Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO sự PHÁT TRIỂN tư DUY GIÁO dục và CHỈ đạo THỰC TIỄN GIÁO dục của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.58 KB, 31 trang )

1

SỰ PHÁT TRIỂN TƯ DUY GIÁO DỤC VÀ CHỈ ĐẠO THỰC TIỄN GIÁO DỤC
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

MỞ ĐẦU

Ngay sau khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập,
ngày 3 tháng 9 năm 1945 trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra đề nghị: Nạn dốt là một trong những phương
pháp độc ác mà bọn thực dân Pháp dùng để cai trị chúng ta. Hơn 95% đồng
bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần 3 tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng
ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. vì vậy tôi đề nghị
mở chiến dịch chống nạn mù chữ. Đề nghị của Bác đã được Hội đồng Chính
phủ thông qua thành quyết định. Ngày 8 tháng 9 năm 1945 Chính phủ ký 3
sắc lệnh quan trọng về bình dân học vụ; tháng 10 năm 1945, Hồ Chủ tịch ra
lời kêu gọi chống nạn thất học. Trong lời kêu gọi Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ tình
trạng gần như hoàn toàn mù chữ của nhân dân Việt Nam đó là một trở lực to
lớn đối với sự tiến bộ và giàu mạnh của đất nước sau này, Người khẳng định:
Một trong những công việc phải thực hiện tức tốc trong lúc này là nâng cao
dân trí, người khuyên mọi người Việt Nam “trước hết phải biết đọc, biết viết
chữ quốc ngữ”. Người kêu gọi “những người biết chữ hãy dạy cho nghững
người chưa biết chữ, những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho
biết”. Người đặc biệt chú ý đến phụ nữ và thanh niên. Chỉ trong một thời gian
ngắn phong trào chống nạn mù chữ đã lan rộng khắp cả nước, tạo nên một
chiến dịch với sự tham gia của đông đảo đồng bào.
Trong những điều kiện cực kỳ khó khăn phức tạp của năm đầu tiên
dưới chính quyền cách mạng, chiến dịch chống nạn mù chữ chưa đạt được
mục tiêu mong muốn. Nhưng những bài học thu được là vô cùng quý báu và
chúng ta có quyền tự hào về những kinh nghiệm có được từ chiến dịch chống



2

nạn mù chữ năm 1945 - 1946 sau này đã trở thành những kinh nghiệm quốc tế
đến tận cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XI.
Theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam trải qua 65 năm nhân dân và Nhà nước ta đã vượt qua
muôn vàn khó khăn, thử thách, đổ máu hy sinh đặc biệt là đánh thắng hai
cuộc chiến tranh xâm lược của hai đế quốc hùng mạnh nhất của thời hiện đại
là Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ để giải phóng dân tộc; đổi mới đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cùng với tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sáu mươi lăm năm qua trên
đất nước ta đã hình thành một nền giáo dục hiện đại với cấu trúc hệ thống khá
hoàn chỉnh, với mục tiêu đào tạo tiên tiến, với nội dung, chương trình và
phương pháp giáo dục ngày càng hoàn thiện hướng tới những xu thế giáo dục
hiện đại của thời đại. Nền giáo dục Việt Nam mặc dù còn có những vấn đề
chưa đáp ứng được những mong muốn của xã hội cũng như chưa đáp ứng
được sự đòi hỏi của sự phát triển đất nước nhưng nền giáo dục Việt Nam đã
có một vị trí xứng đáng trên bản đồ giáo dục thế giới.
Nền giáo dục cách mạng Việt Nam có được những thành tựu như ngày
hôm nay là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
kế thừa có chọn lọc, phát triển những tinh hoa văn hóa của nhân loại và của
dân tộc, nắm chắc những quy luật phổ biến cũng như những quy luật đặc thù
của sự vận động phát triển của khoa học giáo dục, để vận dụng một các linh
hoạt, sáng tạo vào xây dựng, phát triển nền giáo dục Việt Nam phù hợp với
tiến trình phát triển của đất nước và xu thế phát triển của thời đại.
Để cho chúng ta có cái nhìn toàn cảnh sự phát triển của nền giáo dục
nước nhà từ khi giành được độc lập đến nay, so sánh sự giống nhau và khác
nhau của đường lối lãnh đạo, chỉ đạo quá trình phát triển lý luận và thực tiễn

nền giáo dục Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ trước
đổi mới (từ năm 1945 - 1986) và sau khi đổi mới (1986 đến nay); Nghiên cứu


3

rút ra những quy luật, những vấn đề có tính quy luật và quy luật đặc thù của
nền giáo dục Việt Nam từ đó cho chúng ta thấy được sự phát triển tư duy giáo
dục cũng như trong chỉ đạo thực tiễn giáo dục của Đảng ta.
NỘI DUNG

Phần thứ nhất
ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂNGIÁO DỤC VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 - 1986

I. Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ 1945 đến năm 1975
1. Giáo dục Việt Nam trong những năm đầu giành được độc lập
Như trên đã nêu Ngày 8/9 1945 Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa
đã ký 3 sắc lệnh quan trọng về bình dân học vụ: Sắc lệnh số 17/SL thành lập
Nha bình dân học vụ; Sắc lệnh số 19/SL quy định hạn trong 6 tháng, làng nào,
thị trấn nào cũng phải có lớp học với ít nhất 30 người theo học; Sắc lệnh số
20/SL cưỡng bách học chữ quốc ngữ và không mất tiền, hạn một năm tất cả
người Việt Nam từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
Tháng 11/1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng
chiến kiến quốc” vạch rõ những nhiệm vụ của giáo dục “mở đại học và trung
học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách học nhồi sọ”. Thực hiện
lời dạy của Bác và chỉ thị của Đảng, sắc lệnh của Chính phủ năm học 1945 1946 nền giáo dục cách mạng trong bước phát triển đầu tiên của mình giữa
muôn vàn khó khăn về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế đã có những
thành tựu đáng tự hào. Theo thống kê (lưu trữ của Bộ Giáo dục) cuối năm học
đầu tiên đó, trên đất nước ta có 4.952 trường tiểu học với 284.314 học sinh; 29
trường trung học với 2378 học sinh. Riêng các trường đại học chưa có điều

kiện tuyển học sinh mới vào các trường, nhưng ngày 15/11/1945 đã chính thức
khai giảng lại các trường Y dược, Văn khoa. Bộ Giáo dục đã mở thêm lớp
chính trị - xã hội thay thế cho trường Luật khoa dưới chế độ cũ. Một thành tựu
đáng tự hào của nền giáo dục Việt Nam dân chủ cộng hòa là ngay năm học đầu


4

tiên của Nhà trường dưới chế độ mới, chúng ta đã sử dụng tiếng Việt làm ngôn
ngữ chính thức để giảng dạy trong nhà trường từ bậc tiểu học đến bậc đại học.
Nền giáo dục non trẻ của nước ta thời đó - thông qua tuyên bố của Bộ
Giáo dục tháng 10/1945 - đã khẳng định mục đích cao cả của nền giáo dục
mới là: “tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát triển tài năng” của mọi
người để “phụng sự đoàn thể góp phần vào cuộc tiến hóa chung của nhân loại”.
Phương pháp của nền giáo dục mới là xóa bỏ lối học nhồi sọ, lối học hình
thức, chú trọng phần thực học, đề cao tinh thần khoa học. Nhằm trau dồi cho học
sinh một lối nhận thức có quy củ, một phương pháp tư duy khoa học, phát triển óc
phê bình, óc phân tích và tổng hợp, tinh thần sáng tạo và gắn liền với thực tế.
Về cơ sở pháp lý, Chính phủ triển khai chính sách giáo dục mới bằng
các sắc lệnh số 146/SL; số 147/SL ngày 10/8/1946 khẳng định các nguyên tắc
căn bản của nền giáo dục mới: đại chúng hóa, dân tộc hóa và khoa học hóa và
theo tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ và các bậc học trong hệ
thống giáo dục quốc dân, ấn định thêm những điều khoản pháp lý để thực
hiện bậc học cơ bản: không phải trả tiền, các môn học dạy bằng tiếng Việt, kể
từ năm 1950 trở đi tất cả trẻ em từ 7 đến 13 tuổi đều có thể vào các trường
học.
Những sắc lệnh nói trên có ý nghĩa lịch sử lớn lao, nếu đặt trong hoàn
cảnh đất nước năm 1945 - 1946 (Sau này năm 1991 Nhà nước ta mới ban
hành “Luật phổ cập giáo dục tiểu học” và năm 1998, ban hành Luật Giáo dục
quy định hệ thống quốc dân, tất nhiên với nội dung đầy đủ hơn, sát với thực tế

xã hội ngày nay để điều chỉnh các hoạt động giáo dục trong cả nước) khẳng
định tính ưu việt của chế độ mới “ai cũng được học hành”, là cơ sở định
hướng, điều chỉnh các hoạt động giáo dục nước ta và vẫn còn giá trị đến ngày
nay.
Nhà trường trong chế độ mới bắt đầu chuyển hướng từ nền sư phạm
quyền uy sang nền sư phạm dân chủ, cùng sự đổi mới về phương pháp giáo


5

dục, dạy học của các nhà giáo, bước đầu hình thành ý thức tự quản của học
sinh thông qua thành lập các tổ chức đoàn thể của học sinh. Trong chế độ mới
nhà giáo được quan tâm đặc biệt. Để động viên giáo giới trong cả nước tích
cực tham gia vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc, vào việc xây dựng nền
giáo dục của chế độ mới, từ ngày 25 đến ngày 27/8/1946 Đại hội Giáo giới
toàn quốc đã được tiến hành tại Hà Nội đây là cuộc họp mặt đầu tiên gồm đủ
các đại biểu giáo giới các bậc học trong cả nước từ Nam chí Bắc. Đại hội là
diễn đàn đầu tiên của Giáo giới để trao đổi những vấn đề về quan điểm giáo
dục mới và khẳng định nguyên lý xây dựng nền giáo dục mới của nước Việt
Nam là dân tộc, khoa học, đại chúng. Một nguyên lý mà đến ngày nay chúng
ta vẫn hằng theo đuổi.
Khi toàn quốc bước vào cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp quay lại
xâm lược nước ta một lần nữa, thông qua các chính sách của Đảng và Nhà
nước ta về giáo dục trong thời kỳ cách mạng mới, thể hiện qua các Nghị quyết
Hội nghị Trung ương lần thứ tư (tháng 4 năm 1947); Nghị quyết của Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng mở rộng tháng 1 năm 1948. Với tinh thần
vừa kháng chiến vừa kiến quốc, thành lập hệ thống trường học, lớp học kháng
chiến; xây dựng đội ngũ giáo viên...công tác giáo dục của nước ta đã có
những chuyển biến làm thay đổi rõ rệt tình trạng giáo dục thấp kém do chế độ
giáo dục thực dân để lại. Năm 1948 Bộ Giáo dục mở “Hội nghị giáo dục toàn

quốc” để tăng cường thống nhất trong toàn ngành về cải tổ chương trình, xây
dựng nền nếp và phương pháp giảng dạy phù hợp với thời chiến và theo đúng
tinh thần dân chủ mới. Đây là cuộc họp đầu tiên của ngành giáo dục trong
thời kỳ kháng chiến và hội nghị đã vinh dự đón nhận đồng thời quán triệt
những chỉ thị trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo đường lối giáo dục
nước ta trong thời kỳ kháng chiến, đó là: Phải sửa đổi triệt để chương trình
giáo dục cho phù hợp với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc; phải có sách
kháng chiến và kiến quốc cho các trường; phải sửa đổi cách dạy cho hợp với


6

sự đào tạo nhân tài kháng chiến và kiến quốc; phải đào tạo cán bộ mới và giúp
đỡ cán bộ cũ theo tôn chỉ kháng chiến và kiến quốc; về bình dân học vụ, sau
khi số đông đồng bào đã biết viết, biết đọc phải có một chương trình để nâng
cao thêm trình độ văn hóa phổ thông của đồng bào.
Những chỉ thị của Người thực sự đã chỉ ra phương hướng cho một cuộc
cải cách giáo dục sẽ diễn ra vào đầu những năm 1950.
2. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất năm 1950: Thay hệ thống giáo
dục do thực dân Pháp để lại bằng chế độ giáo dục dân chủ cộng hòa
Cách mạng Tháng Tám và sự thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ngày 2/9/1945 đã đặt nền tảng cho việc ra đời nền giáo dục mới nền giáo dục cách mạng. Chính quyền cách mạng đã thành lập Hội đồng cố
vấn học chính để tiến hành một chương trình cải cách giáo dục triệt để thay
thế giáo dục nô dịch thực dân. Tuy nhiên, ngay từ tháng 9/1945 ở miền Nam
và tháng 12/1946 trên toàn quốc nổ ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
nên đến tháng 7/1950 Hội đồng Chính phủ mới thông qua đề án cải cách giáo
dục và thực hiện cuộc cải cách này một cách có hệ thống.
Bối cảnh lịch sử, đầu năm 1950 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã
phá được thế bao vây của kẻ địch, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước
xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh biên giới năm 1950 mở ra cục diện mới về

chính trị, quân sự. Những tiến bộ về kinh tế, tài chính tăng thêm sức mạnh của
chính quyền dân chủ nhân dân. Toàn dân tộc bước vào một thời kỳ mới của
cuộc kháng chiến chống xâm lược. Trong đà chung đó ngành giáo dục phải
được phát triển cho phù hợp với bước tiến của dân tộc.
* Quan điểm và những chủ trương lớn của cuộc cải cách giáo dục năm
1950
Bản chất của nền giáo dục mới là: giáo dục mang bản chất giai cấp sâu
sắc. Nhân dân Việt Nam nhất thiết phải xây dựng dược nền giáo dục dân chủ


7

nhân dân phù hợp với lới ích cơ bản của mình sau khi đã giành được quyền
làm chủ của mình về chính trị.
Mục đích của cải cách giáo dục lần này là phải hủy bỏ triệt để nền giáo
dục nô lệ cùng với những tàn dư của nó về nội dung lẫn phương pháp, phải
xây dựng cơ sở tư tưởng mới về nền giáo dục dân chủ nhân dân theo những
thiết chế giáo dục và hệ thống tổ chức giáo dục tương ứng.
Tính chất nền giáo dục là của dân, do dân, vì dân.
Nguyên tắc nền giáo dục: dân tộc, khoa học, đại chúng phục vụ lợi ích
của nhân dân Việt Nam, đấu tranh chống đế quốc và phong kiến, giành độc
lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày.
Mục tiêu đào tạo của nhà trường là giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ thành
những người “công dân lao động tương lai” trung thành với chế độ dân chủ
nhân dân và có đủ phẩm chất năng lực phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân.
Nội dung giáo dục nhằm vào việc bồi dưỡng người học có tinh thần dân
tộc, lòng yêu nước, chí căm thù giặc, tinh thần yêu chuộng lao động, tôn trọng của
công, tinh thần tập thể, phương pháp suy luận và thói quen làm việc khoa học.
Như vậy, so với giai đoạn từ khi thành lập nước cho đến trước năm
1950 thì giáo dục nước ta đã có sự phát triển về mọi mặt, không chỉ là chống

nạn mù chữ mà còn là giáo dục, đào tạo những con người mới có đủ đức, tài
vừa kháng chiến vừa kiến quốc, phục vụ nhân dân...
* Xây dựng cơ cấu hệ thống giáo dục và nhà trường mới
- Hệ thống giáo dục phổ thông gồm ba cấp học Cấp I: 4 năm (lớp
1,2,3,4) thay thế cho bậc tiểu học cũ; Cấp II: 3 năm (lớp 5,6,7) thay cho bậc
trung học phổ thông cũ 4 năm; Cấp III: 2 năm (lớp 8,9) thay thế cho bậc trung
học chuyên khoa cũ 3 năm.
- Hệ thống bình dân học vụ phục vụ người lớn gồm: sơ cấp bình dân;
dự bị bình dân; bổ túc bình dân và trung cấp bình dân. Thể hiện cụ thể chủ
trương của Đảng, xóa mù chữ và nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân.


8

- Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, đã cụ thể hóa đường lối cải cách
giáo dục trong ngành chuyên nghiệp thực hiện “ chính sách giáo dục chuyên
nghiệp” là phải thực hiện mục đích đào tạo những cán bộ chuyên nghiệp, nắm
vững kỹ thuật, giàu tinh thần trách nhiệm, những cán bộ thực tiễn mới, phục
vụ kháng chiến và sản xuất, phục vụ nhân dân trước hết là công nông.
- Về quản lý nhà trường đề án tháng 7/1950 lần đầu tiên xác định
nguyên tắc lãnh đạo tập thể và dân chủ trong các nhà trường. Ở mỗi nhà
trường - đặc biệt là các trường lớp có các hội đồng: Hội đồng chuyên môn;
khen thưởng, kỷ luật; Hội đồng quản trị gồm có đại biểu giáo viên, đại biểu
cha, mẹ học sinh và đại biểu Hiệu đoàn học sinh. Các hội đồng trên đều do
hiệu trưởng làm chủ tịch các thành viên của Hội đồng đều có quyền thảo
luận, biểu quyết như nhau.
Nhà trường “cải cách” đã tạo ra những cơ sở thực tế để phói hợp giáo
dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, phối hợp công tác của nhà
trường và công tác của địa phương tạo ra những nhân tố mới để thực hiện
được sự lãnh đạo của Đảng đối với trường học. Đây là một nội dung mà Đảng

ta đã vận dụng đúng đắn sáng tạo các nguyên tắc của một Đảng cầm quyền,
lãnh đạo xã hội, và các nguyên lý giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin vào chỉ
đạo thực tiễn giáo dục ở nước ta lúc bấy giờ, mà vẫn còn giá trị đến ngày nay.
Tháng 2/1951 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai họp đã xác định
phương hướng nhiệm vụ, đào tạo con người mới: để đào tạo con người mới,
cán bộ mới và đẩy mạnh kháng chiến, kiến quốc, phải bài trừ những tàn tích
văn hóa giáo dục thực dân và phong kiến, phát triển nền văn hóa có tính chất
dân tộc khoa học đại chúng”.
Nhiệm vụ chủ đạo của giáo dục là: thủ tiêu nạn mù chữ, cải cách chế độ
giáo dục, mở các trường chuyên nghiệp.


9

Phương châm giáo dục: Giáo dục phục vụ kháng chiến chủ yếu là tiền
tuyến, giáo dục phục vụ nhân dân chủ yếu là công nông binh, giáo dục phục
vụ sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.
Nội dung giáo dục: Đại hội đề nghị chuyển các môn học sử, địa khoa học
thường thức ở các lớp cấp I thành môn học thống nhất là “Tập đọc” để tinh giản
nội dung giảng dạy và dễ cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với lứa tuổi.
Về tổ chức nhà trường: Đại hội kiến nghị đưa “tăng gia sản xuất” và
“sinh hoạt tập thể” vào chính khóa, đề cao “Hiệu đoàn học sinh”, bỏ tổ chức
“Học sinh quân”, xây dựng “Công đoàn giáo dục”.
Cuộc cải cách giáo dục được vạch ra từ tháng 7/1950 song trước đó 2 tháng
cuộc cải cách này may mắn được định hướng bằng một văn bản rất hữu ích. Đó là
tài liệu “Nói về công tác huấn luyện và học tập của Hồ Chí Minh”. Bài nói khoảng
4000 từ bao quát toàn diện vấn đề huấn luyện (dạy) và học tập của phương thức
giáo dục mới. Chính ở tài liệu này Người đã kết hợp những ý tưởng sâu sắc của
Khổng Tử và Lênin với những lời dạy bất hủ “Học không biết chán, dạy không
biết mỏi” - “Học, học nữa, học mãi” để hun đúc một chí khí mới về sự học ở nước

ta trong bối cảnh của xã hội mới. Bác đã làm sáng tỏ các vấn đề.
*Huấn luyện ai
Ai huấn luyện
Huấn luyện thế nào
Điều kiện huấn luyện
*Học để làm gì
Học ở đâu
Bác còn có những lời bàn rất sâu sắc về việc phải biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo đối với người học...Tài liệu của Bác là một “cương
lĩnh có ý nghĩa kim chỉ nam” cho việc tổ chức quá trình đào tạo, giáo dục ở
mọi nhà trường với việc phân tích rất sâu sắc các nhân tố tạo ra quá trình này.
Từ thực tiễn đã trải qua các hoạt động sư phạm và tư duy chính trị cách mạng


10

sâu sắc. Tư tưởng về giáo dục của Bác chẳng những có giá trị chỉ đạo sự phát
triển đối với lý luận và thực tiễn giáo dục nước ta cho đến ngày hôm nay mà
còn có giá trị thời đại sâu sắc.
3. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1956) đặt cơ sở cho việc thành
lập hệ thống giáo dục quốc dân theo tính chất giáo dục xã hội chủ nghĩa
Tháng 3 năm 1956 Đại hội giáo dục phổ thông toàn quốc họp bàn việc
triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa II. Đại hội đã thông qua đề án do Bộ Giáo dục khởi
thảo nêu nhiệm vụ sáp nhập hai hệ thống giáo dục 9 năm của vùng tự do và
12 năm của vùng mới giải phóng. Đó chính là cuộc cải cách giáo dục lần thứ
hai. Cuộc cải cách đặt cơ sở cho việc thành lập hệ thống giáo dụcphổ thông
10 năm theo tính chất nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
* Mục tiêu và những nội dung cơ bản của cuộc cải cách giáo dục năm 1956
Tính chất nền giáo dục trong giai đoạn này được khẳng định là: giáo

dục mang tính chất xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng
tư tưởng nhằm phục vụ nhân dân lao động. Phù hợp với tình hình đất nước ta
lúc này là miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục sự nghiệp
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Mục đích của giáo dục Việt Nam là nhằm: “đào tạo bồi dưỡng thế hệ
thanh thiếu niên trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công
dân tốt trung thành với Tổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt của
nước nhà có tài có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây
dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đồng thời để thực hiện thống nhất
nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ”. Như vậy, mục đích giáo dục đã có
sự phát triển hợp với xu thế của thời đại đó là tiến lên xây dựng chế độ xã hội
chủ nghĩa đồng thời nhằm mục đích thiết thực thể hiện khát vọng của dân tộc
là thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ.
Nội dung giáo dục cũng toàn diện hơn gồm đức, trí, thể mỹ.


11

Phương châm giáo dục là “Liên hệ lý luận với thực tiễn, gắn nhà
trường với đời sống xã hội”, phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn
giáo dục của nước ta.
Hệ thống giáo dục phổ thông được xác định rõ ràng và khoa học hơn kể
cả cấp học, thời gian học, đánh giá kết quả từng cấp học phù hợp với quy luật
khách quan của nhận thức. Phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của đất nước.
Tháng 9 năm 1960 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
Lao động Việt Nam khai mạc tại Hà Nội. Đại hội đã đánh giá chính xác
những thành tựu mà ngành giáo dục cùng nhân dân cả nước đạt được
trong những năm qua, Lúc này trên miền Bắc nạn mù chữ đã được thành
toán. Số người đi học bổ túc văn hóa là trên một triệu người, số học sinh
các cấp tăng gấp 7 lần; số sinh viên đại học tăng gấp 20 lần so với cả

nước năm 1939 - 1940. Đây là một thành tựu rất to lớn của nhân dân ta
nói chung và của ngành giáo dục nói riêng nếu so với sáu năm trước đó
năm 1945 nước ta còn hơn 95% dân là còn mù chữ; Nội dung, phương
pháp dạy học ở các nhà trường đã có những bước chuyển biến tốt, nhất là
việc bước đầu quán triệt việc kết hợp giáo dục và lao động sản xuất.
Nghị quyết Đại hội đã đề ra phương hướng phát triển giáo dục nước
nhà trong tình hình mới.
Công tác giáo dục văn hóa phải được phát triển theo quy mô lớn và
phải phục vụ đường lối và nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Sự nghiệp giáo dục
của chúng ta phải nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm
chủ đất nước, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có văn hóa và kỹ thuật, có sức
khỏe, những người phát triển toàn diện để xây dựng xã hội mới, đồng thời
phải phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ, xây dựng kinh tế và văn hóa xã
hội chủ nghĩa và việc nâng cao không những trình độ văn hóa của nhân dân
lao động.


12

So với phương hướng, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo giai đoạn trước thì ở
đây có sự cụ thể hóa nhiệm vụ là giáo dục - đào tạo cho thế hệ trẻ, cho nhân dân
lao động mà còn đào tạo cán bộ xây dựng kinh tế và văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Nguyên lý giáo dục, phương châm giáo dục một cách hệ thống và toàn
diện hơn so với các chỉ thị trước đây. Đó là: phải nằm vững nguyên lý giáo
dục kết hợp với lao động sản xuất và các phương châm: lý luận gắn liền với
thực tế, học đi đôi với hành, giáo dục của nhà trường kết hợp với giáo dục của
xã hội. Đây là bước phát triển mới của của nguyên lý giáo dục của Đảng ta và
đến ngày nay vẫn còn giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Về phương thức giáo dục, Đảng ta chỉ ra phát triển giáo dục theo
quy mô lớn, phát triển vừa nhiều, vừa nhanh (đáp ứng yêu cầu thực tiễn

của chiến tranh) nhưng đồng thời phải luôn coi trọng việc nâng cao chất
lượng giáo dục...đi đôi với giáo dục văn hóa phải thực hiện giáo dục kỹ
thuật (đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước).
Đại hội lưu ý việc phải tăng cường công tác đoàn thanh niên trong nhà
trường và trong giai đoạn này Đảng ta nhấn mạnh cần đặc biệt coi trọng công
tác “đào tạo bồi dưỡng thầy giáo về các mặt chính trị và tư tưởng cũng như về
mặt nghiệp vụ và văn hóa công tác”. Cũng trong giai đoạn này vai trò của
giáo dục cũng được nhấn mạnh trong tương quan với phát triển kinh tế, đây là
nét mới thể hiện sự phát triển tư duy về chỉ đạo giáo dục của Đảng ta đã đánh
giá toàn diện hơn về các chức năng của giáo dục so với thời kỳ đầu.
Giáo dục đã góp phần quan trọng phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu
nước thực thiện cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà và xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc; phát triển sự nghiệp giáo dục ở miền Nam Việt Nam và
sự chi viện của giáo dục xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc cho miền Nam.
Trong giai đoạn này, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giải phóng miền


13

Nam thống nhất tổ quốc. Giáo dục nước ta cũng có sự phát triển đáp ứng
yêu cầu của công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Các loại hình nhà trường
được mở rộng, ngành giáo dục đã tìm mọi biện pháp vừa chống chiến
tranh phá hoại của địch vừa tổ chức tốt công tác giáo dục - đào tạo trong
mọi điều kiện hoàn cảnh, thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy đẩy mạnh phong
trào thi đua “Hai tốt”; thực hiện tốt, mục tiêu, phương châm, nguyên lý,
các quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng. Đồng thời tích cực chi viện
cho sự nghiệp giáo dục cách mạng ở miền Nam từ miền Bắc xã hội chủ
nghĩa. Sự chi viện của giáo dục Bắc xã hội chủ nghĩa đối với giáo dục

cách mạng ở miền Nam đã được đảm bảo liên tục và thường xuyên tạo
điều kiện cho ngành giáo dục cách mạng miền Nam đứng vững trong
những thời điểm gay go nhất. Tính từ năm 1961, năm đầu tiên có cán bộ
ngành giáo dục đi B, đến ngày 30/4/1975 đã có 4000 cán bộ giáo dục
miền Bắc chi viện cho miền Nam. Trong số cán bộ, giáo viên lên đường
vào Nam công tác, một số đã anh dũng hy sinh, số còn lại phần lớn đều
trở thành những người gương mẫu, được tôi luyện chắc chắn và đã trở
thành cán bộ nòng cốt của giáo dục miền Nam sau ngày miền Nam hoàn
toàn giải phóng. Phải nói rằng thời kỳ 1957 - 1975 là một trong những
thời kỳ khó khăn, gian khổ, phức tạp nhất, nhưng cũng là một trong những
thời kỳ sôi nổi, đặc biệt nhất và để lại dấu ấn tốt đẹp cũng như những
thành tích vẻ vang nhất trong lịch sử nền giáo dục của nước Việt Nam ta.
II. Tình hình giáo dục xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (1975 - 1985)
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc. Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt tay vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất
và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ tiến thẳng lên
chủ nghĩa xã hội trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
mà nhờ đó sức sản xuất phát triển với tốc độ cao chưa từng thấy, trong
những thuận lợi mà sự đoàn kết hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa


14

anh em tạo lập cũng như trong những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh
tế trong thế giới do chủ nghĩa tư bản gây ra. Bối cảnh đó đòi hỏi Đảng,
Nhà nước một mặt phải giải quyết yêu cầu cấp bách, gay gắt của cuộc
sống hàng ngày, mặt khác phải nhanh chóng đưa đất nước vào quỹ đạo
của sự phát triển xã hội chủ nghĩa. Vì lẽ đó, hơn bất cứ lúc nào trước đó,
nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tầm quan trọng lớn lao, giáo dục quốc
dân phải gắn chặt hơn với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giáo

dục “là một bộ phận quan trọng của cách mạng tư tưởng và văn hóa, một
nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ
thuật của đất nước”.
Với vai trò ngày càng tăng của giáo dục trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa, Đảng, Nhà nước chăm lo xây dựng và phát triển nền giáo dục dựa
trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự phát triển
của con người trong điều kiện xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam quy định:
“Nền giáo dục Việt Nam không ngừng được phát triển và cải tiến
theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,
nhà trường gắn liền với xã hội, nhằm đào tạo có chất lượng những người
lao động xã hội chủ nghĩa và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”.
Nền giáo dục Việt Nam là một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đặt dưới
sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam và do Nhà
nước thống nhất quản lý. Nền giáo dục Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin
làm hệ tư tưởng chủ đạo và làm cốt lõi của nội dung giáo dục, lấy việc
đào tạo những người lao động kiểu mới, phát triển toàn diện làm mục
đích, lấy việc kết hợp giáo dục với lao động sản xuất, học với hành, nhà
trường với đời sống làm phương thức đào tạo. Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam quy định “học tập là quyền lợi và nghĩa vụ
của công dân”, đây là tư tưởng “ai cũng được học hành” của Chủ tịch Hồ


15

Chí Minh đã được luật hóa và trở thành tôn chỉ của mọi công dân Việt
Nam nói chung và mục đích phấn đấu của ngành giáo dục nói riêng.
Đứng trước những yêu cầu mới của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hệ thống giáo dục được cải cách từ
năm 1954 đã bộc lộ những thiếu sót mà những cải tiến cục bộ không thể

bổ sung được. Cải cách toàn bộ hệ thống giáo dục trở thành một đòi hỏi
khách quan. Tháng 1 năm 1979, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về cải cách giáo dục.
Hai cuộc cải cách giáo dục trước đây xác định bản chất, mục đích; xác lập
tính chất, nguyên tắc, phương châm, mục tiêu, nội dung giáo dục - đào tạo
của nền giáo dục mới thì cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba này có bước
phát triển phù hợp với tình hình cách mạng trong thời kỳ mới thời kỳ cả
nước đi lên chủ nghĩa xã hội, nên có mục tiêu, nhiệm vụ lớn hơn, rộng
hơn, toàn diện hơn, nhưng cũng cụ thể hơn nhằm ba mục tiêu lớn:
- Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thủa ấu thơ cho
đến lúc trưởng thành nhằm tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người
Việt Nam mới, người lao động, người làm chủ tập thể và phát triển toàn diện.
- Thực hiện phổ cập giáo dục toàn dân, góp phần xây dựng quyền làm
chủ tập thể của nhân dân lao động, tạo điều kiện cho việc tiến hành ba cuộc
cách mạng.
- Đào tạo và bồi dưỡng với quy mô ngày càng lớn, đội ngũ lao động
mới có phẩm chất cách mạng, có trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý phù
hợp với yêu cầu phân công lao động trong nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Cải cách giáo dục dựa trên những nguyên lý cơ bản của nền giáo dục xã hội
chủ nghĩa: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà
trường gắn liền với xã hội.
Cải cách về giáo dục là một sự thay đổi sâu sắc cả về cơ cấu hệ thống
giáo dục và về phương pháp giáo dục, nội dung giáo dục.


16

Hệ thống giáo dục mới là một thể thống nhất và hoàn chỉnh bao gồm:
giáo dục mần non; giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục
đại học và mạng lưới trường lớp tập trung và mạng lưới trường lớp không

thoát ly sản xuất và công tác.
Toàn ngành giáo dục đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của
Đảng và nhà nước nhằm triển khai, tổ chức thực hiện công cuộc cải cách giáo
dục sau khi nghị quyết cải cách giáo dục được ban hành; đồng thời trình bày
những hoạt động cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ cải cách giáo dục trên các
mặt như: Phân tích các chỉ tiêu giáo dục phổ thông và mẫu giáo; thống kê
những hoạt động cụ thể nhằm mở rộng khả năng học tập của thanh niên;
những phương hướng, nguyên tắc cơ bản của việc thực hiện nội dung giáo
dục trong cải cách giáo dục; phương hướng cải tiến tổ chức giáo dục và
phương pháp giáo dục; giáo dục lao động, tổ chức học sinh tham gia lao động
sản xuất và công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông; giáo dục ngoài
nhà trường; xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục; cải tiến tổ chức quản lý giáo dục; tổ chức và phương hướng nghiên cứu
khoa học giáo dục. Qua nghiên cứu thời kỳ này chúng ta thấy nền giáo dục
Việt Nam đã phát triển song hành cùng với sự phát triển của đất nước. Đây là
thời kỳ nước ta gặp nhiều khó khăn nhất kể từ khi thống nhất Tổ quốc đến
nay trong bối cảnh lịch sử của đất nước. Nền giáo dục nước nhà cũng đã bị
ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Nhưng dưới sự
lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta với sự đoàn kết một lòng và truyền thống hiếu
học của nhân dân ta đã nỗ lực hết sức mình hàn gắn những vết thương chiến
tranh vừa phát triển kinh tế, xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa và đã đạt
được những thành tựu đáng tự hào, so với các thời kỳ trước.
Bước đầu, hệ thống giáo dục đã được xác lập và xây dựng tương đối
hoàn chỉnh, thống nhất trong cả nước từ mần non đến đại học và sau đại học.
Hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm được thiết kế thống nhất cho chương
trình đào tạo chung trên toàn quốc. Bộ Giáo dục và đào tạo đã xây dựng hoàn


17


chỉnh bộ sách giáo khoa mới theo tinh thần cải cách cho cả hệ thống 12 năm.
Đặc biệt, từ sau năm 1976, việc xây dựng hệ thống đào tạo sau đại học được
coi là một bước phát triển quan trọng của ngành giáo dục Việt Nam.
Thời kỳ 1975 - 1985 có tầm quan trọng đặc biệt trong cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Một thời kỳ được ghi vào lịch sử như một đoạn
đường thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam, và cũng là thời kỳ mà
các giá trị đặc biệt của nó còn ở những kinh nghiệm rất bổ ích mà Đảng ta
đã tích lũy được. Một thời kỳ có những khó khăn phức tạp của con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn phổ biến,
một thời kỳ có những đảo lộn kinh tế và xã hội sau một cuộc chiến tranh
lâu dài. Trong muôn vàn khó khăn của đất nước nền giáo dục Việt Nam đã
hoàn thành được sứ mệnh của mình, đã gắn chặt với sự nghiệp cách mạng
xã hội chủ nghĩa, trở thành một bộ phận quan trọng của cách mạng tư
tưởng văn hóa, một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn
hóa, khoa học kỹ thuật của đất nước.
Phần thứ hai
GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - NAY)

Từ sau Đại hội VI của Đảng, ngành giáo dục - đào tạo đã thực hiện đổi
mới theo hướng đồng bộ, toàn bộ, toàn diện, sâu sắc. Ngành đã tích cực điều
chỉnh cuộc cải cách giáo dục nhằm đưa nền giáo dục và đào tạo vào quy mô
mới phù hợp với định hướng đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta, hợp với xu
thế phát triển giáo dục của các nước phát triển trên thế giới.
Tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong giai đoạn mới, ngành giáo dục cần đa
dạng hóa các loại hình trường, lớp, các hình thức đào tạo, ban hành quy chế
của các trường, lớp dân lập, tư thục. Mở một số trường năng khiếu với sự đầu
tư đặc biệt và hệ thống trường dành cho trẻ em khuyết tật và con em các dân
tộc thiểu số. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần hết sức quan tâm đến việc
chuẩn bị lao động cho xã hội. Do đó, cần mở rộng các hình thức phổ cập nghề



18

nghiệp cho thanh niên, chú trọng đội ngũ công nhân lành nghề, tổ chức lại các
loại hình đào tạo dài hạn, phát triển các trường học vừa học vừa làm...Đồng
thời, ngành cần nâng cao chất lượng giáo dục, cải cách chế độ đánh giá, thi
cử, hoàn thiện công tác tuyển sinh ở các cấp học, bậc học.
Đổi mới quản lý giáo dục, chăm lo đời sống của giáo viên cũng như
các điều kiện giảng dạy, để công tác giảng dạy đạt kết quả tốt nhất; vấn đề
về ngân sách cho giáo dục, mức học phí, chính sách học bổng, chính sách
khuyến khích những học sinh xuất sắc...nhằm tạo những điều kiện cần
thiết cho sự nghiệp phát triển giáo dục một cách đúng hướng, để thu được
những kết quả tốt nhất.
Trước những yêu cầu đổi mới, ngành giáo dục đã xây dựng một chương
trình phát triển giáo dục 3 năm (1987 - 1990) với một hệ thống đề án gồm 38
chỉ tiêu. Chương trình phát triển này gồm 10 tư tưởng chỉ đạo. Ngành đại học
đề ra 4 tiền đề đổi mới nhằm xây dựng một hệ thống giáo dục - đào tạo linh
hoạt, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của xã hội cũng như người học,
động viên được nhiều nguồn lực ngoài nguồn ngân sách nhà nước để tạo điều
kiện phát triển giáo dục đại học cả về quy mô lẫn chất lượng, đồng thời ngành
đại học đề ra 3 chương trình hành động nhằm thực hiện quy trình đào tạo mới,
tăng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, gắn giảng dạy với nghiên cứu
thực nghiệm khoa học sản xuất, cải thiện điều kiện vật chất, kỹ thuật của đào
tạo, phân cấp và dân chủ hóa việc quản lý ngành. Đây là một sự đổi mới rõ
nét, táo bạo nhất của ngành giáo dục nước ta so với các giai đoạn trước đây,
mà ngành đại học đã tiên phong đột phá, là tiền đề quan trọng cho công tác xã
hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập của nước ta bắt đầu từ cuối thập
niên 90 của thế kỷ XX đến nay.
Tháng 4 năm 1990, Chính phủ quyết định thành lập Bộ Giáo dục và
Đào tạo nhằm quản lý thống nhất hệ thống giáo dục quốc dân từ giáo dục



19

mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học. Đây chính là bước ngoặt quan
trọng trong sự phát triển của ngành giáo dục Việt Nam, đánh dấu bước trưởng
thành của nền giáo dục cùng với sự phát triển chung của lịch sử đất nước.
Tháng 6 năm 1991 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã đề ra mục
tiêu cho ngành giáo dục là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực
thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần
yêu nước xã hội chủ nghĩa. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn
diện, có năng lực chuyên môn, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Nhiệm vụ của ngành giáo dục 1991 - 1995 là: tiếp tục đổi mới, ổn định
phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Coi trọng chất lượng
giáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh và sinh viên; hiện đại hóa một bước
nội dung, phương pháp giáo dục; dân chủ hóa nhà trường và quản lý giáo dục;
đa dạng hóa loại hình đào tạo và loại hình trường lớp, từng bước hình thành
những trường bán công, dân lập, tư thục (dạy nghề), phát triển loại hình vừa
học vừa làm. Mở rộng đào tạo nghề; bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học,
công nghệ, kinh doanh, quản lý kinh tế, xã hội và nhiều công nhân lành nghề.
Tháng 1 năm 1993, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị
lần thứ 4 ra nghị quyết về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Văn kiện Đại hội Đảng VII và Nghị quyết Trung ương 4 đã xác định
những quan điểm chiến lược và phương hướng tiếp tục đổi mới sự nghiệp
giáo dục nước nhà trong giai đoạn mới.
Giai đoạn 1996 - 2003 là giai đoạn phát triển mang tính bản lề của nền
giáo dục và đào tạo Việt Nam. Các mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được đặt ra trong

nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tháng 12 năm 1996 Nghị


20

quyết Trung ương 2 khóa VIII chuyên đề về giáo dục và đào tạo ra đời. Tháng
12 năm 1998, Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua. Đó là những thời
điểm quan trọng đánh dấu bước tiến mới của nền giáo dục nước nhà.
Hệ thống giáo dục quốc dân hiện có đủ các cấp học, bậc học ngành học
và phương thức giáo dục; Trong tất cả các bậc học, ngoài hệ thống các trường
công lập còn có các trường bán công, dân lập và tư thục. Bên cạnh hệ thống
các trường lớp chính quy, ở tất cả các địa phương còn phát triển các trung
tâm, cơ sở giáo dục không chính quy, đáp ứng nhu cầu của người học từ xóa
mù chữ, nâng cao trình độ đến học nghề, tin học, ngoại ngữ.
Số lượng học sinh, sinh viên ngày càng tăng; các mục tiêu chiến lược
như nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài đã đạt được một
số kết quả quan trọng; ngân sách dành cho công tác đào tạo cán bộ trình độ
cao ở nước ngoài ngày càng tăng; Các chính sách xã hội về giáo dục đã được
thực hiện tốt hơn và có hiệu quả hơn; giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số có tiến bộ rõ rệt; chất lượng giáo dục nhìn chung đã
có những chuyển biến đáng kể; các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục như
đội ngũ giáo viên, hệ thống cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường. Bên
cạch sự phát triển của quy mô giáo dục đồng thời vẫn còn tồn tại những mặt
hạn chế trong đó nổi bật và chung nhất là trình độ quản lý nhà nước về giáo
dục nói chung, công tác quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục nói riêng
còn hạn chế, chưa theo kịp với sự phát triển của quy mô giáo dục.
Về sự phát triển của các điều kiện đảm bảo cho phát triển giáo dục
nước nhà trong giai đoạn này đó là đội ngũ nhà giáo, chương trình sách giáo
khoa, cơ sở vật chất, các chính sách quản lý và đầu tư cho giáo dục, hợp tác
quốc tế. Những năm qua, các điều kiện này đã được cải thiện đáng kể góp



21

phần không nhỏ vào nâng cao chất lượng giáo dục, giúp chúng ta tiếp cận với
trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Về tình hình thực hiện một số chủ trương lớn về giáo dục trong giai
đoạn này, đáng chú ý là ngành giáo dục cùng cả nước đã thực hiện tốt chủ
trương xã hội hóa giáo dục. Đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta,
có ý nghĩa chiến lược và tác động tích cực đến sự nghiệp giáo dục. Các
hoạt động xã hội hóa giáo dục đã huy động được tiềm năng và nguồn lực
lớn của xã hội, mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình trường lớp, tăng
cường cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, tạo công ăn
việc làm, ổn định cuộc sống cho hàng vạn người. Công tác xã hội hóa
giáo dục đã huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước để phát
triển giáo dục như thành lập các quỹ học bổng, khuyến học, trợ giúp học
sinh, sinh viên khó khăn, nhiều doanh nghiệp, các cá nhân cũng tích cực
hưởng ứng phong trào này với cả tinh thần trách nhiệm và lòng hảo tâm vì
sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Phải nói đây là một chủ trương
đã có từ lâu, trong các giai đoạn trước chúng ta cũng đã tổ chức thực hiện
ở những mức độ khác nhau, ở các bậc học khác nhau (Phong trào Bình
dân học vụ những năm 1945 đến những năm 1960 hay đổi mới giáo dục
đại học từ những năm 1987...) và đến giai đoạn này sự nghiệp xã hội hóa
giáo dục đã phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu to lớn góp
phần thực hiện thắng lợi tư tưởng của Bác Hồ, quan điểm của Đảng ta “ai
cũng được học hành”, “xây dựng một xã hội học tập”, “đào tạo liên tục,
giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời”.
Các số liệu thống kê dưới đây cho ta thấy giáo dục Việt Nam từng thời
kỳ có sự phát triển. Thời kỳ (giai đoạn) sau phát triển hơn so với thời kỳ (giai
đoạn trước).



22

Chúng ta chỉ so sánh thời kỳ trước khi đổi mới năm 1945 - 1985 (giai
đoạn 1945 - 1975; 1975 - 1985). Thời kỳ sau đổi mới từ 1986 - 2003 (giai
đoạn 1985 - 1990; 1990 - 1995; 1995 - 2000; 2000 - 2003) và chỉ thống kê so
sánh vấn đề Trường - Cán bộ giảng dạy - sinh viên bậc Cao đẳng và Đại học.
Bảng thống kê Trường - cán bộ giảng dạy - sinh viên (Cao đẳng và Đại
học) Giai đoạn 1945 - 1975.

Năm học

Trườn

Cán

g phân

bộ

hiệu

2
4
6
6
6
9
9

11
11
12
16
23
31
38
40
42
41
40
41
41
41

Số sinh viên

Sinh viên

tuyển mới

đang đào tạo tại

tốt nghiệp

40
254
343
432
917

1260
1726
2197
2441
2747
35901
4004
6256
6727
7662
7807
7738
7697
8554
8658

trường
Trong

Trong

giảng
dạy

1945-1946
1949-1950
1955-1956
1956-1957
1957-1958
1958-1959

1959-1960
1960-1961
1961-1962
1962-1963
1963-1964
1964-1965
1965-1966
1966-1967
1967-1968
1968-1969
1969-1970
1970-1971
1971-1972
1972-1973
1973-1974
1974-1975

Số sinh viên

Trong

Tổng

đó:Hệ

Tổng

đó:Hệ

Tổng


đó:Hệ

số

DHTT

số

DHTT

số

DHTT

646
2996
1310
1964
4984
7789
9215
8585
6754
6701
3849
22140
25100
25380
27150

13930
12900
16730
16031
12025

594
2939
1277
1664
4774
4965
6922
6514
4985
5119
8511
14374
13892
16145
18000
10000
8000
9300
11313
8803

1191
3639
3849

5556
8223
13640
21335
25707
27853
29337
34213
48402
58159
71414
75670
69902
61978
53760
54150
55701

1100
1191
3539
3816
5256
7790
11158
15908
18845
20611
22374
23858

32541
42909
51848
61885
53593
48156
39515
41371
43014

1100
270
602
105
731
1482
2836
3069
3127
3620
7241
7782
6397
8202
11828
10651
10557
13242
11705
10691


1100
270
602
105
731
1482
2836
3069
3127
3620
7241
7782
6397
8202
11828
10651
10557
13242
11705
10691

Bảng thống kê Trường - cán bộ giảng dạy - sinh viên (Cao đẳng và Đại
học) Giai đoạn 1975 - 1985.


23

Năm học


Trườn

Cán

g phân

bộ

hiệu

59
57
67
78
79
85
95
94
93
93

Số sinh viên

Sinh viên

tuyển mới

đang đào tạo tại

tốt nghiệp


Trong

giảng
dạy

1975-1976
1976-1977
1977-1978
1978-1979
1979-1980
1980-1981
1981-1982
1982-1983
1983-1984
1984-1985

Số sinh viên

7
18
19
24
35
35
34
33

trường
Trong


Trong

Tổng

đó:Hệ

Tổng

đó:Hệ

Tổng

đó:Hệ

số
9642
10475
12255
15183
16386
17297
18210
18375
18076
18717

DHTT
23011
23122

29879
39255
33601
34892
32080
33357
27922
31298

số
16269
18132
22946
33710
27677
26418
24158
20681
18656
19703

DHTT
92097
99807
129555
147919
152327
145636
148986
140524

128055
124120

số
78637
80154
105546
124511
124971
114701
111290
103024
92543
88921

DHTT
9200
17262
20862
22901
25651
25738
25515
25718
20822

Bảng thống kê Trường - cán bộ giảng dạy - sinh viên (Cao đẳng và Đại
học) Giai đoạn 1985 - 1990.

Năm học


Trườn

Cán

g phân

bộ

hiệu

giảng
dạy

1985-1986
1986-1987
1987-1988
1988-1989
1989-1990

95
98
101
102
102

33
36
38
40

41

Số sinh viên

Số sinh viên

Sinh viên

tuyển mới

đang đào tạo tại

tốt nghiệp

Trong

trường
Trong

Trong

Tổng

đó:Hệ

Tổng

đó:Hệ

Tổng


đó:Hệ

số
18614
18702
20212
20890
20890

DHTT
34279
37404
34110
31677
32838

số
21241
22633
21730
23032
22628

DHTT
121195
127312
133136
132458
138566


số
85726
87099
90066
93531
93248

DHTT
19802
19518
19899
18436
20418

Bảng thống kê Trường - cán bộ giảng dạy - sinh viên (Cao đẳng và Đại
học) Giai đoạn 1990 - 1995.

Năm học

Trườn

Cán

g phân

bộ

hiệu


giảng
dạy

1990-1991

105

20871

Số sinh viên

Số sinh viên

Sinh viên

tuyển mới

đang đào tạo tại

tốt nghiệp

Trong

trường
Trong

Trong

Tổng


đó:Hệ

Tổng

đó:Hệ

Tổng

đó:Hệ

số
48433

DHTT
22786

số
144495

DHTT
94447

số

DHTT
21094


24


1991-1992
1992-1993
1993-1994
1994-1995

105
105
104
101

20637
20456
20648
21484

59525
73471
80747
78461

23472
26733
37341
50432

160196
210216
242155
357011


95989
108323
118589
137641

20705
18828
20908
13327

Bảng thống kê Trường - cán bộ giảng dạy - sinh viên (Cao đẳng và Đại
học) Giai đoạn 1995 - 2000.

Năm học

Trườn

Cán

g phân

bộ

hiệu

giảng

101
109
126

139
153

22313
23514
25774
28035
30309

Số sinh viên

Sinh viên

tuyển mới

đang đào tạo tại

tốt nghiệp

Trong

trường
Trong

Trong

Tổng

đó:Hệ


Tổng

đó:Hệ

Tổng

đó:Hệ

số
138572
181990
206616
216131
195160

DHTT
83334
112096
137218
140265
146688

số
437506
593884
715231
198857
893754

DHTT

188250
298107
390123
469686
509637

số
43025
49993
73736
102630
121693

DHTT
23108
26831
34482
59232
73743

dạy
1995-1996
1996-1997
1997-1998
1998-1999
1999-2000

Số sinh viên

Bảng thống kê Trường - cán bộ giảng dạy - sinh viên (Cao đẳng và Đại

học) Giai đoạn 2000 - 2003.

Năm học

Cán

Số sinh viên

Số sinh viên

Sinh viên

bộ

tuyển mới

đang đào tạo tại

tốt nghiệp

Trườn

giảng

g phân

dạy
Tổng

hiệu

2000 -2001
2001 -2002
2002 -2003

178
191
202

Trong

32205
35938
38608

số
215281
239584
256935

đó:Hệ

trường
Trong
Tổng

DHTT
số
151294 918228
163643 974119
168018 1020667


đó:Hệ

Trong
Tổng

đó:Hệ

DHTT
số
DHTT
552461 163110 100377
579197 168937 105181
604396 163960 111536

Từ quy mô phát triển của nền giáo dục nước nhà cho chúng ta thấy giáo
dục nước ta có sự tiến bộ rõ rệt và đem lại những thành tựu to lớn góp phần


25

quan trọng và sự nghiệp phát triển đất nước trong từng thời kỳ. Điều đó
chứng tỏ Đảng, Nhà nước Việt Nam đã đề ra những chủ trương, đường lối
lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp giáo dục nước nhà đúng đắn, phù hợp với những
quy luật phổ biến và những quy luật đặc thù của sự vận động phát triển giáo
dục - đào tạo trong từng thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đường lối phát triển giáo dục nước ta được thể hiện ở những sắc lệnh về
giáo dục; quan điểm, mục tiêu của các cuộc cải cách giáo dục; ở những bài nói,
bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục; ở các Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc, các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương; ở những chính sách

cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục nước nhà...Trong từng thời
kỳ, từng giai đoạn của cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã bám sát thực tiễn
đề ra những chủ trương đường lối đúng đắn đồng thời có sự phát triển giáo dục
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tư tưởng “ai cũng được học hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định bản chất ưu việt của chế độ mới ở nước ta, được phát triển thành phong
trào xóa mù chữ những năm đầu độc lập; được phát triển thành xóa mù chữ và
nâng cao trình độ văn hóa phổ thông cho đồng bào những năm 1950, 1960;
trở thành phong trào xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập từ
những năm 1990 của thế kỷ XX đến nay và đã trở thành một chiến lược
quan trọng để đạt được sự dân chủ và bình đẳng của mọi giai tầng xã hội.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII đã chỉ rõ: “Tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Người nghèo
được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập. Bảo đảm cho những
người học giỏi phát triển tài năng”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự trợ
giúp khuyến khích của Nhà nước, sự ủng hộ của các tổ chức, đoàn thể và
nhân dân trong cả nước công tác xã hội hóa giáo dục được phát triển một
cách mạnh mẽ trong những năm gần đây, quy mô giáo dục - đào tạo ở
nước ta đã tăng lên vượt bậc. Số lượng dân cư Việt Nam được tiếp nhận


×