Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

QUAN điểm của v i lê NIN về xây DỰNG đội NGŨ CÁN bộ TRONG TÁC PHẨM THÀ ít MÀ tốt ý NGHĨA đối với xây DỰNG đội NGŨ CÁN bộ TRONG bộ MÁY NHÀ nước ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.29 KB, 14 trang )

1

1

QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM
“THÀ ÍT MÀ TỐT” VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
“Thà ít mà tốt” là tác phẩm cuối cùng trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của V.I.Lênin - vị lãnh tụ vĩ đại của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế. Tác phẩm này được viết trong hoàn cảnh đặc biệt, khi V.I.Lênin đang
phải nằm điều trị tại bệnh viện vì vết thương tái phát quá nặng. Người đã đọc
để vợ đồng thời cũng là thư ký riêng của mình ghi chép lại trong nhiều ngày
và hoàn thành vào ngày 2 tháng 3 năm 1923. Tác phẩm được công bố trên báo
Sự thật, số 49, ra ngày 4 tháng 3 năm 1923. Xuất bản ở Việt Nam, tác phẩm
“Thà ít mà tốt” được in trong V.I.Lênin toàn tập, tập 45, Nhà xuất bản sự thật,
Mátxcơva, năm 1978 (từ trang 442 – 460).
Mùa xuân năm 1921, với cương vị người đứng đầu Đảng, Nhà nước,
V.I.Lênin đã đề ra chính sách kinh tế mới (NEP). Sau gần một năm thực
hiện đã đem lại nhiều thành tựu quan trọng. Các lĩnh vực của đời sống xã
hội đều có bước phát triển đáng kể. Nền kinh tế dần được phục hồi, cơng,
nơng nghiệp có bước phát triển mới mặc dù cịn chậm. Điều đó đã tạo ra sự
giao lưu hàng hóa từ thành thị đến nông thôn, tạo đà để chuyển sang phát
triển nền kinh tế với tốc độ và quy mô lớn. Thông qua việc thực hiện chính
sách này, khối liên minh cơng – nơng được củng cố, đó là thực chất chính
trị của chính sách kinh tế mới. Thành phần trung nơng có chuyển biến mới
và có thái độ đúng về chính quyền cách mạng rõ rệt hơn. Tầng lớp bóc lột
nơng thơn bị hạn chế đáng kể. Chính quyền Xơ viết được củng cố, đóng vai
trị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Nhiệm vụ đối nội, đối ngoại lúc này được đặt ra hết sức quan trọng và to
lớn. Về đối nội, phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền




2

2

kinh tế quốc dân, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân lao động, củng
cố liên minh công - nơng, bộ máy nhà nước, lực lượng quốc phịng, phịng
ngừa nạn đói và sự khủng hoảng tài chính có thể xảy ra. Về đối ngoại, phải
xóa thế bao vây kinh tế của các nước đế quốc, làm dịu tình hình khiến cho
chủ nghĩa đế quốc khơng thể tìm cớ gây ra chiến tranh.
Do vậy, việc đặt vấn đề củng cố bộ máy nhà nước trong thời điểm này là
hoàn toàn đúng đắn, cần thiết và khách quan. Trong hoàn cảnh ấy, tác phẩm
“Thà ít mà tốt” đã ra đời nhằm đáp ứng những địi hỏi của thực tiễn.
Thơng qua tác phẩm, V.I.Lênin đánh giá Nhà nước Xô Viết sau 5 năm
cách mạng tháng Mười thành cơng; khẳng định mục đích của việc cải tiến bộ
máy nhà nước; chỉ ra những yêu cầu, điều kiện cải tiến bộ máy Nhà nước Nga
Xô Viết; xác định phương châm và những giải pháp chủ yếu để củng cố bộ
máy Nhà nước. Trong những giải pháp mà V.I.Lênin đưa ra thì việc cải tiến
Bộ dân ủy thanh tra công nông là một trọng điểm; đặc biệt là việc xây dựng
đội ngũ cán bộ công chức trong Bộ dân ủy thanh tra công nông.
Tiến hành xây dựng củng cố bộ máy nhà nước, vấn đề đầu tiên V.I.Lênin
đề cập và chọn là cải tổ Bộ dân uỷ thanh tra cơng nơng. Vì theo Người đây là
cơng cụ quản lý của nhà nước, do đó nó phải là một cơ quan gương mẫu. Mở
đầu tác phẩm, Người viết: “Từ trước đến nay, chúng ta có quá ít thì giời để
nghĩ đến và chú trọng đến chất lượng của bộ máy nhà nước của chúng ta, nên
quan tâm chỉnh đốn bộ máy đó một cách thật đặc biệt chu đáo, quan tâm tập
trung cho Bộ dân uỷ thanh tra cơng nơng một số nhân viên có phẩm chất cao,
nghĩa là khơng kém gì những nhân viên kiểu mẫu giỏi nhất ở Tây Âu”1.
V.I.Lênin khẳng định: “Nếu chúng ta thật sự muốn, trong vài năm nữa, đi

đến chỗ tạo nên được một cơ quan, một là sẽ gương mẫu, hai là sẽ được mọi
người tín nhiệm tuyệt đối, và ba là sẽ chỉ cho tất cả và cho từng người thấy
rằng chúng ta đã thực tế cáng đáng được công tác của cái cơ quan cao cấp ấy,
1 V.I.Lênin: toàn tập, t45, NXB Tiến bộ, M, 1978, tr442.


3

3

là Ban kiểm tra trung ương”2. Người nhấn mạnh: “Đối với tơi, đó là lý do
khiến chúng ta phải chăm lo đặc biệt, chú trọng không ngừng đến Bộ dân ủy
thanh tra cơng nơng, đặt nó ở vị trí đặc biệt quan trọng và quy định cho những
người lãnh đạo của nó những quyền hạn của Ban chấp hành Trung ương”3.
Theo V.I.Lênin, Nhà nước Xơ viết phải gọn nhẹ, có hiệu lực. Cán
bộ, viên chức trong bộ máy nhà nước phải có phẩm chất và năng lực
tốt. V.I.Lênin đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ trong bộ máy nhà
nước. Người nói: “Theo ý tơi, phải vĩnh viễn vứt bỏ ngay tất cả
những tiêu chuẩn chung về số lượng nhân viên của các cơ quan thuộc
bộ ấy. Chúng ta phải lựa chọn đặc biệt cẩn thận những cán bộ của Bộ
dân ủy thanh tra công nông, căn cứ vào một sự kiểm tra nghiêm ngặt
nhất, chứ không khác được” 4. Người chỉ ra rằng, nên tập trung chọn
vào bộ máy nhà nước những cán bộ có kinh nghiệm ở các cơ quan
cũng như trong số những sinh viên các trường đại học Xôviết, lựa
chọn cán bộ phải theo phương châm “Thà ít mà tốt” ít về số lượng
nhưng chất lượng phải cao. Thà mất hai năm hay thậm chí ba năm
cịn hơn là hấp tấp vội vàng mà khơng có chút hy vọng nào đào tạo
được một nhân lực tốt. Phải lựa chọn một cách cẩn thận những cán bộ
của uỷ ban kiểm tra công nông; tuyển những cán bộ có kinh nghiệm
nhất trong các cơ quan, sau đó tiếp tục đào tạo.

Phải đổi mới thành phần của bộ máy nhà nước bằng những lực lượng ưu
tú của Đảng trong cơng nhân và trong trí thức. V.I.Lênin cho rằng có thể sử
dụng để đổi mới bộ máy nhà nước thì ở nước Nga lúc đó chỉ có “những cơng
nhân hăng hái đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội... Hai là, những yếu tố kiến
thức, học thức, giáo dục”. “Hai” nhưng thực chất là một.
Người đưa ra những điều kiện để tuyển cán bộ, công chức cho Bộ
2 Sđd, tr 446.
3 Sđd, tr 460.
4 Sđd, tr 446.


4

4

dân uỷ thanh tra công nông:
“Một là, họ được nhiều đảng viên cộng sản giới thiệu;
Hai là, họ qua được một kỳ sát hạch chứng nhận rằng họ hiểu biết bộ
máy nhà nước của chúng ta;
Ba là, họ qua được một kỳ sát hạch chứng nhận rằng họ hiểu biết lý luận
thường thức về bộ máy nhà nước của chúng ta, những nguyên tắc của khoa
học quản lý, những giấy tờ sổ sách, v.v.;
Bốn là, họ phải phối hợp tốt công tác với những uỷ viên Ban kiểm tra
trung ương và với ban thư ký riêng của mình, sao cho chúng ta có thể đảm
bảo cho tồn thể bộ máy chạy tốt”5.
Vì thế, để đổi mới bộ máy nhà nước theo V.I.Lênin: “một là học tập, hai
là học tập, ba là học tập mãi và sau nữa phải làm sao cho học thức ở nước ta
không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa”6.
Điều kiện để xây dựng bộ máy nhà nước ấy là:
Một là, giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động phải có trình độ cần

thiết, vì thế mỗi người phải tự nỗ lực, cố gắng học tập để nâng cao trình độ.
Hai là, phải làm cho học thức đó khơng nằm trong giấy tờ hoặc chỉ là
một lời nói theo mốt mà phải coi nó là bộ phận khăng khít của cuộc sống, ra
sức học tập để phục vụ lợi ích chung.
Về phương châm, phương pháp chủ yếu để xây dựng, củng cố bộ máy
nhà nước, theo Lênin thì phương châm đó là: thà ít mà tốt. Cải tổ bộ máy nhà
nước phải được tiến hành có trọng điểm, vững chắc và thận trọng; tránh lề
mề, kém hiệu quả. Người nhấn mạnh: “cần phải tiến hành vững chắc; thận
trọng; tránh lề mề, kém hiệu quả. Nếu không kiên nhẫn, nếu không dành cho
công tác ấy nhiều năm thì tốt hơn là đừng bắt tay vào việc, phải theo quy tắc
này: Thà ít mà tốt. Phải tuân theo quy tắc này: Thà ít mà tốt mất hai năm hay
thậm chí hơn ba năm, cịn hơn là hấp tấp vội vàng mà khơng có chút hy vọng
5
6

Sđd, tr447.
Sđd, tr444.


5

5

nào đào tạo được một nhân liệu tốt”7.
Về phương pháp, tăng cường công tác kiểm tra; củng cố quan điểm của
Đảng và Nhà nước; lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cán bộ lãnh đạo
phải là người cộng sản ưu tú, phải có thi khảo sát trình độ, phải hiểu được quá
trình vận hành của bộ máy nhà nước. Phải thanh lọc khỏi bộ máy nhà nước
những kẻ quan liêu, những kẻ ăn hối lộ, ức hiếp quần chúng và những phần tử
xấu xa lạc lõng khác.

Về vấn đề xây dựng củng cố mối quan hệ giữa cơ quan Đảng và bộ máy
nhà nước, cần phải kết hợp bộ máy kiểm tra của chính quyền. Theo V.I.Lênin
như vậy khơng có một trở ngại gì cả mà chính đó là đảm bảo duy nhất cho
hoạt động có hiệu quả. Phải gắn việc hoàn thiện bộ máy nhà nước với việc áp
dụng và tổ chức một cách khoa học trong công tác quản lý. Lựa chọn, đào tạo
cán bộ…phải có thi cử, phịng ngừa tính khơng thận trọng, nóng vội, hấp tấp
đốt cháy giai đoạn, coi cơng việc gì cũng có thể làm được không cần sự kiểm
tra…
V.I.Lênin rất coi trọng những lực lượng ưu tú của Đảng trong công
nhân và trong trí thức. Đó là những con người có phẩm chất cách mạng và
tri thức tốt. Như vậy, yếu tố con người, mà trực tiếp nhất là người cán bộ,
theo V.I.Lênin là yếu tố tiên quyết quyết định hiệu quả hoạt động của bộ
máy nhà nước, của việc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước. Đây cũng là
một bài học có ý nghĩa to lớn mà Đảng, Nhà nước ta đã và đang vận dụng
trong công cuộc đổi mới hiện nay. Để phát huy được yếu tố này, V.I.Lênin
cũng chỉ ra những biện pháp cần thực hiện, như: “Nên quan tâm chỉnh đốn
bộ máy đó một cách thật đặc biệt chu đáo, quan tâm tập trung cho Bộ Dân
ủy thanh tra cơng nơng một số nhân viên có phẩm chất cao, nghĩa là
khơng kém gì những nhân viên kiểu mẫu giỏi nhất ở Tây Âu” 8; “Phải lựa
chọn đặc biệt cẩn thận những cán bộ của Bộ Dân ủy thanh tra công nông,
7
8

Sđd, tr 445
Sđd, tr 442.


6

6


căn cứ vào một số kiểm tra nghiêm ngặt nhất, chứ không khác được” 9;
“Những công nhân mà chúng ta chỉ định là ủy viên Ban Kiểm tra Trung
ương phải là những người cộng sản không thể chê trách được” 10.
V.I.Lênin chỉ ra những biện pháp rất cụ thể để thực hiện như: “Mở
ngay một cuộc thi soạn hai cuốn sách giáo khoa, hoặc nhiều hơn nữa, viết
về tổ chức cơng tác nói chung, và đặc biệt là về cơng tác quản lý” 11; “Cử
một vài người có năng lực và tận tâm sang Đức hay sang Anh để sưu tầm
tài liệu và nghiên cứu vấn đề” 12; “Cử một tiểu ban chịu trách nhiệm thảo
chương trình sơ bộ cho những kỳ thi tuyển người muốn vào làm việc ở Bộ
Dân ủy thanh tra công nông; cũng như cho những người định tuymáy nhà
nển vào chức vụ ủy viên Ban Kiểm tra Trung ương” 13; “Đồng thời phải cử
ra một tiểu ban trù bị có trách nhiệm tìm những người để tuyển vào chức
vụ ủy viên Ban Kiểm tra Trung ương” 14.
Tóm lại, để đạt được mục đích của cải tiến bộ máy Nhà nước nhằm bảo
đảm cho Nhà nước Xô Viết thực sự xứng đáng với danh hiệu là bộ máy Nhà
nước xã hội chủ nghĩa; trên cơ sở đó có đầy đủ năng lực quản lý, đưa nước
Nga từ nước sản xuất nhỏ, yếu kém, nông nghiệp lạc hậu tiến lên nền sản xuất
lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước Nga Xơ Viết trong sạch, có đủ sức
đứng vững trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn và kể cả trong điều
kiện phát triển, V.I.Lênin đã đưa ra những phương châm, giải pháp hết sức cụ
thể, thiết thực. Trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước mà
trọng tâm là Bộ dân ủy thanh tra công nông là việc làm trước tiên và quan
trọng nhất. Đó cũng là giá trị lý luận và thực tiễn hết sức sâu sắc mà tác phẩm
“Thà ít mà tốt” đã để lại cho chúng ta. Những giá trị ấy cho đến nay vẫn cịn
mang tính thời sự mà bất kỳ một Đảng cộng sản cầm quyền nào cũng phải
9 Sđd, tr 446.
10 Sđd, tr 446.
11 Sđd, tr 449.
12 Sđd, tr 449.

13 Sđd, tr 449.
14 Sđd, tr 449.


7

7

thấm nhuần tư tưởng của Người.
Nhận thức sâu sắc những tư tưởng của V.I.Lênin về xây dựng đội
ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước, Đảng ta khẳng định: Cán bộ là nhân tố
quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng,
của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng.
Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn
luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người rất quan tâm công tác cán bộ.
Người viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc…cán bộ là cầu nối giữa
Đảng, Chính phủ với nhân dân. Người cán bộ cách mạng phải hội đủ các tiêu
chuẩn đức và tài, phẩm chất và năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ,
phong cách, phương pháp cơng tác tốt. Trong đó phẩm chất, đạo đức là yếu tố
hàng đầu”15. Người còn nhấn mạnh “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức
cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng
chân chính… Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần
đạo đức cách mạng, hay là không”16.
Đánh giá về đội ngũ cán bộ, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa
VIII của Đảng khẳng định: đội ngũ cán bộ của chúng ta được rèn luyện, thử
thách trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ; cán bộ lãnh đạo
chủ chốt các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cấp chiến lược có bản
lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và

nhân dân đã lựa chọn; năng đông, sáng tạo, hăng hái thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; trình độ, kiến thức và
năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngày càng được nâng cao; số đông
cán bộ giữ được đạo đức, phẩm chất cách mạng, lối sống lành mạnh, giản dị,
15 BCĐ TW6(2) Đảng, Bác Hồ về tự phê bình và phê bình, Nxb CTQG, H-2005, tr29.
16 BCĐ TW6(2)

Đảng, Bác Hồ về tự phê bình và phê bình, Nxb CTQG, H-2005, tr150.


8

8

gắn bó với nhân dân. Đó là những mặt mạnh cơ bản của đội ngũ cán bộ trong
bộ máy nhà nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, vẫn còn những
hạn chế khuyết điểm: một số cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức
mơ hồ về chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội, hồi nghi đường lối của
Đảng; có người do bất mãn cá nhân đi đến phản bội Đảng và lợi ích của nhân
dân; một bộ phận cán bộ thối hóa biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng
chức quyền để tham nhũng, bn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của cơng;
quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng độc đốn; có tham vọng cá nhân, cục bộ,
kèn cựa địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật, phát ngơn và làm việc tuỳ
tiện, gây mất đồn kết nội bộ nghiêm trọng. Đáng chú ý là những biểu hiện
tiêu cực này đang có chiều hướng phát triển, làm xói mòn bản chất cách mạng
của đội ngũ cán bộ, làm suy giảm uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của
nhân dân đối với chế độ. Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất
lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với địi hỏi của thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Đại hội lần thứ X của Đảng ta cũng chỉ rõ: bên cạnh những ưu điểm,

cơng tác xây dựng Đảng nói chung, trong đó có cơng tác cán bộ “cịn nhiều
yếu kém, khuyết điểm, chưa theo kịp với địi hỏi của tình hình mới; nổi lên là
sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng; tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí
chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và
nhân dân”17. Trong phương hướng những năm tới Đảng ta nhấn mạnh: "Mục
tiêu chung là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo
đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí..."18.
Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng và thực
hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng
17 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại X , Nxb CTQG, H-2006, tr274.
18 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại X , Nxb CTQG, H-2006, tr292, 293.


9

9

cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài. Nâng cao chất lượng công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp. Làm tốt
công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu
số, chuyên gia trên các lĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.
Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã
được bổ sung, hồn thiện, lấy hiệu quả cơng tác thực tế và sự tín nhiệm của
nhân dân làm thước đo chủ yếu”19.
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế sâu
rộng. Trước những thời cơ và thách thức mới của tình hình trong nước và
quốc tế, Đảng ta đã xác định công tác cán bộ trong thời kỳ mới cần quán
triệt các quan điểm cơ bản sau:

Một là, phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên
chủ nghĩa xã hội. Cơng tác cán bộ được đổi mới có vai trị quyết định thực
hiện thắng lợi mục tiêu đó. Mặt khác, q trình đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là môi trường
thực tiễn để rèn luyện, tuyển chọn và đào tạo cán bộ, nâng cao phẩm chất,
kiến thức, năng lực của đội ngũ cán bộ.
Hai là, quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy
truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc. Thường xuyên giáo dục, bồi
dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân cho đội
ngũ cán bộ. Đồng thời, tăng cường số cán bộ xuất thân từ công nhân, trước
hết là cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị các cấp. Phát huy truyền thống
yêu nước, đoàn kết, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài,
khơng phân biệt đảng viên hay người ngồi Đảng, dân tộc, tôn giáo, người
19 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại XI , Nxb CTQG, H-2011, tr174.


10

10

trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngồi; khơng định kiến với
những người có sai lầm trong quá khứ, nay đã hối cải và sửa chữa. Kế thừa,
phát huy truyền thống tốt đẹp của đội ngũ cán bộ cách mạng để xây dựng các
thế hệ cán bộ hiện tại và tương lai.
Ba là, gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi
mới cơ chế, chính sách. Xây dựng đội ngũ cán bộ và xây dựng tổ chức, đổi
mới cơ chế chính sách, phương thức, lề lối làm việc có quan hệ chặt chẽ,
tác động lẫn nhau. Có nhiệm vụ chính trị mới lập tổ chức; có tổ chức mới

bố trí cán bộ, khơng vì cán bộ mà lập ra tổ chức. Mỗi cán bộ trong tổ chức
phải có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng. Quy hoạch,
đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ phải gắn với yêu cầu và nội dung xây dựng
tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng bộ máy Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, kiện tồn hệ thống chính
trị, đổi mới cơ chế chính sách.
Bốn là, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của
nhân dân, nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi
dưỡng cán bộ. Trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng
cao dân trí để xây dựng đội ngũ cán bộ một cách cơ bản chính quy có hệ
thống; đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng
của nhân dân để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánh giá, sàng lọc, tuyển
chọn cán bộ. Không đánh giá sử dụng cán bộ một cách cảm tính, chủ quan.
Mọi phẩm giá và bằng cấp, danh hiệu và chức vụ, tài năng và cống hiến
đều phải được kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn. Phong trào cách mạng
của quần chúng là trường học lớn của cán bộ. Phải dựa vào dân để phát
hiện, kiểm tra và kiểm soát cán bộ.
Năm là, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ
cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm
của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị. Đảng phải trực tiếp chăm


11

11

lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cho cả hệ thống chính trị, trên mọi lĩnh
vực. Đảng thực hiện đường lối, chính sách cán bộ thơng qua các tổ chức Đảng
(Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy...) và đảng viên trong các cơ quan
Nhà nước và các đồn thể nhân dân, thực hiện đúng quy trình, thủ tục, pháp

luật của Nhà nước và điều lệ của các đồn thể và tổ chức xã hội. Phân cơng,
phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp ủy và các tổ chức Đảng; đồng thời
thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp,
coi đây là một trong những việc quan trọng bậc nhất của lãnh đạo. Những vấn
đề về chủ trương, chính sách, đánh giá, bố trí, sử dụng, điều động, đề bạt,
khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ nhất thiết phải do cấp ủy có thẩm quyền
quyết định theo đa số. Nghiêm túc chấp hành các nghị quyết của cấp ủy về
cán bộ và công tác cán bộ; cá nhân phải chấp hành quyết định của tập thể; tổ
chức đảng cấp dưới phải chấp hành quyết định của tổ chức đảng cấp trên.
Từ những quan điểm trên đây, để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
nhà nước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, chúng ta cần tập
trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, đổi mới công tác cán bộ, công chức đáp ứng với yêu cầu, nhiệm
vụ mới, đồng thời thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý
thức tổ chức của giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ. Xây dựng lòng trung
thành với Tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, hết lòng phụng sự
nhân dân trên cơ sở thấm nhuần tư tưởng đạo đức cách mạng, trung với nước,
hiếu với dân. Yêu nước phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội.
Là cán bộ, công chức trước hết phải thật sự tin tưởng vào mục tiêu, lý
tưởng cách mạng của Đảng và nhân dân ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội “loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó
là quy luật tiến hoá của lịch sử” 20; thứ hai, tuyệt đối tin tưởng vào sự tất thắng
20 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb
CTQG, H-2008, tr.230.


12

12


của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, như Bác Hồ đã khẳng định: "Chỉ
có chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị
áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ" 21 đem lại ấm no,
tự do, hạnh phúc cho nhân dân và đem lại dân chủ thực sự, cơng bằng, bình
đẳng, bác ái cho toàn xã hội; thứ ba, được thường xuyên giáo dục, tuyên
truyền và tự học tập, nghiên cứu trau dồi bản lĩnh chính trị, lập trường giai
cấp, mà nền tảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tính cực
say mê học tập, nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp và phong cách
làm việc gắn lý luận với thực tiễn, học phải đi đôi với hành đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà
nước ngang tầm với thời đại.
Tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình, kiên quyết đưa ra khỏi hàng
ngũ những cán bộ, công chức xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng, đi ngược lại
lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động, suy thoái về phẩn chất,
năng lực, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, bè phái ...
Hai là, có chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
lãnh đạo, quản lý qua nhiều nguồn, bố trí cán bộ đúng chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng; quy hoạch, tạo nguồn, bố trí và sử dụng cán
bộ, nhất là cán bộ cơ sở, cán bộ quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội gắn với yêu
cầu và nội dung xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng bộ
máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, kiện tồn
hệ thống chính trị, đổi mới cơ chế chính sách.
Trong quy hoạch và tạo nguồn cần tạo bước đột phá trong việc đào tạo,
bồi dưỡng, bố trí theo hướng trẻ hố, kế thừa, chú trọng cán bộ nữ, cán bộ là
cơng nhân trí thức. Có chính sách hợp lý thu hút nguồn cán bộ trẻ tham gia
công tác ở cơ sở để rèn luyện, bồi dưỡng.
Ba là, Phát huy truyền thống yêu nước, đồn kết, tập hợp rộng rãi các
21Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb CTQG, H-2000, T.10, tr. 128.



13

13

loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt, khơng định kiến, có kế
thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của đội ngũ cán bộ cách mạng để xây
dựng các thế hệ cán bộ hiện tại và tương lai. Song trước hết là, xây dựng đoàn
kết nội bộ vững mạnh. Đó là xây dựng một tập thể cán bộ, cơng chức, viên
chức đồn kết, thân ái, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ đổi
mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước gắn với phát triển kinh
tế tri thức; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hợp tác và
phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Muốn vậy, chúng ta phải
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu “Trung thành, sáng tạo, tận
tuỵ, gương mẫu”. Dù công tác ở ngành nghề nào, cấp bậc, chức vụ gì đều vẻ
vang và đều phải phấn đấu hoàn thành chức trách nhiệm vụ. Trong bất cứ việc
gì, ở cương vị nào, cũng phải “cần, kiệm, liêm chính, chí cơng, vơ tư”.
Bốn là, Đảng phải trực tiếp chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
cho cả hệ thống chính trị, trên mọi lĩnh vực. Phát triển sự nghiệp giáo dục và
đào tạo, nâng cao dân trí để xây dựng đội ngũ cán bộ một cách cơ bản chính
quy có hệ thống; đồng thời thơng qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách
mạng của nhân dân, dựa vào dân để phát hiện, giáo dục, rèn luyện, đào tạo,
kiểm tra, kiểm soát, đánh giá, sàng lọc và tuyển chọn cán bộ. Không đánh giá
sử dụng cán bộ một cách cảm tính, chủ quan.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có đủ đức, tài, “vừa hồng vừa
chuyên”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong giai đoạn
mới hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác cán bộ của
Đảng. Để hồn thành tốt nhiệm vụ cơng tác cán bộ, cần quán triệt sâu sắc
những tư tưởng của V.I.Lênin cũng như những quan điểm chỉ đạo mà Đảng ta
đã đề ra. Trên cơ sở đó, thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp trên đây
nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về

chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Góp
phần xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong


14

14

sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ của cách mạng; thực sự là nhà nước
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Qn đội ta là cơng cụ bạo lực sắc bén của Đảng, là lực lượng nòng cốt
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng đội
ngũ cán bộ trong quân đội có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng với yêu cầu
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; thích ứng với điều kiện chiến
tranh cơng nghệ cao của chủ nghĩa đế quốc là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
Hơn lúc nào hết chúng ta càng phải quán triệt và thực hiện tốt những tư tưởng
của V.I.Lênin cũng như quan điểm của Đảng ta về xây dựng đội ngũ cán bộ.
Có như vậy chúng ta mới xây dựng được một đội ngũ cán bộ trong quân đội
thật sự trung kiên, bảo đảm qn đội ta ln hồn thành thắng lợi mọi nhiệm
vụ được giao trong mọi hồn tình huống đáp ứng yêu cầu nhiệm bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.



×