Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Tăng cường quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.32 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI QUỸ BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI QUỸ BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

GS. TS. MAI NGỌC CƯỜNG



NGHỆ AN - 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến
GS. TS. Mai Ngọc Cường, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ
bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài
liệu, xử lý và phân tích số liệu, giải quyết vấn đề… nhờ đó tôi mới có thể
hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình.
Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn
nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, đồng
nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo
học khoá thạc sĩ tại Trường Đại học Vinh.
Quý thầy cô Khoa Kinh tế chính trị và quý thầy cô Phòng đào tạo Sau
đại học - Trường Đại học Vinh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích
trong suốt hai năm học vừa qua.
Ban lãnh đạo Cơ quan Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An và
các bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Thị Khánh Vân, học viên cao học lớp 21B chuyên
ngành Kinh tế chính trị, trường Đại học Vinh. Tôi xin cam đoan luận văn
thạc sĩ “Tăng cường quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh

Nghệ An” là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu điều
tra, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Khánh Vân


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG..............................................................................................vii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu....................................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................6
6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn..........................................................................8
7. Kết cấu luận văn.............................................................................................................9
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG......................................................................................10
1.1. Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng: Khái niệm, hình thức và nội dung...........10

1.1.1. Môi trường rừng và dịch vụ môi trường rừng................................
1.1.2. Các loại rừng và loại dịch vụ môi trường rừng được trả tiền
dịch vụ môi trường rừng................................................................

1.1.3. Khái niệm và thực chất của quản lý chi trả dịch vụ môi trường
rừng................................................................................................
1.1.4. Nội dung quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng.........................
1.2. Nhân tố ảnh hưởng và tầm quan trọng của quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng
..........................................................................................................................................17

1.2.1. Nhân tố ảnh hưởng đến chi trả dịch vụ môi trường rừng...............
1.3. Tầm quan trọng của chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam............................22
1.4 Thực tiễn quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng của một số địa phương và bài học
kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An........................................................................................29

1.4.1. Chi trả dịch vụ môi trường rừng của một số địa phương...............
1.4.2. Bài học kinh nghiệm chi trả dịch vụ môi trường rừng cho tỉnh
Nghệ An........................................................................................
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH NGHỆ AN.....................................36
2.1. Khái quát về việc thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An...............36

2.1.1. Khái quát thông tin cơ bản về địa phương......................................


iv
2.1.2. Khái quát tình hình thành lập bộ máy chỉ đạo/Quỹ BV&PTR
.......................................................................................................
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ BV&PTR................
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Quỹ.........................
2.1.5. Các loại DVMTR, các đối tượng phải nộp tiền DVMTR tại
tỉnh Nghệ An.................................................................................
2.2. Thực trạng và tác động của quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Quỹ bảo vệ
và phát triển rừng tỉnh Nghệ An hiện nay........................................................................43


2.2.1. Thực trạng quản lý chi trả dịch vụ môi trường của Quỹ bảo vệ
và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An hiện nay.....................................
2.2.2. Đánh giá tác động của quản lý chi trả dịch vụ môi trường tại
Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An................................
2.3. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại
quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh nghệ an hiện nay.......................................................59

2.3.1. Những hạn chế chủ yếu trong quản lý chi trả dịch vụ môi
trường của Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An..............
2.3.2. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế chủ yếu trong
quản lý chi trả dịch vụ môi trường của Quỹ bảo vệ và Phát
triển rừng tỉnh Nghệ An................................................................
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH
NGHỆ AN............................................................................................................................75
3.1. Phương hướng tăng cường quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Quỹ bảo vệ
và phát triển rừng tỉnh Nghệ An.......................................................................................75

3.1.1. Bối cảnh phát triển và những vấn đề đặt ra đối với bảo vệ và
phát triển rừng ở Nghệ An những năm tới....................................
3.1.2. Dự báo về thu, chi tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của
Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An những năm tới................................
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Quỹ bảo vệ và
phát triển rừng tỉnh Nghệ An...........................................................................................85

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường luật pháp và cơ chế chính
sách, các quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng.................



v
3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác tổ chức quản lý kiểm tra, giám
sát về chi trả dịch vụ môi trường rừng..........................................
3.3. Một số khuyến nghị...................................................................................................91

3.3.1. Khuyến nghị với Nhà nước trung ương..........................................
3.3.2. Khuyến nghị với UBND tỉnh Nghệ An..........................................
3.3.3. Khuyến nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
một số Sở, ban ngành khác có liên quan.......................................
KẾT LUẬN..........................................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................98

PHỤ LỤC......................................................................................................


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

:

Ban quản lý

BQLRPH

:

Ban quản lý rừng phòng hộ


BTNMT

:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BV&PTR

:

Bảo vệ và phát triển rừng

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

CB

:

Cán bộ

CĐDC

:

Cộng đồng dân cư


CT DVMTR

:

Chi trả dịch vụ môi trường rừng

DVMTR

:

Dịch vụ môi trường rừng

HGĐ

:

Hộ gia đình

KBTTN

:

Khu bảo tồn thiên nhiên

KTKT

:

Kinh tế kỹ thuật


NĐ-CP

:

Nghị định Chính phủ

Nghị định 99

:

Nghị định số 99/2010/NĐ-CP

NN&PTNT

:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

PV ĐTQHR BTB

:

Phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ


RĐD

:

Rừng đặc dụng

RPH

:

Rừng phòng hộ

RSX

:

Rừng sản xuất

TCLN

:

Tổng cục Lâm nghiệp



:

Thuỷ điện


TN&MT

:

Tài nguyên và Môi trường

TNXP

:

Thanh niên xung phong

UBND

:

Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
Trang
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Đối tượng chi trả và mức chi trả DVMTR..........................................................15
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc tổ chức bộ máy quỹ BVPTR Nghệ An.................................................40
Sơ đồ 2.2. Sự gắn kết giữa Quỹ với Chi trả DVMTR..........................................................40
Bảng 2.1. Thống kê các dự án trong quy hoạch phát triển thuỷ điện tỉnh Nghệ An............41
Bảng 2.2. Tổng thu tiền DVMTR từ năm 2011 - 2014 của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
từ các cơ sở sản xuất thủy điện.............................................................................................47
Hình 2.1. Mức độ đóng góp của các nhà máy thủy điện từ 2011 - 2014 vào Quỹ BV&PTR

..............................................................................................................................................48
Bảng 2.3. Tổng thu trong 2 năm của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng từ các cơ sở nước sạch
..............................................................................................................................................49
Bảng 2.4 Tổng hợp kết quả chi cho các đối tượng cung ứng DVMTR đến tháng 12/2014
của Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An.........................................................................................54
Bảng 2.5. Tổng hợp thu nhập của người làm nghề rừng qua các năm triển khai chính sách
chi trả DVMTR....................................................................................................................56
Bảng 2.6. Kết quả quản lý và bảo vệ rừng...........................................................................59
PHỤ LỤC...........................................................................................................................101
Phụ lục 1. Tiêu chí và các chỉ số sử dụng cho giám sát và đánh giá cơ chế Chi trả dịch vụ
môi trường rừng quy định trong Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT.............................101
Phụ lục 2. Quá trình kiểm tra và nghiệm thu......................................................................101
Phụ lục 3. Diễn biến rừng giai đoạn 2010-2013.................................................................102
Phụ lục 4. Tình hình vi phạm và thiệt hại về rừng 2010-2013...........................................103
Phụ lục 5. Tổng hợp thu tiền dịch vụ môi trường rừng của cả nước từ năm 2011 đến Tháng
8/2014.................................................................................................................................103
Phụ lục 6. Đóng góp của DVMTR vào tổng đầu tư của ngành lâm nghiệp.......................104
Phụ lục 7. Danh sách cơ sở sản xuất thuỷ điện ký hợp đồng ủy thác DVMTR với Quỹ Bảo
vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An tính đến Tháng 4/2015..............................................106
Phụ lục 8. Danh sách cơ sở SX nước sạch ký hợp đồng ủy thác DVMTR với Quỹ Bảo vệ
và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An tính đến tháng 04/2015..................................................106


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, lưu vực sông,
nguồn nước... đã và đang cung cấp cho con người những giá trị dịch vụ (thực
phẩm, nước ngọt, gỗ, khả năng hấp thụ cacbon và giảm biến đổi khí hậu...).
Các loại dịch vụ này được sử dụng cho sự phát triển xã hội, nhưng chúng đôi

khi lại được coi là tài sản chung và được sử dụng miễn phí trong cuộc sống
hàng ngày. Ngoài ra, con người sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên
nhiên một cách lãng phí và không bền vững do đó mà chất lượng của các hệ
sinh thái ngày càng bị cạn kiệt, khả năng cung cấp những dịch vụ môi trường
từ đó ngày càng giảm đi. Trong thực tế, cho đến ngay nghiên cứu toàn diện
nhất "Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ" quy tụ trên 1300 nhà khoa học
tham gia, đều đi đến kết luận là hơn 60% dịch vụ môi trường qua nghiên cứu
đều đang suy giảm với tốc độ nhanh hơn tốc độ để chúng có thể tự phục hồi.
Trên thực tế, những người bảo tồn, gìn giữ và phát triển các dịch vụ
môi trường chưa được hưởng những lợi ích xứng đáng mà xã hội phải trả cho
các nỗ lực của họ. Còn những người sử dụng các dịch vụ này chưa chi trả cho
những dịch vụ mà họ được hưởng. Hậu quả là việc cung cấp và sử dụng dịch
vụ môi trường đó không bền vững. Vì vậy, Chi trả dịch vụ môi trường
(Payments for Environmental Servicer - PES) ra đời được xem là cơ chế
nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ môi trường bằng cách kết
nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. PES là công cụ kinh tế
yêu cầu những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho
những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh
thái đó.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng (Payments for Forest Environmetal
Services - PFES) là bước ngoặt về chính sách đối với nghề Rừng ở Việt Nam.


2
Năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã đặt nền móng cho một chương trình PES
cấp quốc gia thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi (2004). Năm
2008, Quyết định số 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thí
điểm Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La và Lâm
Đồng. Sau giai đoạn thí điểm, năm 2010, nhằm thực hiện Chiến lược phát
triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 và chủ trương xã hội hoá

nghề rừng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày
24/9/2010 về Chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng trên phạm vi toàn
quốc, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011. Nguyên tắc cơ bản của Chi
trả dịch vụ môi trường rừng là đảm bảo lợi ích cho người cung cấp dịch vụ
môi trường, ở cả cấp độ cá nhân và cộng đồng, thông qua việc nhận được bồi
hoàn cho chi phí của việc cung cấp những dịch vụ này.Có thể nói, Việt Nam
đã trở thành quốc gia đầu tiên tại Châu Á ban hành và triển khai chính sách
PFES ở cấp quốc gia.
Mục tiêu của PFES tại Việt Nam là: bảo tồn các hệ sinh thái rừng, tính
đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng, nâng cao chất lượng
rừng, gia tăng đóng góp của ngành lâm nghiệp vào nền kinh tế quốc dân,
giảm nhẹ gánh nặng lên ngân sách Nhà nước cho việc đầu tư vào bảo vệ và
phát triển rừng và đảm bảo an sinh xã hội của người làm nghề rừng.
Sau 5 năm thực hiện, PFES đã cho thấy tính hữu dụng của nó trong
công tác bảo vệ rừng. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được đánh
giá thành công. PFES đã nhận được sự đồng thuận cao của các cấp, các
ngành, nhân dân, nhất là sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc thiểu số, hộ
nghèo ở khu vực có rừng. Chính sách đã tạo ra cơ chế tài chính mới góp phần
xã hội hóa nghề rừng, xóa đói giảm nghèo và giảm gánh nặng từ ngân sách
Nhà nước cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Rừng được bảo vệ tốt hơn, chất
lượng rừng được nâng cao. Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác


3
lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy... trong vùng chi trả dịch vụ môi
trường rừng đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, chính sách PFES là một chính sách
mới mang tính đột phá nên việc triển khai thực hiện vẫn còn là một thách thức
đối với các cấp, các ngành.
Tỉnh Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với
1.649.853,2 héc ta, trong đó diện tích đất lâm nghiệp: 1.176.150,3 héc ta

(chiếm 71% diện tích đất tự nhiên), có nhiều hệ thống sông lớn, có rừng ngập
mặn, rừng trên núi, có đủ các vùng sinh thái như: vùng núi, trung du, đồng
bằng ven biển... Đây là tiềm năng rất lớn cho việc cung ứng dịch vụ môi
trường rừng. Vì vậy, việc triển khai thực hiện Chính sách PFES ở Nghệ An có
nhiều thuận lợi, tạo tiền đề để làm thay đổi nhận thức của cả bên sử dụng và
bên cung ứng dịch vụ, góp phần giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước đầu tư
cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Hiện nay, vẫn chưa có một đánh giá và nghiên cứu toàn diện về quản lý
PFES (Payments for Forest Environmental Services - chi trả dịch vụ môi
trường rừng) ở tỉnh Nghệ An, chưa đánh giá một cách tổng thể cơ hội và
thách thức của việc quản lý PFES, cũng như những tác động môi trường, kinh
tế và xã hội mà PFES đem lại. Vì vậy, đề tài: “Tăng cường quản lý chi trả
dịch vụ môi trường rừng tại Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An”
đã được lựa chọn để nghiên cứu là có ý nghĩa bức xúc về lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và có nhiều tài liệu, cuốn sách
viết về mục tiêu phát triển ngành Lâm nghiệp bền vững tại mỗi quốc gia khác
nhau trên thế giới liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn, có thể nêu
lên một số công trình như:
- Phạm Xuân Phương, Đoàn Diễm, Lê Khắc Côi, Lê Hồng Hạnh, Trần
Quang Bảo, Nguyễn Quốc Dựng (2013) với công trình “Báo cáo đánh giá 10


4
năm thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004” nhằm đánh giá việc
thực hiện Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; phát hiện tồn tại, hạn chế
trong quá trình tổ chức triển khai Luật vào thực tiễn. Đề xuất hướng sửa đổi,
bổ sung Luật phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội
nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện Chiến

lược phát triển lâm nghiệp, tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong thời gian tới.
- Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê
Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Tiến (2013) với công trình “Chi trả dịch vụ môi
trường rừng tại Việt nam từ chính sách đến thực tiễn” nhằm tìm hiểu xem chi
trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai ở đâu và như thế nào tại Việt
Nam và trên bình diện quốc tế. Thiết lập một khung chính sách với các
khuyến nghị chính sách cụ thể có tính thực tiễn, hợp lý và có thể áp dụng
được trên nền tảng khung pháp lý và các chính sách môi trường ở Việt Nam.
Nghiên cứu này còn cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những đánh
giá và phân tích cụ thể về tính hiệu quả, hiệu ích và công bằng của PFES
trong quá trình triển khai từ năm 2008 đến nay.
- Nguyễn Chí Thành, (2014). “Báo cáo đánh giá việc thực hiện Chính
sách Chi trả Dịch vụ môi rừng ở tỉnh Nghệ An từ năm 2011 đến tháng 6 năm
2014”. Báo cáo này khái quát tình hình thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ thời điểm thành lập Quỹ bảo vệ
và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An (Tháng 11/2011) đến thời điểm tháng
6/2014, bao gồm những quy định bằng văn bản đến các hoạt động thực tế đã
triển khai. Báo cáo phân tích, đánh giá rút ra những nội dung gì là phù hợp,
những nội dung gì cần điều chỉnh, những bài học kinh nghiệm nhằm cung cấp
cho các cơ quan có trách nhiệm của tỉnh xem xét, sử dụng và Dự án VFD xem
xét hỗ trợ để thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn
tỉnh Nghệ An đạt được kết quả tốt hơn.


5
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu liên quan khác như:
Wunder, Sven (2005)“Chi trả dịch vụ môi trường rừng: kiến thức cơ bản”
CIFOR Occasional Paper, Số 42. Wunder (2008), “Chi trả dịch vụ môi
trường và người nghèo: Khái niệm và bằng chứng ban đầu”, Tạp chí Môi
trường và Kinh tế Phát triển số 13. Nguyễn Tuấn Phú, (2009) “Vai trò của

Chính phủ trong việc xây dựng và triển khai chính sách Chi trả dịch vụ môi
trường rừng - PFES ở Việt Nam”. Bản tin FSSP, bản tin nội bộ số 26-27,
trang 5-6. Nguyễn Chí Thành (2013), “Những bài học kinh nghiệm từ chi
trả dịch vụ hệ sinh thái ở các tỉnh Lâm Đồng và Sơn La, Việt Nam”. Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014) “Báo cáo Sơ kết 3 năm thực
hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định
99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ”. Quỹ bảo vệ và Phát triển
rừng Việt Nam (2013), “Báo cáo hội nghị Tổng kết thực hiện nhiệm vụ 2012
và triển khai kế hoạch 2013 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng”.
Nhìn chung các công trình trên đã phân tích khái niệm chi trả dịch vụ
môi trường rừng, thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng ở địa bàn tỉnh
Nghệ An và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện. Tuy nhiên, vấn đề quản
lý chi trả dịch vụ môi trường rừng vẫn chưa được đề cập đến một cách có
hệ thống. Vì thế trong khuyến nghị hoàn thiện vẫn còn dừng lại ở những
điểm chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý chi trả DVMTR tại Quỹ Bảo
vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An, luận văn đề xuất phương hướng giải
pháp tăng cường quản lý chi trả DVMTR nhằm nâng cao trách nhiệm của
người sử dụng, người cung ứng và toàn xã hội trong phát triển DVMTR,


6
thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn
về quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng.
3.2.2. Đánh giá thực trạng quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại

Quỹ Bảo về và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An hiện nay, chỉ ra những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
3.2.3. Khuyến nghị phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý chi
trả dịch vụ môi trường rừng tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An
những năm tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu là: Quản lý chi trả dịch vụ môi trường
rừng, trực tiếp là quản lý các đối tượng sử dụng DVMTR (Nhà máy thủy
điện, công ty cấp nước...) và các đối tượng được chi trả DVMTR (Chủ rừng,
chủ đất, cộng đồng...).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
Nghệ An
- Về thời gian: Nghiên cứu giai đoạn từ năm 2011 đến nay. Đề xuất giải
pháp đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
5.1.1. Hiểu thế nào là quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng? Nội
dung quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng bao gồm những vấn đề gì?
5.1.2. Thực trạng quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Quỹ bảo
vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An hiện nay như thế nào? Những thành tựu
và hạn chế chủ yếu là gì? Nguyên nhân của những hạn chế về cơ chế chính


7
sách, tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát ra sao?
5.1.3. Làm thế nào để tăng cường quản lý chi trả dịch vụ môi trường
rừng tại Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An những năm tới?
5.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích của luận văn
Trong thực tế, có hai cách chủ yếu để tiếp cận về chủ đề quản lý chi trả

DVMTR.
Thứ nhất, đứng dưới góc đô quy trình quản lý, có thể phân tích quản lý
chi trả DVMTR theo các khâu như khâu lập dự toán, triển khai thực hiện dự
toán, kiểm tra giảm sát, điều chỉnh bổ sung dự toán và cuối cùng là quyết toán
chi trả DVMTR
Thứ hai, đứng dưới góc độ các đối tượng tham vào quá trình chi trả
DVMTR có thể xem xét hai đối tượng là người sử dụng DVMTR và người
cung ứng DVMTR
Luận văn này tiếp cận theo cách thứ hai, tức là quản lý chi trả DVMTR
đối với người sử dụng và đối với người cung ứng DVMTR. Từ đó khung
phân tích cụ thể như sau
Nhân tố
ảnh hưởng
- Luật pháp và chính
sách
- Tổ chức quản lý, cán
bộ
- Phối hợp thực hiện
- Ý thức chấp hành
- Khác

Nội dung
quản lý chi trả PFES

Tác động
quản lý chi trả

- Quản lý đối tượng và loại
dịch vụ phải trả tiền
DVMTR

- Quản lý các đối tượng
được chi trả tiền DVMTR

Đối với người sử
dụng dịch vụ
môi trường rừng
-Đối với người
cung ứng
- Đối với xã hội
- Đối với cơ
quan quản lý

Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý

Sơ đồ: Khung phân tích của luận văn

PFES


8
Theo khung phân tích trên ta thấy:
Các yếu tố đầu vào với tư cách như là biến số độc lập của quản lý chi
trả dịch vụ môi trường rừng bao gồm: môi trường luật pháp, chính sách, tổ
chức quản lý và năng lực đội ngũ quản lý; sự phối hợp thực hiện chi trả dịch
vụ môi trường rừng; ý thức chấp hành giữa các bên cung ứng và sử dụng dịch
vụ môi trường rừng; và các yếu tố khác.
Nội dung quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng với tư cách là các biến
phụ thuộc bao gồm quản lý các đối tượng sử dụng và các đối tượng cung ứng
DVMTR.
Thực hiện các biện pháp quản lý này sẽ có tác động đến cả người sử dụng,

người cung ứng và toàn xã hội trong việc chi trả DVMTR.
5.3. Phương pháp thu thập số liệu
Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ các công trình nghiên cứu
có liên quan đã được công bố, từ các báo cáo tài chính của Quỹ bảo vệ và
Phát triển rừng tỉnh Nghệ An, báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Chính sách
dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An; từ các tài liệu thống kê có liên
quan đến tình hình thực hiện và kết quả thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng trong những năm vừa qua.
5.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê phục vụ cho
việc đánh giá thực trạng và rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết
phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn
Thứ nhất, luận văn góp phần xây dựng cơ sở lý luận của quản lý chi trả
DVMTR nhìn dưới góc độ quản lý người sử dụng và người cung ứng DVMTR
Thứ hai, đánh giá được thực trạng công tác quản lý chi trả DVMTR
trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay, những tác động của quản lý chi trả


9
DVMTR đối với người sử dụng, người cung ứng và xã hội; chỉ ra những hạn
chế và nguyên nhân hạn chế trong chi trả DVMTR
Thứ ba, đã đề xuất nghị các phương hướng, các giải pháp khuyến nghị
với nhà nước trung ương, với các bộ ngành có liên quan, với UBND tỉnh
Nghệ An trong việc tăng cường quản lý chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh
Nghệ An những năm tới.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1.


Một số vấn đề lý luận thực tiễn về quản lý chi trả dịch vụ
môi trường rừng

Chương 2.

Thực trạng về quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An hiện nay

Chương 3.

Phương hướng và giải pháp tăng cường chi trả dịch vụ
môi trường rừng tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
Nghệ An những năm tới.


10
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1.1. Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng: Khái niệm, hình
thức và nội dung
1.1.1. Môi trường rừng và dịch vụ môi trường rừng
1.1.1.1 Môi trường rừng
Theo Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010
về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thì môi trường rừng bao gồm
các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất,
không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng có các giá trị sử dụng
đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi
trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn,

phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu
giữ cacbon, du lịch, nơi cu trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm
sản khác.
1.1.1.2 Dịch vụ môi trường rừng
Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng
của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của
con người. các loại DVMTR gồm:i) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi
lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; ii) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho
sản xuất và đời sống xã hội;iii) Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cacbon của
rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biên pháp ngăn
chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; iv)
Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái
rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; v) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức


11
ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy
sản. (Chính phủ, 2010)
1.1.2. Các loại rừng và loại dịch vụ môi trường rừng được trả tiền
dịch vụ môi trường rừng
Thứ nhất, rừng được chi trả tiền DVMTR là các khu rừng (kể cả rừng
trồng và rừng tự nhiên), thuộc đối tượng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và
rừng sản xuất nằm trong quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh, có cung cấp một hay
nhiều DVMTR.
Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng được đầu tư chi trả để khuyến khích
bảo vệ và phát triển để đảm bảo chức năng phòng hộ, phòng chống thiên tai,
bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học (mức đầu tư theo
quy định của Nhà nước về định giá các loại rừng).
Đối với rừng sản xuất (cả rừng trồng và rừng tự nhiên), nếu diện tích
rừng khép tán, bảo đảm chức năng phòng hộ môi trường theo các cấp độ khác

nhau khi phân loại rừng, thì trong giai đoạn chưa khai thác, được chi trả đầu
tư, hỗ trợ như rừng phòng hộ.
Khi khai thác rừng sản xuất (là tác động làm suy giảm chức năng phòng
hộ của rừng) chủ rừng phải chi trả tiền để tái phục hồi phát triển diện tích
rừng theo quy định để bảo đảm chức năng phòng hộ của rừng.
Thứ hai, loại dịch vụ môi trường rừng được trả tiền dịch vụ môi trường
rừng bao gồm bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông,
lòng suối; điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
hấp thu và lưu giữ cacbon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát
triển rừng bền vững; bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học
của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; dịch vụ cung ứng bãi
đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho
nuôi trồng thuỷ sản. (Chính phủ, 2010).


12
1.1.3. Khái niệm và thực chất của quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng
1.1.3.1 Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng
Tại Việt Nam, hiện nay chỉ có khái niệm chi trả dịch vụ môi trường
rừng được sử dụng và được thể chế hóa. Đến nay, chưa có khung pháp lý về
chi trả dịch vụ môi trường đối với các dịch vụ môi trường khác ngoài dịch vụ
môi trường rừng. Tuy nhiên với nhiều quốc gia khác trên thế giới, khái niệm
Chi trả dịch vụ môi trường đang được sử dụng vì nó có tính bao quát hơn.
Trên thế giới, khái niệm Chi trả dịch vụ môi trường (PES) được hiểu
như sau: "Là một giao dịch tự nguyện đối với loại dịch vụ môi trường cụ thể...
giữa ít nhất một bên sử dụng dịch vụ môi trường và một bên cung ứng dịch vụ
môi trường khi và chỉ khi bên cung ứng dịch vụ môi trường có khả năng cung
cấp dịch vụ (trong những điều kiện cụ thể)" (Wunder, 2005)
Ở Việt Nam, khái niệm Chi trả DVMTR được diễn giải khác với Quốc

tế dưới một số góc độ như sau: Thứ nhất, Nhà nước đóng vai trò điều tiết chủ
yếu: Chi trả DVMTR được xem là một công cụ dựa vào thị trường, bắt buộc
áp dụng trong một số điều kiện nhất định và được đưa vào các quy định của
Chính phủ. Thứ hai, xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu chính
của Chính sách chi trả DVMTR. Do vậy, hầu như không thể tách những nỗ
lực bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ra khỏi công tác xóa đói giảm
nghèo. Một số nhà phê bình thì cho rằng, trọng tâm của Chi trả DVMTR
không thể là các vấn đề "vì người nghèo", vì điều này có thể hạn chế hiệu quả
của chương trình Chi trả DVMTR. Do đó, "trọng tâm hàng đầu" vẫn là vấn đề
môi trường chứ không phải vấn đề đói nghèo (Wunder, 2008). Tuy nhiên, rất
nhiều cộng đồng dân cư ở Việt Nam có truyền thống sống phụ thuộc vào tài
nguyên rừng. Vì vậy, chính sách chi trả DVMTR nếu như không xét đến việc
đáp ứng nhu cầu của người nghèo thì khó có thể thực hiện lâu dài.
Theo NĐ 99/2010/NĐ-CP, Chi trả DVMTR là quan hệ cung ứng và chi
trả giữa bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cung ứng DVMTR. Và hiện


13
nay, việc thực hiện Chính sách chi trả DVMTR theo NĐ 99/2010/NĐ-CP mới
chủ yếu tập trung áp dụng với đối tượng là các nhà máy thủy điện và công ty
cung cấp nước sạch.
1.1.3.2 Thực chất quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng
Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng là hệ thống các biện pháp
nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế trong quá trình chi trả DVMTR giữa bên
cung ứng dịch vụ môi trường rừng và bên sử dụng DVMTR.
Do đặc điểm cung ứng và sử dụng DVMTR là rất đa dạng nên quản lý
chi trả dịch vụ môi trường rừng có hai hình thức là quản lý chi trả trực tiếp và
quản lý chi trả gián tiếp
Quản lý chi trả DVMTR trực tiếp là hoạt động giao dịch trao đổi trực
tiếp giữa người bán và người mua. Người lao động lâm nghiệp (các chủ rừng)

tạo được hoặc bảo vệ, giữ gìn được môi trường cảnh quan thiên nhiên trong
rừng; những người muốn vào khu rừng để tham quan, chiêm ngưỡng, thưởng
thức cảnh quan thiên nhiên, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học… phải trả tiền
mua vé để được đến với khu rừng.
Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng gián tiếp là khi giao dịch giữa
người bán và người mua không thể thực hiện trao đổi được trực tiếp, thì cần
thiết phải thông qua một bên trung gian làm đại diện cho cả hai phía, xét về
thực tế thì người lao động lâm nghiệp (các chủ rừng) khi tạo ra môi trường
rừng không thể đi bán cho từng người hưởng lợi (các đối tượng hưởng lợi có
thể là dân cư của một thành phố, của một số vùng đồng bằng được hưởng thụ
môi trường sinh quyển sạch, an toàn, hoặc được sử dụng nước phục vụ đời
sống và sản xuất…Với quy mô số lượng người hưởng lợi là một số đông
trong xã hội thì Nhà nước phải là người đại diện để thu tiền chi trả dịch vụ
môi trường rừng từ người mua (người hưởng lợi) để thanh toán cho người bán
(là người sản xuất và cung cấp dịch vụ môi trường rừng. Hoạt động của Nhà


14
nước như vậy chính là quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng gián tiếp.
Dù quản lý chi trả DVMTR trực tiếp hay gián tiếp thì thực chất quản lý
chi trả dịch vụ môi trường rừng vẫn là quản lý quan hệ kinh tế giữa người sản
xuất cung ứng dịch vụ môi trường rừng (người bán) với người hưởng thụ dịch
vụ môi trường rừng (người mua, người phải chi trả).
1.1.4. Nội dung quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng
1.1.4.1. Quản lý các đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Theo Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC quy định:
Các đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng (bên sử dụng dịch
vụ môi trường rừng) của những khu rừng nằm trên địa giới hành chính từ hai
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, trả tiền dịch vụ môi trường
rừng cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam.

Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng của những khu rừng nằm trong
địa giới hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trả tiền
chi trả dịch vụ môi trường rừng cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh.
Mức chi trả và số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thực hiện theo
quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, phù hợp với từng loại hình cơ sở
sử dụng DVMTR. Chẳng hạn:
- Đối với các cơ sở sản xuất thuỷ điện: Mức chi trả tiền DVMTR áp
dụng đối với các cơ sở sản xuất thuỷ điện, hiện nay là là 20 đồng/1kwh điện
thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả DVMTR là sản lượng điện
của các cơ sở sản xuất thuỷ điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua
bán điện;
Số tiền phải chi trả DVMTR trong kỳ hạn thanh toán (đ) bằng sản
lượng điện trong kỳ hạn thanh toán (kwh) nhân với mức chi trả DVMTR tính
trên 1 kwh (20đ/1kwh).
- Đối với các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch: Mức chi trả tiền


15
DVMTR áp dụng đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch hiện là
40đ/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi trả DVMTR là
sản lượng nước của các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch bán cho người
tiêu dùng;
Số tiền phải chi trả DVMTR trong kỳ hạn thanh toán (đ) bằng sản
lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m 3) nhân với mức chi trả
dịch vụ môi trường rừng tính trên 1m3 nước thương phẩm (40đ/1m3).
- Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi
từ dịch vụ môi trường rừng: Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tính
bằng 1% đến 2% trên doanh thu thực hiện trong kỳ;
Số tiền phải chi trả DVMTR trong kỳ hạn thanh toán (đ) bằng doanh
thu nhân với mức chi trả (từ 1% đến 2%).

- Đối với 02 nhóm đối tượng như: Các cơ sở sản xuất công nghiệp có
sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trong sản xuất; hấp thu và lưu giữ
cacbon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ; nguồn thức ăn và con giống tự
nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng để nuôi trồng thuỷ sản,… đang được các
Bộ, ngành nghiên cứu để có quy định cụ thể về đối tượng, mức chi trả,
phương thức chi trả đối với các loại dịch vụ này (Chi tiết tại Sơ đồ 1.1).
Sơ đồ 1.1. Đối tượng chi trả và mức chi trả DVMTR
Cơ sở sản xuất thuỷ điện

20 đồng/kwh điện thương phẩm
trong kỳ thanh toán

Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch

40 đồng/m3 nước thương phẩm
trong kỳ thanh toán

Cơ sở sản xuất công nghiệp

Sẽ được quy định sau

Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

1% đến 2% trên doanh thu thực
hiện theo kỳ
Sẽ được quy định sau


16
1.1.4.2 Quản lý các đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng

(các đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng)
Thứ nhất, đối tượng được chi trả là chủ rừng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng.
Theo quy định tại Thông tư số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC, số tiền
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh chuyển trả cho dịch vụ môi trường
rừng của chủ rừng sử dụng như sau:
Chủ rừng là tổ chức không thuộc Nhà nước được quản lý sử dụng theo
đúng quy định của pháp luật quản lý tài chính hiện hành đối với loại hình tổ
chức đó và chi cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn sử dụng toàn
bộ số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng
và nâng cao đời sống.
Chủ rừng là tổ chức Nhà nước có thực hiện khoán bảo vệ rừng sử dụng
10% số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chi phí quản lý để chi
cho các hoạt động: lập hồ sơ, tài liệu, bản đồ quản lý các khu rừng cung ứng
dịch vụ môi trường rừng; kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, đánh giá; tuyên
truyền, vận động, tổ chức tập huấn cho các bộ, công chức, viên chức của chủ
rừng, Uỷ ban nhân dân cấp xã, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng; hội nghị, hội
thảo, so kết, tổng kết; hỗ trợ cho các hoạt động các cấp huyện, xã, thôn; mua
sắm tài sản và các chi phí khác phục vụ công tác quản lý chi trả dịch vụ môi
trường rừng. Số tiền còn lại (90%) sử dụng như sau:
Trường hợp chủ rừng khoán toàn bộ diện tích rừng được chi trả dịch vụ
môi trường rừng thì chi trả toàn bộ cho các hộ nhận khoán. Hộ nhận khoán
được sử dụng số tiền này để quản lý bảo vệ rừng và nâng cao đời sống.
Trường hợp chủ rừng khoán một phần diện tích rừng được chi trả dịch
vụ môi trường rừng cho các hộ nhận khoán, phần diện tích rừng còn lại chủ
rừng trực tiếp tổ chức bảo vệ rừng, thì số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng


×