịu tác động của năng

lượng Mặt trời. Còn lại các thành phần khác đều chịu tác động của Mặt trời. Do
hiện tượng quay quanh Mặt trời của Trái đất tạo nên hệ quả các mùa trong năm,
thời gian chiếu sáng khác nhau theo từng mùa nên các thành phần đó ở từng nơi
trên bề mặt Trái đất cũng chịu tác động của Mặt trời theo cường độ khác nhau và
cũng khác nhau theo từng khoảng thời gian. Chính chuyển động tịnh tiến quanh
Mặt trời của Trái đất đã tạo nên sự thay đổi có nhịp điệu của cảnh quan theo mùa ở
từng nơi – biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí.
- Sự thay đổi Vỏ cảnh quan theo cấu trúc không gian: Chuyển động tịnh
tiến quanh Mặt trời của Trái đất đã tạo nên hệ quả ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ.
Tức là càng lên vĩ độ cao thì sự chênh lệch về thời gian chiếu sáng càng nhiều.
Điều này đã tác động trực tiếp đến thành phần nhạy cảm nhất là sinh vật, từ đó
thay đổi thổ nhưỡng, nước, địa hình… Điều tất nhiên dẫn đến sự thay đổi của cảnh
quan. Như vậy, theo vĩ độ khác nhau thì cảnh quan khác nhau – đây vừa là biểu
hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lý, vừa là biểu hiện của
quy luật địa đới.
Sự thay đổi của Vỏ cảnh quan theo không gian hay thời gian không tách rời
nhau mà luôn diễn ra đồng thời, xen kẽ lẫn nhau mới tạo nên địa tổng thể hoàn
chỉnh và tạo nên lớp vỏ Cảnh quan như ngày nay. Điều này ta cũng hiểu rằng quy
luật đó đang diễn ra, đang thay đổi, ở mọi nơi và mọi lúc.
25


×