Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Lập dự án đầu tư kinh doanh cần cẩu phục vụ cảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.81 KB, 42 trang )

BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập và phát triển, quá trính toàn cầu hóa diễn ra một
cách nhanh chóng, thúc đẩy sự phát triển của nhiều quốc gia trên hầu hết các
lĩnh vực kinh tế xã hội. trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để có thể kinh
doanh thành công, các nhà quản lý cần phải am hiểu sâu sắc về hành vi của
người tiêu dùng, văn hóa truyền thống, các yếu tố về pháp lý và cơ sở hạ
tầng...về khả năng ứng dụng kiến thức tiếp thị quốc tế sao cho phù hợp nhất.
Muốn thành công trong kinh doanh, các nhà kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về
thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng
xử trong kinh doanh. Một nhân tố nữa cũng góp phần không nhỏ vào sự thành
công của các nhà kinh doanh và doanh nghiệp mà họ quản lý đó chính là việc
lập dự án đầu tư sao cho hợp lý, đạt hiệu quả và khả thi. Đặc biệt là các nhà kinh
doanh đang có dự định thành lập doanh nghiệp thì việc lập dự án đầu tư càng trở
nên quan trọng. Việc lập dự án đầu tư giúp các nhà kinh doanh đưa ra được
quyết định đúng trong việc có nên đầu tư vào lĩnh vực hoạt động này hay không,
việc kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ mang lại cho họ những lợi ích gì. Không
chỉ vậy một dự án đầu tư khả thi được lập còn góp phần thực hiện các mục tiêu
kinh tế, xã hội, góp phần vào mức tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần tạo
thêm nhiều việc làm cho người lao động giúp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp và tạo ra
một môi trường kinh doanh linh hoạt cùng với việc đẩy mạnh giao lưu kinh tế
giữa các địa phương với nhau
Để vận dụng kiến thức lý luận môn học Quản trị dự án đầu tư vào việc lập một
dự án khả thi, em đã chọn đề tài: “Lập dự án đầu tư kinh doanh cần cẩu phục vụ
cảng”
Bài tập lớn gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về dự án đầu tư
Chương II: Tính toán chi phí và lợi nhuận
Chương III: Tính các chỉ tiêu cơ bản của dự án


Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

1


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 Sự cần thiết phải có dự án
1.1.1. Sự cần thiết phải có dự án.
Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản
xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, của địa phương, của
ngành, của các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Đầu tư là sự bỏ ra một lượng vốn để
tạo ra một tài sản để tài sản này có thể tham gia nhiều chu kỳ sản xuất nối tiếp
nhau để đạt được mục đích của người bỏ vốn. Một hoạt động đầu tư phải đảm
bảo 3 điều kiện sau:
- Lượng vốn bỏ ra đầu tư phải đủ lớn.
- Thời gian khai thác kết quả đầu tư tương đối dài.
- Hoạt động đầu tư phải đem lại lợi ích cho chủ đầu tư.
Do các điều kiện trên của một dự án đầu tư, nên mỗi hoạt động đầu tư đều
đem lại những lợi ích to. Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh đó là những
lợi ích to lớn về kinh tế, tài chính. Còn đối với nhà nước, các hoạt động đầu tư
đem lại các lợi ích về xã hội, chính trị, kinh tế.
Để đảm bảo cho các dự án hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích cho nhiều
người, cho xã hội. Trước hết, chúng ta phải thực hiện tốt công việc lập các dự án
đầu tư. Đó là chúng ta phải xem xét các yêu cầu đối với một dự án đầu tư bao
gồm: Tính khoa học và hệ thống, tính pháp lý, tính thực tiễn, tính chuẩn mực và
tính phỏng định. Chúng ta phải xem xét các thông số cơ bản của một dự án bao
gồm: Các thông số kỹ thuật, các thông số kinh tế, định biên nhân sự, doanh thu

và lợi nhuận. Chúng ta phải xem xét các chỉ tiêu cơ bản của dự án bao gồm: Các
chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Các chỉ tiêu, thông số trên đều là
những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại, tính khả thi
hay không khả thi, tính hiệu quả hay không hiệu quả của một dự án. Nó là tiền
đề góp phần thực hiện cá mục tiêu kinh tế, xã hội của nhà nước; mở ra các hoạt
động kinh doanh mới tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút được lao động,… và
điều đó nói lên sự cần thiết của các dự án đầu tư.
Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

2


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tóm lại, cần cẩu rất cần ở cảng, duy trì cho cảng luôn luôn hoạt động tốt.
Đây chính là yếu tố thể hiện sự cần thiết phải đầu tư của dự án “đầu tư kinh
doanh cần cẩu phục vụ cảng”.
1.1.2. Sự cần thiết của dự án đầu tư kinh doanh cần cẩu phục vụ cảng.
Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở
Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại hai
quận Hồng Bàng và Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Hải Phòng là một thành phố trẻ, năng động, đất rộng, người đông, có hệ
thống cầu cảng tốt nối cửa biển vào đất liền, từ trong thành phố đến nhiều tỉnh,
thành phố lân cận. Thậm chí là các quốc gia trên toàn thế giới. Do vậy, nhu cầu
giao lưu buôn bán hàng hóa là rất lớn. Trong khi đó hiện nay, việc phục vụ sự
giao lưu hàng hóa của thành phố vẫn còn chưa tốt. Nhiều hãng tàu, cầu cảng vẫn
còn tình trạng chậm trễ, trì trệ trong quá trình giao bốc xếp hàng hóa từ tàu lên
bờ. Điều đó khiến cho việc hàng hóa nhập vào kho còn nhiều khó khăn. Đây
cũng là một lĩnh vực xếp dỡ cần phải đổi mới về máy móc, thay dần các cần cẩu

cũ nát bằng các cần cẩu chất lượng cao hoạt động với chất lượng tốt, công suất
cao đảm bảo hàng hóa được bốc xếp, lưu thông kịp thời.
Cảng Hải Phòng hiện nay bao gồm các khu bến cảng chính sau:
1. Cảng Vật Cách:Xây dựng năm 1965,ban đầu là những dạng mố cầu,có
diện tích mặt bến 8 X 8 mét,cảng có 5 mố cầu bố trí cần trục ôtô để bốc
than và một số loại hàng khác từ sà lan có trọng tải từ 100 đến 200 tấn.
2. Cảng Hải Phòng (khu cảng chính, hay còn gọi là Bến Hoàng Diệu, trước
gọi là Bến Sáu kho) trên sông Cấm: cảng container nội địa, cảng bốc xếp
và vận chuyển hàng hóa rời, chủ yếu phục vụ nội địa. Khu cảng này có 11
cầu tàu, độ sâu trước bến là -8,4 mét; hệ thống kho rộng 31320 mét
vuông; hệ thống bãi rộng 163 nghìn mét vuông.
3. Cảng Hải Phòng (khu bến Chùa Vẽ) trên sông Cấm: cảng container
chuyên dụng, có 5 cầu tàu, hệ thống bãi rộng 179 nghìn mét vuông.
4. Khu bến Đình Vũ và Nam Đình Vũ: có thể tiếp nhận tàu trọng tải 10
nghìn - 20 nghìn DWT
Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

3


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Cảng gồm 8 cầu tàu bê tông cốt thép, 2 cầu đang xây dựng trong đó có 1
bến nghiêng;
Kho có diện tích 70.232 m², bãi chứa hàng có diện tích 39.000 m²;
Thiết bị bốc dỡ: có cẩu cố định và di động 10 - 50 - 70 tấn, có xe nâng, hạ
hàng, băng chuyển tải và cẩu xếp dỡcông ten nơ;
Độ sâu trung bình của mực nước là 7 m;
Có đường sắt vào các cầu tàu số 8 - 9 - 10 - 11.

Khả năng xếp dỡ: từ 3,5 đến 4,5 triệu tấn/năm. Đang tăng cường khả năng
xếp dỡ hàng hóa và công ten nơ lên 7 triệu tấn/năm.
5. Khu bến sông Cấm: 5 nghìn - 10 nghìn DWT
6. Khu bến Diêm Điền (huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình)[2]: 1 nghìn - 2
nghìn DWT
7. Cảng Thủy sản
8. Cảng Đoạn Xá:
9. Tân Cảng Hải Phòng (đang xây dựng): có độ sâu cốt luồng là -7,3 mét, độ
sâu trước bến là -10,3 mét, tiếp nhận được tàu 20 nghìn DWT, hiện có 2
cầu tàu dành cho làm hàng container (khi xây hoàn thành, sẽ có thêm 1
cầu tàu dành cho làm hàng container và 2 cầu tàu dành cho làm hàng rời).
10.Cảng Hải An: Hiện có 1 cầu tàu dành cho làm hàng container
11.Cảng Lạch Huyện ( đang xây dựng )
Cũng ở Hải Phòng, ngoài các cảng trên, còn có hơn 20 bến cảng khác với các
chức năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng
đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn ("tàu chuột").
Các cảng này do nhiều công ty khác nhau quản lý và khai thác.
Hiện chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch nâng cấp cảng Hải Phòng. Khu
bến Lạch Huyện sẽ được xây dựng làm cảng tổng hợp và cảng công ten nơ. Đây
sẽ là khu bến chính của cảng Hải Phòng có năng lực tiếp nhận tàu 50 nghìn đến
80 nghìn DWT vào năm 2020. Khu bên Đình Vũ sẽ được nạo vét, cải tạo để có
thể tiếp nhận được tàu 20 nghìn đến 30 nghìn DWT. Khu bến Yên Hưng (Yên
Trạch, đầm nhà Mạc) sẽ được xây dựng làm bến chuyên dùng có thể tiếp nhận
Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

4


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


tàu 30 nghìn tới 40 nghìn DWT. Ngoài ra, còn có bến Nam Đồ Sơn chuyên dùng
cho an ninh quốc phòng.
1.2. Các thông số cơ bản của dự án.
1.2.1. Các thông số kỹ thuật.
a, Đầu tư trụ sở làm việc.
Công ty được xây dựng trên diện tích 1000m 2 đất bao gồm khu nhà
xưởng, nhà kho, khu văn phòng và các công trình phụ trợ tập trung cho việc sản
xuất.
Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng
Phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Địa thế cao, bằng phẳng, thoát nước tốt.
Đảm bảo các quy định an toàn và vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.
Không gần các nguồn chất thải độc hại.
Đảm bảo có nguồn thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước từ mạng lưới
cung cấp chung.
b, Hệ thống điện
Hệ thống chiếu sáng bên trong được kết hợp giữa chiếu sáng nhân tạo và
chiếu sáng tự nhiên. Hệ thống chiếu sáng bên ngoài được bố trí hệ thống đèn
pha, ngoài việc bảo đảm an ninh cho công trình còn tạo được nét thẩm mỹ cho
công trình vào ban đêm. Công trình được bố trí trạm biến thế riêng biệt và có
máy phát điện dự phòng. Hệ thống tiếp đất an toàn, hệ thống điện được lắp đặt
riêng biệt với hệ thống tiếp đất chống sét. Việc tính toán thiết kế hệ thống điện
được tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn qui định của tiêu chuẩn xây dựng và tiêu
chuẩn ngành.
c, Đầu tư 3 cần cẩu các loại:
1. CẦN CẨU BỆ ĐỠ THAY ĐỔI BÁN KÍNH LÀM VIỆC BẰNG CÁP
Đặc điểm kỹ thuật: Cần cẩu quay kiểu cố định GQ sử dụng tay cẩu đơn, cơ cấu
thay đổi tầm với bằng cáp và bệ đỡ quay kiểu bi tiếp xúc 4 điểm, đồng thời bố
trí bộ phận bù ròng rọc, làm cho vật nâng di chuyển gần như trên một quỹ đạo

nằm ngang, tốc độ thay đổi tầm với tương đối nhanh, hiệu suất làm việc cao, có
Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

5


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

thể quay được 3600. Đặc điểm của loại cẩu này là: kết cấu tân tiến, truyền động
ổn định, hiệu suất cao, thao tác tiện lợi, ít hỏng hóc …Căn cứ yêu cầu của khách
hàng, có thể lắp thêm cơ cấu điều khiển bằng biến tần, giúp cho các cơ cấu vận
hành càng thêm ổn định.
Phạm vi ứng dụng: phù hợp cho việc bốc xếp hàng rời và các loại hàng khác với
yêu cầu làm việc liên tục, khối lượng bốc xếp nhiều như: bến cảng, cảng nội địa,
kho tàng, bãi hàng, trạm trộn bê tông …Khách hàng có thể chọn loại cẩu gầu
ngoạm hoặc móc cẩu để phù hợp yêu cầu bốc xếp.
Cần cẩu bệ đỡ thay đổi bán kính làm việc bằng dây cáp (kiểu gầu ngoạm)
Sức nâng: 3 tấn~ 5 tấn; Nơi lắp đặt: bến cảng; công suất: 100t ~ 250 t/h
Bốc xếp các loại hàng như: than cám, đá cát sỏi, thạch cao, clanhke, cát thạch
anh, quặng thép, lưu huỳnh, lương thực, phân bón …
Cần cẩu bệ đỡ thay đổi bán kính làm việc bằng cáp (loại cẩu móc)
Sức nâng: 3t ~ 50t
Nơi lắp đặt: bến cảng
Bốc xếp được các loại hàng như: gang thép, gỗ súc, hàng đóng bao, đá hộc …
2. CẦN CẨU THAY ĐỔI BÁN KÍNH LÀM VIỆC BẰNG CÁP DÙNG
TRÊN TÀU THUYỀN
Đặc điểm kỹ thuật: Cần cẩu thay đổi tầm với bằng cáp kiểu FQ là loại cẩu cố
định có bệ đỡ, được lắp trên tàu chuyên dùng hoặc tàu chở hàng. Loại cẩu này
có cơ cấu thay đổi bán kính làm việc bằng dây cáp, tay cẩu đơn và bệ đỡ quay

kiểu bi tiếp xúc 4 điểm, thích hợp cho việc bốc xếp hàng hóa có yêu cầu thay đổi
bán kính làm việc, có thể quay được 3600, vận hành ổn định, sử dụng an toàn,
hiệu suất làm việc cao. Khách hàng có thể dùng móc cẩu hoặc gầu ngoạm để
bốc xếp hàng hóa. Căn cứ yêu cầu của khách hàng, có thể lắp thêm cơ cấu điều k
hiển bằng biến tần, giúp cho các cơ cấu vận hành càng thêm ổn định.
Phạm vi ứng dụng: Loại cần cẩu này có thể thực hiện việc bốc xếp hàng hóa từ
trên bờ với tàu thuyền, giữa tàu thuyền với tàu thuyền. loại cẩu này vận hành ổn
định, di chuyển linh hoạt…Đây là loại thiết bị bốc xếp lý tưởng trên sông, hồ.
Cần cẩu lắp trên tàu thuyền thay đổi bán kính làm việc bằng cáp (kiểu gầu
Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

6


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ngoạm)
Sức nâng: 3t ~ 50 tấn
Nơi lắp đặt: tàu chở hàng.
Công suất: 100t ~ 200 tấn/h
Có thể bốc xếp các loại hàng hóa, vật liệu rời như: than cám, đá cát sỏi, quặng,
clinke, cát thạch anh, xỉ thép, lưu huỳnh, lương thực …
Cần cẩu lắp trên tàu thuyền thay đổi bán kính làm việc bằng cáp (kiểu móc cẩu)
Sức nâng: 3 tấn ~ 50 tấn
Nơi lắp đặt: trên tàu công trình
Có thể bốc xếp các loại hàng hóa vật liệu như: gang thép, gỗ súc, hàng đóng
bao, đá hộc …
3. CẦN CẨU BỆ ĐỠ THAY ĐỔI BÁN KÍNH LÀM VIỆC BẰNG THANH
RĂNG

Đặc điểm kỹ thuật: Cần cẩu bệ đỡ thay đổi bán kính làm việc bằng thanh răng l
loại cần cẩu xoay toàn bộ được lắp trên bờ hoặc trên tàu thuyền chuyên dụng,
tàu chở hàng. Thay đổi bán kính làm việc bằng thanh răng, nhờ hệ thống cân
bằng tay cẩu và hệ thống bù ròng rọc làm cho vật thể được nâng cẩu di chuyển
thăng bằng, thực hiện thay đổi tầm với có tải trong suốt quá trình, hiệu suất làm
việc cao. Căn cứ yêu cầu của khách hàng, có thể lắp thêm cơ cấu khống chế
bằng biến tần, giúp cho các cơ cấu vận hành càng thêm ổn định.
Phạm vi ứng dụng: phù hợp cho việc bốc xếp hàng rời và các loại hàng khác với
yêu cầu làm việc liên
tục, khối lượng công việc nhiều như: bến cảng, cảng nội địa, kho tàng, bãi hàng,
trạm trộn bê-tông…
Khách hàng có thể chọn gầu ngoạm hoặc móc cẩu cho phù hợp yêu cầu bốc xếp.
Cần cẩu bệ đỡ thay đổi bán kính làm việc bằng thanh răng (loại dùng gầu
ngoạm)
Sức nâng: 3 tấn ~ 50 tấn
Nơi lắp đặt: bến cảng.
Công suất: 200 tấn ~ 300 tấn/h.
Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

7


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Các loại hàng hóa, vật liệu có thể bốc xếp gồm: than cám, đá cát sỏi, quặng,
thạch cao, clinke, cát thạch anh, xỉ thép, lưu huỳnh, lương thực …
Cần cẩu bệ đỡ thay đổi bán kính làm việc bằng thanh răng (loại móc cẩu)
Sức nâng: 3 tấn ~ 50 tấn
Nơi lắp đặt: các bến cảng

Có thể bốc xếp các loại hàng hóa vật liệu như: gang thép, gỗ súc, hàng đóng
bao, đá hộc …
1.2.2. Các thông số kinh tế.
STT Khoản mục đầu tư

Vốn đầu tư (đồng)

I.
1
2
3
4
5
6
II.

3.979.496.710
1.585.012.700
2.112.210.100
220.787.700
31.452.500
25.012.210
5.021.500
16.600.000.000

1

Chi phí xây lắp
Chi phí xây lắp và giải phóng mặt bằng
Khu nhà văn phòng

Đồ dùng, thiết bị quản lí
Bãi để xe
Trang trí cây xanh, tượng đá
Cổng và tường rào
Phương tiện xếp dỡ
Cần cẩu bệ đỡ thay đổi bán kính làm việc
bằng cáp
Cần cẩu thay đổi bán kính làm việc bằng cáp

2

dùng trên tàu thuyền
Cần cẩu bệ đỡ thay đổi bán kính làm việc

3
III.
IV.

bằng thanh răng
Vốn lưu động
Dự phòng chi
Tổng vốn đầu tư

12.650.000.000
11.950.000.000
13.750.000.000
4.242.785.000
1.520.865.000
52.000.000.000


Trong đó:
* Tổng vốn đầu tư: 50.000.000.000 (đồng)
+ Vốn tự có: 30.000.000.000 (đồng)
+ Vốn đi vay: 20.000.000.000 (đồng)
+ Vốn cố định: 27.500.000.000 (đồng)
Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

8


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
+ Vốn lưu động: 22.500.000.000 (đồng)

Lãi suất vay: 16.5% /năm
Kỳ trả vốn vay: 2 kỳ/năm
Thời hạn trả vốn vay: 10 năm
Thời gian kinh doanh: 15 năm
1.2.3. Định biên nhân sự
Giám đốc
Phó giám
đốc

Phòng tài
chính kế
toán

Phòng
nhân sự


Tổ lái cẩu

Phòng
hành
chính
Kho, bãi để xe

b, Nhiệm vụ, chức năng.
- Giám đốc: Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng
ngày của công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư
của công ty. Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức các chức danh quản lý trong công ty. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ
chức công ty. Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh
doanh.
- Phó giám đốc: Là người tham mưu trợ giúp cho giám đốc trong quá trình
hoạt động kinh doanh của Công ty. Thay thế Giám đốc điều hành Công ty khi
Giám đốc đi vắng, tư vấn cho Giám đốc về mặt kỹ thuật, quản lý và ký kết các
hợp đồng với đối tác.
- Phòng tài chính kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo pháp chế
thống kê kế toán của nhà nước. Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch tài chính tháng, quý, năm. Xây dựng các kế hoạch tài chính, kế hoạch vay
Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

9


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

vốn, thay mặt giám đốc giám định với ngân hàng về mặt tài chính. Xây dựng và

tổ chức bộ máy kế toán cũng như kế hoạch báo cáo định kỳ.
- Phòng nhân sự: Đưa ra quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp và hiệu quả.
Quản lý lương và vị trí công việc trong công ty. Kế hoạch đào tạo và phát triển
lao động. Lưu lại và quản lý thông tin của các nhân viên, lao động; mối quan hệ
giữa các nhân viên, lao động trong công việc, thông tin về nhân sự trong công
ty. Cùng với giám đốc đưa ra quyết định thăng tiến hay cắt giảm lao động. Có kế
hoạch tìm kiếm và tuyển dụng lao động mới.
- Tổ lái cẩu: Thực hiện công việc lái cẩu, chuyên bốc xếp hàng hóa theo đúng
định của cảng.
- Phòng hành chính: Tổ chức quản lý nhân sự toàn công ty xây dựng các
công trình thi đua, khen thưởng và đề bạt khen thưởng thay đổi nhân sự ở các bộ
phận phòng ban. Xây dựng bảng chấm công và phương pháp trả lương, tổ chức
đào tạo, huấn luyện tuyển chọn nhân sự toàn Công ty. Xây dựng các bảng nội
qui, đề ra các chính sách về nhân sự.
1.3. Phương án kinh doanh.
1.3.1. Đặc điểm, loại hình kinh doanh.
Đây là loại hình kinh doanh dịch vụ bốc xếp bằng cần cẩu. Công ty đầu tư
vốn, cơ sở hạ tầng, phương tiện bốc xếp để chuyên chở hành khách đến các
điểm dừng cố định.
Phương thức đầu tư là đầu tư mới, mua sắm hoàn toàn mới cơ sở hạ tầng,
phương tiện bốc xếp.
1.3.2. Phương án kinh doanh.
Các cần cẩu của công ty sẽ bốc xếp dỡ hàng hóa tại cảng Hải Phòng, đưa
hàng hóa từ tàu xuống và đưa hàng hóa lên tàu, lên các phương tiện vận chuyển.
Các cần cẩu làm việc 24h/ngày.
Giá thuê cần cẩu dự tính
a) Thuê theo trọng lượng Đơn vị tính: đồng/ Tấn
DỊCH VỤ ĐƠN GIÁ
+ Thuê cần cẩu bờ:
Sinh viên: Nguyễn Thị Loan

Lớp: QTKD – K41A

10


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Hàng hóa Nhóm 1 và Nhóm 2 21.000
- Hàng hóa Nhóm 1 và Nhóm 2, sử dụng cẩu GANZ 17.000
- Hàng hóa Nhóm 3 17.000
- Hàng hóa Nhóm 4 và Nhóm 5 22.000
- Hàng hóa Nhóm 6 25.000
Ghi chú: cẩu điện, cẩu ôtô phải với qua mạn tàu để xếp dỡ tính giá thỏa thuận.
+ Xe nâng xúc hàng dưới hầm tàu, xúc xạc đầu cần
(theo yêu cầu của chủ hàng):
13.200
+ Xe tải vận chuyển trong nội bộ Cảng ( áp dụng cho các trường hợp CSG làm
trọn phương án
Tàu vào kho/bãi. Nếu tách lẻ ra sẽ thu theo giá thỏa thuận):
- Hàng sắt thép 14.000
- Các loại hàng khác 25.000
- Hàng siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh Thỏa thuận
+ Thuê các loại phương tiện thiết bị khác chưa kể ở trên: Cảng và khách hàng
thỏa thuận giá
thuê cho từng dịch vụ cụ thể.
b) Thuê theo thời gian
+ Thuê theo trọng lượng Đơn vị tính: đồng/ Tấn
DỊCH VỤ ĐƠN GIÁ
* Thuê cần cẩu bờ:
- Hàng hóa Nhóm 1 và Nhóm 2 21.000

- Hàng hóa Nhóm 1 và Nhóm 2, sử dụng cẩu GANZ 17.000
- Hàng hóa Nhóm 3 17.000
- Hàng hóa Nhóm 4 và Nhóm 5 22.000
- Hàng hóa Nhóm 6 25.000
Ghi chú: cẩu điện, cẩu ôtô phải với qua mạn tàu để xếp dỡ tính giá thỏa thuận.
* Xe nâng xúc hàng dưới hầm tàu, xúc xạc đầu cần
(theo yêu cầu của chủ hàng):
Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

11


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

13.200
* Xe tải vận chuyển trong nội bộ Cảng ( áp dụng cho các trường hợp CSG làm
trọn phương án
Tàu vào kho/bãi. Nếu tách lẻ ra sẽ thu theo giá thỏa thuận):
- Hàng sắt thép 14.000
- Các loại hàng khác 25.000
- Hàng siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh Thỏa thuận
* Thuê các loại phương tiện thiết bị khác chưa kể ở trên: Cảng và khách hàng
thỏa thuận giá
thuê cho từng dịch vụ cụ thể.

Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

12



BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN.
2.1. Tính toán các khoản chi phí.
2.1.1. Chi phí lương.
Việc tính lương cho cán bộ công nhân viên là tuỳ thuộc vào định biên nhân
sự.
Phương pháp tính lương: Dự án dự định trả lương cho CBCNV theo thời
gian, cụ thể là theo tháng, gồm:
Tiền lương chi cho 1 tháng.
Chức danh

Số lao động Lương

Tổng tiền

(người)
( đồng)
(đồng)
Giám đốc
1
8.000.000
8.000.000
Phó giám đốc
1
6.500.000
6.500.000
Trưởng phòng tổ chức

1
4.500.000
4.500.000
Thư ký văn phòng
1
3.700.000
3.700.000
Nhân viên phục vụ
1
3.000.000
3.000.000
Trưởng phòng nhân sự
1
4.500.000
4.500.000
Nhân viên phòng nhân sự 4
3.500.000
14.000.000
Kế toán trưởng
1
5.000.000
5.000.000
Kế toán viên
1
4.000.000
4.000.000
Lái cẩu chính
24
4.200.000
100.800.000

Phụ lái
25
3.500.000
87.500.000
Trưởng ban bảo vệ
1
4.000.000
4.000.000
Nhân viên bảo vệ
6
3.000.000
18.000.000
Tổng
68
263.500.000
Tổng chi lương năm: 263.500.000 x 12 = 3.162.000.000 (đồng)
2.1.2. Trích BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ.
Theo quy định của nhà nước, các khoản trích theo lương của CBCNV trong
doanh nghiệp trong 1 tháng gồm:
- Trích BHXH: 263.500.000 x 18% = 47.430.000 ( đồng)
- Trích BHYT: 263.500 x 3% = 7.905.000 ( đồng)
- Trích KPCĐ: 263.500 x 2% = 5.270.000 ( đồng)
- Trích BHTN: 263.500 x 1% = 2.635.000 ( đồng)
Tổng các khoản trích theo lương trong 1 tháng: 63.240.000 ( đồng)
Tổng các khoản trích theo lương trong 1 năm: 758.880.000 ( đồng)
Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

13



BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.1.3. Chi phí nguyên, vật liệu, phụ tùng( trong tháng)
a, Dầu nhờn.
Đối với 2 loại cẩu đều dùng dầu nhớt Castrol 4l giá 445.000đ/ chai. Trung
bình 2 tháng thay 1 lần cho cho 1 cẩu.
Theo tháng: (0,5 tháng x 445.000 đ) x 10 xe = 2.225.000 đ
Theo năm: 2.225.000 x 12 = 26.700.000 đ
b, Ác quy.
- Ác quy nhỏ sử dụng đối với cẩu bệ đỡ thay đổi bán kính làm việc
bằng cáp dùng trong 1 năm giá 950.000đ
Theo tháng: 950.000đ/12 tháng x 5 xe = 395.833 đ
Theo năm giá 395.833 x 12 = 4.750.000 đ
- Ác quy to sử dụng đối với cẩu thay đổi bán kính làm việc bằng cáp
dùng trên tàu thuyền dùng trong 1 năm giá 1.800.000đ
Theo tháng: 1.800.000đ/12 tháng x 5 xe = 750.000 đ
Theo năm giá 750.000đ x 12 = 9.000.000đ
=> Tổng : 4.750.000 + 9.000.000 = 13.750.000đ
c, Săm lốp cẩu.
- Săm lốp sử dụng cho ẩu bệ đỡ thay đổi bán kính làm việc bằng cáp dùng trong
1 năm giá 2.600.000đ
Theo tháng: 2.600.000đ/ 12 tháng x 5 xe = 1.083.333 đ
Theo năm giá 1.083.333 x 12 = 13.000.000đ
- Săm lốp sử dụng cho cẩu thay đổi bán kính làm việc bằng cáp dùng
trên tàu thuyền ùng trong 1 năm giá 3.670.000đ
Theo tháng 3.670.000đ/ 12 tháng x 5 xe = 1.529.167 đ
Theo năm giá 1.529.167 x 12 = 18.350.000đ
=> Tổng: 13.000.000 + 18.350.000 = 31.350.000đ
d, Tổng chi phí nguyên vật liệu, phụ tùng.

26.700.000 + 13.750.000 + 31.350.000 = 71.800.000đ
2.1.4. Chi phí nhiên liệu.
- Theo tháng:
Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

14


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

cẩu bệ đỡ thay đổi bán kính làm việc bằng cáp: 2.200.000đ / cẩu
cẩu thay đổi bán kính làm việc bằng cáp dùng trên tàu thuyền dùng: 3.000.000đ/
cẩu
Tổng chi phí nhiên liệu: (2.200.000 + 3.000.000) x 5 = 26.000.000 đ
- Theo năm: 26.000.000 x 12 = 312.000.000đ
2.1.5. Chi phí khấu hao TSCĐ.
Tổng số vốn cố định là: 27.500.000.000 (đồng)
Ta tính khấu hao theo phương pháp hệ số vốn chìm
A = Fv ×

r
(1 + r ) n − 1

Trong đó: A: chi phí khấu hao trong năm
r: lãi suất vay

Fv: giá trị của tài sản cuối năm 15
n: tuổi thọ của dự án


Ta có:
A = 27.500.000.000 x

0.15
= 577.968.948 (đồng)
(1 + 0.15)15 − 1

Vậy số tiền khấu hao hàng năm là: 577.968.948 (đồng)

2.1.6. Chi phí quản lí.
- Theo tháng, công ty lấy chi phí quản lý bằng 15% chi phí lương
3.162.000.000 x 15% = 316.200.000 đ
- Theo năm: 452.604.188x 12 = 5.431.250.264đ.
2.1.7. Chi phí khác.
- Chi phí bảo hiểm xe cơ giới: 5.500.000đ/ tháng = 66.000.000đ/ năm
- Chi phí bến bãi:10.000.000 đ/ tháng = 120.000.000đ/ năm
- Chi phí bảo dưỡng định kỳ phương tiện vận tải 2 lần 1 năm công ty lấy 1%
giá trị ban đầu:
Theo tháng: 16.600.000.000 x 1% / 6 tháng = 27.666.667 đ.
Theo năm: 27.666.667 x 12 = 332.000.000 đ
=> Tổng chi phí khác:
66.000.000 + 120.000.000 + 332.000.000 = 518.000.000đ
Thứ tự

Khoản mục chi phí

Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

Giá trị

15


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1

Chi phí lương cho công nhân

263.500.000

2

Chi phí bảo hiểm xã hội

47.430.000

3

Chi phí nhiên liệu

312.000.000

4

Chi phí khấu hao

577.968.948

5


Chi phí quản lý

5.431.250.264

6

Chi phí điện, nước

1.899.600.000

7

Chi phí sửa chữa, bảo trì

800.000.000

8

Chi phí khác

518.000.000

Tổng

9.194.763.948

2.2. Phương án trả vốn vay.
Số vốn vay là

20.000.000.000 VNĐ


Thời gian vay vốn:

10 năm.

Số kỳ trả lãi:

2 kỳ/ năm. = 20 kỳ / 10 năm

Lãi suất vay vốn:

15%/ năm. = 7.5%/ kỳ

Ta có bảng sau:

Số năm
1
2

8
Tổng
Trong đó:

Kỳ
1
2
3

N


Nợ vốn
A
A-C
A-2C

A-15C

Trả gốc
C
C
C

C

Trả lãi
P*A
P*(A-C)
P*(A-2C)

P*(A-15C)

Trả gốc + Lãi
C+P*A
C+P*(C-A)
C+P*(C-2A)

C+P*(A-15C)

A là vốn vay
C là trả gốc

P là lãi kỳ

Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

16


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

N là số kỳ trả
A = 20.000.000.000 đ
N = 20
C = A / N = 1.000.000.000 đ
P = 15%
Ta có bảng thanh toán nợ như sau.

Đơn vị tính : VNĐ

Bảng thanh toán nợ
Năm
1

2

3

4

Lần trả


Nợ gốc

Trả gốc

Trả lãi

1

20.000.000.000

1.000.000.000

1.500.000.000

2

19.000.000.000

1.000.000.000

1.425.000.000

3

18.000.000.000

1.000.000.000

1.350.000.000


4

17.000.000.000

1.000.000.000

1.275.000.000

5

16.000.000.000

1.000.000.000

1.200.000.000

6

15.000.000.000

1.000.000.000

1.125.000.000

7

14.000.000.000

1.000.000.000


1.050.000.000

8

13.000.000.000

1.000.000.000

975.000.000

Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

Gốc + Lãi
4.925.000.000

4.625.000.000

4.325.000.000

4.025.000.000
17


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
5

6


7
8

9

10

9

12.000.000.000

1.000.000.000

900.000.000

10

11.000.000.000

1.000.000.000

825.000.000

11

10.000.000.000

1.000.000.000

750.000.000


12

9.000.000.000

1.000.000.000

675.000.000

13

8.000.000.000

1.000.000.000

600.000.000

14

7.000.000.000

1.000.000.000

525.000.000

15

6.000.000.000

1.000.000.000


450.000.000

16

5.000.000.000

1.000.000.000

375.000.000

17

4.000.000.000

1.000.000.000

300.000.000

18

3.000.000.000

1.000.000.000

225.000.000

19

2.000.000.000


1.000.000.000

150.000.000

20

1.000.000.000

1.000.000.000

75.000.000

3.725.000.000

3.425.000.000

3.125.000.000
2.825.000.000

2.525.000.000

2.225.000.000

2.3. Doanh thu và lợi nhuận.
2.3.1. Doanh thu

D = ∑ Pi × Qi

Công thức:

Trong đó: D: doanh thu

Qi: sản lượng tiêu thụ sản phẩm loại i

Pi: giá bán sản phẩm loại i
Với giả thiết là khi đi vào vận hành công suất của dự án không thay đổi và giá
bán sản phẩm cũng không thay đổi như vậy doanh thu của các năm bằng nhau,
ta có:
STT Tên sản phẩm
1
Cẩu 1
2
Cẩu 2
3
Cẩu 3
Tổng
2.3.2. Lợi nhuận

Số lượng
5.200
3.200
5.000

Giá
1.000.000
3.000.000
2.000.000

Thành tiền
5.200.000.000

9.800.000.000
10.000.000.000
25.000.000.000

Tính lợi nhuận trước thuế:
Được xác đinh theo công thức:
Lợi nhuận trước thuế = doanh thu – chi phí kinh doanh
Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

18


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Thuế thu nhập doanh nghiệp = lợi nhuận trước thuế x 25%
Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế - thuế TNDN
Doanh thu và lợi nhuân được thể hiện ở bảng sau

Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

19


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Bảng tổng hợp chi phí các năm đời dự án
Năm

Chi phí sản xuất kinh

doanh

Đơn vị tính : Đồng

Trả vốn vay

Tổng chi phí

1

9.194.763.948

4.925.000.000

14.119.763.948

2

9.194.763.948

4.625.000.000

13.819.763.948

3

9.194.763.948

4.325.000.000


13.519.763.948

4

9.194.763.948

4.025.000.000

13.219.763.948

5

9.194.763.948

3.725.000.000

12.919.763.948

6

9.194.763.948

3.425.000.000

12.619.763.948

7

9.194.763.948


3.125.000.000

12.319.763.948

8

9.194.763.948

2.825.000.000

12.019.763.948

9

9.194.763.948

2.525.000.000

11.719.763.948

10

9.194.763.948

2.225.000.000

11.419.763.948

11


9.194.763.948

9.194.763.948

12

9.194.763.948

9.194.763.948

13

9.194.763.948

9.194.763.948

14

9.194.763.948

9.194.763.948

15

9.194.763.948

9.194.763.948

Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A


20


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Bảng tính chỉ tiêu lợi nhuận của các năm đời dự án
Năm Tổng chi phí

Tổng doanh thu

Lợi nhuận trước
thuế

Đơn vị tính : Đồng
Thuế TNDN

Lợi nhuận sau
thuế

1

14.119.763.948 25.000.000.000

10.880.236.052

2.720.059.013

8.160.177.039

2


13.819.763.948 25.000.000.000

11.180.236.052

2.795.059.013

8.385.177.039

3

13.519.763.948 25.000.000.000

11.480.236.052

2.870.059.013

8.610.177.039

4

13.219.763.948 25.000.000.000

11.780.236.052

2.945.059.013

8.835.177.039

5


12.919.763.948 25.000.000.000

12.080.236.052

3.020.059.013

9.060.177.039

6

12.619.763.948 25.000.000.000

12.380.236.052

3.095.059.013

9.285.177.039

7

12.319.763.948 25.000.000.000

12.680.236.052

3.170.059.013

9.510.177.039

8


12.019.763.948 25.000.000.000

12.980.236.052

3.245.059.013

9.735.177.039

9

11.719.763.948 25.000.000.000

13.280.236.052

3.320.059.013

9.960.177.039

10

11.419.763.948 25.000.000.000

13.580.236.052

3.395.059.013

10.185.177.039

11


9.194.763.948

25.000.000.000

15.805.236.052

3.951.309.013

11.853.927.039

12

9.194.763.948

25.000.000.000

15.805.236.052

3.951.309.013

11.853.927.039

13

9.194.763.948

25.000.000.000

15.805.236.052


3.951.309.013

11.853.927.039

14

9.194.763.948

25.000.000.000

15.805.236.052

3.951.309.013

11.853.927.039

15

9.194.763.948

25.000.000.000

15.805.236.052

3.951.309.013

11.853.927.039

Sinh viên: Nguyễn Thị Loan

Lớp: QTKD – K41A

21


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CHƯƠNG III. TÍNH CÁC CHỈ TIÊU CỦA DỰ ÁN
3.1.Giá trị hiện tại thuần – NPV
3.1.1. Khái niệm. cách tính và nguyên tắc sử dụng NPV
a. Khái niệm
Giá trị hiện tại thuần (Net Present Value) là giá trị hiện tại của dòng lợi ích gia
tăng hoặc có thể định nghĩa là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng lợi ích và giá
trị hiện tại của dòng chi phí khi đã được chiết khấu với một lãi suất thích hợp.
b. Cách tính
NPV được tính theo công thức sau:
n
n
NBt
Bt
Ct
NPV = ∑

=


t
t
t
t = 0 (1 + r )

t =1 (1 + r )
t =1 (1 + r )

n

Trong đó:
Bt: Lợi ích năm t
Ct: Chi phí năm t
NBt: Lợi ích thuần trong năm t
n: Tuổi thọ của dự án
r: lãi suất
NPV còn được tính theo công thức:
n

NPV = ∑ ( N t − I t ) ×
t =0

Dn
1
+
t
(1 + r ) (1 + r ) n

Trong đó:
Nt: thu hồi gộp tại năm t
It: vốn đầu tư tại năm t
Dn: giá trị thanh lý tài sản cố định cuối năm n
Hai công thức trên là dạng tổng quát. trong một số trường hợp chỉ bỏ vốn một
lần vào thời điểm t = 0 và sang các năm t = 1. 2. 3. .... n thu được một lượng
hoàn vốn là Nt.

Lúc này NPV được tính theo công thức sau:
n

NPV = − I 0 + ∑ N t
t =1

1

( 1+ r )

Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

t

+

Dn

( 1+ r )

n

22


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Nếu lượng hoàn vốn Nt không đổi và chỉ bỏ vốn một lần vào thời điểm t = 0 thì
công thức NPV sẽ có dạng:

NPV = − I 0+ N ×

Dn
(1 + r ) n − 1
+
n
r (1 + r )
(1 + r ) n

Trong các công thức trên các lợi ích và chi phí được chiết khấu từ năm 0 nghĩa
là từ năm trước khi các khoản đầu tư bắt đầu được thực hiện. Tuy vậy. khi tính
NPV. thời điểm dùng để chiết khấu không phải là vấn đề quan trọng. các lợi ích
và chi phí có thể tính vào năm bất kỳ. giả sử năm k. khi đó các lợi ích. chi phí từ
năm đầu đến năm k sẽ được nhân với hệ số lãi kép để tính giá trị tương lai ở
năm k. Còn lợi ích. chi phí từ năm k trở đi sẽ được chiết khấu trở về năm k.
n

NPVk = ∑ ( Bt − Ct ) × ( 1 + r )
t =0

k −t

t = 1. 2. 3 .... n

NPVk: giá trị hiện tại thuần của dự án được chiết khấu tại năm k
Trong một số trường hợp chúng ta phải lựa chọn các dự án có tuổi thọ khác
nhau. việc so sánh các dự án có tuổi thọ khác nhau đòi hỏi phải thực hiện có
điều chỉnh để các dự án có tuổi thọ xấp xỉ nhau. Một trong những cách điều
chỉnh là cho dự án lặp lại theo thời gian để dự án có tuổi thọ ngang nhau hoặc
xấp xỉ nhau.

Một nhược điểm chính của tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần là nó rất nhạy cảm
với lãi suất được chọn. thay đổi trong lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị
hiện tại của dòng lợi ích và dòng chi phí. Dự án thường phải chịu những chi phí
lớn trong những năm đầu khi vốn đầu tư được thực hiện. còn chi phí chỉ xuất
hiện ở những năm sau khi dự án đã đi vào hoạt động. Vì vậy khi lãi suất tăng giá
trị hiện tại của dòng lợi ích sẽ giảm nhanh hơn giá trị hiện tại của dòng chi phí.
Và như vậy giá trị hiện tại thuần của dự án sẽ giảm xuống. Vì vậy giá trị hiện tại
thuần không phải là tiêu chuẩn tốt nhất nếu không lựa chọn được lãi suất thích
hợp. Trong phân tích tài chính của dự án thì việc xác định lãi suất được chọn căn
cứ vào chi phí cơ hội của vốn. tức là chi phí thực sự của dự án. Hầu hết các dự
án đều lấy kinh phí từ các nguồn khác nhau như vốn cổ phần. vốn vay. vốn ngân
Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

23


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

sách cấp nên lãi suất được chọn sẽ là mức điều chỉnh bình quân của các chi phí
n

r=

từ các nguồn vốn khác nhau.:

∑k
i =1

u


× ri

n

∑k
i =1

i

Trong đó:
ki: vốn lấy từ nguồn thứ i
ri: lãi suất trả cho nguồn vốn thứ i
r: lãi suất chỉnh bình
c. Nguyên tắc sử dụng NPV
Khi sử dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần để đánh giá dự án ta chấp nhận tất
cả dự án có NPV > 0. Khi đã chiết khấu với một giá trị thích hợp. lúc đó tổng lợi
ích được chiết khấu lớn hơn tổng chi phí được chiết khấu và dự án có khả năng
sinh lời
Ngược lại khi NPV < 0. lợi ích không đủ để bù đắp chi phí. Vì vậy dự án bị bác
bỏ. Giá trị hiện tại thuần là tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ lẫn
nhau theo nguyên tắc dự án được lựa chọn là dự án có NPV lớn nhất.
Tuy nhiên là một tiêu chuẩn đánh giá tuyệt đối. giá trị hiện tại thuần không thể
hiện được mức độ hiệu quả của dự án cho nên nó không thể hiện được mức độ
hiệu quả của dự án cho nên nó không được dùng để xếp hạng các dự án độc lập.
3.1.2. Tính giá trị hiện tại thuần của dự án
Lãi suất r = 15%/ năm
Giá trị còn lại của tài sản sau 15 năm kinh doanh là: 2.500.000.000 (đồng
Vốn đầu tư của dự án là 50 tỷ đồng. được đầu tư một lần ngay từ đầu.
n


Áp dụng công thức:

NPV = − I 0 + ∑ N t
t =1

1

( 1+ r )

t

+

Dn

( 1+ r )

n

Trong đó: Nt = lợi nhuận trước thuế (Lt) + khấu hao (KHt)

Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

24


BÀI TẬP LỚN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


Sinh viên: Nguyễn Thị Loan
Lớp: QTKD – K41A

25


×