Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

Tìm hiểu về chi trả dịch vụ môi trường rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 26 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 4
LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG

Chuyên đề 5:tìm hiểu về chi trả dịch vụ môi trường
rừng


Dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là gì ?
là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường để đáp ứng các nhu cầu xã hội và
đời sống của con người (Khoản 2 Điều 3 Nghị định 99/2010/NĐ-CP).


Lĩnh vực thực hiện pes






1,công nghiệp(sản xuất thủy điện,cung cấp nước ngọt …)
2,dịch vụ(du lịch sinh thái,khu bảo tồn …)
3,nông lâm ngư nghiệp
4,lưu trữ cacbon(môi trường hệ sinh thái…)


Mục tiêu thực hiện PES tại việt nam








1,bảo vệ diện tích rừng hiện có
2,nâng cao chất lượng rừng
3,nâng cao đóng góp của ngành nông nghiệp vào nền linh tế quốc dân
4,giảm nhẹ gánh nặng của ngân sách nhà nước vào đầu tư bảo vệ và phát triển rừng
5,đảm bảo an sinh xẫ hội của người làm nghề rừng


1.Chi trả dịch vụ môi trường rừng:
Theo nghịđịnhsố 99/2010/NĐ-CP
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả
tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

Chi trả dịch vụ môi trường (Payment for Environment Services – PES) là công cụ kinh tế yêu
cầu những người được hưởng lợi từ các dịch vụ môi trường rừng chi trả cho những người tham gia
duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó.


Theo đánh giá của ngành chức năng, chính sách “Chi
trả dịch vụ môi trường (Payment for Environment Services –
PES)” được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử
dụng các dịch vụ môi trường bằng cách kết nối người cung
cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.
Trên thế giới PES đã được chú ý thực hiện từ những
năm 90 của thế kỉ 20 và đã được đề xuất bởi WWF, trong
những năm gần đây khái niệm về PES đã được đề cập và thực
thi ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới.



2.Các loại dịch vụ môi trường ở nước ta hiện nay:

Dựa vào tiềm năng chi trả của các dịch vụ, ta chia PES thành 4 loại, bao gồm:

+ Phòng hộ đầu nguồn: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng
sông, lòng suối; Dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống
xã hội; Bảo vệ rừngđầu nguồn.


Lực lượng Trạm Kiểm lâm Vĩnh Sơn phối hợp dân quân địa phương
tuần tra bảo vệ rừng đầu nguồn

Trạm xử lý nước thải tập trung ở một khu công nghiệp thuộc tỉnh Đồng
Nai


+ Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện
pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; biến đổi khí hậu (rừng
hấp thụ cacbon làm giảm khí nhà kính), v.v…;

Các nhà khoa học đưa ra rất nhiều cách khác nhau làm giảm hiệu ứng nhà kính và
khí hậu đang nóng dần lên (Ảnh: BBC)


+ Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho
dịch vụ du lịch: giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hoá, v.v...


+ Bảo tồn đa dạng sinh học,dịch vụ cung ứng bãi
đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng

nguồn nước từ rừng cho các hoạt động nuôi trồng
thủy sản : phòng trừ dịch bệnh, giá trị hệ sinh thái,
v.v…


3.Các cơ chế chi trả dịch vụ môi trường:
Nguyên tắc :
a)Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ
rừng của các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng.
b) Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng tiền thông qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp.
c) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là tiền của bên sử dụng dịch vụ môi
trường rừng ủy thác cho Quỹ để trả cho các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
d) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm có sử dụng dịch vụ môi trường rừng
và không thay thế thuế tài nguyên hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.
đ) Đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với hệ thống luật pháp của Việt Nam và điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.


Hình thức :
1. Chi trả trực tiếp:
a) Chi trả trực tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch
vụ môi trường rừng.
b) Chi trả trực tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có khả
năng và điều kiện thực hiện việc trả tiền thẳng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không
cần thông qua tổ chức trung gian. Chi trả trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự
nguyện giữa bên sử dụng và cung ứng dịch vụ môi trường rừng phù hợp với quy định tại Nghị định
99/2010/NĐ-CP, trong đó mức chi trả không thấp hơn mức do Nhà nước quy định đối với cùng một
loại dịch vụ môi trường rừng.






Vd các dn kinh doanh dịch vụ du lịch được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng
có nghĩa vụ đóng góp một khoảng phí không dưới 1% doanh thu đạt được nhằm
mục đính hỗ trợ dịch vụ môi trường rừng
Các đối tượng ký hợp đồng nhận khoáng bảo vệ rừng với chủ rừng như các tổ
chức, hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn là đối tượng được chi trả tiền.


2. Chi trả gián tiếp:
a) Chi trả gián tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi
trường rừng ủy thác qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh
cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
b) Chi trả gián tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng không
có khả năng và điều kiện trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng mà thông
qua tổ chức trung gian theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6Nghị định 99/2010/NĐ-CP . Chi
trả gián tiếp có sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước, giá dịch vụ môi trường rừng do Nhà nước
quy định.




Vd các dn kinh doanh dịch vụ du lịch được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng
có nghĩa vụ đóng góp một khoảng phí từ 1-2% doanh thu đạt được cho một quỹ
là quỹ bảo vệ và phát triển rừng( được thành lập theo NĐ số 05/2008/NĐ-CP
ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ, là tổ chức tiếp nhận ủy thác tiền chi
trả dịch vụ môi trường rừng)






Tổ chức đứng ra chi trả pes là dn có lợi nhuận thu được từ mtr
Cơ sở để họ trả là dựa trên diện tích đất rừng nhất định mà chủ đất sở hưu có cơ
sở pháp lý là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


Cơ sở thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng








. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng được thành lập theo Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14
tháng 01 năm 2008 của Chính phủ là tổ chức tiếp nhận ủy thác tiền chi trả dịch vụ môi trường
rừng. Đối với các địa phương không có đủ điều kiện thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng,
thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ
và phát triển rừng cấp tỉnh.
Đối với các tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét
cho phép thành lập chi nhánh Quỹ bảo vệ và phát triển rừng đến cấp huyện để thực hiện chi
trả tiền ủy thác dịch vụ môi trường rừng được thuận lợi cho người dân.
2. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng, sử dụng dịch vụ này từ những khu rừng
nằm trong phạm vi hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tiền ủy thác
chi trả dịch vụ môi trường rừng được chuyển về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cấp tỉnh đó
hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh do Ủy

ban nhân dân cấp tỉnh quyết định (sau đây gọi là Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh).
3. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng, sử dụng dịch vụ môi trường rừng từ
những khu rừng nằm trong phạm vi hành chính từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trở lên thì tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng được chuyển về Quỹ bảo vệ và phát
triển rừng Việt Nam.


4.Các tỉnh đang thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường:

Đến nay, đã có 36 tỉnh trên cả nước đang thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường:Bình Phước, Kon
Tum, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lâm Đồng, Phú Thọ..v.v…
Tỉnh Bắc Kạn chi trả DVMTR tại Vườn Quốc gia (VQG) Ba Bể


Tỉnh Quảng Bình chi trả DVMTR tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng


Tỉnh Lâm Đồng chi trả DVMTR tại VQG Cát Tiên


5.Ý nghĩa của việc chi trả dịch vụ môi trường:
Tạo điều kiện cho nhà cung cấp dịch vụ mở rộng phát triển và duy trì dịch vụ,nó là một sự hi vọng lớn
để bảo vệ rừng, đa dạng sinh học, nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên, huy động nguồn tài chính bền vững
cho sự giữ gìn, quản lí những khu bảo tồn.

Khu bảo tồn thiên nhiên


Nâng cao trách nhiệm người sử dụng dịch vụ, hiểu rõ về lợi ích môi trường rừng mang lại cho
chúng ta về kinh tế và xã hội, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc ở các

vùng miền núi, góp phần bảo vệ môi trường rừng.


Hạn chế:
-Chi phí giao dịch cao, tỷ lệ giải ngân thấp
-Người sử dụng chưa hiểu được lợi ích của cảnh quan môi trường
-Những người sử dụng dịch vụ khác nhau sẵn sàng chi trả khác nhau dựa trên số doanh thu của họ
-Thiếu quy định rõ ràng về nhóm nào trong hoạt động kinh doanh du lịch nên chi trả
-Việc thu tiền dịch vụ môi trường từ một số công ty du lịch còn rất khó khăn.
-Có những sự khác biệt đáng kể trong việc tính toán số tiền chi trả (ví dụ: phí vào cổng và đựa theo
doanh thu).
=> một số quy định cần được kịp thời điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn


Cảm ơn cô và các bạn đã
lắng nghe


×