Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

BẢO tồn DI sản KIẾN TRÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 32 trang )

ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC

GVHD: ĐỖ HỮU PHÚ
SVTH: VŨ HOÀNG ANH _ LỚP 13QL1


Công tác bảo tồn di sản kiến trúc đô thị thế giới – Machu Pichu, Peru:
I. Tổng quan về di tích:
Machu Picchu - Thành phố bị mất của người Inca
Trải dài dọc theo sườn núi hẹp là hiện thân quyến rũ của đế chế Inca - Machu Picchu, một nền văn minh rực rỡ
đột ngột kết thúc do cuộc chinh phạt đẫm máu của người Tây Ban Nha trong những năm 1500.
Machu Picchu nằm trên một sườn núi trong thung lũng Urubamba ở Peru, cách thành phố Cusco khoảng 80 km
về phía Tây Bắc, thông qua các dòng sông Urubamba. Cách đơn giản nhất để đến Machu Picchu từ Cusco là đi xe
lửa đến Aguas Calientes (thành phố cách Machu Picchu vài dặm). Mất khoảng 3,5 giờ đồng hồ mỗi lượt đi, Aguas
Calientes chạy dọc theo Urubamba nằm trong vùng thung lũng thiêng, với những hẻm núi cao lừng lững mang
dáng vẻ bí hiểm chạy dọc hai bên đường. Ngoài ra, Inca Trail là con đường lát đá được tạo ra bởi người Inca cổ đại
nối liền từ kinh đô Cusco đến Machu Picchu. Nằm trong dãy núi Andes, con đường này đi qua rừng sương mù, núi
cao và điểm đến của Inca trail là Sun Gate (Cổng Trời), từ đây du khách có thể nhìn thấy cảnh quan toàn thể di tích
đền đài đá nổi tiếng Machu Picchu, phía sau là ngọn núi Wayna Picchu sừng sững uy nghiêm
A.


Machu Picchu được xây dựng theo lệnh của hoàng đế Inca Pachacuti (1438-1472) để ăn mừng chiến thắng sau
khi thu phục được bộ tộc Chancas. Nơi đây thường được gọi là "Thành phố bị mất của người Inca". Từ "bị mất" là
bởi nó chỉ được tái phát hiện vào năm 1911 bởi sử gia người Mỹ Hiram Bingham. Kể từ đó, Machu Picchu đã trở
thành một điểm thu hút khách du lịch quan trọng nhất ở Peru, là biểu tượng quen thuộc nhất của thế giới Inca.
Người Inca bắt đầu xây dựng thành phố vào khoảng năm 1400, gồm một số đền thờ, cung điện và ruộng bậc
thang với hàng trăm bậc thang đá dốc. Triều đại Pachacuti được bao phủ hầu hết là các bức tường đá xung quanh


các tòa nhà, các ngôi đền thạch cao màu vàng và đỏ. Nhưng tiếc thay, công trình chưa hoàn thành thì đã bị bỏ rơi
cho tới một thế kỉ, sau đó là thời điểm chinh phạt của người Tây Ban Nha và cuối cùng Machu Picchu trở thành
lãnh địa của họ.
Bằng chứng khảo cổ cho thấy Machu Picchu không phải là một thành phố thông thường, mà chỉ là một thị trấn
nghỉ dưỡng của giới quý tộc Inca. Mọi người cho rằng nơi này đã được lựa chọn vì vị trí độc nhất của nó cũng như
vì các đặc điểm địa lý. Có ý kiến cho rằng bóng của rặng núi phía sau Machu Picchu là hình bộ mặt người Inca
nhìn lên phía bầu trời, và đỉnh lớn nhất, Huayna Picchu (có nghĩa Đỉnh Trẻ), là cái mũi của nó.


Machu Picchu được mô tả như "một kiệt tác kiến trúc tuyệt vời và là một chứng ngôn độc đáo của nền văn minh
Inca”. Tất cả những kiến trúc ở Machu Picchu đều được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của người Inca. Các căn
nhà đều xây theo hình tam giác với vật liệu chính là những viên đá mài nhẵn. Người Inca là bậc thầy về kỹ thuật
này, được gọi là đá khối, theo đó những khối đá được cắt để có thể được ghép vào nhau thật chặt mà không cần tới
vữa. Nhiều mối nối hoàn hảo đến mức thậm chí không thể lách một lưỡi dao vào giữa các phiến đá. Ba khu vực
chính trong Machu Picchu là khu vực linh thiêng, khu vực dân chúng ở phía Nam và khu vực của các thầy tu cùng
với tầng lớp quý tộc. Trong đó, khu vực linh thiêng được các nhà khảo cổ học quan tâm nhất.
Nằm ở khu vực đầu tiên là các địa điểm khảo cổ học quý giá: Intihuatana, Đền của các Màu sắc và Phòng Ba
Cửa sổ. Chúng được dành cho Inti, vị thần Mặt trời và cũng là vị thần vĩ đại nhất. Trong khu hoàng gia, một khu
vực riêng được dành cho giới quý tộc: một nhóm nhà nằm thành hàng trên một khu vực đất dốc; nơi ở
của Amautas (những người khôn ngoan) có đặc điểm riêng ở những bức tường màu đỏ, và khu Ñustas (các công
chúa) những căn phòng hình thang. Lăng Nghi lễ được tạc vào đá với khu vực phía trong hình vòm và các bức
tranh khắc. Nó được sử dụng trong các dịp lễ và hiến tế.
Nhưng địa điểm thiêng liêng nhất trong Machu Picchu là ngôi đền mặt trời nằm ở điểm cao nhất trong thành
phố. Ngôi đền này trong giống như một ngọn đuốc được thắp sáng cả ngày lẫn đêm, khi mặt trời chiếu sáng xuyên
qua những ô cửa và bức tường mỗi năm một lần. Ở một góc độ chuẩn xác thì đó cũng là thời điểm mà mặt trời ở xa
trái đất nhất. Nhà khảo cổ học Johan Reinhard đã đưa ra những bằng chứng cho thấy nơi này đã được hoàng đế
Inca lựa chọn làm nơi nghỉ dưỡng vì vị trí của nó tương ứng với số đặc điểm của một vùng đất thiêng liêng, đặc
biệt với những ngọn núi thẳng hàng với các sự kiện thiên văn quan trọng.
Ngày 24 tháng 7 năm 1911, Machu Picchu bắt đầu được thế giới phương Tây chú ý nhờ công của Hiram
Bingham III. Bingham đã thực hiện nhiều chuyến đi khác và tiến hành nhiều cuộc khai quật tại địa điểm trong suốt

năm 1915. Ông đã viết một số cuốn sách và bài báo về việc khám phá Machu Picchu.
Năm 1976, thành phố Machu Picchu được khôi phục được 30% và công trình vẫn tái tạo và phục hồi tiếp cho
đến ngày nay. Machu Picchu được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983, và năm 2007 được cộng
đồng thế giới bình chọn là một trong 7 kì quan thế giới thông qua mạng xã hội. Năm 1981, Peru tuyên bố diện tích


325,92 km2 xung quanh Machu Picchu là khu đền đài lịch sử. Ngoài các di tích này, khu bảo tồn còn bao gồm một
phần lớn những khu vực liền kề rất phong phú với hệ thực vật và động vật.
Năm 2011, Peru tưng bừng mở hội vinh danh khám phá thế kỷ của Hiram Bingham và gọi là "Năm thứ 100 của
Machu Picchu với thế giới", theo tờ Le Monde. Lễ kỷ niệm bắt đầu từ ngày 7.7, nhân 4 năm sau khi di tích Inca
này được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới mới.
Diện tích xung quanh "Thành phố trên không" rộng khoảng 1.400m2, độ cao so với mặt nước biển 2.300m,
quanh năm bị mây mù che phủ. Môi trường xung quanh thành phố này rất cao và hiểm trở. Sông Urumbanba hung
dữ từ Cusco chia cắt bởi vách núi hướng về phía Bắc nhập vào hệ thống sông Amazone. Lực đập của dòng nước đã
hình thành vách đá dựng đứng nguy hiểm thẳng góc 700m. Ngọn núi Sa ReBan cao 6.264m so với mực nước biển
được bao phủ bởi lớp tuyết trắng dày trải tới tận khe núi. Bệ đất đá hoa cương phía trên nơi nguy hiểm là thành cổ
Machu Picchu - Thành phố này được xây dựa vào núi, 3 mặt giáp với sông, tựa như không có đường lên. Các gian
phòng được xây lọt giữa núi trong đó có hàng trăm cột đá tự nhiên hoàn hảo, dễ dàng cho việc tu sửa và thuận tiện
cho người ở. Trong thành có rất nhiều kiểu kiến trúc như: miếu thần Mặt trời, tế đàn, cung vua, dinh thự quý tộc,
nơi ở của dân thường hoặc nô lệ, phường nghề, chợ,... Có một số gian phòng giao nhau giống như mê cung, vào thì
dễ, quay ra thì khó.
Tất cả các công trình tại Machu Picchu đều tuân theo phong cách kiến trúc Inca với những bức tường đá không
dùng vữa và những viên đá kích thước bằng nhau. Người Inca là bậc thầy về kỹ thuật này, được gọi là đá khối, theo
đó những khối đá được cắt để có thể được ghép vào nhau thật chặt mà không cần tới vữa. Nhiều mối nối còn hoàn
hảo tới mức thậm chí không thể lách một lưỡi dao vào giữa các phiến đá. Các bức tường đá xây nơi công cộng
nặng hàng tấn. Chân tường được đục trực tiếp trên tầng đá. Di chỉ bãi khai thác đá rộng 30.000m2. Ở phía ngoài có
thể chứng minh: Không ít nguyên liệu bằng đá được vận chuyển từ đâu đó đến, được kéo lên núi bởi sức người và
đòn bẩy cứng. Nếu nô lệ không đem được đá lên sẽ bị đánh. Nếu như những mái nhà bằng cỏ của các ngôi nhà ở
đây còn tồn tại thì Machu Picchu hoàn toàn xứng đáng là thành phố đẹp nhất Thế giới.Theo lời kể của Bingham
trong cuốn sách xuất bản năm 1948 trong thời khắc phát hiện ra Machu Pichu: "Chúng tôi đang mở lối xuyên rừng

nguyên sinh. (…) Bất thình lình, trước mặt tôi là một bức tường rêu phong cổ kính, dựng lên từ những tảng đá gia


công tỉ mỉ của người Inca. Sau khi ước lượng mỗi khối đá khổng lồ ấy nặng khoảng 10-15 tấn, tôi không thể tin
vào mắt mình".

Khu vực này bao gồm 140 công trình kiến trúc, gồm các đền, đài, công viên, nhà ở mái rạ.
Có hơn một trăm bậc đá dẫn lên – thường được tạc hoàn toàn vào trong một tảng đá granite duy nhất – và một
lượng lớn các đài phun nước, nối với nhau bởi các kênh và các ống dẫn nước đục trong đá, được thiết kế cho hệ
thống tưới tiêu ban đầu. Đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy hệ thống tưới tiêu đã được sử dụng để dẫn nước từ
một con suối thiêng, tới mỗi ngôi nhà, thứ tự được phân chia theo mức độ giai cấp của người ở trong đó.
Để đáp ứng nhu cầu tự cấp tự túc, người Inca đã khai hoang hàng trăm ruộng bậc thang phía sau núi và mỏm
núi nghiêng để trồng cây lương thực. Mỗi tầng vách đá cao khoảng 3m, dài hàng trăm mét trùng điệp đến tận đỉnh
núi, mỗi lớp đều được đào rãnh dẫn nước tưới.
Những người đầu tiên đặt chân đến Machu-Picchu đều sững sờ trước vẻ đẹp của những gì còn sót lại từ các
công trình kiến trúc ở đây. Các thủy kiều, nha tắm, những bức tường hình vòm, tất cả đểu bằng đá hoa cương đen
rất mịn. Có cả thảy tới 16 nhà tắm. Chúng được đục thẳng vào trong vách núi và được sâp xèp theo một bố cục hài
hòa. Các bậc thang được đào trong sườn núi đá, và những cửa lớn mở ra trên dốc núi.


Các đến thờ của Machu-Picchu được làm bằng những khối đá lớn, sắp xếp ăn khớp với nhau một cách tài tinh
trong một vùng dốc đá dựng đứng đã iàm tàng thêm vẻ hùng vĩ của cả một quần thể độc đáo. Trên một mô đất cao
nhìn rộng ra khắp chung quanh, có một địa điểm được chọn làm nơi hành lễ. Tại đây, có đặt một cái dĩa lớn bằng
vàng tượng trưng cho Mặt Trời. Khi ánh sáng rọi thẳng đứng vào đĩa thì bắt đẩu hành lễ.
Phần phía Tây của thị trấn, nơi tập trung nhiều đền thờ và địa điểm hành lễ nhất, rõ ràng được chọn làm nơi cử
hành các nghi lễ tôn giáo. Còn phần phía Đông là nơi ở của những người đến hành lễ. Việc người ta phát hiện ở
đây khoảng 100 bộ hài cốt phụ nữ, đã dẫn tới một giả định rằng Machu-Picchu là nơi người Inca tiến hành việc
hiến tế phụ nữ theo các nghi thức tôn giáo.

Đền thờ 3 cửa sổ


Đền mặt trời

Khu đền Condor


Nhà dân

Khu vực cư dân sinh sống

Quảng trường các Thánh

Trên một gò đất nhỏ của di chỉ cổ có một tấm đá hình chữ nhật lớn không gì so được. Bề mặt hòn đá ấy được
mài nhẵn bóng, góc cạnh sắc nét, đặt hướng về phía Đông, trên đá cột một sợi dây thừng to bằng miệng bát. Qua
khảo chứng của các nhà khảo cổ, đây là "Đá buộc Mặt trời" nổi tiếng, biểu đạt khát vọng không để Mặt trời rơi
xuống của người Inca, để mãi mãi soi sáng tình cảm mộc mạc trên Trái đất. Ngoài ra, "Đá buộc Mặt trời" còn là
một bộ thiên văn nhật dịch đặc trưng. Người Inca ngày ấy đã biết thông qua sự thay đổi của bóng nắng để xác định
mùa, tạo ra lịch Mặt trời và dựa vào đó để làm nông nghiệp.Khối đá thiêng này được tin là thiết kế như một chiếc
đồng hồ thiên văn hay lịch cho người Inca


Có hơn 100 bậc thang bằng đá (phần lớn là đá hoa cương) được xây dựng tại Ollantaitambo - hay còn gọi là
“Thung lũng của Mặt trời” - dẫn tới khu đền Machu Pichu. Bức ảnh được chụp khoảng năm 1955.
Machu Pichu được thiết kế 140 công trình kiến trúc, bao gồm đền thờ, thánh đường, các công viên, nhà ở và rất
nhiều đài phun nước. Các đài phun nước ở đây được kết nối bằng các con kênh và hệ thống thoát nước. Các bằng
chứng cho thấy hệ thống nước được dẫn từ một “dòng suối thánh” (holy spring) tới mỗi ngôi nhà.
Các bức tường của người Inca được thiết kế đặc biệt để giúp bảo vệ, có thể chống lại sự sụp đổ trong lúc xảy ra
động đất. Các cửa ra vào và cửa sổ được xây dựng dạng hình thang và nghiêng vào phía trong từ dưới lên trên



Machu Picchu toàn bằng đá, những viên đá vuông vức mài nhẵn nặng hàng tấn được xếp công phu, đặc biệt
không hề dùng bất kỳ hồ vữa nào mà dính chặt nhau khít rịt, đến mức lấy lưỡi dao lách vô chẳng lọt. Sức mạnh nào
giúp con người nâng nổi triệu triệu tấn đá này lên? Chính các nhà khảo cổ vẫn chịu thua bí mật này.
Tổ tiên người Inca còn cao siêu tới mức làm nên hệ thống dẫn nước từ con suối gần đó vô từng ngôi nhà, dinh
thự một. Các dòng nước nhỏ xíu phun ra từ mỗi bức tường đá ngoạn mục khôn tả xiết. Tòa tháp quý tộc, dinh công
chúa, đền thờ Mặt Trời, khu ở của người hầu... không hề có một chút kim loại hay gỗ, chỉ thuần đá là đá vững chắc,
vĩ đại. Đồng hồ mặt trời chỉ có tảng đá như ngón tay chỉa lên trời với ý nghĩa thâm thúy: "Giữ thời gian lại mãi
mãi", được du khách chiêm ngưỡng nhiều nhất. Căn phòng ba cửa sổ bị thiên hạ sắp hàng để đứng lọt mình vào
giữa các cửa sổ đá chụp hình liên tục. Khi đi trên chiếc cầu Inca ở phía Tây Machu Picchu, thoáng rùng mình khi
nhìn xuống vực sâu hơn hai ngàn mét phía dưới.


Leo tuốt lên đỉnh cao nhất Wayna Picchu ngắm xuống thành phố Machu Picchu, ngắm hoài ngắm mãi vẫn
không chán, sao mà hoành tráng, sao mà trùng trùng điệp điệp mê đắm. Người Inca mấy ngàn năm trước, bằng
cách gì mà xây dựng lên cả tuyệt phẩm này mà kỹ thuật hiện đại ngày nay chưa chắc làm nổi? Bí mật đó vẫn mãi là
bí mật!


Đánh giá giá trị di tích Machu Picchu – Peru:
1. Đánh giá giá trị lịch sử:
Machu Picchu được người Inca xây dựng vào thời tiền Columbo, nằm trên đỉnh núi có độ cao khoảng 2.350m
và trở nên bí ẩn trong suốt nhiều thế kỷ. Đây là một trong những trung tâm khảo cổ quan trọng nhất tại Nam Mỹ
và vì thế cũng là nơi thu hút đông khách du lịch nhất tại Peru.
Có giả thuyết cho rằng, Machu Picchu là nơi bảo tồn những giá trị tinh túy và quan trọng nhất của đế chế Inca
cổ. Tất cả những bức tường ở thành phố này được xây dựng không dùng vữa nhưng vô cùng chắc chắn. Cả thành
phố Machu Picchu có 140 công trình khác nhau, gồm đền đài, các miếu thờ, công viên và nhà ở.
Machu Picchu – Tàn tích còn sót lại của người Inca không chỉ thu hút khách du lịch bởi những giá trị lịch sử mà
còn bởi cảnh quan và khung cảnh hùng vĩ về một đế chế hùng mạnh nhất châu Mỹ trong lịch sử
Machu Picchu được mô tả như "một kiệt tác kiến trúc tuyệt vời và là một chứng ngôn độc đáo của nền văn minh
Inca”.

2. Đánh giá giá trị văn hóa:
Machu picchu được người Inca xây dựng chỉ cung cấp đủ chỗ ở cho khoảng vài trăm người, chứ không phải
hàng nghìn người như những thành phố điển hình của người Inca.
II.


Có giả thuyết coi Machu Picchu như 1 thị trấn được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của tầng
lớp quý tộc và người dân
Trong số những kiến trúc ở đây có nhiều đền thờ như đền mặt trời, đền thờ condor, đền ba cửa sổ hay có quảng
trường các thánh để dâng hiến tế, …
3. Đánh giá giá trị thẩm mỹ:
Về mặt thẩm mỹ thì kiến trúc của Machu Picchu thể hiện rõ nét phong cách kiến trúc xây nhà hình tam giác của
người Inca. Vật liệu làm bằng đá nhẵn xây dựng tạo thành khối thống nhất hoàn mỹ.
Ngoài ra, nó còn được bao quanh bởi thảm thực vật phong phú. Tạo nên sự xanh mát cho khu kiến trúc bằng đá.
Sự hài hòa này khiến cho du khách cảm thấy thoải mái dễ chịu
Đây là tàn tích Inca cổ đại xinh đẹp và ấn tượng nhất trên thế giới, Machu Pichu “Thành phố đã mất của người
Inca” vô hình bên dưới thung lũng và hoàn toàn khép kín, được bao quanh bởi ruộng bậc thang được tưới bằng
dòng suối tự nhiên.
Quy hoạch ngăn nắp đến mức kỳ lạ: Khu nông nghiệp gồm hàng trăm thửa ruộng bậc thang nằm ở triền núi phía
đông nam cùng với các nhà kho và các nghĩa trang. Khu đô thị hay còn gọi là khu kỹ nghệ nằm về phía đông bắc
với các đền thờ, dinh thự của thầy tư tế, của hoàng gia, các học giả và những dãy nhà công xưởng hay học viện.
Cổng chính của thành phố đặt nơi cao nhất nằm giữa hai khu nông nghiệp và công nghiệp, và đền thờ Mặt Trời trung tâm tín ngưỡng của người Inca - nằm cạnh cung phòng của vị công chúa đối diện với quảng trường thành
phố.
4. Đánh giá giá trị sử dụng và phát huy:
Mặc dù được biết đến tại địa phương, nhưng Machu Picchu hầu như không được biết đến ở thế giới bên ngoài
trước khi được khám phá vào năm 1911. Kể từ đó, Machu Picchu đã trở thành địa điểm du lịch quan trọng nhất
ở Peru.
Có nhiều tuyến đường đi để đến với Machu Picchu được mở ra. Cách thông thường nhất để tới đây là bắt tàu tới
Machu Picchu vào buổi sáng, khám phá khu di tích trong vài giờ và quay trở lại Cusco vào buổi chiều. Một cách
khác là đi theo đường mòn Inca, hoặc một chuyến đi kéo dài hai hay bốn ngày, cả hai kiểu trên đều bị chính phủ

quản lý. Một cách nữa là nghỉ đêm ngay gần khu di tích, chứ không quay về ngay trong ngày. Có nhiều khách sạn


gần Aguas Calientes, nhưng chỉ có một tại chính Machu Picchu. Xe buýt chạy từ Aguas Calientes tới khu di tích
suốt ngày, và có một đoạn đường dài 8 km dẫn lên núi (khoảng một tiếng rưỡi đi bộ). Cũng có dịch vụ máy bay
trực thăng từ Cusco tới Aguas Calientes, bằng trực thăng 24 chỗ Mi-8 của Nga. Các chuyến bay trực tiếp tới
Machu Picchu đã bị dừng trong thập niên 1970 vì những lo ngại về ảnh hưởng của chúng tới khu di tích.
Hiện nay các nhà khoa học, nhà khảo cổ học cũng như nhà chức trách của Peru đã có những chính sách và kế
hoạch bảo tồn di tích.
Machu Picchu đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983 và được cộng đồng quốc tế bình
chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới trong năm 2007. Mỗi năm, thành phố cổ này đón khoảng 2,5 triệu lượt du
khách đến tham quan, trong đó 70% là người nước ngoài
III. Phân tích công tác bảo tồn di sản:
1. Giải pháp tổng thể:
Số lượng du khách viếng thăm Machu Picchu ngày càng gia tăng (400.000 năm 2003), vì thế một số người lo
ngại di tích này đang bị hư hại. Vì lý do đó, một số lời phản đối chống lại kế hoạch xây dựng thêm một cây cầu nữa
dẫn lên đây đã được đưa ra và một khu vực cấm bay đã được thành lập UNESCO hiện đang xem xét đưa Machu
Picchu vào Danh sách các Địa điểm Di sản Thế giới đang bị Đe dọa của họ.
Hiện nay du khách không thể thực hiện các chuyến đi một cách độc lập như trước nữa vì lí do mật độ du khách
sử dụng tuyến đường này quá dày đặc gây ra những tác động đến môi trường.
Chính phủ Peru hiện nay giới hạn số lượng người đến tham quan không quá 500 người mỗi ngày,bao gồm cả
nhân viên khuân vác.
2. Giải pháp cụ thể:
Các nhà chức trách Peru ngày 26/4 thông qua kế hoạch tổng thể bảo tồn danh thắng Machu Picchu, vốn được
biết đến với tên gọi "Thành phố đã mất của người Inca," trong giai đoạn 2015-2019.
Cơ quan bảo tồn khu vực thiên nhiên quốc gia (Sernanp) cho biết sau hai năm nghiên cứu tỉ mỉ, kế hoạch này đã
được thông qua với sự tham gia rộng rãi của Chính phủ, các cơ quan nhà nước, tư nhân và cộng đồng dân cư vùng
Cuzco sống quanh khu vực này.



Theo kế hoạch nói trên, ngoài việc bảo tồn Machu Picchu, các vùng bảo tồn thiên nhiên xung quanh với diện
tích lên tới 37.000ha cũng sẽ được chú trọng với một chiến lược phát triển dài hạn tới 20 năm. Chính phủ Peru sẽ
đầu tư kinh phí thực hiện kế hoạch này.
Ngoài ra, các hoạt động du lịch phục vụ phát triển kinh tế sẽ được thúc đẩy hơn nữa theo hướng đa dạng hóa với
việc mở tuyến đường sắt dài 122km nối thành phố Cuzco với Machu Picchu.
Theo Sernanp, đây là sự kết hợp hài hòa giữa các giá trị sinh thái, thiên nhiên với lịch sử và di sản kiến trúc nghìn năm tuổi. Người dân địa
phương sẽ tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch, quản lý môi trường nhằm giảm thiểu tác động của ngành công nghiệp không khói.

Công tác bảo tồn di sản kiến trúc đô thị Việt Nam:
I. Tổng quan về di tích:
Thánh địa Mỹ Sơn – Đà Nẵng nơi lưu giữ những nét văn hóa xưa của người Chăm
Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70
km về hướng tây nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km
Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, xung quanh là đồi, núi, toàn khu
vực bao gồm 70 công trình kiến trúc nằm rải rác trên 9 ngọn đồi trong khu thánh địa . Đây từng là nơi tổ chức cúng
tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa
Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản
duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
B.


Sau khi vương quốc Chiêm Thành lụi tàn, Thánh địa Mỹ Sơn đã chìm trong lãng quên hàng thế kỷ, đến
năm 1885, nó mới được phát hiện. Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang,
nghiên cứu khu di tích này.
Có thể chia việc nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp về Mỹ Sơn thành hai giai đoạn:
• Từ năm 1898 đến 1899: Louis de Finot và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn bia.
• Từ năm 1901 đến 1902: Henri Parmentier nghiên cứu về nghệ thuật, năm 1904 ông cùng Olrpeaus tổ chức khai
quật khảo cổ học tại đây.
Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L. Finot và H. Parmentier công bố. Từ công trình
nghiên cứu của H. Parmentier, người ta biết cách đây hơn 100 năm Mỹ Sơn còn 68 công trình kiến trúc, và ông đã

chia chúng thành các nhóm từ A, A’ đến N.
Nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern chia di tích Chăm Việt Nam thành 7 phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến
triển của nó. Mỹ Sơn có đủ đại biểu các phong cách, trong đó có 2 phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt
phong cách Mỹ Sơn A1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm.
Các nhà khảo cổ học Pháp chia các công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn ra làm 10 nhóm chính: A, A', B, C, D, E, F,
G, H, K để đặt tên cho mỗi công trình theo kiểu ghép chữ cái và số.


Khu đền này chủ yếu là kiến trúc Chăm từ thế kỷ thứ 8 cho đến công trình trẻ nhất của Mĩ Sơn từ thế kỷ thứ 13
cũng góp mặt tại đây. Sau thế kỷ thứ 13 thì các vương triều ở Chăm – Pa không xây đền ở Mỹ sơn nữa, họ tập
trung xây ở Khương Nam.
Về mặt kiến trúc thì các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các kiểu dáng khác nhau, từ những kiểu
cổ đại hay kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷ 8, Mỹ Sơn E1 và F1), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ 8 - đầu thế kỷ 9, Mỹ Sơn A2,
C7 và F3), kiểu Đồng Dương (cuối thế kỷ 9 - đầu thế kỷ 10, Mỹ Sơn A10, A11-13, B4, B12), kiểu Mỹ Sơn A1 (thế
kỷ 10, Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1, C2, C5, D1, D2, D4), kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định (đầu thế kỷ 11 giữa thế kỷ 12, Mỹ Sơn E4, F2, nhóm K) và kiểu Bình Định (cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 14, Mỹ Sơn B1 và các
nhóm G, H).

Một phần quang cảnh nhóm tháp B, C và D tại Mỹ Sơn

Tháp Mỹ Sơn B4

Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, cũng như mỗi đền tháp thờ những vị thần, những triều
vua khác nhau tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn. Nhìn chung tháp Chàm đều được xây dựng trên một mặt
bằng tứ giác, chia làm 3 phần: Ðế tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc. Thân tháp tượng hình của thế giới
thần linh, kỳ bí mê hoặc. Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông,
voi, sư tử... những loài gần gũi với tôn giáo và cuộc sống con người


Toàn bộ cụm di tích Chăm được làm bằng gạch nhưng đến thế kỷ thứ 13 lại xuất hiện một công trình bằng đá và
đó là ngôi đền đá duy nhất của di tích Chăm. Ban đầu người miền trung cổ là người Chăm- Pa chịu sự ảnh hưởng

của văn hóa, tôn giáo, kiến trúc từ Ấn Độ, vì thế những công trình kiến trúc đầu tiên ở đây là sự pha lẫn giữa hai
nền văn hóa Chăm Pa và Ấn Độ. Từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10 người Chăm lại có công trình kiến trúc phản


ánh lối kiến trúc của In-đô-nê-xi-a, chứng tỏ trong thời kỳ này người Chăm có sự giao lưu văn hóa và chịu ảnh
hưởng của văn hóa In-đô-nê-xi-a. Trải qua thời gian phát triển, du khách sẽ thấy được những công trình kiến trúc
mang những nét văn hóa khác nhau có mặt ở đây như kiến trúc Khơ-Me, hay thậm chí kiến trúc mang dáng dấp
Đông Nam Á, hay gần gũi là lối kiến trúc Bắc Việt Nam cũng có mặt ở đây. Toàn bộ những giá trị như vậy, đã hòa
trộn thành giá trị nổi bật toàn cầu để Mĩ Sơn trở thành di sản văn hóa thế giới.


Giống như những nơi khác di tích Mĩ Sơn cũng được xây dựng trên đồi cao để đón ánh nẵng mặt trời chiếu vào
nhiều nhất vì thế khi đến Mĩ Sơn điều mà du khách cảm nhận ngay từ ban đầu đó là cái nắng nóng nơi đây. Du
khách sẽ được chiêm ngưỡng những công trình của di tích chăm với những phong cách khác nhau. Ngôi đền đá
duy nhất trong thánh Địa ban đầu có chiều cao 30m nhưng do chiến tranh đánh phá nên chỉ còn lại di tích tồn tại
đến ngày nay. Toàn bộ công trình kiến trúc ở đây được xây dung bằng gạch. Du khách đến đây có thể thấy được sự
khách nhau của gạch từ những thế kỷ trước với những viên gạch thời nay được kê vào chân công trình để gìn giữ
và bảo tồn. Màu gạch trên những công trình có màu đẹp hơn và chất lương cao gấp 5 lần gạch ngày nay. Hơn thế
nữa giữa những viên gạch thì du khách sẽ không thấy bất cứ một dấu hiệu kết nối nào để chắp các viên gạch với
nhau mà công trinh đền đài cổ của Mĩ Sơn vẫn đứng sừng sững giữa đất trời qua nhiều thế kỷ cho đến ngày nay.
Điều thú vị nhất mà du khách sẽ thấy đó là trên bề mặt của những bức tường cổ không hề có rêu mốc mà chỉ có
những chỗ nào bị vỡ mới xuất hiện riêu mốc. Có lẽ sau khi xây dựng xong thì người Chăm cổ có quét lên một lớp
bề mặt để bảo vệ tường gạch.
Mỗi một ngôi đền tháp đều có cửa đền để đi vào, tuy bề ngoai ngội đền khá cao nhưng bên trong lại hẹp và tối
vì nơi đây trước kia để cho giáo sĩ vào làm lễ. Và khu làm lễ khá nhỏ cho thấy nơi đây không dành cho nghiều


người. Bên trong khu đền không còn được thiết kế đẹp và cầu kỳ như bên ngoài và có nhiệt độ rất mát mẻ. Đến
với khi đền đá, du khách sẽ được thấy nhưng nét kiến trúc xuât hiện của phật giáo như đài sen, và được tặc những
nét hoa văn rất đẹp. Ở Mĩ Sơn, du khách còn được chiêm ngưỡng bảng chữ viết của người Chăm cách đây 800 năm

đó là bảng chữ Phạn phổ đây là bảng chữ nghi lịch sử hình thành và biến cố của thánh địa.


Chất liệu và kĩ thuật xây dựng :
Với việc quan sát kết cấu của tháp Chàm là những viên gạch đỏ chồng khít lên nhau, không thấy mạch hồ kết
dính đã hình thành nên những giả thuyết khác nhau về chất liệu và kĩ thuật xây dựng những ngôi đền tháp Mỹ Sơn:
- Đền tháp Mỹ Sơn được xây từ những viên gạch cổ nhẹ hơn gạch hiện tại cùng kích thước 1,3 lần. Gạch được
nung non hơn nhưng tính chất về sức bền vật liệu lại cao hơn
- Có những huyền thoại cho rằng: Người Chăm xây tháp bằng gạch mộc, dẻo gọt nó lên, rồi nung một khối
tháp trong ngọn lửa khổng lồ.
- Các chuyên gia Ba Lan lại khẳng định rằng người Chăm đã dùng gạch nung sẵn gắn với nhau bằng vữa đất sét
và sau đó toàn bộ tháp được nung lại.
- Một số nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm đã dùng keo chiết từ thực vật (nhựa xương rồng và mật mía
hoặc nhựa cây dầu rái) để dán những viên gạch với nhau hay có người thì nói họ dùng lá cây nghiền ra bôi vào sau
đó để cho khô rồi xây tiếp



1.

Có những nghiên cứu gần đây cho thấy người Chăm đã sử dụng kết hợp một số biện pháp kĩ thuật khác nhau để
xây tháp: dùng các viên gạch có độ lõm ở mặt tiếp xúc, khi xây lên không thấy vữa ở giữa các viên gạch còn ở giữa
có lớp vữa dày; mài các viên gạch trong nước cho thật khít nhau rồi xếp lại cho bột gạch tự kết dính nhau trong sức
nặng của trọng lực của phần trên tháp; dùng các viên gạch có mặt lõm mặt lồi theo kiểu âm dương, khi xếp lên tự
thân nó liên kết với nhau.
Đền tháp Chăm ở Mỹ Sơn không chỉ chứa chất những giá trị văn hoá làm say đắm long người mà còn chứa cả
những giá trị kỹ thuật mà công nghệ thời nay vẫn chưa thể lí giải được. Đến Mỹ Sơn, nhìn một mảng tường để biết
rằng chúng ta còn phải học nhiều.
Nếu xếp đặt nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm theo lịch trình phát triển, ta dễ dàng nhận ra ba nhóm chính với ba
giai đoạn lớn: Nhóm phong cách Mỹ Sơn E1, Hòa Lai, Đồng Dương; phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình

Định. Ba phong cách trên toát lên ba vẻ đẹp và ba ngôn ngữ tạo hình chủ đạo: nhóm đầu khỏe khoắn trong trang trí
và trong hình dáng cục mịch vuông vức, nhóm thứ hai thanh tú, trang nhã trong đường nét và hài hòa trong tỷ lệ,
nhóm thứ ba thì đường bệ trong mảng khối.
II. Đánh giá di tích Thánh địa Mỹ Sơn:
Đánh giá giá trị lịch sử:
Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các
ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ,
giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại
Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời
đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ
cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền tháp đang chìm
đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.
Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào
thế kỷ IV. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ VII,
vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn
tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền


tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ
bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời
giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.
Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV, nhưng các kết quả khai quật cho thấy
các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ IV. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ
Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu
hay Đồng Dương.
Thánh địa Mỹ Sơn là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu, độc đáo, có giá trị văn hóa của một dân
tộc, là những chứng tích sống động, xác thực lịch sử của một trong những nền văn hóa trong cộng đồng văn hóa
Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Do đó quần thể di tích Mỹ Sơn là niềm tự hào không của riêng ai!
2.


Đánh giá giá trị văn hóa:
Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm. Nơi đây, với hơn
70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chăm Pa được kết tinh trong những di chưng vật chất trường
tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài suốt 9
thế kỷ (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ XIII), được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực
Đông Nam Á như Angwko,Pagan, Bôrôbudua.
Thuộc địa phận xã Duy Phú (Duy Xuyên, Quảng Nam), Thánh địa Mỹ Sơn cách Đà Nẵng khoảng 70 km. Khu
đền tháp nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, xung quanh là đồi, núi. Trong mạch núi cao
khoảng 100 m đến 400 m từ Đông Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu.
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm Pa. Được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ thứ 4 dưới triều
đại vua Bhadravarman để thờ thần Siva. Mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng
lễ vật và xây dựng đền thờ.


Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm Pa cổ

Những đền chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – đấng bảo hộ của các dòng vua
Chăm Pa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn Bhadresvara – người sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào
cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.
Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng một nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm có
một ngôi đền thờ chính (Kalan), bao quanh bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng
trưng cho núi Meru – trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×