Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

VŨ TRỤ QUAN TRONG MO MƯỜNG hòa BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.86 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM VĂN HÙNG

CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU II

VŨ TRỤ QUAN
TRONG MO MƯỜNG HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 62 22 03 01


HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................3
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lý do chọn chuyên đề........................................................................................1
Nhìn chung, vũ trụ quan của Mo Mường, trong đó có Mo Mường Hòa Bình đã
được đề cập trong một số công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, mục đích nghiên
cứu của các công trình nêu trên không đặt vấn đề nghiên cứu vũ trụ quan trong
Mo Mường dưới góc độ triết học. Ngoài phần Vũ trụ luận Mường qua đám tang
trong cuốn sách Người Mường ở Hòa Bình của Trần Từ thì chưa có một công
trình chuyên biệt nào nghiên cứu về vũ trụ quan trong Mo Mường Hòa Bình.
Một số cuốn sách và bài viết đề cập đến vũ trụ quan trong Mo Mường chỉ có
tính chất phác họa nhằm phục vụ cho những mục đích nghiên cứu về Mo


Mường dưới góc độ văn hóa. Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu mà các
công trình đạt được có ý nghĩa gợi mở và được coi là điểm xuất phát cho tác giả
chuyên đề tìm hiểu về vũ trụ quan trong Mo Mường Hòa Bình.........................13
1...........................................................................................................................57
Vương Anh, Hoàng Anh Nhân (1986), Tuyển tập truyện thơ Mường (Thanh
Hóa),Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội....................................................................57
2...........................................................................................................................57
Vương Anh, Bùi Nhị Lê, Phạm Tố Châu, Lê Thành Hiểu (1997), Mo (sử thi và
thần thoại) dân tộc Mường, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.................................57
3...........................................................................................................................57
Đinh Văn Ân (2002), Mo - Đường lên trời, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội........57
4...........................................................................................................................57
Đinh Văn Ân (2005), Mo - kể chuyện Đẻ đất đẻ nước, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà
Nội.......................................................................................................................57
6...........................................................................................................................57
J. Chevalier, A. Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb
Đà Nẵng, Đà Nẵng..............................................................................................57


7...........................................................................................................................57
Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn
hóa dân tộc - Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.............................................57
8...........................................................................................................................57
9...........................................................................................................................57
10.........................................................................................................................57
Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên (2006), Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Tập
1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.........................................................................57
11.........................................................................................................................57
L. Codiere (1997), Về văn hoá và tín ngưỡng truyền thống người Việt Nam, Nxb
Văn hoá - Thông tin, Hà Nội...............................................................................57

12.........................................................................................................................57
Phạm Văn Công (1974), "Mo Đẻ đất đẻ nước và đời sống của người Mường",
Kỷ yếu hội nghị chuyên đề Đẻ đất đẻ nước, Ty văn hoá Thanh Hoá, tr. 117-120.
.............................................................................................................................57
13.........................................................................................................................57
J. Cuisinier (1995), Người Mường - Địa lý nhân văn và xã hội học, Nxb Lao
động, Hà Nội.......................................................................................................57
14.........................................................................................................................57
Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn (2008), Nhân học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Hồ Chí Minh............................................................................57
15.........................................................................................................................57
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.................................................................57
16.........................................................................................................................57


Quách Điêu (1925) "Hoà Bình tỉnh quan lang sử khảo", Tạp chí Nam Phong,
(100), tr. 15-22.....................................................................................................57
17.........................................................................................................................58
19.........................................................................................................................58
Trần Văn Đoàn (2004), "Tổng quan về thông diễn học", Tạp chí Nghiên cứu con
người, (3), tr. 57-69.............................................................................................58
20.........................................................................................................................58
Tạ Đức (2013), Nguồn gốc người Việt - người Mường, Nxb Tri thức, Hà Nội. 58
21.........................................................................................................................58
M. Eliade (2005), "Cái thiêng và cái phàm" (Đỗ Lại Thuý giới thiệu, Huyền
Giang dịch), Tạp chí văn học nước ngoài, (1), tr.192 - 201................................58
23.........................................................................................................................58
Trần Văn Giàu (1957), Vũ trụ quan, Nxb Xây dựng, Hà Nội.............................58

24.........................................................................................................................58
Pirre Grossin (1997), Tỉnh Mường Hoà Bình (Lê Gia Hội dịch), Nxb Lao động,
Hà Nội.................................................................................................................58
25.........................................................................................................................58
Nguyễn Thị Song Hà (2011), Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Mường
ở Hoà Bình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.........................................................58
26.........................................................................................................................58
Đinh Hồng Hải (2013), "Âm giới và biểu tượng vũ trụ luận trong tang ma của
người Mường", Tạp chí Văn hoá dân gian, (3), tr. 24-29....................................58
27.........................................................................................................................58
28.........................................................................................................................58
Nguyễn Hùng Hậu (2005), Đại cương triết học Việt Nam, Nxb Thuận Hoá, Huế.
.............................................................................................................................58


29.........................................................................................................................58
Hêghen (1999), Mỹ học, Tập 1, (Phan Ngọc dịch), Nxb Văn học, Hà Nội........58
32.........................................................................................................................58
Du Minh Hoàng (1954), Nhân sinh quan mới (Trần Quang dịch), Nxb Sự thật,
Hà Nội.................................................................................................................58
33.........................................................................................................................58
34.........................................................................................................................59
Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2006), "Những vấn đề nhân học tôn giáo", Tạp
chí Xưa & Nay, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 18-27............................................59
35.........................................................................................................................59
Hoàng Xuân Hội (1974), "Thế giới loài vật trong Đẻ đất đẻ nước là một thế giới
hiền lành mà gắn bó với loài người", Kỷ yếu hội nghị chuyên đề Đẻ đất đẻ nước,
Ty văn hoá Thanh Hoá, Thanh Hóa. tr. 162-163.................................................59
37.........................................................................................................................59
Trương Sỹ Hùng, Bùi Thiện (1995), Vốn cổ văn hoá Việt Nam, Tập 1, Nxb Văn

hoá thông tin, Hà Nội..........................................................................................59
38.........................................................................................................................59
Trương Sỹ Hùng, Bùi Thiện (1995), Vốn cổ văn hoá Việt Nam, Tập 2, Nxb Văn
hoá thông tin, Hà Nội..........................................................................................59
39.........................................................................................................................59
Trương Sỹ Hùng (2014), Sử thi thần thoại Mường, Nxb Văn hoá thông tin, Hà
Nội.......................................................................................................................59
40.........................................................................................................................59
Vi Xuân Hương (1974), "Cuộc đấu tranh giữa con người với thiên nhiên trong
Đẻ đất đẻ nước", Kỷ yếu hội nghị chuyên đề Đẻ đất đẻ nước, Ty văn hoá Thanh
Hoá, Thanh Hóa, tr. 89 - 91.................................................................................59
41.........................................................................................................................59


Đàm Quang Kế (1997), Hệ thống nhân vật trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ
nước, (Luận văn thạc sỹ văn học), Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.. .59
42.........................................................................................................................59
Vũ Ngọc Khánh (1974) "Mấy vấn đề xung quang Đẻ đất đẻ nước", Kỷ yếu hội
nghị chuyên đề Đẻ đất đẻ nước, Ty văn hoá Thanh Hoá, Thanh Hóa, tr. 44 - 54.
.............................................................................................................................59
43.........................................................................................................................59
Vũ Ngọc Khánh (1997), "Đẻ đất đẻ nước và một số tư liệu có liên quan đến dân
tộc học", Tạp chí Dân tộc học, (2), tr. 23 - 29.....................................................59
44.........................................................................................................................59
Phúc Khánh (1961), Thử tìm hiểu những yếu tố tư tưởng triết học trong thần
thoại Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.................................................................59
45.........................................................................................................................59
Nguyễn Văn Khoả (2004), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Văn học, Hà Nội..............59
46.........................................................................................................................59
Bùi Văn Kín (1976) "Tựa", Đẻ đất đẻ nước - Thơ dân gian dân tộc Mường, Nxb

Văn học, Hà Nội..................................................................................................59
47.........................................................................................................................59
49.........................................................................................................................60
50.........................................................................................................................60
Đặng văn Lung, Bùi Thiện, Bùi Văn Nợi (1996), Mo Mường (Mo Mường và
nghi lễ tang ma), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.................................................60
51.........................................................................................................................60
Đặng Văn Lung (1996), "Mo ma trong đám tang của người Mường", Mo Mường
(Mo Mường và nghi lễ tang ma), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội........................60
52.........................................................................................................................60


Đặng Văn Lung (1998), "Giới thiệu tác phẩm", Đẻ đất đẻ nước - Sử thi Mường,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.............................................................................60
53.........................................................................................................................60
54.........................................................................................................................60
55.........................................................................................................................60
56.........................................................................................................................60
C. Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.......................................................................................................................60
57.........................................................................................................................60
C. Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.......................................................................................................................60
60.........................................................................................................................60
Ngọc Mai (1974), "Kẻ tạo nên sự sống là những bà lành, côn khôn, cái khéo",
Kỷ yếu hội nghị chuyên đề Đẻ đất đẻ nước, Ty văn hoá Thanh Hoá, Thanh Hóa,
tr. 160-162...........................................................................................................60
64.........................................................................................................................61
Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội...........61
65.........................................................................................................................61

Phùng Thị An Na (2015), Nhân sinh quan của người Việt qua Folklore Việt
Nam, (Luận án tiến sĩ), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.......61
66.........................................................................................................................61
67.........................................................................................................................61
Phan Đăng Nhật (1990), "Những yếu tố nhân văn của mo lên", Tạp chí Văn hoá
dân gian, (4), tr. 41- 45........................................................................................61
68.........................................................................................................................61


Phan Đăng Nhật (2001), Nghiên cứu sử thi Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.......................................................................................................................61
69.........................................................................................................................61
70.........................................................................................................................61
Đinh Đại Niên (1956), Nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà
Nội.......................................................................................................................61
71.........................................................................................................................61
Bùi Văn Nợi (2012), Mo Mường, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.......................61
72.........................................................................................................................61
Trần Thế Pháp (1960) Lĩnh Nam chích quái, (Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc
San dịch), Nxb Văn hoá, Hà Nội.........................................................................61
73.........................................................................................................................61
Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội...............61
74.........................................................................................................................61
Hoàng Tuấn Phổ (1974) "Những yếu tố duy vật trong Đẻ đất đẻ nước", Kỷ yếu
hội nghị chuyên đề Đẻ đất đẻ nước, Ty văn hoá Thanh Hoá, Thanh Hóa, tr. 166.
.............................................................................................................................61
75.........................................................................................................................61
Bùi Kim Phúc (2004), Nghi lễ Mo trong đời sống tinh thần người Mường, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.....................................................................................61
76.........................................................................................................................61

77.........................................................................................................................61
78.........................................................................................................................61
79.........................................................................................................................61
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2015), Báo cáo đề dẫn về công
tác kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa mo Mường tỉnh Hòa Bình, Hòa Bình.. 61


80.........................................................................................................................62
81.........................................................................................................................62
82.........................................................................................................................62
83.........................................................................................................................62
84.........................................................................................................................62
85.........................................................................................................................62
86.........................................................................................................................62
Lê Đắc Tất (2004), "Vũ trụ không chỉ hiện lên trong kính chiếu yêu Big Bang",
Báo An ninh cuối tháng, (35), tr. 45 - 47............................................................62
87.........................................................................................................................62
88.........................................................................................................................62
Bùi Văn Thành (2009), Những bình diện cấu trúc của Mo Mường, (Luận án tiến
sĩ văn học), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội......................................62
89.........................................................................................................................62
90.........................................................................................................................62
91.........................................................................................................................62
Thích Chơn Thiện (1999), Lý thuyết nhân tính qua kinh tạng Pàli, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................62
92.........................................................................................................................62
93.........................................................................................................................62
Bùi Thiện (2002), Diễn xướng Mo - Trượng - Mỡi, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà
Nội.......................................................................................................................62
94.........................................................................................................................62

Bùi Thiện (2010), Truyện dân gian dân tộc Mường, Tập 1, Nxb Văn hoá dân
tộc, Hà Nội...........................................................................................................62


95.........................................................................................................................62
Bùi Thiện (2010), Tế trời đất, tổ tiên, mại nhà xe dân tộc Mường, Nxb Văn hoá
dân tộc, Hà Nội....................................................................................................62
96.........................................................................................................................62
Bùi Thiện (2010), Văn hoá dân gian Mường, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.....62
97.........................................................................................................................62
Bùi Thiện (2015), Đẻ đất đẻ nước và phong tục đạo lý nhân văn Mường, Nxb
Văn hoá dân tộc, Hà Nội.....................................................................................62
98.........................................................................................................................63
Nguyễn Tất Thịnh (2011), Hành trình nhân sinh quan: Phản tỉnh trên đường trải
nghiệm, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội................................................63
99.........................................................................................................................63
Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (2005), Folklore - một số thuật ngữ đương đại,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.............................................................................63
100.......................................................................................................................63
Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hoá, văn hoá tộc người và văn hoá Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.....................................................................................63
101.......................................................................................................................63
Ngô Đức Thịnh (2012), Hát văn, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội........................63
102.......................................................................................................................63
103.......................................................................................................................63
104.......................................................................................................................63
X.A. Tôcarev (1994), Những hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của
chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..............................................................63
105.......................................................................................................................63



Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam - Miền Bắc (2005), Kinh thánh Cựu Ước
và Tân Ước, Nxb Tôn giáo, Hà Nội....................................................................63
106.......................................................................................................................63
Nguyễn Thế Trắc (2008), Mạn đàm nhân sinh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
.............................................................................................................................63
107.......................................................................................................................63
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện văn học (1999), Tuyển
tập văn học dân gian Việt Nam, Tập 1, Thần thoại truyền thuyết, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.................................................................................................................63
108.......................................................................................................................63
109.......................................................................................................................63
Trần Từ (1971), "Cõi sống và cõi chết trong quan niệm cổ truyền của người
Mường", Tạp chí nghiên cứu lịch sử (140), tr 42 - 53, 63...................................63
110.......................................................................................................................63
Trần Từ (1996), Người Mường ở Hoà Bình, Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hà
Nội.......................................................................................................................63
111.......................................................................................................................63
Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình (2010), Mo Mường Hoà Bình, Hoà Bình........63
112.......................................................................................................................63
113.......................................................................................................................63
Bùi Huy Vọng (2010), Tang lễ cổ truyền người Mường, Quyển 1, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội..................................................................................................63
114.......................................................................................................................63
Bùi Huy Vọng (2011), Tang lễ cổ truyền người Mường, Quyển 2, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội..................................................................................................63
115.......................................................................................................................63


Bùi Huy Vọng (2011), Tang lễ cổ truyền người Mường, Quyển 3, Nxb Lao

động, Hà Nội.......................................................................................................63
116.......................................................................................................................64
Lê Trung Vũ (1975), Truyện cổ Mèo, Nxb Văn hoá, Hà Nội.............................64
117.......................................................................................................................64
Nguyễn Hữu Vui - Nguyễn Ngọc Long đồng chủ biên (2002), Giáo trình triết
học Mác - Lênin (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội...........................................................................................................64
118.......................................................................................................................64
Trần Quốc Vượng, Nguyễn Dương Bình (1970), "Một vài nhận xét về mối quan
hệ Việt - Mường và quá trình phân hoá giữa tộc Mường và tộc Việt", Thông báo
khoa học trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Sử học, Tập 5, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.......................................................................................................................64
119.......................................................................................................................64
Lý Tế Xuyên (1972), Việt điện U Linh, Bản dịch của Trịnh Đình Dư từ bản gốc
A751 thư viện khoa học (Đinh Gia Khánh tu chỉnh và hiệu đính cho lần tái bản),
Nxb Văn học, Hà Nội..........................................................................................64
120.......................................................................................................................64
Nguyễn Như Ý (2008), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh........................................................................................................64
121.......................................................................................................................64
122.......................................................................................................................64
123.......................................................................................................................64
124.......................................................................................................................64
125.......................................................................................................................64


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề

Trong tiến trình lịch sử tộc người, người Mường đã sáng tạo nên một nền
văn hoá phong phú và giàu bản sắc. Trong đó, Mo Mường là nghi lễ tín ngưỡng
trung tâm trong đời sống tinh thần của người Mường, quy tụ hầu hết các giá trị
văn hóa và tư tưởng của người Mường. Chúng tôi chọn vấn đề Vũ trụ quan trong
Mo Mường Hòa Bình để nghiên cứu trong chuyên đề xuất phát từ các lý do sau:
Thứ nhất, Mo Mường Hòa Bình là nghi lễ tang ma có quy mô thuộc loại
đồ sộ bậc nhất của nhân loại, mang tính nguyên hợp, phản ánh nhận thức của
người Mường trên rất nhiều lĩnh vực, hàm chứa những quan niệm độc đáo của
người tiền Việt - Mường(1) và người Mường về vũ trụ. Do vậy, nghiên cứu Mo
Mường Hòa Bình nói chung, vũ trụ quan trong Mo Mường Hòa Bình nói riêng,
đòi hỏi phải xem xét dưới nhiều góc độ, phải bóc tách nhiều tầng lớp giá trị và
phải hiểu nó trong mối quan hệ của nhiều ngành khoa học trong đó có triết học.
Thứ hai, nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam trong lĩnh vực văn hoá
dân gian những năm qua vẫn ít được quan tâm thực hiện. Những nghiên cứu về
tư tưởng triết học Việt Nam mới chỉ giới hạn trong phạm vi tư tưởng của người
Việt. Tư tưởng của các dân tộc thiểu số, trong đó có tư tưởng người Mường vẫn
là một khoảng trống lớn. Do vậy, tiếp cận vấn đề vũ trụ quan trong Mo Mường
Hòa Bình là một hướng nghiên cứu cần thiết góp phần tìm hiểu tư tưởng của các
dân tộc thiểu số, đồng thời khẳng định và luận chứng cho sự tồn tại của tư tưởng
triết học Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa dân gian.
Thứ ba, người Mường là tộc người có chung nguồn gốc với người Việt.
Tộc người này còn giữ lại được nhiều yếu tố tư tưởng, văn hóa của người Lạc
Việt xưa. Trong hoàn cảnh tư tưởng và văn hóa của người Việt đã, đang bị biến
đổi nhanh chóng, nhiều yếu tố bị mai một thì việc tìm hiểu vũ trụ quan trong Mo
1()

Các nghiên cứu trên phương diện nhân chủng học, văn hóa học, ngôn ngữ học,... chứng tỏ người tiền Việt Mường hay người Lạc Việt là tổ tiên chung của người Việt và người Mường.


2


Mường Hoà Bình chắc chắn sẽ giúp chúng ta nhận thức sáng tỏ nhiều hơn về cội
nguồn tư tưởng và văn hóa của người Việt.
Thứ tư, nghiên cứu vũ trụ quan trong Mo Mường Hòa Bình sẽ góp phần
làm sáng tỏ nhiều hơn những nội dung và giá trị độc đáo của Mo Mường Hòa
Bình trong kho tàng tư tưởng, văn hóa Việt Nam và nhân loại. Qua đó, cung cấp
thêm những căn cứ khoa học để thúc đẩy quá trình đưa Mo Mường Hòa Bình trở
thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại2. Việc nghiên cứu này
còn cần thiết vì nó góp phần thực hiện chủ trương của Đảng ta là: "Xây dựng
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" [15, tr. 213], đồng thời
phải "khai thác và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hoá, nghệ thuật của các
dân tộc trên đất nước tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của
nền văn hoá Việt Nam" [15, tr. 42].
Thứ năm, để hoàn thành luận án Khía cạnh triết học trong Mo Mường
Hòa Bình, thì việc tìm hiểu Vũ trụ quan trong Mo Mường Hòa Bình là một phần
nội dung quan trọng giúp cho nghiên cứu sinh tiếp tục tìm hiểu về nhân sinh
quan trong Mo Mường Hòa Bình và từng bước củng cố kỹ năng nghiên cứu
khoa học. Thông qua chuyên đề, nghiên cứu sinh có cơ hội được trình bày
những kết quả nghiên cứu đầu tiên để đón nhận những ý kiến của các nhà khoa
học trong Hội đồng chấm chuyên đề. Từ đó, giúp nghiên cứu sinh tiếp tục có
những định hướng trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề
2.1. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề tập trung làm rõ nội dung vũ trụ quan trong Mo Mường Hòa
Bình và bước đầu chỉ ra sự gần gũi giữa vũ trụ quan của người Mường và vũ trụ
quan của người Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình cùng với các

nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, thẩm định và lập hồ sơ đề nghị UNESSCO công nhận Mo Mường Hòa Bình
là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.


3

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chuyên đề, trình bày một
số vấn đề đặt ra mà chuyên đề cần tiếp tục nghiên cứu.
- Trình bày khái niệm và các hình thức cơ bản của vũ trụ quan.
- Phân tích nội dung vũ trụ quan trong Mo Mường Hòa Bình
- Phân tích một số nội dung có tính gợi mở về ảnh hưởng của vũ trụ quan
trong Mo Mường Hòa Bình đến đời sống của người Mường ở Hòa Bình và sự
tương đồng của nó với vũ trụ quan của người Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Mo Mường Hoà Bình
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung vũ trụ quan của Mo Mường Hòa Bình.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề
4.1. Cơ sở lý luận
- Chuyên đề dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối
quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, mối quan hệ giữa các hình thái ý
thức xã hội,...
- Chuyên đề sử dụng một số lý thuyết nghiên cứu chuyên ngành khác như
lý thuyết tương đối văn hoá, lý thuyết chức năng, lý thuyết vùng văn hoá, lý
thuyết biểu tượng(3).
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp cụ thể như: Phương pháp thống
nhất giữa lịch sử và logic, phương pháp thống nhất giữa phân tích và tổng hợp,

phương pháp so sánh, phương pháp thông diễn học, phương pháp điền dã,
phương pháp hệ thống - cấu trúc và một số phương pháp khác.
5. Đóng góp mới của chuyên đề
3()

Trong khuôn khổ dung lượng của một chuyên đề theo quy định, chúng tôi không có điều kiện trình bày nội
dung của các lý thuyết này vì phải ưu tiên cho phần nội dung chính của chuyên đề.


4

- Chuyên đề là nghiên cứu chuyên biệt và toàn diện đầu tiên về vũ trụ
quan trong Mo Mường Hòa Bình dưới góc độ triết học.
- Chuyên đề bước đầu đề cập đến sự tương đồng giữa vũ trụ quan của người
Việt và vũ trụ quan của người Mường trong Mo Mường Hòa Bình, qua đó góp
phần tìm hiểu mối liên hệ gần gũi giữa hai tộc người trên phương diện tư tưởng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của chuyên đề
- Nội dung của chuyên đề có ý nghĩa quan trọng để nghiên cứu Khía cạnh
triết học trong Mo Mường Hòa Bình cũng như những nghiên cứu tiếp theo về
Mo Mường Hòa Bình.
- Chuyên đề góp phần nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam trong lĩnh
vực văn hóa dân gian.
- Chuyên đề có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu
và giảng dạy những môn học liên quan đến tư tưởng triết học Việt Nam và văn
hóa dân gian Việt Nam,...
7. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận và tài liệu tham khảo, chuyên đề
gồm 2 chương, 5 tiết.

TỔNG QUAN



5

1. Các công trình nghiên cứu về vũ trụ quan
Trong quá trình khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến chuyên
đề, chúng tôi nhận thấy không có nhiều cuốn sách đề cập trực tiếp đến lý luận về
vũ trụ quan. Phần lớn các nghiên cứu chủ yếu trình bày nội dung về vũ trụ quan
của một tín ngưỡng, tôn giáo, một trường phái triết học, một nền triết học hay
một tộc người trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong cuốn sách Vũ trụ quan [23], nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu cho rằng:
"Mỗi khoa học nghiên cứu một bộ phận của vũ trụ… Cho nên, các khoa học càng
gom góp được nhiều tài liệu bao nhiêu, thì càng thấy phải tổng kết các phát kiến
ấy bấy nhiêu. Tổng kết các phát kiến để có một quan niệm tổng quát về vũ trụ.
Quan niệm tổng quát về vũ trụ, được gọi tắt là vũ trụ quan" [23, tr. 9-10]. Từ góc
độ tiếp cận vũ trụ quan theo nội dung vấn đề cơ bản của triết học, tác giả cho
rằng, vũ trụ quan có ba vấn đề lớn gồm: tồn tại của ngoại giới tức là thế giới bên
ngoài con người (vật chất, không gian, thời gian) tồn tại khách quan hay phụ
thuộc vào ý thức; quan hệ giữa tồn tại và tư tưởng (giữa tồn tại và tinh thần cái
nào có trước, ảnh hưởng nhau ra sao); đồng nhất giữa tồn tại và tư tưởng (con
người có thể hiểu biết được sự vật không?). Theo Trần Văn Giàu, bên cạnh
những nội dung trên, vấn đề nguồn gốc sự sống cũng là một trong những nội
dung quan trọng của vũ trụ quan.
Trần Ngọc Thêm trong cuốn sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam [90] đã
tiếp cận vũ trụ quan của người Việt dưới góc độ văn hóa. Tác giả chia văn hóa
nhận thức của người Việt thành nhận thức về vũ trụ và nhận thức về con người.
Trong đó, nhận thức về vũ trụ giữ vai trò quan trọng, nó chi phối và ảnh hưởng
tới nhận thức về con người vì con người là một bộ phận của vũ trụ. Nhận thức
về vũ trụ của người Việt gồm nhận thức về không gian (các tư tưởng Âm dương,
Ngũ hành, Bát quái) và nhận thức về thời gian (lịch pháp). Theo tác giả, thuyết

Âm dương giải thích bản chất của vũ trụ và vạn vật; còn thuyết Ngũ hành, Bát


6

quái thì giải thích cấu trúc của vũ trụ và vạn vật [90, tr. 110].
Trong cuốn sách Thi ca bình dân Việt Nam: Tòa lâu đài văn hóa dân tộc,
Tập 3: Vũ trụ quan [49], tác giả Nguyễn Tuấn Long và Phan Canh cho rằng: "...
nói đến vũ trụ quan tức là nói đến những bầu trời vũ trụ trong tư tưởng giới...
Xưa nay, nói đến vũ trụ quan, người ta chỉ đề cập những học thuyết của các triết
gia. Nhưng nếu chúng ta thừa nhận bất cứ một kẻ nào sống trong vũ trụ, đều có
những suy tư khi cảm giới con người tiếp xúc với các hiện tượng bên ngoài, thì
chúng ta cũng phải thừa nhận mỗi người, mỗi lớp người, đề có một vũ trụ quan,
hoặc giống nhau, hoặc khác nhau" [49, tr. 6-7].
Trong cuốn sách Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay [78], tác giả Trần Đăng Sinh
đã tiếp cận quan niệm về vũ trụ trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở
ba nội dung gồm: quan niệm về không gian, quan niệm về thời gian và quan niệm
về con người. Người Việt quan niệm không gian gồm Trời - Đất - Nước; quan
niệm về thời gian thể hiện ở sự tiếp thu lịch mặt trăng (âm lịch) của người Trung
Quốc và một số ngày lễ tết quan trọng... Quan niệm về con người được tác giả đề
cập đến chủ yếu ở nguồn gốc hình thành con người thể hiện qua một số thần thoại
Việt Nam như truyện về "Mười hai bà mụ" và sự ảnh hưởng của Phật giáo đến
quan niệm về sự hình thành con người gồm yếu tố Sắc, Danh,... [78, tr. 97-116].
Mặc dù các công trình nghiên cứu nêu trên chưa đưa ra khái niệm vũ trụ
quan nhưng đã xác định một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu về vũ trụ quan
như: bản chất vũ trụ, không gian và thời gian vũ trụ, nguồn gốc của sự sống và
con người trong vũ trụ. Đây là những vấn đề chủ yếu của vũ trụ quan mà hầu hết
các cộng đồng người, các trường phái triết học và các triết gia đều đề cập đến.
Trong luận án tiến sĩ Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại [112],

Nguyễn Văn Vịnh nghiên cứu thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại ở ba
nội dung gồm: vũ trụ quan, xã hội quan và nhân sinh quan. Quan niệm về nguồn
gốc, các quy luật vận động của vũ trụ được tác giả nghiên cứu qua thuyết Âm
dương, tác phẩm Kinh dịch, thuyết Ngũ hành. Theo cách phân chia của tác giả


7

trong luận án, vũ trụ quan được xác định là một bộ phận của thế giới quan.
Trong một số cuốn sách viết về lịch sử triết học như Lịch sử triết học phương
Đông (5 tập) [102] của Nguyễn Đăng Thục; Đại cương Lịch sử triết học phương
Đông cổ đại [8] của nhóm tác giả Doãn Chính, Nguyễn Thế Nghĩa, Trương Văn
Chung, Vũ Tình thường đề cập đến tư tưởng triết học của các nhà tư tưởng Trung
Quốc và các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại ở các vấn đề vũ trụ luận, nhân sinh
luận và nhận thức luận. Theo đó, vũ trụ luận là một trong những vấn đề cơ bản
trong triết học phương Đông cổ đại và được hiểu tương đồng với vũ trụ quan.
Trong cuốn sách Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam [10] do Nguyễn Trọng
Chuẩn chủ biên, khái niệm vũ trụ quan được sử dụng tương đồng với khái niệm
vũ trụ luận khi các tác giả trình bày tư tưởng của người Việt cổ về vũ trụ qua thần
thoại và trống đồng: "Việc giải mã những ký hiệu trên mặt trống đồng còn cho
thấy người Việt cổ đã hình thành một vũ trụ quan rõ ràng gồm 4 thế giới... Vũ trụ
luận thể hiện trên trống đồng đã phức tạp hơn rất nhiều so với quan niệm đơn giản
của người Việt thời kỳ truyền thuyết Lạc Long Quân" [10, tr. 43-44].
Nhìn chung, thuật ngữ vũ trụ quan chủ yếu được sử dụng trực tiếp trong
các cuốn sách viết về lịch sử triết học phương Đông và lịch sử tư tưởng triết học
Vệt Nam. Các cuốn sách viết về lịch sử triết học phương Tây của các tác giả
trong và ngoài nước thường trình bày các vấn đề của vũ trụ quan trong thế giới
quan. Tuy nhiên, trong nghiên cứu triết học phương Đông nếu sử dụng khái
niệm thế giới quan theo nội hàm được xác định như trong truyền thống triết học
phương Tây thì nó bao gồm cả nhân sinh quan. Trong triết học phương Tây,

nhân sinh quan nằm trong thế giới quan. Trong triết học phương Đông, nhân
sinh quan là một khái niệm quan trọng và cùng cặp với thế giới quan. Vì vậy,
trong chuyên đề, chúng tôi xác định vũ trụ quan cùng với nhân sinh quan là hai
vấn đề của thế giới quan theo cách hiểu của triết học phương Tây4.
2. Các công trình nghiên cứu về vũ trụ quan của Mo Mường, trong đó
có Mo Mường Hòa Bình
4

Quan điểm này của chúng tôi dựa trên sự tham khảo ý kiến của GS Nguyễn Hùng Hậu và GS Trần Văn Phòng.


8

Trong cuốn sách Người Mường ở Hoà Bình [110], Trần Từ khám phá vũ
trụ luận của người Mường thông qua nghi lễ Mo trong đám tang Mường dưới góc
độ dân tộc học. Trên cở sở nghiên cứu các lễ thức Mo và nội dung lời Mo, qua
hồi cố của những người Mường và các ông mo, tác giả trình bày quan niệm của
người Mường về linh hồn và các thế giới. Theo tác giả, quan niệm cổ truyền của
người Mường chia vũ trụ thành ba tầng tương ứng với bốn thế giới gồm: tầng
giữa là mường Pưa (mường Bằng), tầng trên là mường Trời, tầng thấp nhất là
mường Pưa Tịn (mường Bằng dưới) và mường Vua Khú. Bên cạnh đó là sự tồn
tại quan niệm về một vũ trụ hai bên gồm mường Người và mường Ma. Những
nhận định trên của Trần Từ đều có ý nghĩa phát hiện và khái quát một số nét đặc
trưng của vũ trụ quan trong Mo Mường. Một số vấn đề về vũ trụ quan Mường,
đặc biệt là vấn đề cấu trúc của vũ trụ được tác giả phân tích khá sâu sắc từ việc
giảng giải nghĩa từ nguyên cho đến việc so sánh, liên hệ theo đặc điểm văn hoá
trong quan hệ nhân chủng rộng lớn. Những kiến giải của Trần Từ đã mở ra hướng
nhận thức quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo về vũ trụ quan của người
Mường trong Mo Mường Hòa Bình. Chúng tôi tiếp tục bổ sung thêm nhiều nội
dung mới trong quan niệm về cấu trúc vũ trụ mà Trần Từ chưa có điều kiện xem

xét, đặc biệt là trình bày quan niệm về quá trình hình thành vũ trụ, nguồn gốc của
các loài và con người trong vũ trụ mà tác giả chưa đề cập đến trong nghiên cứu
của mình.
Trong cuốn sách Thử tìm hiểu những yếu tố tư tưởng triết học trong thần
thoại Việt Nam [44], khi đề cập đến thần thoại Mường, tác giả Phúc Khánh dẫn
ra chi tiết chim Ác - các, Ùa - quê (5) ấp mỗi quả trứng trong những khoảng thời
gian khác nhau (50 ngày và 100 ngày) đẻ ra những người thuộc các dân tộc khác
nhau. Từ đó, tác giả nhận định: "Người xưa đã bước đầu biết được cái giới hạn
mà một vật này hay hiện tượng này chuyển thành vật khác, hiện tượng khác...
Tất nhiên, yếu tố nhận biện chứng này còn hoàn toàn tự phát và có tính chất trực
5()

Chim Ác - các, Ùa - quê mà tác giả Phúc Khánh nhắc tới trong cuốn sách của mình chính là chim Ây - Ứa
trong Mo Mường Hòa Bình.


9

quan" [44, tr. 38]. Theo tác giả, bên cạnh yếu tố duy vật mộc mạc và biện chứng
tự phát, về cơ bản thần thoại Mường (6) có tính chất duy tâm thần linh chủ nghĩa;
thế giới thần linh trong các truyện kể ngày càng xa thế giới trần gian và càng
gần thế lực thống trị của xã hội; chủ nghĩa thần linh đã mang những yếu tố giai
cấp và đấu tranh giai cấp.
Trong bài viết "Mấy vấn đề xung quanh Đẻ đất đẻ nước" [42], Vũ Ngọc
Khánh cho rằng, thông qua các tư liệu về văn học dân gian chúng ta có thể chắt
lọc những tư liệu triết học bất thành văn nhưng những tư liệu đó thường vụn vặt
khiến người nghiên cứu phải e ngại. Tuy nhiên, trong Mo Đẻ đất đẻ nước, yếu tố
triết học tạo thành một hệ thống khá cao, đó là kết quả của trình độ khái quát và
trừu tượng hoá khi tư duy con người đã phát triển. Từng yếu tố, từng biến cố
trọng đại được mô tả tuần tự trong tác phẩm, qua đó yếu tố duy vật, yếu tố biện

chứng bộc lộ cụ thể trong lối giải thích mộc mạc, xuất phát từ những tri giác
cảm tính. Theo đánh giá của tác giả, trong Mo Đẻ đất đẻ nước, yếu tố duy vật
chưa mạnh mẽ và rõ như tính chất hệ thống nên việc giải thích thế giới chủ yếu
dựa vào những quan điểm thần linh chủ nghĩa.
Hoàng Tuấn Phổ bàn về "Những yếu tố tư tưởng duy vật trong Đẻ đất đẻ
nước" [74]. Trong bài viết của mình, tác giả nhận định: Quan niệm về nguồn
gốc vũ trụ là vật chất, thế giới hữu hình trong sự vận động chuyển hoá của vật
chất hoàn toàn không chịu sự chi phối của lực lượng huyền bí nào. Đẻ đất đẻ
nước kể chuyện về vũ trụ, về vạn vật, muôn loài, về con người và xã hội trong
mối quan hệ tương quan chặt chẽ, trong sự phát triển theo quy luật khách quan.
Trong thế đối lập mâu thuẫn giằng co không ngừng vận động, chuyển hoá từ
lượng sang chất, từ chất trở về vật chất nguyên thuỷ đó là phép biện chứng thô
sơ của chủ nghĩa duy vật cổ đại [74, tr. 166].
Những nghiên cứu của tác giả Phúc Khánh, Vũ Ngọc Khánh và Hoàng
Tuấn Phổ đã phác họa một số nội dung và đặc điểm của vũ trụ quan trong Mo
Mường dưới góc độ triết học và là những chỉ dẫn quan trọng cho việc nghiên
6()

Thần thoại Mường được bảo lưu trong Mo Mường.


10

cứu trong chuyên đề. Dựa trên những gợi ý này, chúng tôi nghiên cứu về nội
dung vũ trụ quan của Mo Mường Hòa Bình trong mối liên hệ so sánh với vũ trụ
quan của một số dòng tư tưởng và nền văn hóa khác. Tuy nhiên, chúng tôi
không xa rời góc độ nghiên cứu Mo Mường Hòa Bình dưới góc độ triết học nên
tư tưởng nhất quán là phải luôn đánh giá nội dung và giá trị của vũ trụ quan
trong Mo Mường Hòa Bình trên quan điểm duy vật biện chứng.
Bùi Chí Thanh trong cuốn sách Nghệ thuật múa Mường [87] cho rằng,

quan niệm của người Mường xưa chia vũ trụ thành ba tầng, bốn thế giới: "Trên
cao nhất: Mường Trời (Pưa Khơi - Vua Trời). Tầng giữa: Mường Người
(Mường Pưa - Mường Bằng). Tầng dưới: Mường Ma và tầng mường Vua Khú
(Pưa Khú)"... Ở thế giới mường Trời, mường Ma cũng có sự sống như ở mường
Người. Thế giới mường Ma, linh hồn người chết cũng có những sinh hoạt như
cõi sống, "âm dương nhất lý". Hồn lìa khỏi xác bay về trú ngụ ở một thế giới
mới, ở đấy cũng có gia đình, mường bản, cũng có ăn uống, làm lụng, chơi nhởi"
[87, tr. 237-238].
Đề tài Bản sắc văn hóa Mường cổ truyền và xu hướng biến đổi hiện nay
(qua khảo sát văn hóa Mường ở tỉnh Hòa Bình) [47] do Lương Quỳnh Khuê chủ
nhiệm, đề cập đến vũ trụ quan của người Mường (Mo Mường) từ góc nhìn của triết
lý Âm dương. Các tác giả cho rằng, quan niệm về cặp đôi âm dương thấm sâu vào
vũ trụ quan của người Mường mà trước hết là quan niệm về một vũ trụ: "Ba tầng,
bốn thế giới". Mường Trời và Mường Pưa (bao gồm cả Mường Pưa Tịn) là cặp đối
lập âm - dương lớn nhất. Trong Mường Pưa lại có Mường Sáng của người sống và
Mường Tối của người chết là cặp đối lập âm - dương thứ hai. Thế giới mặt đất và
thế giới dưới nước là cặp đối lập âm - dương thứ ba [47, tr. 44-45].
Đinh Hồng Hải trong bài viết "Âm giới và biểu tượng vũ trụ luận trong
tang ma của người Mường" [26] cho rằng, thông qua Mo Mường, người Mường
thể hiện quan niệm vũ trụ là một hệ thống "ba tầng, bốn thế giới". Quan niệm về
vũ trụ của người Mường mang tính ước lệ và tính biểu tượng. Vì lý do này mà
biểu tượng của thế giới âm và dương như quan niệm về thế giới Ma và thế giới


11

Người có thể sắp xếp một cách tương đối theo chiều ngang trên - dưới gồm: thế
giới người - bên trên, thế giới ma - bên dưới hoặc theo chiều dọc hai bên gồm
bên Người - bên Sáng, mường Người - mường Sáng và bên Ma - bên Tối,
mường Ma - mường Tối - mường Đống.

Nói chung, những nghiên cứu của Bùi Chí Thanh, Lương Quỳnh Khuê và
Đinh Hồng Hải chỉ phác họa sơ lược một vài nội dung về vũ trụ quan trong Mo
Mường Hòa Bình nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về múa Mường và văn
hóa Mường. Những nội dung về vũ trụ quan mà các tác giả trình bày không có
nhiều điểm mới so với nghiên cứu của Trần Từ trong cuốn sách Người Mường ở
Hòa Bình. Mặc dù vậy, các tác giả cũng đã đề cập đến biểu hiện của triết lý âm
dương và tư duy mang tính biểu tượng trong vũ trụ quan của người Mường thể
hiện qua Mo Mường Hòa Bình.
Trong cuốn sách Lễ hội và nhân sinh [53], Đặng Văn Lung cho rằng,
thông qua ba chuyến đi của hồn gồm: chuyến đi vào mường Ma, chuyến đi lên
trời và chuyến đi xuống Âm phủ được miêu tả trong Mo Mường chúng ta tìm
thấy quan niệm của người Mường về vũ trụ. Theo tác giả, Mo Mường thể hiện
quan niệm của người Mường về vũ trụ bốn tầng và sáu thế giới. Sáu thế giới
gồm: mường Người (Lang Cun), mường Ma (Pa Vì quốc mẫu), mường Trời
thấp (Chín Đồng), Mường Trời cao (Vua Trời), mường Nước (Vua Khú),
mường Âm phủ (Pưa đỉn). Sáu mường chia làm bốn tầng gồm: Tầng 1 - mường
Người và mường Ma, tầng 2 - mường Trời thấp, tầng 3 - mường Trời cao (đi
đến tận cùng trời), tầng 4 - mường Nước, mường Âm phủ [53, tr. 572]. Theo
Đặng Văn Lung, quan niệm về vũ trụ của người Mường được bảo toàn qua hệ
thống Mo và tang ma. Trong đó, quan niệm của người Mường về mường Trời
thấp là một trong những đóng góp lớn cho văn hóa nhân loại.
Cuốn sách Văn hoá dân gian Mường [96] của Bùi Thiện dành một phần
dung lượng khá lớn để giới thiệu về huyền thoại - vũ trụ quan, thế giới quan của
người Mường. Tác giả khẳng định, Mo Đẻ đất đẻ nước phản ánh quan niệm của
người Mường về quá trình hình thành, phát triển của vũ trụ, muôn loài và con


12

người. Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu các quan niệm dân gian, đặc biệt là Mo

Mường, tác giả cho rằng, trong quan niệm Mường, vũ trụ tồn tại 5 thế giới gồm:
Thế giới mường Trời, thế giới Bên Âm, thế giới Thủy Phủ, thế giới Bưa Đín, thế
giới Dương Gian. Thế giới mường Trời được phân chia thành 9 tầng; thế giới dưới
đất gồm có 12 tầng. Những quan niệm về vũ trụ mà Bùi Thiện trình bày trong cuốn
sách này được rút ra từ sự nghiên cứu nguồn tư liệu văn hóa dân gian phong phú
của người Mường đã phác họa một số nét cơ bản về vũ trụ quan của người Mường
được biểu hiện chủ yếu thông qua Mo của họ.
Cuốn sách Lễ hội và nhân sinh của Đặng Văn Lung và Văn hóa dân gian
Mường của Bùi Thiện cho thấy một cách nhìn khác về cấu trúc vũ trụ trong Mo
Mường Hòa Bình so với mô hình vũ trụ ba tầng - bốn thế giới và vũ trụ hai bên
của Trần Từ. Một vài chi tiết về quá trình hình thành vũ trụ đã được Bùi Thiện
đề cập đến thông qua việc trần thuật lại nội dung lời Mo.
Cuốn sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam [103] do Nguyễn Tài Thư chủ biên
nhận định, thời kỳ Đông Sơn đã hình thành nhiều huyền thoại. Suy đoán này
dựa trên nguồn tài liệu fônclo các tộc người ở Việt Nam, đặc biệt là người Việt
và người Mường. Tuy nhiên, hệ thống thần thoại này đã vỡ ra từng mảnh, qua
thời kỳ Bắc thuộc, trước sự tiếp biến văn hóa với văn hóa Hán cũng như các tôn
giáo lớn bên ngoài. Những mảnh vỡ đó còn lại ít nhiều qua những ghi chép của
người Việt thời trung đại và phần nào nguyên vẹn hơn, dưới dạng sử thi thần
thoại, ở các bài Mo Đẻ đất đẻ nước của người Mường. Theo các tác giả, huyền
thoại Mường phản ánh thế lưỡng hợp - lưỡng phân đặc trưng của tư duy người
Việt cổ trong nền văn hóa Đông Sơn thông quan biểu tượng chim hay hươu.
Trong cuốn sách Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam (Từ thời kỳ dựng
nước đến đầu thế kỷ XX) [9] do Doãn Chính chủ biên, đề cập đến quan niệm của
người Việt cổ về nguồn gốc con người trong truyền thuyết Đẻ đất đẻ nước của
người Mường. Chuyện kể về đôi vợ chồng chim thần làm tổ trong hang Hào, đẻ
trăm trứng, nở trăm người. Vợ chồng chim cũng biến thành người, đó là tổ tiên



×