Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.17 KB, 26 trang )

Lời mở đầu
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Thế giới với nhiều cam go và thử
thách, một nền kinh tế năng động và mang nhiều tính cạnh tranh, để bắt kịp nhịp
độ phát triển chung ấy, Việt Nam đang cố gắng nỗ lực xây dụng mọi thứ về
nhân lực và vật lực để có một nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế. Một
trong những vấn đề mà Việt Nam cần phải chú trọng quan tâm đó là nguồn tài
trợ.
Vốn có vai trò hết sức quan trọng, nó là yếu tố không thế thiếu đối với
từng doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho việc thực hiện các dự án đầu tư, các kế
hoạch sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp, tùy theo hình thức pháp lí, điều
kiện của doanh nghiệp và cơ chế quản lí tài chính của các quốc gia có thể tìm
kiếm những nguồn tài trợ nhất định. Tuy nhiên, mỗi nguồn tài trợ đều có những đặc
điểm, chi phí khác nhau. Vì vậy, để giảm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả
kinh doanh, ổn định tình hình tài chính đảm bảo năng lực thanh toán, mỗi doanh
nghiệp cần tính toán và lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp.
Để giúp các bạn hiểu hơn về quản trị nguồn tại trợ tại doanh nghiệp,
nhóm 4 đã tập trung nghiên cứu đề tài : “Quản trị nguồn tài trợ tại Công ty cổ
phần FPT : Thực trạng và giải pháp”


PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ
1.1. Các nguồn tài trợ của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình
thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để biến những ý
tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, đòi hỏi phải có một lượng vốn nhằm
hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt được
mục tiêu đề ra. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn vốn. Dưới đây sẽ
xem xét tổng quan nguồn vốn của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Để tổ chức và lựa chọn hình thức huy động vốn một cách thích hợp và có hiệu quả
(hay nói cách khác là tìm nguồn tài trợ) cần có sự phân loại nguồn vốn. Dựa vào tiêu


thức nhất định có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành nhiều loại khác nhau.
Thông thường trong công tác quản lý thường sử dụng một số phương pháp chủ yếu
sau:
 Căn cứ vào quyền sở hữu
Theo cách này, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu, các khoản nợ
và các nguồn vốn khác

Tài sản

Nợ
Vốn chủ sở hữu

- Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao
gồm vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tại
một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau:

Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
Xét theo quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu
bao gồm:
- Vốn đầu tư ban đầu: Là số vốn do chủ doanh nghiệp đầu tư khi thành lập doanh
nghiệp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp (gọi là vốn điều lệ).
- Vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp:
Trong quá trình kinh doanh, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể tăng lên
hoặc giảm đi do chủ doanh nghiệp đề nghị tăng hoặc giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp
tự bổ sung vốn từ lợi nhuận chưa phân phối hoặc sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
Đối với công ty cổ phần, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn tăng lên nhờ vào việc
phát hành cổ phiếu mới.


Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp, là một trong các

chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính và khả năng huy động vốn để đảm bảo an toàn
trong hoạt động thanh toán cuối cùng của doanh nghiệp
+ Các khoản nợ: Là các khoản vốn được hình thành từ vốn vay của các ngân hàng
thương mại, các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, vốn
vay từ người lao động trong doanh nghiệp, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động mua
bán chịu hành hóa và đi thuê tài sản dưới các hình thức thuê hoạt động và thuê tài
chính.
+ Các nguồn vốn khác
Ngoài các nguồn vốn nêu trên, vốn kinh doanh của doanh nghiệp còn có thể
được tài trợ bằng các nguồn vốn khác như: các khoản nợ tích lũy, nguồn vốn liên
doanh, liên kết…
 Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn
Theo thời gian huy động và sử dụng nguồn tài trợ vốn kinh doanh của doanh
nghiệp được chia thành 2 loại: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn

Nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn thường
xuyên

- Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà
doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Thường sử dụng để mua sắm,
hình thành TSCĐ và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên.
Nguồn vốn thường xuyên

= Vốn CSH + Nợ dài hạn
= Tổng tài sản - Nợ ngắn hạn


NVLĐ TX

= Tổng NVTX – GTCL của TSCĐ và các TSDH khác
= TSLĐ - Nợ ngắn hạn

-

Những yếu tố tác động tới nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp


+ Những yếu tố làm tăng nguồn VLĐ thường xuyên:






Tăng vốn chủ sở hữu





Giảm nguồn vốn chủ sở hữu

Tăng các khoản nợ vay trung và dài hạn
Nhượng bán hoặc thanh lý TSCĐ

Giảm đầu tư dài hạn vào chứng khoán
 …

+ Những yếu tố làm giảm nguồn VLĐ thường xuyên:
Hoàn trả các khoản nợ vay trung và dài hạn

Tăng đầu tư vào TSCĐ và đầu tư dài hạn khác
 …
 Căn cứ theo phạm vi hoạt động

Nguồn vốn

Nguồn vốn bên trong

Nguồn vốn bên
ngoài

• Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn được huy động từ chính hoạt động của bản
thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của
doanh nghiệp
Bao gồm:
+ Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư
+ Khoản khấu hao tài sản cố định
+ Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ
Khi sử dụng nguồn vốn bên trong có những điểm lợi và bất lợi chủ yếu sau:
- Điểm lợi:
+ Chủ động đáp ứng nhuu cầu vốn của doanh nghiệp, nắm bắt kịp thời các thời
cơ kinh doanh
+ Tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn
+ Giữ được quyền kiểm soát doanh nghiệp
+ Tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn
- Điểm bất lợi:
+ Hiệu quả sử dụng thường không cao



+ Sự giới hạn về mặt quy mô nguồn vốn
• Nguồn vốn bên ngoài Là nguồn vốn được huy động từ bên ngoài doanh nghiệp
để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh
• Bao gồm:
+ Vay người thân ( đối với doanh nghiệp tư nhân)
+ Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.
+ Gọi góp vốn liên doanh liên kết
+ Tín dụng thương mại của nhà cung cấp
+ Thuê tài sản
+ Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán
 Mô hình tài trợ vốn cho doanh nghiệp.
a. Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm
bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo
bằng nguồn vốn tạm thời.
Tiền

Nguồn vốn tạm thời

TSLĐ thường xuyên
Nguồn vốn
Thường xuyên
TSCĐ
Thời gian
Lợi ích của áp dụng mô hình này:
+ Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn
cao hơn
+ Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn.
Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:

+ Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào
nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt hơn.


Trong thực tế, có khi doanh thu biến động, khi gặp khó khăn về tiêu thụ, doanh
nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh, nhưng vẫn phải duy trì một lượng
vốn thường xuyên khá lớn.
b. Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần
của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một
phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Tiền

Nguồn vốn
Tạm thời

TSLĐ thường xuyên

Nguồn vốn
Thường xuyên

TSCĐ
Thời gian
Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao, tuy nhiên
doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên doanh nghiệp
phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.
c. Mô hình tài trợ thứ ba : Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên
được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường
xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Tiền
Nguồn vốn

Tạm thời


TSLĐ thường xuyên
TSLĐ thường xuyên

Nguồn vốn
Thường xuyên
TSCĐ
Thời gian

Về lợi thế, mô hình này chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp hơn vì sử dụng
nhiều nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn. Trong
thực tế, mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn, vì một phần tín dụng
ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các doanh nghiệp mới hình
thành lại càng cần thiết. Việc sử dụng mô hình này, doanh nghiệp cũng cấn sự năng
động trong việc tổ chức nguồn vốn, vì áp dụng mô hình này khả năng gặp rủi ro sẽ cao
hơn.
1.2 Các nguồn tài trợ ngắn hạn
1.2.1 Các khoản nợ tích lũy
Trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp thì nguồn tài trợ này không lớn lắm,
nhưng đôi khi nó cũng giúp doanh nghiệp giải quyết cho những nhu cầu vốn mang tính
chất tạm thời. Các khoản phải nộp phải trả trong doanh nghiệp bao gồm:
- Thuế phải nộp nhưng chưa nộp
- Các khoản phải trả cán bộ công nhân viên nhưng chưa đến kỳ trả
- Các khoản đặt cọc của khách hàng
- Phải trả cho các đơn vị nội bộ
1.2.2 Tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại phát sinh khi doanh nghiệp mua chịu nguyên liệu, hàng
hóa của nhà cung cấp.

Mức độ sử dụng tín dụng thương mại của một doanh nghiệp tùy thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó chi phí của khoản tín dụng là yếu tố quan trọng.
Trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhà quản trị tài chính có thể
tận dụng tín dụng thương mại bằng cách trì hoãn thanh toán các khoản tiền mua trả
chậm vượt quá thời hạn phải trả. Khi việc trì hoãn thanh toán được áp dụng và không
bị nhà cung cấp phạt thì chi phí của khoản tín dụng thương mại giảm xuống.
Ta có thể tính chi phí của tín dụng thương mại theo công thức sau:
Chi phí của = Tỷ lệ chiết khấu (%) x

360


TDTM

1 – tỷ lệ ck (%)

số ngày mua chịu – t/gian hưởng ck

1.2.3 Tín dụng ngân hàng
 Các hình thức vay
+ Vay từng lần:
Vay từng lần là hình thức vay trong đó việc vay và trả nợ được xác định theo
từng lần vay vốn.
Thủ tục vay: mỗi khi có nhu cầu vay doanh nghiệp cần làm đơn xin vay và gửi
đến ngân hàng các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện vay.
Cho vay từng lần thường được ngân hàng áp dụng đối với các khách hàng có
tiềm lực tài chính hạn chế, có quan hệ vay trả không thường xuyên, không có uy tín
với ngân hàng.
+ Vay theo hạn mức tín dụng:
Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay trong đó việc cho vay

và thu nợ được thực hiên phù hợp với quá trình luân chuyển vật tư hàng hóa của người
vay, với điều kiện mức dư nợ tại bất kỳ mọi thời điểm trong thời hạn đã ký kết không
được phép vượt quá hạn mức tín dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Tín dụng thấu chi:
Đây là một hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêu
vượt số dư tài khoản tiền gửi trong một giới hạn (hạn mức tín dụng) và thời gian nhất
định trên tài khoản vãng lai.
+ Chiết khấu chứng từ có giá:
Chiết khấu chứng từ có giá là hình thức tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cung
cấp cho khách hàng dưới hình thức mua lại bộ chứng từ chưa đến hạn thanh toán. Số
tiền mua lại quyền thụ hưởng này mà mức tài trợ chiết khấu, nó được tính bằng phần
còn lại giá trị của chứng từ sau khi trừ đi lãi suất chiết khấu cùng với phí dịch vụ theo
công thức:
Md = M x [ 1 – (Rd x T/360)] – C
Trong đó: Md: mức tài trợ chiết khấu chứng từ
T: thời hạn còn lại của chứng từ ( tính theo ngày)
Rd: lãi suất chiết khấu chứng từ
C: phí dịch vụ


M: mệnh giá chứng từ
Có 2 hình thức chiết khấu:
- Chiết khấu miễn truy đòi
- Chiết khấu truy đòi
+ Bao thanh toán
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng
thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được
bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua hàng, bán hàng.
Các phương thức bao thanh toán: khác với chiết khấu chứng từ có giá (chỉ thực
hiện đối với từng chứng từ riêng biệt), bao thanh toán có thể được thực hiện từng lần

hoặc bao thanh toán theo hạn mức.
 Chi phí của các khoản vay ngắn hạn:
- Chính sách lãi đơn: theo chính sách này, người vay nhận được toàn bộ khoản
tiền vay và trả vốn gốc và lãi vào thời điểm đáo hạn.
Re = ( Tiền lãi/ khoản vay ) x 100%
Trường hợp khoản vay có thời hạn ngắn hơn 1 năm thì lãi suất thực được tính
theo phương pháp lãi ghép
Re = [ 1 + (i/k) ]k - 1
Trong đó : i là lãi suất danh nghĩa tính theo năm
k = 360/N hoặc 12/N ( N là thời hạn của hợp đồng tín dụng tính theo
ngày hoặc tháng)
- Chính sách lãi chiết khấu: theo chính sách này, ngân hàng cho người vay
khoản tiền vay bằng khoản tiền vay danh nghĩa trừ phần tiền lãi tính theo lãi suất danh
nghĩa. Khi đáo hạn, người vay sẽ hoàn trả cho ngân hàng theo giá trị danh nghĩa của
khoản tiền vay.
Lãi suất thực trả cho khoản vay được tính như sau:
Re =

Tiền lãi

Khoản vay thực nhận
Với khoản vay có thời hạn dưới 1 năm thì lãi suất thực được xác định như sau:

Re = ( 1 +

Tổng số lãi phải trả trong thời hạn vay
Tổng số tiền vay thực nhận

)k - 1



- Chính sách lãi tính thêm: thực chất của chính sách này là cho vay trả góp, tiền
lãi được cộng vào vốn gốc và tổng số tiền ( gốc và lãi) phải trả được chia đều cho
mỗi kỳ trả góp.
- Chính sách ký quỹ để duy trì khả năng thanh toán: khi vay vốn ngân hàng
có thể yêu cầu người vay phải duy trì một khoản ký quỹ để đảm bảo khả năng thanh
toán. Khoản ký quỹ này có thể coi là một loại chi phí thay thế cho loại chi phí trực
tiếp khi vay mượn. Tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng và uy tín của người vay
mà khoản tiền ký quỹ khác nhau.
Re = Lãi suất danh nghĩa / ( 1 – tỷ lệ ký quỹ )
Nếu thời hạn vay ngắn hơn 1 năm thì lãi suất thực được tính như sau:
Re = (1 + tổng số lãi phải trả trong thời hạn vay ) k -1
Tổng số tiền vay thực nhận
1.2.4. Thuê vận hành
Thuê vận hành (còn gọi là thuê hoạt động hay thuê dịch vụ) là hình thức thuê
ngắn hạn, bên đi thuê có thể hủy hợp đồng và bên cho thuê có trách nhiệm bảo trì,
đóng bảo hiểm, thuế tài sản.

 Đặc điểm
- Thời hạn thuê ngắn so với toàn bộ đời sống hữu ích của tài sản
- Người cho thuê chịu trách nhiệm về tài sản
- Chi phí thuê chiếm tỉ trọng không cao trên giá trị tài sản cho thuê
 Vai trò
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạn hẹp về ngân quỹ có cơ sở vật chất


thiết bị để sử dụng, bởi lẽ thuê tài sản không bị hạn chế bởi tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc hạn mức tín dụng như trong quan hệ tín dụng ngân hàng.
- Giúp bên thuê tránh được rủi ro về tính lạc hậu và lỗi thời của tài sản do
không phải đầu tư một lượng vốn lớn để có tài sản phục vụ sản xuất, kinh doanh.

- Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền với mục
đích kinh doanh của bên đi thuê, vì vậy mục đích sử dụng vốn được đảm bảo, từ đó tạo
tiền đề để trả tiền thuê đúng hạn.
1.3. Các nguồn tài trợ dài hạn
1.3.1. Phát hành cổ phiếu thường
Cổ phiếu thường là phương tiện để hình thành vốn chủ sở hữu ban đầu của công
ty và cũng là một phương tiện để huy động thêm vốn chủ sở hữu trong quá trình kinh
doanh
 Các hình thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thường
• Ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành
• Ưu tiên mua cho các đối tượng có quan hệ mật thiết với công ty
• Chào bán rộng rãi trong công chúng
+ Ưu điểm:


Quy mô vốn huy động lớn, tính thanh khoản cao



Làm giảm hệ số nợ, tăng dộ vững chắc về tài chính cho công ty, tăng khả

năng huy động vốn và độ tín nhiệm
+ Nhược điểm:
• Làm tăng cổ đông mới
• Chi phí phát hành cao
• Lợi tức không được tính vào chi phí kinh doanh để giảm trừ thu nhập chịu
thuế

1.3.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi
Cố phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần và

cho phép cổ đông ưu đãi có một số quyền lợi ưu đãi hơn cổ đông thường.
+ Ưu điểm:
• Lợi tức có thể hoàn trả nếu công ty gặp khó khăn về tài chính


• Tránh việc phân chia phần kiểm soát công ty cho cổ đông mới
• Không có thời gian đáo hạn nên việc sử dụng vốn có tính linh động, mềm
dẻo hơn.
+ Nhược điểm:
• Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn trái phiếu
• Lợi tức không được tính vào chi phí kinh doanh để giảm thu nhập chịu thuế
1.3.3. Phát hành trái phiếu
Trái phiếu là chứng chỉ cam kết trả nợ của công ty, bản chất giống đi vay dài
hạn nhưng khác là mọi điều khoản đều do doanh nghiệp đưa ra.
+ Ưu điểm:
• Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định
• Chi phí phát hành thấp hơn cổ phiếu
• Chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia phần kiểm soát doanh nghiệp cho
trái chủ
• Lợi tức trái phiếu được tính vào chi phí kinh doanh từ đó làm giảm thu nhập
chịu thuế
+ Nhược điểm:
• Doanh nghiệp phải trả lợi tức và gốc cho trái chủ đúng hạn. Điều này làm
tăng nguy cơ phá sản nếu công ty gặp khó khăn về tài chính.
• Phát hành trái phiếu làm tăng hệ số nợ, giảm đi độ an toàn tài chính, giảm
khả năng huy động vốn của công ty.
1.3.4. Thuê tài chính
Thuê tài chính là hình thức tín dụng trung và dài hạn, mục đích người cho thuê
Người
là thu

lãi trên vốn đầu tư, mục đích người thuê là sử dụng vốn. Vốn ở Người
đây làthuê
hiện vật
Hợp đồng thuê tài sản

Cho

chứ thuê
không bằng tiền.

Sơ đồ phương thức thuê tàiQuyền
chính:sử dụng tài sản
Trả tiền thuê tài sản

Hợp
đồg
mua
tài
sản

Quy
ền
sở
hữu
tài
sản

Trả
tiền
mua

tài
sản

Giao

Nhà cung cấp

tài
sản

Bảo
trì

phụ
tùng
thay
thế

Trả
tiền
phụ
tùng

bảo
trì


1.3.5. Vay ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian
 Vay theo dự án đầu tư:
Tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn để thực hiện các dự án phát triển

sản xuất kinh doanh. Khi có nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp vay phải hoàn tất hồ sơ
vay vốn theo yêu cầu của tổ chức tín dụng. Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nếu đủ
điều kiện cho vay, tổ chức tín dụng thông báo cho doanh nghiệp và hai bến sẽ kí hợp
đồng tín dụng trung gian và dài hạn.
 Vay trả góp
Khi cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận tổng số
tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời
hạn cho vay đã thỏa thuận.
Theo công thức tính giá trị hiện tại của chuỗi tiền đều cuối kì:
n

PA = A.∑
t =1

A=

n

1

( 1+ i)

t

PV
1

∑ ( 1+ i)
t =1


t

Trong đó: A: số nợ gốc và lãi trong kì phải trả
PV: tổng số tiền vay
i: lãi suất tính cho mỗi kì hạn trả nợ
t: thứ tự các kì hạn trả nợ
n: số kì hạn trả nợ
 Vay hợp vốn
Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án. Áp dụng với
những dự án lớn cần vốn đầu tư nhiều.


Ưu điểm: huy động vốn nhanh và các thủ tục chứng từ ít.
Nhược điểm: phải thế chấp tài sản.
1.4 Lựa chọn mô hình nguồn tài trợ
Có 3 phương án tài trợ:

Sử dụng toàn bộ nguồn dài hạn để tài trợ cho tổng tài sản. Phương án này
rủi ro thấp nhưng chi phí sử dụng vốn cao

Sử dụng nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản thường xuyên và nguồn ngắn hạn
cho tài sản lưu động tạm thời. Phương án này rủi ro cao hơn nhưng chi phí sử dụng
vốn thấp hơn

Toàn bộ tài sản thường xuyên và một phần tài sản tạm thời được tài trợ bằng
nguồn dài hạn, phần tài sản tạm thời còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn.
Phương án này độ rủi ro và chi phí sử dụng vốn ở mức hợp lý.

PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN FPT

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần FPT
Tên pháp định: CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
Tên quốc tế: FPT Corporation
Tên viết tắt: FPT Corp
Vốn điều lệ: 1,930.981 tỷ đồng
Trụ sở chính: 89 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 7300 7300


Fax: (84-4) 3768 7410
Website
Công ty cổ phần FPT là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông
tin và viễn thông bao gồm việc tích hợp hệ thống, giải pháp phần mềm, dịch vụ nội
dung số, dịch vụ dữ liệu trực tuyến, dịch vụ Internet băng thông rộng, dịch vụ kênh
thuê riêng, điện thoại cố định, phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông,
sản xuất và lắp ráp máy tính, dịch vụ tin học, lĩnh vực giáo dục-đào tạo, đào tạo công
nghệ. Bên cạnh đó, FPT còn đầu tư vào các lĩnh vực giải trí truyền hình, dịch vụ tài
chính-ngân hàng, đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản, nghiên cứu và phát triển.
Được thành lập từ 13/09/1988 qua quá trình phát triển 22 năm, đến nay FPT đang
thành công trên tất cả những phương diện hoạt động của mình. FPT liên tục được bạn
đọc tạp chí PC World Việt Nam bình chọn là Tập đoàn tin học uy tín nhất Việt Nam.
Nhiều năm nhận giải thưởng “Đối tác doanh nghiệp xuất sắc nhất năm” của Cisco,
IBM, HP… và đạt được các giải thưởng: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương
hiệu FPT; Giải thưởng Sao Khuê; Các giải thưởng, cúp, huy chương tại các triển lãm,
cuộc thi như Vietnam Computer World Expo, IT Week, Vietgames. Sản phẩm và dịch
vụ của FPT luôn giành được những giải thưởng cao nhất của Hội Tin học Việt Nam,
Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam.
Với những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành tin học và viễn thông nói
riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung, FPT đã được Nhà nước trao tặng
Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2003.

2.2. Thực trạng quản trị nguồn tài trợ của Công Ty cổ phần FPT
Có thể hình dung cơ cấu nguồn vốn trong công ty FPT qua bảng sau:
Tổng nguồn
vốn
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở
hữu
Lợi ích cổ
đông thiểu số

10.395.415

6.124.834

5.356.052

3.409.220

4.679.752
1.911.660
3.088.332

3.160.423
4.929
2.433.247

3.027.492
66.546
1.979.409


1.713.289
6.919
1.565.842

715.672

526.235

282.606

123.170

Tuy nhiên, để hiểu rõ ràng hơn cơ cấu các nguồn tài trợ và thực trạng quản lý nó
tại FPT, chúng ta sẽ phân loại nguồn vốn của công ty theo căn cứ quyền sở hữu. Và
tập trung tìm hiểu chi tiết cơ cấu của từng loại vốn thành phần trong tổng nguồn vốn
của công ty.
Theo đó, nguồn vốn của công ty FPT bao gồm: vốn chủ sở hữu, các khoản nợ và
các nguồn vốn khác.
2.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu.
 Vốn điều lệ:


Tháng 03/2002, Công ty cổ phần hóa, tên Công ty được thay đổi thành Công ty
Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT. Số vốn điều lệ của công ty là 1,930.981 tỷ
đồng.
 Vốn bổ sung: sau khi cổ phần hóa, công ty đã tiến hành bổ sung nguồn vốn điều
lệ theo các năm. Thể hiện qua bảng sau:
Bảng: Quá trình tăng vốn điều lệ của công ty FPT
Thời gian

Số vốn tăng thêm (tỷ đồng)
Vốn điều lệ (tỷ đồng)
04/2002
2.00
04/2003
1.00
3.00
10/2003
12.00
15.00
05/2004
3.98
18.98
08/2005
9.88
36.21
06/2006
18.52
54.73
10/2006
6.08
60.81
11/2006
547.29
608.10
06/2007
304.05
912.15
08/2007
11.37

923.53
06/2008
18.08
941.61
11/2008
470.02
1411.62
07/2009
26.70
1438.32
2010
496.49
1934.81
2.2.2. Các khoản nợ.
 Nợ ngân hàng và các tổ chức trung gian
FPT có một phần nguồn vốn được hình thành từ hoạt động vay ngân hàng các tổ chức
trung gian. Cụ thể qua bảng sau:
Chỉ tiêu
Vay dài hạn
Các khoản phải trả dài hạn
Vay ngắn hạn
Các khoản phải trả ngắn hạn

2012
3,59%
0,11%
19,32%
27,43%

2013

1,02%
0,22%
23,33%
33,20%

2014
0,00%
0,08%
20,19%
31,41%

Nhìn chung hoạt động của tập đoàn chủ yếu được tài trợ bởi các khoản nợ ngắn
hạn (tính riêng các khoản vay và phải trả ngắn hạn đã chiếm trên 50% tổng nguồn vốn
của công ty) dẫn tới chi phí tài chính cao và làm tăng rủi ro tài chính. Đây là một bất
cập trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế suy thoái,
hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn, lãi vay sẽ là gánh
nặng đối với tập đoàn.
 Khoản nợ từ tín dụng thương mại:
Đây là hình thức tài trợ quan trọng trong nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn của
doanh nghiệp, nó được hình thành khi doanh nghiệp mua hàng hoá dịch vụ từ nhà
cung cấp song chưa phải trả tiền ngay. Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng các tài sản
mua được từ nhà cung cấp như một nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu
động ngắn hạn của doanh nghiệp.


Sau đây là tình hình tín dụng thương mại của công ty một số năm gần đây
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Phải trả người bán 266.958
626.707
1.060.379 1.057.508 1.238.653

(Đơn vị triệu đồng)
Ta có thể thấy rằng nguồn tín dụng thương mại là một nguồn tài trợ rất lớn cho
công ty. Nó tăng không ngừng qua các năm, nổi bật nhất là dấu mốc giữa năm 2010 và
2011 nguồn tín dụng này đã tăng gấp hơn 2 lần, còn các năm về sau thì lượng tăng
không đáng kể nhưng vẫn giữ ở những con số rất lớn. Điều này cho thấy rằng công ty
rất biết tận dụng các nguồn tài trợ ngắn hạn, chiếm dụng vốn của các công ty khác.
FPT là công ty kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực và đang phát triển rất mạnh mẽ,
công ty có được uy tín ngày càng lớn hơn với các đối tác vì vậy các nguồn tài trợ từ tín
dụng thương mại của công ty có xu hướng ngày càng tăng trong các năm tới.
 Cổ phiếu và trái phiếu.
Tháng 10-2009, Công ty cổ phần FPT phát hành 1.800 tỉ đồng trái phiếu với lãi
suất chỉ ở mức 7%/năm cho kỳ hạn ba năm. Mức lãi suất này rõ ràng không hấp dẫn
nhưng trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu FPT trong một thời gian nhất định
với mức giá được xác định trước.
Kết thúc quý I năm 2010, doanh thu Tập đoàn đạt 4.272 tỷ đồng tăng 8,7% so với
cùng kỳ và đạt 106% kế hoạch đề ra. Đặc biệt, lợi nhuận tập đoàn có sự tăng trưởng
đáng kể. Lợi nhuận trước thuế tập đoàn đạt 455 tỷ đồng, đạt 157% kế hoạch và tăng
16,2% so với cùng kỳ Ngày 27 tháng 03 năm 2010 Công ty công bố Nghị quyết Đại
hội đồng Cổ đông thường niên năm 2010. Đại hội đồng cổ đông FPT đã thông qua
phương án trả cổ tức gồm tiền mặt là 25% và 33,3% cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông
hiện hữu (3 cổ phiếu cũ được chia thêm 01 cổ phiếu mới). Ngoài ra, trong năm 2010,
cổ đông FPT sẽ được tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 15% và chia cổ phiếu
thưởng 25% (tỷ lệ 4:1 - 04 cổ phần hiện hữu sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu được
thêm 01 cổ phần mới).
Cổ đông
Cổ đông nhà nước
Cổ đông khác
Cổ đông nước ngoài
Tổng
(số liệu tháng 4 năm 2010)


Số lượng cổ phiếu (CP)
10.270.742
76.431.439
55.961279
142.649.197

Tỷ lệ sở hữu (%)
7,20
58,58
39,23
100


2.2. 3. Nợ tích lũy.
Nợ tích luỹ bao gồm các khoản phải trả công nhân nhưng chưa đến hạn trả, thuế phải
nộp ngân sách nhà nước, tiền đặt cọc của khách hàng.
dưới đây là số liệu của các nguồn này trong một số năm của công ty.
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
thuế và các khoản 82.471
242.917
189.056
353.375
phải nộp
Các khoản phải trả 67.208
72.645
37.337

165.343
công nhân viên
tiền đặt cọc của 71.237
160.212
336.640
271.717
khách hàng
( đơn vị triệu đồng)


Trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của công ty do nhiều nguyên
nhân khác nhau mà luôn nảy sinh những khoản nợ phải trả có tính chất chu kỳ. Các
khoản nợ này còn được gọi là nợ tích luỹ, chúng phát sinh thường xuyên trong hoạt
động kinh doanh, khi các khoản nợ này chưa đến hạn thanh toán thì doanh nghiệp có
thể sử dụng tạm thời vào hoạt động kinh doanh của mình.
Có thể thấy các khoản phải trả cho công nhân viên của công ty tăng đều theo các
năm như bảng số liệu đã nêu ra, do quá trình hoạt động kinh doanh của công ty ngày
càng mở rộng và số lượng công nhân viên mỗi năm đều tăng một lượng lớn để đáp
ứng yêu cầu nhân sự của công ty. Hiện nay Công ty trả lương công nhân viên vào thời
điểm cố định trong tháng, trong khoảng thời gian 30 ngày khi chưa đến hạn phải trả
công nhân viên thì đây là một nguồn tài trợ có giá trị đối với công ty trong ngắn hạn.
Thuế và các khoản phải nộp hàng năm của công ty cũng rất lớn và tăng nhất
mạnh qua các năm, có thể thấy rằng trong năm năm 2012 khoản này đã tăng gấp 3 lần
năm 2011, điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng
hiệu quả với quy mô ngày càng lớn.
Riêng năm 2013 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cấu, nên các nguồn
tài trợ này của công ty đều giảm mạnh, nhưng đến năm 2014 thì hoạt động kinh doanh
của công ty đã nhanh hồi phục, thể hiện ở việc tất cả các thành tố trong nợ tích luỹ của
công ty năm 2014 đều tăng cao hơn so với năm 2012 tức là trước thời kỳ khủng hoảng.
Theo số liệu năm 2014, khoản khách hàng ứng trước đầu năm là 1.969.358.500 và

cuối năm là 197.500.000.
Từ đây ta có thể thấy rằng nợ tích luỹ là một nguồn tài trợ trong ngắn hạn rất lớn
của công ty, nó là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty phát triển, vì
ngoài các khoản nợ có tính chất thương xuyên thì đây được coi là nguồn tài trợ mà
doanh nghiệp tận dụng trước mà không phải trả chi phí.
2.3. Đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị nguồn tài trợ của công ty cổ phần
FPT.
2.3.1. Tích cực.
Cơ cấu tài sản của công ty đang có những chuyển biến tích cực. Năm 2012 và
2013, các khoản nợ được thu hồi, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh so
với 2011 làm tăng vốn lưu động cho công ty.
Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên trong giai đoạn kinh tế toàn
cầu khủng hoảng là hợp lý, FPT sẽ có nhiều cơ hội đầu tư khi kinh tế hồi phục. Đầu tư
tài chính tăng mạnh trong năm 2012 và 2013 do FPT thực hiện mở rộng lĩnh vực kinh
doanh, đầu tư mạnh sang lĩnh vực tài chính thông qua việc góp vốn thành lập Công ty
Chứng khoán FPT và Ngân hàng Tiên Phong.
Khoản mục đầu tư dài hạn khác chủ yếu là đầu tư vào trái phiếu (495,17 tỷ VND)
và đầu tự và các công ty liên lết trong đó FPTS và FPT capital đầu đạt kết quả tốt
trong năm 2013. Điều này cho thấy FPT đã năng động hơn trong lĩnh vực đầu tư.
Đối với thuê tài chính: Hiện nay FPT là công ty đa quốc gia là 1 trong 3 công ty
CNTT lớn ở Việt Nam hiện nay là PSV, TMA, FPT là , FPT hiện đang hoạt động trên


bốn lĩnh vực: Công nghệ thông tin và viễn thông; Tài chính và ngân hàng; Bất động
sản; Giáo dục và đào tạo. Trong đó sự phát triển của lĩnh vực tài chính ngân hàng cho
thấy rõ FPT là 1 công ty cho thuê tài chính do vậy đây không phải là nguồn tại trợ vốn
chủ yếu cho FPT .Và theo số liệu từ báo cáo tài chính thì các chỉ tiêu như vay tài chính
,thuê tài chính …có xu hướng giảm
Đối với nợ tích luỹ: doanh nghiệp xác định chính xác được quy mô chiếm dùng
thường xuyên nên doanh nghiệp có thể giảm bớt được nhu cầu huy động các nguồn

vốn dài hạn từ bên ngoài, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
nguồn tài trợ này có hạn chế là thời gian sử dụng thường ngắn, quy mô nguồn vốn
chiếm dụng thường không lớn.
Đối với tín dụng thương mại: các khoản tiền từ nguồn tài trợ này là rất lớn giúp
cho Công ty có khả năng thanh toán tốt, nhất là những khoản thanh toán nhanh và
những khoản thanh toán tức thời.chính sách tín dụng thương mại của FPT tương đối
hợp lý và FPT được chiếm dụng vốn của các công ty khác.
Chỉ số nợ của công ty tương đối ổn định và tăng lên ở mức 0, 64 năm 2013. Cơ
cấu vốn khá phù hợp giúp cho FPT tận dụng được nhiều lợi thế của đòn bẩy tài chính.
2.2.2. Tiêu cực.
Hoạt động của tập đoàn chủ yếu được tài trợ bởi các khoản nợ ngắn hạn (tính
riêng các khoản vay và phải trả ngắn hạn đã chiếm trên 50% tổng nguồn vốn của công
ty) dẫn tới chi phí tài chính cao và làm tăng rủi ro tài chính. Đây cũng là vấn đề rất
đáng lo ngại, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế suy thoái, hoạt động kinh doanh của hầu
hết các doanh nghiệp gặp khó khăn, lãi vay sẽ là gánh nặng đối với tập đoàn.
Trong cấu trúc tổng tài sản năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền của
FPT chiếm tỉ trọng quá lớn (22,2%) cho thấy công ty chưa sử dụng khoản tiền này một
cách hiệu quả.
Các khoản phải thu cũng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của FPT năm 2013
(24,48%) và tăng nhanh (27,65%) so với năm 2012. Tuy nhiên vòng quay các khoản
phải thu giảm cho thấy chính sách bán chịu của công ty vẫn hợp lí.
Trong năm 2013, vay và nợ dài hạn tăng đột biến chủ yếu do việc phát hành trái
phiếu trị giá 1.800 tỷ với lãi suất 7%. Mục đích phát hành trái phiếu là bổ sung nguồn
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tài trợ cho việc đầu tư dự án phát triển hạ
thế của FPT do lãi suất thấp, ổn định và không phải hoàn trả vốn gốc. Tuy nhiên, số
vốn huy động được từ việc phát hành hiện vẫn nằm trong tiền mặt và các khoản đầu tư
ngắn hạn với lợi nhuận hạn chế.
Bên cạnh đó, việc sử dụng tín dụng thương mại cũng gây ra một số bất lợi lớn
cho công ty do. Chi phí sử dụng tín dụng thương mại thường cao hơn so với sử dụng
tín dụng thông thường của ngân hàng thương mại, mặt khác nó cũng làm tăng hệ số

nợ, tăng nguy cơ rủi ro về thanh toán đối với doanh nghiệp
Do đó giải pháp với công ty để tăng được hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài trợ
tín dụng thương mại là yêu cầu trong công tác quản lý phải thường xuyên theo dõi chi
tiết các khoản nợ nhà cung cấp để chuẩn bị nguồn tiền đáp ứng nhu cầu thanh toán.
Tránh để mất uy tín do không trả nợ đúng hạn.


PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN
TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY FPT.
3.1.Giải pháp tìm kiếm và thu hút nguồn tài trợ cho công ty.
Về nguyên tắc, có 3 cách giải quyết vấn đề tìm kiếm nguồn vốn cho công ty khác
nhau. Đó là tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, vay có kỳ hạn hoặc thuê tài
chính.


Tuy nhiên, hiện tại FPT đang là một công ty cho thuê tài chính. Do đó, để thu hút
thêm nguồn tài trợ cho các hoạt động công ty có thể sử dụng hai biện pháp còn lại.
• Thứ nhất, tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
Với đặc điểm là một công ty cổ phần FPT có thể tăng vốn bằng cách phát hành
cổ phiếu mới.
Hoặc có thể sử dụng một biện pháp đặc biệt mà các công ty Việt Nam thường
dùng để huy động vốn từ bên ngoài. Đó là lập ra một công ty liên doanh phù hợp với
luật đầu tư nước ngoài. Nhưng đó lại là một phương tiện đáp ứng mục đích khác mục
đích của tài trợ bằng việc "tham gia góp vốn" của các tổ chức tài trợ.
Tức là, kiểu tài trợ này chủ yếu do các công ty "vốn rủi ro" cấp, đó là những công
ty chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực này. Các tổ chức tài trợ khác, nhất là một số
Tổ chức Tài Chính Quốc tế (SFI, ADB....) và một số ngân hàng phát triển cũng có thể
cấp các khoản tài trợ dưới hình thức "tham gia góp vốn", nhưng thường đó là hoạt
động phụ, bên cạnh hoạt động chính vẫn là cho vay trung và dài hạn.
• Thứ hai, vay có kỳ hạn: đây là giải pháp cổ điển mà hầu hết các doanh nghiệp

đều nghĩ tới. Tuy vậy, dưới tên gọi "vay trung và dài hạn", có thể có rất nhiều các
phương thức khác nhau mà các doanh nghiệp thường bị thiếu thông tin.
Doanh nghiệp cần phải biết rằng tuỳ theo tổ chức tài trợ và nguồn tài trợ, những
điều kiện mà một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư phải thoả mãn, cũng như những
điều kiện kèm theo có thể thay đổi đổi rất nhiều. Do đó, tuỳ theo đặc điểm của nguồn
tài trợ và đặc điểm của dự án đầu tư, mà doanh nghiệp cần phải tìm hiểu để có thể gửi
hồ sơ xin vay đến tổ chức thích hợp nhất.
• Một số tổ chức tài trợ dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.
Các khoản vay có kỳ hạn thường do hệ thống ngân hàng cấp, cụ thể là do một số
ngân hàng như các ngân hàng "Đầu tư và Phát triển", là những ngân hàng chuyên môn
hoạt động trong lĩnh vực này cung cấp. Ngược lại, các ngân hàng Thương mại, như tên
của chúng đã cho thấy, dùng đa phần nguồn vốn của mình để cấp tín dụng ngắn hạn để
tài trợ cho các giao dịch thương mại.
Tuy nhiên, đôi khi các nguồn tài trợ có kỳ hạn có thể đến từ các Dự án Phát triển
Kinh tế do các đối tác nước ngoài tài trợ (các đối tác này có thể là các nước, hay nhóm
các nước như "Liên minh châu Âu", hoặc các tổ chức quốc tế như "Công ty Tài chính
Quốc tế" hay "Ngân hàng Phát triển Châu á",...), trong đó có một bộ phận được tổ
chức dưới hình thức một "nguồn tài trợ".
Trong những trường hợp này, các khoản vay thường được cấp thông qua kênh
của hệ thống ngân hàng địa phương. Có nghĩa là các ngân hàng đã ký hiệp định Tham
gia với Dự án - là bên cung cấp cho ngân hàng nguồn tài trợ, để sau đó, ngân hàng
cung cấp các khoản vay có kỳ hạn cho khách hàng.


Cũng cần ý thức một điều là do cách thức vận hành của các tổ chức tài trợ, chất
lượng của dự án đầu tư chưa thể coi là đủ để có thể vay có kỳ hạn như mong muốn, dù
rằng chất lượng này là điều kiện đảm bảo tốt nhất.

• Trên thực tế, trong thị trường vốn, có khá nhiều phương thức khác nhau để tiếp
cận các nguồn vốn đầu tư, tuy nhiên, điều khó khăn đối với đa số các công ty là họ

không hội đủ các điều kiện cần thiết để vay vốn, hay không nhận được sự tin tưởng từ
phía các nhà tài trợ. Vì thế, việc nâng cao năng lực kinh doanh, cũng như đẩy mạnh uy
tín của công ty trong con mắt các nhà tài trợ là rất cần thiết để công ty FPT có thể tiếp
cận các nguồn vốn một cách dễ dàng. Ngoài ra, để tối ưu hoá hoạt động huy động vốn,
công ty cần đề ra cho mình những nguyên tắc nhất định, thậm chí có thể "đánh bóng"
chính bản thân công ty, từ đó tạo ra sự tin cậy trong con mắt các nhà tài trợ vốn.
Bên cạnh đó, công ty cần thiết phải xây dựng một bộ máy kế toán tài chính hiệu
quả, điều này sẽ vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng độ tin cậy của công ty. Bộ
máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, lựa
chọn phương thức đẩy mạnh kinh doanh làm cơ sở để huy động vốn, đảm bảo nguồn
vốn phát triển hữu ích, từ đó nâng cao lợi nhuận của công ty. Đồng thời, nhà quản lý
của công ty cũng cần có những hiểu biết về kế toán để kiểm tra lại tính chính xác của
những thông tin cấp dưới báo cáo, giúp cho công tác quản lý, điều hành và ra quyết
định hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế hơn.
Ngoài việc chủ động huy động vốn và trình bày các năng lực kinh doanh, công ty
còn cần phải thể hiện cam kết tài chính của công ty đối với những hoạt động kinh
doanh cụ thể. Nhà tài trợ vốn sẽ luôn nhìn vào giá trị thực của công ty và các hệ số
chuẩn mực về tài chính. Công ty nên chuẩn bị các bản báo cáo tài chính về hiệu quả
kinh doanh, năng lực quản lý (chứng nhận tiêu chuẩn ISO, TQM...)… Đây sẽ là những
biểu hiện rõ ràng nhất khả năng tài chính của công ty trong con mắt các nhà tài trợ.
3.2.Giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ cho công ty.
Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh
nghiệp nào trong nên kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, việc chủ động xây dựng, huy
động, sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn ở doanh nghiệp.

3.2.1.Xác định chính xác mục đích sử dụng nguồn tài trợ
Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những
biến động chủ yếu trong nguồn tài trợ , mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về
nhu cầu nguồn tài trợ ở các kỳ trước. Từ đó , dựa trên nhu cầu về nguồn tài trợ đã xác

định, huy động kế hoạch huy động: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty,
số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ để lựa


chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí
hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi
ro có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, khi lập kế hoạch huy động nguồn tài trợ doanh nghiệp phải căn cứ
vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua
việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự
đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những
dự kiến về sự biến động của thị trường.
3.2.2.Chủ động khai thác và sử dụng nguồn tài trợ
a)Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, công ty
cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi
trường kinh doanh của từng thời kỳ.
- Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tin của công ty:
ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn…
- Chứng minh được mục đích sủ dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh
và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới.
b) Đối với công tác sử dụng vốn: Khi thực hiện công ty phải căn cứ vào kế hoạch
huy động và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với
tình hình thực tế tại công ty.
- Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, công ty cần có kế hoạch chủ động cung ứnc
kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng phải
ngừng sản xuất do thiếu vốn kinh doanh.
- Nếu thừa vốn, công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy
thế mạnh, khả năng sinh lời của vốn.
Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào

thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kiện cũng như xu hướng thay đổi
cung cầu trên thị trường.

3.2.3.Có những biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra
Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn phải nhận thức
được rằng mình phải sẵn sang đỗi phó với mọi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể
xảy ra bất kỳ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm
phát, giá cả thị trường tăng lên,… mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết được. Vì


vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các
biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù
đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục.

Kết luận


×