Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tại khu công nghiệp Đình Vũ Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 78 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng tôi;
- Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác;
- Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chi rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày

tháng

Tác giả luận văn
(Ký tên)

i

năm 2015.


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Quý thầy cô đã giảng dạy
trong chương trình Đào tạo thạc sỹ ngành Tổ chức và quản lý vận tải khóa 2013
-2015 của Viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam. Các
thầy cô đã truyền đạt cho tôi các kiến thức hữu ích về cách thức tổ chức và quản lý
vận tải làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. NGUYỄN VĂN SƠN đã
tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ, công nhân
viên Công ty cổ phần Cảng Vinalines Đình Vũ đã giúp đỡ và cung cấp các thông
tin, số liệu để tôi hoàn thành luận văn của mình.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm công tác chưa nhiều nên luận văn vẫn
còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các


thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả

Đoàn Ngọc Tú

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

CFS

Container freight station)

CNT

Container

CY
ESCAP

Container Yard
Economte and Social Commission for Asiathe
PaciLc

ICD


Inland Clearance Depot

ISO

International Commerce Organization

KCN

Khu công nghiệp

KTTV

Khí tượng thủ văn

SXKD DV

Sản xuất kinh doanh dịch vụ

TEU

Tweenty Equlpment Unit

iii


MỤC LỤC
3.1. Dự toán vốn đầu tư...........................................................................................44
Dự án được đầu tư ban đầu 140 tỷ đồng trong đó:..................................................44
Nguồn vốn chủ đầu tư là 80.000.000.000 đồng chiếm 0.57%................................44

Nguồn vốn vay ngân hàng 60.000.000.000 đồng chiếm 0.43%..............................44
3.1.1 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng................................................................................44
Khu bãi 8 ha sức chứa trên 100.000 TEUS có thể mua với giá 14 tỷ đồng/ha đã bao
gồm:.........................................................................................................................44
Hình 3.1: Sơ đồ bãi container..................................................................................46

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
SỐ BẢNG
TÊN BẢNG
1.1
Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư
2.1
Hiện trạng cơ sở hạ tầng trong khu vực Hải Phòng
Phân bố hàng hóa theo phương thức loại hàng hóa thông
2.2
qua cảng biển Hải Phòng
3.1
Dự toán vốn đầu tư
3.2
Doanh thu và sản lượng tại bãi Container
3.3
Định biên lao động và chi phí lương
3.4
Kế hoạch trả nợ của dự án
3.5.1
Lợi nhuận của dự án 10 năm đầu
3.5.2

Lợi nhuận của dự án 10 năm cuối
3.6.1
Cân bằng nguồn trả nợ của dự án 10 năm đầu
3.6.2
Cân bằng nguồn trả nợ của dự án 10 năm cuối
3.7
Bảng tính NPV của dự án

v

TRANG
5
35
36
44
49
54
56
57
58
60
61
62


DANH MỤC CÁC HÌNH
SỐ HÌNH
1.1
1.2
1.3

2.1

2.2
2.3
2.4
2.5
3.1
3.2.1
3.2.2

TÊN HÌNH
Sơ đồ chu kỳ của dự án đầu tư
Vị trí phân tích kỹ thuật của dự án đầu tư
Mô hình cảng container chuyên dụng
Vị trí dự án cầu bính 2, cầu Bạch Đằng, cầu Tân Vũ
và Cảng Lạch Huyện trong không gian thành phố
Hải Phòng
Vị trí các cảng phía thượng lưu dự án cầu Bạch
Đằng
Đồ thị phân bố hàng hóa theo phương thức loại
hàng hóa thông qua cảng biển Hải Phòng
Vị trí xây dựng dự án
Luồng thủy nội địa khu vực Hải Phòng
Sơ đồ bãi container
Xe nâng vỏ container recktackker 12 tấn
Xe nâng vỏ container recktackker 12 tấn

vi

TRANG

4
10
22
31

33
36
37
39
46
46
47


MỞ ĐẦU
Nền kinh tế hội nhập là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất
nhưng nó mang lại cơ hội nhiều hơn cho ngành logistics bởi sự giao thương quốc
tế của hàng hóa. Từ năm 1996, ngành vận tải container trở thành một trong những
ngành phát triển mạnh mẽ, góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội
đất nước. Càng ngày, vận tải container càng chứng minh được tính thực tiễn, tính
hiệu quả kinh tế qua việc sản lượngtăng trưởng đều đặn hàng năm. Đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập, lần lượt các dự án xây dựng cảng
Container được đầu tư thực hiện và đều mang lại lợi ích lớn cho Đất nước, thu hút
một lượng không nhỏ người lao động tại địa phương.
Lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ngày càng lớn tương ứng
với thị trường của các doanh nghiệp khai thác kho bãi càng được mở rộng. Những
năm gần đây, lần lượt các bãi container được xây dựng vẫn không đảm bảo nhu
cầu về sản lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý vỏ khắt khe từ các hãng tàu
trong và ngoài nước.
Trước thực trạng này, em mạnh dạn nghiên cứu luận văn với đề tài “ Lập dự

án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tại khu công
nghiệp Đình Vũ Hải Phòng” . Song do thời gian tiếp cận thực tế còn ít và trình độ
còn hạn chế nên bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong sự đóng góp
ý kiến của thầy, cô.
Luận văn tốt nghiệp của em gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về lập dự án đầu tư và Cảng Container
Chương 2: Lập dự án đầu tư xây dựng bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ
container tại khu công nghiệp Đình Vũ
Chương 3: Tính toán và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả của dự án
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với hơn 3.200 km đường bờ biển trải theo chiều dài Đất nước, Việt Nam
đang không ngừng phát triển các nhành nghề kinh tế vận tải biển cùng với quyết

1


tâm gìn giữ Chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Chính vì vậy, từ năm 2010 đến nay,
hàng loạt dự án quy hoạch Cảng Container, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường
giao thông giao thông có trọng tải lớn được phê duyệt và gấp rút thực hiện làm cơ
sở cho các dự án phát triển dịch vụ sau cảng mang tính khả thi cao, được các nhà
đầu tư quan tâm mạnh mẽ hơn.
Cảng Hải Phòng thuộc nhóm quy hoạch cảng biển số 1. Nhóm Cảng thuộc
các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam
Định, Ninh Bình. Vùng hấp dẫn của Cảng bao gồm toàn bộ các tỉnh phía Bắc và một
lượng hàng nhất định hàng quá cảnh Trung Quốc, Quy hoạch nhóm cảng biển số 1
đến 2020 định hướng đến 2030 được bộ giao thông vận tải phê duyệt tại quyết định
1743/QĐ-BGTVT và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
1037/QĐ-TTG ngày 24/06/2014với mục tiêu cụ thể về hàng hóa của toàn nhóm đạt:
Năm 2015: khoảng từ 112 đến 117 triệu tấn/năm (trong đó, hàng tổng hợp,
container từ 81 đến 83 triệu tấn/năm).

Năm 2020: Khoảng từ 153 đến 164 triệu tấn/năm ( trong đó hàng tổng hợp,
container từ 113 đến 120 triệu tấn/năm).
Năm 2030: Khoảng từ 260 đến 295 triệu tấn/năm (trong đó hàng tổng hợp,
container từ 200 đến 225 triệu tấn/năm).
Từ những Chính sách ưu tiên phát triển khu vực Cảng biển nói trên, Có thể
thấy việc xây dựng thêm bãi chứa vỏ container hoàn toàn cần thiết.
2. Mục tiêu và phạm vi của đề tài nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tính khả thi của dự án xây dựng bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ
container tại khu công nghiệp Đình Vũ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề lập dự án
- Đánh giá sự cần thiết phải xây dựng thêm bến container phục vụ cho nhu cầu
xếp chứa trong những năm tới.

2


- Chỉ ra ý nghĩa kinh tế và ý nghĩa xã hội khi dự án đi vào hoạt động từ đó làm
cơ sở xây dựng mục tiêu phát triển của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tâp trung nghiên cứu việc lập dự án đầu tư xây dựng bãi Container.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: dự án được nghiên cứu trong 20 năm
- Giới hạn không gian nghiên cứu: khu đất tiếp giáp với khu đất Dự án Cảng
tổng hợp Vinalines Đình Vũ, thuộc Khu công nghiệp Đình Vũ - phường Đông Hải
2, quận Hải An, Thành phố Hải Phòng. Diện tích đất dự kiến đầu tư xây dựng
80.000m2
4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống
kê, phân tích-tổng hợp, lo-gich-lịch sử… trong nghiên cứu và phân tích đề tài như:
- Phương pháp thu thập thông tin;
- Phương pháp tổng hợp thông tin;
- Phương pháp phân tích thông tin;
- Phương pháp thống kê kinh tế;
- Phương pháp so sánh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài
- Đề tài đã khái quát hoá về việc lập một dự án đầu tư và cơ sở lí luận chung về
bãi Container.
- Dựa trên các yếu tố về Chính sách kinh tế xã hội: Thành phố Hải Phòng đang
có sự chuyển hướng quy hoạch hệ thống Cảng Biển, các cảng lớn tập trung nhiều
tại khu vực Đình Vũ và các khu lân cận đưa ra phương án cơ hội đầu tư kịp thời.

3


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ CẢNGCONTAINE
1.1 Khái niệm về dự án đầu tư
1.1.1. Định nghĩa
Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ
thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch của một công cuộc đầu tư phát
triển kinh tế xã hội hoặc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những kết
quả nhất định và thực hiện được những mục tiêu xác định trong tương lai lâu dài.
1.1.2. Chu kỳ của dự án đấu tư.
Chu kỳ của dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải
trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là một ý đồ đến khi dự án được hoàn thành
chấm dứt hoạt động.
Ta có thể minh hoạ chu kỳ của dự án theo sơ đồ sau đây:

Ý ĐỒ VỀ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ

CHUẨN
BỊĐẦU TƯ

THỰC
HIỆNĐẦU


SXKD
DV

ÝĐỒ VỀ
DỰÁN MỚI

Hình 1.1: Sơ đồ chu kỳ của dự án đầu tư
1.1.3. Công dụng của dự án đầu tư.
Đối với Nhà nước và các định chế tài chính thì dự án đầu tư là cơ sơ sở để
thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho dự án đó.
Đối với chủ đầu tư thì dự án đầu tư là cơ sở để:
- Xin phép được đầu tư và giấy phép hoạt động;
- Xin phép nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị;
- Xin hưởng các khoán ưu đãi về đầu tư;
- Xin gia nhập các khu chế xuất, các khu công nghiệp;
- Xin vay vốn các định chế tài chính;
- Kêu gọi góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

4



1.1.4. Các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án đầu tư.
Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua ba giai đoạn:
Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quá đẩu tư. Các bước công
việc của các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án đầu tư có thế minh hoạ
tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 1.1. Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư

Nghiê
n cứu
phát
hiện
cơ hội
đầu tư

Vận hành kết quả
Chuẩn bị đầu tư
Thực hiện đầu tư
đầu tư
(SX, KD, DV)
Nghiên Nghiên Đánh Đàm Thiết Thi
Chạy
Sử
Sử Công
cứu
cứu
giá phán kế công
thử
dụng dụng suất
tiền

khả thi



xây nghiệm chưa công giảm
khả thi
quyết kết
lập dựng thu sử hết suất dần
sơ đồ
định các
dự công dụng công


lựa
(thẩm hợp toán trình
suất mức thanh
chọn
định đồn
thi
cao

dự án
dự
g
công
nhất
án)
xây
dựng
công

trình

Các bước công việc, các nội dung nghiên cứu ở các giai đoạn được tiến hành
tuần tự nhưng không biệt lập mà đan xen gối đầu nhau, bổ sung cho nhau nhằm
nâng cao dần mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu và tạo thuận lợi cho
việc tiến hành nghiên cứu ớ các bước kế tiếp.
Trong ba giai đoạn trên đây, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết
định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận
hành kết quả đầu tư. Do đó đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng,
vấn đề chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự đoán là quan trọng
nhất. Trong quá trình soạn thảo dự án phải dành đủ thời gian và chi phí theo đòi
hỏi của các nghiên cứu. Tổng chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm 0.5 - 15%
vốn đầu tư của dự án. Làm tốt công tác chuẩn bị đấu tư sẽ tạo tiền đề cho việc sử

5


dụng tốt 85 - 99,5% vốn đầu tư của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư (đúng tiến
độ, không phải phá đi làm lại, tránh được những chi phí không cần thiết khác...).
Điều này cũng tạo cơ sở của dự án được thuận lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư
và có lãi, nhanh chóng phát huy hết năng lực phục vụ dự kiến.
Trong quá trình hai, vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả. Ở giai đoạn này,
85 - 99,5 % vốn đầu tư của dự án được chi ra và nằm khê đọng trong suốt những
năm thực hiện đầu tư. Thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng
nhiều, tổn thất càng lớn, lại thêm những tổn thất do thời tiết gây ra với vật tư thiết
bị chưa hoặc đang được thi công, với các công trình được xây dựng dở dang. Thời
gian thực hiện đầu tư lại phụ thuộc nhiều chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, vào
việc quan lý quá trình thực hiện đầu tư, quản lý việc thực hiện các hoạt động khác
có liên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem
xét trong dự án dầu tư.

Giai đoạn ba, vận hành các kết quá của giai đoạn thực hiện đầu tư nhằm đạt
được các mục tiêu của dự án. Nếu cấc kết quả do giai doạn thực hiện đầu tư tạo ra
đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ, tạo được điểm
thích hợp với quy mô tối ưu thì hiệu quả hoạt động của các kết quả này là mục tiêu
của dự án còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý hoat động các kết
quảđầu tư. Thời gian phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư chính là đời của dự
án, nó gắn với đời sống của sản phẩm trên thị trường.
Soạn thảo dự án nằm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
1.2.Trình tự và các nội dung nghiên cứu của dự án đầu tư.
1.2.1. Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư.
Mục đích của bước nghiên cứu này là xác định một cách nhanh chóng nhưng
ít tốn kém về các cơ hội đầu tư. Nội dung của việc nghiên cứu xem xét các nhu cầu
và khả năng cho việc tiến hành các công việc đầu tư, các kết quả và hiệu quả sẽ đạt
được nếu thực hiện đầu tư.
Khi nghiên cứu để phát hiện các cơ hội đầu tư phải xuất phát từ những căn cứ
sau đây:

6


+ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước hoặc chiến lược phát triển
sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngành, của cơ sở.
+ Nhu cầu trong nước và trên thế giới về những mặt hàng hoặc những hoạt
động dịch vụ cụ thể. Đây là nhân tố quyết định sự hình thành và hoạt động của các
dự án đầu tư.
+ Tinh hình cung cấp những mặt hàng hoặc hoạt động dịch vụ ở trong nước
và thế giới còn chỗ trống để dự án chiếm lĩnh trong một thời gian dài.
+ Tiềm năng sẵn có và có thể khai thác về vốn, tài nguyên thiên nhiên, sức
lao động để thực hiện dự án của đất nước, của địa phương, của ngành hoặc của cơ
sở. Những lợi thế so sánh nếu thực hiện đầu tư với nước khác địa phương khác hay

cơ sở khác.
+ Những kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư.
1.2.2. Nghiên cứu tiền khả thi.
Đối với cơ hội đầu tư quy mô nhỏ, triển vọng đem lại hiệu quả dễ dàng thì có
thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
Nội dung nghiên cứu tiẻn khả thi bao gồm các vấn đề sau:
+ Nghiên cứu thị trường;
+ Nghiên cứu về tổ chức và nhân sự;
+ Nghiêncứu về tài chính;
+ Nghiên cứu lợi ích kinh tế xã hội.
Đặc điểm nghiên cứu các vấn đề trên ở giai đoạn này là chưa chi tiết, xem
xét ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh, kỹ
thuật, tài chính kinh tế của cơ hội đầu tư. Kết quả nghiên cửu tiền khả thi là luận
chứng tiển khả thi, nội dung của nó gồm:
+ Giới thiệu chung về cơ hội đầu tư.
+ Chứng minh cơ hội có nhiều triển vọng đến mức có thể quyết định cho đầutư.
+ Những khía cạnh gây khó khăn cho thực hiện đầu tư và vận hành các kết
quả của đầu tư sau này.

7


1.2.3. Nghiên cứu khả thi.
Đây là bước sàng lọc cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu. Ở giai đoạn
này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay không? Có vững chắc có hiệu quả
hay không? Nội dung nghiên cứu cũng tương tự giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi,
nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn. Mọi khía cạnh nghiên cứu
đều được xem xét ở trạng thái động, tức là có tính đến yếu tố bất định có thể xảy ra
theo từng nội dung nghiên cứu. Xem xét sự vũng chắc hay không của dự án trong
điều kiện có sự tác động của các yếu tố bất định, hoặc cần có các biện pháp xác

định gì đế đảm bảo cho dự án có hiệu quả.
1.2.3.1. Bản chất mục đích và công dụng của nghiên cứu khả thi.
a) Bản chất của nghiên cứu khả thi.
Xét về mặt hình thức, tài liệu nghiên cứu khả thi là một tập hồ sơ trình bày
một cách chi tiết và có tính hệ thống vững chắc, thực hiện của một hoạt động sản
xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội theo các khía cạnh thị trường, kỹ thuật,
tài chính, tổ chức quản lý và kinh tế xã hội ở Viêt Nam.
b) Mục đích của nghiên cứu khả thi.
Nghiên cứu khả thi xem xét lần cuối cùng nhằm đi đến những kết luận xác đáng
về mọi vấn đề cơ bản của dự án bằng các số liệu đã được tính toán cẩn thận, chi tiết,
các để án kinh tế - kỹ thuật, các lịch biểu và tiến độ thực hiện dự án trước khi quyết
định đầu tư chính thức. Nó là một trong những công cụ thực hiện kế hoạch kinh tế của
ngành, của địa phương và của cả nước, để biến kế hoạch thành hành động cụ thể và
đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước, lợi ích tài chính cho nhà đầu tư.
1.2.3.2. Nội dung chủ yếu của nghiên cứu khả thi.
Tình hình kinh tế tổng quát được đề cập trong dự án bao gồm các vấn đề:
Điều kiện địa lý tự nhiên, điều kiện dân số và lao động; tình hình chính trị, các
chính sách và luật lệ, tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sản xuất kinh
doanh của ngành, tình hình ngoại hối, hệ thống kinh tế và các chính sách cơ cấu tổ
chức hệ thống kinh tế, chính sách phát triển cải cách kinh tế, chuyển dịch cơ cấu;
thực trạng kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân, tình hình ngoại thương và các định
chế có liên quan (xuất nhập khẩu, thuế, chính sách tỷ giá, luật lệ đầu tư).
8


1.2.3.3. Nghiên cứu về thị trường.
Thị trường là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô của dự
án, ngay cả trong trường hợp dự án đã ký được các hợp đồng bao tiêu cũng phải
nghiên cứu thị trường nơi người bao tiêu sẽ bán sản phẩm và uy tín của người bao
tiêu trên thị trường.

a) Mục đích của nghiên cứu thị trường nhằm xác định:
+ Thị trường cung cầu sản phẩm hoặc dịch vụ của dự án hiện tại, tiềm năng
phát triển của thị trường này trong tương lai, các yếu tố kinh tế và phi kinh tế tác
động đến nhu cẩu của sản phẩm hoặc dịch vụ.
+ Các biện pháp khuyến thị và tiếp thị cần thiết để có thể giúp cho việc tiêu
thụ sản phẩm của dự án.
+ Khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
b) Nội dung nghiên cứu của thị trường.
- Nhu cầu hiện tại và tương lai về sản phẩm của dự án, ai là khách hàng
chính? Ai là khách hàng mới?
- Nhu cầu hiện tại được đáp ứng ra sao?
- Ước lượng gia tăng nhu cầu trong nước hàng năm về sản phẩm của dự án.
- Ước lượng mức gia tăng nhu cầu ngoài nước hàng năm về sản phẩm của dự án.
- Ước giá bán và chất lượng sản phẩm cua dự ấn, dự kiến kiểu đáng, bao bì...
để có thể cạnh tranh với các cơ sở sản xuất khác trong và ngoài nước, hiện tại và
tương lai.
1.2.3.4. Nghiên cứu kỹ thuật
a) Vị trí của nghiên cứu kỹ thuật
Nghiên cứu kỹ thuật là tiền đề cho việc tiến hành phân tích mặt kinh tế tài
chính các dự án đầu tư. Các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật phải được bác bỏ để
tránh những tổn thất trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả sau này.
Quyết định đúng đắn trong nghiên cứu phân tích kỹ thuật không chỉ loại bỏ
các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật mà còn chấp nhận dự án khảthi về mặt
này. Ngược lại, nếu chấp nhận dự án không khả thi do nghiên cứu chưa thấu đáo

9


hoặc do coi nhẹ yếu tố kỹ thuật hoặc bác bỏ dự án khả thi vể mặt kỹ thuật do bảo
thủ, do quá thận trọng thì hoặc gây tổn thất nguổn lực, hoặc đã bỏ lỡ một cơ hội để

tăng nguồn lực.
Mối quan hệ của phân tích kỹ thuật và phân tích kinh tế tài chính được thể
hiện trên Hình vẽ (1.2)
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
THÔNG SỐ KỸ THUẬT

KHẢ THI

KHÔNG KHẢ THI

BÁC BỎ

CHẤP NHẬN

CHẤP
NHẬN

BÁC
BỎ

LÃNH
PHÍ
NGUỒ
N LỤC

TIẾT
KIỆM
NGUỒN
LỰC


PHÂN TÍCH KINH TẾ
TÀI CHÍNH
BỎ LỠ
CƠ HỘI
THU
NGUỒN

THẤT
BẠI

KHẢ THI

KHÔNG
KHẢ THI

BÁC BỎ

CHẤP
NHẬN

BÁC BỎ

BỎ MẤT
NGUỒN
THU

THU
ĐƯỢC
LỢI
ÍCH


TIẾT
KIỆM
NGUỒN
LỰC

CHẤP NHẬN

TỔN
THẤT
NGUỒN
LỰC

THẤT
BẠI

THÀNH CÔNG

Hình 1.2. Vị trí của phân tích kỹ thuật dự án đầu tư

10

THÀNH
CÔNG


Nghiên cứu phân tích kỹ thuật là công việc phức tạp đòi hỏi phải có các
chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu về từng khía cạch kỹ thuật của dự án chiếm tới trên
dưới 80% chi phí nghiên cứu khả thi từ 1 - 5% tổng chi phí đầu tư của dự án.
b) Nội dung của nghiên cứu phân tích kỹ thuật

Tuỳ thuộc vào loại dự án cụ thể mà nội dung phân tích kỹ thuật có mức độ
phức tạp khác nhau. Nội dung gồm các vấn đề sau:
+ Mô tả sản phẩm của dự án
Đặc điểm của sản phẩm, chất thải, các tiêu chuẩn chất lượng cần phải đạt
được làm cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn để kỹ thuật khác.
Các phương pháp và phương tiện để kiểm tra chất lượng sản phẩm
+ Xác định công suất của dự án
Xác định công suất bình thường của dự án. Công suất bình thường của dự
án là số sản xuất trong một đơn vị thời gian để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà
dự án dự kiến sẽ chiếm lĩnh.
Xác định công suất tối đa danh nghĩa, công suất tối đa danh nghĩa biểu hiện
bằng số sản phẩm cần sản xuất trong một đơn vị thời gian vừa đủ để đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ của thị trường mà dự án sẽ chiếm lĩnh, vừa để bù vào những hao hụt
tổn thất trong quá trình sản xuất lưu kho, vận chuyển và bốc dỡ.
+ Công nghệ và phương pháp sản xuất
Để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm có thể sử dụng nhiều loại công nghệ
và áp dụng nhiều phương pháp sản xuất khác nhau. Do đó, phải xem xét và lựa
chọn trong các công nghệ và phương pháp sản xuất hiện có loại nào thích hợp nhất
đối với loại sản xuất mà dự án dự định sản xuất, phù hợp với điều kiện của máy
móc, thiết bị cần mua sắm, với khả năng tài chính và các yếu tố có liên quan khác
như tay nghề, trình độ quản lý.
+ Chọn máy móc thiết bị
Tuỳ thuộc vào công nghệ và phương pháp sản xuất mà lựa chọn máy móc thiết bị
thích hợp. Đồng thời còn căn cứ vào trình độ tiến bộ kỹ thuật, chất lượng và giá cả phù
hợp với khả năng vận hành và vốn đầu tư, với điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa, công suất,

11


tính năng, điều kiện vận hành, năng lượng sử dụng, điều kiện khí hậu...

+ Cơ sở hạ tầng
Nhu cầu năng lượng, nước, giao thông, đường thông tin liên lạc...của dự án
phải được xem xét, nó ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và chi phí sản xuất, do có hay
không có sẵn các cơ sở hạ tầng này.
+ Địa điểm thực hiện dự án
Xem xét lựa chọn địa điểm thực hiện dự án. Thực chất là xem xét các khía
cạnh: các chính sách kinh tế - xã hội tại khu vực hoạt động của dự án; hoàn cảnh
địa lý tự nhiên với việc cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của dự án; cơ sở
hạ tầng thích hợp đến mức nào? Có cần phải đầu tư thêm không? Mức độ đầu tư có
chấp nhận được không? Môi trưởng kinh tế xã hội; trình độ phát triển kinh tế xã
hổi của địa phương, phong tục tập quán và vấn đề an ninh: khả năng xử lý chất thải
và ô nhiễm môi trường; các vấn đề về đất đai và mặt bằng có đủ rộng để dự án có
thể hoạt động và mở rộng sự hoạt động khi cần thiết.
+ Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án
- Đối với mỗi hạng mục công trình phải xem xét: Diện tích xây dựng, đặc
điểm kiến trúc, kích thước...và chi phí dự kiến. Việc xác định chi phí ở đây có thể
căn cứ vào đơn giá xây dựng của đơn vị, diện tích xây dựng cho từng hạng mục
công trình và lập bảng dự án chi phí. Việc dự tính các chi phí trên chỉ là tương đối,
mức độ sai số có thể lên đến 30% so với cách tính chi tiết của dự án sau này.
- Tổ chức xây dựng: Sau khi xem xét các hạng mục công trình của dự án
phải lập hồ sơ bố trí mặt bằng của toàn bộ dự án, sơ đồ thiết kế của từng hạng mục
công trình, sơ đồ bố trí máy móc thiết bị, tiến độ thi công....Các sơ đồ này cho thấy
rõ thứ tự xây lắp các yếu tố cấu trúc, kích thước của các hạng mục công trình có
thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc bao thầu, đấu thầu, tuỳ tính chất phức
tạp về mặt kỹ thuật và quy mô của công trình.
+ Xử lý chất thải gây ô nhiẻm môi trường;
Mỗi loại chất thải đòi hỏi phương pháp và phương tiện xử lý khác nhau. Để
lựa chọn phương pháp và phương tiện xử lý chất thải xuất phát từ điều kiện cụ thể

12



về luật bảo vệ môi trường tại địa phương, địa điểm và quy mô hoạt động của dự án,
loại chất thải, chi phí xử lý chất thải...
+ Lịch trình thực hiện dự án
Việc lập trình thực hiện dự án phải đảm bảo làm sao cuối cùng dự án có thể
bắt đầu đưa vào sản xuất hoặc hoạt động đúng thời gian quy định. Đối với các dự
án quy mô lớn, cố nhiều hạng mục công trình, kỹ thuật xây dựng phức tạp, để lập
lịch trình thực hiện dự án nhằm biết thời gian những hạng mục cần phải hoàn thành
trước, những hạng mục nào có thể làm sau, những hạng mục công việc nào có thể
làm song song, ngày khởi sự hoạt động sản xuất. Đây chính là kim chỉ nam để
kiểm tra và ra quyết định khi cần.
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá lựa chọn dự án đầu tư
Ta xem xét tiềm lực tài chính cho việc thực hiện dự án. Xác định vốn đầu tư
cần phải thực hiện từng năm và toàn bộ dự án để đảm bảo kế hoạch và tiến độ đầu
tư. Xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về số
lượng, tiến độ.
1.2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
Hệ số vốn tự có so với vốn vay. Đối với các dự án có triển vọng hiệu quả thu
được lãi rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1, vào khoảng 2/3 thì dự án thuận lợi.
Tỷ lệ giữa tài sản lưu dộng và nợ ngắn hạn. Phải lớn hơn hay hằng 1
Tỷ lệ giữa tổng thu từ lợi nhuận thuần và khấu hao so với nợ đến hạn phải trả lớn
hơn 1.
1.2.4.2. Các chỉ tiêu lợi nhuận thuần (W)
Đánh giá quy mô lợi ích của dự án. Đây là lợi nhuận để thiết lập các loại quỹ
của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Công thức chung;
W = Doanh thu thuần - Chi phí các loại
Chi phí các loại gồm chi phí sản xuất, trả lãi ngân hàng, thuế. Có ba chỉ tiêu
lợi nhuận:
-


Lợi nhuận thuần từng năm hoặc từng giai đoạn của dự án, ký hiệu Wi.

Chỉ tiêu này cố tác dụng so sánh giữa các năm hoạt động của dự án

13


- Tổng lợi nhuận thuần cả đời dự án; Chỉ tiêu này cótác dụng sosánhquy mô
lợi ích giữa các dự án. Để tính tổng lợi nhuận các năm của đời dự án, công thức
tính chỉ tiêu này như sau:
n −1

n −1

1

∑W (1 + r ) = ∑W
i =0

i

i

iPV

i =0

(1.1)


Trong đó:
i

W

: lợi nhuận năm thứ i của dự án

iPV

W
n

: lợi nhuận năm thứ i đưa về giá trị hiện tại
: số năm nghiên cứu (đời của dự án)

- Lợi nhuận thuần bình quân từng nãm hoặc từng giai đoạn của đời dự
1.2.4.3. Các chi tiêu đánh giá hiệu quà sử dụng vốn
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu cùa từng năm, ký hiệu r oi, dược sử dụng dể so
sánh giữa các năm của đời dự án.
roi =

Wi
Oi

(1.2)

Trong đó :
Oi : Doanh thu năm thứ i của dự án
- Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (còn gọi là hệ số hoàn vốn), ký hiệu RR. Chỉ
tiêu này được áp dụng cho mọi dự án sản xuất kinh doanh, nói lên mức độ thu hồi

vốn đầu tư từ lợi nhuận thuần hàng năm, Cố hai trường hợp
+ Theo tình hình lợi nhuận hàng nãm để so sánh các năm đời dự án
RRi =

Wipv
I vo

(1.3)

+ Theo tình hình lợi nhuận bình quân năm cả đời dự án để so sánh giữa

14


các dự án
RR =

W PV
I VO

RR phải cao hơn lãi suất gửi ngân hàng mới khuyến khích người có tiền đầu

tư vào sản xuất kinh doanh.
1.2.4.4 Chỉ tiêu hiệu quả tài chính.
a/ Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV)
NPV là tổng giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền phát sinh trong thời gian
tuổi thọ của dự án khi chiết khấu bằng chi phí sử dụng vốn.
NPV= CF0 +

CFi

CF1
CF2
+
+ …+
=
1
2
(1 + r )
(1 + r )
(1 + r ) i

n

CFi

∑ (1 + r )
i =0

i

(1.4)

Trong đó:
CF0 : Chi phí ban đầu để thực hiện dự án ( CF0< 0)
CFi : Dòng tiền thuần tại năm thứ i
n

: Vòng đời của dự án

• Ý nghĩa của NPV.

NPV > 0: Cho thấy quy mô thu nhập ở hiện tại có được sau khi đã bù đắp
chi phí sử dụng vốn và chi phí đầu tư ban đầu.
NPV = 0: Thu nhập có được vừa đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu kể cả chi
phí sử dụng vốn.
NPV < 0: Thu nhập có được sau khi bù đắp chi phí sử dụng vốn không đủ
bù đắp chi phí đầu tư ban đầu.
• Nguyên tắc chấp nhận dự án theo NPV.
+ Các dự án độc lập: Chỉ được chấp nhận khi NPV ≥ 0
+ Lựa chọn một số dự án loại trừ: chúng ta sẽ chọn trong số các dự án có
NPV ≥ 0 và tổng NPV lớn nhất.
+ Lựa chọn một trong số các dự án loại trừ lẫn nhau: chúng ta phải chọn dự
án có NPV

0 và lớn nhất.
15


• Ưu điểm, hạn chế của phương pháp NPV.
* Ưu điểm:
Cho biết quy mô số tiền lãi có thể thu được từ dự án. NPV là một tiêu chuẩn
hiệu quả tuyệt đối tính đầy đủ đến giá trị theo thời gian của dòng tiền, tính đầy đủ
mọi khoản thu và chi trong cả thời kỳ hoạt động và phân tích dự án.
• Hạn chế:
- Chỉ tiêu NPV chỉ phụ thuộc vào tỉ suất chiết khấu được chọn, tỉ suất này
càng nhỏ thì NPV càng lớn và ngược lại. Việc xác định tỉ suất chiết khấu chính xác
là khó khăn, nhất là khi thị trường vốn có nhiều biến động. Để tránh hạn chế này
người ta áp dụng phương pháp thu hồi nội tại IRR.
- Đòi hỏi dòng tiền mặt của dự án đầu tư phải được dự báo độc lập cho đến
hết năm cuối cùng của dự án và các thời điểm phát sinh chúng.
- NPV là chỉ tiêu tuyệt đối. Nếu dùng phương pháp NPV mới chỉ dùng lại ở

mức xác định lỗ lãi thực của dự án mà nó chưa cho biết tỉ lệ lãi đó trên vốn đầu tư
như thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi so sánh phương án có vốn đầu tư
khác nhau.
b/ Chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn là độ dài thời gian dự tính cần thiết để các luồng tiền
ròng của dự án bù đắp được chi phí của nó. Các nhà doanh nghiệp sử dụng thời
gian hoàn vốn cần thiết và thời gian hoàn vốn tối đa có thể chấp nhận dự án.
Những dự án có thời gian hoàn vốn lớn hơn thời gian cho phép tối đa sẽ bị loại bỏ.
Với những dự án loại trừ nhau thì chọn dự án thoả mãn: T hv> thời gian quy định và
Thv min.
Người ta có thể tính thời gian hoàn vốn giản đơn và thời gian hoàn vốn có chiết
khấu. Trong thời gian hoàn vốn giản đơn, dòng tiền dự án không được chiết khấu.
Còn trong thời gian hoàn vốn có chiết khấu, dòng tiền ròng dự án không được chiết
khấu. Còn trong thời gian hoàn vốn có chiết khấu, dòng tiền ròng của dự án được
quy về giá trị hiện tại tại thời điểm đầu tư. Như vậy, thời gian hoàn vốn có chiết
16


khấu là khoảng thời gian cần thiết để giá trị hiện tại được chuyển từ số âm sang số
dương.
• Thời gian hoàn vốn giản đơn.
. Nếu dự án tạo ra chuỗi các dòng tiền đều đặn từ năm này qua năm khác thì.
. Nếu dòng tiền không bằng nhau qua các năm thì:
Thời gian hoàn
vốn giản đơn

Chi phí chưa được bù

Năm ngay trước năm các
=


luồng tiền của dự án đáp

+

ứng được chi phí

đắp đầu năm
Luồng tiền thu được

(1.5)

trong năm

• Thời gian hoàn vốn có chiết khấu:
Việc tính toán chỉ tiêu này tương đối phức tạp, phải trải qua các bước sau:
- Tính toán dòng tiền ròng của dự án qua các năm.
- Chiết khấu các dòng tiền đó về hiện tại.
Thời gian hoàn
vốn có chiết
khấu

Chi phí chưa được

Năm ngay trước năm các
=

luồng tiền CK của dự án
đáp ứng được chi phí


+

bù đắp đầu năm
Luồng tiền thu được

(1.6)

trong năm

Thời gian hoàn vốn tối đa tuỳ thuộc vào từng ngành, từng dự án đầu tư và
quan điểm của người đánh giá dự án để định ra thời gian hoàn vốn đầu tư tối đa, ta
có thể căn cứ vào các dự án đã được thực hiện trước đó, các kết quả nghiên cứu đã
được công bố.
Chỉ tiêu này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ, hao mòn
nhanh, phải thu hồi vốn đầu tư nhanh.
* Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ hiểu, dễ tính.

17


- Chọn những dự án có thời gian hoàn vốn ngắn là những dự án có rủi ro thấp vì
thời gian càng dài, mức độ chính xác của các dòng tiền càng thấp, rủi ro càng cao.
- Không cần tính dòng tiền những năm sau năm thu hồi vốn, tránh lãng phí
thời gian, chi phí. Những dòng tiền gần chi phí tính toán thấp có thể dựa vào các
báo cáo tài chính.
- Sau thời gian hoàn vốn có thể tận dụng các cơ hội đầu tư khác có lợi hơn.
* Nhược điểm:
- Không tính đến giá trị thời gian của tiền (thời gian hoàn vốn giản đơn).
- Mốc thời gian tiêu chuẩn mang tính chủ quan.

- Chưa tính đến lợi nhuận của dự án đầu tư.
- Phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu được chọn, khi tỷ lệ chiết khấu tăng lên thì
thời gian hoàn vốn cũng tăng lên.
- Thu nhập sau thời gian hoàn vốn bị bỏ qua hoàn toàn, do vậy có thể bỏ qua
những dự án mà năm sau năm thu hồi có lợi nhuận cao.
- Yếu tố rủi ro của các luồng tiền trong tương lai không được xem xét.
- Phải đầu tư từ năm đầu tiên mà không có cơ sở xác định thống nhất để xác
định thời điểm bắt đầu phải trả vốn, nó có thể là thời điểm bắt đầu đầu tư hoặc kết
thúc đầu tư, khi đó việc lựa chọn dự án đầu tư phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
người ra quyết định.
- Hoàn toàn dựa trên phương pháp thu hồi vốn. Nhưng nếu áp dụng để đánh
giá rủi ro và khả năng thanh toán thì việc kết hợp thời gian thu hồi vốn với các
thước đo sinh lợi khác thì phương pháp thu hồi vốn là một công cụ rất thực tế và
hữu ích.
- Không xem xét đến giá trị theo thời gian của đồng tiền vì vậy sẽ dẫn đến
những sai lầm khi sử dụng những phương pháp này để so sánh những khoản tiền tệ
khác nhau xuất hiện tại những thời điểm khác nhau.
• Ý nghĩa:
18


Một dự án có thời gian hoàn vốn dài thường đi liền với rủi ro cao. Do đó,
nhà đầu tư muốn thu hồi nhanh vốn đã bỏ ra, những dự án có thời gian thu hồi vốn
ngắn thường được ưu tiên lựa chọn.
• Đánh giá chỉ tiêu Thv trong đầu tư dự án
- Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp :
+ Các dự án ngành công nghiệp nhẹ: Thv< = 5-7 năm.
+ Các dự án ngành công nghiệp nặng, Các dự án cây công nghiệp, trồng
rừng… Thv< = 10 năm.
+ Các dự án công trình hạ tầng: Thv< = 7-10-15 năm.

c/ Chỉ tiêu suất thu hồi IRR ( Internal Rate of Return ).
• Khái niệm.
IRR là một chỉ tiêu quan trọng được dùng trong phân tích kinh tế- tài chính
nói chung. Tỷ suất hoàn vốn nội tại là tỷ lệ chiết khấu tại đó giá trị hiện tại của
dòng tiền vào tương đương với giá trị hiện tại của dòng tiền ra. Nói một cách khác,
nó là tỷ lệ chiết khấu sao cho giá trị hiện tại của thu nhập từ dự án tương đương với
giá trị hiện tại của đầu tư và NPV bằng 0. Tỷ suất IRR biểu diễn tính sinh lợi dự án
của dự án.
• Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR.
Nếu IRR = chi phí sử dụng vốn: suất sinh lời do dự án tạo ra vừa đủ bù đắp
chi phí sử dụng vốn.
Nếu IRR < chi phí sử dụng vốn: suất sinh lời do dự án tạo ra không đủ bù
đắp chi phí sử dụng vốn.
Nếu IRR > chi phí sử dụng vốn: Ngoài việc bù đắp chi phí sử dụng vốn, dự
án còn tạo ra một tỷ suất sinh lời tăng thêm trên vốn đầu tư cho các bên tham gia.
Nếu như các giá trị NPV1 dương, NPV2 âm gần bằng 0, một giá trị xấp xỉ
IRR có thể tính được bởi công thức tuỵến tính nội suy sau:
IRR = r1 +

( r2 − r1 ) × NPV1

( NPV

1

+ NPV2 )

* Ưu điểm:

19


(1.7)


×