Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo kiến tập sư phạm mầm non Trung cấp bách nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.27 KB, 19 trang )

BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu tổng quát về địa phương, đơn vị nơi kiến tập.
................ là một xã thuần nông nằm về phía Đông Bắc của huyện Hoằng
Hoá cách Trung tâm huyện Hoằng Hoá 5km. Phía Bắc giáp xã Xuân Lộc huyện
Hậu Lộc, phía Nam giáp xã Hoằng Đạo và xã Hoằng Phúc, phía Đông giáp xã
Hoằng Hà, phía Tây giáp xã Hoằng Xuyên; xã có tổng diện tích tự nhiên 582,15
ha, dân số 5.400 nhân khẩu.
Từ bao đời nay, ................ vốn là quê hương có truyền thống hiếu học. Ra
đi từ nơi đây đã có biết bao thế hệ học sinh được tiếp nối truyền thống đó của ông
cha để lại.Tình hình kinh tế địa phương đang từng bước ổn định, và chính trị, xã
hội được đảm bảo. Trong những năm gần đây việc nhận thức của các cấp lãnh
đạo, nhân dân về bậc học mầm non ngày càng được nâng cao, nhất là phong trào
khuyến học, khuyến tài ở địa phương. Vì vậy phong trào giáo dục ở địa phương
nói chung và giáo dục mầm non nói riêng ngày càng phát triển.
Trường mầm non ................ được thành lập từ năm 1997, trên địa bàn thôn
Hạ Vũ 1, xã ................, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Với diện tích 4.063
m2, có 3 dãy nhà mái bằng liên kết với nhau, có 08 phòng học cho các độ tuổi,
khu văn phòng, có sân chơi ngoài trời, vườn trường và khu bếp ăn, có đầy đủ
trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.... phục vụ cho công tác quản lý, chăm sóc, giáo
dục, nuôi dưỡng trẻ. Toàn trường có 25 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó
có 3 cán bộ quản lý, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.
II. Lý do và các khái quát lớn của bài báo cáo.
Giáo dục mầm non là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất,
trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ của trẻ em. Và người giáo viên mầm non được xem là
người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho
xã hội tương lai. Tuy nhiên, trong những năm trước, giáo dục mầm non chưa
nhận được sự quan tâm đúng mức cả ở gia đình và xã hội. Các bậc cha mẹ
thường chỉ bắt đầu quan tâm tới việc học của con từ khi vào lớp 1 mà không biết
rằng trẻ được tiếp cận với giáo dục mầm non càng sớm, càng thúc đẩy quá trình


học tập và phát triển của các giai đoạn tiếp theo.
- Chính vì thế, Việt Nam đã và đang chú trọng đến việc đào tạo ra nguồn
nhân lực có trình độ chuyên môn cao và có phẩm chất nghề nghiệp để phục vụ
LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
1


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

trong ngành Giáo dục mầm non nhằm cải thiện chất lượng đào tạo con người
ngay từ những ngày đầu tiên.
- Để tạo điều kiện cho chúng em được tiếp xúc và trải nghiệm với thực tế,
Ban giám hiệu trường Trung cấp bách Nghệ đã tổ chức chuyến đi kiến tập này
nhằm giúp em có thêm nhiều kinh nghiệm khi được thực hành những gì đã được
học tại trường thông qua sách vở. Giúp cho sinh viên sư phạm đi sâu vào tìm hiểu
thực tế giáo dục, tiếp xúc với các cháu, phụ huynh. Qua đó tăng thêm lòng yêu
nghề, mến trẻ, thúc đẩy quá trình học tập, tự rèn luyện theo yêu cầu nghề nghiệp.
Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận, đối chiếu kiến thức về nội dung, phương
pháp chăm sóc nuôi dạy trẻ ở trường Mầm non theo chương trình chăm sóc giáo
dục đổi mới.
Và cuối cùng là để thực hiện mục đích yêu cầu của đợt kiến tập sư phạm,
bản thân phải luôn cố gắng hơn nữa để hoàn thiện trình độ chuyên môn, tác
phong, không ngừng phấn đấu, phát huy tài năng cống hiến hết mình cho sự
nghiệp giáo dục, đặc biệt là cấp học mầm non. Đây cũng là những lý do mà em
hoàn thành đợt kiến tập và làm bài thu hoạch này.

CHƯƠNG II: NỘI DUNG BÁO CÁO
LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
2



BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

1. Những nội dung, kết quả được nghe, đã tìm hiểu và quan sát.
a. Nội dung chính
* Tìm hiểu thực tiễn về nhà trường, địa phương nơi kiến tập.
- Nghe báo cáo của lãnh đạo trường về công tác tổ chức quản lý và các
hoạt động của trường.
- Tìm hiểu thực tiễn giáo dục tại địa phương.
* Dự giờ tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và công tác chủ
nhiệm.
- Dự giờ tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong chế độ sinh
hoạt hàng ngày và rút ra kinh nghiệm.
+ Nhóm tuổi mẫu giáo.
+ Nhóm tuổi nhà trẻ.
- Tìm hiểu công tác chủ nhiệm và tập xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.
+ Nhóm tuổi mẫu giáo.
+ Nhóm tuổi nhà trẻ.
- Làm bài tập tâm lý - giáo dục.
* Tổng kết kiến tập sư phạm.
- Viết báo cáo thu hoạch cá nhân
- Đánh giá xếp loại, hoàn thành hồ sở kiến tập, các công việc khác.
- Tổng kết ở trường mầm non và nhà trường.
b. Kết quả nghe được, tìm hiểu và quan sát
Về kiến tập tại trường Mầm non ................ em nhận được sự giúp đỡ rất
nhiệt tình từ Ban giám hiệu - giáo viên và công nhân viên của trường, qua nghe,
tìm hiểu và quan sát, em đã biết và học được nhiều điều bổ ích về những thuận
lợi, khó khăn của địa phương, nhà trường. Quan trọng hơn là em đã thấu hiểu
được công việc vất vả của các cô cũng như những khó khăn trong công tác nuôi
dạy trẻ. Các cô phải tự tay làm từng đồ dùng dạy học, phải bỏ nhiều công sức

nhưng các cô không nản lòng mà ngược lại còn gắn bó yêu nghề hơn, từ đó làm
cho em thấy yêu mến và quý trọng nghề giáo hơn.
Kiến tập sư phạm là hoạt động giúp chúng em được tiếp cận với nghề hơn.
Thông qua đó, các nội dung, chuyên môn, nghiệp vụ mà chúng em tiếp thu được
đem thử nghiệm vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục. Đây chính là thời điểm
chuyển giao giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiến thức học tập trong nhà trường và
công việc thực tế mà chúng em sẽ làm sắp tới. Do đặc thù của ngành học mầm
non hoàn toàn khác hẳn so với các ngành học khác về trường lớp, phương pháp
LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
3


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

dạy, tình cảm của cô và trò,…, nên người giáo viên mầm non được xem như là
người mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy, thời gian này tuy ngắn nhưng nó có tác dụng
rất lớn không chỉ trên phương diện chuyên môn nghiệp vụ mà còn giúp xây đắp,
phát triển tình cảm nghề nghiệp cho chúng em, giúp chúng em những cô giáo
mầm non còn non trẻ có động lực, niềm tin, gắn bó và yêu nghề hơn.
Qua đợt kiến tập này đã cho em thấy được những thực tế, nhiệm vụ cao cả
của mình tuy vất vả nhưng với niềm tin, lòng yêu nghề em tin chắc mình sẽ vượt
qua mọi thử thách. Bởi khi tiếp xúc với những khuôn mặt ngây thơ, trong sáng
của các cháu; được tham gia sinh hoạt, cùng vui chơi với các cháu, em thấy tâm
hồn mình như trẻ lại và hơn hết là em thấy được vai trò của mình trong việc giáo
dục nhân cách cho trẻ - vừa là cô, vừa là mẹ.
Chính vì thế em đã viết bài báo cáo này để ghi nhận lại những kết quả đã
đạt được để từ đó có ý thức được rằng phải thường xuyên trao dồi kiến thức, nổ
lực phấn đấu, từng bước hoàn thiện bản thân để cống hiến hết sức mình cho sự
nghiệp “Trồng người vẻ vang”.
2. Nhận xét về mặt mạnh, nổi bật, hạn chế của đơn vị, địa phương nơi

kiến tập.
a. Về mặt mạnh
Từ măm 2008 đến nay trường mầm non ................ đã đạt danh hiệu trường
mầm non tiên tiến cấp huyện.
- Hàng năm số giáo viên giỏi các cấp ngày càng tăng. Có nhiều giáo viên
đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện. Đặc biệt nhà trường đã có hai giáo viên
đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh.
- 100% cán bộ quản lý đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
- Hàng năm nhà trường đều tham gia các hội thi cấp cụm và cấp huyện do
Phòng giáo dục tổ chức, đã có nhiều học sinh đạt giải nhất tuyến cụm và đạt giải
3 cấp huyện. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, 100% số cán bộ
giáo viên trong trường đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn.
- Việc dạy học thuận tiện hơn, phòng học khang trang sạch sẽ, có đầy đủ đồ
dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ, sân trường đã có một số đồ chơi như đu quay, cầu
trượt, cây hoa, cây xanh bóng mát, có nguồn nước sạch, bếp ăn để thực hiện khâu
chăm sóc nuôi dưỡng, Các cháu đến trường đã đủ bàn ghế đúng quy cách để ngồi
học, số học sinh mẫu giáo đến lớp đạt 100%, số học sinh đến nay đã huy động được
4 nhóm với số cháu là 250 cháu. Đời sống của giáo viên đã dần dần được cải thiện.
* Cơ sở vật chất: Có 14 phòng, 8 nhóm lớp, 1 phòng chức năng, 2 phòng

LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
4


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

BGH, 1 phòng hành chính, 1 phòng hội đồng, 1 nhà bếp.
Đến nay cơ sở nhà trường thật khang trang và đầy đủ về trang thiết bị, chất
lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ ngày được nâng cao, tạo niềm tin sâu rộng trong xã
hội, địa phương và phụ huynh học sinh.

* Chăm sóc - nuôi dưỡng: Trường đảm bảo chất lượng về chăm sóc nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ cụ thể là: 100% trẻ ăn bán trú tại trường, có bếp ăn an toàn,
hợp vệ sinh, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường được chú trọng,
các hợp đồng thực phẩm được kiểm tra theo dõi chặt chẽ, thực hiện tốt công tác
kiểm tra thực phẩm qua 3 bước: tiếp phẩm, sơ chế, lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
Trong những năm qua trường luôn làm tốt công tác phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ. Đảm bảo an toàn không xảy ra ngộ độc thực phẩm cũng như dịch
bệnh trong nhà trường, được các đoàn y tế về kiểm tra công tác an toàn vệ sinh
thực phẩm, phòng chống các dịch bệnh đạt loại tốt. Qua đó trẻ được khám sức
khỏe, theo dõi cân đo chấm biểu đồ định kỳ.
* Bộ máy điều hành của trường
- Số cán bộ giáo viên: 25 người
+ Ban giám hiệu: 3 người (1 hiệu trưởng và 2 hiệu phó) Nhân viên: 22 người
+ Chi bộ sinh hoạt với 11 Đảng viên.
+ Đoàn TNCSHCM có 8 đồng chí.
+ Công đoàn cơ sở có 25 Công đoàn viên.
- Số lớp và học sinh hiện tại:
+ Số nhóm lớp: 8
+ Số cháu: 250
Trong đó:
 Mẫu giáo: 205 cháu = 06 lớp
2 lớp lớn: 71 học sinh
2 lớp nhỡ: 65 học sinh
2 lớp bé: 69 học sinh
 Nhà trẻ: 45 cháu = 2 lớp
* Hiệu quả đạt được trong các mặt công tác:
 Phát triển số lượng:
Nhà trường luôn duy trì sỉ số học sinh từ đầu năm đến cuối năm học do các
nguyên nhân sau:
- Giáo viên “Tận tâm, tận tụy, tận lực” tất cả vì học sinh thân yêu, chăm

sóc nuôi dạy trẻ tốt, luôn gần gũi gắn bó thương yêu trẻ, tạo cho trẻ sự tin tưởng
LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
5


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

an toàn về thể chất cũng như về tinh thần, giúp phụ huynh tin tưởng yên tâm khi
đưa cháu đến trường. 100% giáo viên lên lớp đều có đồ dùng dạy học, đồ dùng
đẹp phong phú, hấp dẫn, phù hợp với các nội dung giảng dạy. Ngoài ra, cô còn tổ
chức cho trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi, tổ chức triển lãm trưng bày các sản
phẩm do trẻ làm ra, để giới thiệu cùng phụ huynh nhằm tuyên truyền về kết quả
học tập của trẻ ở trường để phụ huynh hiểu rõ và có sự phối hợp trong công tác
giáo dục.
Ban giám hiệu trường luôn chú trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm
sóc nuôi dạy trẻ, luôn cải tiến chất lượng bữc ăn thay đổi thực đơn thường xuyên
phù hợp theo mùa và lượng thực phẩm sẵn có ở địa phương, giúp trẻ ăn ngon
miệng, hết suất, chế độ dinh dưỡng cao. Đến cuối năm học, tỉ lệ suy dinh dưỡng
giảm 98%, hàng năm tỉ lệ tăng cân 98.5%. Cuối năm không có cháu kênh B,
kênh C trong trường. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tham mưu địa
phương và nhất là phụ huynh hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây dựng bổ sung cơ sở
vật chất và trang thiết bị cho nhà trường ngày càng hoàn thiện tạo một môi
trường xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện, tạo sự hứng thú, say mê cho trẻ
khi đến lớp.
 Công tác chuyên môn:
Nhà trường thực hiện tốt qui chế chuyên môn, nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ. Cải tiến công tác chuyên môn, cô tự học nghiên cứu tài liệu, cập
nhật kịp thời những nội dung giảng dạy Mầm non trên Website của Bộ để nghiên
cứu đưa vào vận dụng hợp lý, dự giờ bạn đồng nghiệp để rút kinh nghiệm giảng
dạy tốt. Thực hiện đầy đủ các loại kế hoạch. Kết quả chất lượng học sinh đạt

cuối năm:
Về kết quả chăm sóc giáo dục trẻ:
+ Tỉ lệ chuyên cần:
Năm 2011-2012 : 98,8%
Năm 2012-2013 : 98,9%
Năm 2012-2014 : 99%
+ Tỉ lệ bé ngoan các cấp:
Năm 2011-2012 : 94,67%
Năm 2012-2013 : 95%
Năm 2013-2014 : 96,8%
+ Tỉ lệ suy dinh dưỡng:
Năm 2011-2012 : Đầu năm 3,45%
cuối năm 0,27%
Năm 2012-2013 : Đầu năm 3,45%
cuối năm 0,21%
LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
6


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

Năm 2013-2014: Đầu năm 3,97%
cuối năm 0,15%
 Phong trào giáo viên giỏi các cấp tăng theo từng năm
- Năm 2012 - 2013
+ GVG - CDG Cơ sở: 18. Huyện: 4
- Năm 2013 - 2014:
+ GVG - CDG Cơ sở: 19. Huyện: 5
- Năm 2014 - 2015:
+ GVG - CDG Cơ sở: 19. Huyện: 7

 Các phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo của cô và trẻ:
- Năm học 2012-2013:
+ Thi đạt 1 giải cấp Huyện.
- Năm học 2013-2014:
+ Thi đạt 1 giải nhất và 1 giải khuyến khích về làm đồ dùng dạy học bằng
phế liệu, phế phẩm cấp huyện.
+ Đạt 2 giải trong các hội thi: Văn thể mỹ do Công đoàn, Đoàn thanh niên
các cấp tổ chức.
b. Về mặt hạn chế:
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó Trường Mầm non ................ vẫn
đang gặp một số khó khăn như:
- Đa số giáo viên tại trường là giáo viên mới về.
- Đa số phụ huynh là dân lao động hoặc là buôn bán nhỏ.
Chính vì những thuận lợi và khó khăn đó Trường Mầm non ................
không ngừng phấn đấu, học tập để tạo cho trẻ một môi trường học tập tốt, dần
hình thành nên chủ nhân tương lai của đất nước.
3. Những thu hoạch của bản thân qua nghe, tìm hiểu, quan sát và làm;
những bài học kinh nghiệm rút ra đối với bản thân; những cái mới thu nhận
được để bổ sung, củng cố kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; những mặt còn
hạn chế của bản thân cần khắc phục.
a. Những thu hoạch của bản thân qua nghe, tìm hiểu, quan sát và làm.
Trong đợt kiến tập này, em được trường trung cấp Bách Nghệ giao nhiệm
vụ về kiến tập tại trường mầm non ................. Lần đầu tiên bước vào trường mầm
non ................, em được cô hiệu phó chuyên môn của trường triển khai quá trình
của đợt kiến tập, sau đó em được phân về lớp nhà trẻ (25 - 36 tháng) 1 tuần dưới
sự hướng dẫn của hai cô: Lê Thị Hòe và cô Lê Thị Huệ. Tuần thứ 2 sang lớp mẫu
giáo bé (3 - 4 tuổi) với 2 cô giáo phụ trách là: cô Lê Thị Bình và cô Lê Thị Lan.
Tuần thứ 3 em về dự lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) với hai cô giáo phụ trách là cô
LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
7



BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

Lê Thị Khuyên và cô Lê Thị Thủy. Qua thời gian kiến tập và được tiếp xúc với
các cô hướng dẫn, em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích và kinh nghiệm để tổ
chức một tiết học để sau này khi ra trường em có nhiều kinh nghiệm hơn.
Thông qua công tác quản lý đã giúp cho em biết thêm được nhiều đặc điểm
tâm lý của trẻ và cũng vì đó giúp em có thêm kinh nghiệm tự tin, mạnh dạn hơn
để tổ chức quản lý giảng dạy của mình sau này.
Thời gian biểu lớp nhà trẻ
Mùa đông
7h15 - 8h30
8h30 - 8h50
8h50 - 9h20
9h20 - 10h15
10h15 - 11h15
11h15 - 14h
14h - 14h45
14h45 - 15h45
15h45 - 16h30

Mùa hè
7h - 8h15
8h15 - 8h35
8h35 - 9h5
9h5 - 10h
10h - 11h
11h - 14h
14h - 14h45

14h45 - 15h45
15h45 - 16h30

Nội dung
Hoạt động đầu ngày
Hoạt động chung
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động góc
Vệ sinh - ăn trưa
Ngủ trưa
Chơi - tập
Vệ sinh - ăn chiều
Chơi tự chọn - trò chuyện trả trẻ

Thời gian biểu lớp mẫu giáo
Mùa đông
7h15 - 8h30

Mùa hè
7h - 8h15

8h30 - 9h15
9h15 - 10h
10h - 10h45
10h45 - 11h45
11h45 - 14h
14h - 15h
15h - 15h45
15h45 - 16h30


8h15 - 9h
9h - 9h45
9h45 - 10h30
10h30 - 11h30
11h30- 14h
14h - 15h
15h - 16h
16h - 17h

Nội dung
Đón trẻ - hoạt động tự chọn
- TD sáng - điểm danh
Hoạt động chung
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động góc
Vệ sinh - ăn trưa
Ngủ trưa
hoạt động chiều
Vệ sinh - ăn chiều
Chơi tự chọn - nêu gương
cuối ngày- trả trẻ

LỊCH KIẾN TẬP
Từ ngày 06/02 đến 28/02/2017
Ngày

Lớp

Nội dung


Đề Tài

GV Dạy

LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
8


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

Đu quay
Môn tiếng việt: nhận biết
tập nói con cua, ốc, cá, tôm
Hoạt động ngoài trời Quan sát tranh vẽ con cua,
con ốc
Hoạt động góc
Góc phân vai, góc hoạt
động với đồ vật, góc nghệ
thuật.
Tiếng chú gà trống gọi
Nhà trẻ Thể dục sáng
Hoạt động học
Môn tiếng việt: Thơ “Con

07/02/2017 Nhà trẻ

08/02/2017

Thể dục sáng
Hoạt động học


cá vàng”
Hoạt động ngoài trời Quan sát tranh vẽ con tôm
Hoạt động góc
Góc phân vai, góc hoạt
động với đồ vật, góc nghệ
thuật.
Thể dục sáng
09/02/2017

Nhà trẻ Hoạt động học

Tiếng chú gà trống gọi
Môn âm nhạc: Bài hát “Cá
vàng bơi”

Hoạt động ngoài trời Quan sát tranh vẽ con cá
Hoạt động góc
Góc phân vai, góc hoạt
động với đồ vật, góc nghệ
thuật.
10/02/2017

Nhà trẻ Thể dục sáng
Hoạt động học

Đu quay
Môn âm nhạc: Ôn Bài hát
“Cá vàng bơi”


Hoạt động ngoài trời Quan sát con các và chơi trò
chơi
Hoạt động góc

Góc phân vai, góc hoạt động
với đồ vật, góc nghệ thuật.

13/02/2017 Mẫu giáo Thể dục sáng
Hoạt động học
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động góc

Đập bóng
Môn phát triển thể chất. Bài
thể dục: đập bóng
Quan sát dụng cụ nghề y
Góc đóng vai, góc xây

LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
9


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

dựng, góc tạo hình, góc
thiên nhiên
Hoạt động chiều

Chơi theo ý thích


Thể dục sáng

Theo nhạc

Hoạt động học

Tạo hình: Tô màu dụng cụ
nghề y

Hoạt động ngoài trời Đọc thơ
14/02/2017

Mẫu giáo Hoạt động góc


Góc đóng vai, góc xây
dựng, góc tạo hình, góc
thiên nhiên

Hoạt động chiều

Ôn bài cũ
Chơi trò chơi tự do

Thể dục sáng

Theo nhạc

Hoạt động học


Khám phá khoa học: Trò
chuyện về công việc của
ngành y

Hoạt động ngoài trời Hát các bài hát trong chủ đề
Mẫu giáo Hoạt động góc
Góc phân vai, góc xây
15/02/2017

dựng, góc tạo hình, góc
âm nhạc
Hoạt động chiều

Ôn bài cũ
Chơi trò chơi: “Ngón tay
nhúc nhích”

Thể dục sáng

Đu quay, tiếng gà trống gọi

Hoạt động học

Môn âm nhạc: Bài hát “Rửa
mặt như mèo”

Hoạt động ngoài trời Quan sát trang phục nghề y
16/02/2017

Mẫu giáo

Hoạt động góc

Hoạt động chiều

Góc đóng vai, góc xây
dựng, góc tạo hình, góc toán
Làm quen bài mới
Chơi trò chơi “Tập làm bác
sĩ”; Xem ti vi

LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
10


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

Thể dục sáng

Đu quay, tiếng gà trống gọi

Hoạt động học

Môn văn học: Thơ “Làm
bác sĩ”

Hoạt động ngoài trời Trò chơi vận động lộn cầu
vồng; Chơi tự do
17/02/2017

Mẫu giáo Hoạt động góc



Góc phân vai, góc xây
dựng, góc âm nhạc, góc
thiên nhiên

Hoạt động chiều

Ôn bài cũ
Mở trò chơi: Chương trình
văn nghệ cuối tuần

Thể dục sáng

Theo nhạc

Hoạt động học

Tạo hình: Vẽ các loại rau,

Hoạt động ngoài trời củ, quả
Hoạt động ngoài trời Quan sát bầu trời
20/02/2017

Mẫu giáo Hoạt động góc
lớn

Góc đóng vai, góc xây
dựng, góc nghệ thuật, góc
học tập, góc thiên nhiên


Hoạt động chiều

Ôn bài cũ; Trò chuyện về
công việc của nghề nông

Thể dục sáng

Theo nhạc

Hoạt động học

Khám phá khoa học: Trò
chuyện về công việc của
nghề nông

Hoạt động ngoài trời Quan sát một số loại rau, củ,
21/02/2017

Mẫu giáo
Hoạt động góc
lớn

quả; Chơi trò chơi
Góc đóng vai, góc xây
dựng, góc nghệ thuật, góc
thiên nhiên

Hoạt động chiều


Ôn bài cũ: Các chữ đã học
Hát bài: Cháu yêu cô thợ
dệt; Chơi trò chơi

LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
11


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

Thể dục sáng

Theo nhạc

Hoạt động học

Môn văn học: Thơ “Hạt
gạo làng ta”

Hoạt động ngoài trời Quan sát một số loại rau, củ
22/02/2017

Mẫu giáo
lớn

quả
Hoạt động góc

Góc đóng vai, góc xây
dựng, góc thiên nhiên


Hoạt động chiều

Ôn lại kỹ năng đọc thơ
Chơi ở các góc

Thể dục sáng

Theo nhạc

Hoạt động học

Môn toán: đo một số đối
tưởng bằng các đơn vị dài
khác nhau

23/02/2017

Mẫu giáo Hoạt động ngoài trời Đọc ca dao, đồng giao về
nghề nghiệp
lớn
Hoạt động góc

Góc đóng vai, góc xây dựng,
góc học tập, góc nghệ thuật,
góc thiên nhiên

Hoạt động chiều

Ôn môn toán; chơi tự do


Qua những kế hoạch từng tuần và thời gian biểu được nhà trường phân bố
rất phù hợp cho từng độ tuổi. Nhờ đó giáo viên mới lên lịch để dạy, nhưng để dạy
tốt một tiết học cô giáo cần phải chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ, đồ dùng để
chuẩn bị cho tiết dạy được hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, cô giáo khi lên lớp phải hết
sức nhẹ nhàng và biết phân bố thời gian hợp lý cho tiết dạy.
Vừa qua em được dự giờ tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong
chế độ sinh hoạt hàng ngày ở các độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Em thấy cách tổ chức
giảng dạy của các cô rất tốt từ khâu chuẩn bị đến khâu tiến hành. Tất cả đều thực
hiện đúng các bước dạy và đi theo một trình tự nhất định. Kết quả mang đến là
tiết dạy rất thành công, tất cả các trẻ đều hứng thú với việc học, sự phối hợp giữa
cô và trẻ rất ăn ý với nhau. Tùy từng tiết dạy mà cô chuẩn bị đồ dùng phù hợp
cho trẻ.

LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
12


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

b. Những kinh nghiệm rút ra đối với bản thân
Khi được trường trung cấp Bách Nghệ phân công về kiến tập tại Trường
Mầm non ................ bản thân em rất lo lắng không biết trường kiến tập sẽ như thế
nào vì nhận thấy mình còn thiếu kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Trong trường
em được học rất nhiều kiến thức như: tâm lý trẻ em, cấu trúc tổ chức các hoạt
động,… Thông qua quá trình kiến tập bản thân em rút ra được những kinh
nghiệm sau:
Cách trang trí lớp học:
- Tuỳ theo tình hình chủ điểm tháng mà cách trang trí lớp sẽ khác nhau.
Khi trang trí lớp, giáo viên luôn hướng đến chủ điểm dạy học trong tháng của trẻ,

trang trí lớp phải phù hợp với chủ đề dạy học.
Ví dụ như: Chủ điểm thế giới thực vật cô sưu tầm (hoa, quả, cây…) từ
những tờ lịch, báo cũ để trang trí. Cô còn thiết kế tranh chủ điểm lớn trong đó cô
dán nhiều hình ảnh về chủ điểm hay cô vẽ nhiều hình lên đó,…
- Những sản phẩm trẻ làm ra cô giữ lại lưu vào hồ sơ của bé, cô còn động
viên trẻ tạo ra những sản phẩm đẹp để trang trí lớp cho bố mẹ xem.
Tổ chức môi trường giáo dục, môi trường hoạt động:
- Môi trường hoạt động của trẻ phải sạch sẽ, an toàn, không khí lành mạnh,
trong sạch,… đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.
- Ở lớp nhà trẻ:
+ Trẻ chưa có khả năng tự phục vụ, chủ yếu là nhờ các cô. Hằng ngày các
cô thường xuyên lau bụi trong và ngoài lớp, đồ dùng, đồ chơi của trẻ,… và điều
quan trọng cô luôn nhắc nhở trẻ là phải giữ cho nhà vệ sinh thật sạch sẽ, không bị
ướt nước, không bị hôi khai,... Ngoài ra, ở lớp có lịch vệ sinh hằng ngày.
+ Sự an toàn của trẻ được các cô đặt lên hàng đầu, do đó để đảm bảo chất
lượng chăm sóc các cô có sự phân công, sắp xếp công việc rõ ràng, cụ thể cho
từng người.
+ Ngay từ nhà trẻ các cô đã cho trẻ nhận thức mình là bé trai hay bé gái
như rửa tay cho bạn gái trước, hay trong giờ nêu gương ngồi theo vòng tròn bạn
gái, bạn trai,…
+ Giáo dục trẻ “thưa cô,..” khi trả lời cũng như phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
Giọng nói cô khi dạy trẻ nhỏ chậm, rõ ràng, dứt khoát thu hút trẻ.
+ Nhanh nhẹn trong khi xử lý các tình huống.
LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
13


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

+ Nắm tiến trình tổ chức hoạt động, tự tin, bình tĩnh khi tổ chức hoạt động.

+ Gọi những trẻ lanh lợi nói trước rồi đến những trẻ chậm nói sau.
+ Khi trẻ khóc cô dụ trẻ chú ý đến món đồ chơi khác để trẻ quên đi. Trẻ ăn
chậm cô nhẹ nhàng, động viên trẻ ăn hết suất.
+ Những trẻ quậy không tập trung chú ý cô cho trẻ ngồi gần hay gọi trẻ trả
lời câu hỏi của cô. Một câu hỏi nhưng cô có thể thay đổi nhiều hình thức khác
nhau để hỏi trẻ.
+ Trẻ thích làm theo ý mình do đó cô không nên ép trẻ theo ý muốn của cô,
tuy nhiên với những đòi hỏi thái quá cô nên nói không với trẻ.
+ Khi trẻ không biết làm những chuyện nguy hiểm như bỏ hột hạt vào mũi,
tai, … thì cô giáo dục cho trẻ thấy điều đó sẽ nguy hiểm gây hậu quả như thế nào.
+ Khi tổ chức hoạt động cô không cứng nhắc mà sinh động như diễn viên
đa tài.
- Ở lớp mẫu giáo:
+ Cô luôn chú ý đến sự an toàn của trẻ như không kê bàn gần lan can để
tránh trẻ leo trèo bị té, nhà vệ sinh cô giáo dục trẻ không làm ướt nước ra sàn,…
+ Trẻ lớn nên tự phục vụ là chủ yếu. Tuy nhiên, cô luôn chú ý giáo dục môi
trường ở trẻ như hoạt động vui chơi trẻ khảm tranh cát cô nhắc trẻ làm khéo
không để rơi cát ra ngoài, hay không làm rơi vãi cơm,…
+ Cô phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng tổ, từng trẻ.
Ví dụ: tổ 1 rửa tay, tổ 2 xếp bàn ghế, tổ 3 lấy nệm,… hay bạn gái phơi
khăn, bạn nam khiêng bàn.
+ Giọng nói của cô phải to, sinh động để lôi cuốn, hấp dẫn trẻ, yêu cầu với
trẻ phải rõ ràng, cụ thể. Giọng nói kết hợp với cử chỉ điệu bộ phù hợp để gây sự
tò mò cho trẻ khám phá.
+ Luôn quan tâm, yêu thương trẻ nhưng không được nuông chiều trẻ, rèn
luyện nề nếp tốt cho trẻ.
+ Khi tổ chức các hoạt động cho trẻ phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng, sử
dụng nhiều phương pháp, thủ thuật khác nhau, xen kẽ giữa động tĩnh,…kích thích
trẻ tham gia hoạt động. Khi tích hợp các hoạt động cho trẻ phải khéo léo, phù hợp
tránh máy móc, rập khuôn.

+ Bao quát trẻ, chú ý khoảng cách của cô và trẻ không để trẻ ngồi gần cô
quá sẽ khó quan sát. Cô thực hành mẫu phải đảm bảo cho tất cả trẻ đều quan sát
LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
14


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

được.
+ Gọi 3 đối tượng trẻ trả lời.
+ Cô nhẹ nhàng xử lý khi trẻ quá hưng phấn với đồ chơi mới bằng cách nếu
trẻ ngoan cô trẻ cho trẻ xem.
+ Khi làm đồ dùng cho trẻ mẫu giáo chú trọng cho trẻ tự tạo ra sản phẩm
nhiều hơn là cô làm.
+ Khi trẻ đã thực hiện xong yêu cầu cô có thể nâng yêu cầu cao hơn cho trẻ
thực hiện.
Phương pháp tổ chức các hoạt động có chủ đích của giáo viên:
- Các hoạt động của cô diễn ra một cách tự nhiên, linh động, không tạo cho
trẻ sự gò bó, ép buộc khi hoạt động bằng các trò chơi, bài hát, câu đố,…
- Cô thay đổi nét mặt, cử chỉ điệu bộ rất linh hoạt, phù hợp với tình huống.
- Khả năng xử lý của cô rất nhanh, có tính giáo dục trẻ rất cao.
Ví dụ:
+ Ở nhà trẻ: khi cô đặt câu hỏi trẻ không trả lời được cô mời bạn khác trả
lời, sau đó cô cho trẻ lặp lại câu trả lời của bạn.
+ Ở lớp chồi khi cô tổ chức hoạt động có đồ chơi mới gây cho trẻ quá hứng
thú cô không la mắng hay đánh trẻ mà nhẹ nhàng nói với trẻ: nếu các con ngồi
ngoan cô trẻ cho các con xem, hay bạn nào ngoan cô sẽ mời bạn đó lên,…
- Cô có nhiều hình thức đặt câu hỏi khác nhau và những câu hỏi đó không
chứa sẵn câu trả lời, mà nó kích thích cho trẻ suy nghĩ để trả lời, một câu hỏi
nhưng cô hỏi ở nhiều trẻ khác nhau.

- Cô tổ chức hoạt động xen lẫn động tĩnh phù hợp lôi cuốn, hấp dẫn trẻ.
Cách làm đồ dùng đồ chơi:
Đồ dùng đồ chơi được giáo viên tạo ra từ những vật liệu thiên nhiên quanh
trường hay những vật liệu dễ tìm như chai nhựa, bình sữa, hộp, bàn chải đánh
răng,…. Trẻ không chỉ đơn thuần được chơi mà còn được nâng cao trí tưởng
tượng, khả năng sáng tạo khi được chơi với những dụng cụ đồ chơi đó.
Những cái mới thu nhận được để bổ sung, củng cố kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp.
Qua thực tế giáo dục mới thấy được công tác giáo dục vất vả như thế nào
và cần phải học tập nâng cao trình độ để đáp ứng kịp thời nhu cầu giáo dục ngày
càng cao.
LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
15


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

- Đối với chủ nhiệm: cần quan tâm trực tiếp tới lớp chủ nhiệm, có những
hình thức trách phạt, khen thưởng kịp thời nhằm tạo sự khích lệ cho trẻ, khơi dậy
tính tự giác và tinh thần thi đua của từng cá nhân trong lớp. Cần thực hiện đầy đủ
và đúng thời gian quy định của nhà trường về hồ sơ giáo viên.
- Đối với trẻ: Yêu thương trẻ, đối xử công bằng với trẻ, nắm được đặc điểm
tâm lý của trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ đi đôi với chăm sóc giáo dục. Chú ý đến
trẻ cá biệt để có biện pháp giáo dục kịp thời.
Tự khắc phục và bổ sung những kiến thức chuyên môn còn hạn chế, tham
khảo tri thức liên quan đến chuyên ngành từ mọi nguồn đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội.
- Đối với mọi người trong trường: chúng ta biết rằng xã hội sẽ không tồn
tại nếu mọi người sống cô lập không giao tiếp với nhau, vì thế ngoài việc giao
tiếp với mọi người xung quanh, còn phải tu dưỡng đạo đức cho xứng đáng là tấm

gương sáng vì thế em cần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và tuân theo nội quy,
quy chế của trường đề ra. Đồng thời tích cực trong các hoạt động, phong trào của
trường và nổ lực rèn luyện trong học tập, trong lao động. Cần giữ mối quan hệ tốt
với bạn bè và mọi người xung quanh.
Đặc biệt cần tạo mối quan hệ tốt với phụ huynh để tuyên truyền về công tác
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, tạo sự ủng hộ của phụ huynh.
Luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người, điều chỉnh và sửa đổi những
khiếm khuyết của bản thân để hoàn thiện hòa nhập với mọi người.
Để trở thành một giáo viên tốt, được mọi người tin tưởng, học trò yêu mến,
em hiểu rằng mình còn phải học hỏi, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong sáng,
lòng kiên trì và ý thức kỷ luật và phải luôn phấn đấu trong công tác giảng dạy,
không ngừng học tập nâng cao trình độ tay nghề.
c. Những khó khăn và phương hướng khắc phục:
* Khó khăn:
- Thiếu kĩ năng soạn giáo án.
- Lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp dạy học và chưa thật sự
thuyết phục học sinh trong quá trình dạy học cũng gây trở ngại nhiều.
- Ngoài ra, còn có một số khó khăn khác cũng có ảnh hưởng nhất định, tuy
không ảnh hưởng nhiều đến quá trình thực tập. Ví dụ: chưa làm chủ các tình
huống dạy, ngôn ngữ diễn đạt chưa lưu loát, chưa tự tin trước trẻ,….
LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
16


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

* Phương hướng khắc phục:
- Học hỏi thêm kinh nghiệm để bao quát trẻ.
- Tập đứng trước đám đông để mạnh dạn tự tin hơn.
- Thu thập những trò chơi, bài thơ, câu đố để tổ chức cho trẻ hoạt động

nhằm nâng cao khả năng bao quát trẻ.
- Trao dồi thêm kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Bên cạnh đó, học hỏi kinh
nghiệm hay của các bạn, hay tìm hiểu thêm trên Internet.
- Tiếp tục phấn đấu học tập theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, rèn luyện
bản thân tính bền bỉ, kiên trì trong công việc.

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
1. Nhận xét, đánh giá của bản thân qua đợt kiến tập sư phạm
Những ngày đầu khi mới xuống trường tiếp xúc với các cô em rất sợ và
nhút nhát. Nhưng sau một thời gian em lại thích gắn bó hơn với các cô nhiều vì ở
các cô em không chỉ được học hỏi về chuyên môn, mà còn học hỏi nhiều điều

LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
17


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

khác như: cách sống, cách ứng xử giao tiếp,… Như cô Huệ nhóm nhà trẻ cô rất
cẩn thận, chu đáo, tận tình hướng dẫn em cách soạn kế hoạch, cách thực hiện kế
hoạch sao cho đúng phương pháp. Ngoài ra, cô còn hướng dẫn chúng em rất tận
tình như: em lau nhà cô chỉ cách lau nhà như thế nào cho sạch, đúng thao tác; trẻ
bị té thì phải làm gì, nệm trẻ ngủ thì phải xếp sao cho đúng,… Cô Thủy lớp mẫu
giáo lớn, điều làm cho em ấn tượng đó chính là chuyên môn của cô. Khi tham dự
hoạt động cô tổ chức bản thân chúng em những giáo sinh đến dự mà cũng muốn
làm trẻ để được tham gia vào các trò chơi. Khi hướng dẫn chúng em lập kế hoạch
cô khuyến khích sự sáng tạo nhiều hơn, cô dạy chúng em làm sao để trẻ nghe,
cách cô tổ chức các hoạt động, cô cũng rất nhiệt tình trong việc hướng dẫn chúng
em lên kế hoạch thực giảng… Điều làm em cảm thấy vui khi thực tập ở trường
mầm non ................ là khi gặp bất kỳ ai em cũng được chào đón bằng nụ cười vui

vẻ. Tuy thời gian thực tập ở trường rất ngắn ngủi nhưng đã giúp em nhận thấy
điều mình cần làm là gì?…. Còn nhiều và nhiều lắm kỉ niệm. Tất cả điều đó đã
vun đắp cho em niềm tin khi bước tiếp con đường mình đã chọn.
- Về ý thức tổ chức kỷ luật: Trong suốt thời gian thực tập em luôn có mặt
đầy đủ và đúng giờ theo quy định, có hành vi đúng đắn của người giáo viên, luôn
nghiêm chỉnh chấp hành tốt các nội quy, quy chế thực tập sư phạm, tuân theo sự
chỉ đạo của ban giám hiệu và giáo viên hướng dẫn.
Luôn tôn trọng, giữ thái độ lễ phép, kính trọng đối với giáo viên, nhân viên
trong trường, luôn nhã nhặn với trẻ. Tuân thủ tốt sự hướng dẫn của giáo viên để
hoàn thành tốt kế hoạch được giao.
- Về việc thực hiện các nhiệm vụ: Nghề giáo viên là nghề trồng người, là
một công việc vô cùng khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải có một tay nghề
thật vững và đặc biệt phải có lòng yêu nghề mến trẻ. Là một sinh viên sư phạm từ
khi chọn nghề này em đã nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của bản thân là đào
tạo những chồi non cho đất nước cho tương lai. Vì vậy em đã không ngừng cố
gắng rèn luyện bản thân và trong đợt kiến tập này em đã thực hiện tốt những quy
định về chuyên môn, hồ sơ, tiến trình thực tập. Hoàn thành tốt những nhiệm vụ
được giao và đảm bảo đúng thời gian quy định.
Thực hiện tốt tác phong sư phạm, gương mẫu đối với trẻ, luôn giữ thái độ
khiêm tốn học hỏi và tôn trọng ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn.
- Thực hiện xử lý các quan hệ: Nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp sau
này, nên tự bản thân em đã cố gắng khắc phục những khuyết điểm, hạn chế để có
những mối quan hệ tốt. Luôn gần gũi thân thiện, kính trọng, lễ phép với giáo viên
LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
18


BÁO CÁO KIẾN TẬP – TRƯỜNG MẦM NON ……………..

hướng dẫn và các giáo viên ở trường mầm non cũng như trường sư phạm. Luôn

chân thành học hỏi từ các cô hướng dẫn để trang bị kiến thức chuyên môn cũng
như kinh nghiệm giảng dạy, lắng nghe sự hướng dẫn chỉ bảo của các cô để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian thực tập cũng như thời gian giảng
dạy sau này. Thương yêu gần gũi, có thái độ dịu dàng, ân cần chăm sóc để tạo
tình cảm thương mến đối với trẻ, đối xử công bằng với trẻ. Tuy nhiên phải
nghiêm khắc, không chiều chuộng.
Luôn tôn trọng qua lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành vi lịch thiệp, văn minh làm
cho phụ huynh cảm thấy an tâm khi gửi trẻ tới lớp. Lúc trao đổi với phụ huynh
cần phải ân cần lắng nghe những lời động viên và đóng góp ý kiến để ngày càng
tiến bộ trong công tác của mình.
2. Cảm nhận của bản thân
Qua thực tế giáo dục mới thấy được công tác giáo dục mầm non vất vả như
thế nào và cần phải không ngừng học tập nâng cao trình độ để kịp thời đáp ứng
nhu cầu giáo dục ngày nay.
Cũng chính qua đợt kiến tập này chúng em ý thức đầy đủ hơn và khẳng định
được mình hơn về lòng yêu nghề, yêu trẻ của bản thân trong công tác giáo dục
cũng như trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Từ đó, ý chí phấn đấu của chúng em
được tăng lên, phấn đấu hơn nữa không ngừng nâng cao trình độ, trao dồi kinh
nghiệm để không phụ lòng những người đi trước.
Em thật sự cảm ơn trường trung cấp Bách Nghệ đã tạo điều kiện cho sinh
viên được tham dự kiến tập, giúp chúng em gần gũi với trẻ, nâng cao kĩ năng
chăm sóc - giáo dục trẻ. Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô trường
mầm non ................ đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt đợt kiến tập,
nhờ các cô mà em hiểu được công việc cao quý của một người giáo viên mầm
non như thế nào và có thể tự tin bước tiếp con đường cao quý mà mình đã chọn
“Sự nghiệp trồng người”. Một lần nữa em chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô.

LÊ THỊ ………… – LỚP M ………. – TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH NGHỆ
19




×