Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Bài thuyết trình về phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.12 KB, 16 trang )

CHÀO
MỪNG
QUÝTRÌNH
THẦY
CÔ VÀ
CÁC
ĐẾN
VỚI BÀI THUYẾT
CỦA NHÓM
CHÚNG
TÔI BẠN

TÌM HIỂU VỀ PHẬT GIÁO


Một số nội dung cần bàn tới :

I. Khái quát về lịch sử ra đời và phát triển của phật giáo

II. Giáo lý nền tảng.

III. Phật giáo Việt Nam


I. Khái quát về lịch sử ra đời và phát triển của phật giáo
Vào cuối thế kỷ VI trước Công nguyên Phật giáo xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ cổ đại (nay thuộc
Nêpan).

Người sáng lập Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni, tên thật của Thích Ca Mâu Ni là Siddhartha .

Phật giáo gồm hai phái là Đại thừa, Tiểu thừa. Từ hai phái đó mỗi phái lại chia thành nhiều


tông nên gọi là “tông phái”.

Nền tảng của truyền thống Phật giáo là Tam Bảo


II. Giáo lý nền tảng.
1. Tứ diệu đế:

Cơ sở tư tưởng và cốt lõi của Phật pháp là Tứ diệu đế. Bốn chân lý
giải thích bản chất của sự khổ trong luân hồi, nguyên nhân của sự
khổ, và làm thế nào để giải trừ đau khổ. Tứ diệu đế là: khổ đế, tập
đế, diệt đế và đạo đế.


Khổ đế là chân lý về sự khổ đau trên thân gồm: sinh, già, bệnh, chết…

Tập đế là chân lí về sự phát sinh của khổ.

Diệt đế là chân lí về diệt khổ.

Đạo đế là chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ.


Nhóm trí tuệ

Bát chính đạo

Chính ngữ, chính nghiệp,

theo kinh tạng

Pali thì được

Chính niệm, chính tư duy

Nhóm đạo đức

chính mạng, chính tinh tấn

phân thành 3
nhóm

Nhóm thiền định

chính niệm,
chính định


2. Về bản thể luận:
Phật giáo đưa ra tư tưởng “vô ngã”, “vô thường”.
- Vô ngã: Tất cả sự vật, hiện tượng cũng như chính bản thân ta là không có thực. Thế giới
(nhất là thế giới hữu hình - con người) là do sự hợp lại của các yếu tố vật chất (Sắc) và
tinh thần (Danh ). Đó là 5 yếu tố (ngũ uẩn )

- Vô thường: Bản chất sự tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển không ngừng

-Niết bàn được Phật Giáo coi là một trạng thái vắng lặng, tịch diệt.


3. Giáo luật của Phật giáo
Kinh luật tạng trình bày những phép tắc, giới luật. Về cơ bản, đạo Phật có hai giới luật

quan trọng là ngũ giới và thập thiện, quy định những điều mà những người theo đạo
phải tuân theo.

Ngoài ra còn quy định người tu hành còn phải thực hiện một số điều cấm khác. Các vị sư
từ Đại đức trở lên phải theo giới luật nghiêm hơn.

Tổ chức Phật giáo không chặt chẽ. Phật giáo không có giáo quyền, không thống nhất cách
tu hành, có nhiều tông phái và sơn môn


Người theo đạo Phật được chia làm hai loại: người tu hành và người tại gia.

Về hệ thống chức sắc và các nhà tu hành gồm có tăng và ni.


4. Giáo pháp đạo Phật
Kinh tạng
Giáo pháp đạo
phật được tập

Luật tạng

hợp trong
tam tạng

Luận tạng


5. Nền tảng Đạo Phật
Nền tảng Đạo Phật là tứ thánh đế. Đạo Phật là đạo giải quyết khổ đau với 2 khái niệm quan

trọng là Nhân Quả và Luân hồi.

Về nhân quả:

1.Đạo Phật giải thích là mọi sự việc đều có lý do từ nhân quả.

2. Nhân quả tương tác theo luật hạt giống.

3. mối quan hệ nhân quả vẫn là một quy luật tự nhiên khách quan.


Về luân hồi

Luân hồi chỉ cho việc tâm thức trải qua nhiều kiếp sống. Chết là hết 1 kiếp, tâm thức mang
theo nghiệp đi tái sinh kiếp mới. Hình thức của 1 kiếp sống là khác nhau, có thể chuyển đổi
giữa các loài, các thế giới (cõi súc sinh, cõi trời, cõi người, cõi a-tu-la…). Quan hệ Nhân Quả
quyết định cách thức Luân hồi, hay nói cách khác tùy theo Duyên hay Nghiệp đã tạo mà sẽ
Luân hồi tương ứng để nhận quả.


III. Phật giáo Việt Nam

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên với
truyện cổ tích Chử Đồng Tử (ở Hưng Yên ngày nay) học đạo của một nhà sư Ấn Độ.
Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trụ sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm
Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật
Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm
168-189.



Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát
triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến
đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến
đầu thế kỷ 17, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất
sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá
trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với
các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu.


Lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn: từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc
thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp; thời Nhà Lý - Nhà Trần là giai đoạn cực
thịnh; từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái; từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai
đoạn phục hưng. Phật giáo Bắc Tông có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tông,
Tịnh Độ tông và Mật tông.


Cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe bài thuyết
trình của nhóm chúng tôi. Rất mong được nhận sự đóng góp ý
kiến của thầy và các bạn trong lớp!

Xin chân thành cảm ơn !



×