Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Báo Cáo Quan Trắc Chất Lượng Môi Trường Công Trình Nâng Cấp Cảng Cá Lạch Vạn Xã Diễn Ngọc, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An Giai Đoạn Thi Công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.47 MB, 31 trang )

Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NGHỆ AN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NGUỒN LỢI VEN BIỂN
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH NGHỆ AN

---------------o0o-------------

BÁO CÁO QUAN TRẮC
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
CÔNG TRÌNH: NÂNG CẤP CẢNG CÁ LẠCH VẠN
XÃ DIỄN NGỌC, HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ
AN GIAI ĐOẠN THI CÔNG
(6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014)

NGHỆ AN, 2014
Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

1


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC
Hình 2.1: Bản đồ khu vực Cảng cá Lạch Vạn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu.4
Bảng 2.1: Quy mô năng lực cảng cá Lạch Vạn.....................................................5
Bảng 2.2: Tổng hợp khối lượng cơ bản của các hạng mục công trình..................5


Bảng 2.3 : Thiết bị quan trắc tại hiện trường........................................................6
Bảng 2.4: Thời gian lưu mẫu khi không có hóa chất bảo quản...........................10
Bảng 2.5: Phương pháp đo đạc các thông số khí, vi khí hậu..............................10
Bảng 2.6: Phương pháp đo đạc, phân tích trong phòng thí nghiệm....................11
Bảng 2.7: Vị trí lấy mẫu......................................................................................12
Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn.......17
Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước thải..............................................18
Hình 3.1: So sánh nồng độ BOD5 với giới hạn cho phép...................................19
Đơn vị tư vấn giám sát môi trường có đề xuất: Ban chỉ huy công trình Cảng Cá
Lạch Vạn có thể xây dựng bể lắng cát để giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong
nước thải, đồng thời rắc vôi khử trùng nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp
nhận.....................................................................................................................19
3.2.3. Đối với môi trường nước biển ven bờ.......................................................19
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước biển ven bờ..............19
Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm........................20

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Quy mô năng lực cảng cá Lạch Vạn.....................................................5
Bảng 2.2: Tổng hợp khối lượng cơ bản của các hạng mục công trình..................5
Bảng 2.3 : Thiết bị quan trắc tại hiện trường........................................................6
Bảng 2.4: Thời gian lưu mẫu khi không có hóa chất bảo quản...........................10
Bảng 2.5: Phương pháp đo đạc các thông số khí, vi khí hậu..............................10
Bảng 2.6: Phương pháp đo đạc, phân tích trong phòng thí nghiệm....................11
Bảng 2.7: Vị trí lấy mẫu......................................................................................12
Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn.......17
Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước thải..............................................18
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước biển ven bờ..............19

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ

An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

i


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm........................20

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Bản đồ khu vực Cảng cá Lạch Vạn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu.4
Hình 3.1: So sánh nồng độ BOD5 với giới hạn cho phép...................................19
Đơn vị tư vấn giám sát môi trường có đề xuất: Ban chỉ huy công trình Cảng Cá
Lạch Vạn có thể xây dựng bể lắng cát để giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong
nước thải, đồng thời rắc vôi khử trùng nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp
nhận.....................................................................................................................19

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT
QĐ-BTNMT
QĐ.SNN
NĐ-CP
TT-BTNMT
PTNT
QCVN
TCVN


:
:
:
:
:
:
:
:

Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quyết định- Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quyết định- Sở Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn
Nghị định - Chính phủ
Thông tư - Bộ Tài nguyên và Môi trường
Phát triển nông thôn
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

ii


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
TNHH
BOD5

COD
ĐTM
MTV

:
:
:
:
:

Trách nhiệm hữu hạn
Nhu cầu oxy sinh hóa đo ở 200C- 05 ngày
Nhu cầu oxy hóa học
Đánh giá tác động môi trường
Một thành viên

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA
- Cán bộ viết báo cáo: Bà Nguyễn Thị Nhâm;

Chức vụ: Cán bộ kỹ thuật.

- Những người thực hiện quan trắc:
TT

Người thực hiện

Chuyên ngành

Chức vụ


1

Trần Thị Thu Hằng

Thạc sỹ sinh học

Trưởng PTN

2

Nguyễn Hữu Hải Hoàng

Kỹ sư hóa

Trưởng nhóm lấy mẫu

3

Phan Thị Ngọc

Kỹ sư hóa

Cán bộ kỹ thuật

4

Nguyễn Thị Trang

Cử nhân hóa


Cán bộ kỹ thuật

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

iii


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
I. MỞ ĐẦU
Để thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và các cam kết đã ghi rõ trong
chương trình quan trắc, quản lý môi trường của báo cáo Bản cam kết bảo vệ môi
trường dự án “Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An”. Đồng thời theo dõi tình hình môi trường và các tác động tới môi trường
trong giai đoạn thi công xây dựng công trình nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất giảm
thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Đảm bảo sự phát triển bền
vững trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa sản xuất và bảo vệ môi trường. BQL dự
án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Công ty
TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tiến hành quan trắc chất
lượng môi trường khu vực thi công xây dựng công trình “Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn,
xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” 6 tháng đầu năm 2014 trên cơ sở đó
lập báo cáo quan trắc, giám sát môi trường định kỳ, gửi các cơ quan quản lý.
1.1. Căn cứ thực hiện
1.1.1. Cơ sở pháp luật
- Luật Bảo vệ môi trường 2005 ngày 29/11/2005;
- Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan
trắc môi trường;

- Thông tư 28/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí
xung quanh và tiếng ồn;
- Thông tư số 30/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới
đất;
- Thông tư số 31/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước biển;
- Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng;
- Thông tư 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường;

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

1


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- Quyết định số 1421/QĐ.SNN-QLXD ngày 04/11/2013 của Sở Nông nghiệp
&PTNT tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt đề cương - dự toán báo cáo giám sát bảo vệ
môi trường giai đoạn thi công xây dựng công trình: “Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn, xã
Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”;
- Thông báo số 02/TB-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân
huyện Diễn Châu về việc chấp nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án: “Đầu

tư nâng cấp cảng cá Lạch Vạn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”;
- Hợp đồng: 03/HĐTVGS/2013 ngày 19 tháng 12 năm 2013 giữa BQL dự án
Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ An và Môi trường về việc Tư
vấn giám sát công tác bảo vệ môi trường.
1.1.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn tham khảo
- QCVN 26: 2010/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 05: 2013/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh;
- QCVN 10: 2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
biển ven bờ;
- QCVN 09: 2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 14: 2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
thải sinh hoạt;
- Bộ TCVN 7878 Âm học - Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường;
- TCVN 3985: 1999, tiêu chuẩn Việt Nam về Âm học - Mức ồn cho phép tại
các vị trí làm việc.
1.1.3. Tài liệu kỹ thuật
- Các TCVN đang áp dụng hiện hành;
- Standard Method (19th Ediction 1995);
- Sổ tay quan trắc và phân tích môi trường do Cục Môi trường - Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường xuất bản tháng 12 năm 2002.
- Dự thảo kỹ thuật quan trắc môi trường không khí, môi trường nước và môi
trường đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2008;
- Các số liệu đo đạc, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm do
Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên & Môi trường thực hiện.
1.2. Phạm vi và nội dung các công việc

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường


2


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi thực hiện: Khu vực thực hiện nâng cấp Cảng cá Lạch Vạn và xung quanh.
Địa chỉ: Xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Nội dung các công việc:
+ Quan trắc các nguồn gây tác động môi trường. Lấy mẫu, đo đạc, phân tích các
thành phần môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước biển ven bờ, môi trường
nước ngầm và nước thải khu vực thi công xây dựng công trình “Nâng cấp cảng cá
Lạch Vạn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”.
+ Lập báo cáo quan trắc giám sát chất lượng môi trường đợt 1 - 6 tháng đầu
năm 2014.
1.3. Thời gian quan trắc thực hiện:
Bắt đầu từ ngày 06/01/2014 đến ngày 16/01/2014.
1.4. Tổ chức thực hiện giám sát môi trường
1.4.1. Cơ quan thực hiện báo cáo giám sát chất lượng môi trường:
- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An.
- Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển
bền vững (CRSD) tỉnh Nghệ An.
Đại diện: Ông Trần Hữu Tiến;
Chức vụ: Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An - Giám đốc ban
quản lý dự án.
Địa chỉ: Số 129, đường Lê Hồng Phong, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An.
Điện thoại: 038.3569849;

Fax: 0383.569849.


1.4.2. Cơ quan tư vấn thực hiện quan trắc, giám sát môi trường:
Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường.
Địa chỉ: Số 236 - đường Phong Định Cảng - TP Vinh - tỉnh Nghệ An.
Người đại diện: Ông Phạm Anh Tuấn;
Điện thoại: 0386.250236.

Chức vụ: Giám đốc.
Fax: 0383.592198.

Website:

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

3


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

II. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC
2.1. Thông tin chung về đối tượng quan trắc: Cảng cá Lạch Vạn
2.1.1. Vị trí địa lý:
Dự án đầu tư nâng cấp cảng cá Lạch Vạn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp Sông Lạch Vạn, dân cư xã Diễn Ngọc;
- Phía Tây giáp dân cư xã Diễn Ngọc;
- Phía Nam giáp Sông Lạch Vạn, dân cư xã Diễn Ngọc;
- Phía Đông giáp Sông Lạch Vạn.


Hình 2.1: Bản đồ khu vực Cảng cá Lạch Vạn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu.
2.1.2. Quy mô của Cảng cá Lạch Vạn
a. Cảng cá Lạch Vạn là cảng cá loại nhỏ, xây dựng năm 2002. Trong đó:
- Các công trình trên tuyến bến gồm: Bến cập tàu, kè bờ, đường và bãi trong
cảng, có diện tích 4.900 m2;
- Các công trình quản lý, sản xuất kinh doanh gồm: Nhà quản lý, chợ cá, xưởng
nước đá, xí nghiệp chế biến thuỷ sản, có diện tích 10.252m2.

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

4


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
b. Quy mô của Dự án: Nâng cấp và xây dựng cảng cá Lạch Vạn thành cảng cá
loại 2, theo nội dung của Quyết định số: 346/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch hệ
thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Bảng 2.1: Quy mô năng lực cảng cá Lạch Vạn
Tên công trình
Địa điểm
Quy mô năng lực
Lượng thủy
xây dựng
(Số lượt ngày/cỡ loại
sản qua cảng
lớn nhất)

(T/năm)
Cảng cá Lạch Vạn Xã Diễn Ngọc,
100lượt/600cv
8.000
Huyện Diễn Châu
(Nguồn: Báo cáo Bản cam kết bảo vệ môi trường dự án “Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn,
xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An").
Bảng 2.2: Tổng hợp khối lượng cơ bản của các hạng mục công trình
TT
1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
3
4
5
5.1
5.2
5.3
6
6.1
6.2
7
8
8.1
8.2
9
9.1

9.2
9.3
9.4

Hạng mục

Đơn vị

Hạng mục Kè bờ
Kè bờ thượng lưu
Kè bờ hạ lưu
Hạng mục San nền
San nền thượng lưu
San nền hạ lưu
Hạng mục Hệ thống đường nội bộ
Hạng mục Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải
Hạng mục Nâng cấp khu tập kết hải sản
Khu tập kết hải sản số 1
Khu tập kết hải sản số 2
Khu tập kết hải sản số 3
Hạng mục Khu vệ sinh công cộng
Nhà vệ sinh công cộng
Khu rửa thùng cá
Khu sửa ngư cụ
Hệ thống báo hiệu
Phao báo hiệu D1400
Biển báo hiệu
Hệ thống thiết bị
Thiết bị điện
Thiết bị nước

Thiết bị vệ sinh
Thiết bị PCCC

Khối lượng

m
m

200
130

m2
m2
m
Toàn bộ

897
1500
155
1

m2
m2
m2

1152
480
500

m2

m2
m2
Toàn bộ
phao
biển

78
32
320
1
2
1

Toàn bộ
Toàn bộ
Toàn bộ
Toàn bộ

1
1
1
1

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

5



Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
(Nguồn: Báo cáo và thuyết minh thiết kế cơ sở Dự án: “Đầu tư nâng cấp cảng
cá Lạch Vạn tại xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu”, năm 2011).
2.1.3. Tiến độ thực hiện dự án
Hiện tại, công trình đang ở giai đoạn tập kết nguyên vật liệu, vật tư và máy móc
thiết bị chuẩn bị thi công.
2.2. Thông số, tần suất quan trắc
a. Thông số quan trắc:
- Thông số quan trắc môi trường không khí xung quanh: Nhiệt độ, bụi lơ lửng
(TSP), bụi PM10, bụi PM2.5, CO, SO2, NO2 và tiếng ồn (LAeq, LAmax, LA50).
- Thông số quan trắc chất lượng nước biển ven bờ: pH, chất rắn lơ lửng (SS),
DO, BOD5, COD, NH4+, dầu mỡ trong tầng mặt và Coliform.
- Thông số quan trắc chất lượng nước ngầm: pH, chất rắn lơ lửng (SS), nitrat
(NO ), Cl-, độ cứng, SO42-, Fe và Coliform.
3

- Thông số quan trắc chất lượng nước thải sinh hoạt: pH, chất rắn lơ lửng (SS),
BOD5, COD, NH4+, NO3-, PO43- và Coliform.
b. Tần suất giám sát:
Quan trắc, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường theo mạng lưới các điểm
quan trắc tại cảng cá Lạch Vạn, xã Diễn Châu, tỉnh Nghệ An trong thời gian thi công
với tần suất 06 tháng/01 đợt. Tiến hành thực hiện 3 đợt quan trắc giám sát công tác bảo
vệ môi trường trong suốt quá trình thi công xây dựng (18 tháng).
2.3. Thiết bị quan trắc
2.3.1. Thiết bị đo đạc, lấy mẫu tại hiện trường

TT

Bảng 2.3 : Thiết bị quan trắc tại hiện trường

Nước
Mã số
Số
Tên thiết bị
sản
PTN
series
xuất

Hướng dẫn
sử dụng

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

6


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
TT

Tên thiết bị

Mã số
PTN

Số
series


Nước
sản
xuất

Máy đo độ ồn tích phân

1

TB 21

080812
368

Italia

TB 23

1600 00009

Mỹ

893819

Đài

32

Loan


850250
35

Việt
Nam

Máy đo khí đa chỉ tiêu GRAY
WOLF

2

Máy GPS72

3

4

TB 27

Máy đo bụi MICRODUST pro

TB 31

Hướng dẫn
sử dụng
- Kiểm tra pin và chuẩn
máy.
- Đo và dữ liệu:
Bật nguồn, màn hình
hiện thị các thông số:

Dải đo (từ 30÷130
dBA), TIME, Leq,
SEL, SPL, MAX, MIN,
INST, RECORD,
FULL,
UNDER/OVER,
FAST/SLOW.
- Ghi lại kết quả.
- Kiểm tra pin, đầu dò
và kiểm tra kết nối.
- Đo và dữ liệu:
+ Kết nối đầu đo với
PPC.
+ Bật nguồn PPC và
tùy chọn thông số đo.
+ Lưu dữ liệu:
Log → start log
+ Xuất dữ liệu: Log →
view log
- Kiểm tra pin.
- Đo và dữ liệu:
+ Bật nguồn.
+ Cài đặt tọa độ.
+ Lưu dữ liệu.

- Kiểm tra pin, đầu đo
và chuẩn máy.
- Đo:
+ Bật nguồn.
+ Setup các chương

trình, thông số ta tiến
hành đo.

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

7


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
TT

Tên thiết bị

Mã số
PTN

Số
series

Nước
sản
xuất

Thiết bị quan trắc thời tiết
Kestrel 4500

5


6

Thiết bị lấy mẫu nước theo
phương đứng

TB 34

Mỹ

TB25

Mỹ

Hướng dẫn
sử dụng
+ Nhấn phím lên xuống để xem số liệu
đo hay xem đồ thị.
+ Lưu: Nhấn Esc →
chuyển đến Logger →
nhấn Enter → chọn
Start Logger → Enter.
+ Xuất: Esc → chuyển
đến Logger → nhấn
Enter → chọn View
Run → Enter.
- Kiểm tra pin.
- Đo và dữ liệu: Bật
nguồn, màn hình hiện
thị các thông số cần đo.

- Ghi lại kết quả

-Kiểm tra độ kín chai
lấy mẫu,độ chắc của
dây dù, tránh tuột dây
mất con cá.
-Lấy mẫu:
+Kéo nắp 2 đầu móc
vào ngàm ở giữa, khóa
vòi nước.Giữ con cá và
đo dây đúng bằng độ
sâu dòng nước cần đo,
vạch kí hiệu. Thả từ từ

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

8


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
TT

Tên thiết bị

Mã số
PTN


Số
series

Nước
sản
xuất

Thiết bị lấy mẫu nước theo
phương ngang

7

TB26

Mỹ

Hướng dẫn
sử dụng
chai và dây dù xuống
nước, khi vạch ngang
mặt nước thì thả con cá
ra. Đợi 5s, kéo thiết bị
lên.
+Mở vòi nước hứng
mẫu vào chai lấy mẫu.

Ngoài ra, có bình đựng mẫu và các dụng cụ khác kèm theo phục vụ cho việc
đựng mẫu và thu mẫu.
2.3.2. Thiết bị phân tích trong phòng thí nghiệm
- Máy đo pH để bàn Mi 151.

- Máy quang phổ tử ngoại khả kiến UV-VIS U2900.
- Tủ cấy vi sinh SCW-CJ 1F.
- Tủ ấm INB400.
- Máy đếm khuẩn lạc COLONYSTAR 8500.
- Tủ hấp tiệt trùng SA-300VF.
- Thiết bị phản ứng DRB 200.
- Bộ thiết bị xác định chất rắn lơ lửng,…
Ngoài ra, còn có các dụng cụ ở phòng thí nghiệm thông thường.
2.4. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
- Phương pháp lấy mẫu, đo đạc không khí, tiếng ồn: Theo thông tư số
28/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn
về Quy định quy chuẩn kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn;
- Phương pháp lấy mẫu nước thải: Theo TCVN 5999: 1995.
- Phương pháp lấy mẫu nước biển ven bờ: Theo TCVN 5998: 1995.
- Phương phát lấy mẫu nước ngầm: Theo TCVN 6663-11: 2011.

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

9


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- Phương pháp bảo quản mẫu: Theo TCVN 6663-3: 2008.
Phương pháp lưu giữ mẫu phải phù hợp với thông số quan trắc và kỹ thuật phân
tích mẫu tại phòng thí nghiệm. Mẫu lấy xong phải phân tích ngay, nếu không thì mẫu
phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5oC không quá 24 giờ;
Các mẫu nước để phân tích thành phần hóa học sau khi lấy đều phải được dán

mẫu, đặt vào các hộp đựng mẫu và để ở nơi thoáng gió, râm mát, tránh để ở nơi có
nhiệt độ cao;
Các mẫu nước để phân tích thành phần vi sinh sau khi lấy phải được đặt trong
hộp nước đá hoặc các thiết bị có điều hoà nhiệt độ theo chỉ dẫn của cơ quan y tế;
Thời gian vận chuyển hay thời gian lưu mẫu tuỳ thuộc từng chỉ tiêu hoặc có hay
không có hóa chất bảo quản để cố định dạng tồn tại của chúng.
Khi không có hóa chất bảo quản: một số quy định về thời gian lưu mẫu như
bảng dưới đây:
Bảng 2.4: Thời gian lưu mẫu khi không có hóa chất bảo quản
TT

Thông số

Thời gian lưu mẫu

1.
NH4+
trong 4 giờ
2.
Cl
trong 1 ngày
3.
Độ cứng
trong 2 ngày
4.
BOD5
trong 4 giờ
5.
Fe
trong ngày lấy mẫu

6.
COD
trong 4 giờ
7.
NO3
trong 4 giờ
28.
SO4
trong 7 ngày
(Nguồn: Thông tư số 30/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất)
2.5. Phương pháp đo đạc, phân tích.
a. Phương pháp đo đạc tại hiện trường
Bảng 2.5: Phương pháp đo đạc các thông số khí, vi khí hậu
TT
1.

Phương pháp phân tích

Thông số
Nhiệt độ

(Đo bằng máy)
Thiết bị quan trắc thời tiết Kestrel 4500

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

10



Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
TT

Phương pháp phân tích

Thông số

(Đo bằng máy)

2.

Bụi lơ lửng (TSP)

Máy đo bụi Microdust Pro

3.

SO2

Máy đo khí độc đa chỉ tiêu GrayWorf

4.

NO2

Máy đo khí độc đa chỉ tiêu GrayWorf


5.

CO

Máy đo khí độc đa chỉ tiêu GrayWorf

6.

Tiếng ồn
(LAeq, LAmax, LA50)

Máy đo ồn tích phân Extech M407780

b. Phương pháp đo đạc, phân tích trong phòng thí nghiệm
Bảng 2.6: Phương pháp đo đạc, phân tích trong phòng thí nghiệm
TT

Thông số

Tiêu chuẩn
áp dụng

Phương pháp phân tích

2.

Bụi PM10,
Bụi PM2.5
pH


3.

TSS

TCVN 6625: 2000

Lọc qua cái lọc sợi thủy tinh

4.

DO

TCVN 5499: 1995

Phương pháp Winkler

5.

Độ cứng

TCVN 6224: 1996

Phương pháp chuẩn độ EDTA

6.

Clorua

TCVN 6194: 1996


7.

NO3-

TCVN 6180: 1996

Phương pháp chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị
cromat
Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalisilic

8.

NH4+

TCVN 5988: 1995

Phương pháp chưng cất và chuẩn độ

9.

PO43-

TCVN 6202: 2008

Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdap

10.

SO42-


TCVN 6200: 1996

Phương pháp trọng lượng sử dụng bariclorua

11.

BOD5

TCVN 6001-2: 2008

12.

COD

TCVN 6491: 1999

Phương pháp xác định nhu cầu oxy hóa học

13.

Fe

TCVN 6177: 1996

Phương pháp đo phổ dùng thuốc thử 1.10
phenantrolin

1.

TCVN 5067: 1995


Phương pháp khối lượng

TCVN 6492: 2011

Dùng máy đo pH để bàn Mi 151

Bộ Oxitop

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

11


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
TT

Thông số

Tiêu chuẩn
áp dụng

Phương pháp phân tích

14.

Dầu mỡ


TCVN 5070: 1995

15.

Coliform

TCVN 6187-2: 1996

Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và
sản phẩm dầu mỏ.
Phương pháp nhiều ống

16.

Coliform

TCVN 6187-1: 2009

Phương pháp màng lọc

2.6. Địa điểm, vị trí lấy mẫu
Bảng 2.7: Vị trí lấy mẫu
Tọa độ
X (m)
Y (m)

TT

Vị trí lấy mẫu


I

Mẫu không khí và tiếng ồn

Kí hiệu

1

Khu vực nhà điều hành

590224

2101647

K1

2

Khu vực thi công xây dựng của dự án

590274

2101688

K2

590282

2101696


NB1

590323

2101875

NB2

590322

2101878

N1

590196

2101647

N2

590204

2101671

NT

II
1
2

III
1
2
IV
1

Mẫu nước biển ven bờ
Mẫu nước biển lấy ở phía Bắc Cảng Cá,
xóm Đồng Lộc, xã Diễn Ngọc
Mẫu nước biển lấy ở phía Nam Cảng Cá,
xóm Đồng Lộc, xã Diễn Ngọc
Mẫu nước ngầm
Giếng đào nhà ông Trần Đình Đôi xóm
Đồng Lộc, xã Diễn Ngọc.
Nước ngầm tại nhà điều hành Nước ngầm
tại nhà điều hành Cảng cá Lạch Vạn.
Mẫu nước thải
Nước thải tại khu vực sinh hoạt của Ban
chỉ huy công trình "Nâng cấp Cảng cá
Lạch Vạn".
2.7. Điều kiện lấy mẫu

+ Tại thời điểm lấy mẫu: Hoạt động thi công xây dựng công trình diễn ra bình
thường.

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

12



Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
+ Thời gian lấy mẫu: từ 09h05’÷11h20’ ngày 08/01/2014.
+ Thời tiết tại thời điểm lấy mẫu đo đạc: Trời se lạnh và gió nhẹ.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC
3.1. Nguồn gây tác động và biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường
từ hoạt động thi công xây dựng của Dự án
3.1.1. Nguồn gây tác động môi trường
3.1.1.1. Đối với môi trường không khí và tiếng ồn
a. Bụi, khí thải
- Bụi và khí thải phát sinh chủ yếu trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng
và đất đá thải, bùn thải,... của các phương tiện thi công cơ giới ra vào khu vực thực
hiện dự án.
+ Bụi phát sinh do quá trình trộn vật liệu xây dựng.
Ô nhiễm bụi trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu xảy ra trong suốt
quá trình san lấp mặt bằng và thi công các hạng mục công trình. Mức độ ô nhiễm
nhiều hay ít tuỳ thuộc vào chiều dài tuyến đường vận chuyển, độ ẩm nền đường, yếu
tố thời tiết. Hoạt động thi công các công trình còn sinh ra bụi tại các vị trí đổ đá, cát,
sạn, bốc dỡ xi măng. Đây là nguồn phát sinh tức thời, chỉ diễn ra cục bộ tại các vị trí
đổ, bốc dỡ nguyên vật liệu do đó bụi chỉ ảnh hưởng trong phạm vi hẹp.
Lượng bụi phát sinh từ các phương tiện vận tải và bụi đất bị cuốn lên và từ quá
trình trộn vật liệu xây dựng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Theo các
số liệu thu thập được, phần lớn các hạt bụi đều có kích thước lớn hơn 10μm, thuộc loại
bụi nặng, không phát tán đi xa, dễ sa lắng và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân
trực tiếp tham gia thi công, cộng đồng dân cư và hệ sinh thái tại khu vực gần đó.
+ Khí thải động cơ từ các phương tiện vận chuyển với các thành phần chính
như COx, NOx, SOx, CxHy, khói, hơi xăng, dầu...

b. Tiếng ồn.
Tiếng ồn phát sinh từ các máy thi công (máy đầm, trộn bê tông,...) trong công
tác chuẩn bị nguyên vật liệu, vật tư và các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu
phục vụ Dự án.
Thi công xây dựng các hạng mục công trình sẽ chủ yếu cần phải huy động các
phương tiện cơ giới lớn. Các tác động về bụi, khí thải và tiếng ồn là không thể tránh khỏi.

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

13


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
3.1.1.2. Đối với chất thải rắn.
+ Chất thải rắn xây dựng bao gồm: Gạch vỡ, cát thải, giấy bao xi măng và các
loại vật liệu dư thừa khác,… Loại chất thải rắn này ít gây ô nhiễm và có khả năng tái
sử dụng nên mức độ tác động không đáng kể.
+ Chất thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân trên công trường bao gồm: giấy
loại, bao bì đựng thức ăn, các vật dụng sinh hoạt loại thải,... Rác thải sinh hoạt của
công nhân xây dựng tuy ít nhưng có khả năng gây ô nhiễm cao. Do đó, sẽ có biện pháp
thu gom, xử lý thích hợp.
+ Chất thải rắn nguy hại: Bao gồm bóng đèn huỳnh quang, dầu thải, giẻ lau dầu mỡ.
3.1.1.3. Đối với nước thải.
- Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của công
nhân, chủ yếu là phát sinh từ quá trình tắm giặt và rửa chân tay, nước thải vệ sinh,...
Với số lượng công nhân thi công trên công trường, sau khi kết thúc giờ làm việc thì trở
về nhà. Tại ban chỉ huy công trình "Nâng cấp Cảng cá Lạch Vạn" khoảng 5-8 người ở

lại trực, do đó lượng nước thải sinh hoạt không nhiều.
Lượng nước thải này chứa chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ động thực vật,
chất dinh dưỡng và vi khuẩn gây bệnh nếu không được thu gom xử lý mà thải bừa bãi
ra xung quanh sẽ làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
- Nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trình: Nước mưa kéo theo các loại rác,
tạp chất cơ học trên mặt đất làm gia tăng nồng độ các chất rắn trong nước mưa. Lưu
lượng và thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa phụ thuộc chủ yếu vào thời
gian giữa hai trận mưa, cường độ mưa. Tuy nhiên, lượng nước này có lưu lượng tương
đối thấp do diện tích công trình nhỏ và thời gian thi công vào mùa khô.
- Nước thải xây dựng: Chủ yếu phát sinh từ các máy trộn bê tông, nước thải dư
thừa từ quá trình trộn vữa và làm ẩm nguyên vật liệu, nước thải từ hoạt động rửa dụng
cụ và bảo dưỡng công trình. Tải lượng từ nguồn thải này qua thực tế cho thấy là không
đáng kể.
3.1.1.4. Những rủi ro, sự cố môi trường giai đoạn thi công
Sự cố về an toàn trong lao động: Tai nạn lao động có thể xảy ra trong quá trình
thi công do bất cẩn khi mang vác và vận chuyển các vật tư, thiết bị, và trong vận hành
máy móc.

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

14


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Sự cố tai nạn giao thông: Trong quá trình thi công xây dựng, vận chuyển
nguyên vật liệu có thể xảy ra tai nạn giao thông giữa người, các phương tiện tham gia
giao thông và các xe vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thi công.

3.1.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường đã thực hiện trong giai
đoạn thi công
3.1.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn
- Đối với bụi và khí thải:
+ Khi chuyên chở vật liệu xây dựng các xe vận tải được phủ bạt kín tránh rơi
vãi vật liệu trên đường.
+ Các loại máy thi công đều được nhà thầu kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên
nhằm giảm lượng khí thải.
+ Trang bị các thiết bị an toàn lao động cá nhân cho công nhân như khẩu trang,
mũ, áo quần bảo hộ lao động.
+ Đối với lượng bụi lớn phát sinh từ hoạt động trộn bê tông, Nhà thầu thi công
đã tiến hành tưới ẩm để giảm thiểu lượng bụi này phát tán ra khu vực nhà dân sống
xung quanh.
+ Tại các khu vực tập kết nguyên vật liệu như cát, đá có bạt che phủ để hạn chế
lượng bụi phát tán khi có gió mạnh.
- Đối với tiếng ồn:
+ Đối với các máy móc tham gia thi công trong công trình đều có giấy phép
đảm bảo chất lượng theo quy định của nhà nước.
+ Thời gian thi công được nhà thầu báo trước và xin phép chính quyền cũng
như cộng đồng địa phương.
3.1.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm nước thải
- Đối với nước nước thải phát sinh từ hoạt động của công nhân, cán bộ ban chỉ
huy công trình "Nâng cấp Cảng cá Lạch Vạn” sẽ được thu gom và xử lý lượng thải
bằng cách sử dụng bể tự hoại 3 ngăn, đây là một công trình đồng thời hai chức năng:
lắng và phân hủy cặn lắng. Trong thời gian này, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ
khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và phần tạo thành
các chất vô cơ hòa tan. Nước thải sau khi qua bể tự hoại được dẫn qua bể lắng và thải
vào nguồn tiếp nhận.

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ

An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

15


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- Hiện tại, khu vực Cảng cá Lạch Vạn đã có hệ thống thoát nước mưa và nước
thải trong cảng (bao gồm rãnh thu nước và bể xử lý nước thải của Toàn Cảng cá có kết
cấu BTCT dạng kín). Tuy nhiên, hiện tại bể xử lý này đang xuống cấp. Do vậy, để bảo
vệ môi trường BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ An sẽ
xây dựng lại hệ thống xử lý nước thải có công suất 70m3/ngày.đêm.
3.1.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt
+ Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào các thùng chứa có nắp đậy được
quy định và hàng ngày được đội thu gom rác tại địa phương thu gom mang đi xử lý
cùng với chất thải sinh hoạt của xã.
+ Các chất thải rắn như vỏ chai, lon, …được thu gom rồi đem bán hoặc cho
người thu mua phế liệu.
- Chất thải rắn do thi công
+ Vệ sinh mặt bằng thi công cuối ngày làm việc, thu gom rác thải, dọ dẹp
nguyên vật liệu dư thừa trả lại mặt bằng thi công.
+ Đối với đất đá thải, gạch vỡ, bê tông thải, ... được thu gom và tái sử dụng để
san nền.
+ Vỏ bao xi măng, phế liệu sắt thép được thu gom riêng rồi đem bán hoặc cho
người thu mua phế liệu.
- Đối với chất thải nguy hại: Qua khảo sát và thực tế cho thấy lượng chất thải
nguy hại phát sinh với khối lượng nhỏ, không thường xuyên nên được thu gom vào
thùng riêng có nắp đậy và đăng ký với cơ quan chức năng để xử lý.

3.1.2.3. Biện pháp an toàn cho người lao động và cộng đồng
Nhà thầu thi công đã dựng chốt chặn, biển cảnh báo nguy hiểm: "Công trình
đang thi công, không phận sự miễn vào",… xung quanh khu vực thi công để cảnh báo
cho cộng đồng biết về các nguy hiểm tiềm ẩn.
Quá trình thi công, các nguyên vật liệu như: thép, cọc tre, gạch đá,… được nhà
thầu xếp, đặt gọn gàng, quá trình đan thép được thực hiện trong sân của Ban chỉ huy
công trình tránh ảnh hưởng đến quá trình đi lại, gây ách tắc, tai nạn giao thông.
Các xe tham gia vận chuyển nguyên vật liệu cho công trình đảm bảo chạy đúng
tốc độ, chậm dưới 5km/h khi vào khu vực dân cư, trường học và chợ, tránh vận chuyển
vào các thời gian tan trường của học sinh, thời gian họp chợ (11 giờ đến 14 giờ 30
phút).

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

16


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Công nhân tham gia thi công được trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động
như áo, mũ, khẩu trang,…
Trong những trường hợp thi công vào ban đêm do điều kiện thuỷ văn, nhà thầu
đảm bảo đủ ánh sáng để công nhân làm việc, thời gian thi công được báo trước với
chính quyền địa phương và các hộ dân sống xung quanh và thi công trong khoảng thời
gian nhất định.
3.2. Kết quả quan trắc môi trường
3.2.1. Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn
Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn


3
4
5
6
7

Thông số
Đơn vị
phân tích
0
Nhiệt độ
C
Bụi lơ lửng
µg/m3
(TSP)
Bụi PM10
µg/m3
Bụi PM2.5 µg/m3
CO
µg/m3
SO2
µg/m3
NO2
µg/m3

8

LAeq


dBA

9
10

LAmax
LA50

dBA
dBA

TT
1
2

Kết quả
K1
K2
19,9

21,5

QCVN 05: 2013/BTNMT
(TB 1 giờ)
-

187

246


300

146
42
1180
67,0
45,2

189
97
1950
132,4
64,0

60,0

71,8

30.000
350
200
70(*)
85(**)
-

63,0
74,7
59,1
68,5
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, tháng 01/2014)

Ghi chú: + K1: Khu vực nhà điều hành.
+ K2: Khu vực thi công xây dựng của dự án.
"-": Không quy định trong quy chuẩn.
“KPH”: Không phát hiện.
- QCVN 05:2013/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
-(*): QCVN 26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
-(**): TCVN 3985:1999, Tiêu chuẩn Việt Nam về âm học - mức ồn cho phép
tại các vị trí làm việc.
Nhận xét:

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

17


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn (bảng 3.1) cho thấy:
+ Hàm lượng bụi, các khí (SO2, NO2, CO) tại 02 vị trí K1, K2 đều thấp hơn
ngưỡng cho phép so với QCVN 05: 2013/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng không khí xung quanh.
+ Tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT và
TCVN 3985:1999, Tiêu chuẩn Việt Nam về âm học - mức ồn cho phép tại các vị trí
làm việc.
3.2.2. Nước thải

1


Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước thải
Thông
Kết quả
QCVN
số
14:2008/BTNMT
Đơn vị
NT
phân
(Cột B)
tích
pH
6,82
5-9

2

SS

mg/l

78,5

100

3

BOD5


mg/l

102

50

4
5
6

COD
NH4+
NO3-

mg/l
mg/l
mg/l

120,0
8,91
40,5

10
50

7

PO43-

mg/l


7,28

10

TT

Coliform MPN/100ml
6,4x103
5.000
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, tháng 01/2014)
Ghi chú:
- QCVN 14: 2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Cột B quy định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi
xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Nhận xét:
8

Qua bảng 3.2 cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải khu vực sinh
hoạt của Ban chỉ huy công trình "Nâng cấp Cảng cá Lạch Vạn" tại thời điểm lấy mẫu
phân tích có: các thông số như pH, SS, NH4+, NO3-, PO43- đều nằm trong giới hạn cho
phép của QCVN 14 : 2008/BTNMT (Cột B), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt; một số các thông số vượt giới hạn cho phép

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

18



Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
so với QCVN 14 : 2008/BTNMT (Cột B). Cụ thể: BOD5: 2,04 lần; Coliform
vượt 1,28 lần so với QCVN 14 : 2008/BTNMT.

Hình 3.1: So sánh nồng độ BOD5 với giới hạn cho phép
Đơn vị tư vấn giám sát môi trường có đề xuất: Ban chỉ huy công trình Cảng Cá
Lạch Vạn có thể xây dựng bể lắng cát để giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải,
đồng thời rắc vôi khử trùng nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
3.2.3. Đối với môi trường nước biển ven bờ
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước biển ven bờ
TT

Thông số
phân tích

1
2
3
4

pH
SS
DO
BOD5 (200C)

mg/l
mg/l
mg/l


5

COD

6

+
4

NH

Đơn vị

Kết quả

QCVN 10:2008/BTNMT
(Các nơi khác)

NB1
8,07

NB2
8,23

5,4
4

5,8
7


6,5-8,5
-

mg/l

4,8

9,6

-

mg/l

0,22

0,39

0,5

25,5

22,0

7
8

Dầu mỡ khoáng
mg/l
KPH

KPH
0,2
Coliform
MPN/100ml
610
740
1000
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, tháng 01/2014)
Ghi chú:
- NB1: Mẫu nước biển lấy ở phía Bắc Cảng Cá, xóm Đồng Lộc, xã Diễn Ngọc.
- NB2: Mẫu nước biển lấy ở phía Nam Cảng Cá, xóm Đồng Lộc, xã Diễn Ngọc.
"-": Không quy định trong quy chuẩn;

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

19


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
“KPH”: Không phát hiện;
- QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển
ven bờ (Áp dụng: Các nơi khác).
Nhận xét:
Qua kết quả đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường nước biển ven bờ tại 02
vị trí NB1 và NB2 có hàm lượng không chênh lệch nhiều giữa 02 vị trí.
Bảng 3.3 cho thấy:
+ Các thông số: pH, NH4+, Dầu mỡ khoáng, Coliform có hàm lượng thấp hơn

rất nhiều so với QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước biển ven bờ (tại cột chất lượng nước biển ven bờ dùng cho các mục đích khác).
+ Các thông số: SS, DO, BOD 5 (200C), COD không quy định trong QCVN
10:2008/BTNMT (Áp dụng: Các nơi khác), nhưng hàm lượng phân tích không gây ô
nhiễm môi trường.
3.2.4. Đối với môi trường nước ngầm
Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm
Thông số
phân tích

TT

Đơn vị

Kết quả

QCVN

N2
7,60
14,0
1,42
530,5

09:2008/BTNMT
5,5-8,5
15
250

1

2
3
4

pH
SS
NO3Cl-

mg/l
mg/l
mg/l

N1
7,51
12,5
1,16
428,2

5

Độ cứng

mg/l

385,0

346,5

500


6

24

mg/l

37,6

36,9

400

SO

7
Fe
mg/l
0,31
0,47
5
8
Coliform
MPN/100ml
0
1
3
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, tháng 01/2014)
Ghi chú: "-": Không quy định trong quy chuẩn;
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
Nhận xét:

Kết quả phân tích nước ngầm tháng 01/2014 lấy tại 02 vị trí N1 và N2 cho thấy:
Các thông số quan trắc có giá trị thấp hơn giá trị cho phép so với QCVN 09:
2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường nước ngầm. Tuy

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

20


Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2014
Công trình: Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
nhiên, môi trường nước ngầm khu vực này có hàm lượng Clorua (Cl-) cao hơn giới
hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm. Nước ngầm có hàm lượng Clorua cao đặc trưng chất lượng nước
ngầm cho khu vực Cảng cá.
IV. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
4.1. Sự cần thiết của việc tham vấn cộng đồng
Tham vấn cộng đồng được tiến hành với sự phối hợp của Chủ đầu tư, Tư vấn
môi trường, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong khu vực Dự án. Kết
quả tham vấn sẽ được sử dụng để đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu các
tác động tới môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng công trình của nhà thầu xây
dựng và thể hiện sự ủng hộ của cộng đồng trong quá trình hoạt động bảo vệ môi
trường.
4.2. Mục đích của việc tham vấn cộng đồng
- Nhằm hiểu biết được ý kiến và mối quan tâm của cộng đồng về việc bảo vệ
môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án, đặc biệt là những người bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi việc xây dựng Dự án. Trên cơ sở này, những mối quan tâm đó có
thể được đề xuất Nhà thầu xây dựng có giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường

phù hợp hơn.
- Xem xét và giải quyết các xung đột trong các đề xuất từ phía cộng đồng với
các vấn đề về môi trường.
4.3. Phương pháp tiến hành
- Gửi bản tham vấn ý kiến cộng đồng đến UBND xã Diễn Ngọc nơi thực hiện
tiểu dự án “Nâng cấp cảng cá Lạch Vạn” về hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tiến hành phát phiếu phỏng vấn nhanh 20 hộ dân xung quanh khu vực dự án,
tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và ý kiến của họ về hoạt động bảo vệ môi trường trong
giai đoạn thi công Dự án bằng cách phát các bảng câu hỏi.
4.4. Kết quả tham vấn cộng đồng (phụ lục)
4.4.1. Ý kiến của đại diện UBND xã Diễn Ngọc.
- Nhà thầu xây dựng đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và các biện
pháp đảm bảo an toàn lao động và cộng đồng. Tuy nhiên, Nhà thầu xây dựng cần đẩy
nhanh tiến độ xây dựng lại hệ thống xử lý nước thải có công suất 70m3/ngày.đêm.

Đơn vị lập báo cáo:BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Nghệ
An
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Một thành viên Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường

21


×