Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ TÍNH dễ tổn THƯƠNG DO BIẾN đổi KHÍ hậu của hệ SINH THÁI RỪNG NGẬP mặn tại ĐỒNG RUI, TIÊN yên, QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 114 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

NGUYN TH THU HNG

NGHIÊN CứU ĐáNH GIá TíNH Dễ TổN THƯƠNG
DO BIếN ĐổI KHí HậU CủA Hệ SINH THáI RừNG NGậP MặN
TạI ĐồNG RUI, TIÊN YÊN, QUảNG NINH
Chuyờn ngnh: Sinh thỏi hc

Mó s: 60 42 01 20

LUN VN THC S KHOA HC SINH HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS Mai S Tun

H NI 2015
MC LC
H NI 2015...............................................................................................1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................4
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu......................................................................................3
2.1.1. Khái niệm tính dễ bị tổn thương......................................................................................................3
2.1.2. Nguyên nhân gây tổn thương RNM.................................................................................................7
2.1.3. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với RNM...........................11
2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu..........................................................................................................19
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................................19
2.2.1.2. Khí hậu........................................................................................................................................19
2.2.1.3. Địa hình.......................................................................................................................................20


2.2.1.4. Thủy văn......................................................................................................................................20
2.2.1.5. Hải văn........................................................................................................................................21
2.2.2. Đặc điểm dân cư xã hội..................................................................................................................23

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................23
3.1. Mục đích...........................................................................................................................................23
3.2. Đối tượng..........................................................................................................................................23
3.3. Phạm vi..............................................................................................................................................23
3.4. Nội dung............................................................................................................................................23

4. Luận điểm cơ bản, đóng góp của luận văn.......................................................................24
4.1. Luận điểm cơ bản..............................................................................................................................24
4.2. Đóng góp của luận văn......................................................................................................................24

5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................25
5.1. Điều tra, thu thập, thông tin, tài liệu và bản đồ...............................................................................25
5.2. Điều tra, đo đạc thực địa..................................................................................................................25
5.3. Phương pháp kế thừa.......................................................................................................................28

NỘI DUNG....................................................................................................29
CHƯƠNG 1...................................................................................................30
THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG RUI.............................30
THỰC TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN Ở ĐỒNG RUI...............................36
2.1. Biến động diện tích RNM ở Đồng Rui những năm qua...................................................36
2.2.2. Mật độ cây......................................................................................................................................42
2.2.3. Chiều cao trung bình của RNM.......................................................................................................43
2.2.4. Thành phần loài..............................................................................................................................44

CHƯƠNG 3...................................................................................................49
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP

MẶN...............................................................................................................49
3.1. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ , phát triển RNM..................49
3.1.1. Thuận lợi........................................................................................................................................49
3.1.2. Khó khăn........................................................................................................................................49

3.2. Sự tham gia của cộng đồng..........................................................................................50


3.2.1 Nhận thức của cộng đồng vai trò của RNM....................................................................................50
3.2.2. Khả năng quản lý của cộng đồng...................................................................................................52
3.2.2.1. Công tác khôi phục diện tích rừng đã mất..................................................................................52
3.2.2.2. Công tác bảo vệ diện tích rừng đang có.....................................................................................53
3.2.2.3. Công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân địa phương................................................54
3.3. Sự tham gia của các bên liên quan...................................................................................................55
3.3.1. Các chính sách về bảo vệ RNM ở Đồng Rui...................................................................................55
3.3.2. Các tổ chức cộng đồng có trách nhiệm liên quan tới RNM...........................................................56

CHƯƠNG 4...................................................................................................56
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO...................56
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI RỪNG NGẬP MẶN..............................56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................58
1. Kết luận.......................................................................................................................... 58
2. Kiến nghị........................................................................................................................ 59

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ...................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................71
- Nội dung 4: Chuyển quy chế hoạt động của BQL rừng cộng đồng của bốn thôn gồm 8 điều mục 3.3.1.
Các chính sách về bảo vệ RNM ở Đồng Rui (trang 55) xuống phụ lục 4...................................................77



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

BQL

Ban quản lý

CNM

Cây ngập mặn

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HSTRNM Hệ sinh thái rừng ngập mặn
RNM

Rừng ngập mặn

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên


NTTS

Nuôi trồng thủy sản

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
HÀ NỘI – 2015...............................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................4
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu......................................................................................3
2.1.1. Khái niệm tính dễ bị tổn thương......................................................................................................3
2.1.2. Nguyên nhân gây tổn thương RNM.................................................................................................7
2.1.3. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với RNM...........................11
2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu..........................................................................................................19
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................................19
2.2.1.2. Khí hậu........................................................................................................................................19
2.2.1.3. Địa hình.......................................................................................................................................20
2.2.1.4. Thủy văn......................................................................................................................................20
2.2.1.5. Hải văn........................................................................................................................................21
2.2.2. Đặc điểm dân cư xã hội..................................................................................................................23

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................23
3.1. Mục đích...........................................................................................................................................23
3.2. Đối tượng..........................................................................................................................................23
3.3. Phạm vi..............................................................................................................................................23
3.4. Nội dung............................................................................................................................................23


4. Luận điểm cơ bản, đóng góp của luận văn.......................................................................24
4.1. Luận điểm cơ bản..............................................................................................................................24
4.2. Đóng góp của luận văn......................................................................................................................24

5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................25
5.1. Điều tra, thu thập, thông tin, tài liệu và bản đồ...............................................................................25
5.2. Điều tra, đo đạc thực địa..................................................................................................................25
5.3. Phương pháp kế thừa.......................................................................................................................28

NỘI DUNG....................................................................................................29
CHƯƠNG 1...................................................................................................30
THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG RUI.............................30
THỰC TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN Ở ĐỒNG RUI...............................36
2.1. Biến động diện tích RNM ở Đồng Rui những năm qua...................................................36
2.2.2. Mật độ cây......................................................................................................................................42
2.2.3. Chiều cao trung bình của RNM.......................................................................................................43
2.2.4. Thành phần loài..............................................................................................................................44

CHƯƠNG 3...................................................................................................49
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP
MẶN...............................................................................................................49
3.1. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ , phát triển RNM..................49


3.1.1. Thuận lợi........................................................................................................................................49
3.1.2. Khó khăn........................................................................................................................................49

3.2. Sự tham gia của cộng đồng..........................................................................................50
3.2.1 Nhận thức của cộng đồng vai trò của RNM....................................................................................50

3.2.2. Khả năng quản lý của cộng đồng...................................................................................................52
3.2.2.1. Công tác khôi phục diện tích rừng đã mất..................................................................................52
3.2.2.2. Công tác bảo vệ diện tích rừng đang có.....................................................................................53
3.2.2.3. Công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân địa phương................................................54
3.3. Sự tham gia của các bên liên quan...................................................................................................55
3.3.1. Các chính sách về bảo vệ RNM ở Đồng Rui...................................................................................55
3.3.2. Các tổ chức cộng đồng có trách nhiệm liên quan tới RNM...........................................................56

CHƯƠNG 4...................................................................................................56
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO...................56
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI RỪNG NGẬP MẶN..............................56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................58
1. Kết luận.......................................................................................................................... 58
2. Kiến nghị........................................................................................................................ 59

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ...................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................71
- Nội dung 4: Chuyển quy chế hoạt động của BQL rừng cộng đồng của bốn thôn gồm 8 điều mục 3.3.1.
Các chính sách về bảo vệ RNM ở Đồng Rui (trang 55) xuống phụ lục 4...................................................77


DANH MỤC HÌNH
HÀ NỘI – 2015...............................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................4
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu......................................................................................3
2.1.1. Khái niệm tính dễ bị tổn thương......................................................................................................3
2.1.2. Nguyên nhân gây tổn thương RNM.................................................................................................7
2.1.3. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với RNM...........................11
2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu..........................................................................................................19

2.2.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................................19
2.2.1.2. Khí hậu........................................................................................................................................19
2.2.1.3. Địa hình.......................................................................................................................................20
2.2.1.4. Thủy văn......................................................................................................................................20
2.2.1.5. Hải văn........................................................................................................................................21
2.2.2. Đặc điểm dân cư xã hội..................................................................................................................23

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................23
3.1. Mục đích...........................................................................................................................................23
3.2. Đối tượng..........................................................................................................................................23
3.3. Phạm vi..............................................................................................................................................23
3.4. Nội dung............................................................................................................................................23

4. Luận điểm cơ bản, đóng góp của luận văn.......................................................................24
4.1. Luận điểm cơ bản..............................................................................................................................24
4.2. Đóng góp của luận văn......................................................................................................................24

5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................25
5.1. Điều tra, thu thập, thông tin, tài liệu và bản đồ...............................................................................25
5.2. Điều tra, đo đạc thực địa..................................................................................................................25
5.3. Phương pháp kế thừa.......................................................................................................................28

NỘI DUNG....................................................................................................29
CHƯƠNG 1...................................................................................................30
THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG RUI.............................30
THỰC TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN Ở ĐỒNG RUI...............................36
2.1. Biến động diện tích RNM ở Đồng Rui những năm qua...................................................36
2.2.2. Mật độ cây......................................................................................................................................42
2.2.3. Chiều cao trung bình của RNM.......................................................................................................43
2.2.4. Thành phần loài..............................................................................................................................44


CHƯƠNG 3...................................................................................................49
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP
MẶN...............................................................................................................49
3.1. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ , phát triển RNM..................49


3.1.1. Thuận lợi........................................................................................................................................49
3.1.2. Khó khăn........................................................................................................................................49

3.2. Sự tham gia của cộng đồng..........................................................................................50
3.2.1 Nhận thức của cộng đồng vai trò của RNM....................................................................................50
3.2.2. Khả năng quản lý của cộng đồng...................................................................................................52
3.2.2.1. Công tác khôi phục diện tích rừng đã mất..................................................................................52
3.2.2.2. Công tác bảo vệ diện tích rừng đang có.....................................................................................53
3.2.2.3. Công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân địa phương................................................54
3.3. Sự tham gia của các bên liên quan...................................................................................................55
3.3.1. Các chính sách về bảo vệ RNM ở Đồng Rui...................................................................................55
3.3.2. Các tổ chức cộng đồng có trách nhiệm liên quan tới RNM...........................................................56

CHƯƠNG 4...................................................................................................56
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO...................56
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI RỪNG NGẬP MẶN..............................56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................58
1. Kết luận.......................................................................................................................... 58
2. Kiến nghị........................................................................................................................ 59

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ...................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................71
- Nội dung 4: Chuyển quy chế hoạt động của BQL rừng cộng đồng của bốn thôn gồm 8 điều mục 3.3.1.

Các chính sách về bảo vệ RNM ở Đồng Rui (trang 55) xuống phụ lục 4...................................................77


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam với bờ biển dài 3260 km trải dài là nơi có nhiều
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phong phú của rừng ngập mặn về diện
tích, số lượng loài và thành phần loài cây ngập mặn.
Rừng ngập mặn có vai trò, chức năng to lớn trong việc cung cấp
nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ nhu cầu cơ bản của con người và góp phần
phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt hơn nữa là việc bảo vệ môi trường và chống
lại các tác động rủi ro trong xu thế biến đổi khí hậu: Rừng ngập mặn cản
sóng, làm chậm dòng chảy sóng biển, tích lũy phù sa, mùn bã thực vật tại chỗ,
điều hòa khí hậu.
Rừng làm giảm mạnh độ cao của sóng khi triều cường và bảo vệ đê
biển. Theo Phan Nguyên Hồng (1991)[6], độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi
qua dải rừng ngập mặn với mức biến đổi từ 75% đến 85% (tức là từ độ cao
sóng từ 1,3 m xuống còn 0,2-0,3m) từ đó đê biển được bảo vệ. Cụ thể như
tháng 7 năm 1996, khi cơn bão số 2 (Frankie) với sức gió 103 ÷ 117km/s đổ
bộ vào huyện Thái Thụy (Thái Bình) nhờ có dải RNM bảo vệ nên đê biển và
nhiều bờ đầm không bị hư hỏng, trong lúc đó huyện Tiền Hải do phá phần lớn
RNM nên các bờ đầm đều bị xói lở hoặc bị vỡ. Năm 2005, vùng ven biển
huyện Thái Thụy tuy không nằm trong tâm bão số 7 (Damrey) nhưng sóng
cao ở sông Trà Lý đã làm sạt lở hơn 650m đê nơi không có RNM ở thôn Tân
Bồi, xã Thái Đô trong lúc phần lớn tuyến đê có RNM ở xã này không bị xạt
lở vì thảm cây dày đặc đã làm giảm đáng kể cường độ sóng.
Cây ngập mặn với hệ rễ chằng chịt, đặc biệt là những quần thể thực vật
tiên phong mọc dày đặc có tác dụng làm giảm vận tốc dòng chảy tạo điều kiện
cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng cửa sông ven biển[9]. Chúng vừa


1


ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật
cản làm cho trầm tích lắng đọng. Ví dụ như, hàng năm vùng cửa sông Hồng
tại Ba Lạt tiến ra biển 60÷70m, một số xã ở tỉnh Tiền Giang, Bến Tre đất bồi
ra biển 25÷30m, Trà Vinh, Sóc Trăng 15÷30m, Bạc Liêu, Cà Mau 30÷40m
(Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ, 2006).
Theo Blasco (1975)[18] các quần xã rừng ngập mặn là một tác nhân
làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và giảm biên độ nhiệt. Hệ
sinh thái rừng giúp cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu địa
phương (nhiệt độ, lượng mưa) và giảm thiểu khí nhà kính, tham gia tích cực
vào quá trình bảo vệ tầng ozon. Nhờ các tán lá hút CO 2 mạnh nên hàm lượng
khí CO2 nơi có rừng giảm mạnh.
Tuy nhiên trong những năm gần đây khí hậu đã và đang bị biến đổi
theo chiều hướng tiêu cực tác động rất lớn tới sinh vật cũng như hệ sinh thái
trên trái đất. Biến đổi khí hậu và hệ quả lớn nhất của nó là nóng lên toàn cầu
đã làm tổn hại lên tất cả các thành phần của môi trường sống như nước biển
dâng cao, gia tăng hạn hán, ngập lụt, thay đổi các kiểu khí hậu, gia tăng bệnh
tật, thiếu hụt nguồn nước ngọt, suy giảm đa dạng sinh học và gia tăng các
hiện tượng khí hậu cực đoan.
Từ năm 1870 - 2004, mực nước biển đã tăng 19,5cm; với tốc độ tăng
đặc biệt nhanh trong vòng 50 năm gần đây. Ủy ban liên Chính phủ về Biến
đổi Khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC)) của
Liên Hợp Quốc đã cảnh báo mực nước biển trên toàn cầu đang tăng nhanh và
có thể tăng thêm 34 cm trong thế kỉ này. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường ngày 20-8-2009, 50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã
tăng khoảng 0,5 - 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Điều đó cũng
cảnh báo là các vùng đất thấp ven biển trên thế giới trong đó có Việt Nam có
thể sẽ phải chịu những ảnh hưởng nặng nề.


2


Chính vì vậy, đánh giá tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu và nước
biển dâng của hệ sinh thái rừng ngập mặn có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ
và phát triển rừng ngập mặn, cũng như đảm bảo ổn định cuộc sống của cộng
đồng ven biển. Hiện nay nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với
hệ sinh thái rừng ngập mặn đã được tiến hành ở một số nơi, nhưng nghiên cứu
đánh giá tính tổn thương do biến đổi khí hậu của hệ sinh thái rừng ngập mặn
vẫn là một vấn đề mới.
Xuất phát từ thực tế trên và trong khuôn khổ đề tài thạc sĩ, học viên tiến
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đánh giá tính dễ tổn thương do biến
đổi khí hậu của hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Đồng Rui, Tiên Yên,
Quảng Ninh”.
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
2.1. Tính dễ bị tổn thương của RNM đối với biến đổi khí hậu
2.1.1. Khái niệm tính dễ bị tổn thương
Khái niệm về tính dễ bị tổn thương (Vulnerability) đã có nhiều thay đổi
trong 20 năm qua. Đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại
các thành phần, yếu tố để đánh giá tính dễ bị tổn thương.
Có rất nhiều khái niệm dễ bị tổn thương được sử dụng, có thể chỉ ra 3
trường phái về tính dễ bị tổn thương, đây cũng là 3 hướng tiếp cận khác nhau
trong nghiên cứu và đánh giá về tính dễ bị tổn thương.
+ (1) Chú trọng đến sự tiếp xúc với các hiểm họa sinh lý bao gồm phân
tích điều kiện phân bố các hiểm họa, khu vực hiểm họa mà con người đang
sống, mức độ thiệt hại và phân tích các đặc trưng tác động (e.g., Heyman et
al. 1991, Alexander 1993)[16,33].
+ (2) Chú trọng đến các khía cạnh xã hội và các tổn thương liên quan
đến xã hội nhằm đối phó với các tác động xấu trong cộng đồng dân cư bao
gồm cả khả năng chống chịu và khả năng tự phục hồi đối với hiểm họa (e.g.,

Blaikie et al 1994, Watts and Bohle 1993)[20].
3


+ (3) Kết hợp cả hai phương pháp và xác định tính dễ bị tổn thương
như là hiểm họa nơi mà chứa đựng những rủi ro sinh lý cũng như những tác
động thích ứng của xã hội [25].
Quan điểm thứ (1): "Tổn thương" có nguồn gốc từ chữ Latin có nghĩa
là sự tổn hại. Ở một mức độ rất cơ bản, dễ bị tổn thương có thể được định
nghĩa là "khả năng bị thương" hoặc "thiệt hại tiềm năng. Tuy nhiên, định
nghĩa chung dễ bị tổn thương không chỉ định loại của sự thiệt hại hoặc các
cá nhân, nhóm, hoặc tổn thất xã hội [24].
Quan điểm thứ (2) Blaikie (1994)[20] cho rằng: Dễ bị tổn thương có
nghĩa là các đặc tính của một người hoặc một nhóm về năng lực của họ có thể
dự đoán, đối phó, chống lại, và phục hồi từ tác động của thiên tai. Nó là sự kết
hợp của các yếu tố xác định mức độ mà cuộc sống và sinh kế của người khác
được đặt tại rủi ro bằng một sự kiện rời rạc và nhận dạng trong tự nhiên hoặc
trong xã hội. Theo Christian Kuhlicke quan niệm tính dễ bị tổn thương xuất
phát từ một khái niệm về sự không hiểu biết có nghĩa là con người đối phó
như thế nào với kiến thức hạn chế của mình (Christian Kuhlicke, 2010)[22].
Khái niệm dễ bị tổn thương áp dụng cho một hệ thống xã hội do đó có
thể được hiểu là "một tập hợp các điều kiện và quy trình kết quả từ vật lý, các
yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường, làm tăng tính nhạy cảm của một cộng
đồng có các mối nguy hiểm tác động " (ISDR, 2002)[34].
Quan điểm thứ (3) Joanne Linnerooth-Bayer định nghĩa “Tổn thương là
một thuật ngữ phân tích, tính dễ bị tổn thương là khái niệm được hiểu trong một
phạm vi rộng và có quy tắc, bao gồm cả địa lý, rủi ro, hiểm họa, kỹ thuật, nhân
chủng học và sinh thái”[39]. Trong điều kiện tiếp xúc với một số căng thẳng
hoặc khủng hoảng, tính dễ bị tổn thương không chỉ bởi tiếp xúc với sự nguy
hiểm mà còn phụ thuộc vào khả năng đối phó của những người bị ảnh hưởng.

Khả năng đối phó đã được xác định như là một sự kết hợp giữa sức kháng cự

4


(khả năng đối phó các tác động gây hại của mối nguy hiểm và tiếp tục tác động)
cũng như khả năng phục hồi tổn thương một cách nhanh chóng.
Cụ thể với mỗi một ngành khoa học khác nhau, các cách tiếp cận với
việc nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương lại theo những hướng khác nhau.
Trong ngành khoa học kinh tế - xã hội với cách tiếp cận của Ramade
(1989)[43] thì tính dễ bị tổn thương bao gồm cả con người và kinh tế - xã hội,
liên quan đến khuynh hướng hàng hóa, con người, cơ sở hạ tầng, các hoạt
động bị thiệt hại, sức đề kháng của cộng đồng, khi được giới thiệu trong một
số nghiên cứu địa lý vào những năm 1980. Nhưng nghiên cứu đó lại không đề
cập đến mặt tự nhiên, mức độ, tần suất xuất hiện của các hiện tượng thiên tai.
Trong nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực này đã giải thích tính dễ bị tổn
thương của một hệ thống địa lý, vùng lãnh thổ là kết quả của các hoạt động,
khả năng chống chịu khác nhau xã hội, bối cảnh kinh tế và công nghệ không
đồng nhất (Trần Hữu Hào, 2012)[5].
Trong ngành khoa học xã hội thì tính dễ bị tổn thương lại tập trung vào
năng lực của con người để đối phó với mối nguy hiểm và kịp thời khôi phục
lại các thiệt hại và những tổn thất. Cách tiếp cận này đòi hỏi ít kiến thức về hệ
thống địa lý vì mục tiêu của nghiên cứu là giải thích các hành vi xã hội.
Ngành khoa học tự nhiên có một điểm khác để giải thích tính dễ bị tổn
thương, họ tập trung vào các hệ thống vật lý để xác định tính dễ bị tổn thương
mà ban đầu ít xét đến những đặc điểm kinh tế - xã hội của hệ thống.
Trong lĩnh vực biến đổi khí hậu : Theo nghiên cứu của IUCN đã nêu
trong báo cáo về “người bản địa và biến đổi khí hậu” (2008), tính dễ bị tổn
thương được phân làm 2 nhóm yếu tố: Xã hội (nghèo đói, bất bình đẳng, mù
chữ… ); lý sinh (sức khỏe và dinh dưỡng). Theo Cục biến đổi khí hậu và năng

lượng Australia, 2011, tính dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu được phân
thành 3 yếu tố là sinh thái học, kinh tế và xã hội.

5


Hội đồng quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC) đã phát triển các định
nghĩa về tính dễ bị tổn thương qua nhiều năm. Năm 1992, họ xác định tính dễ
bị tổn thương như mức độ không có khả năng đối phó với những hậu quả của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Năm 1996, báo cáo lần thứ 2 SAR[35] của IPCC đã định nghĩa tính dễ
bị tổn thương là mức độ mà BĐKH có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ
thống; không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy cảm của hệ thống mà còn phụ thuộc
vào năng lực thích ứng của cộng đồng với điều kiện khí hậu mới. Định nghĩa
này bao gồm sự phơi lộ, mức độ nhạy cảm, khả năng phục hồi của hệ thống
để chống lại các mối nguy hiểm do ảnh hưởng của BĐKH. Nó được xem như
những tác động còn lại của BĐKH sau khi các biện pháp thích ứng được thực
hiện Downing, 2005)[24]. Năm 2001, báo cáo lần thứ 3(TAR) của IPCC đã
định nghĩa tính dễ bị tổn thương là mức độ một hệ thống tự nhiên hoặc xã hội
bị nhạy cảm với các thiệt hại do BĐKH gây ra. Tính dễ bị tổn thương là một
hàm của mức độ nhạy cảm của một hệ thống đối với những thay đổi của khí
hậu (mức độ mà một hệ thống sẽ ứng phó với một sự thay đổi của khí hậu,
bao gồm những tác động có lợi và có hại), năng lực thích ứng (mức độ mà sự
điều chỉnh trong thực tiễn, quá trình thực hiện, hoặc cơ cấu có thể giảm nhẹ
hoặc bù lại được những thiệt hại tiềm ẩn hoặc tận dụng được những cơ hội tạo
ra từ sự thay đổi khí hậu đó), và mức độ phơi lộ của hệ thống với các nguy cơ
khí hậu. Năm 2007, báo cáo lần thứ 4 (AR4) của IPCC[36] đã định nghĩa tính
dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH là mức độ một hệ thống bị nhạy cảm
hoặc không thể chống chịu trước các tác động có hại của BĐKH, bao gồm
dao động khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan. Tính dễ bị tổn thương

là một hàm của các đặc tính, cường độ và mức độ (phạm vi) của các biến đổi
và dao dộng khí hậu mà hệ thống đó bị phơi lộ, mức độ nhạy cảm và năng lực
thích ứng của hệ thống đó. Theo định nghĩa mới nhất này, khi các biện pháp

6


thích ứng được tăng cường thì tính dễ bị tổn thương theo đó sẽ giảm đi. Trong
biến đổi khí hậu, khái niệm do IPCC xây dựng là khái niệm được ứng dụng
rộng rãi nhất.
Tại Việt Nam theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008) định nghĩa “Khả
năng (tính) dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà một
hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không
có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu[1].
2.1.2. Nguyên nhân gây tổn thương RNM
Sự suy thoái phần lớn diện tích RNM do tác động trực tiếp của con
người và BĐKH là nguyên nhân gây giảm khả năng thích ứng của RNM
trước những điều kiện cực đoan của khí hậu (Nicholls et al., 2007)[40].
Ít nhất 35% diện tích rừng ngập mặn đã bị mất trong hai thập kỷ qua (Ivan
Valiela, Jennifer L. Bowen, Joanna K. York , 2001)[37]. Đây là con số đáng báo
động cho thấy sự suy giảm nghiêm trọng diện tích RNM trên thế giới.
Theo tài liệu của IUCN (1983)[7] thì diện tích RNM trên thế giới là
168.810 km2. Fisher và Spalding (1993)[7] đưa ra số liệu diện tích RNM trên
thế giới là 198.818 km2.
Dựa vào việc tính toán trên bản đồ ảnh vệ tinh và các số liệu thu thập
được gần đây Spalding và cs (1997)[7] đã lập bảng thống kê tổng diện tích
RNM các vùng trên thế giới là 181.000km2.
Trong nghiên cứu “Rừng ngập mặn thế giới 1980 – 2005” của FAO đã
cho biết tổng diện tích RNM năm 2005 là 15,2 triệu ha. Tuy nhiên có sự chậm
lại trong tỷ lệ mất RNM: Tỷ lệ phá rừng ngập mặn là 1,7% trong giai đoạn19801990 và 1,0% trong giai đoạn 1990-2000 (FAO, 2003)[28], và giảm xuống 0,66

% trong năm năm trước năm 2005 (FAO, 2007;. Spalding et al, 2010 )[30]. Điều
đó đồng nghĩa trong những năm 1980 khoảng 187 000 ha rừng bị phá huỷ hàng
năm, đến trong giai đoạn 2000 - 2005 còn 102 000 ha một năm.

7


Sự mất RNM ở các quốc gia khu vực là không giống nhau. Ở châu Phi,
Bắc và Trung Mỹ là khu vực bị suy giảm đáng kể diện tích rừng ngập mặn,
với con số mất mát tương ứng là 690,000ha và 510,000 ha rừng trong vòng 25
năm qua.
Châu Á gánh chịu sự mất rừng ngập mặn lớn nhất từ năm 1980, với hơn
1,9 triệu ha bị tàn phá, chủ yếu do những thay đổi trong việc sử dụng đất đai.
Ở cấp quốc gia, Madagascar, Indonesia, Mexico, Pakistan, Papua New
Guinea và Panama là những nước có diện tích rừng bị mất lớn nhất trong
những năm 1980.
Tại Việt Nam, theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc, diện tích RNM
nước ta tính đến ngày 21/12/1999 là 156608 ha. Số liệu thống kê của Viện
Điều tra Quy hoạch Rừng, 2001 diện tích RNM tự nhiên là 59732 ha chiếm
38,1% và diện tích RNM trồng là 96.876 ha chiếm 61,95%. Còn theo Bộ
Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2008), hiện nay cả nước chỉ có khoảng
trên 209 741 ha tập trung chủ yếu ở vùng ven biển Nam Bộ (128537ha)[47].
RNM đang chịu những tác động to lớn của quá trình BĐKH (Nicholls
et al., 2007)[40]. Theo Nguyễn Đức Ngữ (2008)[10], các biểu hiện của biến
đổi khí hậu là :
- Nhiệt độ trung bình năm tăng; sự biến đổi và độ khác thường của thời
tiết và khí hậu tăng.
- Nước biển dâng do băng tan từ các cực Trái đất và các đỉnh núi cao;
- Các hiện tượng cực đoan của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại,
bão, lũ lụt, hạn hán, v.v…) xảy ra với tần suất cao hơn, cường độ và độ

khác thường lớn hơn.
Việc nhiệt độ tăng và trực tiếp là tăng lượng CO 2 cùng với lượng mưa
có xu hướng giảm ảnh hưởng trực tiếp năng suất và đa dạng sinh học của
RNM. Tuy nhiên, những tác động của mực nước biển dâng hiện nay nổi lên là

8


những tác động chính với một số ảnh hưởng có hại nghiêm trọng tới RNM
(Ellison, 2012)[27], nó được biểu hiện thông qua các tác động đến sự tích tụ
trầm tích, xói lở, độ mặn, thời gian và độ ngập triều. Những biểu hiện đó tác
động làm cho RNM bị tổn thương cụ thể như sau:
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quang hợp, hô hấp
và sự phát triển RNM. Nếu nhiệt độ tăng quá cao có thể khiến cây RNM không
thể quang hợp được, sự phát triển CNM ở vĩ độ thấp bị giảm. Tuy nhiên nhiệt độ
khí quyển tăng có thể khiến RNM dịch chuyển lên những vùng vĩ độ cao hơn, và
tăng năng suất CNM vào mùa đông (Clough & Sim, 1989; Cheeseman et al.,
1991; Cheeseman, 1994; Cheeseman et al., 1997)[21]. Trong khi đó nhiệt độ
nước biển tăng được cho là không gây ảnh hưởng lớn tới RNM.
Nồng độ CO2 tăng sẽ tăng cường quá trình quang hợp, trong điều kiện
độ mặn và độ ẩm phù hợp sẽ làm RNM sinh trưởng nhanh hơn. Từ năm 1880
đến năm 2000, nồng độ khí CO 2 trong khí quyển đã tăng từ 280 ppm lên 370
ppm. Đồng thời việc tăng nồng độ CO 2 làm tăng độ tích tụ mùn bã, góp phần
nâng cao thể nền RNM (Snedaker, 1995; Farnsworth et al, 1996; Bong et al.,
1997; Langley et al., 2009)[31,46]. Tuy nhiên, còn có mặt bất lợi khi nhiệt độ
tăng, nồng độ CO2 tăng sẽ làm các rạn san hô suy thoái, và làm một số khu
RNM suy thoái theo do không còn được che chắn trước sóng lớn.
Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao
hơn 30˚. Tuy nhiên, lượng mưa lại có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ
giữa những năm 1970. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực

trên thế giới[27] nhưng sự phân bố lượng mưa sẽ không đều. Lượng mưa tăng
hoặc giảm đều ảnh hưởng khác nhau đến RNM. Lượng mưa tăng có thể khiến
RNM sinh trưởng nhanh, mở rộng, và tăng mức độ đa dạng và ngược lại.
Lượng mưa giảm kéo theo độ ẩm giảm, do CNM phát triển mạnh ở những
vùng có lượng mưa lớn (1800-2500mm) nên sự giảm lượng mưa làm cho

9


CNM kém phát triển, giảm năng suất và sự đa dạng sinh học (Rogers et al,
2005, Whelan et al, 2005, Smith & Duke, 1987)[44].
Bên cạnh đó theo một số nghiên cứu gần đây, biến đổi khí hậu có khả
năng làm tăng cường độ và tần suất xuất hiện các cơn bão. Các cơn bão mạnh
sẽ gây tác hại nghiêm trọng cho RNM, chúng có thể khiến RNM bị hư hỏng
cấu trúc thậm chí phá hủy (Jaffar, 1993; Dahdouh-Guebas et al, 2005; Alongi,
2008; Yanagisawa et al., 2009)[38] tương tự như trường hợp các cơn bão
mạnh đã khiến 10 khu RNM ở vùng Ca-ri-bê chết hàng loạt trong 50 năm qua
(Jimenez và cộng sự, 1985; Armentano và cộng sự, 1995)[48]. Các cơn bão
cũng làm thay đổi thành phần loài của RNM vì khả năng tái sinh của từng loài
trong RNM là rất khác nhau. Các trận lụt làm giảm khả năng tiếp cận với ô-xy
của rễ cây RNM, thay đổi độ mặn và thành phần trầm tích, làm giảm quang
hợp và nếu kéo dài thì sẽ phá hủy hệ sinh thái RNM.
Đặc biệt theo dự đoán, trong Thế kỷ 21, mực nước biển sẽ tăng trung
bình từ 0,09-0,88m. Trong khoảng 1980-1999 đến cuối thế kỷ 21 (2090-2099)
dự báo mực nước biển tăng là 0,18-0,59 m (IPCC, 2007)[36,41]. Đây sẽ là tác
động lớn nhất của biến đổi khí hậu gây ra cho RNM. Các dữ liệu địa chất cho
thấy những lần tăng mực nước biển trước đây có tác động cả xấu lẫn tốt đối
với RNM. Mực nước biển tăng nhanh sẽ làm chết các cây tái sinh khu vực
mép biển, đồng thời khiến RNM di chuyển vào phía đất liền, tuy nhiên điều
này phụ thuộc vào trầm tích, địa hình và sự tác động của con người (Ellison,

1993, 2005; Semeniuk, 1994; Cahoon et al., 2006; Gilman et al, 2008; Soares,
2009)[26]. Trong trường hợp mực nước biển tăng đủ chậm, RNM có thể thích
ứng bằng cách thay đổi cấu trúc rễ, mọc cao hơn hoặc xa hơn về hướng đất
liền, hay tạo nhiều than bùn hơn thông qua quá trình trầm tích. Có một loạt
các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái RNM và do đó có
thể làm thay đổi tác động của mực nước biển dâng đến RNM như dạng cơ

10


chất, các quá trình bờ, hoạt động kiến tạo địa phương, lượng nước ngọt và
trầm tích, độ mặn của đất và nước ngầm. Vùng triều và lượng trầm tích là hai
chỉ thị quan trọng nhất về khả năng thích ứng của RNM đối với mực nước
biển dâng. Những khu RNM ở vùng triều lớn nhiều trầm tích (ví dụ ở phía
Bắc Australia) có khả năng sống sót cao hơn khi mực nước biển dâng so với
những khu RNM sống ở vùng triều nhỏ ít trầm tích (ví dụ ở các đảo vùng
Caribbean). Tại các vùng đá vôi hay các vòng cung đảo và san hô, lượng trầm
tích thường thấp, RNM khó có khả năng dịch chuyển về phía bờ nên thường
rất dễ bị đe dọa khi mực nước biển dâng. Mặc dù trầm tích là một điều kiện
thiết yếu để RNM có thể thích ứng với mực nước biển dâng, nhưng hệ sinh
thái này vẫn có thể có nguy cơ bị suy thoái do ảnh hưởng của nước biển dâng
kết hợp với tốc độ bồi lắng cao nhưng không đồng đều của vùng và nguy cơ
bị kẹt bởi công trình thủy lợi (đê biển đã kiên cố hóa) nên không thể thực hiện
quá trình diễn thế lấn sâu vào đất liền (Nguyễn Thị Kim Cúc và Trần Văn
Đạt, 2014)[4].
2.1.3. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
đối với RNM
Việc nghiên cứu về tính tổn thương đã được tiến hành ở nhiều tác giả trên
nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế , xã hội, thiên nhiên, y tế,… và đặc biệt
quan tâm tới nguyên nhân BĐKH. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương

pháp khác nhau để đánh giá tính dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.
Vào cuối thế kỷ XX, có một số mô hình về tổn thương và phương pháp
đánh giá tính dễ bị tổn thương tập trung vào nghiên cứu xây dựng các bản đồ
về phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến và mật độ phân bố các đối tượng
dễ bị tổn thương, từ đó thành lập bản đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương theo
phương pháp của NOAA, phương pháp của Cutter dựa trên các thông số được
lượng hóa có hệ thống.

11


Alex de Sherbinin và cộng sự (2010)[17] sử dụng phương pháp tiếp cận
dựa vào các kịch bản kết hợp với những phương pháp tiếp cận mới đánh giá
tính dễ bị tổn thương từ dưới lên để nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương
tại 3 thành phố là Mumbai, Rio de Janeiro và Thượng Hải. Hannah Reid và
cộng sự (2009)[32] cũng sử dụng phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để
nghiên cứu tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với BĐKH.
Tại Việt Nam khái niệm và những nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương
mới được thực hiện trong thời gian gần đây, bắt đầu từ những năm cuối của thế
kỷ XX.
Năm 1999, Adger và cộng sự đã nghiên cứu tính dễ bị tổn thương ở
khía cạnh xã hội và khả năng phục hồi ở Việt Nam khi môi trường thay đổi ở
huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định[15].
Năm 2012, Nguyễn Thị Kim Cúc và Trần Văn Đạt nghiên cứu mô hình
mô phỏng diễn thế rừng ngập mặn ven biển Thái Bình dưới biến động của các
yếu tố môi trường và nước biển dâng [4].
Phan Văn Tân và Ngô Đức Thành (2013)[14] đưa ra hướng tiếp cận là
đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thương do BĐKH và giải pháp
thích ứng.
Một số nghiên cứu khác như nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do lũ

đến kinh tế - xã hội như tổn thương do lũ của Đặng Đình Khá ở Quảng Trị
(2011)[8,24], năng lực thích ứng của cộng đồng ở Hòa Bình của Trần Hữu Hào
(2012)[5] hoặc Trần Xuân Sinh nghiên cứu mô hình hóa ảnh hưởng của độ
ngập (do biến đổi khí hậu) đến hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia
Xuân Thủy, tỉnh Nam Định (2013)[12].
Các nghiên cứu về tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu này chủ yếu về
đánh giá khả năng thích ứng để đề xuất các giải pháp cụ thể dựa vào cộng đồng
như của Lưu Thị Bình (2007)[3], Trần Thị Nhàn (2013)[11].

12


Việc đánh giá về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trên nhiều lĩnh
vực đã được tiến hành trên cơ sở xây dựng các bộ chỉ số về tính nhạy, độ tiếp
xúc và khả năng thích ứng. Trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn, thủy triều,
xu hướng tăng mực nước biển, độ bồi tụ phù sa và khí hậu khô hơn là tất cả
các yếu tố tiếp xúc, trong khi các yếu tố nhạy cảm bao gồm tình trạng và sự
tăng trưởng rừng, khả năng tiến ra biển của RNM, sự suy giảm diện tích rừng
ngập mặn, độ cao trong rừng ngập mặn, tỷ lệ bồi lắng, khả năng phục hồi hệ
sinh thái lân cận và hiệu quả của các chính sách pháp luật. Yếu tố năng lực
thích ứng bao gồm các khu vực có dân cư sinh sống bao trong vùng có RNM,
năng lực quản lý của cộng đồng và mức độ tham gia các bên liên quan trong
quản lý rừng ngập mặn (Ellison, 2012) [27].
Một đánh giá về tính dễ bị tổn thương dựa trên các bộ chỉ số cần đảm bảo
6 nguyên tắc sau (Schroter et al., 2005)[45].
- Cách tiếp cận này cấn đánh giá trong sự qua lại giữa hệ thống môi
trường nơi con người sinh sống, chứ không phải là hệ thống của con người
hoặc môi trường trong sự cô lập.
- Cách tiếp cận này nên có sự tham gia của các bên liên quan để hiểu
quan điểm và kiến thức của họ; cộng đồng địa phương tham gia sinh hoạt

trong và gần với các khu vực nghiên cứu; và đặt mối quan hệ này trong kế
hoạch hành động thích ứng.
- Khu vực nghiên cứu nên là một khu vực cụ thể chứ không phải là
toàn bộ đất nước.
- Các quá trình dẫn đến sự thay đổi toàn cầu bao gồm hoạt động phát
triển kinh tế và sử dụng đất thay đổi, các quá trình này tương tác với nhau và
nằm trong môi trường sống của con người.
- Việc đánh giá này là cần cho các khả năng thích ứng khác nhau. Lựa
chọn các biện pháp thích ứng có thể bị hạn chế do không đủ nguồn lực, hay
những rào cản về chính trị và thể chế.
13


- Việc đánh giá cần phải bao gồm trong quá khứ và tương lai. Đánh giá
qua các quá trình sinh lý và xã hội trong một thời gian ở một khu vực cụ thể
cho thấy khả năng phục hồi hay không phục hồi biến đổi, điều đó sẽ giúp
nhận thức được khu vực đó có dễ bị tổn thương hay không (Schroter et al,
2005)[45].
Ellison đã đề xuất và công bố thông qua Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
(WWF) phương pháp đánh giá dựa trên sự đánh giá tổng hợp các nhân tố môi
trường tác động tới rừng ngập mặn và các đặc điểm sinh học của chính rừng
ngập mặn đó. Phương pháp đánh giá tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu
với RNM này có tám thành phần:
- Đánh giá rừng ngập mặn: là đánh giá ban đầu về trạng thái, cấu trúc
của quần xã RNM. Xác định được vùng, loài và sự phân bố của chúng trong
RNM. Đánh giá sơ bộ về điều kiện môi trường. Đánh giá này giúp cung cấp
cơ sở để nghiên cứu sự thay đổi RNM dưới áp lực tụ nhiên và con người
trong tương lai.
- Những thay đổi không gian gần đây của RNM: cho biết về biến
động diện tích và khu phân bố của RNM, RNM có thể tiến về đất liền hoặc

mở rộng về phía biển hay không. Trong điều kiện khai thác không bền
vững sẽ làm giảm khả năng phục hồi diện tích rừng dưới tác động của thiên
tai do BĐKH gây nên. Điều này làm tăng độ nhạy cảm với những tác động
của BĐKH.
- Khoảng độ cao phân bố RNM: vì khu vực phân bố RNM thường là giữa
mực nước biển trung bình và mức thủy triều cao nhất, do RNM nhạy cảm với sự
thay đổi mực nước biển nên sự phân vùng các loài cây ngập mặn sẽ bị điều
khiển bởi độ cao nền đáy thông qua thời gian, tần suất ngập, độ mặn.
- Xu hướng tăng mực nước biển: Khi mực nước biển tăng thời gian và
độ ngập tăng lên do đó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của các cây ngập mặn,
tăng tỷ lệ chết của các cây phía rìa biển hoặc các các loài phân bố phía trong.
- Độ bồi tụ của trầm tích: ảnh hưởng tới sự mở rộng hoặc thu hẹp phân

14


bố phía biển của RNM. Nếu độ bồi tụ trầm tích mạnh RNM có khả năng mở
rộng diện tích, điều đó cho thấy khả năng sinh trưởng và phục hồi của RNM
là tốt. Tuy nhiên nếu sự bồi tụ trầm tích quá cao cũng có thể là nguyên nhân
gây chết CNM.
- Khả năng phục hồi của HST: là khả năng sinh sản, phát triển của
CNM trước những tác động của tự nhiên và con người tức là năng suất của
thảm thực vật RNM tăng lên.
- Mô hình biến đổi lượng mưa: lượng mưa trung bình tăng hay giảm là
nhân tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của RNM. Lượng mưa còn
ảnh hưởng tới độ mặn, qua đó gây biến đổi năng suất và đa dạng sinh học của
HST RNM.
- Đánh giá nhân thức của cộng đồng địa phương: cộng đồng người
dân là người thực hiện các biện pháp để bảo vệ và phát triển bền vững HST
RNM. Nhận thức của người dân tốt thì các biện pháp được thực thi có hiệu

quả cao hơn.
Phương pháp này của Ellison đồng thời hướng dẫn cách thu thập số liệu
cho từng thành phần trên nói trên, tại sao phải làm điều đó, làm thế nào để
phân tích kết quả, làm thế nào để giải thích và dễ bị tổn thương mạnh và hạn
chế của nó là gì. Phương pháp cũng chỉ ra việc đánh giá mỗi thành phần dựa
trên chuyên môn, thời gian cần thiết, chi phí tương đối của nó và tính hữu
dụng tương đối của nó cho các giai đoạn tiếp theo của việc tổng hợp đánh giá
một tổn thương và hướng dẫn lập kế hoạch thích ứng. Qua đó hình thành
phương pháp luận cho việc đánh giá tính dễ bị tổn thương và là cơ sở để đưa
ra các biện pháp thích ứng phù hợp.
Hiện nay bộ chỉ số để đánh giá tính tổn thương do biến đổi khí hậu đối với
hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam chưa được xây dựng cụ thể. Trên cơ sở
phân tích những điều kiện và khả năng áp dụng, phương pháp đánh giá tính dễ bị
tổn thương của Ellison được đề nghị sử dụng để đánh giá tính dễ bị tổn thương

15


của các hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam đối với biến đổi khí hậu.
Việc đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của hệ sinh thái
rừng ngập mặn theo phương pháp của Ellison (2012)[27] thông qua việc cho
điểm các dữ liệu được thu thập về đặc điểm tự nhiên và xã hội của hệ sinh
thái rừng ngập mặn.
Dữ liệu được thu thập bao gồm các nhân tố sau :
+ Nhân tố tác động đến hệ sinh thái: Sự tác động của tự nhiên/con
người, độ lớn thủy triều, sự tăng mực nước biển, tỷ lệ trầm tích được cung
cấp, sự thay đổi lượng mưa.
+ Nhân tố dễ bị tác động của hệ sinh thái: Diện tích ngang thân, sự thay
đổi diện tích ngang thân, sự tái sinh, tỷ lệ chết, năng suất lượng rơi, sự suy
giảm diện tích phân bố, tốc độ bồi tụ/xói lở trầm tích, cơ chế bảo vệ rừng

ngập mặn.
+ Nhân tố liên quan tới khả năng thích ứng: Diện tích để rừng ngập
mặn tiến vào đất liền, sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là cộng
đồng trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Tính dễ bị tổn thương chung cho hệ sinh thái được đánh giá thông qua
điểm đánh giá trung bình với các mức như sau. Với mỗi nhân tố đánh giá cho
điểm theo thang tương ứng với từng chỉ tiêu cụ thể. Kết quả đạt được là một
giá trị định tính (điểm trung bình).
Với mỗi một nhân tố đánh giá sẽ được cho điểm cụ thể tương ứng với
mức độ biểu hiện tác động của chúng. Tính dễ bị tổn thương chung cho hệ
sinh thái được đánh giá thông qua điểm đánh giá trung bình với các mức như
sau. Với mỗi nhân tố đánh giá cho điểm theo thang tương ứng với từng chỉ
tiêu cụ thể. Kết quả đạt được là một giá trị định tính (điểm trung bình).
Bảng 1: Tính dễ bị tổn thương của rừng ngập mặn theo
từng chỉ tiêu đánh giá (Theo Ellison, 2012)

16


Đặc điểm của từng chỉ tiêu đánh giá tương ứng Điểm
với điểm đánh giá
đánh
giá
1
2
3
4
5
Sự tác động
Tương

Không có
của tự nhiên/
Vừa phải đối
Mạnh Rất mạnh
dấu hiệu
con người
mạnh
Tất cả
Hầu hết
Một số Vài
Không loài
Sự tái sinh các
các
loài
loài
nào
loài
loài
Diện tích
ngang thân >25
15-25
15-10
10-5 <5
2
2
(cm / m )
Giảm
Sự thay đổi
Không
tương

diện tích
Tăng
Giảm nhẹ
Giảm mạnh
thay đổi
đối
ngang thân
mạnh
Tỷ lệ chết <4%
4-10%
10-20% 20-30%>30%
Cao, bao
Thấp
Trung
Trung
gồm
(không
Năng suất
bình, gồm bình, có
Chủ yếu là
>20%
bao
lượng rơi
5-20% hoa ít hoa và
gỗ
hoa và
gồm
và quả
quả
quả

gỗ)
Sự thu hẹp
giới hạn
Trung
Đáng
Không Ít
Rất đáng kể
phân bố
bình
kể
(phía biển)
Sự suy giảm
Không
diện tích
Trung
Đáng
hoặc rất Ít
Rất đáng kể
rừng ngập
bình
kể
ít
mặn
Độ lớn thủy
triều
>3 m
2-3 m
1,5-2,0 m 1-1,5 m <1 m

Các yếu tố

STT
đánh giá
1
2
3

4
5
6

7

8

9

10
11

Khoảng độ
cao phân bố
60 cm
rừng ngập
mặn
Diện tích để Rất lớn

50-60 cm 30-50 cm

20-30
<20 cm

cm

Bình

Ít

Một số
17

Không có


×