Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

KHẢO sát văn bản và tìm HIỂU GIÁ TRỊ MỘNG DƯƠNG tập của hà TÔNG QUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

PHẠM THỊ HỒNG TRANG

KHẢO SÁT VĂN BẢN VÀ TÌM HIỂU GIÁ TRỊ
MỘNG DƯƠNG TẬP CỦA HÀ TÔNG QUYỀN
Chuyên ngành : Hán Nôm
Mã số: 60 22 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Ngọc San

HÀ NỘI – 2015


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đề, lấy niên
hiệu là Gia Long. Lúc này, tình hình chính trị xã hội biến động mạnh, cũng không
khác thời kì chính quyền chuyển từ nhà Lê sang triều Tây Sơn, việc học hành phải
mất mấy năm mới dần khôi phục được. Phải đến năm Đinh Mão - Gia Long 6
(1807) mới tổ chức được Khoa thi Hương đầu tiên của Triều Nguyễn, và chỉ tổ chức
được những trường ở Bắc Hà. Đến thời Minh Mệnh, vị vua này cho mở Khoa thi
đại khoa, và khoa thi Hội đầu tiên của Triều Nguyễn vào năm Nhâm Ngọ Minh
Mệnh 3 (1822). Vì lần đầu tiên mở thi Hội nên khoa này Minh Mệnh chỉ cho lấy đỗ
8 Tiến sĩ. Hà Tông Quyền là một trong tám Tiến sĩ đó. Có thể nói Hà Tông Quyền
đã “trở thành một trong những ông nghè khai khoa cho triều Nguyễn”.
Hà Tông Quyền [何何何] (1798 - 1839), tự Tốn Phủ [何何], hiệu Phương Trạch


[何何] và Liễu Đường [何何], biệt hiệu Hải Ông [何何], vốn quê gốc ở Nghệ An, sau
di cư ra làng Cát Động, huyện Thanh Oai, Trấn Sơn Nam, thuộc tỉnh Hà Tây cũ
(nay là Hà Nội). Tương truyền ông nổi tiếng thần đồng từ nhỏ, có tài đọc sách.
Trong cuốn sách Quốc triều hương khoa lục dành những lời nói tốt đẹp để chép về
ông: “Ông thiên tư thông minh, linh lợi, nổi tiếng nhất thời bấy giờ… khi ông nhận
chức ở Kinh, được vua mến trọng, đặc cách cho hàng ngày được vào chiêm bái bệ
rồng, ân sủng khác thường” [8; 28]. Với tài năng cộng với sự yêu mến của vua
Minh Mệnh, con đường làm quan của ông trải qua không ít thăng tiến. Nhưng từ
trước đến nay ai trên con đường làm quan cũng đều không tránh khỏi trắc trở gập
ghềnh. Năm 1832, do phạm một lỗi nhỏ ông đã bị giáng hết chức tước và phải đi
dương trình hiệu lực (một hình thức đi công cán để lấy công chuộc tội) đến Giang
Lưu Ba (Indonesia) và Tân Gia Ba (Singapo). Sau khi công cán trở về Hà Tông
Quyền mang theo Mộng dương tập - tác phẩm được ông sáng tác trong hành trình
đầy sóng gió này. Tập thơ là nơi tác giả gửi gắm tình cảm, tâm trạng, nỗi nhớ nhà,
nhớ quê hương da diết của mình. Bên cạnh đó tập thơ còn ghi chép những cảnh thú
khác lạ, những nhà cửa, xe cộ san sát…hay lối sống của người phương Tây lúc bấy
giờ. Tác giả Trần Văn Giáp trong cuốn Tìm hiểu kho sách Hán Nôm có nhận xét:
“… đây là một tập thơ nhưng có ích cho sử học” [12; 1039]. Tuy nhiên, từ trước
2


đến nay, việc nghiên cứu thơ ca của ông đặc biệt là tác phẩm Mộng dương tập chưa
được nghiên cứu toàn diện, đầy đủ. Phải chăng chỉ là những bài báo đăng trên
những tạp chí có giới thiệu ngắn ngọn về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Hà Tông Quyền là một nhà hoạt động chính trị xã hội nổi tiếng, đồng thời là
một nhà sử học, nhà văn có tên tuổi ở nước ta nửa đầu thế kỷ XIX. Sự nghiệp nhiều
mặt của ông cho đến nay, vì lẽ này lẽ khác, vẫn chưa được nhận thức và đánh giá
một cách đầy đủ, khách quan. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài:
"Khảo sát văn bản và tìm hiểu giá trị Mộng dương tập của Hà Tông Quyền". Hy
vọng có cái nhìn toàn diện hơn về Hà Tông Quyền và góp một phần vào việc bảo lưu,

phát huy những giá trị thơ ca của ông đối với nền văn học của dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những công trình liên quan đến tác giả Hà Tông Quyền và văn bản Mộng
dương tập chúng tôi khảo sát được cũng không nhiều. Gồm hai mảng chính: Các
công trình thư mục học, từ điển; Các bài nghiên cứu, tiểu biểu là các công trình
nghiên cứu, bài viết sau:
2.1. Các công trình thư mục học, từ điển
- Trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới - Nxb Thế giới, năm 2004). Trong
mục từ “Hà Tông Quyền”, Nguyễn Kim Hưng đã giới thiệu khái quát về tiểu sử,
cuộc đời và sáng tác của ông.
- Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quang Thắng (Nxb Giáo
dục, 2006). Tác giả đã giới thiệu sơ lược về thân thế và sự nghiệp làm quan của
Hà Tông Quyền.
- Bộ Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (nguồn tư liệu văn học, lịch sử Việt Nam)
của Trần Văn Giáp (Nxb Văn hóa, Hà Nội 1984) với mục đích kiểm kê, khái quát
về hiện trạng các văn bản Hán Nôm đã làm một việc rất có giá trị cho công việc
khảo cứu. Thứ nhất, giới thiệu về tác giả Hà Tông Quyền. Thứ hai, giới thiệu về
Mộng dương tập.
- Công trình Di sản Hán Nôm - thư mục đề yếu của Trần Nghĩa Francois
Gros, (Nxb KHXH, Hà Nội,1993)

3


- Ngoài ra tên tuổi của Hà Tông Quyền còn xuất hiện trong các cuốn sách:
Từ điển Bách khoa, Lược truyện các tác gia Việt Nam, Các nhà khoa bảng Việt
Nam 1075 - 1919, Tên tự tên hiệu của các tác gia Hán Nôm.
2.2. Các bài nghiên cứu bàn về Mộng dương tập
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tìm đọc được một số bài viết, bài
nghiên cứu về Hà Tông Quyền và Mộng dương tập như sau:

- Bài viết Hà Tông Quyền trong Danh nhân quê hương. Sách do công ty văn
hóa Hà Tây xuất bản năm 1974, cũng đã trình bày ngắn gọn về cuộc đời và sự
nghiệp của ông.
- Ngày 20/9/2014, tại Khách sạn Ngân Hà, TP Hà Tĩnh, Viện Sử học phối
hợp với Sở VHTT-DL Hà Tĩnh và Ban liên lạc họ Hà - Việt Nam tổ chức Hội thảo
khoa học Một số nhân vật tiêu biểu họ Hà - Nghệ Tĩnh thời kỳ trung và cận đại Việt
Nam. Hội thảo này đã tập hợp được những bài viết về cuộc đời, con người, con
đường hoạn lộ của Đệ tam giáp đồng Tiến Sĩ xuất thân khoa Nhâm Ngọ niên hiệu
Minh Mệnh 3 (1822) - Hà Tông Quyền.
- Cuốn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam: thế kỉ XVIII - Giữa thế kỉ XIX, Nxb Văn
Hóa (Huỳnh Lý - Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Sĩ Lâm - Nguyễn Văn Phú - Lê Thước Hoàng Hữu Yên biên soạn, có tuyển dịch 9 bài thơ (bốn bài trích trong Tốn Phủ văn
tập, bốn bài trích trong Mộng dương tập).
- Trong cuốn Hà Nội - cõi đất, con người, một công trình khảo cứu tiêu biểu
về Hà Nội của nhà giáo Nguyễn Vinh Phúc. Phần đầu viết về cõi đất, phần hai nói
về con người. Ở phần này tác giả tập trung nghiên cứu 13 danh nhân, ông cũng nêu
nhiều kiến giải mới, nhất là trong phần bình phẩm về thơ phú của Nguyễn Huy
Lượng, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Tư Giản, Hà Tông Quyền…
- Cuốn sách Nhân vật lịch sử họ Hà Việt Nam (tập I) của tác giả Hà Văn Sỹ
(tr.125 - 140), có những nghiên cứu về Hà Tông Quyền trên các phương diện cuộc
đời, hành trạng và sự nghiệp sáng tác.
- Luận văn tốt nghiệp đại học Chữ Hán trong Mộng Dương tập in trong Tốn
Phủ thi của sinh viên Thái Ngọc Hân năm 2011, trong công trình này tác giả tập
trung nghiên cứu về chữ Hán ở Trung Quốc và Việt Nam, giới thiệu sơ lược về tác
giả Hà Tông Quyền, phần trọng tâm của đề tài là khai thác cách đọc âm Hán Việt
4


của 12 bài trong tập thơ Mộng dương tập in trong Tốn phủ thi. Trong công trình này
tác giả đã thống kê và tuyển dịch được 12 bài thơ. Tuy nhiên do không khảo sát,
tiếp xúc với tất cả các văn bản Mộng dương tập còn lưu giữ nên luận văn có sự

nhầm lẫn khá nhiều.
Ngoài ra còn một số bài viết giới thiệu về Hà Tông Quyền và các tác phẩm
của ông. Nhưng cũng chỉ dừng ở việc giới thiệu sơ lược về tên tuổi, cuộc đời, sáng
tác mà chưa có những công trình dịch thuật, nghiên cứu sâu và cặn kẽ.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
- Hà Tông Quyền – một danh nhân, một học giả lớn giai đoạn đầu thời
Nguyễn.
- Văn bản Mộng dương tập: Khảo cứu văn bản và những giá trị của văn bản.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu toàn bộ những đơn vị tác phẩm Mộng
dương tập được lưu giữ trong kho thư tịch của Viện nghiên cứu Hán Nôm.
+ Mộng dương tập (何 何 何), kí hiệu VHv.1423
+ Mộng dương tập (何 何 何), kí hiệu A.307
+ Dương mộng tập trong Tốn Phủ thi tập (何何何何), kí hiệu VHv.1399/1-2.
+ Dương mộng tập trong Tốn Phủ thi tập (何何何何), kí hiệu VHv.1639
+ Mộng dương tập trong Phương Trạch Hà Tốn Phủ truyện thi tập (何 何 何
何 何 何 何 何 何), kí hiệu A.2546
+ Mộng dương tập trong Nam hành tập (何 何 何), kí hiệu A.2367
+ Phương Trạch Hà Tốn phủ dương trình tập trong Chư gia thi văn tuyển (何
何何何何), kí hiệu A.357
4. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu
- Xây dựng diện mạo tác giả Hà Tông Quyền trong tiến trình thơ ca Trung
đại nói riêng và toàn bộ nền văn học Việt Nam nói chung.
- Xác lập lại diện mạo ban đầu của văn bản Mộng dương tập, giới thiệu tác
phẩm đến đông đảo độc giả.
b. Nhiệm vụ
5



- Khảo sát các tư liệu thư tịch, văn hóa, di tích về cuộc đời, sự nghiệp của Hà
Tông Quyền.
- Khảo sát, so sánh đối chiếu để tìm ra bản tốt nhất trong số những bản còn
lưu tại kho thư tịch của Viện nghiên cứu Hán Nôm.
- Tuyển dịch trên 50 bài thơ trong tác phẩm Mộng dương tập (phiên âm, dịch
nghĩa và chú giải), bước đầu đánh giá, nhận xét giá trị nội dung tư tưởng và nghệ
thuật những tác phẩm đó.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Những phương pháp văn bản học: phương pháp này được sử dụng chủ yếu
trong quá trình khảo sát văn bản thông qua các công việc sưu tầm, mô tả, khảo dị,
thống kê, phân tích dữ liệu, so sánh đối chiếu giữa các đơn vị bản sao…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Dịch thuật, chú giải văn bản
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
- Phương pháp điền dã
6. Đóng góp của luận văn
Đề tài của chúng tôi đã đóng góp được những vấn đề như sau:
- Trình bày những thông tin đầy đủ về thân thế và sự nghiệp sáng tác của Hà
Tông Quyền.
- Khảo sát văn bản Mộng dương tập, giới thiệu một bài tựa, một bài dẫn, một
bài bạt và 64/196 bài thơ của Hà Tông Quyền gồm: nguyên văn chữ Hán, phiên âm,
dịch nghĩa, chú giải.
- Nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của Mộng dương tập
- Tạo cơ sở tiền đề cho việc nghiên cứu toàn bộ tác phẩm thơ văn của Hà
Tông Quyền.
7. Cấu trúc luận văn
Phần chính văn gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Ngoài ra còn có phần phụ lục (các bảng thống kê, văn bản Mộng dương tập) và
phần Tài liệu tham khảo.

Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Hà Tông Quyền và văn bản Mộng dương tập
Chương 2: Khảo sát văn bản Mộng dương tập
Chương 3: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của Mộng dương tập
PHẦN NỘI DUNG
6


Chương 1
HÀ TÔNG QUYỀN VÀ VĂN BẢN MỘNG DƯƠNG TẬP

1.1. Vài nét về Hà Tông Quyền
Hà Tông Quyền là quan chức nhà Nguyễn và là danh sĩ nổi tiếng đương thời,
có nhiều cống hiến trong sự nghiệp chính trị, văn hóa. Phan Thanh Giản có đôi câu
đối điếu ông như sau:
何何何何何何何
何何何何何何何
“Khai khoa sự nghiệp thôi tiền bối,
Tuyệt thế văn chương tất đại gia”.
(Sự nghiệp khai khoa làm cho các bậc tiền bối cũng phải nể,
Văn chương tuyệt thế xứng đáng hàng đại gia)
Hà Tông Quyền hay Hà Quyền (do kiêng húy tên vua Thiệu Trị, tức Miên
Tông, làm vua 1841 - 1847), tự là Tốn Phủ [何何], hiệu là Phương Trạch [何何], Liễu
Đường [何何], Mộng Dương [何何], biệt hiệu Hải Ông [何何]. Ông sinh năm mậu ngọ,
Cảnh Thịnh thứ 6 [何何] 1789, tại xã Cát Động [何何], huyện Thanh Oai, [何何], phủ
Ứng Hòa [何何], trấn Sơn Nam [何何], nay thuộc thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội; mất năm 1839, thọ 41 tuổi. Ông sinh ra trong một dòng họ nổi
tiếng, là dòng dõi xa của Hà Tông Huân, đại thần nhà Lê Trung Hưng. Cha ông là
Hà Tông Đồng, đỗ Hương cống triều Lê nhưng không ra làm quan mà mở trường
dạy học ở làng.

1.1.1. Dòng họ và quê hương của Hà Tông Quyền
Hiện nay, ở Việt Nam các nhà khoa học đã xác minh, phân loại và lập danh
mục 54 dân tộc. Còn số lượng các dòng họ thì đến nay chúng ta vẫn chưa có một
cuộc tổng điều tra đầy đủ nào. Tác giả Võ Hồng Hà cho rằng: "Việt Nam có tới 600
dòng họ, trong đó có khoảng 150 dòng họ có lịch sử một vài nghìn năm" [53; 128].
Thực ra đây chỉ là con số phỏng đoán, bởi vì đến nay việc xác định tiêu chí của một
dòng họ còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Các dân tộc, dòng họ ở nước ta sống xen kẽ với nhau tạo thành một cộng
đồng thống nhất. Trong suốt tiến trình lịch sử, các dân tộc, dòng họ luôn đoàn kết

7


với nhau trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Cũng như
các dòng họ khác, dòng họ Hà ở nước ta có lịch sử lâu đời, trong quá trình phát
triển dòng họ ngày càng lớn và chia thành nhiều chi họ khác nhau, có nhiều đóng
góp cho lịch sử dân tộc. Nhiều người đỗ đạt ra làm quan giúp nước, được phụ trách
các chức vụ quan trọng trong triều chính.
Căn cứ vào gia phả họ Hà và các nguồn tư liệu về các nhân vật họ Hà được
dòng họ cung cấp thì được biết dòng họ Hà Tông có nguồn gốc từ tướng quân Hà
Mại (Hà Tông Hiểu), là lão tướng có tham gia đánh quân Chiêm Thành. Con trai
ông là Hà Tông Chính sinh năm 1366, tham gia đánh giặc Minh, do lập được nhiều
công lao nên vua Trần phong cho là Hoàng Bảng Đại tướng quân. Kế tiếp truyền
thống đó, dòng họ Hà Tông ở Nghệ Tĩnh có nhiều người đỗ đạt ra làm quan như
Tiến sĩ Hà Công Trình (1437 - 1511), Tiến sĩ Hà Tông Mục (1653 - 1707). Hai ông
đều quê ở xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, Nghệ An (nay là xã Tùng Lộc, huyện
Can Lộc, Hà Tĩnh). Dòng họ Hà Tông di cư đến vùng Thanh Hóa từ năm nào chưa
thể biết đích xác. Qua tư liệu chỉ biết được Hà Tông Huân sinh năm 1697, là cháu
đời thứ chín của Tiến sĩ Hà Tông Trình. Tổ tiên ông rời ra Kim Vực (nay là thôn 3,
xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Như vậy có thể đoán định được

rằng vào đầu hoặc giữa thế kỉ thứ XVII, dòng họ Hà Tông đã có mặt ở Thanh Hóa.
Hà Tông Huân có 5 người con trai: con cả sống ở Yên Định; con thứ 2 làm
quan ở huyện Thanh Oai (Hà Nội); con thứ 3 là Hà Tông Tuần làm Giáo thụ phủ
Quảng Hóa (Thanh Hóa); con thứ 4 ở Lương Xá, Lam Điền huyện Chương Mỹ (Hà
Nội); con thứ 5 đến ở Cấn Xá, huyện Quốc Oai (Hà Nội). Như vậy vào khoảng đầu
thế kỉ thứ XVIII, dòng Hà Tông di cư đến vùng Thanh Oai, Chương Mỹ và Quốc
Oai (nay đều thuộc Hà Nội).
1.1.1.1. Dòng Hà Tông ở Hà Tĩnh
- Hà Tông Chính [何何何], sinh năm 1366 - mất năm 1413. Khi còn nhỏ tên là
Hà Dư, là con trai của Hà Mại - một võ tướng bảo vệ vùng biên ải phía Nam - và bà
Lê Thị Quý Yên. Hà Tông Hiểu (Hà Mại) là thủy tổ đời thứ nhất, Hà Tông Chính là
tổ đời thứ hai. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha là võ tướng, nên từ nhỏ
đã được cha mẹ cho học hành tử tế, rèn đức, rèn tài. Khi trưởng thành ông cùng cha
tham gia đánh giặc Chiêm Thành, bảo vệ đất nước. Năm Bính Tý (1396), do có

8


nhiều thành tích trong chỉ huy chiến đấu và xây dựng lực lượng ông được triều Trần
phong là Hoàng Bảng Đại tướng quân [38; 59].
- Hà Công Trình [何何何], sinh năm 1437 - mất năm 1511. Ông còn có tên là
Hà Tông Trình, Hà Trình, tên tự là Tuấn Nghị. Quê ở xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên
Lộc, Trấn Nghệ An (nay xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Năm Bính Tuất
[何何], niên hiệu Quang Thuận [何何] 7 (1466) đời Lê Thánh tông, Hà Công Trình thi
đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, Đệ tứ danh [28; 140]. Sau khi đỗ Tiến sĩ được bổ
nhiệm làm Tri huyện Tứ Kỳ (Hải Dương), thăng làm Tri phủ Triệu Phong, rồi được
triều đình trọng dụng thăng bổ chức Thượng thư bộ Binh, bộ Hình.
- Hà Tông Mục [何何何], sinh năm 1653 - mất năm 1707. Ông là hậu duệ của
tướng quân Hà Mại, tướng quân Hà Tông Chính, Tiến sĩ Hà Công Trình. Năm Ất
Mão (1675), 23 tuổi đỗ đầu kỳ thi Hương (Giải nguyên). Năm Quý Hợi (1683) thi

Hội đỗ Tam trường. Năm Giáp Tỵ (1684), 32 tuổi đậu loại ưu khoa Sĩ vọng, được
cử làm Phụng Nhập thị nội (chánh ngũ phẩm). Khoa thi Mậu Thìn, niên hiệu Chính
Hòa năm thứ 9 (1688), 36 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân [28; 140].
Sau khi đỗ Tiến sĩ ông được bổ chức Đốc đồng ở hai xứ Tuyên - Hưng (Tuyên
Quang - Hưng Hóa), sau đó được bổ nhiệm làm Phủ doãn phủ Phụng Thiên. Năm
1706, ông lại được thăng chức Tham chính sứ đạo Sơn Nam… Tiến sĩ Hà Tông
Mục đã trải qua nhiều chức vụ khác nhau, có nhiều công lao đối với đất nước nên
khi mất ông được triều đình nhà Lê sắc phong: “Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu,
Công bộ Thượng thư, Hoan Lĩnh tử, đặt thụy là Mẫn Đạt”[38; 88].
1.1.1.2. Dòng họ Hà Tông ở vùng Thanh Hóa
- Hà Tông Huân [何何何], sinh năm 1697 - mất năm 1766. Ông từ bé đã nổi
tiếng là người thông minh, học giỏi. Năm 15 tuổi đỗ thi Hương, 28 tuổi đỗ Bảng
nhãn, Đình nguyên khoa thi Giáp Thìn, niên hiệu Bảo Thái 5 (1724), đời vua Lê
Dụ Tông [何何何] (1705 - 1729). Sau khi đỗ đạt ông được bổ nhiệm là Đốc đồng
trấn Sơn Nam, sau đó là Đốc trấn An Quảng (thuộc Quảng Ninh ngày nay). Ông
giải quyết việc biên cương, người Trung Quốc phải khuất phục. Đầu thời Lê
Trung Hưng, Hà Tông Huân được thăng Tả thị lang bộ Hộ, ít lâu sau lại phong
làm Phỏng sát sứ ở Tây đạo và Nam đạo. Năm Canh Thìn (1760) ông 65 tuổi, về
hưu được gia thăng Thiếu bảo tước Huy Quận công. Sử gia Phan Huy Chú trong

9


bộ Lịch triều hiến chương loại chí [何何何何何何], tuyển chọn “39 người phò tá có
công lao tài đức” [3; 352] dưới thời Lê Trung Hưng cũng đưa tiểu sử, hành trạng
của Hà Tông Huân vào. Tên tuổi và sự nghiệp của ông đứng tề danh với những
bậc danh nhân đạo cao đức trọng khác như: Phùng Khắc Khoan, Phạm Công Trứ,
Nguyễn Quý Đức…
1.1.1.3. Dòng họ Hà Tông ở Tả Thanh Oai (Hà Nội)
Hà Tông Huân có 5 người con thì người con trai thứ 2 ra làm quan ở

huyện Thanh Oai và định cư ở đây. Dòng Hà Tông ở đây cũng có nhiều người thi
cử đỗ đạt như Hà Tông Vạn, Hà Tông Cậy, Hà Tông Sấm, Hà Tông Đồng, Hà
Tông Quyền...
- Hà Tông Sấm [何何何], không rõ năm sinh năm mất, tên tự là Tôn Lương,
Đình Nguyên, tên hiệu là Hoằng Nghị. Người xã Cát Động, huyện Thanh Oai, tỉnh
Hà Đông (nay là Hà Nội). Đỗ Hương cống cuối thời Lê. Làm quan đến chức Tri
huyện Đường An (phủ Thượng Hồng thời Lê, thuộc đất Hải Dương ngày nay)
- Hà Tông Đồng [何何何], Tên hiệu là Quang Dụ, là con trưởng của Hà Tông
Sấm (bố của Hà Tông Quyền). Ông đỗ Hương cống cuối thời Lê, nhưng không ra
làm quan mà ở nhà mở trường dạy học.
- Hà Tông Quyền [何何何], sinh năm 1798 - mất năm 1839, dòng dõi xa của
Tiến sĩ Hà Tông Huân. Ông đỗ Tiến sĩ khoa thi Hội năm Nhâm Ngọ, niên hiệu
Minh Mệnh năm thứ 3 (1822) làm quan đến chức Hữu Thị lang bộ Lễ, Hàn Lâm
viện Kiểm thảo, Tham tri bộ Lại sung đại thần Viện cơ mật…Ông được nhắc đến
trong nhiều tài liệu về văn học và lịch sử Việt Nam như: Quốc Sử di biên 何何何何,
Đại Nam thực Lục 何何何何, Đại Nam thực lục chính biên 何何何何何何, Đại Nam liệt
truyện (Q.25)何何何何…
Ngoài ra, dòng họ này cũng đóng góp rất nhiều vào văn hóa và văn học Việt
Nam với các tác gia. Nổi tiếng nhất là Hà Tông Huân (Cẩm tuyền vinh lục 何何何何
…). Hà Tông Quyền (Tốn Phủ thi tập 何何何何, Tốn Phủ văn tập 何何何何, Mộng
dương tập 何何何, Liễu Đường văn tập 何何何何)…
1.1.2. Thời niên thiếu của Hà Tông Quyền
Hà Tông Quyền vốn thuộc dòng dõi họ Hà có truyền thống học hành khoa cử
với nhiều người đỗ đạt làm quan như: Hà Công Trình, Hà Tông Mục, Hà Tông

10


Huân…Ông sinh năm Mậu Ngọ [何何], Cảnh Thịnh [何何] thứ 6 (1789). Theo sách
Quốc triều Hương khoa lục [何何何何何] [8; 132] cho biết ông quê ở xã Cát Động,

huyện Thanh Oai (Hà Nội). Cha Hà Tông Quyền tên là Hà Tông Đồng, đỗ Hương
cống cuối đời Lê, nhưng không ra làm quan mà ở nhà mở trường dạy học. Ngay từ
nhỏ ông đã nổi tiếng thần đồng, siêng năng chăm chỉ đọc sách. Phương Trạch Hà
Tốn Phủ truyện [何何何何何何] có chép: 何何何何何何何 [Dạ tĩnh thường văn độc thư
thanh - đêm thanh vắng thường nghe tiếng ông đọc sách]. Thủa thiếu thời ông theo
học quan huyện Doãn, có lần huyện Doãn ra câu đối rằng: [57; 1].
“何何何何何何何何何”
Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư
(Ba người đi cùng ta, tất có người làm thầy ta)
Ông đối ngay:
何何何何何何何何何
Thiên lí nhi lai, tương lợi ngô quốc
(Ngàn dặm mà tới, đem lợi cho nước ta)
Một vế lấy ra từ sách Luận ngữ - một vế lấy từ sách Mạnh tử. Qua vế đối này
ta thấy được tài năng, sự am hiểu sâu rộng của ông về kinh sách. Sách Đại Nam liệt
truyện 何何何何, do Tổng tài Quốc sử quán Cao Xuân Dục chủ biên, cũng đánh giá
rất cao về tư chất của ông: “Quyền tư trời thông minh nhanh nhẹn”. Đến năm Canh
Ngọ [ 何何], niên hiệu Gia Long [ 何何] thứ 9 (1810), tức năm ông 12 tuổi, ông đã
khăn gói lên Thăng Long xin theo học tại trường của cụ Lập Trai tiên sinh [何何何何
何] (tức Phạm Quý Thích, Tiến sĩ khoa Kỷ Hợi 1779), đồng ban với Nguyễn Văn
Siêu, Ngô Thế Vinh…Với “tư trời thông minh” lại được học hành tử tế nên Hà
Tông Quyền sớm cao khoa hiển hoạn.
Mùa Thu, năm Tân Tỵ [何何], Minh Mệnh [何何] thứ 2 (1821), triều đình nhà
Nguyễn tổ chức thi Hương ân khoa ở các trường Gia Định, Thanh Hoa, Thăng Long
và Sơn Nam. Khi sách đệ lên lấy tất cả 92 Hương cống: trường Gia Định 16 người,
trường Thanh Hoa 19 người, trường Thăng Long 23 người, cuối cùng là trường Sơn
Nam 34 người. Hà Tông Quyền đứng thứ 2, trong danh sách 34 người đậu Hương
cống trường Sơn Nam [46; 153], khi ấy ông mới 24 tuổi. Mùa xuân, năm Nhâm
Ngọ [何何] niên hiệu Minh Mệnh [何何] thứ 3 (1822), triều đình nhà Nguyễn tổ chức


11


khoa thi Hội đầu tiên. Hiệp biện Đại học sĩ Trịnh Hoài Đức sung Chủ khảo trường
thi Hội, Hữu Tham tri Hình bộ Ngô Đình Giới sung Phó chủ khảo, Thị trung Trực
học sĩ Đinh Phiên và Tế tửu Quốc tử giám Vũ Xuân Biền sung Tri cống cử. Vua
Minh Mệnh có dụ rằng: “Đây là khoa thi Hội đầu tiên, là điển lễ quan trọng, các
ngươi nên rất mực công bằng, đừng phụ lời khuyên bảo của trẫm” [46; 208]. Khoa
này, Hương cống, Giám sinh dự thi là 164 người, kết quả lấy trúng cách 8 người là
Hà Tông Quyền, Trần Lê Hiệu, Nguyễn ý, Lê Quang, Phan Hữu Tính, Đinh Văn
Phác, Vũ Đức Khuê, Phan Bá Đạt. Cho Nguyễn Ý đậu Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân,
Hà Tông Quyền, Trần Lê Hiệu… đậu Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Tại khoa
thi này Hà Tông Quyền đã trở thành một trong những “ông nghè khai khoa cho
triều Nguyễn”.
Bia đề danh Tiến sĩ khoa thi Hội năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Minh Mệnh 3
(1822). (xem trang 13).

Văn bia đề danh tiến sĩ khoa thi hội năm Nhâm Ngọ niên hiệu Minh Mệnh
năm thứ 3 (1822)
1.1.3. Sự nghiệp quan trường của Hà Tông Quyền
Hà Tông Quyền làm quan dưới triều vua Minh Mệnh (1820 - 1839). Ông
từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, rất được vua Minh Mệnh

12


coi trọng. Sách Quốc triều Hương khoa lục [何何何何何] cho biết về ông như sau:
“Thi đậu Tiến sĩ khoa Nhâm Ngọ (1822). Làm quan đến chức Tham Tri bộ Lại, sau
khi chết được tặng Thượng thư bộ Lễ. Ông có thiên tư minh mẫn, nổi tiếng về văn
học được nhà vua rất quý mến, đặc biệt ban ơn, cứ mỗi lần về kinh đều được vào

chiêm bái” [8; 132]. Sự nghiệp làm quan của Hà Tông Quyền bắt đầu từ năm 1822,
sau khi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
Tháng 9, Nhâm Ngọ [何何] (1822), ngay sau khi đỗ Tiến sĩ Hà Tông Quyền
nhận chức Hàn lâm Biên tu, thuộc hàng chánh thất phẩm. Đến tháng 11 năm này,
triều đình nhà Nguyễn bắt đầu đặt Tri phủ ở bốn phủ Tân Bình, Định Viễn, Phúc
Long, Kiền An thuộc Gia Định. Hà Tông Quyền được sung làm Tri phủ Tân Bình,
thuộc hàng chánh lục phẩm.
Tháng giêng, mùa Xuân, Bính Tuất [ 何 何 ], năm Minh Mệnh [ 何 何 ] thứ 7
(1826), ông được bổ làm Thiêm sự Lễ bộ. Cuối năm Bính Tuất được thăng Hiệp lý
dinh vụ Quảng Trị. Vua bảo bộ Hộ rằng: “Quyền, cùng Lê Quang đều là Tiến sĩ có
tiếng giỏi, trẫm muốn dung đã lâu, vì Quyền ốm mà chưa dung. Nay tạm lấy chức
tư mục thử xem đấy thôi” [46; 555]. Quả thật vậy, bắt đầu từ năm này con đường
hoạn lộ của Hà Tông Quyền liên tục rộng mở.
Tháng 11, mùa Đông, Đinh Hợi [何何], năm Minh Mệnh [何何] thứ 8 (1827),
từ Tham hiệp Quảng Trị ông được thăng lên Thái thường tự Thiếu Khanh.
Tháng giêng, mùa Xuân, Mậu Tý [何何], năm Minh Mệnh [何何] thứ 9, làm
Hữu Thị lang bộ Lễ kiêm lĩnh Thái thường tự. Cũng trong tháng 3 năm này, tù trốn
ở châu Mường Vanh đạo Cam Lộ trấn Quảng Trị họp 600 man cướp phá nhân dân
trong châu. Hà Tông Quyền tự nghĩ trước mình làm việc ở trấn ấy, đề phòng không
cẩn thận để cho tù vượt ngục, làm hoạn nạn cho dân biên giới, dâng sớ nhận tội xin
đi đánh giặc. Ông đến châu Mường Vanh, bọn tù nghe tiếng bảo nhau chạy trốn,
đảng giặc giải tán. Khi trở về bị khí độc, ốm nặng. Sau hơn một tháng, ông vào ra
mắt được vua yên ủi, sung làm công việc ở Nội các. Tài năng của ông được vua
Minh Mệnh khen ngợi: “Mỗi lần có chỉ sai thảo sắc dụ, bút không ngừng viết,
nhiều đến trăm câu đều đủ hết lí sự” [46; 718]. Cũng vào năm này nhà Nguyễn tổ

13


chức thi hương ở ba trường: Thanh Hoa, Bắc Thành và Nam Định. Hà Tông Quyền

làm Phó chủ khảo trường thi Bắc Thành. Đến tháng 11, ông được thăng Hữu Thị
lang bộ Công vẫn kiêm lĩnh Thái thường tự.
Tháng 8, mùa Thu, Kỷ Sửu [ 何何], năm Minh Mệnh [何何] thứ 10 (1829),
ông giữ chức Hữu Thị lang bộ Công kiêm chức Hàn lâm viện Kiểm thảo. Đến
tháng giêng, mùa Xuân, Canh Dần [ 何何], năm Minh Mệnh [何何] thứ 11 (1830),
tiếp tục được thăng làm Hữu tham tri bộ Công, vẫn kiêm quản Hàn lâm viện.
Tháng 5, được đổi bổ Hữu thị lang bộ Công làm Tả thị lang bộ Hình, vẫn sung
làm công việc Nội các.
Tháng 3, mùa xuân, Tân Mão [何何], năm Minh Mệnh [何何] thứ 12 (1831),
giữ chức Tả thị lang Hình bộ Hà Tông Quyền được đổi bổ Tả thị lang Hộ bộ vẫn
sung biện việc Nội các. Nhưng chỉ mấy tháng sau (tháng 11), ông phạm lỗi đã bị
cách mọi chức tước đưa xuống làm lính phái đi đường biển để gắng sức lập công
chuộc tội. Vào tháng 6, Nhâm Thìn [何何], năm Minh Mệnh [何何] thứ 13 (1832),
sau 7 tháng lênh đênh trên biển ông được khai phục chức cũ, vẫn làm Hàn lâm viện
Kiểm thảo sung chức Hành tẩu ở Nội các. Trong Mộng dương tập có bài thơ Đắc
khởi phục Kiểm thảo nhưng sung các chi mệnh [何何何何何何何何何何] (Được phục
chức Kiểm thảo sung việc Nội các) để đánh dấu sự kiện này.
Tháng giêng, mùa xuân, Quý tỵ [何何], năm Minh Mệnh [何何] thứ 14 (1833).
Hà Quyền được sung làm Thị độc học sĩ vẫn làm việc Nội các. Bốn tháng sau, ông
được thăng từ Hàn lâm viện Thị độc học sĩ lên Hữu thị lang bộ Công vẫn sung làm
việc Nội các. Tháng 10, ông lại được thăng làm Thị lang bộ Lễ. Năm 1834, vào
khoa thi Hương các quan trường Hà Nội chấm lấy đỗ 37 cử nhân, nhưng khi quyển
thi được chuyển về kinh để duyệt thì 4 người bị truất xuống bậc tú tài vì văn chương
tầm thường và một người bị hỏng tuột do bài phú trùng vận. Do vậy, hai viên quan
chủ khảo và phó chủ khảo bị giáng 3 cấp, người có trách nhiệm tổ chức k ỳ thi là
Thượng thư Bộ Lễ Phan Huy Thực cũng bị giáng chức với lý do là thiếu sáng suốt
trong khi lựa chọn quan trường. Hà Tông Quyền cũng bị phạt 3 tháng lương vì cái
“tội” là bạn của Phan Huy Thực.

14



Năm 1835, lại được thăng làm Tham tri bộ Lễ và vẫn coi việc nội các. Năm
1838, ông được thăng làm Tham tri bộ Lại, sung Viện cơ mật đại thần. Nhưng cũng
chính trong năm này ông đột ngột từ trần. Về cái chết của ông, hiện đang còn là một
nghi án [48; 341]. Sau khi ông mất được triều đình nhà Nguyễn phong Thượng thư
bộ Lại. Sách Đại Nam liệt truyện [何何何何] đã tổng kết về ông bằng những lời ưu
ái, trân trọng với đoạn văn như sau:
“…Năm thứ 20 (1839), Quyền vì bệnh chết, tuổi 42. Vua thương tiếc lắm, dụ
rằng Hà Quyền tự vào làm quan đến nay, cần lao việc vua, trải làm ở nơi cơ yếu
hết lòng, hết sức. Ngày nọ Quyền bị ốm, trẫm thường cho thuốc thang ngự dụng,
mà chưa thấy bớt khỏi. Nay nghe tin chết đi, mà Quyền làm quan thanh bạch, nhà
không của thừa, rất là đáng thương. Chuẩn tặng làm Thượng thư bộ Lại, lại cấp
cho gấm Trung Quốc, tiền, lụa để làm ma. Còn các con của Quyền, đợi khi nào
trưởng thành, thì do bộ Lại dẫn vào ra mắt, sẽ cho bổ sung. Lại sắc cho quan chức
trách thời thường đến thăm hỏi người mẹ của Quyền. Hàng tháng cấp cho bạc, gạo,
để nuôi cho đủ ăn hết đời…” [47; 510 - 512].
Hơn mười năm ở chốn quan trường, con đường hoạn lộ ấy có lúc thăng tiến
rất nhanh nhưng cũng có lúc gặp không ít trắc trở. Trong vòng 9 năm, từ năm 1822
(sau khi ông đậu Tiến sĩ) đến năm 1831 (khi phạm lỗi bị đi hiệu lực) ông liên tục
được thăng chức đến 7 lần. Nhưng cũng vì một sai lầm mà mất hết mọi chức tước,
phải đi hiệu lực để lập công chuộc tội. Chốn quan trường nhiều “ sóng to, gió dữ”,
trải qua những sóng gió ấy, Hà Tông Quyền vẫn giữ được bản chất liêm khiết của
mình. Dòng họ Hà ở mạn Thanh Oai, Hà Nội ngày nay vẫn lấy bản chất liêm khiết
của ông để dạy bảo con cháu.
1.1.4. Sự nghiệp văn chương của Hà Tông Quyền
Hà Tông Quyền bình sinh liêm khiết, trong suốt 17 năm làm quan (1822 1839) dưới triều Nguyễn đã hết sức tận tâm, tận lực, được triều đình khen gợi. Khi
ông mất đi, các quan đại thần hết sức thương xót và tiếc cho cái tài năng văn
chương của ông. Quan Phụ chính đại thần nhất phẩm triều đình Huế Nguyễn Trọng


15


Hợp1 đề tặng ông bức hoành phi, câu đối vào mùa hạ, năm Tân Sửu, niên hiệu
Thành Thái (1901), hiện đang được lưu giữ tại nhà thờ Hà Tông Quyền ở Cát Động,
Thanh Oai, Hà Nội. Hoành phi: 何何何何 Văn chương dịch thế (Văn chương thay đổi
đời), và câu đối là:
何何何何何何何
何何何何何何何
“Lục bào hoa hốt vinh quy Tống,
Hoàng các thanh phong tuyệt cú Đường”
Dịch nghĩa:
Mặc áo lục bào, cầm hoa hốt, đã được rước vinh quy như Nhà Tống.
Ngồi trên gác vàng hóng gió mát, trăng thanh làm thơ hay như đời Đường.
Qua lời khen của vua Minh Mệnh: “trẫm xem văn chương của Quyền, thực
là tải tử cứng rắn, nhanh nhẹn, hạng sau này không bằng được” [510 - 512]. Câu
đối điếu ông của Phan Thanh Giản hay bức hoành phi - câu đối của Nguyễn Trọng
Hợp. Ta thấy được tài năng, sự phong phú trong hoạt động văn chương của ông.
Với 42 tuổi đời và 17 năm xuất chính, ông đã để nhiều tác phẩm có giá trị bao gồm
thơ văn, tấu chương, biểu. Bên cạnh đó ông còn tham gia biên tập sách, kiểm duyệt,
phẩm bình sách. Tại thư viện Hán Nôm, qua điều tra sơ bộ, chúng tôi thấy có các
tác phẩm Hán Nôm sau đây của Hà Tông Quyền hoặc liên quan đến Hà Tông
Quyền. Có thể chia số liệu hiện biết thành hai nhóm chính
+ Những tác phẩm thơ ca
+ Những tác phẩm khác (biên soạn, biên tập, đề tựa, bạt…).
1.1.4.1. Những tác phẩm thơ ca
Hiện nay Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ những tác phẩm của Hà
Tông Quyền được thống kê trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Những tác phẩm thơ ca của Hà Tông Quyền
STT Tên Tập thơ

Kí hiệu
Ghi chú
1

Nguyễn Trọng Hợp [何何何] (1834 - 1902) , hiệu là Kim Giang [何何], tên thật là Nguyễn Tuyên [何何], tự là
Trọng Hợp nên thường được gọi là Nguyễn Trọng Hợp. Là quan nhà Nguyễn trải qua bảy triều vua từ Tự
Đức đến Thành Thái, đại thần nhà Nguyễn chủ chốt trong việc nghị hòa với người Pháp.

16


A.312

Tuyển tập

VHv.1139

Hà Tông Quyền

3
4
5
6
7

何何何何何何何 (Cát Động Hà Tiến sĩ thi
tập)
何 何 何 何 何 何 何 何 何 (Cát Động Hà Tốn
Trai tiên sinh thi tập)
何何何何何 (Chư gia thi văn tuyển)

何何何何 (Danh biên tập lục)
何何何何 (Danh nhân thi tập)
何何何何 (Liễu Đường văn tập)
何何何何 (Lập Trai thi tập)

A.357
A.369
VHv.1454/1
VHv.1143
VHv.2244

Tuyển tập
Tuyển tập
Tuyển tập
Hà Tông Quyền
Tuyển tập

8

何何何 (Mộng dương tập)

VHv.1423;
A.307

Hà Tông Quyền

9

何何何 (Nam hành tập)


1
2

10
11

12
13
14

A.2803;
A.2367
何何何何何何何何 (Phương Trạch Hà Tốn A2546
Phủ truyện thi tập)
何何何何 (Tốn Phủ thi tập)
A.2012;
A.1261;
VHv.1639;
VHv.1399/1-2
何何何何(Tốn Trai học vịnh)
A.445

Tuyển tập

何何何何何何何何何何 (Tiên Đan tùy bút VHv.2966
chư gia thi tập hợp đính)
何何何何 (Thi văn tạp lục)
VHv.2469

Tuyển tập


Hà Tông Quyền
Hà Tông Quyền

Hà Tông Quyền

Tuyển tập

何何何何何何何 (Cát Động Hà Tiến sĩ thi tập), kí hiệu A.312 với 114 trang, gồm
hơn 200 bài thơ đề vịnh, tức sự, cảm tác tiễn tặng, câu đối, trướng, khải, chúc thọ, bài
tựa viết cho tác phẩm Việt hành của Lí Văn Phức, bài minh ở chuông chùa Nộn Tiên,
Hưng Phúc, văn tế bạn của Hà Tông Quyền. Bên cạnh đó còn có một số bài thơ của
Phan Vị Chỉ (tức Phan Huy Thực), Phạm Khắc Trạch (giữ chức Lang trung Bộ Hình),
Hồ Minh Tĩnh (chủ sự Bộ Hình), Ngô Dương Đình (tức Ngô Thế Vinh).
何何何何何何何何何 (Cát Động Hà Tốn trai tiên sinh thi tập) kí hiệu VHv.1139,
một quyển, 104 trang, gồm 145 bài của Hà Tông Quyền: Thơ vịnh cảnh mùa hạ,
vịnh hoa thạch lựu, mào gà ba màu, vịnh lan. Thơ làm khi theo vua ra Quảng Trị, ra
cửa biển Tư Dung, lên núi ngắm biển, thơ vịnh một số nhân vật lịch sử. Thơ ghi

17


cảm xúc khi ngắm hoa, nhớ mộng, thăm cổ tích, uống rượu với bạn. Thơ tặng viên
Bố chính họ Hoàng đi Gia Định, tiễn ông họ Nguyễn ở Tiên Điền, thơ vịnh một số
nhân vật lịch sử. 10 bài văn các loại: Văn tế ông Hoàng Giáp họ Nguyễn ở Hương
Ngải, bài bạt viết cho tập 何何何何 (Việt hành tục ngâm) của Lý Văn Phức, bài minh
khắc trên chuông chùa Nội Tiên, chùa Hương Phúc, bài phú dế đợi mùa thu và 3 bài
ca.
何何何何何 (Chư gia thi văn tuyển), kí hiệu A.357, 200 trang. Đây là tuyển tập
văn, thơ, câu đối của các tác gia đời Nguyễn: Từ trang 01 đến trang 68 là thơ xướng

họa của Phương Đình, Cao Chu Thần, Lê Hi Vĩnh, Vũ Hoán Phủ, Nguyễn Khoái,
Trần Thận Tư, Diệp Di Xuân. Thơ mừng thọ của Hoa Đường Lập Trai. Thơ trích từ
何 何 何 何 (Chí Đình thi tập); từ trang 68 đến trang 90 là hai tập thơ của Hà Tông
Quyền: 何何何何何何何何 (Phương Trạch Hà Tốn Phủ dương trình tập) và 何何何何
(Tốn Phủ học vịnh).
何何何何 (Danh biên tập lục), kí hiệu A.369, 106 trang. Biểu, tấu, thơ, văn của
vua tôi triều Nguyễn như Minh Mệnh, Nguyễn Trung Mậu, Nguyễn Hàm Ninh, Lí
Văn Phúc... Thơ vịnh 20 cảnh đẹp chốn Kinh thành, văn thi Đình, thơ vịnh hoa cúc
của các tác giả Ngô Thế Vinh, Phan Thanh Giản. Từ trang 50 - 52 là 10 bài thơ vịnh
cúc của Hà Tông Quyền.
何何何何 (Danh nhân thi tập) kí hiệu VHv.1454, gồm 2 quyển. tập thơ với số
lượng lên tới trên 1000 bài thơ của hơn 100 tác giả triều Nguyễn, từ Nguyễn Du,
Miên Thẩm… tới Khải Định. Thơ của Hà Tông Quyền được chép tại quyển 01, 12
bài thơ (trang 48 - 53).
何何何何 (Liễu đường văn tập), kí hiệu VHv.1143, một quyển, 70 trang. Đây
là tập thơ văn do Hà Tông Quyền soạn thảo gồm: biểu tạ ơn được thăng chức, văn
chúc thọ, bài từ bày tỏ tâm sự khi đi hiệu lực Tây dương, thơ vịnh cúc.
何何何 (Mộng dương tập) VHv.1423, A.307. Tập thơ ông làm trong chuyến đi
hiệu lực ở các nước Tây dương. Trong tập thơ này tác giả đã gửi gắm nhiều tâm
trạng khác nhau, nhìn cảnh vật - con người nơi đất khách khiến ông không khỏi bùi
ngùi trước cảnh ngộ và bước đường hoạn lộ của chính bản thân mình.
何何何 (Nam hành tập), kí hiệu A.2367, 58 trang, gồm hai phần: Nam Hành
tập, từ trang 01-38: 81 bài thơ tả cảnh, cảm hoài của Tô Trân làm trên đường vào
18


Nam nhậm chức. Có bài kí kể chuyện Nùng Văn Vân. 何何何 (Dương mộng tập), từ
trang 41- 58: 43 bài thơ của Hà Tông Quyền sáng tác khi đi hiệu lực ở Tây dương.
何 何 何 何 何 何 何 何 何 (Phương Trạch Hà Tốn phủ truyện phụ thi tập), kí hiệu
A.2546, tr.1-10 truyện viết về Hà Tông Quyền và bài trướng của Nguyễn Văn Siêu

viếng ông. Từ tr.11 - 140 chép gần 170 bài thơ của ông.
何何何何(Tốn phủ thi tập), đây là tập thơ tập hợp những sáng tác xuyên suốt
cuộc đời tác giả. Thơ vịnh hoa cỏ, thời tiết, cảm hoài, tiễn tặng bạn bè. Tập thơ này
có lời bình của Ngô Thế Vinh. Hiện nay Viện nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ 4
bản: A.2012, 90 trang, có 151 bài thơ; A.1261, 88 trang, có 180 bài; VHv.1639, 174
trang (từ trang 1- 86 là Tốn phủ văn tập với 462 bài, từ trang 87 đến hết là Mộng
dương tập với 186 bài); VHv.1399/1-2, 118 trang (gồm hai phần: 1. Từ trang 01
đến trang 81 là Tốn phủ thi tập, 130 bài. 2. Từ trang 81 đến hết là Mộng dương tập).
何何何何(Tốn trai học vịnh), kí hiệu A.445; A.2770. Gồm gần 250 bài thơ của
Hà Tông Quyền về đề tài cảm hoài, tả cảnh sông núi trên đường vào Kinh đô Huế
thi Hội và trên đường đi sứ Trung Quốc, thơ họa đáp của bạn hữu.
何 何 何 何 何 何 何 何 何 何 (Tiên đan tùy bút chư gia thi tập hợp đính), kí hiệu
VHv.2966, 234 trang, gồm hai phần: A. 何何何何(Tiên đan tùy bút), trang 01 - 73
chép văn, ca, trướng, đối của Vũ Hiếu Liêm. Văn tiễn Ngô Thế Vinh về Kinh;
trướng, đối viếng Ngô Thế Vinh; văn tế Trình Quốc Công. B. 何何何何 (Chư gia thi
tập), trang 74 - 234 chép thơ Đặng Vân Khải, Ngụy Khắc Tuần, Ngô Thế Vinh,
Nguyễn Đào, Hoàng Tế Mĩ …Thơ của Hà Tông Quyền gồm 50 bài, được chép từ
trang 74 - 90.
何何何何 (Thi văn tạp lục), kí hiệu VHv.2469, 208 trang. Thơ, văn, câu đối,
văn tế, văn trướng, thư tín: bản diễn Nôm bài Chính khí ca của Văn Thiên Tường
đời Tống; 24 bài thơ vịnh 24 người con có hiếu… văn bản chép 30 bài thơ Nôm
vịnh Kiều của Hà Tông Quyền, trang 101.

1.1.4.2. Những tác phẩm khác
Bảng 1.2: Những tác phẩm khác có liên quan đến Hà Tông Quyền
TT

Sự

Tên tác phẩm


19

Kí hiệu


1

nghiệp
Biên tập 1.何何何何何何 (Chuẩn định hương hội thi pháp)
VHv.2006
sách
2.何何何何何何何何何何何何 (Khâm định tiễu bình Vhv.2701/1-24
lưỡng kì nghịch phỉ phương lược chính biên)
Vhv.2765/1-2
3. 何何何何(Liễu đường biểu thảo)

A.348; A.317

4.何何何何何何 (Quốc triều biểu thức chiếu thức)
5.何何何何 (Thượng dụ huấn điều)

A.250
AB.402
VHv.2485
1.何何何何何何何 (Đường trung Phạm Đôn Nhân A.467
nguyên thảo)

2


Phẩm
bình

3

Đề tựa, 1.何何何何 (Hoa thiều ngâm lục)
A.2041
bạt
2.何何何何何何何何何何 (Ngự chế tiễu bình Bắc kỳ A.146
các sách nghịch phỉ thi tập)
3.何何何何何何何何何何 (Ngự chế tiễu bình nam VHv.114
bắc tặc khấu thi tập)

4

Biểu,
tấu,
trướng
văn,
văn tế.

1.何何何何 (Bách quan tạ biểu)

A.544

2.何何何何 (Lịch triều tế văn)

A.213

3.何何何何何何(Minh kính hiên văn thi sao)

4.何何何何何 (Minh Mệnh niên gian biểu)

VHb.220
A.2316

5.何何何何何何何何 (Ngự chế thánh đức thần công A.785
bi kí)
6.何何何何 (Quốc triều danh biểu)

A.2055

何何何何何何 (Chuẩn định hương hội thí pháp), kí hiệu VHv.2006, 140 trang,
bản viết tay. Ông cùng một số người biên soạn việc quy định lại phép thi Hương, thi
Hội kể từ năm Minh Mệnh 14 (1833).
何何何何何何何何何何何何 (Khâm định tiễu bình lưỡng kì nghịch phỉ phương
lược chính biên), kí hiệu Vhv.2701/1-24;Vhv.2765/1-2, 5 bản viết (47 trang), 1 tấu,
1 bản kê tên những người biên tập hoặc khảo đính, có mục lục. Tác phẩm này do
Hàn Lâm viện (gồm Trương Đăng Quế [何何何], Nguyễn Kim Bảng [何何何], Phan
Bá Đạt [何何何], Hà Tông Quyền [何何何]) biên tập, khảo đính năm Minh Mệnh 17
(1836).

20


何 何 何 何 (Liễu đường biểu thảo), kí hiệu A.348 (182 trang), A.1317 (170
trang). Hà Tông Quyền cùng Nguyễn Tư Giản [何何何] và Phạm Đôn Nhân [何 何
何] soạn thảo. Biểu, tấu của Hà Tông Quyền, Nguyễn Tư Giản, Phạm Đôn Nhân tạ
ơn vua thăng chức, ban tặng phẩm, cho về hưu. Sắc phong tước cho Phạm Bài và
truy tặng Nguyễn Đình Trữ. Một số chiếu, luận dùng làm mẫu cho người học viết
văn.

何何何何何何 (Quốc triều biểu thức chiếu thức), kí hiệu A.250, 357 trang. Do
Hà Tông Quyền soạn: Chiếu, biểu, chế, dụ của triều Nguyễn như chiếu cấm nhục
hình, khuyên quần thần nên thường xuyên can gián vua, mời các bậc danh nho làm
học quan, đặt chức quan khuyến nông.
何何何何 (Thượng dụ huấn điều), kí hiệu AB.402; VHv.2485. Hà Tông Quyền
[ 何 何 何 ], Thân Văn Quyền [ 何 何 何 ], Nguyễn Văn Chương [ 何 何 何 ], Phan Huy
Thực [何何何], Hà Đăng Khoa [何何何], Tôn Thất Tường [何何何], Ngô Thế Vinh [何何
何] và Phan Huy Nhã [何何何] biên tập lại bản chú thích bằng chữ Nôm 10 điều răn
dạy dân chúng của vua Minh Mệnh.
Đề tựa, bạt và phẩm bình các sách:
何何何何何何何(Đường trung Phạm Đôn Nhân nguyên thảo), kí hiệu A.467, Hà
Tông Quyền mặc bình các tác phẩm của Phạm Sĩ Ái [何何何].
何何何何(Hoa triều ngâm lục), kí hiệu A.2041. Thơ văn Phan Huy Chú [何何
何] gồm 275 bài thơ, 4 bài phú, 8 bài từ, làm trong dịp tác giả đi sứ Trung Quốc.
Tập thơ này có một bài tựa của Phan Mai Phong [ 何何 何] và một bài tựa của Hà
Tông Quyền.
何何何何何何何何何何 (Ngự chế tiễu bình Bắc kỳ nghịch phỉ thi tập), kí hiệu
VHv.114 và 何何何何何何何何何何 (Ngự chế tiễu bình nam bắc tặc khấu thi tập), kí
hiệu A.146. Minh Mệnh [ 何 何 ] soạn, Hà Tông Quyền [ 何 何 何 ], Hoàng Quýnh [ 何
何] đề bạt năm Minh Mệnh 16 (1835).
Qua tình hình kiểm kê, phân loại và sơ bộ đánh giá các tác phẩm trên đây, có
thể thấy tài năng và ngọn bút của Hà Tông Quyền được thử thách trên nhiều lĩnh
vực học thuật và sáng tác, trên lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm, và trên bất cứ lĩnh
vực nào, ông cũng đạt được những thành tựu rực rỡ, rất đáng để chúng ta dày công

21


nghiên cứu, phát huy mặt giá trị của nó. Đáng tiếc là về phần này trong sự nghiệp
Hà Tông Quyền lâu nay lại quá ít người quan tâm tìm hiểu.

1.2. Văn bản Mộng dương tập
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác
Hà Tông Quyền sáng tác Mộng Dương tập trong chuyến đi dương trình hiệu
lực từ tháng 11, mùa đông, Tân Mão, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đến tháng 6,
mùa hạ, Nhâm Thìn, năm Minh Mệnh 13 (1832). Về nguyên nhân bị phái đi sửa đổi
Sách 何何何何 (Đại Nam thực Lục) có chép rằng: Trước kia được giao bài thơ “Thu
thành phân số” của nhà vua làm, dưới chỗ chú thích có chữ “Thanh Xuyên huyện” 1
người thuộc viên ở Nội các viết lầm là “Thanh Châu ” 2. Vua đem hỏi ông. Ông
hoảng sợ, tâu : “Trót theo tờ sớ của trấn. Sau biết là lầm, bèn lén đem chữa lại tờ
sớ để cho đúng với lời tâu” [46; 293]. Một số thuộc viên ở Nội các đàn hặc ông về
tội dối trá lừa gạt. Vua giao xuống đình thần luận tội, đáng xử tội đồ nhưng ông
được vua Minh Mệnh đặc cách, ra lệnh cách chức, cho làm lính phái đi đường biển
để lập công chuộc tội. Trong chuyến đi này còn có Phan Thanh Giản, năm 1931 ông
làm Hiệp trấn Quảng Nam và bị giáng chức làm Tiền quân hiệu lực vì bị thua trận
trong khi được phái đi dẹp loạn Cao Gồng ở Chiên Đàn (cuộc nổi dậy của các dân
tộc ít người ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam), để chuộc tội ông cũng phải đi hiệu lực ở
Nam Dương. Trong tập Ba Lăng Thảo, Phan Thanh Giản có tới 28 vần thơ họa đáp
với Hà Hải Ông và ngược lại những vần thơ họa đáp của Hà Hải Ông với bạn thơ
Phan Thanh Giản trong Mộng dương tập cũng không kém đặc sắc.
Đến tháng 6, mùa hạ, Nhâm Thìn [ 何 何 ], năm Minh Mệnh [ 何 何 ] thứ 13
(1832), Ông và bạn cùng thuyền là Phan Thanh Giản được khai phục, vẫn làm Hàn
lâm viện Kiểm thảo, sung chức Hành tẩu ở Nội các. Đối với hai vị bề tôi này, vua
Minh Mệnh đã có sự khoan hồng. Vua bảo bộ Lại rằng : “Phan Thanh Giản và Hà
Quyền, trước đây vì can án, bị cách chức thực cũng đáng tội, song nghĩ án mà
Thanh Giản đã phạm, vốn là do ý muốn sốt sắng việc công, mạnh bạo đi giết giặc
rồi mới ăn cơm sáng, không ngờ trách nhiệm nặng mà tài năng ít nên mắc phải tội.
Án mà Hà Quyền đã phạm cũng là vì sợ tội, nên giấu giếm giả thác, nhưng đã biết
sửa đổi ngay, chứ vốn không phải có lòng dối trá. Xét luật xử trị, đã đủ làm cho kẻ
1
2


“Thanh Xuyên” [何何] ở Nam Định.
“Thanh Châu” [何何] ở Tuyên Quang.

22


có tội phải phục, lại sai phái đi gắng sức làm việc để chuộc tội thì họ lặn lội biển
khơi không từ khó nhọc, nay việc công đã xong trở về thanh thoả cả, thì đặc cách
gia ơn cho khai phục” [46; 383]. Như vậy là chuyến đi dương trình chuộc tội kéo
dài 7 tháng từ tháng 11, năm 1831 đến tháng 6, năm 1832. Trong vòng bảy tháng
này “những cái nhìn thấy trên đường biển như là mây mù, sóng lớn […] những
người người tây, những dụng cụ, cỏ cây. Nói chung những phong cảnh thú vị, vui
mừng đều nêu ra. Lâu ngày tích thành một số thiên […]” (trích trong bài tự dẫn).
Sau khi trở về nước, Mai Xuyên Phan Thanh Giản - người bạn cùng thuyền,
cùng trải qua khó khăn - gian khổ trong suốt chuyến đi dương trình hiệu lực cũng
đã nhắc đến tập thơ Mộng dương này. Trong bài bạt có đoạn như sau: “何何何何 何何
何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何
何何何何何何何何何何何何何 ” (Tôi sang Tây cùng thuyền với Hà Hải Ông tiên sinh,
từng có dịp dòm trộm những dòng trong tập thơ “Mộng dương”. Khi ấy cảm thấy
như mình trèo lên lầu Bạch Ngọc ánh sáng và sắc trong suốt lóa cả mắt, như cúi
xuống nhìn thấy hang sâu thẳm của con giao long ẩn mình, vẻ quái lạ bức xúc của
con người thông qua sự biến hóa kì lạ thiêng liêng không thể hiểu).
Trong 何何何何何何何何 (Phương Trạch Hà Tốn Phủ truyện thi tập) chép về sự
việc này như sau: “何何何何何何何何,何何何: 何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何
何何何何何何何何, 何何何何何何.何何何何何何何何何何何何何何何何何:何何何” [57; 2]. Có một
ngày vua hỏi gọi là Châu hay Xuyên, ông trả lời rằng: tên là Châu. Vua bảo rằng đó
là Xuyên. Lập tức bị phái đi dương trình hiệu lực cùng với Phan Thanh Giản trên
con thuyền Uy Phượng xem xét các nước ở hải ngoại, các ốc đảo, phong cảnh lạ
lùng hiếm có. Trở về mang theo sách vở. Đặt tên là Mộng dương tập.

Bên cạnh những cứ liệu được ghi bằng chữ Hán trên thì những ý kiến của các
nhà nghiên cứu đương đại đều cho rằng Mộng dương tập ra đời trong hoàn cảnh và
thời gian đó. Như vậy có thể khẳng định văn bản được ra đời trong thời gian ông đi
dương trình hiệu lực và tất cả những trải nghiệm, những điều mắt thấy tai nghe đều
được ông ghi lại, tạo nên những áng văn thơ đặc sắc, giàu giá trị trong Mộng dương
tập. Tác giả Trần Văn Giáp có nhận xét về tập thơ này như sau: “… đây là tập thơ
có ích cho sử học, đáng quý vì trong đó có nghi chép nhiều kiến thức về Tây Dương
thời đó” [12; 1039].
23


1.2.2. Tên gọi tập thơ trong thư tịch
Các văn bản Hán Nôm Việt Nam còn lại đến ngày nay phải trải qua nhiều
“kiếp nạn”. Trong quá trình truyền bản, do sự thất lạc, mất mát, do sao chép cùng
với những hư hỏng, rách nát, mất trang, nhòe chữ..., tên văn bản cổ cũng có thể thay
đổi, thậm chí không tên. Nhiều khi, trong quá trình tu bổ, hiệu chỉnh, cùng một văn
bản, nhưng người ta gán cho nó nhiều tên gọi khác nhau. Việc trả lại tên cho văn
bản cổ, xác định tên chính thức, phổ biến nhất, gần với nguyên tác nhất đối với
những văn bản có nhiều tên gọi, nhiều cách ghi khác nhau là hết sức cần thiết. Qua
quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy văn bản Mộng dương tập của Hà Tông
Quyền là văn bản trên thực tế đã có nhiều cách ghi khác nhau. Trong bảy bản sao
mà chúng tôi tìm được, hiện đang lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm thì có tới
bốn nhan đề:
- Mộng dương tập ( 何何何): Các bản VHv.1423, A.307
- Dương mộng tập (何何何): Các bản VHv.1399/1-2, VHv.1639, A.2803
- Mộng dương thi tập (何何何何): Bản A.2546
- Phương Trạch Hà Tốn Phủ dương trình tập (何何何何何何何): Bản A.357
Trong 7 bản sao đã được tập hợp, có 02 bản ghi là Mộng dương tập, 03 bản
ghi là Dương mộng tập, 01 bản ghi là Mộng dương thi tập và 01 bản ghi Phương
Trạch Hà Tốn Phủ dương trình tập.

Những tài liệu giới thiệu bằng chữ quốc ngữ cũng có những cách ghi khác
nhau:
- Cao Xuân Dục trong cuốn Quốc triều đăng khoa lục ghi là Mộng dương thi
tập (tr.28)
- Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu ghi là Mộng
dương tập (tr.347).
- Trần Văn Giáp trong cuốn Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh ghi là
Dương mộng tập (tr.1038).
- Các sách Từ điển văn học, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Tổng tập văn học
Việt Nam đều ghi là Mộng dương tập hoặc Dương mộng tập.
- Một số tạp chí như: Nam Phong tạp chí, tạp chí Xưa và Nay ghi là Mộng
dương tập.
Thông thường nhan đề của tập thơ gửi gắm những tư tưởng, mong muốn,
nguyện vọng của người viết và nó gắn với nội dung của văn bản. Nhưng đối với văn
bản cổ do có sự thay đổi trong quá trình truyền bản phức tạp, vẫn còn tồn tại nhiều

24


văn bản tên hoàn toàn không tương thích với nội dung. Tập thơ Mộng dương tập
của Hà Tông Quyền được sáng tác vào thế kỉ XVIII, cách chúng ta hơn hai thế kỉ,
một khoảng thời gian tương đối dài nên với tính chất truyền bản tương đối phức tạp
và nhiều biến động nên các bản sao cũng tồn tại những điểm không tương đồng
trước hết về tên văn bản. Qua việc tìm hiểu cách ghi tên văn bản ở các bản sao và
các tài liệu bằng chữ quốc ngữ ở trên, có thể đi đến kết luận như sau:
- Cách ghi Phương Trạch Hà Tốn Phủ dương trình tập là của riêng văn bản
A.357. Trong các tài liệu, các bài nghiên cứu không thấy nhắc đến tên gọi này. Mà
xuất hiện nhiều và phổ biến nhất là cách nghi Mộng dương tập và Dương mộng tập.
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý với cả hai nhan đề. Vậy tại sao các nhà nghiên cứu lại
dùng cả hai tên gọi này ? 何(mộng) theo Hán Việt từ điển trích dẫn nghĩa là giấc mơ,

giấc chiêm bao (danh từ) ví dụ 何何何何何何何 (Giác nhi hậu tri kì mộng dã - Thức rồi
mới biết mình chiêm bao) - 何何何 (Tề Vật Luận - Trang Tử); chiêm bao, mơ (động
từ) ví dụ: 何何何何何何何 (Mộng kị hoàng hạc thướng tiên đàn - Mơ thấy cưỡi hạc
vàng bay lên đàn tiên) - 何何何(Mộng sơn trung - Nguyễn Trãi); hư ảo, không thực
(tính từ) ví dụ: 何何何何何何何 (Bất thiết thật tế đích mộng tưởng - Mơ tưởng hão
huyền không thực tế). 何 (dương) nghĩa là biển lớn, đại dương (danh từ); ngoại quốc
(Âu, Mĩ), tây, ngoại lai. Trong Hán văn có 3 quan hệ ngữ pháp chủ yếu, quan trọng
bậc nhất đó là: danh từ - động từ, tính từ - danh từ, động từ - danh từ. Xét mối quan
hệ giữa hai từ Mộng - dương, căn cứ vào loại từ mộng (động từ); dương (danh từ)
thì nhan đề Mộng dương hay dương mộng đều phù hợp với quan hệ ngữ pháp trong
Hán Văn. Hai nhan đề đều phù hợp với ý tưởng, tâm trạng của ông khi sáng tác tập
thơ. Trong lời Tự dẫn ông viết: 何!何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何何
何何何何“Ôi! Quảng cảnh, ước muốn trong giấc mộng đó, giấc mộng trên biển chỉ là
ảo thôi. Trong giấc mộng nhớ lại chuyến du chơi ấy, đại khái có thể tóm lược đôi
chút, mà không có căn cứ rõ ràng”. Vậy tất cả những cảnh vật, con người, ước
muốn trong chuyến đi đều được ông nhớ lại trong lúc ngủ hoặc lúc thức, đặc biệt
được tái hiện trong giấc mơ và được tóm lược lại thành một vài bài trong tập thơ.
- Cách nghi Mộng dương thi tập chỉ xuất hiện ở văn bản A.2546 và giống với
cách ghi của Cao Xuân Dục. Đa phần những tập thơ thời Trung đại đều mang
những nhan đề như “…tập”, “…thi tập”, “…thi lục”, “…thi sao”, “…thi văn tập”.
25


×