Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập công pháp quốc tế quốc tịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.6 KB, 10 trang )

Bố cục bài:
1. Khái niệm quốc tịch, đặc điểm mối quan hệ Pháp luật về quốc tịch

xác lập giữa cá nhân và quốc gia, xác lập quốc tịch của cá nhân trong
mối quan hệ với nhà nước.
2. Hưởng quốc tịch.
3. Chấm dứt quốc tịch
4. Những trường hợp ngoại lệ về quốc tịch cá nhân

A. Khái niệm quốc tịch, đặc điểm mối quan hệ Pháp luật về
quốc tịch xác lập giữa cá nhân và quốc gia, xác lập quốc tịch
của cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước.
I . Khái niệm
Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều,được xác lập giữa cá nhân với một
quốc gia nhất định, có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó và
quốc gia mà họ là công dân.


II. . Mối quan hệ pháp luật về quốc tịch xác lập giữa cá nhân và quốc
gia có đặc điểm:
- Tất yếu được xác lập bằng những cách thức khác nhau.Đối với từng cá nhân,
đây là mối quan hệ pháp luật tồn tại một cách bền vững, ổn định và ràng buộc người
đó với nhà nước mà họ là công dân về quyền và nghĩa vụ mang tính hai chiều.
- Đối với mỗi cá nhân, quốc tịch chỉ có ý nghĩa ràng buộc họ với nhà nước mà
họ là công dân.
- Quốc tịch vừa mang tính quốc tế, vừa là dối tượng điều chỉnh của luật trong
nước

III .Xác lập quốc tịch của cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước.
Trên cơ sở chủ quyền, mỗi quốc gia có những quy định cụ thể về xác lập quốc
tịch cho cá nhân là công dân của nước đó.Trong quan hệ pháp luật quốc tịch, quốc gia


là chủ thể duy nhất của luật quốc tế có quyền ban cấp quốc tịch cho cá nhân, theo các
nguyên tắc và quy định pháp luật của nàh nước đó.Việc quy định cụ thể các điều kiện,
trình tự, thủ tục, cách thức hưởng và mất quốc tịch trước hết là công việc nội bộ của
từng quốc gia.Song, các quy định về quốc tịch của quốc gia cần phù hợp với nguyên
tắc của luật quốc tế và các điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên.
Xác lập mối quan hệ quốc tịch có ý nghĩa pháp lý cực kỳ quan trọng đối với
từng cá nhân trong xã hội.Quốc tịch là căn cứ,dấu hiệu nói lên sự quy thuộc của một
cá nhân về một nàh nước nhất định.Sự quy thuộc này đối với cá nhân sẽ đồng nghĩa
với việc người đó nhận được các quyền lợi mà nhà nước và pháp luật nước này đảm
bảo cho họ được thụ hưởng, đồng thời xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà nước
đó đối với việc bảo vệ quyền lợi cho cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng dân cư
của quốc gia mà họ là công dân, cũng như trong quan hệ quốc tế mà người đó tham
gia nhân danh chính cá nhân họ.
Về phía nhà nước,xác lập quốc tịch có ý nghĩa thực hiện chủ quyền quốc gia
đối với dân cư, bởi về pháp lý,quốc tịch là căn cứ xác định giới hạn thẩm quyền tài
phán của một quốc gia trong cac smối quan hệ pháp luật quốc tế.Đằng sau các mối
quan hệ giữa một cá nhân với cá nhân của quốc gia khác hoặc giữa một cá nhân với
nhà nước khác, chính là quan hệ giữa các nhà nước với nhau.Trong các quan hệ đó,


ranh giới của chủ quyền giữa các quốc gia trước hết được xác định căn cứ vào yếu tố
quốc tịch.Vì dù theo hình thái kinh tế - xã hội nào thì con người cũng phải gắn với
điều kiện phát triển của một quốc gia,một nhà nước cụ thể. Quyền con người của cá
nhân cụ thể trong xã hội phải được thể chế hóa và bảo đảm thực hiện bằng quy định
pháp luật và các thiết chế quốc gia.Có như vậy, các chuẩn mực quốc tế đối với quyền
lợi của cá nhân con người mới có điều kiện để được thực hiện hóa trong đời sống.

B . Hưởng quốc tịch:
Trên cơ sở chủ quyền quốc gia, mỗi nước quy định bằng pháp luật nước mình
những trường hợp được hưởng quốc tịch, cũng như những trường hợp thay đổi và mất

quộc tịch. Việc quy định các điều kiện và cách thức hưởng và mất quốc tịch là công
việc nội bộ của mỗi nước.Mỗi nước có thể quy định cách thức hưởng quốc tịch khác
nhau. Nhìn chung, theo pháp luật về quốc tịch hiện nay của nhiều nước trên thế giới,
có những cách thức hưởng quốc tịch phổ biến sau đây:
-

Theo sự sinh đẻ:

-

Theo sự gia nhập quốc tịch;

-

Theo sự lựa chọn quốc tịch;

-

Theo sự phục hồi quốc tịch.

I. Hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ.
Đây là cách thức hưởng quốc tịch phổ biến nhất. Một số nước Tây Á và Bắc Âu (
Áo, NaUy...) quy định việc hưởng quốc tịch do sinh đẻ theo nguyên tắc huyết thống
(Jus sanguinis). Theo nguyên tắc này, đứa trẻ mới sinh ra có quốc tịch theo cha mẹ
chứ không phụ thuộc vào nơi sinh.Ví dụ cha mẹ là công dân Áo công tác tại Việt
Nam, thì dù đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nó vẫn mang quốc tịch Áo.
Một số nước khác như Ac-hen-ti-na, Braxin, Bolivia....lại quy định việc hưởng
quốc tịch do sinh đẻ theo nguyên tắc nơi sinh (Jus soli). Theo nguyên tắc này, đứa trẻ
sinh ra ở nước nào thì có quốc tịch nước đó, không phụ thuộc vào quốc tịch của cha
mẹ. Ví dụ đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ Braxin thì có quốc tịch Braxin, không phụ

thuộc vào việc cha mẹ đứa trẻ là công dân Braxin hay công dân của nước khác.
Nguyên tắc “quyền huyết thống” và nguyên tắc “quyền nơi sinh” trái ngược
nhau. Do vậy trong thực tiễn quốc tế đã xảy ra nhiều trường hợp một đứa trẻ sinh ra


hoặc không có quộc tich hoặc có hai quốc tịch. Để giải quyết những trường hợp này,
các nước phải hợp tác với nhau trên cơ sở kí kết các điều ước quốc tế nhằm loại trừ
tình trạng không quóc tịch hoặc hai quốc tịch.
Pháp luật đa số các nước trên thế giới đều quy định việc hưởng quốc tịch do
sinh đẻ trên cơ sở kết hợp hai nguyên tắc trên. Chẳng hạn . Luật quóc tịch ngày
8/1/1951 của Ba Lan quy định đứa trẻ được hưởng quốc tịch Ba Lan nếu:
-

Cha, mẹ là công dân Ba Lan.

-

Một trong hai người là công dân Ba Lan còn người kia không biết là ai
hoặc không rõ quốc tịch hay không xác định được quốc tịch.

-

Được sinh ra hoặc tìm thấy ở Ba Lan mà không biết cha mẹ là ai hoặc cha
mẹ không rõ, không xá đinh được quốc tịch.

II. Hưởng quóc tịch theo sự gia nhập( Naturallisaten)
Hưởng quóc tịch theo sự gia nhập được hiểu là việc một người được nhận
quốc tịch của một nhà nước nhất định do việc xin gia nhập quốc tịch của nhà nước đó.
Việc nhập quốc tịch được quyết dịnh bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc
trao quốc tịch của nước đó cho một người theo trình tự được pháp luật nước đó quy

định.
Pháp luật về quốc tịch của đa số các nước đều cho phép những người chưa có
quốc tịch nước nào hoặc những người đã có quốc tịch nhưng muốn xin thay đổi quốc
tịch, hoặc thậm chí những người đã có một quốc tịch muốn xin thêm một quốc tịch
nữa, có thể gia nhập quốc tịch của nước đó.
Pháp luật của các nước đều quy định một số điều kiện nhất định đối với người
xin gia nhập quốc tịch. Thông thường những điều kiện đó là :Phải đến một độ tuổi
nhất định, phải cư trú tại nước xin gia nhập quốc tịch trong một thời gian nhất định ( 5
năm như ở Mỹ, 7 năm ở Anh, 15 năm ở Lúc-xăm-bua...)phải biết tiếng của nước mình
xin gia nhập quốc tịch, phải có điều kiện bảo đảm cuộc sống ở nước xin gia nhập
quốc tịch.
Ở đây cũng cần nhấn mạnh rằng, việc cho phép một người nào đó gia nhập
quốc tịch của một nước luôn luôn mang tính chất giai cấp sâu sắc và biểu hiện bản
chất của nhà nước đó.


Pháp luật về quốc tịch ở các nước tư bản chủ nghĩa thường quy định những
điều kiện khắt khe, phức tạp và mập mờ đối với việc nhập quốc tịch của những người
mà giai cấp tư sản thống trị không ưa thích. Chẳng hạn, theo đạo luật nhập cư và quốc
tịch của Mỹ năm 1952 thì những người muốn gia nhập quốc tịch Mỹ phải có đầy đủ
các điều kiện sau:
-Đủ 18 tuổi trở lên;
-Đã sinh sống ở Mỹ 5 năm trở lên;
-Biết tiếng anh;
-Không phải là kẻ thù của chế độ hiện hành ở Mỹ;
-Không phải là kẻ vô thần;
-Là những người thuộc các chủng tộc châu Âu và châu Phi và có quan hệ đến
công việc ở Mỹ.
Đặc biệt tính chất phản động của pháp luật Mỹ còn thể hiện ở chỗ, trong đạo
luật này( mục 313) quy định cấm tất cả những người cộng sản và những người tiến bộ

được hưởng quốc tịch Mỹ theo cách thức xin gia nhập. Đây thực chất là việc chống lại
những người dân chủ và tiến bộ, nhằm bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản.
Pháp luật của tất cả các nước đều quy định cơ quan có thẩm quyền xem xét và
giải quyết đơn xin gia nhập quốc tịch.Ở Mỹ là tóa án, An-ba-ni là Bộ tư pháp...Khi
giải định cho người nào đó được nhập quốc tịch nước mình, cơ quan có thẩm quyền
đều ra một văn bản về việc nhập quốc tịch đó.

III. . Hưởng quốc tịch theo sự lụa chọn (optation)
Vấn đề lựa chọ quốc tịch được đặt ra trong trường hợp một bộ phận lãnh thổ
của quốc gia này được sát nhập vào quốc gia khác va trong trường hợp chính phủ hai
nước đó thỏa thuận với nhau về ciệc di chuyển các bộ phận dân cư nhất định từ nước
này sang nước khác .
Lựa chọn quốc tịch là quyền của một người dân được tự do lựa chonjcho mình
một quốc tịch (hoặc giũ nguyên quốc tịch cũ ,hoặc là nhận quốc tịch cũ ,hoặc nhận


quốc tịch của quốc gia khác )Việc lựa chọn quốc tịch cần phải được tiến hành trên cơ
sở hoàn toàn tự nguyện ,phù hợp với nguyên tắc dân tộc tự quyết và các nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế hiện đại .
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế có nhiều trường hợp chính phủ các nước ký
kết với nhau hiệp định trao đổi dân cư nhằm di chuyển các bộ phận dân cư nhất định
tù nước này sang nước khác và ngược lại.Việc di cư này được tiến hành chủ yếu với
nhưng người cùng dân tộc và trên cơ sở và hoàn toàn tự nguyện .ví dụ,Hiệp định
6/6/1945 giữa chính phủ liên xô và chính phủ lâm thời của mặt trận dân tộc thống
nhất Ba Lan đã quy định người Ba Lan và người Do thái có quốc tịch liên xô nên
chuyển về Ba Lan ,người nga ,người Ucraina và người các dân tộc khacscuar liên xô
hiện đang cư trú trên lãnh thổ của Ba Lan có quyền rút khỏi quốc tịch Ba Lan la và
nên .chuyển về Liên xô .Hiệp định ngày 10/6/1946 giữa Liên xo và Tiệp Khắc về lựa
chọn quốc tịch và di dân cũng quy định nguyên tắc tương tự .
Ngoài ra ,trên thực tế ,việc hồi hương (Repatration)cũng đặt ra việc lựa chọn

quốc tịch cho một nhóm người nhất định .Đây là một dạng đặc biệt của hình thức di
dân.Hinh thức này đã từng được áp dụng đối với người đức cư trú ở Ba Lan,Tiệp
khắc ,Hung ga ri trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai theo quy định của
Hiệp ước pốt đam năm 1945

IV. Hưởng quốc tịch theo sự phục hồi quốc tịch (Reintegration)
Phục hồi quốc tịch là việc khôi phục lại quốc tịch của một người đã mất quốc
tịch đó .Vấn đè phục hồi quốc tịch thường được đặt ra đối với những người trước đây
ra nước ngoài sinh sống nay trở về tổ quốc và đối với những người mất quốc tịch
nước mình do kết hôn hay ly hôn với người nước ngoài .
Ngoài 4 cách thức hưởng quốc tịch phổ biến trên ,trong lịch sử quan hệ quốc
tế người ta còn thấy trường hợp thưởng quốc tịch.Trường hợp đầu tiên thưởng quốc
tịch trong lịc sử xảy ra vào giai đoạn cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII,khi quốc
hội Pháp tặng thưởng quốc tịch cho mười tám người nước ngoài ,trong đó có vị anh
hùng dân tộc Mỹ Gióc giơ Oa sinh tơn .Cho đến nay vẫn còn những trường hợp
thưởng quốc tịch như vậy .
Thưởng quốc tịch là hành vi của cơ quan có thẩm quyền của một nước công
nhận người nước ngoài có công trạng lớn đối với nước mình .Việc thưởng quốc tịch
phai được sự đồng ý của đương sự


C. Chấm dứt quốc tịch
Nếu như hưởng quốc tịch là cơ sở để xác định mối liên hệ pháp lý giữa một
người dân với một nhà nước nhất định thì mất quốc tịch có ý nghĩa là mối liên hệ
pháp lý giữa người dân với nhà nước đó bị cắt đứt. Cúng như việc hưởng quốc tịch,
vấn đề chấm dứt quốc tịch do luật trong nước quy định. Trong thực tiễn, việc chấm
dứt quốc tịch của một người thường xảy ra trong các trường hợp sau:

I. Do thôi quốc tịch:
- Quốc tịch của một người mất đi khi họ xin thôi quốc tịch theo ý chí và

nguyện vọng cá nhân, để nhập quốc tịch của nước khác.
- Trong trường hợp này, đương sự phải làm đơn thôi quốc tịch gửi lên cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
Pháp luật các nước đều quy định những điều kiện chủ yếu để xin thôi quốc tịch
như:
+ Đã hoàn thành hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự
+ Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính cho
quốc gia mà họ xin thôi quốc tịch.
+ Không phải thi hành các phán quyết dân sự
+ Không bị truy tố hình sự trong thời gian xin thôi quốc tịch
-

Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cho phép thôi quốc
tịch, đương sự sẽ không còn là công dân của quốc gia đó nữa.

II. Đương nhiên mất quốc tịch:
Pháp luật của nhiều nước quy định những trường hợp nhất định làm mất quốc
tịch của cá nhân. Những trường hợp đó có thể là gia nhập quốc tịch nước khac, phục
vụ trong quân đội nước ngoài hoặc tham gia vào bộ máy nhà nước của nước khác

III.

Do bị tước quốc tịch


Tước quốc tịch là biện pháp trừng phạt do nhà nước thi hành đối với công dân
nước mình khi họ không còn xứng đáng với danh hiệu công dân nước mình nữa và
thông thường thì họ phạm những tội có tính chất phản quốc.
Tước quốc tịch là công việc thuộc chủ quyền quốc gia, song việc tước quốc
tịch phải phù hợp với nguyên tắc chung của Luật quốc tế hiện đại. Những hành

động tước quốc tịch hàng loạt một cách độc đoán dựa theo nguyên tắc các dấu hiệu
dân tộc và chủng tộc, dựa trên cơ sở khủng bố những người tiến bộ trái với Luật
quốc tế hiện đại.
Ngoài 2 trường hợp nêu trên, quan hệ pháp luật quốc tế giữa cá nhân và nhà
nước cũng sẽ chấm dứt khi cá nhân đó chết đi, bởi có quốc tịch là quyền nhân thân
không thể chuyển dịch cho chủ thể khác. Trường hợp này không giống với trường
hợp phải chấm dứt mối quan hệ quốc tịch do trong pháp luật của nhiều quốc gia tồn
tại những quy định mang tính chất tự động chấm dứt quốc tịch ( đương nhiên mất
quốc tịch ) nếu cá nhân tham gia quân đội Quốc gia khác, nếu xin gia nhập quốc tịch
nước ngoài.

D . Những trường hợp ngoại lệ về quốc tịch cá nhân
I.

Người hai quốc tịch:
Hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng lúc là công dân của cả

hai quốc gia
Nguyên nhân của tình trạng hai quốc tịch là:
-

Do sự quy định khác nhau về vấn đề quốc tịch trong pháp luật các nước.

-

Do những thay đổi về điều kiện thực tế của cá nhân. Ví dụ: Người đã có
quốc tịch mới mà chưa bỏ quốc tịch cũ.

-


Do hưởng quốc tịch mới từ việc kết hôn với người nước ngoài hoặc được
làm con nuôi người nước ngoài

Cộng đồng quốc tế đã soạn thảo và ký kết các điều ước quốc tế hai bên hoặc
nhiều bên để ngăn ngừa, hạn chế hoặc loại bỏ những trường hợp hai quốc tịch
hoặc nhiều quôc tịch. Theo các điều ứôc quốc tế hữu quan, những người có
hai hoặc nhiều quốc tịch có quyền tự do lựa chọn quốc tịch của một trong các
nước tham gia điều uớc quốc tế. Trong trường hợp không lựa chọn được quốc
tịch thì họ được coi là công dân của nước nơi họ cư trú thường xuyên.


II.

Người không quốc tịch:
Đây là tình trạng pháp lý của một cá nhân không có quốc tịch của một nước

nào.
Hiện tượng không quốc tịch xuất hiện trong các trường hợp sau:
-

Có sự xung đột pháp luật của các nước về vấn đề quốc tịch.

-

Khi một người đã mất quốc tịch cũ mà chưa có quốc tịch mới.

-

Khi trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng riêng biệt nguyên
tắc: “ quyền huyết thống” mà cha mẹ là người không có quốc tịch.


Địa vị pháp lý của người không có quốc tịch bị hạn chế nhiều so với công dân
nước sở tại và nguời có quốc tịch nước ngoài. Họ không được hưởng các quyền
mà các bộ phận khác của dân cư được hưởng trên cơ sở điều ước quốc tế giữa các
quốc gia hữu quan. Họ cũng không được hưởng sự bảo hộ ngoại giao của bất kì
nước nào
Để khắc phục và hạn chế tình trạng người không quốc tịch, cộng đồng quốc tế
cũng đã ký kết một số điều ước quốc tế về đảm bảo cho quyền lợi của người
không quốc tịch với tư cách các quyền con người cơ bản trong xã hội và đời sống
quốc tế.

Kết luận:
Những vấn đề được đề cập trên đây phần nào cho ta cái nhìn khái quát về
Quốc tịch - một chế định pháp lý trong Luật quốc gia, cũng như trong Luật
quốc tế. Hiểu rõ vấn đề quốc tịch, ta sẽ có cái nhìn đầy đủ về sự quy thuộc của
một cá nhân với một nhà nước nhất định. Sự quy thuộc này đối với cá nhân sẽ
đồng nghĩa với việc người đó nhận được các quyền lợi mà nhà nước và pháp luật


nước này đảm bảo cho họ được thụ hưởng, đồng thời xác định trách nhiệm nghĩa
vụ của nhà nước đó đối với việc bảo vệ quyền lợi cho cá nhân trong mối quan hệ
cộng đồng dân cư của quốc gia mà họ là công dân, cũng như trong quan hệ quốc
tế mà người đó tham gia nhân danh chính cá nhân họ. Về phía nhà nước xác lập
quốc tịch có ý nghĩa thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư, bởi về pháp lý,
quốc tịch là căn cứ xác định giới hạn thẩm quyền tài phán của một quốc gia trong
các mối quan hệ pháp luật quốc tế.




×