Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tư TƯỞNG TRIẾT HỌC hồ CHÍ MINH về CHIẾN TRANH NHÂN dân VÀ ý NGHĨA TRONG sự NGHIỆP BẢO vệ tổ QUỐC VIỆT NAM XÃ hội CHỦ NGHĨA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.6 KB, 18 trang )

1

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH
NHÂN DÂN VÀ Ý NGHĨA TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ
QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả
của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều
kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí
tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng
con người. Mặc dù, trong tồn bộ “hệ thống quan điểm tồn diện và sâu
sắc” đó không bàn một cách cụ thể về các khái niệm, phạm trù, hay
những quy luật như các tư tưởng triết học trong lịch sử nhân loại cũng
như triết học Mác-Lênin; nhưng ẩn chứa trong ấy là những nội dung thể
hiện trình độ, phương pháp tư duy triết học rất sâu sắc, thể hiện sự nhất
quán một thế giới quan, một nhân sinh quan rất triết học của Hồ Chí
Minh.
Kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng triết học trong
lịch sử, nhất là triết học Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam,
Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn và xuất sắc cho kho tàng triết
học nhân loại nói chung, làm phong phú thêm triết học Mác-Lênin nói
riêng về rất nhiều vấn đề, trong đó có tư tưởng triết học của Người về
chiến tranh nhân dân. Có thể nói, đây là một trong những di sản quý báu
của Người để lại cho dân tộc ta cũng như toàn thể các dân tộc thuộc địa,


2

bị áp bức, bóc lột đứng lên giành và giữ chính quyền cách mạng, xây


dựng và bảo vệ vững chắc nền tự do độc lập.
1. Một số vấn đề cơ bản trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh
về chiến tranh nhân dân.
Chiến tranh nhân dân, là “chiến tranh do đơng đảo quần chúng
nhân dân tiến hành vì lợi ích của nhân dân, có lực lượng vũ trang làm
nịng cốt, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tiến bộ, bằng mọi hình thức và
vũ khí có trong tay chống sự xâm lược từ bên ngoài hoặc chống ách
thống trị bên trong.”1. Một hình thức chiến tranh với sự tham gia đơng
đảo, nhiệt tình, bằng sự phát huy tối đa mọi khả năng và sức lực của
quần chúng nhân dân. Nói cách khác, đây là hình thức chiến tranh của
tồn dân, toàn thể dân chúng đều tham gia đánh giặc giữ nước, vì quyền
lợi, vì cuộc sống của chính ngay những người dân tham gia chiến tranh.
Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tiến bộ, các lực lượng dân chúng được tập
hợp và tổ chức lại, tạo thành sức mạnh tổng hợp, to lớn; với mọi thứ vũ
khí trong tay có thể đánh thắng mọi kẻ thù.
Trong lịch sử, cũng đã có những triết gia bàn đến vị trí, vai trị của
con người, của quần chúng nhân dân theo quan điểm duy vật biện
chứng; nhưng do còn bị hạn chế bởi điều kiện lịch sử hoặc lập trường
giai cấp, nên họ chưa có quan niệm đúng đắn và đầy đủ về vấn đề đó.
Chỉ đến khi triết học Mác-Lênin ra đời, các vấn đề về con người, về
quần chúng nhân dân mới được làm sáng tỏ trên cơ sở khoa học và mang
tính cách mạng triệt để, sâu sắc. Từ quan niệm con người là chủ thể sáng
tạo và cải tạo thế giới, con người là trung tâm của mọi thời đại; từ
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng trong thế
. Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, H. 1996, tr. 173.

1


3


giới, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ vai trò to lớn của quần chúng nhân
dân. Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử, là
chủ thể của lịch sử. Mọi hoạt động của quần chúng nhân dân là điều kiện
cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Họ là lực lượng
cơ bản của mọi cuộc cách mạng, cách mạng thực sự là ngày hội, là sự
nghiệp của họ. Trong các lĩnh vực khác như: Văn hoá, nghệ thuật,
khoa học .v.v, quần chúng nhân dân cũng vừa là người sáng tạo, vừa
là người thưởng thức, phê phán, kiểm nghiệm, gìn giữ, bảo vệ và phát
triển những giá trị đó. Ngồi ra, họ còn là nơi khơi dậy nguồn cảm
hứng dạt dào, rung động cho các sáng tác của các văn, nghệ sĩ. Nói
tóm lại, trong lĩnh vực qn sự, chính trị cũng như các lĩnh vực khác
của đời sống xã hội, quần chúng nhân dân ln có vai trị vơ cùng to
lớn, họ thực sự là động lực của mọi cuộc cách mạng xã hội, là chủ thể
sáng tạo của mọi hoạt động sống. Do đó, trong các hoạt động xã hội,
nhất là làm cách mạng, “ai” tập hợp, phát huy được sức mạnh của
quần chúng nhân dân, “người” đó sẽ có điều kiện thuận lợi làm nên
chiến thắng và ngược lại.
Thấm nhuần quan điểm trên của chủ nghĩa Mác-Lênin về vị trí,
vai trị của quần chúng nhân dân, nên ngay từ rất sớm Hồ Chí Minh đã
nhận thấy, muốn làm cách mạng Việt Nam thành công phải dựa vào
sức mạnh của toàn thể quốc dân đồng bào, phải tiến hành khởi nghĩa
vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân. Bởi theo Người:
“Dễ mười lần khơng dân cũng chịu
Khó trăm lần dân liệu cũng xong” 2.
Trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ năm 1924, Hồ
2

. Hồ Chí Minh toàn tn tập, tập 12, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 112.



4

Chí Minh đã viết: “Để có cơ thắng lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở
Đơng Dương:
1. Phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không
phải một cuộc nổi loạn. Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong
quần chúng”3.
Khác với các bậc cách mạng tiền bối, Hồ Chí Minh cho rằng, để
tiến hành chiến tranh nhân dân thắng lợi không chỉ hô hào, kêu gọi quần
chúng nhân dân là đủ, mà phải biết cổ vũ, động viên, tập hợp, tổ chức
chặt chẽ, phải làm cho toàn thể dân chúng nhận thức rõ tội ác của kẻ thù,
thấy rõ trách nhiệm của mình trước vận mệnh của đất nước. Đồng thời,
mọi người dân tham gia vào cách mạng đều cảm nhận được lợi ích mà
họ sẽ được thừa hưởng sau khi cách mạng thành cơng, đó là “người cày
có ruộng”, “mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành”.v.v. Nên người nói: “Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc
thành công ắt phải dựa vào quần chúng nông dân. Muốn dựa vào nông
dân ắt phải bồi dưỡng lực lượng của họ. Muốn nơng dân có lực lượng
dồi dào thì phải làm cho họ có ruộng cày, có cơm ăn, áo mặc, nhà ở”4.
Vì lẽ đó, theo Người lực lượng tham gia trong chiến tranh nhân
dân phải là tồn thể nhân dân, khơng phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề
nghiệp, hễ bất cứ ai là người con nước Việt, là con Lạc cháu Hồng đều
có nghĩa vụ và quyền lợi trong đấu tranh cách mạng của dân tộc. Do vậy,
“muốn kháng chiến lâu dài để tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động
viên hết thảy mọi lực lượng mới mong đi tới thắng lợi cuối cùng. Cậu bé
chăm chỉ học hành trong nhà trường cũng là kháng chiến. Anh dân cày
. Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 1, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 468.
. Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 7, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 23.


3
4


5

cày cuốc ngoài đồng ruộng, anh thợ cặm cụi trong nhà máy, chị bán
hàng buôn bán ngược xuôi, ông già xách giỏ đi câu cũng là kháng chiến.
Các công chức, các nhà văn, nhà báo mải miết trước bàn giấy, cạnh tủ
sách cũng là kháng chiến. Các y sinh, khán hộ lăn lộn bên giường bệnh
cũng là kháng chiến. Các nhà giàu có đem hết tài lực mở mang xưởng
thợ, khai thác ruộng đất cũng là kháng chiến. Đó là toàn dân kháng
chiến”5.
Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19 tháng 12 năm
1946, Hồ Chí Minh viết: “Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh
thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng
gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra
sức chống thực dân Pháp cứu nước”6.
Sức mạnh của chiến tranh nhân dân phải là sức mạnh tổng hợp của
của tinh thần đồn kết, thống nhất ý chí và hành động, là sức mạnh có tổ
chức của đơng đảo quần chúng nhân dân, cùng với việc sử dụng và phát
huy hết tính năng, tác dụng của mọi thứ vũ khí, phương tiện trong tay.
Bởi theo người, “muốn thực hiện tồn dân kháng chiến, ngồi việc động
viên qn sự, chính trị, ngoại giao, còn phải động viên cả tinh thần lẫn
kinh tế”7. Nên bất kỳ ở đâu, lúc nào Hồ Chí Minh cũng thường xuyên
coi trọng động viên tinh thần tự lực tự cường, lịng u nước và chí căm
thù giặc của dân tộc, coi trọng tình đồn kết, gắn bó giữa con người với

. Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 84.
. Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 1, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 480.
7. Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 84.
5
6


6

con người, giữa các anh em, đồng chí, bè bạn. Người ln khích lệ và
u cầu mọi người phải đồn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, muôn
người như một, cả “dân tộc Việt Nam là một, sơng có thể cạn, núi có thể
mịn. Song, chân lý đó khơng bao giờ thay đổi”; nêu cao truyền thống
“thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy
rằng khác giống nhưng chung một giàn” của dân tộc Việt Nam, có như
thế mới làm nên thắng lợi được. Người viết:
“Đồn kết ,đồn kết, đại đồn kết
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”8.
Rõ ràng ở đây, tuy Hồ Chí Minh khơng nói đến mối liên hệ phổ
biến như triết học Mác-Lênin đã từng bàn, nhưng trên cơ sở quan điểm
triết học ấy Người đã làm rõ các mối liên hệ đó qua phạm trù “đoàn kết”.
Người cũng coi đoàn kết như một mối liên hệ cơ bản, bản chất của mọi
cộng đồng người, mọi tổ chức người trong xã hội. Trong chiến tranh
nhân dân, Người coi đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh cực kỳ to lớn, là
truyền thống vô cùng quý báu của nhân dân ta, tinh thần đoàn kết dân
tộc ấy sẽ “nhấn chìm tất cả bọn bán nước và lũ cướp nước”. Người chỉ
rõ: “Nếu chúng ta đồn kết thành một khối, thì chúng ta chắc chắn tranh
được hồ bình và tự do, vì đồn kết là sức mạnh…!” 9; “Ta kháng chiến
thắng lợi, cũng nhờ đoàn kết”, vì “đồn kết là sức mạnh vơ địch” 10. Do
vậy, khi cả dân tộc ta bước vào tranh đấu để thống nhất Tổ quốc, Người

viết: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của nhân dân ta. Đoàn kết
là một lực lượng tất thắng”11.

. Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 1, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 19.
. Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 6, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 298.
10 . Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 6, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 298.
11 . Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 8, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 198.
8
9


7

Như vậy, Hồ Chí Minh khơng chỉ kế thừa, vận dụng sáng tạo quan
điểm triết học Mác-Lênin về mối liên hệ phổ biến, vai trò của quần
chúng nhân dân vào xây dựng chiến lược chiến tranh nhân dân, mà
Người còn thổi vào truyền thống đoàn kết của dân tộc một luồng sinh
khí mới, làm tăng thêm vai trị và sức mạnh to lớn của nhân dân trong
đấu tranh cách mạng, để từ đó khẳng định lực lượng trong chiến tranh
nhân dân là toàn dân và là sức mạnh của đại đồn kết tồn dân tộc. Vì
vậy, trong Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khố II Trường
Đại học nhân dân Người nói: “Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân
dân. Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân
dân”12.
Chiến tranh nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là hình thức
chiến tranh mang tính cách mạng, chính nghĩa, do giai cấp cơng nhân –
giai cấp tiến bộ lãnh đạo, mà trực tiếp là Đảng cộng sản Việt Nam; mục
tiêu là vì độc lập tự do của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, vì
sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của giai cấp Phong kiến,
địa chủ thối nát và thực dân, đế quốc; hình thức chiến tranh này đối lập

với chiến tranh do chủ nghĩa đế quốc tiến hành, nhằm xâm lược, nô dịch
các dân tộc trên thế giới. Do vậy, trong quá trình tiến hành chiến lược
chiến tranh nhân dân, chúng ta luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt thành cả
về vật chất và tinh thần của bạn bè, của các dân tộc và nhân loại tiến bộ
trên toàn thế giới. Từ đó, cùng với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất
định không chịu mất nước, nhất định khơng chịu làm nơ lệ” của tồn dân
tộc đã càng tạo ra những điều kiện thuận lợi, những động lực to lớn cho
cách mạng Việt Nam. Người đã viết: “Nhờ quân và dân ta kháng chiến
12

. Hồ Chí Minh toàn tn tập, tập 8, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 276.


8

anh dũng và được sự ủng hộ của nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp
và nhân dân yêu chuộng hồ bình thế giới nên chúng ta đã thắng lợi ở
Hội nghị Giơ ne vơ”13. Đây là một trong những chiến cơng quan trọng
góp phần to lớn làm nên chiến thắng lịch sử năm 1975, chấm dứt hoàn
toàn chiến tranh ở Việt Nam, Bắc – Nam thống nhất một nhà, non sông
thu về một mối, cả nước bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin về chiến tranh và qn đội nói
chung, về tính chất, đặc điểm của chiến tranh nói riêng, Hồ Chí Minh đã
vận dụng và phát triển sáng tạo vào xác định tính chất, đặc điểm của
chiến tranh nhân dân ở Việt Nam. Theo Người, tuy chiến tranh nhân
dân ở nước ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa, có sự ủng hộ của cả nhân
loại tiến bộ trên toàn thế giới, nhưng xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ
thể của chúng ta, nên cuộc chiến tranh mà nhân dân ta tiến hành phải là
cuộc chiến tranh lâu dài, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính. Chúng ta
cần phải huy động và phát huy tốt sức người, sức của cho chiến tranh;

chế tạo, sáng tạo và sử dụng có hiệu quả các loại vũ khí, trang bị,
phương tiện để chiến tranh nhân dân giành thắng lợi cao nhất. Chính từ
quan điểm này, nên ngay từ khi kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước
đứng lên đánh đuổi Thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Ai có súng
dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc,
thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” 14.
Thực tiễn lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của
dân tộc ta đã minh chứng cho những luận điểm trên của Hồ Chí Minh.
Ngay sau khi giành chính quyền vào mùa thu năm 1945, thực dân pháp
đã có sự chuẩn bị mọi mặt cho việc quay trở lại cướp nước ta một lần
13
14

. Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 7, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 338.
. Hồ Chí Minh toàn tn tập, tập 7, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 480.


9

nữa, với vũ khí, trang bị, phương tiện hiện đại hơn, uy lực mạnh hơn;
trong khi đó, quân và dân ta mới chỉ mạnh về tinh thần, ý chí; cịn vũ
khí, trang bị, phương tiện đang rất thơ sơ và vơ cùng thiếu thốn. Do đó,
theo lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một mặt, quân và dân ta
vừa ra sức chống giặc, vừa tích cực chế tạo nhiều loại vũ khí, trang bị,
phương tiện phục vụ cho chiến tranh, mặt khác vừa đánh giặc vừa xây
dựng lực lượng, thế trận và vừa sáng tạo ra những cách đánh linh hoạt,
phù hợp với khả năng sinh lực, binh lực hiện có và hình thức chiến tranh
nhân dân ở nước ta. Đánh địch trong thế trận của chiến tranh nhân dân,
trong điều kiện chúng đang mạnh hơn ta gấp nhiều lần, chúng ta không
thể dùng cách “đương đầu” trực tiếp, mà phải dùng cách đánh truyền

thống – “cách đánh du kích”, đánh địch ở mọi quy mơ: từng người đánh,
từng đơn vị và từng làng xã đánh, có đánh lớn, có đánh vừa và có đánh
nhỏ với mọi thứ vũ khí, trang bị, phương tiện trong tay, đặc biệt phải
cướp vũ khí, trang bị, phương tiện của địch để tiêu hao, tiêu diệt địch;
phải đẩy mạnh truyền thống “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “trăm họ
là binh”, ‘cả nước chung sức, toàn dân đánh giặc”, “mỗi người dân là
một chiến sỹ yêu nước, mỗi làng xã là một pháo đài” .v.v. Đồng thời,
vận dụng các cách đánh của các bậc tiền bối, như: Trần Quốc Tuấn,
Quang Trung, Lê Lợi và phương thức tác chiến trong “Binh pháp Tôn
Tử”, “Khổng Minh”, từ đó tạo ra thế “thiên la, địa võng”, làm cho địch
không xác định được đâu là lực lượng chủ lực, đâu là lực lượng du kích,
lực lượng địa phương hay người dân lao động, cả nước tạo thành màng
lưới vây bắt và tiêu diệt địch để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc chiến
tranh nhân dân ở nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “…làng


10

nào, huyện nào, tỉnh nào cũng có du kích, thì nó thành một tấm lưới sắt,
một thứ “thiên la, địa võng” mà địch khơng tài gì thốt ra được.”15.
Hồ Chí Minh vừa nói lên tác dụng của lối đánh du kích trong nghệ
thuật chiến tranh nhân dân, vừa vạch ra phương hướng, cách thức tổ
chức đánh địch, “vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích
cực, nay Đơng mai Tây, lai vô ảnh, khứ vô tung” 16, làm cho chúng đi
đến đâu cũng vấp phải sự phản kháng của dân chúng, cũng bị chặn đánh
tơi bời; kẻ nào cịn sống sót, trốn chạy cũng bị qn và dân ta làm cho
“hồn siêu, phách lạc”, nếu có “cơ may” quay trở về được nước chúng thì
vẫn chưa hết “tim đập, chân run”.Người viết: “Địch đi đến đâu cũng bị
chặn đánh. Địch làm cái gì cũng bị phá hoại. Du kích làm cho địch có
mắt cũng như mù, có tai cũng như điếc, có chân tay cũng như què. Một

bộ phận địch thì bị du kích tỉa dần tỉa mịn. Bộ phận địch cịn sống sót,
thì ẩn khơng n, ở khơng n, nghe gió thổi chim kêu cũng hoảng sợ,
rồi cũng bị du kích tiêu diệt nốt”17.
Lực lượng tham gia trong chiến tranh nhân dân, theo Hồ Chí Minh
là tồn thể quốc dân đồng bào, nhưng không phải đơn thuần là việc tập
hợp vào để “biểu dương” lực lượng, để “ghi tên” mình vào trong danh
sách tham gia kháng chiến, mà phải là mỗi người một việc, người thì
trực tiếp cầm vũ khí đánh giặc, người thì lo cơng tác bảo đảm mọi mặt
(hậu cần, chính trị, qn sự, thơng tin .v.v) theo yêu cầu của cuộc kháng
chiến. Muốn làm được điều này, đòi hỏi những người tổ chức phải biết
cách tổ chức, có kế hoạch, bố trí, sắp xếp đúng người đúng việc, ai có
thế mạnh ở mặt nào thì phải đưa họ vào đúng mặt hoạt động ấy để họ
. Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 6, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 338.
. Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 3, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 507.
17. Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 6, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 338.
15
16


11

phát huy sở trường, sở đoản; cần nhìn người và xem việc mà phân công
cho hợp lý, phải “dùng người như dùng gỗ” thì hiệu quả cơng việc mới
cao. Người nói: “Du kích tổ chức khéo, thì tồn dân gái trai già trẻ, sĩ
cơng nơng thương, ai cũng có thể tham gia. Người thì lo đánh giặc,
người thì lo tiếp tế, tình báo, liên lạc, tuyên truyền. Mọi người đều có
dịp phụng sự Tổ quốc”18.
Theo Hồ Chí Minh, chiến tranh nhân dân khơng chỉ là cuộc chiến
tranh tồn dân, mà cịn phải là cuộc chiến tranh tồn diện. Đánh địch là
phải đánh trên tất cả các mặt, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, ngoại

giao .v.v. mặt này hỗ trợ cho mặt khác giành thắng lợi. Thực tiễn qua hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống mỹ của dân tộc ta cho thấy, thực
hiện tư tưởng của Người, chúng ta đã kết hợp đồng thời tiến công tốt các
lĩnh vực và đã đạt kết quả cao, như quân sự và ngoại giao luôn đi đôi với
nhau, chúng ta “vừa đánh, vừa đàm”, “đánh là chủ yếu, đàm là hỗ
trợ”,buộc địch từ thế tiến công phải chuyển dần về thế phòng ngự, ta từ
yếu chuyển thành mạnh; các hiệp định như hiệp định Giơ-ne-vơ, hiệp
định Pari… đều lần lượt buộc địch phải ký kết, tạo điều kiện cho ta tiếp
tục tranh thủ thời gian chuẩn bị mọi mặt cho tiến công quân Pháp trên
các cứ điểm ở Điện Biên Phủ năm 1954, tổng tiến công và nổi dậy năm
1975 kết thúc hoàn toàn chiến tranh ở Việt Nam. Về mặt trận kinh tế,
chúng ta vừa ra sức tăng gia sản xuất, vừa thực hành tiết kiệm, xây dựng
hậu phương vững mạnh chi viện cả sức người, sức của cho tiền phương
với phương châm: “Thóc khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một
người”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”,
“Tiền tuyến gọi, hậu phương trả lời” .v.v. Đây cũng là một trong những
. Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 6, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 338.

18


12

biểu hiện về mối liên hệ phong phú muôn vẻ của chủ nghĩa Mác-Lênin
trong tư tưởng triết học về chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh.
Người cũng xác định rất rõ những mối liên hệ nào là cơ bản, những mối
liên hệ nào là chủ yếu, quan trọng, là bên trong hay bên ngồi. Vì thế,
trong từng thời điểm lịch sử, tuỳ từng tình hình cụ mà đặt mặt trận này
cao hơn hay mặt trận khác cao hơn, cần giải quyết mối liên hệ này trước
hay mối liên hệ khác trước. Do đó, trên mặt trận văn hố tư tưởng Người

nói: “Chiến tranh vè mặt văn hố hay tư tưởng so với những mặt khác
cũng không kém quan trọng”19.
Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh chủ yếu “lấy sức ta mà tự
giải phóng cho ta”, bởi theo Hồ Chí Minh, “Một dân tộc khơng tự lực
cánh sinh mà cứ chờ dân tộc khác giúp đỡ thì dân tộc đó khơng xứng
được độc lập”20. Song, bên cạnh đó Người cũng khơng tuyệt đối hố yếu
tố nội lực, mà người cịn tích cực đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, tranh
thủ sự ủng hộ của các dân tộc, bè bạn và nhân loại tiến bộ trên tồn thế
giới. Vì vậy, trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta, chúng
ta ln nhận được sự ủng hộ đó ở mọi mặt trận, tạo điều kiện thuận lọi
cho ta đánh thắng “hai đế quốc to”. Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến
tranh khơng cân sức giữa một bên có binh lực và sinh lực mạnh, thậm
chí là những đội quân tinh nhuệ cùng các loại vũ khí, trang bị, phương
tiện hiện đại, với một bên chủ yếu là “người nông dân mặc áo lính” cùng
những thứ vũ khí, trang bị, phương tiện hết sức thơ sơ như “cuốc,
thuổng, gậy gộc”, vì vậy, không thể ngay ngày một, ngày hai mà kết
thúc chiến tranh được. Hơn nữa, nước ta vốn là một nước thuộc địa nửa
phong kiến, nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu, đã từng phải
. Hồ Chí Minh toàn tn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 319.
. Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 6, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 522.

19
20


13

trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc; đã có những thời kỳ người dân Việt
Nam phải chịu “một cổ hai chịng”, chịu hai tàng áp bức bóc lột NhậtPháp; chính quyền mới giành được còn quá non trẻ .v.v. Cho nên, tiến
hành chiến tranh nhân dân phải là cuộc kháng chiến trường kỳ, dựa vào

sức mình là chính; có như thế mới chiến thắng được kẻ thù xâm lược.
Nhằm giải thích rõ cho cuộc chiến này, Hồ Chí Minh nói: “Kháng chiến
phải trường kỳ, vì đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị
lâu dài và phải có sự chuẩn bị về tồn diện của tồn dân” 21. Người cịn
nói: “Địch muốn tốc chiến, tốc thắng. Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị
nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng” 22. Như vậy, trường kỳ
kháng chiến là một trong những nghệ thuật, chiến thuật của hình thức
chiến tranh nhân dân. Nhưng cũng cần hiểu rằng, không phải trường kỳ
kháng chiến là kéo dài vô hạn về mặt thịi gian, mà phải ln nỗ lực, tích
cực bồi dưỡng về mọi mặt, vừa đánh địch, vừa khơng ngừng củng cố,
phát triển thế và lực có lợi cho cách mạng. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Hồ
Chí Minh vừa kêu gọi, động viên tinh thần chiến đấu của toàn quân, toàn
dân ta, vừa khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20
năm hoặc lâu hơn nữa. Hà nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí
nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết khơng sợ.
Khơng có gì q hơn độc lập tự do”23.
Tóm lại, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân
là một trong những nội dung có giá trị to lớn về mặt quân sự, là ánh sáng
soi đường cho cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại
của dân tộc ta ở thế kỷ XX, cũng như trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tư tưởng này của Người đã tốt lên
. Hồ Chí Minh toàn tn tập, tập 6, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 164.
. Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 485.
23. Hồ Chí Minh tồn tn tập, tập 12, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 108.
21
22


14


tính chất, đặc điểm của cuộc chiến tranh giành và giữ vững độc lập của
dân tộc ta. đồng thời, cũng từ sự kế thừa tư tưởng quân sự của các bậc
tiền bối trong lịch sử dựng nước và giữ nước, từ sự vận dụng và phát
triển sáng tạo những tư tưởng, lý luận triết học nói chung, lý luận về
chiến tranh và quân đội của chủ nghĩa Mác-Lênin nói riêng vào điều
kiện cụ thể ở Việt Nam, Người đã tiếp tục phát triển và làm nổi bật lên
nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đó là nghệ thuật “cả nước chung sức, toàn
dân đánh giặc”; nghệ thuật kháng chiến toàn dân, tồn diện, dựa vào sức
mình là chính; nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều.
Ngày nay, trước những thay đổi to lớn của thời đại; trước những
âm mưu, thủ đoạn mới của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch;
đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu và vận dụng sáng tạo tư tưởng
của Người nói chung, tư tưởng triết học nói riêng, đặc biệt là tư tưởng
triết học về chiến tranh nhân dân để xây dựng bảo vệ thành công Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Ý nghĩa trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa hiện nay.
Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X khẳng định,
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay là “bảo vệ vững
chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ
Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh
chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội;
duy trì trật tự, kỷ cương, an tồn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của
đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động
chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ”24.
. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn tn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 108 – 109.

24



15

Đó là tồn bộ nội dung cần phải được bảo vệ trong quá trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay. Để bảo vệ được những vấn đề ấy,
chúng ta phải sử dụng tổng hợp các hình thức, biện pháp, nghệ thuật
quân sự Việt Nam, trong đó có nghệ thuật chiến tranh nhân dân theo tư
tưởng triết học Hồ Chí Minh; vì “tất cả các hình thức và biện pháp đấu
tranh của chiến tranh nhân dân là một thể thống nhất tạo thành sức mạnh
tổng hợp để tiến công tiêu diệt quân thù” 25; phải phát huy tối đa những
thuận lợi về con người, vũ khí, trang bị, phương tiện; điều kiện địa hình,
khí hậu ở Việt Nam; về sự ủng hộ của bạn bè, nhân loại tiến bộ và u
chuộng hồ bình trên thế giới.
Vận dụng tư tưởng triết học về chiến tranh nhân dân của Người,
chúng ta cần thực hiện tốt quan điểm “lấy dân làm gốc”, bởi “gốc có
vững thì cây mới bền, xây lầu độc lập trên nền nhân dân”. Thường
xuyên quan tâm, chăm lo phát triển mọi mặt đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân; “giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong
nhân dân; xây dựng “thế trận lòng dân” làm nền tảng phát huy sức mạnh
tổng hợp của tồn dân tộc”26. Coi trọng cơng tác bồi dưỡng, nâng cao
trình độ dân trí nói chung, trình độ hiểu biết về nghệ thuật chiến tranh
nhân dân nói riêng.
Đảm bảo cho mỗi người dân Việt Nam ln có ý thức cảnh giác
cách mạng trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Phát huy sức
mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị; từng bước tăng
cường các tiềm lực quốc phịng, đẩy mạnh cơng cuộc xây dựng thế trận
quốc phịng tồn dân, xây dựng thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng các
. Lê Xuân Lựu, Một số vấn đề định hướng XHCN trong sự nghiệp xây dựng vàn t bảo vệ Tổ quốc, Nxb
QĐND, H. 2003, tr. 89.
26. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn tn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 109.
25



16

cơ sở chính trị, các địa bàn vững mạnh, đặc biệt là những địa bàn chiến
lược trọng yếu, những khu vực nhạy cảm trên tuyến biên giới đất liền và
biển đảo. Tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, thực hiện tốt
“3 cùng với nhân dân” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm); thường xuyên nắm
chắc tình hình địa bàn và có các phương án ứng phó kịp thời, khơng để
cho kẻ thù lợi dụng can thiệp vào công việc nội bộ của ta. Đẩy mạnh xây
dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, kết hợp phát triển kinh tế đi
đơi với nâng cao sức mạnh quốc phịng. Xây dựng đồng thời ba thứ
quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân qn du kích, làm nịng
cốt cho toàn dân đánh giặc. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, vũ khí,
trang bị, phương tiện cho lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu
khách quan của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nhất là Quân đội
nhân dân Việt Nam. Đẩy mạnh quá trình xây dựng quân đội ta theo
hướng “cách mạng, chính quy và từng bước hiện đại”.
Trong tình hình hiện nay, do vấn đề tồn cầu hố trên nhiều lĩnh
vực chi phối mạnh mẽ tới quá trình tồn tại và phát triển của tất cả các
quốc gia, dân tộc trên thế giới; cùng với các thành tựu mới của khoa học
kỹ thuật và cơng nghệ. Nên “hồ bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu
thế lớn”27, chiến tranh xâm lược theo phương thức như trước đây ít có
khả năng xảy ra. Nhưng chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ
và các thế lực thù địch vẫn ln tìm mọi thủ đoạn, bằng nhiều chiến
lược tấn công ta từ nhiều phía. Chúng tiếp tục đẩy mạnh chiến lược
“Diễn biến hồ bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ; các chiêu bài như
“dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo” vẫn được chúng lợi dụng triệt để,
nhằm đánh vào lịng tin, tín ngưỡng của nhân dân, gây rối và tạo mâu
. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn tn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 21.


27


17

thuẫn trong nội bộ ta. Vì vậy, quán triệt và vận dụng tư tưởng triết học
của Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong điều kiện mới là nhằm
chống lại sự chống phá của kẻ thù, bảo vệ vững chắc độc lập tự do và
chế độ xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Cho nên, hơn lúc nào hết,
chúng ta phải tích cực khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước
của toàn dân tộc; chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Kiên
quyết chống và xử lý nghiêm minh những kẻ cố tình vi phạm các quy
định về bảo đảm quốc phòng và an ninh của nước ta. Đẩy lùi các tệ
nạn xã hội, đặc biệt là nạn tham nhũng để tránh làm mất lòng tin của
đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành đối với quần chúng nhân dân. Đồng
thời, tiếp tục nâng cao phẩm chất, hình ảnh “bộ đội cụ Hồ” trong lịng
nhân dân, giữ vững và phát huy mối quan hệ máu thịt giữa quân và
dân ta, thực hiện tốt quan điểm “quân với dân một ý chí”.
Kết luận
Hồ Chí Minh-một danh nhân văn hoá thế giới, cả cuộc đời và sự
nghiệp của Người là những “tư liệu” vô giá cho cách mạng Việt Nam.
Mặc dù Người khơng có một tác phẩm riêng biệt nào viết về các vấn
đề cụ thể của lĩnh vực triết học, nhưng tư tưởng và hành động của
Người luôn mang đậm “sắc thái” triết học, luôn thể hiện sự sâu sắc và
khiêm nhường của một nhà hiền triết phương Đông, mặc dù chưa khi
nào người tự thừa nhận mình là nhà triết học. Chính vì vậy, khi tìm
hiểu tư tưởng của Người về chiến tranh nhân dân, chúng ta thấy rất rõ
sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng triết học Mác-Lênin, tư
tưởng triết học phương Đông của Người vào thực tiễn cách mạng Việt

Nam, làm bùng lên “ngọn lửa” truyền thống yêu nước của dân tộc
“thiêu cháy” mọi kẻ thù.


18

Những đóng góp to lớn đó của Người khơng chỉ có giá trị đối
với cách mạng Việt Nam, mà cịn làm cho kho tàng triết học nhân
loại phong phú thêm; làm cho triết học Mác-Lênin nói riêng, chủ
nghĩa Mác-Lênin nói chung có thêm sức sống mới, thực sự là một
học thuyết mở mang tính cách mạng và khoa học rất cao. Những di
sản của Người để lại khơng chỉ có ý nghĩa hiện nay, mà còn giữ
nguyên giá trị trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa sau này./.



×