Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Quy hoạch sử dụng đất huyện lộc bình – tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.94 KB, 85 trang )

Quy hoạch sử dụng đất Huyện Lộc Bình – Tỉnh Lạng Sơn

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU BÀI TẬP LỚN.......................................................1
MÔN HỌC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.....................................................1
I. Ý nghĩa và mục tiêu bài tập lớn môn học quy hoạch sử dụng đất....................................1
1.1. Vị trí,vai trò và ý nghĩa...................................................................................................................1
1.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai.....................................................................................2
1.3.Sự cần thiết phải quy hoạch sử dụng đất đai.................................................................................3

II. Nội dung, phương pháp và các bước xây dựng.............................................................3

2.1. Nội dung và các bước xây dựng QHSDĐ........................................................................................3
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................25

III. Các căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất...................................................................27
3.1. Căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch.........................................................................................27
3.2. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng quy hoạch..........................28
3.3. Căn cứ quy hoạch sử dụng đất của cấp quản lý vùng quy hoạch ..............................................29
3.4. Căn cứ vào hiện trạng sử dụng và tiềm năng vùng quy hoach...................................................30

CHƯƠNG 2.......................................................................................................32
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN..................................................................32
I. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường.............32

1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................................................32
1.2. Địa hình.......................................................................................................................................32
1.3. Khí hậu thời tiết...........................................................................................................................32
1.4. Thủy văn, nguồn nước.................................................................................................................33
1.5. Tài nguyên đất.............................................................................................................................34
1.6. Tài nguyên rừng...........................................................................................................................34


1.7. Tài nguyên khoáng sản................................................................................................................35
1.8. Tiềm năng du lịch........................................................................................................................35
1.9. Cảnh quan môi trường................................................................................................................35

II. Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội gây áp lực đất đai....................................................35
2.1. Tăng trưởng kinh tế.....................................................................................................................35
2.2. Dân số, lao động và mức sống dân cư.........................................................................................36
2.3. Kết quả sản xuất các ngành.........................................................................................................37
2.4. Cơ sở hạ tầng...............................................................................................................................39

III. Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất.................................................40
3.1. Đánh giá tình hình quản lý đất đai..............................................................................................40
3.2. Hiện trạng sử dụng đất................................................................................................................42
3.3. Biến động sử dụng đất................................................................................................................48

IV. Đánh giá chung điều kiện cơ bản...............................................................................49

CHƯƠNG 3.......................................................................................................52
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT........................52


A. Xác định phương hướng phát triển kinh tế xã hội và phương hướng sử dụng đất.......52
I. Xác định phương hướng phát triển kinh tế xã hội........................................................52
1.1. Phương hướng mục tiêu chung..................................................................................................52
1.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................................................52

II. Phương hướng sử dụng đất.......................................................................................53
2.1. Xây dựng quan điểm sử dụng đất...............................................................................................53
2.2. Phương hướng sử dụng 5 loại đất..............................................................................................54


B. Nội dung phương án quy hoạch..................................................................................57
I. Quy hoạch ranh giới....................................................................................................57
1.1. Tiểu vùng 1..................................................................................................................................57
1.2. Tiểu vùng 2..................................................................................................................................57
1.3. Tiểu vùng 3..................................................................................................................................58
1.4. Tiểu vùng 4..................................................................................................................................58
1.5. Tiểu vùng 5..................................................................................................................................59
1.6. Tiểu vùng 6..................................................................................................................................59

II. Quy hoạch sử dụng đất khu dân cư nông thôn............................................................60
III. Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng.........................................................................61
3.1. Đất xây dựng................................................................................................................................61
3.2. Đất giao thông.............................................................................................................................64
3.3. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng.......................................................................................66
3.4. Đất di tích lịch sử văn hoá...........................................................................................................66
3.5. Đất an ninh quốc phòng..............................................................................................................67
3.6. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng...............................................................................................67
3.7. Đất khai thác khoáng sản............................................................................................................67
3.8. Đất nghĩa trang nghĩa địa............................................................................................................68
3.9. Đất chuyên dùng khác.................................................................................................................68

IV. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp..........................................................................69

4.1. Đất trồng cây hàng năm..............................................................................................................70
4.2. Đất trồng cây lâu năm.................................................................................................................71
4.3. Đất vườn tạp...............................................................................................................................71
4.4. Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi.................................................................................................72
4.5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.........................................................................................72

V. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.............................................................................73

VI. Quy hoạch quản lý đất chưa sử dụng và chu chuyển đất đai.......................................74
C. Kế hoạch và các giải pháp thực hiện............................................................................75
I. Kế hoạch sử dụng đất..................................................................................................75

1.1 Kế hoạch sử dụng đất hàng năm..................................................................................................75
1.2. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm.......................................................................................................75

II. Các giải pháp thực hiện..............................................................................................75
2.1. Giải pháp về tổ chức hành chính.................................................................................................76
2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện...................................................................................................77
2.3. Giải pháp đầu tư..........................................................................................................................78
2.4. Những chính sách và biện pháp nhằm phát triển và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp....................78
2.5. Những biện pháp và chính sách nhằm tiết kiệm sử dụng đất....................................................80
2.6. Giải pháp về vốn..........................................................................................................................81
2.7. Giải pháp về thị trường ..............................................................................................................82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................83


CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. Ý nghĩa và mục tiêu bài tập lớn môn học quy hoạch sử dụng đất.
1.1. Vị trí,vai trò và ý nghĩa
Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng, quản lý đất đai nói chung, đất đai
nông thôn nói riêng một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất
thông qua việc tính toán, phân bổ quỹ đất cho các ngành, cho các mục đích sử
dụng, cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế- xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất đai, môi trường sinh thái.
Như vậy, tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ có nghĩa là các loại đất đều được

đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định; sử dụng hợp lý đất đai tức là các
thuộc tính tự nhiên, vị trí, diện tích đất đai được sử dụng phù hợp với yêu cầu và
mục đích sử dụng; sử dụng đất đai khoa học là việc áp dụng những thành tựu
khoa học công nghệ trong quá trình sử dụng đất; hiệu quả sử dụng đất đai được
thể hiện ở hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế- xã hội cho nên phải
đảm bảo tính kinh tế, tính kỹ thuật và tính pháp chế của Nhà nước. Tính kinh tế
thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụng đất đai. Tính kỹ thuật thể hiện ở các công
tác chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định,
xử lý số liệu,... Tính pháp lý nghĩa là việc sử dụng và quản lý đất đai phải tuân
theo các quy định pháp luật của Nhà nước.
Tóm lại, quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở quan trọng để hình thành các
quyết định nhằm tạo điều kiện đưa các loại đất đai ở nông thôn vào sử dụng bền
vững và mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cao nhất. Nó thể hiện hai chức năng quan
trọng: điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai và tổ chức sử dụng đất đai.
Ý nghĩa
+ Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn đảm bảo sự thống nhất trong
việc quản lý Nhà nước về các loại đất đai ở nông thôn, phát huy tính tự chủ và
nâng cao hiệu quả sử dụng đất của những tổ chức, cá nhân được giao quyền sử
dụng đất.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc
quản lý Nhà nước đối với đất đai, làm cơ sở cho việc giao quyền sử dụng đất, cho

1


thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn tạo điều
kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho các

mục đích sử dụng như phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phát triển
công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc
quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiệu quả cao, hạn
chế sự chồng chéo trong quản lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượng chuyển mục
đích sử dụng tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất
đai, phá vỡ cân bằng sinh thái.
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai không những có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trước mắt mà cả trong lâu dài.

1.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai có những đặc điểm sau:
Quy hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quản lý khoa học của Nhà
nước. Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho nhu cầu của
người sử dụng đất đai và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt các
mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, để sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao
hiệu quả sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các mâu thuẫn nội tại của
từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất
ngày càng bộc lộ rõ rệt. Quy hoạch sử dụng đất đai phải quán triệt luật pháp,
chính sách và các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm tổng hợp. Nó vận dụng kiến
thức tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên,
khoa học kinh tế, khoa học xã hội. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai là
nhằm khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất, bao gồm sáu loại
đất chính.
Quy hoạch sử dụng đất đai có tính chất dài hạn và tính chiến lược. Thời
hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn.
Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế- xã hội quan
trọng như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
nhu cầu và khả năng phát triển của các ngành kinh tế, tình hình phát triển đô thị,

dân số và cơ cấu lao động, ... , xác định quy hoạch trung hạn và dài hạn về sử
dụng đất đai. Việc xây dựng quy hoạch phải phản ánh được những vấn đề có tính

2


chiến lược như: phương hướng, mục tiêu, chiến lược của việc sử dụng đất đai;
cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của từng ngành; điều chỉnh cơ cấu sử
dụng đất đai và việc phân bố đất đai; phân định ranh giới và các hình thức quản
lý việc sử dụng đất đai; các biện pháp, chính sách lớn. Quy hoạch sử dụng đất đai
là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm.
Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm khả biến. Do quy hoạch sử
dụng đất đai trong khoảng một thời gian tương đối dài, dưới sự tác động của
nhiều nhân tố kinh tế- xã hội, kỹ thuật và công nghệ nên một số dự kiến ban đầu
của quy hoạch không còn phù hợp. Do vậy việc bổ sung, điều chỉnh và hoàn
thiện quy hoạch là việc làm hết sức cần thiết.

1.3.Sự cần thiết phải quy hoạch sử dụng đất đai
Trong điều kiện đất đai có hạn mà sự gia tăng dân số ngày cang nhiều,
nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần, sinh hoạt ngày càng cao, do đó để quản lý
sử dụng triệt để và có hiệu quả nguồn tài nguyên này, đất đai cần phải được quy
hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng theo pháp luật. Đây là một trong 7 nội dung
quan trọng đã nêu ở Điều 13-Luật Đất đai 14/07/1993 trong công tác quản lý Nhà
nước về đất đai, đảm bảo cho mỗi tấc đất được sử dụng hợp lý và có hiệu quả
kinh tế cao nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Chính vì vậy, trong các Điều 16, 17 và 18 của Luật Đất đai, trong Nghị
định 30 HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 23/03/1989,
trong Chỉ thị 17 HĐBT ngày 09/03/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, trong Thông
tư 106 QHKHRĐ ngày 15/04/1991 của Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là Tổng
cục Địa Chính) đã khẳng định sự cần thiết phải tiến hành quy hoạch đất đai nói

chung và quy hoạch đất đai nông thôn nói riêng từ cấp TW đến địa phương, đặc
biệt là cấp
xã, phường.

II. Nội dung, phương pháp và các bước xây dựng
2.1. Nội dung và các bước xây dựng QHSDĐ

1.

Bước 1: Công tác chuẩn bị
Điều tra ban đầu, lập và phê duyệt dự án
Thành lập ban chỉ đạo quy hoạch
Tổ chức lực lượng triển khai
Xác định phương án kỹ thuật và kế hoạch thực hiện
Điều tra ban đầu và lập phê duyệt dự án:

3


2.
-

+
+
3.

-

Cần điều tra sơ bộ để lập dự án quy hoạch sử dụng đất. Dự án quy hoạch
cần được phê duyệt theo quy định chung về các vấn đề như nội dung,

phương pháp tiến hành, thời gian thực hiện, dự toán kinh phí, chỉ định
thầu…
Thành lập ban chỉ đạo quy hoạch: Các thành viên của ban chỉ đạo quy
hoạch gồm:
Trưởng ban
Các phó ban
Đại diện lãnh đạo HĐND
Cán bộ địa chính
Đại diện các ban ngành
Ban chỉ đạo chị trách nhiệm tổ chức triển khai công tác quy hoạch, gồm
các nhiệm vụ sau:
Tổ chức lực lượng ( nếu tự làm ) hoặc ký hợp đồng thuê các cơ quan
chuyên môn nhà nước có chức năng làm quy hoạch
Chuẩn bị nguồn kinh phí
Chịu trách nhiệm vè phương án quy hoạch
Chỉ đạo theo dõi tiến độ quy hoạch
Tổ chức các cuộc họp để giải quyết các vấn đè phát sinh trong quá trình
quy hoạch như:
Ranh giới các địa bàn có liên quan
Ranh giới sử dụng đất giữa các HTX, nông, lâm trường và các cơ quan
nhà ước đóng trên địa bàn
Tổ chức thông báo lấy ý kiến của nhân dân về các dự án quy hoạch
Thực hiện mối liên hệ giữa địa bàn nghiên cứu với các ngành có nhu cầu
sử dụng đất trên địa bàn
Tổ chức thông qua phương án quy hoạch trước HĐND và đẹ trình UBND
phê duyệt
Tổ chức lực lượng triển khai:
Quy hoạch sử dụng đất là một bộ môn khoa học, do đó, lực lượng làm
công tác này cần được đào tạo chính quy ở các trường đại học và trung
học chuyên nghiệp. Hiện nay do có khó khăn về công tác đào tạo sử dụng

đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có thể áp dụng hình thức tổ chức lực lượng
làm công tác quy hoach như sau:
Nếu địa phương tự làm thì cần có sự chỉ đạo, giúp đỡ từ cấp trên ( kể cả cố
vấn chuyên môn ). Trong trường hợp này cần tổ chức tập huấn vè quy
trình và bồi dưỡng kiến thức về quy hoạch sử dụng đất cho những người
thực hiện.

4


-

Nếu hợp đồng thuê các đơn vị chuyên môn có chức năng thì phải có sự
tham gia tích cực của cán bộ địa bàn nghiên cứu và có sự chỉ đạo giám sát
của cơ quan qản lý đất đai cấp trên trực tiếp. Trong trường hợp này, cần
phải lập dự toán và kinh phí hực hiện.
Để nâng cao chất lượng của phương án quy hoạch, cần đảm bảo các yếu tố
sau:
- Có đội ngũ cán bộ được đào tạo về chuyên môn quy hoạch sử dụng đất ở
bậc đại học, cao đẳng hoặc trung cấp
- Cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tài liệu, quy phạm, quy trình, định mức
tính toán, trang bị máy móc, thiết bị và các phương tiện công tác
- Có sự chỉ đại chặt chẽ của cơ quan chuyên môn, để nâng cao tinh thần
trách nhiệm, thái độ khoa học của những người làm quy hoạch, có phương
pháp đúng, tham khảo ý kiến nhân dân
Các phương tiện để làm việc cần được chuẩn bị chu đáo bao gồm:
- Máy móc thiết bị: máy đo đạc, máy vi tính cầm tay, thước dây, địa bàn,
dụng cụ vẽ…
- Văn phòng phẩm: giấy can, giấy kẻ ly, giấy viết, bút vẽ…
- Chỗ làm việc: phòng và bàn ghế thích hợp

Ngoài ra cần giải quyết tốt điều kiện làm việc như:
- Bố trí bếp ăn cho cán bộ quy hoạch
- Phương tiện đi lại
- Phương tiện bảo hộ lao động
- Dịch vụ y tế và các điều kiện khác
Đây là những nhu cầu thiết yếu để thực hiện công việc.
4. Xác định phương án kỹ thuật và kế hoạch thực hiên:
- Để có một phương án quy hoạch tốt cần xây dựng đề cương chi tiết, trong
đó cần nêu rõ những vấn đề cần giải quyết và phương án thực hiện
- Lập kế hoạch tiến độ công tác
+ Kế hoạch chung
+ Kế hoạch cụ thể từng công việc
+ Ké hoạch của từng bộ phận công tác
+ Kế hoạch hàng tuần, hàng tháng
Thực tiễn cho thấy, nếu không xây dựng kế hoạch và không có sự chỉ đạo
chặt chẽ thì thời gian tiến hành quy hoạch thường bị kéo dài mà vẫn không đảm
bảo chất lượng.
Hội thảo bước 1
Đánh giá, nghiện thu kết quả bước 1.
∗ Bước 2: Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

5


1. Mục tiêu: Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
phục vụ lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp quốc gia.
2. Sản phẩm
2.1. Các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ cho việc lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp quốc gia.
2.2. Kết quả điều tra thông tin, tài liệu, số liệu bản đồ.

2.3. Báo cáo đánh giá các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập.
3. Trình tự và nội dung thực hiện
3.1. Công tác nội nghiệp: Điều tra, thu thập các loại thông tin, tài liệu, số
liệu, bản đồ; phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ thu thập
được; xác định những nội dung cần điều tra khảo sát thực địa; xây dựng kế hoạch
điều tra, khảo sát bổ sung, chỉnh lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ.
3.1.1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội;
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình địa mạo, khí hậu thời
tiết, thuỷ văn, nguồn nước,
3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nhân văn,
3.1.1.3. Cảnh quan môi trường: Đặc điểm cảnh quan môi trường, thực
trạng môi trường đất, môi trường không khí, môi trường nước,
3.1.1.4. Thực trạng kinh tế - xã hội: Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội, dân số, lao động, việc làm, thu nhập, mức sống,
3.1.1.5. Thực trạng phân bố, mức độ phát triển của các đô thị, khu dân cư
nông thôn,
3.1.2. Thu thập các thông tin về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các
vùng lãnh thổ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch phát triển
của các ngành, các lĩnh vực có liên quan đến việc sử dụng đất.
3.1.3. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu về tình hình quản lý đất đai, hiện
trạng sử dụng đất, định mức sử dụng đất, các tiến bộ khoa học và công nghệ có
liên quan đến việc sử dụng đất.
3.1.3.1. Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước, các vùng
lãnh thổ và bản đồ hiện trạng, quy hoạch phát triển của các ngành, các lĩnh vực.
3.1.3.2. Phân loại các tài liệu, số liệu, bản đồ; đánh giá độ tin cậy các
thông tin, tài liệu đã thu thập được.
3.1.3.3. Xác định các tài liệu cần bổ sung.


6


3.1.3.4. Xây dựng phương pháp và lập kế hoạch điều tra bổ sung tài liệu,
số liệu, bản đồ.
3.1.3.5. Tổ chức thu thập bổ sung tài liệu nội nghiệp.
3.1.4. Tiềm năng đất đai: Số liệu và tài liệu đánh giá về chất lượng đất đai,
bản đồ đánh giá đất, phân hạng đất thích nghi.
3.1.5. Định hướng phát triển và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các
lĩnh vực, các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn cả nước và bản đồ quy hoạch phát
triển các ngành tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3.2. Công tác ngoại nghiệp
3.2.1. Khảo sát thực địa, điều tra bổ sung thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ
3.2.2. Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ ở thực địa
3.3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, dữ liệu và bản đồ
3.3.1. Tổng hợp, lựa chọn, thống nhất các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ gốc.
3.3.2. Chuẩn hóa các tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập, điều tra bổ sung.
3.3.3. Xác định cơ sở pháp lý của các tài liệu, số liệu, bản đồ gốc.
3.4. Lập báo cáo kết quả điều tra thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ
3.5. Hội thảo thống nhất số liệu, tài liệu điều tra
3.5.1. Tổ chức hội thảo.
3.5.2. Chỉnh sửa và hoàn thiện sau hội thảo.
3.6. Đánh giá, nghiệm thu bước 2.
∗ Bước 3: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến
đổi khí hậu; các chỉ tiêu quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực
tác động đến việc sử dụng đất.
1. Mục tiêu: Phân tích, đánh giá đặc điểm và xác định những lợi thế, hạn
chế về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường; thực
trạng phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu; các chỉ tiêu quy hoạch phát

triển các ngành tác động đến việc khai thác sử dụng đất.
2. Sản phẩm
2.1. Báo cáo chuyên đề đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và
biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất (kèm theo các sơ đồ, biểu đồ, bản
đồ thu nhỏ, bảng biểu, số liệu phân tích).
2.2. Các chỉ tiêu quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực tác động đến
việc sử dụng đất.
2.3. Các sơ đồ, bản đồ chuyên đề có liên quan (về phân bố các đơn vị hành
chính, thổ nhưỡng, độ dốc, úng ngập, khô hạn, cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi).

7


3. Trình tự và nội dung thực hiện
3.1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên,
cảnh quan môi trường
3.1.1. Phân tích, đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.2. Phân tích, đánh giá đặc điểm các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất: Phân tích nguồn gốc phát sinh các loại đất (đặc
điểm hình thành, đặc điểm phân bố, tính chất đặc trưng các loại đất, các thay đổi
lớn về môi trường đất); Đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về tài nguyên đất
trong việc khai thác sử dụng cho các mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp và các
mục đích khác; Xây dựng phụ biểu về diện tích các loại thổ nhưỡng.
3.1.2.2. Tài nguyên nước: Phân tích đặc điểm lưu lượng, chất lượng của
nguồn nước mặt, nước ngầm; Đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về tài
nguyên nước trong việc khai thác sử dụng cho các mục đích sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng: Phân tích đặc điểm các loại rừng, đặc điểm thảm
thực vật, tỷ lệ che phủ, động vật rừng, các nguồn gen quý hiếm, yêu cầu bảo vệ
và khả năng khai thác sử dụng; Đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về tài

nguyên rừng đối với việc phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh, du lịch, bảo vệ
môi trường và đa dạng sinh học;
3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản: Phân tích các loại khoáng sản về vị trí
phân bố, trữ lượng, khả năng khai thác sử dụng; Đánh giá khái quát các lợi thế,
hạn chế về tài nguyên khoáng sản đối với việc phát triển kinh tế, các ngành nghề,
khả năng cung cấp nguyên liệu,
3.1.2.5. Tài nguyên biển, ven biển: Phân tích các đặc điểm về chiều dài bờ
biển, các ngư trường, vũng, vịnh, nguồn lợi biển, yêu cầu bảo vệ và khai thác sử
dụng; Đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về tài nguyên biển, ven biển đối với
việc phát triển kinh tế, các ngành nghề, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và đời
sống của nhân dân.
3.1.2.6. Tài nguyên nhân văn: Phân tích đặc điểm truyền thống lịch sử,
văn hoá, dân tộc, tôn giáo, các di tích lịch sử - văn hoá, phong tục, tập quán sinh
hoạt, sản xuất; Đánh giá khái quát các lợi thế, hạn chế về tài nguyên nhân văn
trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường
3.1.3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường; thực trạng về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

8


3.1.3.2. Đánh giá khái quát các lợi thế hạn chế về hiện trạng cảnh quan,
môi trường trong việc phát triển kinh tế, đời sống dân sinh.
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh
quan môi trường trong việc khai thác sử dụng đất
3.1.4.1. Tổng hợp và đánh giá các lợi thế, hạn chế về điều kiện tự nhiên,
các nguồn tài nguyên trong việc khai thác sử dụng đất;
3.1.4.2. Đề xuất khái quát về việc sử dụng đất nhằm khai thác các lợi thế,
khắc phục các hạn chế.

3.2. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.2.1. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế
3.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế theo các chỉ tiêu tốc độ phát triển chung, theo
ngành, lãnh thổ, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn (GDP chung, GDP bình quân đầu người);
3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực, địa bàn lãnh thổ;
3.2.1.3. Đánh giá khái quát thực trạng phát triển kinh tế tác động đến việc
sử dụng đất;
3.2.1.4. Xây dựng phụ biểu về một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thời kỳ
trước năm quy hoạch: tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị tổng sản phẩm, cơ cấu
kinh tế, dân số, tỷ lệ phát triển dân số, bình quân thu nhập đầu người, bình quân
lương thực đầu người, tỷ lệ đói, nghèo.
3.2.2. Phân tích, đánh giá khái quát thực trạng phát triển các ngành kinh tế
3.2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp: Phân tích về tốc độ tăng trưởng, giá
trị sản xuất; chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi; Đánh giá khái quát
thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tác động đến việc sử
dụng đất.
3.2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp: Phân tích về tốc độ tăng trưởng, giá
trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, diện tích chiếm đất và thực trạng sử dụng đất;
Đánh giá khái quát thực trạng phát triển ngành công nghiệp và xây dựng tác động
đến việc sử dụng đất.
3.2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ:
- Phân tích tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất, doanh thu, giá trị xuất và
nhập khẩu, diện tích chiếm đất và thực trạng sử dụng đất;
- Đánh giá khái quát thực trạng phát triển ngành dịch vụ tác động đến việc
sử dụng đất.
3.2.3. Phân tích, đánh giá tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập,
tập quán có liên quan đến sử dụng đất

9



3.2.3.1. Hiện trạng dân số: Tổng dân số, cơ cấu dân số theo ngành (nông
nghiệp, phi nông nghiệp), khu vực (đô thị, nông thôn), dân tộc, quy mô dân số;
3.2.3.2. Gia tăng dân số: tỷ lệ tăng dân số chung, tăng tự nhiên, tăng cơ học;
3.2.3.3. Đặc điểm phân bố và dịch chuyển dân cư theo đơn vị hành chính,
vùng trọng điểm, khu vực đô thị, nông thôn;
3.2.3.4. Lao động và việc làm: Tổng số lao động, cơ cấu lao động theo khu
vực, ngành, lĩnh vực, tỷ lệ lao động có việc làm, thất nghiệp, giá trị công lao động;
3.2.3.5. Thu nhập, mức sống: Thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ
giàu, trung bình, nghèo đói chung và phân theo khu vực (đô thị, nông thôn);
3.2.3.6. Tập quán sinh hoạt, sản xuất có liên quan đến sử dụng đất;
3.2.3.7. Đánh giá khái quát tình hình dân số, lao động, việc làm, tập quán
sản xuất tác động đến việc sử dụng đất;
3.2.3.8. Xây dựng phụ biểu về hiện trạng dân số, số hộ, lao động.
3.2.4. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các đô thị và khu dân cư
nông thôn
3.2.4.1. Thực trạng phân bố và phát triển của các đô thị: Đặc điểm phân
bố; Quy mô diện tích và dân số; Tốc độ đô thị hóa; Mức độ hợp lý, những tồn tại
trong quá trình phát triển của các đô thị.
3.2.4.2. Thực trạng phân bố và phát triển các khu dân cư nông thôn:
- Đặc điểm phân bố theo vùng lãnh thổ,
- Các loại hình khu dân cư nông thôn,
- Quy mô dân số, diện tích và cơ cấu sử dụng đất trong các khu dân cư
nông thôn,
- Mức độ hợp lý, những tồn tại trong quá trình phát triển của các khu dân
cư nông thôn.
- Đánh giá thực trạng phân bố, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn tác
động đến việc sử dụng đất;
- Xây dựng phụ biểu về thực trạng một số chỉ tiêu sử dụng đất (đất khuôn
viên hộ gia đình, đất ở, đất giao thông, xây dựng, cây xanh trong đô thị, khu dân

cư nông thôn) trên hộ hoặc đầu người;
3.3. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu quy hoạch phát triển của các
ngành, lĩnh vực có tác động đến sử dụng đất
3.3.1. Hạ tầng kỹ thuật: Giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ,
hàng không); Thuỷ lợi (đê điều, hồ chứa nước, kênh mương, công trình đầu mối);
năng lượng; bưu chính viễn thông cấp quốc gia.
3.3.3. Hạ tầng xã hội: Giáo dục - đào tạo; Y tế; Văn hoá;Thể dục thể thao;

10


3.3.4. Quốc phòng: Phân tích về diện tích, vị trí phân bố đất cho mục đích
quốc phòng và thực trạng sử dụng đất.
3.3.5. An ninh: Phân tích về diện tích, vị trí phân bố đất cho mục đích an
ninh và thực trạng sử dụng đất;
3.3.6. Các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử
dụng đất
3.3.6.1. Khuyến khích đầu tư nước ngoài;
3.3.6.2. Khuyến khích đầu tư trong nước;
3.3.6.3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
3.3.6.4. Kinh doanh bất động sản.
3.3.7. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động
đến việc sử dụng đất.
3.3.7.1. Tổng hợp và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong
việc khai thác sử dụng đất;
3.3.7.2. Khuyến cáo việc sử dụng đất nhằm khai thác các lợi thế, khắc
phục các hạn chế.
3.3.7.3. Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu quy hoạch phát triển của các
ngành, lĩnh vực có tác động đến sử dụng đất
3.3.8. Xây dựng các biểu đồ, bảng biểu số liệu về kinh tế - xã hội.

3.3.9. Xây dựng các bản đồ chuyên đề về phân bố dân cư; bản đồ phân bố
các khu công nghiệp và đô thị; bản đồ cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông thủy lợi.
3.4. Phân tích, đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất
3.4.1. Những tác động của nước biển dâng, triều cường, xâm nhập mặn
đến việc sử dụng đất;
3.4.2. Những tác động của sa mạc hóa, sói mòn, sạt lở đến việc sử dụng đất;
3.5. Xây dựng các báo cáo phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội và biến đổi khí hậu; các chỉ tiêu quy hoạch phát triển của các
ngành, lĩnh vực tác động đến việc sử dụng đất (kèm theo các sơ đồ, biểu đồ,
bản đồ thu nhỏ, số liệu phân tích)
3.6. Xử lý và hoàn thiện bản đồ chuyên đề đã có (bản đồ hành chính,
bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa hình, bản đồ mạng lưới cơ sở hạ tầng …)
3.7. Hội thảo nội dung bước 3
3.7.1. Tổ chức hội thảo.
3.7.2. Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo, số liệu, bản đồ sau hội thảo.
3.8. Đánh giá, nghiệm thu bước 3.

11


∗ Bước 4: Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến
động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ
trước và tiềm năng đất đai.
1. Mục tiêu: Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà
nước về đất đai, biến động sử dụng đất qua các thời kỳ; kết quả thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước; xác định những bất hợp lý cần được giải
quyết trong quy hoạch sử dụng đất. Đánh giá tiềm năng đất đai về số lượng, chất
lượng, mức độ tập trung, vị trí phân bố, mức độ thích hợp theo mục đích sử dụng,
theo ngành, theo lĩnh vực.
2. Sản phẩm

2.1. Các báo cáo chuyên đề: Đánh giá tình hình quản lý đất đai; Đánh giá
hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất; Đánh giá kết quả thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và đánh giá tiềm năng đất đai.
2.2. Bản đồ chuyên đề (Bản đồ đất thích nghi)
3. Trình tự và nội dung thực hiện
3.1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà
nước về đất đai liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3.1.1. Phân tích, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất
đai của kỳ trước năm quy hoạch sử dụng đất
3.1.1.1. Thực hiện việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
3.1.1.2. Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính;
3.1.1.3. Thực hiện công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
3.1.1.4. Việc quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất;
3.1.1.5. Thực hiện quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất;
3.1.1.6. Thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ
địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
3.1.1.7. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai;
3.1.1.8. Thực hiện việc quản lý tài chính về đất đai;
3.1.1.9. Việc quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị
trường bất động sản;
3.1.1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất;

12



3.1.1.11. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
3.1.1.12. Đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại cần khắc phục trong
công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
3.1.1.13. Xây dựng báo cáo chuyên đề đánh giá tình hình quản lý Nhà
nước về đất đai.
3.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất
3.2.1. Lập các biểu số liệu về hiện trạng sử dụng đất theo mẫu biểu của
cấp quốc gia và phụ biểu biến động sử dụng đất theo các chỉ tiêu sử dụng đất quy
định tại mục khoản 9.1 Mục 9 Phần I của Quy trình này.
3.2.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng các loại đất (cụ
thể đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh) theo các chỉ tiêu sử dụng đất quy định
tại mục khoản 9.1 Mục 9 Phần I của Quy trình này;
3.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường; tính hợp lý và những
tồn tại trong việc sử dụng đất
3.2.3.1. Cơ cấu sử dụng đất,
- Mức độ thích hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các loại
đất: đất đô thị, đất xây dựng các công trình công nghiệp, dịch vụ và cơ sở hạ tầng
giao thông, thuỷ lợi;
- Tập quán khai thác sử dụng đất, mức độ khai thác tiềm năng đất đai,
những mâu thuẫn trong sử dụng đất; Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ
thuật trong sử dụng đất;
- Hiệu quả sử dụng đất, phân tích nguyên nhân;
3.2.3.2. Những tác động đến môi trường đất trong quá trình khai thác sử
dụng đất như thoái hoá đất, ô nhiễm đất, nguyên nhân và biện pháp khắc phục;
3.2.3.3. Những tồn tại trong sử dụng đất, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
3.2.4. Xây dựng báo cáo chuyên đề về hiện trạng và biến động sử dụng
đất, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và những tồn tại trong việc sử dụng đất.
3.3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử
dụng đất kỳ trước

3.3.1. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước;
3.3.1.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng
loại đất theo chỉ tiêu sử dụng đất đã được Quốc hội xét duyệt,
3.3.1.2. Chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất,
- Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: theo các chỉ tiêu sử dụng
đất đã được Quốc hội xét duyệt.

13


- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: Đất
chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất trồng cây lâu năm; Đất chuyên trồng lúa
nước chuyển sang đất lâm nghiệp, Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất
nuôi trồng thuỷ sản, đất rừng sản suất chuyển sang đất nông nghiệp không phải
rừng, đất rừng đặc dụng chuyển sang đất nông nghiệp không phải rừng, Đất rừng
phòng hộ chuyển sang đất nông nghiệp không phải rừng.
- Chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích nông
nghiệp, phi nông nghiệp theo các chỉ tiêu sử dụng đất của cấp quốc gia đã được
Quốc hội xét duyệt
3.3.1.3. Phân tích, đánh giá nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực
hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
3.3.2. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
3.3.2.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng
loại đất theo quy định tại khoản 9.1 Mục 9 Phần I của Quy trình này
3.3.2.2. Chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất,
- Chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích nông
nghiệp, phi nông nghiệp,
- Đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch sử dụng đất, kết quả thu hồi đất,
việc xử lý tình trạng quy hoạch “treo”.
- Phân tích, đánh giá nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực hiện

quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
3.4. Đánh giá tổng hợp những mặt tích cực, tồn tại trong việc quản lý, sử
dụng đất, biến động sử dụng đất và thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước
3.4.1. Tổng hợp, đánh giá những mặt tích cực, tồn tại trong công tác quản
lý, sử dụng đất và xu thế biến động sử dụng đất.
3.4.2. Tổng hợp, đánh giá những mặt tồn tại và nguyên nhân trong việc
thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.
3.4.3. Những bài học kinh nghiệm cho việc quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất kỳ tới.
3.5. Xây dựng báo cáo chuyên đề đánh giá tình hình quản lý, sử dụng
đất và kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước (kèm
theo các sơ đồ, biểu đồ, bản đồ thu nhỏ, số liệu phân tích)
3.6. Xử lý và hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo các chỉ
tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia (được quy định tại Thông tư số
13/2011/TT-BTNMT)

14


3.7. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông, lâm
nghiệp; phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ
3.7.1. Xác định lựa chọn chỉ tiêu và nội dung đánh giá tiềm năng đất đai
3.7.1.1. Xác định và lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai;
3.7.1.2. Tiềm năng đất nông nghiệp: đánh giá tính thích nghi, sự phù hợp
của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai; khả năng chuyển đổi cơ cấu
sử dụng đất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp đã được xác
định trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia.
3.7.1.3. Tiềm năng đất phi nông nghiệp: đánh giá cụ thể đối với đất sử dụng
vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất đô thị, đất khu công nghiệp, đất di tích danh
thắng, đất để xử lý, chôn lấp rác thải nguy hại và đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia

3.7.1.4. Tiềm năng đất chưa sử dụng: đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi
chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.
3.7.2. Đánh giá khái quát chung về tiềm năng đất đai
3.7.2.1. Theo các ngành chủ đạo;
3.7.2.2. Theo các khu vực trọng điểm;
3.7.2.3. Theo các mục đích đặc thù.
3.7.3. Đánh giá tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng
3.7.3.1. Đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm, rừng sản xuất, rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
3.7.3.2. Đất phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, xây dựng các khu
hành chính, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, di tích lịch sử,
quốc phòng, an ninh.
3.7.4. Phát hiện những tiềm năng mới và tiến hành khảo sát thực địa, điều
tra bổ sung.
3.7.5. Xây dựng báo cáo đánh giá tiềm năng đất đai (kèm theo các sơ đồ,
biểu đồ, bản đồ thu nhỏ, số liệu phân tích)
3.7.6. Xây dựng mới các bản đồ chuyên đề (bản đồ tiềm năng đất đai để
phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp; công nghiệp, đô thị và du lịch)
3.8. Hội thảo
3.8.1. Nhân sao tài liệu phục vụ hội thảo
3.8.2. Tổ chức hội thảo theo từng chuyên đề
3.8.3. Chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo, số liệu, bản đồ
3.9. Đánh giá, nghiệm thu bước 4
∗ Bước 5: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất

15


1. Mục tiêu: Xác định định hướng dài hạn về sử dụng đất; xây dựng
phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ, mục

tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia.
2. Sản phẩm
2.1. Báo cáo chuyên đề về định hướng sử dụng đất dài hạn.
2.2. Báo cáo chuyên đề về phương án quy hoạch sử dụng đất
2.3. Các biểu đồ, sơ đồ, biểu số liệu tính toán kèm theo phương án quy
hoạch sử dụng đất;
2.2.2. Bản đồ định hướng sử dụng đất dài hạn;
2.2.3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
2.2.4. Các bản đồ chuyên đề liên quan (bản đồ quy hoạch phát triển đô thị,
khu dân cư; bản đồ quy hoạch giao thông, thủy lợi; bản đồ phân vùng sản xuất
nông nghiệp).
3. Trình tự và nội dung thực hiện
3.1. Xác định định hướng dài hạn về sử dụng đất
3.1.1. Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội dài hạn
3.1.1.1. Phương hướng, mục tiêu tổng hợp;
3.1.1.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển theo ngành;
3.1.1.3. Phương hướng, mục tiêu phát triển theo lãnh thổ.
3.1.2. Xây dựng quan điểm sử dụng đất cho giai đoạn 20 năm tới và xa hơn
3.1.2.1. Chuyển đất chưa sử dụng sang sử dụng vào mục đích nông nghiệp,
phi nông nghiệp nhằm khai thác triệt để và sử dụng tiết kiệm quỹ đất đai;
3.1.2.2. Đảm bảo quỹ đất sử dụng cho mục đích đất lúa nước, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng trồng sản xuất;
3.1.2.3. Sử dụng hợp lý và bền vững quỹ đất nông nghiệp trên cơ sở bảo
vệ đất nông nghiệp có năng suất cao, đặc biệt đất chuyên trồng lúa nước;
3.1.2.4. Đảm bảo độ che phủ đất theo tiêu chuẩn để bảo vệ môi trường
trong lành và hệ sinh thái bền vững, cải tạo môi trường đất để sử dụng ổn định
lâu dài.
3.1.3. Xác định định hướng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
3.1.3.1. Phân tích hướng chuyển dịch các loại đất: đất nông nghiệp, đất
phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng;

3.1.3.2. Xác định định hướng sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất
trên địa bàn quy hoạch;
3.1.3.3. Lập các biểu số liệu về định hướng sử dụng đất dài hạn

16


3.1.4. Xây dựng bản đồ định hướng sử dụng đất dài hạn
3.1.4.1. Xây dựng bản đồ gốc;
3.1.4.2. Số hoá và biên tập bản đồ.
3.1.5. Xây dựng báo cáo chuyên đề về định hướng sử dụng đất (kèm theo
các sơ đồ, biểu đồ, bản đồ thu nhỏ, số liệu phân tích).
3.2. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
3.2.1. Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch
sử dụng đất
3.2.1.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế: Các chỉ tiêu tổng hợp; Các chỉ tiêu
phát triển theo ngành, lĩnh vực; Các chỉ tiêu phát triển theo lãnh thổ,
3.2.1.2. Các chỉ tiêu về dân số, lao động của cả nước (khu vực đô thị, khu
vực nông thôn).
3.2.2. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
3.2.2.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của
các Bộ ngành và các vùng lãnh thổ theo mục đích sử dụng đất được quy định tại
điểm 1 và 2 khoản 9.1 Mục 9 Phần I của Quy trình này;
3.2.2.2. Xác định khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho
các nhu cầu sử dụng đất;
- Khả năng đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng,
- Khả năng chuyển mục đích sử dụng giữa các nhóm đất,
- Khả năng chuyển mục đích sử dụng trong nội bộ từng nhóm đất.
3.2.3. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
3.2.3.1. Phân bổ quỹ đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; quốc

phòng; an ninh cấp quốc gia và theo từng vùng lãnh thổ
3.2.3.2. Phân bổ quỹ đất theo mục đích sử dụng
- Xác định các chỉ tiêu diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so
với hiện trạng sử dụng đất được quy định tại khoản 9.1 Mục 9 Phần I của Quy
trình này;
- Xác định các chỉ tiêu diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trong kỳ
quy hoạch được thực hiện theo quy định tại khoản 9.1 Mục 9 Phần I của Quy
trình này;
- Xác định diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội
của cả nước, phương án quy hoạch sử dụng đất cần xác định cụ thể diện tích các
loại đất theo quy định tại điểm 1 và 2 khoản 9.1 Mục 9 Phần I của Quy trình này
(Các công trình trọng điểm cấp quốc gia);

17


- Xác định vị trí, diện tích đất chuyên trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt
(đến từng thửa đất) nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
- Xác định vị trí, diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng: chuyển đất
chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng
thủy sản; chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục
đích khác; chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; chuyển đất phi
nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi
nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở,
- Xác định diện tích đất phải thu hồi được thực hiện theo các chỉ tiêu quy
định tại điểm 1 và 2 khoản 9.1 Mục 9 Phần I của Quy trình này
- Xác định chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục
đích theo các chỉ tiêu sử dụng đất.
3.2.3.3. Phân bổ quỹ đất theo không gian sử dụng được thực hiện theo các

chỉ tiêu quy định tại khoản 9.1 Mục 9 Phần I của Quy trình này.
3.2.3.4. Khoanh định lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng lãnh
thổ đối với các khu vực sử dụng đất theo quy định tại điểm 3.2.3.1 của mục này
có diện tích trên bản đồ từ 4 mi li mét vuông (4 mm 2) trở lên và tổng hợp trên
bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp quốc gia;
3.2.3.5. Xử lý chồng chéo, những bất hợp lý, điều chỉnh, thống nhất các
chỉ tiêu sử dụng đất
- Lồng ghép các bản đồ về nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh
vực trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất và đối chiếu với bản đồ định hướng
sử dụng đất,
- Xử lý các chồng chéo, những bất hợp lý về nhu cầu sử dụng đất các
ngành, lĩnh vực; điều chỉnh, thống nhất các chỉ tiêu sử dụng đất,
- Lồng ghép các bản đồ về nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh
vực trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất và đối chiếu với bản đồ định hướng
sử dụng đất
- Điều chỉnh, thống nhất các chỉ tiêu sử dụng đất.
3.2.3.6. Lập hệ thống biểu quy hoạch sử dụng đất theo mẫu biểu theo
Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT (kèm các hệ thống phụ biểu về phương pháp
tính toán ra các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất).
3.2.3.7. Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất, các bản đồ chuyên đề,
các biểu đồ minh họa;
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia,

18


- Xây dựng các bản đồ chuyên đề (bản đồ quy hoạch phát triển mạng lưới
giao thông, bản đồ quy hoạch hệ thống thủy lợi, bản đồ quy hoạch phân vùng sản
xuất nông - lâm nghiệp, bản đồ quy hoạch công nghiệp, bản đồ quy hoạch dịch
vụ thương mại - du lịch, bản đồ quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị và khu dân

cư nông thôn),
- Xây dựng các biểu đồ về diện tích, cơ cấu đất đai, sơ đồ chu chuyển đất đai.
3.2.3.8. Xây dựng báo cáo chuyên đề phương án quy hoạch sử dụng đất
(kèm theo các sơ đồ, biểu đồ, bản đồ thu nhỏ, số liệu phân tích) .
3.3. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất
3.3.1. Xác định nhu cầu sử dụng các loại đất trong mỗi kỳ kế hoạch của
phương án quy hoạch sử dụng đất
3.3.2. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất (phân bổ, cân đối quỹ đất cho từng
kỳ kế hoạch theo phương án quy hoạch sử dụng đất)
3.3.2.1. Phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng trong
từng kỳ kế hoạch được thực hiện theo các chỉ tiêu quy định tại Mục 9.1 Phần I
của Quy trình này;
3.3.2.2. Xác định vị trí, diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng giữa
các loại đất trong từng kỳ kế hoạch;
3.3.2.3. Chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích;
3.3.2.4. Cân đối quỹ đất cho từng kỳ kế hoạch sử dụng đất.
3.3.3. Lập hệ thống biểu phân kỳ quy hoạch sử dụng đất theo mẫu biểu tại
Thông tư số 19/2009-TT-BNTMT (kèm các hệ thống phụ biểu về phương pháp
tính toán ra các chỉ tiêu phân kỳ quy hoạch sử dụng đất).
3.4. Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất
3.4.1. Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
3.4.1.1. Các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất đảm bảo sử dụng hiệu
quả, theo phương án quy hoạch;
3.4.1.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững;
3.4.2. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất
3.4.2.1. Các giải pháp kinh tế;
3.4.2.2. Các giải pháp hành chính;
3.4.2.3. Các giải pháp khác;
3.5. Lập hệ thống bảng biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ

Lập hệ thống bảng biểu phân tích, sơ đồ, biểu đồ quy hoạch sử dụng đất
theo mẫu biểu quy định tại Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT.

19


3.6. Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất
3.6.1. Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo quy định tại Thông tư số
13/2011/TT-BTNMT.
3.6.1.1. Xây dựng bản đồ gốc;
3.6.1.2. Số hóa và biên tập bản đồ.
3.6.2. Xây dựng các bản đồ chuyên đề: bản đồ quy hoạch phát triển mạng
lưới giao thông, thuỷ lợi; bản đồ quy hoạch phân vùng sản xuất nông - lâm nghiệp;
bản đồ quy hoạch công nghiệp, dịch vụ thương mại - du lịch; bản đồ quy hoạch
mạng lưới đô thị và điểm dân cư nông thôn; bản đồ quy hoạch phát triển các công
trình hạ tầng xã hội và công trình dân sinh kinh tế (bản đồ gốc, bản đồ số).
3.6.3. Xây dựng các biểu đồ về diện tích, cơ cấu đất đai, sơ đồ chu chuyển
đất đai.
3.7. Xây dựng mới các bản đồ chuyên đề có liên quan (bản đồ quy
hoạch mạng lưới giao thông, thủy lợi; công nghiệp, đô thị và du lịch).
3.8. Xây dựng báo cáo phương án quy hoạch sử dụng đất
3.9. Hội thảo
3.9.1. Tổ chức hội thảo.
3.9.2. Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo, số liệu, bản đồ sau hội thảo.
3.10. Đánh giá, nghiệm thu kết quả bước 5
∗ Bước 6: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
1. Mục tiêu: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu theo phân kỳ quy
hoạch sử dụng đất phù hợp với phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội của kỳ kế hoạch 5 năm cấp quốc gia.
2. Sản phẩm

2.1. Báo cáo chuyên đề kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp quốc gia.
2.2. Bảng biểu số liệu, biểu đồ, sơ đồ kèm theo báo cáo.
3. Trình tự và nội dung thực hiện
3.1. Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5
năm cấp quốc gia
3.1.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế;
3.1.1.1. Các chỉ tiêu tổng hợp,
3.1.1.2. Các chỉ tiêu phát triển theo ngành, lĩnh vực,
3.1.1.3. Các chỉ tiêu phát triển theo lãnh thổ,
3.1.2. Các chỉ tiêu về dân số, lao động cấp quốc gia;

20


3.1.2.1. Tổng dân số (khu vực đô thị, khu vực nông thôn),
1.2.2. Tổng số lao động (khu vực đô thị, khu vực nông thôn).
3.2. Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất kỳ
đầu đến từng năm và đến vùng lãnh thổ
3.2.1. Phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến từng năm và
từng đơn vị hành chính cấp tỉnh
3.2.2. Xác định và cụ thể hoá chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng
hoạch theo chỉ tiêu sử dụng đất của cấp quốc gia;
3.2.3. Xác định và cụ thể hoá diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng
trong kỳ kế hoạch theo nội dung theo chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của cấp
quốc gia;
3.2.4. Xác định và cụ thể hoá diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng
cho các mục đích theo nội dung theo chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của cấp quốc
gia.
3.2.5. Lập hệ thống bảng biểu kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.

3.2.6. Xây dựng báo cáo chuyên đề kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp quốc gia.
3.3. Xác định danh mục các công trình, dự án quan trọng cấp quốc
gia trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
3.3.1. Xác định danh mục, diện tích đất rừng phòng hộ trong kế hoạch sử
dụng đất kỳ đầu cấp quốc gia đến từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
3.3.2. Xác định danh mục, diện tích đất rừng đặc dụng trong kế hoạch sử dụng
đất kỳ đầu cấp quốc gia quản lý đến từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
3.3.3. Xác định danh mục, diện tích đất an ninh, quốc phòng cấp quốc gia
trong kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
3.3.4. Xác định danh mục, diện tích các khu công nghiệp trong kế hoạch
sử dụng đất kỳ đầu cấp quốc gia đến từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
3.3.5. Xác định danh mục, diện tích đất cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy
lợi, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, y tế....) cấp quốc gia quản lý đến từng
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
3.3.6. Xác định danh mục, diện tích đất di tích danh thắng cấp quốc gia
quản lý đến từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
3.3.7. Xác định danh mục, diện tích đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy
hại cấp quốc gia quản lý đến từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
3.3.8. Xác định danh mục, diện tích đất đô thị đến từng tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương,

21


3.3.9. Xác định danh mục, diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên đến từng
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3.4. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất
3.4.1. Giải pháp về chính sách;
3.4.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư;
3.4.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ;

3.4.4. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
3.4.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện.
3.5. Xây dựng hệ thống bảng biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ theo
các chỉ tiêu sử dụng đất của cấp quốc gia.
3.6. Xây dựng báo cáo kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
3.7. Hội thảo nội dung bước 6
3.8. Đánh giá, nghiệm thu bước 6.
∗ Bước 7: xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công
bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
1. Mục tiêu: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ,
tài liệu quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, trình cấp có thẩm
quyền Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp quốc
gia; bàn giao sản phẩm và công bố quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
kỳ đầu cấp quốc gia.

2. Sản phẩm
2.1. Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử
dụng đất kỳ đầu cấp quốc gia (kèm theo bản đồ, sơ đồ thu nhỏ, bảng biểu số liệu
phân tích).
2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp quốc gia.
2.3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
2.4. Các bản đồ chuyên đề có liên quan.

22


3. Trình tự và nội dung thực hiện
3.1. Xây dựng và hoàn chỉnh các tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3.1.1. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất, kế

hoạch sử dụng đất kỳ đầu theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 19/2009/TTBTNMT.
3.1.1.1. Hoàn chỉnh hệ thống bảng biểu số liệu, sơ đồ, bản đồ thu nhỏ kèm
theo báo cáo tổng hợp
3.1.1.2. Hoàn chỉnh hệ thống bảng biểu số liệu theo mẫu biểu ban hành
kèm theo thông tư số 19/2009/TT-BTNMT
3.1.1.3. Hoàn chỉnh hệ thống phụ biểu số liệu có liên quan trong quá trình
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm các biểu số liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội; các biểu chi tiết về hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng
đất; các biểu tính toán chi tiết nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích trong kỳ
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
3.1.1.4. Hoàn chỉnh các sơ đồ, bản đồ thu nhỏ kèm theo báo cáo tổng hợp.
3.1.2. Hoàn chỉnh bản đồ sản phẩm
3.1.2.1. Bản đồ sản phẩm gồm bản đồ Hiện trạng sử dụng đất, bản đồ Quy
hoạch sử dụng đất.
3.1.2.2. Các bản đồ chuyên đề có liên quan (bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ độ
dốc, bản đồ đất thích nghi, bản đồ quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông,
thuỷ lợi; bản đồ quy hoạch phân vùng sản xuất nông - lâm nghiệp; bản đồ quy
hoạch công nghiệp, dịch vụ thương mại - du lịch; bản đồ quy hoạch mạng lưới đô
thị và điểm dân cư nông thôn; bản đồ quy hoạch phát triển các công trình hạ tầng
xã hội và công trình dân sinh kinh tế).
3.1.3. Nhân sao tài liệu, hội thảo và hoàn chỉnh sản phẩm của dự án.
3.2. Thông qua và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng
đất kỳ đầu
3.2.1. Báo cáo Chính phủ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ
đầu và hoàn chỉnh tài liệu
3.2.1.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ quy hoạch sử
dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu;
2.1.2. Hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ
đầu trên cơ sở ý kiến của Chính phủ.
3.2.2. Hồ sơ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu được nhân

sao và gửi về Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tổ chức thẩm định. Hồ sơ gồm:

23


×