Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

Đồ án thiết kế tốt nghiệp lưới điện đại học bách khoa hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 124 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện
LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Quốc dân, Hệ thống điện Việt Nam
cũng ngày càng phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng cung cấp điện.
Việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, đảm bảo chất lượng là một vấn
đề quan trọng hàng đầu khi thiết kế một mạng điện. Độ tin cậy cung cấp điện phụ
thuộc vào tính chất, yêu cầu của phụ tải.
Chất lượng điện năng được đánh giá qua hai chỉ tiêu là tần số và điện áp. Chỉ
tiêu tần số mang tính chất an toàn của hệ thống, vì vậy chỉ tiêu này do cơ quan quản
lý hệ thống điện Quốc gia điều chỉnh. Người thiết kế phải đảm bảo chất lượng điện
áp theo quy định cho khách hàng tại các nút phụ tải.
Mạng điện thiết kế phải đảm bảo an toàn cho người vận hành, làm việc tin
cậy, vận hành linh hoạt, kinh tế và an toàn cho các thiết bị trong toàn hệ thống.
Hệ thống điện thiết kế còn phải đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật cao do đó
người thiết kế cần phải cân nhắc để lựa chọn phương án tối ưu là tổng hợp các yếu
tố trên.
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy
giáo: TS. Trần Mạnh Hùng, cùng với sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình đầy trách
nhiệm của các thầy giáo, cô giáo trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, đặc biệt là các
thầy cô trong bộ môn Hệ Thống Điện, em đã hoàn thành Đồ án tốt nghiệm của
mình.
Do thời gian có hạn và khả năng của bản thân còn nhiều hạn chế, vì vậy bản
đồ án không tránh khỏi những khiểm khuyết, em rất mong được sự giúp đỡ chỉ bảo
của các thầy, các cô để bản Đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà nội, ngày.…..tháng…...năm 2016
Sinh viên thực hiện


NGUYỄN SƠN HẢI

1

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện
PHẦN I
THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN VÀ PHỤ TẢI
CÂN BẰNG CÔNG SUẤT
1.1.PHÂN TÍCH CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NGUỒN VÀ PHỤ TẢI
Trong hệ thống điện thiết kế có hai nguồn cung cấp đó là hệ thống điện và
nhà máy nhiệt điện.
1.1.1Hệ thống điện
Hệ thống điện có công suất vô cùng lớn, hệ số công suất trên thanh góp
110KV của hệ thống bằng 0,85. Vì vậy cần phải có sự liên hệ giữa hệ thống và nhà
máy điện để có có thể trao đổi công suất giữa hai nguồn cung cấp khi cần thiết, đảm
bảo cho hệ thống thiết kế làm việc bình thường trong các chế độ vận hành. Mặt khác
vì hệ thống có công suất vô cùng lớn cho nên chọn hệ thống là nút cân bằng công
xuất và nút cơ sở về điện áp. Ngoài ra do hệ thống có công suất vô cùng lớn cho nên
không cần phải dự trữ công suất trong nhà máy nhiệt điện, nói cách khác công suất
tác dụng và phản kháng dự trữ sẽ được lấy từ hệ thống điện.
1.1.2.Nhà máy nhiệt điện
Nhà máy nhiệt điện có 4 tổ máy, mỗi tổ máy phát có công suất định mực:
Pđm=50MW, Cos φ=0.85, Uđm=10,5kV.

Như vậy tổng công suất định mức của nhà máy nhiệt điện bằng :
PĐNĐ= 4.50 =200 MW
Nhiên liệu của nhà máy nhiệt điện có thể là than đá, dầu và khí đốt. Hiệu suất
của các nhà máy nhiệt điện tương đối thấp (khoảng 30-40%), đồng thời công suất tự
dùng của nhà máy nhiệt điện thường chiếm khoảng 6 đến 15% tùy theo loại nhà
máy nhiệt điện.
Công suất phát kinh tế của các máy phát nhà máy nhiệt điện thường bằng
(khoảng 80-90%)Pđm. Khi thiết kế chọn công suất phát kinh tế bằng 85% P đm nghĩa
là :
Pkt=85% Pđm
Do đó khi phụ tải cực đại cả 4 máy phát đều vận hành và tổng công suất tác
dụng phát ra của nhà máy nhiệt điện bằng :
Pkt= PNĐ = PF=85%. 4 . 50=170MW
Trong chế độ phụ tải cực tiểu, dự kiến dừng 02 máy phát để bảo dưỡng, 2
máy phát còn lại sẽ phát 85%Pđm nghĩa là tổng công suất phát của Nhà máy nhiệt
điện sẽ là :
2

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

Pkt= 85%. 2 . 50=85MW
Khi sự cố ngừng 01 máy phát, 03 máy phát còn lại sẽ phát 100% Pđm như
vậy : PF= 3 .50 = 150 MW
Phần công suất thiếu trong các chế độ vận hành sẽ được cung cấp từ hệ thống
điện.

1.1.3.Các phụ tải
Trong hệ thống điện thiết kế 09 phụ tải, các số liệu cho theo bảng sau.
Bảng 1.1. Các số liệu của phụ tải
Các số liệu
Công suất cực đại
Công suất cực tiểu
Hệ số công suất Cos φ
Thời gian sử dụng công suất cực
đại (h)
Độ tin cậy yêu cầu
Yêu cầu điều chỉnh điện áp
Điện áp định mức hạ áp (KV)
a Các phụ tải


1
26

2
32

0,9

0,9

Phụ tải
3
4
5
6

7
30
32 35 36 32
Bằng 50% công suất cực đại
0,9
0,9 0,9 0,9 0,9

I
I
KT KT
10 10

I
KT
10

Chế độ phụ tải cực đại :

Q1max = P1max .tan ϕ1 = 26.0, 484 = 12,58 MVAr

Chế độ phụ tải cực tiểu :
P1min = 50% P1max = 0,5.26 = 13MW, cos ϕ1 = 0,9 ⇒ tan ϕ1 = 0, 484

Có :

Q1min = P1min .tan ϕ1 = 13.0, 484 = 6, 29 MVAr

Các phụ tải còn lại tính toán tương tự như phụ tải 1 ta có bảng sau:
Bảng1.2. Các thông số của phụ tải theo đề bài


3

SV: Nguyễn Sơn Hải

0,9

0,9

I
I
I
I
III
I
KT KT KT KT KT KT
10 10 10 10 10 10

P1max = 26 MW, cos ϕ1 = 0,9 ⇒ tan ϕ1 = 0, 484



9
33

5000

Phụ tải 1 :

Có :


8
30


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

Pmax

Qmax

Pmin

Qmin

S&max

S&min

Smax

Smin

MW

MVA

MW


MVA

MVA

MVA

MVAr

MVAr

1
2
3
4
5
6
7
8
9

26
32
30
32
35
36
32
30
33


12,48
15,36
14,40
15,36
16,80
17,28
15,36
14,40
15,84

13
16
15
16
17,5
18
16
15
16,5

6,24
7,68
7,2
7,68
8,4
8,64
7,68
7,2
7,92


26+12,5j
32+15,4j
30+14.4j
32+15,4j
35+16,8j
36+17,3j
32+15,4j
30+14,4j
33+15,84j

13+6,24j
16+7,68j
15+7,2j
16+7,68j
17,5+8,4j
18+8,64j
16+7,68j
15+7,2j
16,5+7,92j

28,84
35,50
33,28
35,50
38,82
39,93
35,50
33,28
36,60


14,42
17,75
16,64
17,75
19,41
19,97
17,75
16,64
18,30

Tổng

286

137,28

143

68,64

286+137,3j

143+68,6j

317,24

158,62

Phụ
tải


1.2. CÂN BẰNG CÔNG SUẤT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
1.2.1.Cân bằng công suất tác dụng
Đặc điểm rất quan trọng của các hệ thống điện là truyền tức thời điện năng từ
các nguồn đến các hộ tiêu thụ và không thể tích trữ.Tính chất này xác định sự đồng
bộ của quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng.Tại mỗi thời điểm trong chế độ xác
lập của hệ thống điện các nhà máy của hệ thống cần phải phát công suất bằng với
công suất của các hộ tiêu thụ, kể cả tổn thất công suất trong các mạng điện, nghĩa là
cần phải thực hiện đúng sự cân bằng giữa công suất phát và công suất tiêu thụ.
Ngoài ra để đảm bảo cho hệ thống vận hành bình thường cần phải có dự trữ
nhất định của công suất tác dụng trong hệ thống.Dự trữ trong hệ thống điện là một
vấn đề quan trọng liên quan đến vận hành cũng như sự phát triển của hệ thống.
Vì vậy phương trình cân bằng công suất tác dụng trong chế độ phụ tải cực đại
đối với hệ thống thiết kế có dạng:
PNĐ + PHT = Ptt = mΣPpt + Σ∆Pmđ + ΣPtd + ΣPdtr
( 2-1 )
Trong đó:
+ PNĐ : Là công suất tác dụng của các nhà máy điện phát ra. Trong chương
trước đã tính được công suất phát kinh tế của nhà máy nhiệt điện bằng:
PNĐ = Pkt = 170 MW
+ PHT : Công suất nhận từ hệ thống.
PHT = Ptt - PNĐ
4

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện


+ m : Là hệ số đồng thời ( ở đây lấy m = 1 ).
+ ΣPpt : Là tổng công suất tác dụng cực đại của các hộ tiêu thụ
ΣPpt = 26+32+30+32+35+36+32+30+33 = 286MW
+ Σ∆Pmđ : Là tổng tổn thất công suất tác dụng trên đường dây và máy biến áp
trong tính toán sơ bộ ta chọn:
Σ∆Pmđ = 5% mΣPpt = 5%. 286 = 14,3 MW
+ Ptd : Là công suất tác dụng tự dùng trong nhà máy điện ta thường lấy bằng
10% tổng công suất phát kinh tế của nhà máy Ta chọn :
Ptd = 10%Pkt = 0,1 × 170 = 17 MW
+ ΣPdtr : Là tổng công suất tác dụng dự trữ của toàn hệ thống. Bởi vì hệ thống
có công suất vô cùng lớn cho nên công suất dự trữ sẽ lấy từ hệ thống, do đó P dtr = 0.
Do đó công suất tiêu thụ của lưới điện bằng :
Ptt = 286 + 14,3 + 17 = 317,3 MW
Như vậy trong chế độ phụ tải cực đại công suất mà lưới điện nhận từ hệ
thống bằng :
PHT = Ptt - PNĐ = 317,3 - 170 = 147,3 MW
Như vậy trong chế độ phụ tải cực đại Hệ thống cần cung cấp cho các phụ tải
một lượng công suất : P = 147,3 MW.
1.2.2.Cân bằng công suất phản kháng
Sản xuất và tiêu thụ điện năng bằng dòng điện xoay chiều đòi hỏi sự cân
bằng công suất giữa điện năng sản xuất ra và điện năng tiêu thụ tại mỗi thời điểm.
Sự cân bằng đòi hỏi không những chỉ đối với công suất tác dụng mà đối với công
suất phản kháng.
Sự cân bằng công suất phản kháng có quan hệ với điện áp, phá hoại sự cân
bằng công suất phản kháng sẽ dẫn đến thay đổi điện áp trong mạng điện. Nếu công
suất phản kháng phát ra lớn công suất phản kháng tiêu thụ thì điện áp trong mạng
điện sẽ tăng, ngược lại nếu thiếu công suất phản kháng điện áp trong mạng điện sẽ
giảm. Vì vậy để đảm bảo chất lượng cần thiết của điện áp ở các hộ tiêu thụ trong
mạng điện và trong hệ thống cần tiến hành cân bằng sơ bộ công suất phản kháng.

Phương trình cân bằng công suất phản kháng được biểu diễn như sau:

5

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

QNĐ + QHT =Qtt = mΣQpt + Σ∆QB + Σ∆QL - ΣQC + ΣQtd + ΣQdtr ( 2-2 )
Trong đó:
+ QNĐ : Là tổng công suất phản kháng do nhà máy nhiệt điện phát ra.
QNĐ = PNĐ .
Nhà máy điện cho:

cos ϕ F

tan ϕ F

= 0,85 ⇒

tan ϕ F

= 0,62 do đó ta có:

QNĐ = 170 . 0,62 = 105,4 MVAr.
+ QHT : Là công suất phản kháng nhận từ hệ thống.
QHT = PHT .

Do

cos ϕ HT

= 0,85⇒

tan ϕ HT

tan ϕ HT

= 0,62 vậy ta có:

QHT = 147,3 . 0,62 = 93,2 MVAr
+ Qtt: Công suất tiêu thụ của lưới điện.
+ m : Là hệ số đồng thời (ở đây lấy m = 1).
+ ΣQpt : Là tổng công suất phản kháng cực đại của các phụ tải
ΣQpt = ΣQptmax = 137,3 MVAr.
+ Σ∆QB : Là tổng tổn thất công suất phản kháng trong các máy biến áp của hệ
thống
Ta lấy: Σ∆QB = 15%ΣQpt = 15%. 137,3= 20,6 MVAr.
+ Σ∆QL: Là tổng tổn thất công suất phản kháng trên đường dây của mạng
điện.
+ ΣQC: Là tổng công suất phản kháng do dung dẫn của các đường dây cao áp
trong mạng điện sinh ra.
Với mạng điện đang xét, trong tính toán sơ bộ ta có thể coi: Σ∆QL = ΣQC
6

SV: Nguyễn Sơn Hải



Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

+ Qtd : Là công suất phản kháng tự dùng của nhà máy nhiệt điện.
Qtd = Ptd .tgϕtd
Ta chọn Cosϕtd của nhà máy điện = 0,75 ⇒ tgϕtd = 0,882 do đó ta có:
ΣQtd = 20. 0,882 = 17,64 MVAr
+ ΣQdtr : Là tổng công suất phản kháng dự trữ của toàn hệ thống, ở đây do hệ
thống có công suất vô cùng lớn ta lấy Qdtr = 0.
Như vậy tổng công suất tiêu thụ trong mạng điện bằng :
Qtt = 137,3 + 20,6 + 17,64 = 175,5 MVAr.
Tổng công suất phản kháng do nhà máy và hệ thống có thể phát ra bằng :
QNĐ + QHT = 105,4 + 93,2 = 198,6 MVAr
Ta thấy QNĐ + QHT>Qtt , do vậy trong bước tính sơ bộ ta không cần đặt thêm
các thiết bị bù công suất phản kháng.

7

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

CHƯƠNG 2
LẬP VÀ TÍNH TOÁN KỸ THUẬT CÁC PHƯƠNG ÁN
2.1.PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ CÁC LỰA CHỌN CHUNG CHO
MẠNG ĐIỆN

Sơ đồ lưới điện phải được thiết lập cho chế độ max của hệ thống, trong đó các
nguồn vận hành tối ưu. Sơ đồ hay phương án lưới điện được vạch ra trên địa hình lý
tưởng có thể đi dây tùy ý.
2.1.1.Nguyên tắc chung thành lập phương án lưới điện
Tính toán lựa chọn phương án cung cấp điện hợp lý phải dựa trên nhiều nguyên
tắc, nhưng nguyên tắc chủ yếu và quan trọng nhất của công tác thiết kế mạng điện là
cung cấp điện kinh tế với chất lượng và độ tin cậy cao. Mục đích tính toán thiết kế
là nhằm tìm ra phương án phù hợp. Làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên cần giải
quyết là lựa chọn sơ đồ cung cấp điện. Trong đó những công việc phải tiến hành
đồng thời như lựa chọn điện áp làm việc, tiết diện dây dẫn, tính toán các thông số kỹ
thuật, kinh tế…
Trong quá trình thành lập phương án nối điện ta phải chú ý tới các nguyên tắc
sau đây :
Đảm bảo độ tin cậy theo yêu cầu. Mạng điện phải đảm bảo tính an toàn cung
cấp điện liên tục, mức độ đảm bảo an toàn cung cấp điện phụ thuộc vào hộ tiêu thụ.
Đối với phụ tải loại 1 phải đảm bảo cấp điện liên tục không được gián đoạn trong
bất kỳ tình huống nào. Vì vậy trong phương án nối dây phải có đường dây dự
phòng, mỗi phụ tải phải được cấp điện bằng 2 đường dây độc lập, 2 đường dây song
song hoặc mạch vòng kín. Đảm bảo liên lạc chắc chắn giữa 2 nhà máy điện ; đường
dây liên lạc là 2 lộ song song.
Kết hợp với việc phân tích nguồn và phụ tải ở trên nhận thấy : có 8 phụ tải đều
là lộ loại 1 và 1 phụ tải loại 3, yêu cầu độ tin cậy cung cấp điện cao. Do đó phải sử
dụng các biện pháp cung cấp điện như : lộ kép, mạch vòng.
2.1.2.Chọn điện áp định mức
Điện áp định mức của mạng điện ảnh hưởng chủ yếu điến các chỉ tiêu kinh tế,
kỹ thuật cũng như các đặc trưng kỹ thuật của mạng. Khi tăng điện áp định mức thì
tổn thất công suất và điện năng sẽ giảm tức là giảm chi phí vận hành, tăng công suất
giới hạn truyền tải trên đường dây, tuy nhiên lại làm cho vốn đầu tư tăng và ngược
8


SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

lại khi điện áp định mức của mạng điện thấp thì vốn đầu tư nhỏ nhưng tổn thất công
suất và điện năng làm cho chi phí vận hành tăng. Vì vậy chọn đúng điện áp định
mức của mạng điện khi thiết kế là rất cần thiết.
Điện áp định mức của mạng điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : công suất
của các phụ tải, khoảng cách của các phụ tải với nguồn cung cấp, vị trí tương đối
giữa các phụ tải với nhau, sơ đồ của mạng điện…
Như vậy chọn điện áp định mức của mạng điện được xác định chủ yếu bằng
các điều kiện kinh tế. Việc chọn sơ bộ điện áp của mạng điện có nhiều phương
pháp khác nhau :
+ Theo khả năng tải và khoảng cách truyền tải của đường dây.
+ Theo các đường cong thực nghiệm.
+ Theo các công thức thực nghiệm.
Khi tính toán thực tế ta sử dụng công thức kinh nghiệm sau:
Ui = 4,34

l i + 16 Pi

(kV)

Trong đó:
+ li : Là chiều dài đoạn đường dây thứ i, (km)
+ Pi : Là công suất truyền tải trên đoạn đường dây thứ i, (MW)
+ Ui : Là điện áp tại phụ tải thứ i, (với i = 1 ÷ 9) .

Nếu tính được Ui = (70 ÷ 160) kV, thì ta chọn cấp điện áp định mức là Uđm =
110 kV.
2.1.3.Chọn kết cấu đường dây và tiến diện dây dẫn
Trong tính toán quy hoạch thiết kế lưới điện, chọn dây dẫn là bài toán cơ bản
nhất. Chọn dây dẫn bao gồm chọn loại dây dẫn và tiết diện dây dẫn.
Dây dẫn dùng để dẫn điện từ nguồn đến các phụ tải, các vật liệu dùng để chế
tạo dây dẫn là: đồng, nhôm, thép và hợp kim.
Dây đồng: Đồng là vậy liệu dẫn điện tốt nhất vì có điện trở suất nhỏ. Bề mặt
của các sợi dây đồng bọc một lớp oxit đồng nên khả năng chống ăn mòn tốt. Nhược
điểm của dây đồng là rất đắt tiền, do đó chỉ được sử dụng trong các mạng điện đặc
biệt.
2 Dây nhôm: Nhôm là kim loại dẫn điện tốt chỉ sau đồng. Dây nhôm có khả
năng chống ăn mòn tốt, song độ bền cơ tương đối nhỏ.
1

9

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

Dây nhôm lõi thép: Được sử dụng phổ biến nhất ở các đường dây trên không
điện áp từ 35kV trở lên. Dây nhôm lõi thép có độ bền cơ rất tốt, giá thành tương đối
rẻ.
Vậy đối với đường dây thiết kế, để đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật ta chọn
sử dụng loại dây nhôm lõi thép (AC).
3


Tiết diện dây dẫn ảnh hưởng nhiều đến vốn đầu tư để xây dựng đường dây và
chi phí vận hành đường dây, tăng tiết diện dây dẫn làm tăng chi phí xây dựng và vận
hành đường dây nhưng giảm tổn thất điện năng và chi phí về tổn thất điện năng. Vì
vậy ta cần phải chọn tiết diện dây dẫn sao cho hàm chi phí tính toán là nhỏ nhất. Ta
sẽ sử dụng phương pháp mật độ dòng kinh tế để tìm tiết diện dây dẫn :


Tiết diện kinh tế của dây dẫn được tính theo công thức :

Fi =

I i max
J kt

(2.2)

Trong đó : Fi :Tiết diện tính toán của dây dẫn đang tính theo mật độ dòng kinh tế
Ii max : Dòng điện chạy trong dây dẫn ở chế độ phụ tải cực đại.
Si
n 3U dm

Ii max được xác định theo công thức : Iimax =
n : Số lộ đường dây trên nhánh.
Si

: Công suất truyền tải cực đại trên đường dây đang tính.

Jkt : Mật độ kinh tế của dòng điện, A/mm 2 , Jkt chọn chung cho toàn mạng
điện theo Tmax và dây AC.

Uđm : Điện áp định mức của mạng điện ( kV ).
Với điện áp Uđm = 110kV, ta cần chọn tiết diện dây dẫn F ≥ 70 mm 2, để đảm
bảo độ bền cơ học, điều kiện ổn định nhiệt độ và tổn thất vầng quang trong điều
kiện làm việc bình thường.
Sau khi tính tiết diện dây dẫn theo công thức (2.2) ta tiến hành chọn tiết diện
tiêu chuẩn gần nhất và kiểm tra các điều kiện về: phát nóng dây dẫn trong các chế
độ sau sự cố, điều kiện về sự tạo thành vầng quang.

10

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

2.1.4.Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật.
Các hạn chế kỹ thuật bao gồm:


Phát nóng dây dẫn do dòng điện

Điều kiện này không thỏa mãn thì đường dây sẽ không làm việc được, điều kiện
này được thể hiện: dòng điện lớn nhất đi qua đường dây phải nhỏ hơn dòng điện cho
phép của tiết diện dây dẫn. Ở đây do tiết diện dây dẫn được chọn theo mật độ dòng
kinh tế nên dòng điện lớn nhất chỉ xuất hiện khi đường dây có 2 lộ song song bị
hỏng 1 lộ, do đó điều kiện này gọi là điều kiện phát nóng khi có sự cố. Nếu là đường
dây đơn thì điều kiện này bao giờ cũng đảm bảo vì dòng điện kinh tế bao giờ cũng
nhỏ hơn dòng điện cho phép.

Dòng điện cho phép được xác định theo điều kiện tiêu chuẩn và cho trong các
catalog, trong trường hợp điều kiện vận hành khác nhiều điều kiện lý tưởng thì cần
phải hiệu chỉnh giá trị tra bảng.


Độ bền cơ học của đường dây ( Chỉ cho đường dây trên không)



Tổn thất điện năng do vầng quang điện ( Chỉ cho đường dây trên không)

Đây là điều kiện kinh tế kỹ thuật hóa. Điều kiện kinh tế không phải là điều
kiện bắt buộc vì không gây hỏng hệ thống điện. Điều kiền kinh tế bao giờ cũng phải
giải quyết theo hướng tối ưu hóa tức là tìm giải pháp tốt nhất, ở đây ta cũng thế, tiết
diện tối thiểu là tiết diện tối ưu, có nghĩa là đã tính đến quan hệ giữa vốn cho dây
dẫn và tổn thất vầng quang. Để bài toán đơn giản điều kiện vầng quang được kỹ
thuật hóa xem như điều kiện bắt buộc phải thực hiện.


Điều kiện phát nóng khi ngắn mạch (chỉ cho lưới cáp)



Tổn thất điện áp lớn nhất cho phép trong lưới điện

Nếu không thỏa mãn điều kiện này thì hệ thống không thực hiện nhiệm vụ
cung cấp điện. Đó là biểu hiện tổn thất điện áp từ nguồn đến phụ tải, đây là tiêu
chuẩn gián tiếp, tiêu chuẩn thực là chất lượng điện áp (CLĐA) ở các thiết bị dùng
điện. Từ các tiêu chuẩn chất lượng điện áp tính ra yêu cầu điện áp ở nguồn điện cấp
cho lưới phân phối trung áp, đó là thanh cái trung áp của các trạm trung gian được

chọn trong đồ án này. Từ các yêu cầu này đã được chuẩn hóa thành 2 yêu cầu điện
áp ở thanh cái trung áp: khác thường và thường.
Yêu cầu khác thường dùng cho các hộ phụ tải biến đổi mạnh trong chế độ max
và min như phụ tải đô thị và nông thôn. Yêu cầu thường dùng cho các phụ tải biến
đổi ít theo thời gian như phụ tải công nghiệp làm việc 3 ca. Nếu phụ tải công nghiệp
11

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

2 hay 1 ca thì yêu cầu điện áp sẽ khác. Cần chú ý rằng nếu yêu cầu điện áp khác
thường và tỷ số giữa phụ tải max và min ≤ 0,5 thì gần như chắc chắn phải dùng máy
biến áp điều áp dưới tải.
Vì ảnh hưởng của tiết diện dây dẫn không nhiều nên khi tiêu chuẩn tổn thất điện
áp vi phạm nhỏ thì bỏ qua phương án có vi phạm. Có thể tăng dây dẫn nên nhưng
không cải thiện nhiều được điện áp và dây sẽ không tối ưu nữa.
2.2.DỰ KIẾN CÁC PHƯƠNG ÁN NỐI DÂY.
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mạng điện phụ thuộc rất nhiều vào sơ đồ của
nó. Vì vậy các sơ đồ mạng điện cần phải có chi phí nhỏ nhất đảm bảo độ tin cậy
cung cấp điện cần thiết và chất lượng điện năng yêu cầu của các hộ tiêu thụ, thuận
tiện và an toàn trong vận hành, khả năng phát triển trong tương lai và tiếp nhận các
phụ tải mới.
Trong thiết kế hiện nay, đẻ chọn được sơ đồ tối ưu của mạng điện người ta sử
dụng phương pháp nhiều phương án. Từ các vị trí đã cho của các phụ tải và nguồn
cung cấp, cần dự kiến một số phương án và phương án tốt nhất sẽ được chọn trên cơ
sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật các phương án đó. Không cần dự kiến qua

nhiều phương án. Sau khi phân tích tương đối cẩn thận có thể dự kiến 05 phương án.
Phương án 1

12

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

Phương án 2

Phương án 3

13

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

Phương án 4

Phương án 5

14


SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

2.3.TÍNH TOÁN KỸ THUẬT CHO TỪNG PHƯƠNG ÁN.
2.3.1.PHƯƠNG ÁN 1

Hình 2.1 Phương án 1
Chọn điện áp định mức của mạng điện
• Dòng công suất ở chế độ max khi làm việc bình thường :
a

S&ND −8 = S&8 = 30 + 14, 4 j ( MVA); S&HT −1 = S&
1 = 26 + 12,5 j ( MVA)
S&ND −9 = S&9 = 33 + 15,84 j ( MVA); S&HT − 2 = S&2 = 32 + 15, 4 j ( MVA)
S& = S& = 32 + 15, 4 j ( MVA); S& = S& = 30 + 14, 4 j ( MVA)
ND − 7

HT −3

7

3

S&ND −6 = S&6 = 36 + 17,3 j ( MVA); S&HT −5 = S&5 = 35 + 16,8 j ( MVA)


 Xét đường dây NĐ-4-HT

Công suất từ nhà máy NĐ truyền vào đường dây NĐ-4 được tính toán như sau:
S&ND4 = S&KT − S&td − S&N − ∆S&N − ∆S&BA

Trong đó:
S&KT

: Công suất phát kinh tế của nhà máy điện
15

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp
S&td
S&N

Thiết kế mạng lưới điện

: Công suất tự dùng của nhà máy điện
: Tổng công suất của các phụ tải nối với NMĐ

∆S&N

: Tổn thất công suất trên các mạng điện cung cấp cho các phụ tải có tổng

công suất PN Ta thường lấy

(∆PN = 5% PN )


∆S&BA

: Tổn thất công suất trong máy biến áp tăng áp của nhà máy điện , chủ yếu
là tổn thất công suất phản kháng
Ở chương 1 ta đã biết :
S&kt = 170 + 105,35 j ( MWA),S&td = 17 + 15 j ( MWA)

S&N = S&6 + S&7 + S&8 + S&9 = 131 + 62,94 j ( MWA)
∆S&N = 5% PN + j15%QN = 5%.131 + j15%62,94 = 6,55 + 9, 44 j ( MWA)

∆S&BA = 0,15. j (Qkt − Qtd ) = j.0,15.(105,35 − 15) = 13, 5 j(MVA)

Do đó ta có :

S&ND4 = S&KT − S&td − S&N − ∆S&N − ∆S&BA = 15, 45 + 4, 47 j ( MVA)

⇒ S&HT 4 = S&4 − S&ND − 4 = 32 + 15, 36 j − 15, 45 − 4, 47 j = 16,55 + 10,89 j ( MVA)

( MVA)

Vậy 4 là điểm phân công suất tác dụng và công suất phản kháng .
• Dòng công suất khi xảy ra sự cố 1 tổ máy phát.
Khi hỏng một tổ máy , các tổ máy khác làm việc với công suất định mức :
Ta có : Pđm = 3.50 = 150(MW)
⇒ S&'kt = 150 + 92,96 j ( MVA)
⇒ S&td' = 10%.S&'kt = 15 + 13, 2 j ( MVA)
'
⇒ ∆S BA
= 0,15 j.(Qkt − Qtd ) = 0,15 j (92,96 − 13, 2) = 12 j ( MVA)

⇒ S&'ND-4 = S&'kt − S&td' − S&N − ∆S&N − ∆S&'BA = 4 + 4,82 j ( MVA)
⇒ S&'
= S& − S& = 32 + 15, 46 j − 4 − 4,82 j = 28 + 10, 64 j ( MVA)
HT − 4

4

ND − 4

Trong đó:
16

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

S&kt'

+
: Công suất phát kinh tế của nhà máy điện (Khi sự cố 1 máy phát , 3
máy phát còn lại làm việc ở chế độ định mức)
+
+
+

S&td'
S&N


∆S&N

: Công suất tự dùng của nhà máy điện
: Tổng công suất của các phụ tải nối với NMĐ
: Tổn thất công suất trên các mạng điện cung cấp cho các phụ tải có

tổng công suất PN Ta thường lấy

(∆PN = 5% PN )

∆S&'BA

+
: Tổn thất công suất trong máy biến áp tăng áp của nhà máy điện ,
chủ yếu là tổn thất công suất phản kháng
Bảng 2.1 Bảng phân bố công suất trên đường dây NĐ-4-HT
S&ND − 4

Chế độ phụ tải

S&HT − 4

(MVA)
(MVA)
Max
15,45 + 4,47j
16,55 + 10,89j
Sự cố 1 tổ máy của NMĐ
4 + 4,82j

28 + 10,64j
• Lựa chọn điện áp định mức cho phương án:
Có thể tính điện áp định mức của đường dây theo công thức kinh nghiệm sau:
U = 4,34. l + 16.P ( kV )

Trong đó:
+ l : Là chiều dài đoạn đường dây , (km)
+ P : Là công suất truyền tải trên đoạn đường dây, (MW)
+ U : Là điện áp tại phụ tải
Nếu tính được U = (70 ÷ 160) kV, thì ta chọn cấp điện áp định mức là U đm =
110 kV.
Điện áp định mức trên đoạn HT-1 bằng:
U HT 1 = 4, 34. l + 16.P ( kV )
17

SV: Nguyễn Sơn Hải

= 4,34.

52 + 16.26 = 94kV


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

Tính điện áp của các đoạn đường dây còn lại được tiến hành tương tự như
đối với đường dây trên.
Kết quả tính điện áp trên các đường dây và chọn điện áp định mức của mạng
điện cho ở bảng sau:


Bảng 2.2. Điện áp trên các đường dây và chọn điện áp định mức của mạng

( MVA )

P
(MW)

Q
(MVAr)

L(km)

Điện áp
tính
toán(kV)

HT-1

26+12,5j

26

12,48

42

92,88

HT-2


32+15,4j

32

15,36

50

102,89

HT-3

30+14.4j

30

14,40

50

99,91

HT-4

16,55 + 10,89j

19,6

9,36


71

85,11

HT-5
ND-4
ND-6

35+16,8j
15,45+4,47j
36+17,28j

35
12,5
36

16,80
6,00
17,28

58
114
60

107,89
76,90
109,45

ND-7


32+15,4j

32

15,40

50

102,89

Đường
dây

S&

NĐ-8
ND-9

Điện áp
định mức
(kV)

110

30+14,4j
30
14,4
63
101,13

33+15,84j
33
15,84
54
104,70
b Chọn tiết diện dây dẫn
Các mạng điện 110kV được thực hiện chủ yếu bằng các đường dây dẫn trên
không, các dây dẫn được sử dụng là dây nhôm lõi thép (AC), đồng thời dây dẫn
thường được đặt trên các cột bê tông hay cột thép tùy theo địa hình đường dây chạy

18

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

qua. Đối với các đường dât 110kV, khoảng cách trung bình hình học giữa dây dẫn
các pha bằng 5m.
Đối với các mạng điện khu vực tiết diện dây dẫn được chọn theo mật độ kinh
tế của dòng điện (Jkt).
Tiết diện kinh tế được tính theo công thức sau:

Fi =

I Maxi
J kt


(mm2)

Trong đó:
+ Fi : Là tiết diện dây dẫn tính toán của đoạn đường dây thứ i (mm2)
+ IMax i : Là dòng điện chạy trên đoạn đường dây thứ i khi phụ tải cực đại (A)
+ Jkt : Là mật độ dòng điện kinh tế, nó phụ thuộc vào thời gian sử dụng công
suất lớn nhất (TMax) và loại dây dẫn. (A/mm2)
Với thời gian sử dụng công suất lớn nhất đã cho: TMax = 5000h và dùng dây
AC cho toàn mạng. Tra bảng 2- 4, Trang 64 - Thiết kế các mạng & Hệ thống điện NXB Khoa học Kỹ thuật 2004 của tác giả Nguyễn Văn Đạm, ta có: J kt = 1,1 A/mm2.
-

Đối với đường dây một mạch thì:
S iMax

IMax =
-

3.U dm

. 103

=

PiMax
3.U dm .Cosϕi

. 103

(A)


Đối với đường dây 2 mạch thì:
S iMax

IMax =

2. 3.U dm

. 103 =

PiMax
2. 3.U dm .Cosϕi

. 103 (A)

Từ Fi tính toán được, ta chọn tiết diện tiêu chuẩn gần nhất (F tc), sau đó kiểm
tra tiết diện dây dẫn đã chọn theo các điều kiện: Vầng quang điện, độ bền cơ, điều
kiện phát nóng dây dẫn và điều kiện tổn thất điện áp cho phép.
Đối với cấp điện áp 110 kV, để đảm bảo không phát sinh vầng quang thì dây
dẫn phải có tiết diện F ≥ 70 mm2. Điều kiện này được phối hợp với điều kiện độ bền
cơ (khi dây dẫn đã đảm bảo điều kiện vầng quang thì luôn luôn đảm bảo độ bền cơ).
19

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

Để đảm bảo cho đường dây vận hành bình thường trong các chế độ sau sự cố,

cần phải có điều kiện sau: : ISC ≤ k. ICP
Trong đó:
+ K : Là hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ khác nhiệt độ tiêu chuẩn, ứng với
nhiệt độ môi trường là 250c thì k = 1.
+ ICP : Là dòng điện cho phép của dây dẫn, nó phụ thuộc vào bản chất và tiết
diện dây dẫn (Tra bảng).
Chọn tiết diện dây dẫn của đường dây.


Chọn tiết diện dây dẫn cho đoạn HT-1
S HT −1
28,84
2. 3.U dm .
2. 3.110.
IHT - 1 =
. 103 =
. 103 = 75,69 A
FHT −1 =

I HT −1 75, 69
=
= 68
J kt
1,1

mm2
Ta chọn dây AC có tiết diện 70mm2 và dòng điện Icp= 265 A ( Tra bảng đặc
tính dây nhôm trần và dây nhôm lõi thép sách Mạng lưới điện, tác giã Nguyễn Văn
Đạm NXB Khoa học và Kỹ thuật).
Khi ngừng một mạch trên đường dây thì dòng điện còn lại trên đường dây

bằng:
IHT-1sc= 2 .IHT – 1=2.75,7=151,4 (A)
Như vậy IHT-1sc< Icp= 265A. Tiết diện dây dẫn đã chọn thỏa mãn các điều kiện
phát nòng và vầng quang.
+ Chọn tiết diện dây dẫn cho đường dây NĐ-4.

INĐ - 4 =

S NĐ − 4
2. 3.U dm .

FNĐ - 4 =

I NĐ − 4
J kt

=

. 103 =
42, 21
1,1

20

SV: Nguyễn Sơn Hải

15, 452 + 4, 472
2. 3.110.

= 38,08 mm2


. 103 = 42,21 A


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

Ta chọn dây AC có tiết diện 70mm 2 và dòng điện Icp= 265 A ( Tra bảng đặc tính
dây nhôm trần và dây nhôm lõi thép sách Mạng lưới điện, tác giã Nguyễn Văn
Đạm NXB Khoa học và Kỹ thuật).
+ Khi ngừng một mạch trên đường dây thì dòng điện còn lại trên đường dây
bằng:
INĐ-4sc= 2 INĐ – 4=2.36,4=72,8 (A)
Như vậy INĐ-4sc< Icp= 265A. Tiết diện dây dẫn đã chọn thỏa mãn các điều kiện
phát nòng và vầng quang.


Kiểm tra dây dẫn khi sự cố 01 tổ máy 50MW ở nhà máy nhiệt điện ta có:

Ở phần tính toán dòng phân bố công suất trong chế độ sự cố 1 tổ máy phát điện ta
đã tính được :
S&ND − 4

Chế độ phụ tải

(MVA)
15,45 + 4,47j
4 + 4,82j


Max
Sự cố 1 tổ máy của NMĐ

Khi đó ta có các dòng Isc chạy trên NĐ-4 và HT-4 là :
S NĐ − 4sc
2. 3.U dm .

6,3
2. 3.110.

. 103 =
. 103 = 16,5 A
Ta nhận thấy INĐ – 4sc < Icp .Vậy đường dây NĐ-4 thỏa mãn .
S HT − 4 sc
38, 3
2. 3.U dm .
2. 3.110.
 IHT-4sc =
. 103 =
. 103 = 100 A
Chọn dây dẫn cho đường dây HT-4.
 INĐ – 4sc =

 IHT- 4 =

 FHT - 4 =

S HT − 4
2. 3.U dm .
I HT − 4

J kt

21, 7
2. 3.110.

. 103 =
58
1,1
=
= 53 mm2

21

SV: Nguyễn Sơn Hải

. 103 = 58 A

S&HT − 4

(MVA)
16,55 + 10,89j
28 + 10,64j


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện

Ta chọn dây AC có tiết diện 70mm2 và dòng điện Icp= 265 A ( Tra bảng đặc
tính dây nhôm trần và dây nhôm lõi thép sách Mạng lưới điện, tác giã Nguyễn Văn

Đạm NXB Khoa học và Kỹ thuật).
+ Khi ngừng một mạch trên đường dây thì dòng điện còn lại trên đường dây bằng:
IHT-4sc= 2 IHT – 4=2.58=116 (A)
Như vậy IHT-4sc< Icp= 265A. Tiết diện dây dẫn đã chọn thỏa mãn các điều kiện phát
nòng và vầng quang.
Ở phần kiểm tra sự cố cho máy phát ở đường dây NĐ-4 ta đã tính đc
S HT − 4 sc
2. 3.U dm .

IHT-4sc =
. 103 =
Vậy đường dẫy 4 đã chọn thỏa mãn .

38,3
2. 3.110.

. 103 = 100 A

Tính toán đối với các đường dây còn lại được tiến hành tương tự,
Sau khi chọn tiết diện dây dẫn tiêu chuẩn, cần xác định các thông số đơn vị
của đường dây là r0, x0, b0 và tiến hành các thông số tập trung R,X và B/2 trong sơ
đồ thay thế hình pi của các đường dây theo công thức sau:

R=

1
.
2

ro.l; X =


1
.
2

xo .l ;

B 1
= n.b0 .l
2 2

Trong đó n là số mạch của đường dây, đối với đường dây hai mạch n=2.hoặc n=1
Bảng 2.3. Kết quả chọn tiết diện dây dẫn cho phương án 1
Đường
dây
HT-1
HT-2
HT-3
HT-4
HT-5
ND-4
ND-6
ND-7
NĐ-8

S&

( MVA )
26+12,5j
32+15,4j

30+14.4j
16,5 + 10,9j
35+16,8j
15,45+4,47j
36+17,28j
32+15,4j
30+14,4j

Smax
MVA

Imax
A

Isc1
A

Isc2
A

Ftt
mm2

Ftc
mm2

Icp
A

Số

lộ

28,84
35,50
33,28
19,77
38,82
16,08
39,14
35,09
33,92

75,69
93,15
87,33
51,88
101,8
37,39
102,7
92,09
178,0

151,37
186,30
174,66
103,7
203,77
74,77
205,43
184,18

-

151,37
186,30
174,66
100
203,77
15
205,43
184,18
178,0

68,81
84,68
79,39
51,82
92,62
33,08
93,38
83,72
161,8

AC-70
AC-95
AC-70
AC-70
AC-95
AC-70
AC-95
AC-95

AC-185

265
330
265
265
330
265
330
330
510

2
2
2
2
2
2
2
2
1

22

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện


ND-9

33+15,84j 36,60 96,06 192,12 192,12 87,33
AC-95 330
2
Như vậy qua bảng 2.2 ta thấy tất cả các dây dẫn trong phương án đã
trọn đều đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật .
Bảng 2.4. Các thông số của đường dây phương án 1

Đường
dây

L
(km)

Loại
dây

ro
Ω/km

xo
Ω/km

bo
10 S/km

R
(Ω)


X
(Ω)

B/2
10 S/km

HT-1
HT-2

42
50

AC-70
AC-95

0,46
0,33

0,44
0,429

2,58
2,65

9,66
8,25

9,24
10,7


108,36
132,50

HT-3

50

AC-70

0,46

0,44

2,58

11,50

11,0

129,00

HT-4

71

AC-70

0,46


0,44

2,58

16,33

15,6

183,2

HT-5
ND-4
ND-6

58
114
60

AC-95
AC-70
AC-95

0,33
0,46
0,33

0,429
0,44
0,429


2,65
2,58
2,65

9,57
26,22
9,90

12,4
25,1
12,8

153,70
294,12
159,00

ND-7
NĐ-8
ND-9

50
63
54

AC-95
AC-180
AC-95

0,33
0,17

0,33

0,429
0,409
0,429

2,65
2,84
2,65

8,25
10,71
8,91

10,7
25,7
11,5

132,50
89,46
143,10

-6

-6

tổn thất điện áp trong mạng điện
Tổn thất điện áp trên đường dây trong chế độ làm việc bình thưởng được tính theo
công thức sau :
c


∆U ibt % =

Pi .Ri + Qi . X i
.100%
1102

Trong đó :
+ Pi;Qi lần lượt là công suất tác dụng và công suất phản kháng của đường
dây thứ i
+ Ri;Xi lần lượt là điện trở và điện kháng của đường dây thứ i
Trong chế độ sự cố ta chỉ xét sự cố ngưng 1 mạch đường dây lộ kép và không tính
tới hiện tượng xếp chồng lúc đó ta lấy
∆U sc % = 2.∆U bt %
23

SV: Nguyễn Sơn Hải


Đồ án tốt nghiệp


Thiết kế mạng lưới điện

Tổn thất điện áp trong chế độ bình thường

Tổn thất điện áp trên đường dây HT-1 trong chế độ bình thường bằng:
∆U HT −1bt % =

PHT 1.RHT 1 + QHT 1. X HT 1 26.9, 66 + 12, 5.9, 24

=
= 3, 03%
1102
110 2

• Tổn thất điện áp trong chế độ sự cố :
 Sự cố đứt 1 mạch đường dây trong đường dây lộ kép ( sự cố 1 ) .

Tổn thất điện áp trên đường dây HT-1 trong chế độ sự cố đứt 1 mạch đường dây :
∆U HT −1sc % = 2.∆U HT −1bt % = 2.3, 03% = 6, 06%
 Sự cố 1 máy phát trong nhà máy nhiệt điện ( sự cố 2 ) .

Ở phần kiểm tra tiết diện dây dẫn ta đã tính được :
S&ND − 4 sc = 4 + 4,82 j ( MVA)
S&HT 4 sc = 28 + 10, 64 j ( MVA)

Tổn thất điện áp trên đường dây ND-4 và HT-4 bằng :
PHT − 4 .RHT − 4 + QHT − 4 . X HT − 4
28.16,33 + 10, 64.15, 6
.100% =
.100% = 5, 2%
2
110
110 2
P .R
+Q
.X
4.26, 22 + 4,82.25,1
∆U ND − 4bt % = ND − 4 ND − 4 2 ND − 4 ND − 4 .100% =
.100% = 0,95%

110
1102
∆U HT − 4bt % =

Tính toán tổn thất điện áp trên các đường dây còn lại tương tự như trên.
Bảng 2.5. Các giá trị tổn thất điện áp trong mạng điện
Đường
dây
HT-1
HT-2
HT-3
HT-4
HT-5
ND-4
ND-6

S&max

( MVA )
26+12,5j
32+15,4j
30+14.4j
16,5 + 10,9j
35+16,8j
15,45+4,47j
36+17,28j

R



( )
9,66
8,25
11,50
16,3
9,57
26,22
9,90

X


(
)
9,24
10,73
11,00
15,6
12,44
25,08
12,87
24

SV: Nguyễn Sơn Hải

∆U bt

∆U sc1 (%)

∆U sc 2 (%)


(%)
3,03
3,54
4,16
3,8
4,50
3,95
4,58

6,06
7,09
8,32
7,6
8,99
7,90
9,16

3,03
3,54
4,16
5,2
4,5
0,95
4,58


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế mạng lưới điện


ND-7
NĐ-8
ND-9

32+15,4j
8,25
10,73
3,46
6,92
3,46
30+14,4j
10,71
25,77
6,03
6,03
33+15,84j
9,66
9,24
3,03
6,06
3,03
Từ các kết quả trong bảng nhận thấy rằng, tổn thất lớn nhất của mạng
điện trong phương án 1 có giá trị :
+ Tổn thất điện áp lớn nhất khi bình thường bằng :
∆Umax bt % = ∆Umax ND-8bt %= 6,03% < 10%
+ Tổn thất lớn nhất khi sự cố bằng:
∆Umax sc % = ∆Umax ND-6sc%= 9,16% < 20%
Phương án đã chọn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật


2.3.2.PHƯƠNG ÁN 2

25

SV: Nguyễn Sơn Hải


×