Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 110 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CÔ TÔ ĐẾN NĂM
2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1


Cô Tô, tháng 6 năm 2014

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................4
I. Tính cấp thiết của qui hoạch...........................................................................................................4
II. Quan điểm, mục tiêu.....................................................................................................................5
III. Nhiệm vụ qui hoạch......................................................................................................................6
IV. Các căn cứ lập quy hoạch.............................................................................................................8
V. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................9
PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN........................................................10
KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CÔ TÔ.............................................................................................................10
1.1. Nguồn lực và điều kiện tự nhiên ..............................................................................................10
1.1.1. Vị trí địa lý..........................................................................................................................10
1.1.2. Đặc điểm khí hậu và tài nguyên khí hậu ............................................................................11
1.1.3. Tài nguyên đất...................................................................................................................13
1.1.4. Tài nguyên nước................................................................................................................16
1.1.5. Nguồn lợi biển và tài nguyên rừng.....................................................................................17
1.1.6. Tài nguyên du lịch .............................................................................................................20
Huyện đảo Cô Tô hội tụ nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển cao cấp
như:.............................................................................................................................................20


- Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, không khí trong lành, cấu tạo
kiến trúc địa chất, địa hình và địa mạo dải bờ biển giàu hình ảnh và nên thơ, đặc biệt hấp dẫn
với các bãi biển tự nhiên như Hồng Vàn, Vàn Chải và hai bãi biển tại đảo Cô Tô con. Cô Tô cũng
có những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có hệ sinh thái biển
phong phú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm như bò biển..., rất thích hợp với du lịch
nghỉ dưỡng, phù hợp với du lịch biển hiện nay của nước ta........................................................20
1.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển....................................................................................................21
1.3. Các điều kiện môi trường, xã hội và dân cư .............................................................................22
PHẦN 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CÔ TÔ TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2012...27
2.1. Đánh giá chung về phát triển kinh tế xã hội..............................................................................27
2.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế......................................................................................27
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................................................................................28
2.1.3. Thu ngân sách ...................................................................................................................37
2.1.4. Việc làm và mức sống dân cư ............................................................................................38
3.1.5. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội .............................................................................................39
2.2. Hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng.......................................................................................41
2


2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn .....................................................................................44
2.3.1. Những điểm thuận lợi của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội....................................44
2.3.2. Những khó khăn hạn chế...................................................................................................45
PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ ĐẾN NĂM 2020 TẦM
NHÌN 2030...........................................................................................................................................47
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển ...........................................................................................47
3.1.1. Quan điểm phát triển.........................................................................................................47
3.1.2. Mục tiêu phát triển............................................................................................................48
3.2. Luận chứng các phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................................49
3.2.1. Luận chứng ba phương án phát triển.................................................................................49
3.2.2. Lựa chọn phướng án (luận giải tính khả thi)......................................................................53

3.3. Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực ................................................................................55
3.3.1. Định hướng phát triển ngành nông, lâm,ngư nghiệp.........................................................55
3.3.2. Định hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ..............................................61
3.3.3. Định hướng phát triển du lịch - thương mại .....................................................................68
3.4. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội................................................................................78
3.4.1. Phát triển nguồn nhân lực.................................................................................................78
3.4.2. Giáo dục.............................................................................................................................80
3.4.3. Y tế.....................................................................................................................................81
3.5. Định hướng xây dựng kết cấu hạ tầng huyện đảo và trên mỗi đảo .........................................83
3.5.1. Hạ tầng giao thông vận tải.................................................................................................83
3.5.2. Hạ tầng điện ......................................................................................................................87
3.5.3. Hạ tầng cấp nước sinh hoạt ..............................................................................................87
3.5.4. Hạ tầng xử lý nước thải......................................................................................................88
3.5.5. Hạ tầng xử lý chất thải rắn.................................................................................................89
3.5.6. Hạ tầng bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin ......................................................90
3.5.7. Hạ tầng thương mại, chợ ..................................................................................................90
3.6. Bảo vệ môi trường....................................................................................................................91
3.7. Công tác an ninh, quốc phòng...................................................................................................92
3.8. Luận chứng phát triển theo lãnh thổ........................................................................................93
3.8.1. Phương hướng sử dụng đất...............................................................................................94
3.8.2. Định hướng phát triển đô thị ............................................................................................96
3.9. Danh mục các chương trình dự án ưu tiên đầu tư....................................................................97
PHẦN 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG CHUNG........100
4.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư...............................................................................................100
4.1.1. Định hướng chung...........................................................................................................101
4.1.2. Giải pháp cụ thể...............................................................................................................102
3


4.2. giải pháp phát triền nguồn nhân lực.......................................................................................103

4.2.1. Đối với cán bộ viên chức nhà nước..................................................................................103
4.2.2. Giải pháp đối với lao động trong các khu vực kinh tế......................................................104
4.2.3. Giải pháp thu hút nhân tài...............................................................................................105
4.3. Các giải pháp khác ..................................................................................................................106
4.4. Tổ chức thực hiện...................................................................................................................106
4.4.1. Công khai quy hoạch........................................................................................................106
4.4.2. Giám sát thực hiện qui hoạch..........................................................................................107
4.5. Kiến nghị.................................................................................................................................107
PHỤ LỤC.............................................................................................................................................109

LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của qui hoạch
Trong giai đoạn vừa qua, phát triển kinh tế của huyện Cô Tô đã đạt được những
kết quả quan trọng như cơ sở hạ tầng có những thay đổi lớn (điện, giao thông,
trường học, đô thị) tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người được
cải thiện, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực với xu hướng giảm
dần giá trị đóng góp của khu vực nông-lâm-thủy sản và tăng đóng góp của khu
vực dịch vụ. Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng, huyện còn chưa phát huy
hết để có sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Bình quân thu
nhập/người/năm còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng
Ninh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, kinh tế của huyện vẫn chủ yếu dựa
4


vào khai thác tài nguyên sẵn có là chủ yếu mà chưa tận dụng và phát huy hết
những lợi thế sẵn có. Một tiềm năng và lợi thế lớn của Cô Tô đó là khả năng
phát triển du lịch hiện mới chủ yếu bùng nổ theo hướng tự phát nên dịch vụ
cung cấp và đáp ứng chỉ ở mức bình dân và chưa theo hướng phát triển bền
vững, có giá trị gia tăng cao.
Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam có xu hướng điều chỉnh mục tiêu và định

hướng phát triển kinh tế theo hướng xanh, những định hướng phát triển đưa ra
trong bản “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện đảo Cô Tô thời
kỳ 2000-2010” xây dựng năm 2000 đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt
tại Quyết định số 2784/QĐ-UB ngày 31 tháng 10 năm 2000 hiện không phù hợp
với bối cảnh mới hiện nay. Cụ thể hơn, tỉnh Quảng Ninh đã lựa chọn phương
hướng phát triển kinh tế của tỉnh đó là “chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
từ “nâu” sang “xanh”, từ khu vực có giá trị gia tăng thấp sang khu vực có giá trị
gia tăng cao và bền vững.
Chính vì vậy, để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhanh
hơn, thống nhất và phù hợp với quan điểm và mục tiêu chung của tỉnh Quảng
Ninh đã chọn, việc nghiên cứu xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH
huyện Cô Tô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" là cần thiết và cấp bách
làm cơ sở cho huyện đề ra các giải pháp nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực để
xây dựng và phát triển nhằm đưa Cô Tô trở thành đô thị sinh thái biển trong giai
đoạn tới.
II. Quan điểm, mục tiêu
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện 5 năm gần đây
- Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cô Tô đến
năm 2020, tầm nhìn đến 2030 cần đảm bảo phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng lãnh thổ và của quốc gia. Tạo bước
đột phá nhằm xây dựng và phát triển huyện đảo Cô Tô trở thành đô thị
sinh thái biển trong tương lai gần; trở thành pháo đài vững chắc bảo vệ
chủ quyền biển đảo vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
- Xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên và đề xuất các giải pháp để
triển khai thực hiện giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030

5


III. Nhiệm vụ qui hoạch

1. Phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội đối với mục
tiêu phát triển của huyện trong tỉnh và vùng, bao gồm:
- Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này
cho quy hoạch phát triển của huyện.
- Đặc điểm khí hậu và tài nguyên khí hậu và dự báo khả năng khai thác
chúng.
- Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cư gắn với
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các giá trị văn hoá phục vụ phát triển.
- Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu
phát triển cao hơn.
- Phân tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện.
2. Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tế đến
phát triển kinh tế, xã hội của huyện; tác động của quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng đến phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
3. Đánh giá về các lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội cùng các thách thức
đối với phát triển huyện trong thời kỳ quy hoạch.
4. Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế,
xã hội phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và
vùng lãnh thổ, bao gồm:
- Xác định vị trí, vai trò của huyện đối với nền kinh tế của tỉnh và vùng,
từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển của huyện. Tác động của quy
hoạch tỉnh, quy hoạch ngành đối với huyện trong thời kỳ quy hoạch. Luận
chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể).
- Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng kinh tế (tính theo giá trị sản xuất),
giá trị xuất khẩu, một số sản phẩm, lĩnh vực chủ yếu và tỷ trọng đóng góp của
huyện đối với tỉnh, đóng góp vào ngân sách, năng suất lao động và khả năng
cạnh tranh có so sánh với bình quân chung của tỉnh.
- Đối với mục tiêu xã hội: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói
nghèo, mức độ phổ cập về học vấn, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo,
mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội.

6


- Đối với mục tiêu môi trường: giảm mức độ ô nhiễm môi trường và mức
đảm bảo các yêu cầu về môi trường trong sạch theo tiêu chuẩn môi trường TCVN. Đưa ra các chính sách, biện pháp đối với một đô thị xanh, sạch phù hợp
và trở thành huyện đảo sinh thái.
- Nhiệm vụ và giải pháp đạt mục tiêu. Luận chứng phát triển cơ cấu kinh
tế, định hướng phát triển và phân bố các ngành và lĩnh vực then chốt và các sản
phẩm quan trọng và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các chương trình, dự
án đầu tư trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch).
- Luận chứng phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp phát triển và đào
tạo nguồn nhân lực;
- Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ
huyện (lựa chọn phương án tổng thể khai thác lãnh thổ);
- Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thi, điểm dân cư tập trung, khu vực phát
triển du lịch; Phát triển hệ thống làng nghề cá; khu thương mại, hệ thống chợ
gắn với các điểm dân cư.
- Tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; phát triển các vùng cây trồng, vật
nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản hàng hoá.
- Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kém phát
triển và những lãnh thổ có vai trò động lực; phát triển các vùng khó khăn gắn
với ổn định dân cư, xoá đói giảm nghèo.
- Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức
sống dân cư giữa đô thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư;
- Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu
dài của các hoạt động kinh tế, xã hội của huyện và gắn với huyện khác trong
tỉnh:
a) Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông của huyện trong
tổng thể mạng lưới giao thông của cả tỉnh.
b) Phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông.

c) Phương án phát triển mạng lưới chuyển tải điện gắn với mạng lưới
chuyển tải điện của cả tỉnh.
d) Phương án phát triển các công trình thuỷ lợi, dự trữ nước ngọt và cấp
nước.
7


đ) Lựa chọn phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc
lợi công cộng. Phát triển mạng lưới giáo dục đào tạo (cả đào tạo nghề), hệ thống
y tế- chăm sóc sức khỏe và các cơ sở văn hoá - xã hội.
- Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự báo các phương án sử dụng đất
căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực)
- Luận chứng danh mục dự án đầu tư ưu tiên.
- Luận chứng bảo vệ môi trường; xác định những lãnh thổ đang bị ô
nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trường và đề xuất giải pháp
thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này.
- Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu
quy hoạch; đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân
đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng các bước thực hiện quy
hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư.
b) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
c) Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường.
d) Giải pháp về cơ chế, chính sách.
đ) Giải pháp về tổ chức thực hiện.
IV. Các căn cứ lập quy hoạch
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc
lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị
định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

- Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số 491/2009QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
Phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính
Phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020.
8


- Chị thị số 2178/CT-TTg ngày 2/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường công tác quy hoạch.
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ KH&ĐT về việc
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 sửa đổi;
- Quyết định số 01/2012/QĐ-BKH ngày 12/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy
hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu;
- Thông báo số 108-TB/TW ngày 1/10/2012 của Ban Chấp hành Trung
ương về Đề án “Phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm vững chắc
quốc phòng, an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính-kinh tế đặc
biệt Vân Đồn, Móng Cái Quảng Ninh”
- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lý
và thực hiện quy hoạch.
- Nghị quyết số 13 của Tỉnh về kế hoạch phát triển KT-XH 2011-2015 và
2016-2020.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050 và ngoài năm 2050.
V. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: thu thập, nghiên cứu các số liệu, công trình, tài
liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra thực địa, kết hợp phỏng vấn trực tiếp.
- Phương pháp chuyên gia: hội thảo lấy ý kiến của chuyên gia các ngành,
các địa phương về định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
- Phương pháp phân tích dự báo: được sử dụng để phân tích, đánh giá các
thông tin về thị trường làm căn cứ để quy hoạch.

9


- Phương pháp làm việc nhóm và cùng tham gia giữa đơn vị tư vấn lập
quy hoạch, UBND huyện, các đơn vị trực thuộc UBND huyện và các đơn vị liên
quan khác.
.

NỘI DUNG QUI HOẠCH

PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CÔ TÔ
1.1. Nguồn lực và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Cô Tô là huyện đảo nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, với tọa độ địa lý: Từ
20055’ đến 21015’7” vĩ độ Bắc. Từ 107035’ đến 108020’ kinh độ Đông. Huyện Cô
Tô cách đất liền 100km về phía đông bắc Vịnh Bắc Bộ, có tổng chiều dài biên giới
biển tiếp giáp với Trung Quốc gần 200km từ khơi đảo Trần đến ngoài phía đông

đảo Bạch Long Vĩ của Hải Phòng.
Phía Bắc giáp đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), đảo Vĩnh Thực (thị xã Móng
Cái).
Phía Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng.
10


Phía Tây giáp huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
Huyện Cô Tô là một quần đảo, trong đó có 3 đảo lớn: đảo Cô Tô, đảo
Thanh Lân và đảo Trần. Diện tích tự nhiên toàn huyện thường xuyên thay
đổi, do có sự tích tụ và bồi đắp của đất đai. Theo Quyết định mới nhất của
Thủ tướng Chính phủ số 272/QĐ-TTg ngày 27/02/2007, diện tích tự nhiên
của huyện là 47,43 km2 (4.743,37 ha) chiếm 0,8% diện tích đất đai tự nhiên
của tỉnh Quảng Ninh. Cô Tô có 3 đơn vị hành chính gồm 2 xã và thị trấn.
Đảo Cô Tô cách đất liền khoảng 60 hải lý, gần ngư trường khai thác hải
sản lớn của cả nước; Đảo Trần nằm ở vị trí Đông Bắc của huyện, cách khu
kinh tế mở Móng Cái khoảng 35 km, nằm trong khu vực cửa khẩu, cách
đường hàng hải quốc tế Hải Phòng - Bắc Hải 30 km.
Với vị trí địa lý nêu trên, Cô Tô là một huyện đảo nằm ở vị trí có nhiều
tiềm năng phát triển kinh tế trên biển, du lịch, giao lưu kinh tế với nhân dân
Trung Hoa. Quần đảo Cô Tô có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an
ninh quốc phòng để làm cơ sở vạch đường cơ bản khi hoạch định đường biên
giới trên biển của nước ta. Có vị trí thuận lợi để phát triển dịch vụ cứu hộ
cứu nạn trên biển.
Huyện Cô Tô còn có ví trí quan trọng tạo thành điểm kết nối và tuyến du lịch,
giải trí Hạ Long - Cửa Ông - Vân Đồn – Cô Tô.
1.1.2. Đặc điểm khí hậu và tài nguyên khí hậu
a. Khí hậu, thời tiết
Quần đảo Cô Tô có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh
mang tính chất khí hậu hải dương. Do chịu ảnh hưởng và tác động của biển đã

tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển.
- Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm 22,70C, dao động từ 170 - 280C, nhiệt độ trung
bình cao nhất từ 270 - 300C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,20C. Về mùa đông,
nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 13,50 - 15,80C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 4,40C.
- Lượng mưa
Cô Tô là huyện nằm phía Đông tỉnh Quảng Ninh, nơi có mưa lớn. Lượng
mưa tương đối cao so với toàn tỉnh, trung bình năm là 1.707,8 mm, năm cao
11


nhất 2.561,8 mm, thấp nhất khoảng 908 mm. Tuy vậy, lượng mưa phân bố
không đều trong năm và phân làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa nhiều kéo dài 5 tháng, thường từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng
mưa chiếm 78 - 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào khoảng
396 mm vào tháng 8 hàng năm.
- Mùa mưa ít: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20
- 22% tổng lượng mưa năm, tháng có mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng
2 từ 20 - 26 mm.
- Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, tương đương mức trung
bình của các huyện, thị xã trong tỉnh. Độ ẩm không khí thường thay đổi theo
mùa và các tháng trong năm, tháng 3 và 4 có độ ẩm cao nhất tới 90%, thấp nhất
vào tháng 10 và 11 là 77 - 78%.
- Chế độ gió - bão
Trên địa bàn huyện Cô Tô thường thịnh hành 2 loại gió chính là gió mùa
đông bắc và gió mùa đông nam.
Gió mùa đông nam: xuất hiện vào mùa mưa, thổi từ biển vào mang theo
hơi nước và gây ra mưa lớn. Hàng năm Cô Tô thường chịu ảnh hưởng trực tiếp
của 5 đến 7 cơn bão với sức gió từ cấp 8 đến cấp 11, giật trên cấp 11. Vào tháng

5 đến tháng 10 hay gặp dông tố, đặc biệt tháng 6 đến tháng 8 cơn dông thường
xuất hiện từ 15 đến 20 ngày, khi có dông thường hay gây ra mưa to, gió mạnh
tạo ra vùng gió xoáy làm ảnh hưởng xấu đến các phương tiện hoạt động trên
biển.
Gió mùa đông bắc: Xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau, tốc độ gió trung bình từ 4-6 m/s. Đặc biệt gió mùa đông bắc tràn về thường
lạnh và mang theo giá rét, thời tiết khô hanh, thường ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp, gia súc, gia cầm...
Bão: Quần đảo Cô Tô là một trong những nơi chịu ảnh hưởng của bão
nhiều nhất nước ta, bão thường xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 11,
nhiều nhất là tháng 6 và tháng 8, ảnh hưởng của bão đối với vùng này là rất lớn,
vì bão thường gây ra gió mạnh từ 40 - 50 m/s và mưa lớn từ 300 - 400
mm/ngày.
12


- Sương có hai loại sương mù và sương muối. Sương muối ít xảy ra, nếu
có thì sương muối thường xuất hiện vào cuối tháng 12 và tháng 1 năm sau.
Sương mù hàng năm có khoảng từ 15 - 30 ngày.
Như vậy thời tiết khí hậu đáng lưu ý nhất trên huyện đảo là mưa và bão
lũ. Mưa tập trung theo mùa đã gây ra thừa nước về mùa mưa nhiều và thiếu
nước khá gay gắt vào mùa mưa ít. Bão lũ có thể gây ra những thiên tai, thảm
họa ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi bố trí các
ngành sản xuất và xây dựng cần tính tới thời kỳ mưa và gió bão trên đảo.
b. Thuỷ văn và hải văn
Nhìn chung chế độ thuỷ văn ở huyện Cô Tô phân bố không đều theo hai
mùa, hệ thống sông suối trên đảo ít và ngắn, dốc, hay bị khô hạn về mùa đông.
Huyện đảo Cô Tô là khu vực có chế độ hải văn điển hình cho vùng vịnh
Bắc Bộ, phụ thuộc vào gió mùa. Vào thời điểm có gió mùa Đông Bắc, sóng biển
thống trị có hướng Đông Bắc - Tây Nam, biên độ lớn và tương đối ổn định.

Mùa hè sóng hướng Nam có biên độ nhỏ hơn sóng hướng Đông Bắc. Mùa mưa
bão sóng đạt tới 6m. Thủy triều dao động lớn từ 3,95-4,95m.
Tóm lại: Huyện đảo Cô Tô nằm trong vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ có vị
trí chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng trên biển. Đặc biệt
Huyện có vị trí tiền tiêu trên biển của vùng Đông bắc Tổ quốc, gần các trung
tâm kinh tế lớn của vùng như Hạ Long, Hải Phòng và các trung tâm du lịch như
Vân Đồn, Móng Cái, đây là các yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế tổng hợp
của huyện.
Tuy vậy, huyện Cô Tô cũng chịu nhiều thách thức lớn trước sóng gió, bão
tố của thiên nhiên, nằm cách xa đất liền và phải thường xuyên đối mặt với
những vi phạm chủ quyền lãnh thổ trên biển và vùng biển của nước ta.
1.1.3. Tài nguyên đất
Đất đai huyện Cô Tô được chia thành 3 nhóm chính gồm đất cát, đất giây, đất
đỏ vàng.
Nhóm đất cát
Nhóm đất cát được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ
yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển. Nhóm đất
13


này phân bổ ở thị trấn Cô Tô, xã Thanh Lân và xã Đồng Tiến, gồm có 3 đơn vị
đất là:
Bãi cát ven sông, ven biển: đơn vị đất này gồm có 1 đơn vị phân loại đất
phụ là: Bãi cát ngập triều, loại đất này thường ở địa hình thấp ngoài đê biển và
thường xuyên ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều.
Đất cồn cát trắng vàng: loại đất này chủ yếu thành phần cơ giới là cát, ở
địa hình cao tạo thành những cồn cát dài, và được phân bổ ở các xã, thị trấn
trong huyện. Loại đất này có một đơn vị phân loại đất phụ là: Đất cồn cát trắng
vàng điển hình, đất này có đặc điểm là: có phản ứng chua (pH KCL: 4,50 ở tầng
đất mặt). Hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đều rất nghèo. Dung tích hấp thụ

(CEC) thấp: 4,40mg/100g đất ở tầng mặt và tăng dần theo chiều sâu. Thành phần
cơ giới chủ yếu là cát thô, cát vật lý > 95%.
Đất cát biển: loại đất này phân bố ở xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô. Đơn vị
đất này được chia làm 2 đơn vị đất phụ là:
- Đất cát biển điển hình: phân bố ở xã Đồng Tiến, thường ở địa hình cao hoặc
vàn cao, hình thành chủ yếu do sự hoạt động của sông và biển. Thành phần cơ giới
từ cát pha đến cát mịn. Đất có phản ứng chua, hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đều
nghèo. Dung tích hấp thu thấp.
- Đất cát biển giây sâu: phân bố ở xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô, đất có quá
trình hình thành cũng giống đất cát biển điển hình, song ở điều kiện địa hình thấp
hơn nên thường xuất hiện tầng giây ở độ sâu dưới 50cm. Phản ứng của đất chua
pHKCL: 4,49-5,22. Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng đất mặt nghèo, tương
ứng là: 1,01% và 0,48%. Lân tổng số và dễ tiêu ở tất cả các tầng đất. Kali tổng số và
dễ tiêu nghèo (<0,5mg/100g đất), canxi và manhê trao đổi thấp, lượng canxi trao đổi
chiếm ưu thế hơn so với manhê. Dung tích hấp thụ (CEC) rất thấp, thành phần cơ
giới cát mịn là chủ yếu.
Nhóm đất Giây
Đất Giây được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành
phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa. Chúng biểu hiện đặc tính
Giây mạnh ở độ sâu 0-50cm. Đất Giây phân bố ở các xã Thanh Lân và Đồng Tiến.
Đất Iây có một đơn vị đất là đất Giây chua.
Đất Giây chua có một phân loại đất phụ là đất Giây chua điển hình. Đất Giây
chua điển hình có phản ứng chua (pHKCL: 4,34-4,69). Hàm lượng hữu cơ ở tầng đất
14


mặt khá, càng xuống sâu hàm lượng chất hữu cơ giảm. Đạm tổng số ở tầng đất mặt
khá (0,160%), và càng xuống sâu đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số và dễ tiêu ở
lớp đất mặt nghèo 0,041% và 2,6 mg/100g đất. Kali tổng số trung bình; kali dễ tiêu
khá. Lượng cation kiềm trao đổi thấp, dung tích hấp thụ (CEC) đạt trên 101đl/100g

đất. Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình ở tầng mặt, xuống sâu các tầng
dưới có thành phần cơ giới cát pha.
Nhóm đất Đỏ vàng
Đất Đỏ vàng được hình thành trên các loại đá sa thạch. Hình thái phẫu diện đất
thường có màu vàng đỏ, hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏng thường
chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất. Đất Đỏ vàng được phân bố ở
các xã và thị trấn trong huyện.
Đất Đỏ vàng có 1 đơn vị đất là đất Vàng nhạt. Đơn vị đất này cũng chỉ có 1
đơn vị phân loại đất phụ là: Đất vàng nhạt đá lẫn nhiều ở sâu. Loại đất này có phản
ứng chua pHKCL: 5,23. Hàm lượng chất hữu cơ nghèo (1,1%) ở lớp đất mặt, càng
xuống sâu hơn hàm lượng hữu cơ càng giảm. Đạm tổng số trung bình ở tầng mặt.
Kali tổng số trung bình và dễ tiêu nghèo. Lượng canxi và manhê trao đổi thấp. Dung
tích hấp thu (CEC) đạt trên 101đl/100g đất ở tất cả các tầng đất. Thành phần cơ giới
ở lớp đất mặt từ thịt nhẹ đến thịt trung bình.
Diện tích đất tự nhiên của huyện Cô Tô được chia đều chủ yếu trên hai hòn đảo
lớn là Cô Tô (bao gồm thị trấn và xã Đồng Tiến) và đảo Thanh Lân (xã Thanh
Lân). Đất tại thị trấn và xã Đồng Tiến bằng phẳng và thuận lợi cho hoạt động
kinh tế và phát triển hạ tầng, đô thị hơn so với xã Thanh Lân.
Bảng 1.1: Tổng diện tích đất tự nhiên phân theo địa giới hành chính huyện
Cô Tô (ha)
2009

2010

2011

2012

2013


4750,75

4750,75

4750,75

4750,75

4750,75

601,49

601,49

601,49

601,49

601,49

X· §ång TiÕn

1566,08

1566,08

1566,08

1566,08


1566,08

X· Thanh L©n

2583,18

2583,18

2583,18

2583,18

2583,18

Tổng diện tích tự nhiên
ThÞ trÊn

Nguồn: UBND huyện Cô Tô

15


Hiện tại, đất nông nghiệp của huyện Cô Tô chiếm diện tích lớn nhất trong tổng
số diện tích đất tự nhiên (chiếm tới 49,5%). Trong đó, phần lớn diện tích đất
nông nghiệp là đất lâm nghiệp (chiếm tới 44% tổng diện tích tự nhiên). Diện
tích trồng lúa và hoa màu hàng năm khá nhỏ và có xu hướng giảm. Năm 2013
diện tích đất trồng lúa là 120,23 ha, đất trồng màu chỉ là 24ha, diện tích nuôi
trồng thủy sản không thay đổi trong vòng 5 năm với 110 ha.
Một thế mạnh của huyện Cô Tô đó là diện tích đất chưa sử dụng vẫn chiếm một
tỷ lệ khá lớn (năm 2013 còn 1232,94 ha và chiếm khoảng 30% tổng diện tích

đất tự nhiên). Trong đó, đất núi đá không có rừng cây khoảng 33ha; đất đồi núi
chưa sử dụng khoảng 513ha; còn lại khoảng hơn 600 ha đất bằng chưa sử dụng.
Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đồng bộ qui hoạch phát triển
huyện đảo Cô Tô theo hướng đô thị sinh thái biển trong giai đoạn tiếp theo.
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Cô Tô (ha)
2009

2010

2011

2012

2013

2358,50

2353,35

2353,35

2353,35

2353,35

Đất sản xuất nông nghiệp

255,69

250,54


250,54

250,54

250,54

Đất trồng cây hàng năm

155,65

151,97

151,97

151,97

151,97

123,68

120,23

120,23

120,23

120,23

Đất lâm nghiệp có rừng


2090,57

2090,57

2090,57

2090,57

2090,57

Đất nuôi trồng thuỷ sản

111

111

111

111

111

24

24

24

24


24

Đất phi nông nghiệp

1155,47

1164,91

1164,91

1164,91

1164,91

Đất chưa sử dụng

1236,78

1232,94

1232,94

1232,94

1232,94

Đất nông nghiệp

T.đó: Đất trồng lúa


Đất nông nghiệp khác

Nguồn: UBND huyện Cô Tô

1.1.4. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt
Khả năng sinh thủy của toàn huyện là khá lớn, vào khoảng 48 triệu m 3/năm2, tuy
vậy khả năng giữ nước lại rất kém. Bởi vì xung quanh huyện đảo là biển bao bọc,
địa bàn bị chia cắt thành các hòn đảo nhỏ, sông suối ít, độ dốc lớn nên lượng
2

Lượng mưa trung bình 1707,8 mm x diện tích tự nhiên 46 km2 x tỷ trọng đất nông lâm nghiệp 0,61

16


nước mặt bị thoát nhanh, địa bàn không có hồ lớn tự nhiên. Hệ thống sông suối
của Cô Tô nhỏ và chỉ hoạt động vào mùa mưa. Trên địa bàn huyện có 13 con
suối có chiều dài từ 1km trở lên, trong đó đảo Thanh Lân có 9, đảo Cô Tô có 3
và đảo Cô Tô con có 1 con suối. Riêng ở đảo Thanh Lân có 3 con suối có lưu
vực khá lớn như suối Ngọc Mai dài 0,7 km, lưu vực 0,88 km 2; suối Cáp Chán
dài 1,9 km, lưu vực 1,03 km2; suối Bắc Vân Xín dài 1,5 km, lưu vực 1,63 km2.
Trong những năm vừa qua, huyện đã đầu tư xây dựng đập tạo hồ giữ nước (hồ
Trường Xuân,) hiện đủ cung cấp nước cho nhu cầu của người dân địa phương
trên đảo và khách du lịch hiện tại, tránh tình trạng thiếu nước trong mùa khô
như trước đây. Tuy nhiên, lượng nước tại các hồ chứa phụ thuộc khá nhiều vào
lượng mưa hàng năm. Hơn nữa, nguồn nước dự trữ cũng cần tính tới đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch cao cấp (lượng nước đối với những du khách này
thường sử dụng nhiều hơn). Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước sạch cho toàn

huyện vẫn chưa hiện đại, đặc biệt đáp ứng yêu cầu của khách du lịch cao cấp.

Nguồn nước ngầm
Trữ lượng nước ngầm tính cho toàn quần đảo vào khoảng 10,65 triệu m3. Mực
nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5m và thấp nhất là 2m. Chất lượng nước
ngầm từ trung bình đến kém, độ pH cao. Có thể khai thác nước ngầm từ quy mô
nhỏ đến quy mô trung bình đối với các tầng chứa nước nguồn gốc biển và tầng
chứa nước khe nứt trong trầm tích, chất lượng nước nhìn chung tốt, có độ
khoáng nhỏ, nước ngọt có thể dùng cho sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu sử
dụng khác. Có thể sử dụng các giếng khoan hoặc đào giếng với độ sâu 8 - 20m
để cung cấp nước, có những khu vực mực nước ngầm chỉ ở độ sâu 4-5 m như ở
thôn Hải Tiến, xã Đồng Tiến. Một số nơi sát biển hay bị nhiễm mặn. Tuy vậy,
đến nay chưa có đánh giá về khả năng khai thác nước ngầm. Vì vậy trong các
năm tới cần khảo sát điều tra để làm rõ trữ lượng và khả năng khai thác. Mặt
khác, để giữ được nguồn nước ngầm cần tiếp tục bảo vệ diện tích rừng hiện có
và tăng cường trồng rừng mới.
1.1.5. Nguồn lợi biển và tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của huyện đảo Cô Tô được đánh giá theo diện tích và giá trị của
thảm thực vật. Năm 2013, huyện Cô Tô có 2.090,57 ha rừng, chiếm 44% tổng diện
17


tích tự nhiên huyện (giảm so với năm 2005 là 2.328,45 ha rừng, chiếm 49,2% diện
tích tự nhiên), trong đó rừng tự nhiên là 1080 ha, rừng trồng 1008 ha. So với năm
2005 thì diện tích tự nhiên hiện nay có xu hướng tăng lên và diện tích rừng trồng
giảm xuống.
Giá trị tài nguyên của thảm thực vật: hiện nay rừng trên đảo đa số là rừng
non phục hồi sau những giai đoạn bị chặt phá trước năm 1979. Rừng của huyện Cô
Tô còn có nhiều loại cây gỗ thuộc các họ trầm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long

não, lim, giao, bồ hòn, thông, keo... Ngoài cây thân gỗ còn có nhiều loại cây dược
liệu như hương nhu, sâm đất, thầu dầu tía trên các đảo.
Rừng Cô Tô thuộc loại rừng 3 tầng. Dưới tán rừng là tầng cây bụi với các
họ sim, mua, xoài muối, sơn rừng, ngũ gia bì, chân chim... Dưới tầng cây bụi là
tầng cỏ quyết với các họ ráy, cau, cỏ dương, thài lài, xạ can, rẻ quạt. Ngoài ra
trên đảo còn có cây bụi, trảng cỏ trên cồn cát với các loài họ phong bai, dừa cạn,
xương rồng, rau muống biển; Rừng trồng với các loài chính như thông, phi lao,
bạch đàn. Cây rừng có độ cao trung bình 10-12m, có nhiều loài cây xanh quanh
năm, nhưng cũng có loài cây “thanh ngạch” là loài rụng lá vào mùa đông
Động vật rừng từ xa xưa có khá nhiều nhưng hiện nay ở đảo Thanh Lân
còn có đàn khỉ vàng chừng, một số loài trăn, tắc kè...
Tài nguyên biển
Vùng biển Cô Tô có 127 loài thực vật phù du thuộc 31 chi, 3 ngành tảo.
Động vật phù du có 54 loài thuộc 2 giống của 4 nhóm vỏ giáp, chân chèo.
Động vật đáy ở độ sâu 5 đến 20m, đã phát hiện được 100 loài chủ yếu là giun
tơ, giáp xác, thân mềm, da gai.., các loài có giá trị kinh tế cao như bào ngư, trai
ngọc, ốc nón, tôm hùm, hải sâm.
Cô Tô rất phong phú và đẹp nổi tiếng với rừng san hô Bắc Vàn, phát triển
rộng lớn ở độ sâu 10 - 20 m có 70 loài, 28 giống, 12 họ, trong đó có nhiều loài
quý hiếm như san hô đỏ, san hô sừng. Rong biển có 74 loài, thuộc 51 giống, 30
họ, 18 bộ, 5 lớp, 4 ngành, trong đó có nhiều loại làm thực phẩm, phân bón với
diện tích phân bố khoảng 250 ha, sản lượng có thể khai thác vào khoảng 2.100
tấn/năm.
Nguồn lợi cá có 120 loài, có 13 loài có giá trị kinh tế cao, bao gồm cá nổi
và các đáy.

18


Cá nổi phân thành 2 nhóm là nhóm cá ít di chuyển và nhóm cá di cư xa.

Trong đó cá ít di chuyển có cá trích xương (Sardinella jusieu), cá lầm
(Dussumieri hasseltii), cá cơm (Engraulidate), cá nục (Decapterus)... chúng tạo
thành những đàn cá địa phương. Cá di cư xa như cá ngừ, cá bạc má, cá nhám...
Từng loài cá di chuyển theo các mùa khác nhau. Cá trích xương có thời gian
xuất hiện rộ vào vụ Nam. Cá lầm, cá nục có thời gian xuất hiện gần như quanh
năm và xuất hiện rộ vào cuối vụ Bắc đến đầu vụ Nam. Cá bạc má, cá dầu, cá chỉ
vàng, cá lẹp thời gian xuất hiện chính là vào vụ Nam. Cá ngừ có hiện tượng di
cư xa nhất, mùa đông chúng sống ở những khu vực phía Nam biển Đông, tháng
4 các đàn cá ngừ di chuyển vào vịnh Bắc Bộ và đi lên phía Bắc vịnh. Cá chuồn
và một số loài thuộc họ cá khế khi nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông, chúng rời
khỏi vịnh Bắc Bộ.
Cá đáy có nhiều loài như họ cá phèn (Mullidae), họ cá mối (Symodidae),
họ cá lượng (Nemipteridae), họ cá trác (Pricanthis), họ cá miễn sành (Spridae),
họ cá hồng (Lutjanidae), họ cá sạo (Pomadasyidae), v.v.
Ngoài ra còn có Cá mực gồm 6 loài, mực ống chủ yếu là mực Trung Hoa
tập trung nhiều ở đông nam đảo Thanh Lân, sản lượng khai thác có thể đạt 50
tấn/năm. Cô Tô có bãi tôm với diện tích khoảng 200 hải lý vuông, độ sâu 11-23m,
đáy tương đối bằng phẳng, chất đáy cát pha bùn. Tôm bị khai thác quá mức nên
nguồn lợi suy giảm nhanh, hiện tại tôm còn rất ít. Cô Tô có trai ngọc là một đặc
sản quý, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Cô Tô nên trong tự nhiên trai ngọc
phát triển tốt. Hiện nay trai ngọc tự nhiên vẫn tồn tại ở Cô Tô, nhưng trữ lượng
chưa được điều tra để xác định. Hải sâm và bào ngư cũng là hai loài đặc sản của
Cô Tô. Ở phía Đông quần đảo có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển của
cả 2 loại hải sản này. Tuy nhiên, trữ lượng tự nhiên chưa được điều tra xác định.
Ở vùng biển Cô Tô có 3 bãi cá điển hình là: bãi cá đáy Bạch Long Vĩ, bãi cá nổi
ven bờ Quảng Ninh và bãi cá nổi Bạch Long Vĩ.
Bãi cá đáy Bạch Long Vĩ có phạm vi từ 19030’N - 20030’N và 107000E 108030’E độ sâu trên dưới 50m chất đáy là bùn cát, cát bùn. Diện tích 2.115 hải
lý vuông (7.254,2km2), trữ lượng 39.128 tấn, khả năng khai thác 19.562 tấn, mật
độ 5,39 tấn/km2. Các loại cá tầng đáy chủ yếu: cá miễn sành, (Paragryrops edita),
cá mối thường (Saruidatum), cá lượng (Nemipterus), cá phèn khoai

(Upeneusbensasi), cá nục sồ (Desapterus maruadsi), cá trác (Priacanthus).

19


Bãi cá nổi ven bờ Quảng Ninh có phạm vi từ Nam Long Châu đến khu vực
Thương Hạ Mai và Thanh Lân - Cô Tô lên tới đảo Vĩnh Thực. Cá tập trung tương
đối dày trong vụ Nam, ở độ sâu từ 10-30m. Trong vụ Nam ở khu vực liền bờ
thường gặp các đàn cá nổi. Các loại cá nổi chủ yếu: cá mực sồ (Decapterus
hasselti), cá cơm (Engraolidea), cá trích xương (Sardinella jussieu).
Bãi cá nổi Bạch Long Vĩ nằm chủ yếu ở Đông và Đông Bắc đảo Bạch
Long Vĩ ở độ sâu 35-55m, đây là bãi cá nổi tốt nhất cho vụ Bắc ở vịnh Bắc Bộ.
Các loại cá nổi chủ yếu: cá nục sồ, cá trích, cá lầm. Mật độ cá phân bố dầy ở
phía Bắc bãi cá.
1.1.6. Tài nguyên du lịch
Huyện đảo Cô Tô hội tụ nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh
thái biển cao cấp như:
- Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, không khí
trong lành, cấu tạo kiến trúc địa chất, địa hình và địa mạo dải bờ biển
giàu hình ảnh và nên thơ, đặc biệt hấp dẫn với các bãi biển tự nhiên như
Hồng Vàn, Vàn Chải và hai bãi biển tại đảo Cô Tô con. Cô Tô cũng có
những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có
hệ sinh thái biển phong phú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm
như bò biển..., rất thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng, phù hợp với du
lịch biển hiện nay của nước ta.
- Nằm ở vị trí địa lý ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, thiên nhiên đã ban tặng Cô Tô
những nét độc đáo, bí ẩn của tự nhiên. Bờ biển của đảo có vị thế khác hẳn với
các đoạn bờ biển trên đất liền thuộc tuyến Hạ Long-Bạch Long Vĩ. Bãi biển
sạch, đẹp với dải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch thể thao lướt ván, lướt sóng và bơi lặn. Các bãi biển trên đảo

Cô Tô còn có đặc điểm độc đáo là sườn ngầm khá sâu rất tiện cho bơi lội, hợp
với nhu cầu du khách tắm biển và thích khám phá.
- Đào còn giữ được vẻ nguyên sơ, các bãi tắm và đất ven bãi biển chưa bị chia
nhỏ (đảo Coto con phù hợp cho phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp vì chưa có
dân sinh sống và trên đảo Cô Tô to còn nhiều vị trí phù hợp phát triển du lịch
sinh thái biển)
- Với hàng nghìn ngư dân đánh bắt trên biển cũng như các tàu bè đánh bắt xa
đất liền của các địa phương khác gần huyện nên Cô Tô có điều kiện thuận lợi
20


phát triển thành dịch vụ hậu cần, làng nghề cá trên địa bàn huyện (đã được phê
duyệt dịch vụ). Đây chính là một trong những điểm thu hút khách du lịch và tạo
thành tuyến thăm quan du lịch làng nghề cá, bắt ốc, câu mực đêm, chế biến
mực, cá khô..
- Đặc biệt, tương lai khu kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn hình thành Cô Tô
sẽ có điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch và tạo kết nối đối với Vân Đồn từ
đó tạo ra chuỗi du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách.
1.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển
Nguồn vốn đầu tư của huyện hiện tại chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn
ngân sách từ cấp trên do nguồn thu ngân sách trên địa bàn dù có xu hướng tăng
những vẫn rất nhỏ. Trên địa bàn huyện có rất ít doanh nghiệp hoạt động và qui
mô của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ nên trong vài năm tới nguồn thu
phục vụ đầu tư từ nguồn này vẫn chưa có sự đột biến.
Tuy nhiên, kể từ năm 2010, huyện Cô Tô đã được tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ ngân
sách khá lớn. Dù là huyện đảo nhưng các điều kiện căn bản cho phát triển như
trường học, mẫu giáo, trạm y tế, trung tâm thể thao văn hóa,.. đã được đầu tư
khá đây đủ và khang trang. Năm 2013, vốn đầu tư do cấp huyện quản lý giảm
mạnh do các hạng mục cơ bản phục vụ đời sống của người dân trên đảo đã được

hoàn thiện.
Hình 1.1: Vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện
quản lý (tỷ đồng)

21


Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cấp trên cấp thì lãnh đạo huyện cũng
đã chủ động xin các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh
cũng như ngoài tỉnh nhằm phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện phục vụ
người dân.
Bên cạnh nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tài trợ, trong vài năm gần đây,
nguồn vốn của người dân địa phương trên đảo là nguồn vốn đầu tư phát triển
quan trọng, đặc biệt từ khi có điện lưới năm 2013, người dân trên đảo bắt đầu
đầu tư xây dựng các nhà hàng, khách sạn, nhà ở và đầu tư cho sản xuất tăng
mạnh (theo ước tính của lãnh đạo huyện khoảng hàng trăm tỷ và bằng vốn đầu
tư của 20 năm trước đây cộng lại). Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng giúp
huyện mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch cũng
như người dân trên đảo.
1.3. Các điều kiện môi trường, xã hội và dân cư
Cộng đồng dân cư
Dân cư huyện Cô Tô chủ yếu là dân nhập cư từ nhiều địa phương khác nhau
trong cả nước ra xây dựng kinh tế mới như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình,
Thanh Hóa, Hà Tĩnh,… Dân cư chủ yếu tập trung tại tại trung tâm của huyện là
thị trấn Cô Tô.

Do mục đích sinh kế chính của người dân trên đảo khi ra xây dựng kinh tế mới
là khai thác và đánh bắt thủy, hải sản (trước năm 1979 Cô Tô là nơi có nhiều
loại hải sản quý hiếm và cũng là nơi từng đạt năng suất đánh bắt cao nhất miền
Bắc với 18 tấn/lao động/1 năm) nên hiện tại nghề này vẫn chiếm phần lớn lao

động làm việc.
Trong vài năm gần đây, dù ngành du lịch đã có sự bùng nổ tại Cô Tô về số
lượng khách du lịch thu hút nhưng tính chuyên nghiệp của người dân vẫn chưa
cao, hầu hết lao động chưa qua đào tạo và hoạt động theo hình thức hộ gia định
nhằm phục vụ khách bình dân, kinh doanh theo mùa vụ là chủ yếu. Đặc biệt,
kiến thức và nhận thức về du lịch cao cấp còn rất hạn chế. Văn hóa tiêu dùng,
sinh hoạt và vấn đề môi trường còn nhiều vấn đề bất cập cần điều chỉnh và nâng
cao nhận thức.
Dân số và nguồn nhân lực
22


Trong 5 năm vừa qua, dân số huyện Cô Tô không ngừng tăng hàng năm từ
4.992 người năm 2009 lên 5553 người tính tới năm 2013, tăng 561 người. Tốc
độ tăng dân số của huyện khá nhanh khi năm 2011 tăng tới 3,1%, năm 2012
tăng 3,5%, năm 2013 dù tốc độ tăng giảm hơn nhưng vẫn tăng 2,4%. Tính đến
15/9/2013, huyện Cô Tô có tổng số 1.662 hộ với 5.602 nhân khẩu (so với 1.623
hộ trên địa bàn huyện với 5.556 nhân khẩu tính đến 1/4/2013). Như vậy, chỉ
trong vòng khoảng gần nửa năm nhưng số hộ và dân số cũng đã có sự gia tăng
khá nhanh. Trong đó, tổng số người trong độ tuổi lao động là 3.530 người
(chiếm 63%). Do phần lớn dân cư tập trung trên đảo Cô Tô nên số lượng lao
động tập trung chủ yếu tại thị trấn Cô Tô và xã Đồng Tiến, xã Thanh Lân do có
địa hình ít bằng phẳng hơn nên lao động tập trung cũng ít hơn.
Hình 1.2: Dân số huyện Cô Tô 5 năm gần đây

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Cô Tô vẫn khá nhỏ, lệ lao động qua đào tạo toàn
huyện là 807 người (23,48% tổng số lao động); trong đó xã Thanh Lân đạt
23,84%, xã Đồng Tiến đạt 21,25%. Tuy nhiên, hiện phần lớn lao động được đào
tạo tập trung làm việc trong các cơ quan nhà nước, còn lại lao động trong khu
vực nông-lâm-ngư nghiệp và dịch vụ vẫn chủ yếu làm theo kinh nghiệm và chưa

qua đào tạo.

Bảng 1.3: Lao động phân theo trình độ chuyên môn tính đến 15/9/2013
tt

Chỉ tiêu

Tổng số

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

23


Hộ

Nhân
khẩu

Số người trong
độ tuổi lao
động

Học
nghề

Trung học
chuyên
nghiệp


Cao
đẳng

Đại
học

Tổng số:

1.662

5.602

3.530

469

197

131

152

1

Thị trấn
Cô Tô

757

2.597


1.503

86

115

93

93

2

Xã Đồng
Tiến

517

1.739

1.248

227

43

23

46


3

Xã Thanh
Lân

388

1.266

779

156

39

15

13

Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Cô Tô (2014)

Hiện tại, lao động của huyện tập trung chủ yếu trong khu vực nông nghiệp và
khu vực dịch vụ. Cụ thể, lao động nông nghiệp chiếm 20,99%; ngư nghiệp
chiếm 27,11%; dịch vụ du lịch và thương mại chiếm 24,81%; cơ quan nhà
nước chiếm 11,55%; lĩnh vực công nghiệp xây dựng nhỏ nhất khi chỉ chiếm
2,88% trong lực lượng lao động.
Bảng 1.4: Lao động phân theo ngành nghề huyện Cô Tô (tính đến 15/9/2013)
Dịch vụ,
DL,
thương

mại

Cơ quan
nhà nước

Nông
nghiệp

Ngư
nghiệp

Lâm
nghiệp

Công
nghiệp xây dựng

Tổng số

408

741

957

1

102

876


Thị trấn Cô


270

126

323

1

51

638


Tiến

Đồng

91

441

329

32

95



Lân

Thanh

47

174

305

19

143

Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Cô Tô (2014)

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên toàn huyện năm 2013 là 2.720 người,
chiếm 88,51%; trong đó xã Thanh Lân đạt 93,02%; xã Đồng Tiến đạt 91,1%.
Tuy nghiên, số lao động không thường xuyên có việc làm vẫn khá lớn với 631
người, chiếm khoảng 18% tổng số lao động. Do đặc thù hoạt động và làm việc
của lao động tại huyện Cô Tô theo mùa vụ khá rõ (du lịch, đánh bắt) nên tỷ lệ
24


lao động không có việc làm thường xuyên cao cũng là điều khó tránh khỏi với
thực trạng kinh tế của huyện như hiện nay.
Bảng 1.5: Tình trạng việc làm của lao động huyện Cô Tô (tính đến 1/4/2013)
Thường xuyên


Không thường
xuyên

Đang đi học

Không tham gia
hoạt động kinh tế

2.348

631

445

12

Thị trấn Cô Tô

1.026

219

204

4

Xã Đồng Tiến

817


251

154

6

Xã Thanh Lân

505

161

87

2

Tổng số

Nguồn: Phòng Lao động và TBXH huyện Cô Tô (2014)
Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của huyện Cô Tô hiện nay vẫn khá
thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn khá lớn. Phần lớn lao động trong
khu vực nông nghiệp và dịch vụ du lịch hoạt động theo kinh nghiệm và tự học
hỏi lẫn nhau là chính. Những kiến thức về hoạt động kinh doanh du lịch mới chỉ
đáp ứng được nhu cầu du lịch bình dân, chưa đáp ứng được nhu cầu du lịch
trung cấp và cao cấp. Vì vậy, kế hoạch đào tạo cho lao động và kiến thức-văn
hóa du lịch cao cấp đối với người dân nói chung cần phải thực hiện ngay từ bây
giờ nhằm đáp ứng mục phát triển kinh tế dựa vào du lịch trong giai đoạn tới.
Hệ thống xử lý rác thải và vấn đề môi trường
Trong vài năm gần đây, huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi

trường như đặt thùng rác tới tận khu dân cư của thị trấn và 2 xã, có đội thu gom
rác sinh hoạt, tuyên truyền giữ vệ sinh môi trường nên vấn đề môi trường cũng
có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, do nhận thức của người dân về vấn đề môi trường
và thói quen tiêu dùng cũ nên tình trạng vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường
vẫn diễn ra khá phổ biến. Việc thu gom rác trên các bãi biển tại các xã, thị trấn
trong những tháng cao điểm về khách du lịch còn nhiều hạn chế.
Ủy ban nhân dân huyện đã ra thông báo chấn chỉnh công tác sử dụng đất đai và
bảo vệ môi trường của các cơ sở chế biến sứa và tiến hành kiểm tra việc xây
25


×