Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập nhóm Công pháp quốc tế về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.12 KB, 6 trang )

I.Đặt vấn đề
Bác Hồ đã nhận ra xu thế của thế giới từ rất sớm đó là xu hướng toàn cầu hóa các
quốc gia xích lại gần nhau, liên kết ngày càng chặt chẽ với nhau. Vì thế, ngay từ khi đất
nước ta dành được độc lập Bác đã gửi đơn xin gia nhập liên hiệp quốc ngay tại khóa họp
đầu tiên tại LonDon nhưng chưa được chấp nhận, mãi tới năm 1977 sau bao năm cố gắng
phấn đấu Việt Nam mới chính thức được vào liên hợp quốc. Không chỉ Việt Nam mà tất
cả các quốc gia trên thế giới đều đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa. Chính vì thế
mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia như thế nào là một đề tài còn gây nhiều
tranh luận những câu hỏi thường được đặt ra như : Luật quốc tế và luật quốc gia tách biệt
hay là một hệ thống luật ? Khi Luật quốc tế và luật quốc gia mâu thuẫn thì làm như thế
nào? Tham gia các điều ước quốc tế có phải là hạn chế chủ quyền quốc gia hay không?
…Để trả lời những câu hỏi này thì chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa luật
quốc tế và luật quốc gia.

II.Các học thuyết cơ bản về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc
gia
Trước tiên ta đi tìm hiểu về những học thuyết lớn về mối quan hệ giữa luật quốc tế
và luật quốc gia để tìm xem những ưu nhược điểm của nó là gì? Trong khoa học pháp lý
truyền thống thì có một số học thuyết tiêu biểu xem xét về vấn đề này, đó là : học thuyết
nhất nguyên luận và nhị nguyên luận.
Học thuyết nhất nguyên luận
Xuất phát điểm từ quan niệm pháp luật là hệ thống thống nhất, gồm hai bộ phận là
luật quốc tế và luật quốc gia. Đại diện cho học thuyết này là H.Kelsel, A.Verdross,
A.Zorn, A.Lasson, B.Kunz. Học thuyết nhất nguyên quan niệm pháp luật là một hệ thống
thống nhất. Các quy phạm của luật quốc tế và luật quốc gia phỉ có một cái trên và một cái
dưới. Học thuyết này chia làm hai trường phái : Ưu tiên luật quốc tế và ưu tiên luật quốc
gia
a. Ưu tiên pháp luật quốc tế
Trường phái này dựa trên quan điểm cho rằng, Luật quốc tế có trước Luật quốc gia.
Do đó, Luật quốc tế có vị trí ưu tiên hơn Luật quốc gia. Nếu căn cứ vào quan điểm này
thì sẽ loại trừ khả năng xung đột giữa Luật quốc tế và Luật quốc gia (trong trường hợp


pháp luật quốc gia trái với pháp luật quốc tế thì pháp luật quốc gia sẽ bị coi là vô hiệu).
Quan điểm này khó được chấp nhận vì mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật các nước và vi phạm thô bạo nguyên tắc chủ quyền quốc gia.
b. Ưu tiên pháp luật quốc gia
Trường phái này đặt pháp luật quốc, chủ quyền quốc gia lên trên hết. Pháp luật quốc
tế chỉ có giá trị áp dụng, nếu một quốc gia tự công nhận là nó có giá trị hiệu lực đối với
mình. Trong mối tương quan với pháp luật của quốc gia, pháp luật quốc tế lúc này không
còn độc lập, mà chỉ được coi là một bộ phận cấu thành của pháp luật quốc gia, hoặc chỉ
đơn thuần là “pháp luật của quốc gia trong quan hệ đối ngoại”.

1


Học thuyết nhị nguyên luận
Học thuyết này quan niệm luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thộng luật hoàn toàn
tách biệt nhau và giữa chúng không có mối quan hệ qua lại. Đại diện xuất sắc cho trường
phái này là H. Triepel, D.A. Anzilotti, H. Lauterpacht, L. Ehrlich. Trái ngược với chủ
nghĩa nhất nguyên coi pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai bộ phận của một hệ
thống thống nhất, chủ nghĩa nhị nguyên coi pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là hai
hệ thống pháp luật hoàn toàn độc lập với nhau, mặc dù có những lĩnh vực có thể đan xen
lẫn nhau, nhưng không phải là một. Chủ nghĩa nhị nguyên xuất phát từ chỗ cho rằng thẩm
quyền, nguồn luật và đối tượng áp dụng của các quy phạm pháp luật của pháp luật quốc
tế và pháp luật quốc gia hoàn toàn khác nhau. Pháp luật quốc gia điều chỉnh quan hệ giữa
công dân với nhau và công dân với nhà nước; pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa
các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế với nhau, do đó, chỉ áp dụng cho các
quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế, còn pháp luật quốc gia chỉ áp dụng cho các chủ
thể trong nước. Nếu một văn bản pháp luật của quốc gia (luật, pháp lệnh, nghị định) trái
với pháp luật quốc tế (điều ước quốc tế) thì cả pháp luật quốc tế lẫn pháp luật quốc gia
đều có hiệu lực như nhau. Tuy nhiên, quốc gia có nghĩa vụ hoàn thiện pháp luật trong
nước của mình để có thể thực hiện được pháp luật quốc tế (thực thi các điều ước quốc tế).

Như vậy, ở một mức độ nhất định, học thuyết này đã đặt pháp luật quốc tế (điều ước quốc
tế) ở một vị trí ưu tiên hơn so với pháp luật quốc gia.
Các quan điểm khác
Học thuyết nhất nguyên luận và nhị nguyên luận là hai học thuyết thể hiện sự nhìn
nhận và đánh giá về mối quan hệ giữa hai hệ thống pháp luật còn phiến diện.
Theo thuyết Nhị nguyên luận, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là hai hệ thống
hoàn toàn độc lập. Như vậy quan điểm này mâu thuẫn với thực tế: “đời sống quốc tế xây
dựng trên cơ sở cởi mở hòa nhập với nhau chứ không trên cơ sở tách biệt với nhau”. Hơn
nữa “ việc đòi đặt trật tự pháp luật chỉ ở cấp quốc gia ngang hàng với một trật tự pháp
luật của toàn nhân loại là một yêu sách thái quá ”.
Theo thuyết Nhất nguyên, nếu trật tự pháp luật quốc gia được đặt lên vị trí hàng đầu,
tức là khi đó pháp luật của cả thế giới ở dưới pháp luật quốc gia thì hầu hết các quốc gia
sẽ không bao giờ thực hiện các điều ước mang lợi ích chung cho thế giới mà không mang
lợi ích cho mình hay gây thiệt hại cho mình. Còn nếu đặt trật tự pháp luật quốc tế lên trên
thì sẽ đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền cũng như quyền dân tộc tự quyết của các quốc
gia thành viên.
Có thể nói,luật quốc tế và luật quốc gia tuy không phải là một hệ thống pháp luật
nhưng có quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau và thống nhất với nhau. Một trong
những biểu hiện của điều này đó là các ĐƯQT ngày càng trở thành một nguồn quan trọng
của luật các quốc gia, đồng thời hướng luật quốc gia một số nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển, phát triển theo chiều hướng tiến bộ. Chẳng hạn các ĐƯQT về nhân
quyền đã tác động tích cực đến sự thay đổi pháp luật về nhân quyền ở các nước còn tồn
tại chính sách phân biệt chủng tộc, giới tính…Ngược lại, cũng có rất nhiều quy phạm của
luật quốc tế được xây dựng dựa trên các quy phạm pháp luật tiến bộ của một số quốc gia.
VD: Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền, nguyên tắc không can thiệp

2


vào công việc nội bộ của nhau có xuất phát điểm chính là từ nguyên tắc đối ngoại của

Nhà nước tư sản Pháp ; Nguyên tắc dân tắc dân tộc tự quyết được ghi nhận trong Hiến
chương Liên Hợp Quốc, tuyên ngôn của phong trào không liên kết …có nền tảng là Sắc
lệnh về hòa bình của Nhà nước Xô Viết…
Từ thực tế trên, các luật gia quốc tế về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia
hiện nay cho rằng: luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật tồn tại song
hành và có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó nhấn mạnh tính ưu thế của luật quốc
tế so với luật quốc gia. Quan điểm này đảm bảo vững chắc hơn cho việc thực thi những
nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế cũng như độc lập chủ quyền của mỗi quốc gia
thành viên.

III.Mối quan hệ biện chứng giữa luật quốc tế và luật quốc gia
Trước hết cần khẳng định luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống luật có mối
quan hệ biện chứng (tức là giữa chúng có mỗi liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận
động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên,xã hội
và tư duy)và phải thống nhất với nhau. Mối quan hệ biện chứng này được thể hiện qua:
Luật quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát
triển của luật quốc tế:
Bản chất của quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế được tiến hành
thông qua phương thức thỏa thuận chính là quá trình đưa ý chí quốc gia vào luật quốc
tế.Vì thế lợi ích quốc gia trở thành điều kiện cơ bản cho nhu cầu hợp tác, phát triển luật
quốc tế ngoài ra, trong lịch sư hình thành và phát triển luật quốc tế nhiều quy phạm của
luật quốc tế có nguồn gốc xuất phát từ quan điểm của luật quốc gia.
Luật quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện luật quốc gia
Tính chất tác động của luật quốc tế đối với luật quốc gia được đánh giá bằng thực
tiễn việc các quốc gia thực thi nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế,tổ chức quốc tế của
quốc gia,thể hiện qua những hoạt động cụ thể.
Vd: nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện luật quốc gia phù hợp với những cam
kết quốc gia đó tham gia kí kết
Bên cạnh đó luật quốc tế còn tác động đến luật quốc gia thông qua vai trò của hệ
thống này đối với đời sống pháp lí tại mỗi quốc gia,phản ánh tương quan giữa hai hệ

thống khi điều chỉnh những vấn đề thuộc lợi ích phát triển và hợp tác quốc tế của quốc
gia.Hiện nay,việc vận dụng lí luận khoa học pháp lí hiện hiện đại về mỗi quan hệ giữa
luật quốc tế và luật quốc gia vào thực tiễn pháp lí ở mỗi quốc gia không đồng nhất.
Sự thống nhất giữa luật quốc tế và luật quốc gia
Sự thống nhất về nguyên tắc giữa văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) quốc gia
và quốc tế, bởi lẽ ý chí quốc gia, vào một thời điểm cụ thể, đã được thể hiện trong việc
quyết định tham gia vào các điều ước quốc tế. Một quy định quốc tế không thể được thi
hành nếu không có cơ chế đảm bảo thực thi trong pháp luật quốc gia. Công cụ thực
chứng và hiện thực hoá sự nhất trí giữa các quốc gia về hành vi ứng xử chính là các
QPPL quốc tế. Trong bối cảnh đó, sự thống nhất mang tính chất bản hữu giữa VBQPPL
quốc gia và quốc tế ngày càng được minh chứng và trở nên một đòi hỏi khắt khe hơn. Sự
thống nhất giữa VBQPPL quốc gia và quốc tế được hiểu là không có mâu thuẫn giữa hai
hệ thống pháp luật này .

IV. Sự chuyển hóa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia:
3


Hiện nay, cho dù theo cách suy luận của thuyết nhị nguyên hay nhất nguyên thì các
quốc gia đều có nghĩa vụ “tận tâm, thiện chí thực hiện các điều ước quốc tế”( nguyên tắc
cơ bản của luật quốc tế ). Vậy các quốc gia phải điều chỉnh pháp luật quốc gia phù hợp
với pháp luật quốc tế. Vấn đề này hiện nay có hai quan điểm:
- Điều ước quốc tế có hiệu lực trực tiếp trong các lĩnh vực của pháp luật quốc gia mà
không cần phải có sự chuyển hoá các điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia.
- Pháp luật quốc tế không áp dụng trực tiếp trong các lĩnh vực của pháp luật quốc gia;
điều ước quốc tế, muốn phát huy hiệu lực của mình ở trong các nước thì đòi hỏi phải
được chuyển hoá vào nội luật, nghĩa là toàn bộ hoặc một phần nội dung của điều ước
đó phải được chuyển đổi dưới các hình thức văn bản quy phạm pháp luật (phương
thức chuyển hoá điều ước quốc tế thường được quy định trong hiến pháp và các đạo
luật quan trọng về điều ước quốc tế của các quốc gia).

Học thuyết về chấp nhận
Theo học thuyết này, các quy phạm pháp luật quốc tế được áp dụng trực tiếp ở trong
nước. Tuy nhiên, các quy phạm này không vì thế mà mất đi tính chất của nó với tư cách
là các quy phạm pháp luật quốc tế. Với sự chấp nhận, các quy phạm điều ước được công
nhận như là pháp luật trong nước. Học thuyết này được vận dụng ở một số nước như:
Pháp, Hà Lan, Hoa Kì, Thụy Sĩ…
Học thuyết về sự chuyển hoá
Trái ngược với học thuyết về sự chấp nhận, học thuyết về sự chuyển hoá thể hiện rõ
tính nhị nguyên luận. Học thuyết này xuất phát từ chỗ cho rằng các quy phạm pháp luật
quốc tế không thể được áp dụng như các quy phạm pháp luật trong nước vì pháp luật
quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống độc lập với nhau. Những quy phạm điều
ước quốc tế muốn được áp dụng trong nước thì phải được chuyển đổi (chuyển hóa) thành
quy phạm pháp luật trong nước. Như ở Luật Cơ bản (GG) của CHLB Đức; Các nguyên
tắc chung về luật của Italia; Hiến pháp năm 1975 của Hy Lạp.
Về mối quan hệ giữa điều ước Quốc tế và pháp luật Việt Nam
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, do đó việc xây dựng, sửa đổi,
bổ sung pháp luật, cơ chế, chính sách là cần thiết. Trong hầu hết các văn bản luật, pháp
lệnh hiện hành của Việt Nam việc chuyển hóa các quy phạm pháp luật quốc tế vào hệ
thống pháp luật Việt Nam đã được ghi nhận ở một số văn bản pháp luật, đại ý như:
"Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của luật/pháp lệnh/nghị định này và
các quy định của điều ước quốc tế về cùng một vấn đề, thì áp dụng các quy định của điều
ước quốc tế đó". (Điều 2 Bộ luật Hàng Hải năm 2005; Điều 3 Bộ luật Lao động năm
2005;điều 2 Bộ luật dân sự 2005 v.v...) Cho tới nay nước ta đã ký được hơn 1000 điều
ước quốc tế song phương và là thành viên của gần 200 điều ước quốc tế đa phương. Ngày
10/10/2001 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Công ước Viên 1969 về
Luật điều ước quốc tế. Điều 26 Phần III Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969 quy
định nguyên tắc Pacta sunt servanda như sau: “Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng
buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành với thiện ý”. Đồng thời,


4


Công ước Viên 1969 cũng đã xác định mối quan hệ giữa pháp luật trong nước và việc tôn
trọng các điều ước quốc tế mà quốc gia đã cam kết, như sau: “Một bên kết ước không thể
viện những quy định của pháp luật trong nước của mình làm lý do để không thi hành một
điều ước mà mình đã cam kết” (Điều 27 - Công ước Viên 1969) .
Việt Nam cũng đã ban hành Luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005
đã khẳng định việc tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Điều 3 , Luật kí
kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc. Từ đó ta có thể thấy Việt Nam đã và đang thực
hiện nghiêm chỉnh Công ước viên 69 về điều ước quốc tế mà Việt Nam làm thành viên.
Và Viêt Nam chấp nhận quan điểm về tính ưu thế của luật quốc tế so với luật quốc gia.
Như trên đã nói, bằng việc chấp nhận điều ước quốc tế tính ưu thế so với luật/pháp lệnh,
có thể cho phép nhận xét là Việt Nam đã coi điều ước quốc tế có vị trí cao hơn luật. Quan
điểm này đã được tái khẳng định tại Điều 6 Luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước
quốc tế. Tuy nhiên, các điều ước quốc tế phải phù hợp với hiến pháp Việt Nam tức là
hiến pháp vẫn ở vị trí cao hơn so với điều ước quốc tế. Luật kí kết, gia nhập và thực hiện
điều ước quốc tế:
“Điều 3: nguyên tắc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế :
…….
2. Phù hợp với các quy định của Hiến pháp nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
…….”
Quy định trên cho phép hiểu là điều ước quốc tế có vị trí dưới Hiến pháp và trên luật.
Đây là một bước tiến bộ đáng ghi nhận trong lịch sử lập pháp của Việt Nam khi xử lý
vấn đề vị trí của điều ước quốc tế trong mối quan hệ với pháp luật quốc gia.
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng cho phép áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế như ở
điều 6 Luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế :
"Điều 6. điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước
1...

2.
3 . Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch
nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời
quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hay một phần điều ước quốc tế đó đối với... “
Theo cách viết của Điều 6 Luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế thì có hai
phương thức áp dụng điều ước quốc tế, đó là áp dụng trực tiếp và áp dụng gián tiếp. Áp
dụng trực tiếp được hiểu là một khi điều ước quốc tế có hiệu lực (ký kết/phê chuẩn/phê

5


duyệt) thì mọi tổ chức, cá nhân đều có nghĩa vụ thi hành. Công dân hoàn toàn có quyền
được quyền viện dẫn điều ước quốc tế đó trước Tòa án hay các cơ quan nhà nước khác có
thẩm quyền. Điều này phù hợp với Điều 27 của Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều
ước quốc tế (nguyên tắc pacta sunt sevanda). Còn áp dụng gián tiếp là việc quốc gia
thành viên ban hành một đạo luật để chuyển hóa các quy định của điều ước quốc tế vào
trong nội luật. Đây thường là các trường hợp bản thân trong điều ước quốc tế không có
đầy đủ các quy định rõ ràng và cụ thể để có thể được áp dụng trực tiếp hoặc trường hợp
điều ước đó lại có chứa điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong luật quốc gia. Tuy
nhiên, trong cả hai trường hợp nêu trên thì ta đều phải thực hiện điều ước quốc tế đã tham
gia.
Tóm lại, Mối quan hệ giữa luật quốc tế và quốc gia là vấn đề khá phức tạp, còn nhiều
tranh cãi. Nhưng hiện nay xu hướng chung của các nước là coi trọng luật quốc tế hơn và
ở Việt Nam cũng thế.

6




×