Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN 2016 Xây dựng và sử dụng bài tập CHƯƠNG NITƠ PHOTPHO gây HỨNG THÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.61 KB, 17 trang )

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ

MỤC LỤC
Thông tin chung về sáng kiến ..................................................................... 2
I. Mô tả giải pháp đã biết ............................................................................ 2
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
II.1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất ............................................... 3
II.2. Tính mới, tính sáng tạo:....................................................................... 8
II.3. Khả năng áp dụng, nhân rộng: ............................................................ 8
II.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: .............................. 8
Tài liệu tham khảo ......................................................................................11
PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1: Bài tập gây hứng thú ........................................................... 12
2. Phụ lục 2: Xây dựng bài tập gây hứng thú ........................................... 17
3. Phụ lục 3: Thiết kế một số giáo án minh họa ....................................... 29

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  1 


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Xây dựng và sử dụng các bài tập gây hứng thú trong giảng dạy
chương Nitơ-Photpho (Hóa học 11).
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy bộ môn Hóa học THPT, nghiên cứu khoa
học hóa học trong đời sống thông qua các tình huống thực tiễn.
3. Tác giả:
Họ và tên: Phạm Văn Chiến
Ngày/tháng/năm sinh: 20 / 02 / 1983
Chức vụ, đơn vị công tác: trường THPT Đồ Sơn.
Điện thoại DĐ:


4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Đồ Sơn
Địa chỉ: Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Điện thoại:
I. Mô tả giải pháp đã biết: (Mô tả giải pháp đã biết; ưu điểm, hạn chế của giải pháp
đã, đang áp dụng tại cơ quan đơn vị).
Trong dạy học hoá học, bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung,
phương pháp dạy học và cũng là phương tiện dạy học hiệu quả để phát triển các năng
lực và rèn kĩ năng cho học sinh. Giải bài bài tập hóa học với tư cách là một phương
pháp dạy học, có tác dụng rất tích cực đến việc giáo dục, rèn luyện và phát triển toàn
diện học sinh. Đồng thời, nó cũng là thước đo thực chất sự nắm vững kiến thức và kĩ
năng hóa học của học sinh.
Song việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học chưa thực sự được giáo viên
chú trọng đúng mức. Giáo viên còn tập trung rèn kĩ năng giải bài tập hóa học để đáp
ứng yêu cầu thi cử, chưa chú ý đến việc sử dụng bài tập để phát triển các năng lực cho
học sinh, lơ là những nội dung liên quan đến thực tiễn, các hiện tượng thiên nhiên, ít
áp dụng những phương pháp tích cực… Đôi khi những nội dung liên quan đến thực
tiễn, sản xuất nhưng không có trong sách giáo khoa, giáo viên ít liên hệ hoặc ít nhắc
tới. Chính vì lí do đó, nhiều học sinh không biết học hóa học để làm gì. Học sinh hầu
như không hào hứng, không mong chờ tới giờ học.
Các bài tập hóa học trong chương trình Hóa học phổ thông chưa được chú trọng
xây dựng theo hướng gắn với tình huống, bối cảnh thực tiễn nên gây cảm giác khô
khan, hàn lâm, giảm hứng thú học tập đối với học sinh.
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người. Hứng thú có vai
trò quan trọng trong học tập và làm việc. M. Gorki từng nói: “ Thiên tài nảy nở từ

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  2 


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ


tình yêu đối với công việc”. Cùng với sự tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận
thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn sáng
tạo.
Chương Nitơ – photpho có rất nhiều nội dung liên quan đến thực tiễn, kiến thức
liên môn, thực nghiệm, bài tập ứng dụng trong các ngành công nghiệp... Vì vậy nó tạo
điều kiện thuận lợi cho giáo viên vận dụng vào quá trình giảng dạy. Nếu giáo viên biết
sắp xếp tổ chức hợp lí học sinh vừa lĩnh hội được kiến thức vừa biết được nhiều kiến
thức liên quan đến thực tiễn, ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp… giúp học
sinh yêu thích bộ môn. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
II.1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất
Bài tập hóa học gây hứng thú là dạng bài tập tạo nên cảm giác hưng phấn, tích
cực cho học sinh nhờ các kiến thức mới, gần với thực tiễn, hình ảnh đẹp, các thủ pháp
tâm lý (kích thích trí tò mò, các yếu tố gây bất ngờ…).
Một bài tập bình thường, chỉ chứa dữ kiện là các con số cùng với yêu cầu của đề
bài sẽ rất dễ dẫn đến sự khô khan, nhàm chán. Bài tập có chứa các yếu tố mới lạ, hay
kích thích sự tò mò dễ tạo cảm giác hưng phấn cho học sinh khi tiếp xúc với bài tập.
Làm cho học sinh tích cực nhận thức. Hứng thú gây động cơ thúc đẩy quá trình
quá trình tiếp nhận tri thức.
Kích thích sự tò mò của học sinh. Bài tập có chứa các yếu tố gây hứng thú sẽ
kích thích được sự say mê, mong muốn khám phá những vấn đề đề bài yêu cầu.
Bài tập có chứa yếu tố mới, lạ, thời sự, ... Đây là đặc điểm khác biệt giữa bài tập
gây hứng thú so với các loại bài tập thông thường.
Tạo cơ sở, động cơ cho hoạt động nghiên cứu, phát huy tính tích cực, sáng tạo
của học sinh.
Nâng cao chất lượng dạy học môn hóa ở trường phổ thông.
Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.
Cung cấp thêm các thông tin mới lạ, những hiện tượng xung quanh kì thú và hấp
dẫn, giúp học sinh duy trì sự chú ý trong một thời gian dài, mức độ tập trung vào hoạt

động rất cao từ đó hiệu quả học tập đạt được như ý muốn.
Làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ. Khi có hứng thú, sự ghi nhớ là tự nguyện và kiến
thức được khắc sâu hơn.
Kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo cảm giác thích giải các bài tập hóa
học hơn.
Có vai trò quan trọng trong việc duy trì tình cảm thầy trò. Khi học sinh có hứng
thú với môn học thì tình cảm thầy trò cũng trở nên tốt đẹp hơn. Đây là một trong
những yếu tố giúp xây dựng bầu không khí lớp học, học sinh chủ động và tích cực làm
việc, thúc đẩy quá trình lĩnh hội tri thức được hiệu quả hơn.
Để vận dụng bài tập hứng thú vào chương này, ta có thể tổ chức dưới nhiều hình
thức khác nhau miễn sao phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian tiết học và nội
dung của bài.

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  3 


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ

Một số hình thức vận dụng bài tập gây hứng thú
- Vận dụng trong kiểm tra bài cũ.
- Vận dụng trong dẫn dắt vào bài mới.
- Vận dụng trong giảng dạy bài mới.
- Vận dụng trong củng cố kiến thức bài học, luyện tập chương.
- Vận dụng trong lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa.
Giải pháp 1. Sử dụng bài tập gây hứng thú trong kiểm tra bài cũ
Trong quá trình giảng dạy, đôi khi giáo viên nên thay đổi không khí lớp học bằng
cách kiểm tra bài cũ với những hình ảnh thí nghiệm trong thời gian khoảng 5 phút.
Ví dụ 1: Em hãy mô tả và giải thích hiện tượng thí nghiệm của NH 3 trong hình
ảnh dưới đây?


Trả lời: Nạp đầy khí NH3 vào bình thủy tinh trong suốt, đậy bằng nút cao su có
ống thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng đầu ống thủy tinh vào một chậu thủy tinh
chứa nước có pha thêm dung dịch phenolphtalein. Một lát sau, nước trong chậu phun
vào bình thành những tia có màu hồng. Đó là do khí NH 3 tan nhiều trong nước làm
giảm áp suất trong bình và nước bị hút vào bình. Phenolphtalein chuyển thành màu
hồng chứng tỏ dung dịch có tính bazơ.
* Với câu hỏi này, học sinh không cảm thấy áp lực với nội dung được hỏi mà còn
tạo được sự mở đầu sôi nổi cho tiết học bài mới.
Ví dụ 2: So sánh thể tích khí NO duy nhất thoát ra (đktc) trong hai thí nghiệm
sau:
TN1: 3,84gam Cu
TN2: 3,84gam Cu

80ml HNO3 1M

80ml HNO3 1M và HCl 1M

Trả lời:
3,84

n + = nNO3 − = nHNO3 = 0, 08(mol ) nCu = 64 = 0, 06(mol )
TN1: H
,

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  4 


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ



3Cu + 8H+ + 2 NO3 → 3Cu 2+ +2NO +4H2O
Ban đầu: 0,06 0,08 0,08 →
0
(mol)
Phản ứng: 0,03 0,08 0,02 →
0,02
(mol)
Còn:
0,03
0
0,06

0,02
(mol)
VNO = 0, 02 × 22, 4 = 0, 448(lit )

n
= 0, 08(mol )
TN2: nH = nHNO + nHCl = 0, 08 + 0, 08 = 0,16( mol ) , NO
,
+

nCu =

3

3




3,84
= 0, 06( mol )
64


Ban đầu:
Phản ứng:
Còn:

3Cu + 8H+ +2 NO3 → 3Cu 2+ +2NO +4H2O
0,06 0,16 0,08 →
0
(mol)
0,06 0,16 0,04 →
0,04
(mol)
0
0
0,04 →
0,04
(mol)

VNO = 0, 04 × 22, 4 = 0,896(lit )

Vậy thể tích khí NO (đktc) thu được ở TN2 > TN1.
Nhận xét: Cùng một khối lượng kim loại nhưng thể tích khí thu được không
bằng nhau. Điều đó tùy thuộc vào chất nào tham gia phản ứng hết. Vì vậy chúng ta
+




phải so sánh số mol của Cu, H , NO3 trước khi tính toán.
Bài tập này, giáo viên dùng để kiểm tra bài cũ về phần tính chất hóa học của axit
phản ứng với kim loại tạo ra sản phẩm khử duy nhất.
* Thay vì dùng lời kèm với những con số, giáo viên nên đưa ra bài tập dưới dạng
hình vẽ dễ hình dung, kích thích tính tò mò của học sinh. Đây là dạng bài tập phát triển
tư duy của học sinh, có phương pháp giải đặc biệt. Để giải được bài tập này, học sinh
phải hiểu rõ tính chất hóa học của HNO 3 khi phản ứng với kim loại, vận dụng tốt
phương pháp giải nhanh bài toán dư với dạng phương trình ion.
Giải pháp 2. Sử dụng bài tập gây hứng thú khi dẫn dắt vào bài mới
Nhà thơ vĩ đại của Mỹ Henry Wadsworth Longfellow đã viết: “Mở đầu là một
nghệ thuật vĩ đại”. Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Mỗi bài học đều có phần mở
đầu thuyết phục, vì phần mở đầu sẽ dẫn dắt cả tiết học. Thực tế đã chứng minh rằng:
Chỉ khi nào có sự chuẩn bị sẵn sàng, học sinh mới có thể học tốt.
Mở đầu bài giảng là một trong những yếu tố quyết định tính toàn vẹn của bài
học, có tác dụng phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh, tạo không khí hứng
khởi cho các em khi bắt đầu vào bài học mới. Một giờ học mở đầu tốt giúp cho tiết học
đạt hiệu quả cao.
Ví dụ 1: Đối với bài 12 - Phân bón hóa học ( SGK hóa học 11 - cơ bản), trước
khi vào bài, giáo viên đặt câu hỏi: Người nông dân thường dùng vôi để bón ruộng
nhưng tại sao không nên trộn chung vôi với phân ure để bón?
Giáo viên gọi một hoặc hai học sinh trả lời câu hỏi
Giáo viên chuyển ý: Để giải đáp xem câu trả lời của các bạn có chính xác
không, chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay: Bài 12 - Phân bón hóa học.
Khi dạy xong mục 3 - Phân urê (SGK hóa học 11 – cơ bản), giáo viên yêu cầu
học sinh nhận xét câu trả lời của các bạn đã trình bày ở đầu buổi học.

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  5 



XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ

Giáo viên gọi học sinh trình bày câu trả lời, sau đó cho các bạn nhận xét và cuối
cùng giáo viên chốt lại kiến thức.
Trả lời: Khi trộn vôi với urê bón cho ruộng, có phản ứng:
CO(NH2)2 +2H2O → (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 +Ca(OH)2 → CaCO3↓+2NH3↑+ 2H2O
Vậy: Phản ứng làm mất tác dụng của phân urê do tạo khí NH 3 thoát ra ngoài và
làm cho đất bị rắn lại do tạo CaCO 3. Vì vậy không nên trộn chung vôi với phân urê để
bón ruộng.
* Cách dẫn dắt này gây ra tình huống có vấn đề cho bài học, giúp kích thích tính
tò mò, gây hứng thú. Học sinh phải cố gắng tìm hiểu kỹ kiến thức để trả lời câu hỏi
giáo viên đưa ra và xem bạn mình trình bày câu trả lời ở đầu buổi có đúng hay không.
Ví dụ 2: Khi mở đầu vào bài 10 – Photpho (SGK hóa học 11 - cơ bản), giáo viên
nêu một hiện tượng thực tiễn thường gặp mà học sinh có thể chưa biết rõ nguyên nhân.
Giáo viên dẫn dắt: Trong “Văn tế thập loại chúng sinh”, thi hào Nguyễn Du đã
viết:
“ Lập lòe ngọn lửa ma trơi
Tiếng oan văng vẳng tối trời còn thương”
Vậy “ma trơi” là gì? Các nhà văn tưởng tượng ra chăng? Hiện tượng “ma trơi”
có thật hay không? Nếu chúng ta đi qua các nghĩa trang vào ban đêm, một số ngôi mộ
tỏa ra những ngọn lửa màu xanh lập lòe mà dân gian thường gọi là “ma trơi”. Bài
học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ nguyên nhân về hiện tượng này: Bài 10 –
photpho.
Nội dung này liên quan đến môn Sinh học và kiến thức về hợp chất photphin mà
học sinh chưa được trang bị. Vì vậy, giáo viên sẽ là người hướng dẫn học sinh trong
việc tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng “ma trơi”.
Sau khi kết thúc bài học, giáo viên giúp học sinh giải thích hiện tượng như sau:
Trong cơ thể (xương động vật), có chứa một hàm lượng photpho. Khi chết, các vi
khuẩn phân hủy xác tạo thành khí PH 3 (photphin) và P2H4 (điphotphin). Khí P2H4 tự

bốc cháy ngay trong điều kiện thường cung cấp nhiệt cho khí PH 3 bốc cháy tạo thành
khối cầu khí lửa (ma trơi) bay trong không khí. Bất kể ngày hay đêm đều có PH 3 bay
ra ở các nghĩa trang. Tuy nhiên ban ngày, ánh sáng quá mạnh nên ta không nhìn thấy
hiện tượng ma trơi.
PH
→ P2O5 +3H2O
2PH3 +4O2 
Giáo viên giải thích hiện tượng bị “ma trơi” đuổi: Khi sợ hãi, ta chạy sẽ sinh ra
một luồng khí chuyển động, nó làm cho ngọn lửa bay theo.
* Giải thích rõ hiện tượng này giúp học sinh thấy rõ các hiện tượng quan sát
được trong cuộc sống đều có cơ sở khoa học của nó chứ không phải như quan niệm
của một số người theo kiểu mê tín dị đoan.
2

4

Giải pháp 3. Sử dụng bài tập gây hứng thú trong bài dạy nghiên cứu tài liệu mới
Ví dụ 1: Bài 10 – Photpho (SGK hóa học 11 – Cơ bản): Khi dạy phần tính oxi
hóa của photpho, giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình hóa học của photpho
tác dụng với kim loại (Ca, Zn…).

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  6 


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ
to

→ Zn3P2
3Zn +2P 
Giáo viên thông báo: Zn3P2 (kẽm photphua) là thành phần của thuốc chuột, bị

thủy phân rất mạnh, sau đó yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
Câu 1: Vì sao khi chuột ăn phải thuốc này thường đi tìm nước uống?
Câu 2: Hóa chất nào làm cho chuột chết?
Học sinh hoạt động cá nhân để hoàn thành câu trả lời, các bạn khác nhận xét và
giáo viên chốt lại kiến thức.
Trả lời: Thành phần thuốc chuột là Zn 3P2. Sau khi chuột ăn phải, Zn 3P2 bị thủy
phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước uống:
Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2↓+ 2PH3↑
Chính PH3 (photphin) đã giết chết chuột.
Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột → PH 3 thoát ra nhiều → chuột càng
nhanh chết. Nếu không có nước, chuột sẽ lâu chết hơn.
* Đây là dạng câu hỏi giúp học sinh biết thêm thông tin về thành phần, nguyên
tắc phản ứng, độc tính của thuốc chuột. Vì thực tế, tôi thường thấy học sinh trả lời như
sau: “Muối Zn3P2 có tính chất như muối ăn thông thường nên khi chuột ăn phải thì nó
khát nước. Chính Zn3P2 làm chuột chết”. Câu trả lời này không chính xác nên giáo
viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh trả lời chính xác câu hỏi.
Giáo viên thông báo thêm: Vấn đề diệt chuột đang được mọi người quan tâm vì
chuột là con vật mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm cho con người và hay phá hoại
mùa màng. “Thuốc chuột” đang được dùng với mục đích trên. Nhưng đây là loại
thuốc rất độc nên ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Vì vậy biết cơ chế
hoạt động của nó để diệt chuột hiệu quả và an toàn.
* Học sinh cảm thấy tò mò, tránh được cảm giác nhàm chán đối với những bài
học thuần túy chỉ là những phương trình hóa học.
Ví dụ 2: Đối với bài 8 - Amoniac và muối amoni (SGK hóa học 11 – Cơ bản):
Khi dạy phần phản ứng nhiệt phân của muối amoni, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời
câu hỏi: Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối NH4HCO3 được dùng làm bột nở?
Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi, sau đó giáo viên chốt lại kiến thức.
Trả lời: Muối NH4HCO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn với bột và hấp bánh
thì NH4HCO3 bị phân hủy dưới tác dụng của nhiệt
o


t
NH 4 HCO3 (r ) 
→ NH 3 (k ) + CO2 (k ) + H 2O (k )

Như vậy, khí CO2, NH3 thoát ra làm cho bánh to hơn và xốp.
* Đây là dạng câu hỏi liên quan đến ứng dụng của muối amoni. Học sinh phải
biết về phản ứng nhiệt phân của muối NH 4HCO3, đồng thời liên hệ được kiến thức liên
quan đến sản phẩm tạo thành của phản ứng.
Giáo viên hỏi thêm một câu hỏi: Vì sao không dùng muối (NH 4)2CO3 để làm bột
nở trong khi muối này cũng có khả năng bị nhiệt phân cho ra sản phẩm khí?
Trả lời: Không dùng muối (NH4)2CO3 để làm bột nở vì khi nhiệt phân cho ra sản
phẩm là:
o

t
( NH 4 ) 2 CO3( r ) 
→ NH 3( k ) + NH 4 HCO3( r )

(1)

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  7 


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ
o

t
NH 4 HCO3( r ) 
→ NH 3( k ) + CO2( k ) + H 2O( k )


4 2

(2)
3

Vậy: Từ phương trình 1 và 2 cho thấy, nếu dùng (NH ) CO thì lượng khí NH
4

3

3,

sinh ra nhiều hơn so với NH HCO gây độc cho người sử dụng và tạo mùi khai do
3

lượng NH còn tồn lại trong bánh.
* Câu hỏi này thường dùng cho học sinh khá giỏi, vì học sinh trung bình, yếu
thường trả lời như sau: “Vì không có khí CO2”. Lí do có câu trả lời này là vì học sinh
chỉ chú ý tới phương trình 1 mà ít quan tâm đến phương trình 2. Câu trả lời này chưa
đúng, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích để tìm ra câu trả lời chính xác.
Ví dụ 3: Đối với bài 12 – Phân bón hóa học (SGK hóa học 11 – cơ bản), khi dạy
phần I – Phân đạm, giáo viên liên hệ thực tế bằng một bài tập liên quan đến việc bón
phân cho cây trồng ở địa phương như sau: Cần bón bao nhiêu kilogam phân đạm
4

3

amoni nitrat chứa 97,5 % NH NO cho 5 hecta cao su, biết rằng 1,00 hecta cao su cần
60,00 kg nitơ. (Theo baovecaytrong.com, lượng Nitơ này áp dụng cho cây cao su ở

năm thứ 5 với mật độ 476 cây/1ha ở đất hạng I).
Giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày bài tập, các bạn khác nhận xét, sau đó
giáo viên chốt lại kiến thức.
Trả lời: Số kg nitơ cần cho 5 hecta cao su là: 5 x 60 = 300(kg)
Mặt khác ta có:
4

3

Trong 80 kg NH NO có 28 kg nitơ
4

Trong 100 kg phân đạm amoni nitrat có 97,5 kg NH NO
4

3

3

97,5 kg NH NO có x kg nitơ


x=

97,5 × 28
= 34(kg )
80

Vậy 100 kg phân đạm amoni nitrat …….. 34 kg nitơ
y kg phân dạm ……………………….300 kg nitơ



y=

100 × 300
= 882,35(kg )
34

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  8 


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ

* Cây cao su là cây trồng phổ biến ở địa phương, nó mang lại cảm giác gần gũi,
thân quen, giúp học sinh vận dụng để tính được lượng phân đạm cần bón cho diện tích
đất của cây trồng trong gia đình.
Giải pháp 4. Sử dụng các bài tập gây hứng thú trong củng cố kiến thức bài học, ôn
tập chương
Ví dụ 1: Trong bài 13: Luyện tập tính chất của Nitơ – Photpho và hợp chất của
chúng (SGK hóa học 11 – cơ bản), GV đưa ra bài tập liên quan đến kiến thức ứng
dụng trong công nghiệp ôtô sử dụng nhiên liệu xăng như sau:
Giáo viên cung cấp thông tin: Vì đặc thù nhiên liệu, động cơ xăng dễ tạo ra khí
xả chứa NOx, CO, CxHy (chưa cháy hết). Để xử lí thật triệt để, thật sạch các chất độc,
nhiệt độ phải trên 400oC. Ở nhiệt độ đó, các chất xúc tác được kích hoạt hoàn toàn,
thúc đẩy quá trình phản ứng hóa học, đưa 3 loại chất thải có độc tố cao thành các
chất không độc. Ở lớp khử, NO x bị tách thành khí nitơ và khí ôxi. Sau đó, khí ôxi vừa
được tách ra cùng với lượng ôxi dư trong khí thải và ôxi cung cấp thêm, dưới tác dụng
của chất xúc tác sẽ ôxi hóa CO và CxHy thành các chất không độc như khí CO2 và hơi
nước.
Các phản ứng có thể xảy ra qua bộ lọc khí thải (xúc tác Platin, Paladi, Rhodi)

bao gồm:
1, 2NO → N2 +O2
2, 2NO2 → N2 +2O2
3, 2NO +O2 → 2NO2
4, 2CO +O2 → 2CO2
5, CxHy +( x+ y/4) O2 → xCO2 +y/2 H2O
Câu hỏi: Phương trình nào ở trên ít có khả năng xảy ra nhất trong bộ lọc khí
thải?
a, 2
b, 3
c, 4
d, 5
(Trích: Đề thi Hóa học quốc gia Australia năm 2013 dành cho học sinh
THPT tổ chức tại THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP. HCM)
Học sinh hoạt động nhóm khoảng 3 phút để hoàn thành câu trả lời. Sau đó,
giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình bày, cuối cùng giáo viên chốt lại kiến thức.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 9 - Axit nitric và muối nitrat (SGK hóa học 11 – Cơ
bản), sau khi dạy xong phần A – Axit nitric, GV dùng câu hỏi liên quan đến cao
dao tục ngữ trong hóa học để củng cố phần nitơ và những hợp chất của nó
Câu hỏi: Em hãy dùng kiến thức hóa học về nitơ và hợp chất để giải thích
hiện tượng tự nhiên sau:
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm khoảng 3 phút, sau đó dành thời
giản khoảng 1 phút cho các nhóm dán kết quả lên bảng. Giáo viên mời đại diện 1
nhóm trình bày khoảng 3 phút.
Trả lời: Câu ca dao có ý nghĩa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận
mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. Do trong

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  9 



XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ

không khí có khoảng 78% khí N2 và khoảng 21% khí O2, 1% là các khí khác, khi có
chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:
N 2 + O2 € 2 NO (khoảng 3000oC)

Sau đó ở điều kiện thường, khí NO bị oxi hóa bởi O2 tạo thành NO2:
2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 sẽ tan vào trong nước mưa:
4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3
+



HNO3 → H + NO3
Lúc này HNO3 dễ dàng phản ứng với nhiều chất (chủ yếu là gốc kim loại R +
hoặc NH4+) để tạo thành muối nitrat => rất nhiều dinh dưỡng cho cây hấp thụ ngay lập
tức => "phất cờ mà lên".
* Đây là câu hỏi giáo viên thường dùng khi dạy về nitơ và hợp chất của nitơ
và nó có tác dụng nhất định đối với bộ môn Hóa học trong việc giải thích các hiện
tượng tự nhiên. Bên cạnh đó, nó còn liên quan đến kiến thức liên môn với bộ môn
Sinh học trong nội dung về sự hấp thụ các ion amoni và nitrat của cây trồng.

Học sinh lớp 11A1 năm học 2014-2015 thảo luận trả lời câu hỏi
Ví dụ 3: Sau khi học xong bài 12 - Phân bón hóa học (SGK hóa học 11 – cơ
bản), giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao bón nhiều phân đạm amoni thì đất dễ bị chua?
Học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành và trình bày câu trả lời. Giáo viên yêu
cầu các học sinh khác nhận xét phần trình bày của bạn, sau đó chốt lại kiến thức.
Trả lời: Khi hòa tan trong nước, muối amoni phân li ra ion NH 4+ có tính axit,

chính ion này làm cho đất bị chua.
Phương trình phân li:
( NH 4 ) 2 SO4 → 2 NH 4 + + SO4 2−
NH 4 + + H 2O → NH 3 + H 3O +

* Câu hỏi này, học sinh được củng cố về tính tan của phân đạm amoni, khả năng
phân li của muối amoni tạo ra những loại ion nào.
Ví dụ 4: Đối với bài 7 – Nitơ (SGK hóa học 11 – cơ bản), sau khi học xong phần
tính chất vật lí của Nitơ, giáo viên củng cố bằng câu hỏi có chứa câu chuyện liên

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  10 


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ

quan đến sức khỏe trong việc sử dụng cocktail như sau: Trong buổi sinh nhật của
G. Scanlon, cô đã uống thứ cocktail Jagermeister được pha với nitơ lỏng để tạo
“hiệu ứng tỏa khói” trong lễ sinh nhật thứ 18. Scanlon đã bị khó thở và đau bụng
dữ dội sau khi uống cocktail. Cô được đưa tới bệnh viện Lancaster Royal
Infirmary (Vương quốc Anh) được chẩn đoán thủng dạ dày và phải mổ cấp cứu để
cắt dạ dày. (Theo: News.go.vn)
Nguyên nhân nào làm cho cô gái bị thủng dạ dày?
a. Trong ly cocktail Jagermeister có chứa hóa chất làm thủng dạ dày
b. Uống cocktail Jagermeister trong lúc bụng đang đói
c. Uống cocktail Jagermeister và ăn những thức ăn khác làm cho chúng phản ứng
với nhau
d. Nhiệt độ hóa lỏng của nitơ là -196oC nên làm cho dạ dày bị bỏng lạnh do
uống vào khi nitơ chưa bay hơi hết.
Câu hỏi có liên quan đến câu chuyện này không những củng cố được tính chất
vật lí của Nitơ rất sâu sắc mà còn giáo dục học sinh trong việc sử dụng thực phẩm an

toàn. Sự thiếu hiểu biết có thể tổn hại đến sức khỏe của chúng ta.
II.2. Tính mới, tính sáng tạo
Tính mới: Tôi sử dụng các bài tập gây hứng thú (bài tập có hình ảnh, bài tập đồ
thị, bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn,..) nhằm gây hứng thú cho học sinh.
Tính sáng tạo: Khi giảng dạy chương Nitơ-Photpho, tôi xây dựng khoảng 15 bài
tập có sử dụng hình ảnh đồ thị, đưa thông tin bối cảnh (dựa trên những hiện tượng gặp
trong đời sống, những tin tức thời sự, những sự kiện xã hội,…), để tạo tâm lí thoải mái
cho học sinh khi tiếp cận kiến thức, gây húng thú cho học sinh và nâng cao chất lượng
giảng dạy.
II.3. Khả năng áp dụng, nhân rộng
Áp dụng cho các bài học trong chương Nitơ-Photpho (Hóa học 11 THPT) và
việc đổi mới phương pháp giảng dạy tại trường THPT Đồ Sơn.
Chuyên đề này là bước đầu để có thể tiếp cận và xây dựng hệ thống bài tập có
hình ảnh, đồ thị, bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn đời sống trong các
chương nội dung khác của chương trình Hóa học THPT để gây hứng thú cho học sinh
trong quá trình giảng dạy.
Chuyên đề này hoàn toàn có thể áp dụng mở rộng cho cấp trường trong địa bàn
quận Đồ Sơn, trong thành phố Hải Phòng và trên toàn quốc. Nghiên cứu khoa học hóa
học trong đời sống thông qua các tình huống thực tiễn.
II.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Về phía học sinh, khi nhận được những câu hỏi, bài tập giáo viên đưa ra là tập
trung vào thực hiện với một tinh thần tích cực, chủ động. Khi thảo luận nhóm, các em
phân công nhiệm vụ rất cụ thể, hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra, các em còn tự tìm

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  11 


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ

hiểu những kiến thức liên quan đến bài học và mang đến lớp thắc mắc để được giải

đáp. Chính những thể hiện đó thúc đẩy chất lượng học tập của các em ngày càng tiến
bộ.
Về phía giáo viên, cảm nhận được sự yêu thích của học sinh với môn học là động
lực giúp tôi càng hăng say tìm hiểu thêm kiến thức, hình thức tổ chức tiết học sôi nổi,
sinh động. Tôi luôn suy nghĩ, tham khảo những phương pháp tích cực, những thông tin
mang tính thời sự liên quan đến môn học, những ứng dụng thực tiễn, hiện tượng tự
nhiên liên quan để giúp học sinh giải đáp thắc mắc khi cần thiết.
Kết quả bài kiểm tra 45 phút chương 2: Nitơ – Photpho

Năm
học

T 0–
TS 3.5

%

8 –
4.8 %

5.0 – %
6.3

6.5 – %
7.8

8.0

10
6.53 8


%

2012
2013
2013
2014
2014
2015

153

25

16.3
4

27

17.65 83

54.2 10
4

90

14

15.5
5


13

14.44 48

53.3 8
3

8.88 7

7.77

60

7

11.6
6

8

13.33 33

55.
00

11.6 5
6

8.33


7

5.23

Tạo được hứng thú học tập cho học sinh là điều mong muốn của mỗi giáo viên.
Chỉ khi yêu thích, hứng thú với đối tượng nào đó, học sinh sẽ hoạt động rất hiệu quả.
Tuy nhiên làm được điều này phải cần có thời gian, có sự phối hợp giữa giáo viên và
học sinh.
Giáo viên là người thiết kế, tổ chức bài tập phù hợp để tạo được hứng thú học tập
cho học sinh. Để thực hiện có hiệu quả, giáo viên phải thật sự tâm huyết, chịu khó đầu
tư, dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu kiến thức. Vận dụng tốt bài tập hứng thú
trong quá trình giảng dạy là tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính sáng tạo, chủ
động trong việc lĩnh hội kiến thức. Học sinh thấy được việc học hóa học là hữu ích,
ứng dụng được vào thực tiễn, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên. Từ việc yêu
thích môn học, chất lượng giảng dạy và học tập được nâng cao.
Trên đây là những kinh nghiệm được thực hiện trong quá trình giảng dạy mà tôi
cùng các đồng nghiệp đã áp dụng trong nhiều năm qua. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi
trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi
được hoàn thiện hơn.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ

Hải Phòng, ngày 05 tháng 03 năm 2016

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  12 



XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ

(Xác nhận)
...................................
...................................
...................................
(Ký tên, đóng dấu)

Tác giả sáng kiến

Phạm Văn Chiến

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  13 


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo

khoa lớp 11 môn Hoá Học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương

trình, sách giáo khoa lớp 11 trung học phổ thông môn Hóa học, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
3.


Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra đánh giá trong quá

trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THPT. Môn
Hóa học (lưu hành nội bộ). Hà Nội.
4.

Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm

ứng dụng. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
5.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2008), Hướng dẫn thực hiện

chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học lớp 11.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2007), Những vấn đề chung

về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Hóa học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7.

Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, Chương trình phát triển

giáo dục trung học (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên Dạy học, kiểm tra đánh giá
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học
cấp Trung học phổ thông.
8.


Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Phạm Tuấn Hùng, Trần Trung

Ninh, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn Phú Tuấn (2007), Sách Giáo viên
Hóa học 11. Nxb Giáo dục.
9.

Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên

(2009), Hóa học 11. Nxb Giáo dục.

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  14 


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ

PHỤ LỤC 1.
TỔNG QUAN VỀ BÀI TẬP HÓA HỌC GÂY HỨNG THÚ
1. Khái niệm
Bài tập hóa học gây hứng thú là dạng bài tập tạo nên cảm giác hưng phấn, tích
cực cho học sinh nhờ các kiến thức mới, gần với thực tiễn, hình ảnh đẹp, các thủ pháp
tâm lý (kích thích trí tò mò, các yếu tố gây bất ngờ…).
2. Đặc điểm
Một bài tập bình thường, chỉ chứa dữ kiện là các con số cùng với yêu cầu của đề
bài sẽ rất dễ dẫn đến sự khô khan, nhàm chán. Bài tập có chứa các yếu tố mới lạ, hay
kích thích sự tò mò dễ tạo cảm giác hưng phấn cho học sinh khi tiếp xúc với bài tập.
Làm cho học sinh tích cực nhận thức. Hứng thú gây động cơ thúc đẩy quá trình
quá trình tiếp nhận tri thức.
Kích thích sự tò mò của học sinh. Bài tập có chứa các yếu tố gây hứng thú sẽ
kích thích được sự say mê, mong muốn khám phá những vấn đề đề bài yêu cầu.
Bài tập có chứa yếu tố mới, lạ, thời sự, ... Đây là đặc điểm khác biệt giữa bài tập

gây hứng thú so với các loại bài tập thông thường.
3. Tác dụng
Tạo cơ sở, động cơ cho hoạt động nghiên cứu, phát huy tính tích cực, sáng tạo
của học sinh.
Nâng cao chất lượng dạy học môn hóa ở trường phổ thông.
Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.
Cung cấp thêm các thông tin mới lạ, những hiện tượng xung quanh kì thú và hấp
dẫn, giúp học sinh duy trì sự chú ý trong một thời gian dài, mức độ tập trung vào hoạt
động rất cao từ đó hiệu quả học tập đạt được như ý muốn.
Làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ. Khi có hứng thú, sự ghi nhớ là tự nguyện và kiến
thức được khắc sâu hơn.
Kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo cảm giác thích giải các bài tập hóa
học hơn.
Có vai trò quan trọng trong việc duy trì tình cảm thầy trò. Khi học sinh có hứng
thú với môn học thì tình cảm thầy trò cũng trở nên tốt đẹp hơn. Đây là một trong
những yếu tố giúp xây dựng bầu không khí lớp học, học sinh chủ động và tích cực làm
việc, thúc đẩy quá trình lĩnh hội tri thức được hiệu quả hơn.
4. Một số dạng bài tập gây hứng thú
Dựa vào đặc điểm của bài tập, có thể chia ra 7 dạng bài tập gây gây hứng thú như
sau:
Bài tập có sử dụng hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ, đồ thị.
Bài tập gắn với thực tiễn, thực nghiệm.
Bài tập có chứa câu chuyện (lịch sử, hiện đại).
Bài tập mở rộng hiểu biết.
Bài tập có phương pháp giải đặc biệt (giải nhanh, nhiều cách giải...).
Bài tập hay, độc đáo.
Bài tập phát triển tư duy.

PHỤ LỤC 2.


Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  15 


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ

XÂY DỰNG BÀI TẬP GÂY HỨNG THÚ
1. Nguyên tắc xây dựng
Bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Bài tập phải chứa đựng yếu tố hấp dẫn, kích thích sự tò mò tìm hiểu của học sinh.
Bài tập góp phần củng cố kiến thức cho học sinh ở nhiều mức độ hiểu, biết, vận
dụng.
Bài tập đảm bảo tính hệ thống và đa dạng.
Bài tập đảm bảo tính vừa sức với học sinh.
Bài tập phát huy tối đa sự tích cực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh.
Đây là một số các nguyên tắc cần phải đảm bảo khi xây dựng bài tập. Cần chú ý
nguyên tắc “chứa đựng yếu tố hấp dẫn, kích thích sự tò mò”, đây là yêu cầu quan trọng
nhất cần có đối với một bài tập gây hứng thú.
2. Xây dựng bài tập gây hứng thú
Với nhiều dạng bài tập gây hứng thú, có dạng giáo viên có thể xây dựng mới (bài
tập sử dụng mô hình, hình vẽ; có cách giải hay, độc đáo;...), có dạng giáo viên phải sưu
tầm (có câu câu chuyện; mở rộng kiến thức cho học sinh...).
Cách xây dựng:
Có thể dựa trên nền các bài tập đã có sẵn, giáo viên thay đổi một hoặc một số các
yếu tố để bài tập trở nên mới mẻ hơn bằng cách: thay đổi đối tượng, số liệu, thay đổi
các quan hệ trong bài toán, thay đổi câu hỏi, thay đổi điều kiện đề bài...
Sưu tầm các bài tập có chứa câu chuyện lịch sử hoặc hiện đại, hoặc có chứa các
vấn đề gần gũi với HS mà các em cần biết thêm.
Dựa vào nội dung có thể gây hứng thú để xây dựng bài tập. Trong các nội dung
kiến thức cần truyền đạt cho học sinh sẽ có những nội dung tạo cho học sinh cảm giác
thích thú, tò mò; giáo viên nên khai thác các kiến thức này để chuyển thành những bài

tập nhằm khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh.
3. Một số hình thức vận dụng bài tập gây hứng thú
Vận dụng trong kiểm tra bài cũ.
Vận dụng trong dẫn dắt vào bài mới.
Vận dụng trong giảng dạy bài mới.
Vận dụng trong củng cố kiến thức bài học, luyện tập chương.
Vận dụng trong lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa.

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  16 


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ-PHOTPHO GÂY HỨNG THÚ

PHỤ LỤC 3. THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HỌA

Phạm Văn Chiến – Trường THPT Đồ Sơn – Đồ Sơn – Hải Phòng  17 



×