Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ gốm ở THỊ TRẤN HƯƠNG CANH, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.96 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VŨ THỊ OANH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ GỐM Ở THỊ TRẤN HƯƠNG CANH,
HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60.31.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tường Huy


HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Tường Huy
người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp những ý kiến quý báu
trong suốt thời gian tôi tiến hành nghiên cứu luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Địa lý kinh tế - xã
hội đã cung cấp nhiều kiến thức và tư liệu quan trọng trong quá trình tôi học tập
tại khoa và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cản ơn sâu sắc đến cán bộ khuyến công thị trấn Hương
Canh, cán bộ phòng Thống kê, Phòng địa chính thị trấn Hương Canh và toàn thể
người dân làng nghề gốm Hương Canh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
thực tế tại làng nghề.


Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới phòng công thương – UBND huyện Bình
Xuyên, Thư viện trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Thư viện khoa Địa Lý, đã
cung cấp những tư liệu quý báu để tôi hoàn thành luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên khích lệ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Vũ Thị Oanh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................3
MỤC LỤC........................................................................................................................4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................5
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ.........................................................................................................3
DANH MỤC BẢN ĐỒ.......................................................................................................4
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chương 1.....................................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ.............................................................10
Chương 2.....................................................................................................................32
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ..........................................32
LÀNG NGHỀ GỐM Ở HƯƠNG CANH..............................................................................32
Để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất gốm, dựa trên các số liệu
điều tra, đề tài tính toán một số các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh theo
bảng 2.12.....................................................................................................................75

Bảng 2.12. Chi phí sản xuất của các nhóm hộ làm gốm.................................................75
Chương 3.....................................................................................................................82
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỐM HƯƠNG CANH...............................82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................101
PHỤ LỤC.........................................................................................................................1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH- HĐH
CCN
CN
DN
SP
KT- XH
KHCN
CSSX
UBND
TCMN
TTCN

: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
: Cụm công nghiệp
: Công nghiệp
: Doanh nghiệp
: Sản phẩm
: Kinh tế - xã hội
: Khoa học công nghệ
: Cơ sở sản xuất

: Ủy ban nhân dân
: Thủ công mỹ nghệ
: Tiểu thủ công nghiệp


DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................3
MỤC LỤC........................................................................................................................4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................5
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ.........................................................................................................3
DANH MỤC BẢN ĐỒ.......................................................................................................4
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chương 1.....................................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ.............................................................10
Chương 2.....................................................................................................................32
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ..........................................32
LÀNG NGHỀ GỐM Ở HƯƠNG CANH..............................................................................32
Để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất gốm, dựa trên các số liệu
điều tra, đề tài tính toán một số các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh theo
bảng 2.12.....................................................................................................................75
Bảng 2.12. Chi phí sản xuất của các nhóm hộ làm gốm.................................................75
Chương 3.....................................................................................................................82
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỐM HƯƠNG CANH...............................82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................101
PHỤ LỤC.........................................................................................................................1



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................3
MỤC LỤC........................................................................................................................4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................5
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ.........................................................................................................3
DANH MỤC BẢN ĐỒ.......................................................................................................4
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chương 1.....................................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ.............................................................10
Chương 2.....................................................................................................................32
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ..........................................32
LÀNG NGHỀ GỐM Ở HƯƠNG CANH..............................................................................32
Để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất gốm, dựa trên các số liệu
điều tra, đề tài tính toán một số các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh theo
bảng 2.12.....................................................................................................................75
Bảng 2.12. Chi phí sản xuất của các nhóm hộ làm gốm.................................................75
Chương 3.....................................................................................................................82
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỐM HƯƠNG CANH...............................82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................101
PHỤ LỤC.........................................................................................................................1


DANH MỤC HÌNH
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................3
MỤC LỤC........................................................................................................................4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................5
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ.........................................................................................................3
DANH MỤC BẢN ĐỒ.......................................................................................................4
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chương 1.....................................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ.............................................................10
Chương 2.....................................................................................................................32
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ..........................................32
LÀNG NGHỀ GỐM Ở HƯƠNG CANH..............................................................................32
Để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất gốm, dựa trên các số liệu
điều tra, đề tài tính toán một số các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh theo
bảng 2.12.....................................................................................................................75
Bảng 2.12. Chi phí sản xuất của các nhóm hộ làm gốm.................................................75
Chương 3.....................................................................................................................82
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỐM HƯƠNG CANH...............................82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................101
PHỤ LỤC.........................................................................................................................1

DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................3
MỤC LỤC........................................................................................................................4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................5
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................1


DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................................2

DANH MỤC HÌNH...........................................................................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ.........................................................................................................3
DANH MỤC BẢN ĐỒ.......................................................................................................4
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chương 1.....................................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ.............................................................10
Chương 2.....................................................................................................................32
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ..........................................32
LÀNG NGHỀ GỐM Ở HƯƠNG CANH..............................................................................32
Để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất gốm, dựa trên các số liệu
điều tra, đề tài tính toán một số các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh theo
bảng 2.12.....................................................................................................................75
Bảng 2.12. Chi phí sản xuất của các nhóm hộ làm gốm.................................................75
Chương 3.....................................................................................................................82
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỐM HƯƠNG CANH...............................82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................101
PHỤ LỤC.........................................................................................................................1

DANH MỤC BẢN ĐỒ
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................3
MỤC LỤC........................................................................................................................4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................5
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ.........................................................................................................3
DANH MỤC BẢN ĐỒ.......................................................................................................4
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chương 1.....................................................................................................................10



CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ.............................................................10
Chương 2.....................................................................................................................32
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ..........................................32
LÀNG NGHỀ GỐM Ở HƯƠNG CANH..............................................................................32
Để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất gốm, dựa trên các số liệu
điều tra, đề tài tính toán một số các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh theo
bảng 2.12.....................................................................................................................75
Bảng 2.12. Chi phí sản xuất của các nhóm hộ làm gốm.................................................75
Chương 3.....................................................................................................................82
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỐM HƯƠNG CANH...............................82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................101
PHỤ LỤC.........................................................................................................................1


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, mỗi nền kinh tế
đều mang một sắc thái riêng dựa theo văn hóa mỗi quốc gia. Vấn đề làm sao phát
triển được kinh tế nhưng vẫn phù hợp với văn hóa truyền thống chung, đó một
kế hoạch không dễ dàng. Việt Nam là nước thuần nông nghiệp, tỷ lệ nông dân
vẫn chiếm đa số trong cơ cấu ngành nghề lao động của cả nước. Muốn tận dụng
và phát huy nội lực cho lực lượng này thì mô hình làng nghề truyền thống đang
trở thành một điểm sáng trong bức tranh kinh tế.
Nghị quyết đại hội Đảng Toàn Quốc lần thứ XII đã khẳng định nhiệm vụ
giai đoạn này là: “Tiếp tục đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH đất nước, chú trọng
đến kinh tế nông thôn, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống”. Đại hội nhấn

mạnh: “Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến
về nông thôn và vùng nguyên liệu, phát triển dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật,
trao đổi nông sản hàng hóa ở nông thôn… tăng nhanh việc làm cho khu vực phi
nông nghiệp”. Vì vậy mà công nghiệp hóa nông thôn đang là quá trình tất yếu và
nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Ở nước ta hiện có khoảng 3000 làng nghề, với 53 nhóm nghề làm ra
khoảng 200 sản phẩm thủ công khác nhau. Trong số 7 vùng kinh tế thì vùng
ĐBSH có tới 706 làng nghề, trong đó có 521 làng nghề truyền thống [19]. Mặc
dù chịu nhiều tác động của cơ chế thị trường nhưng các làng nghề (nhất là làng
nghề thủ công truyền thống) đã khẳng định được vai trò to lớn và có những đóng
góp quan trọng trong phát triển KTXH và văn hóa ở nông thôn, đời sống người
dân ngày càng được nâng cao.
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ngoài sản xuất
nông nghiệp, nông dân trong tỉnh còn làm một số nghề TTCN, trong đó có nghề

1


gốm là nghề truyền thống của tỉnh. Tuy nhiên, sản phẩm gốm đang chịu sự cạnh
tranh với những sản phẩm gốm của một số nước trên thế giới và những sản phẩm
thay thế trên thị trường. Làng nghề gốm ở Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc đã hơn 300 năm tuổi, đến nay hoạt động sản xuất gốm trong làng
nghề đang gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề gốm ở thị trấn Hương
Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm tiếp cận các cơ sở lý luận về
làng nghề đồng thời tìm hiểu sự hình thành và phát triển nghề gốm tại thị trấn,
mặt khác đề xuất một số giải phát nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề gốm
Hương Canh.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Các nghiên cứu về làng nghề ở nông thôn đã được tiến hành khá sớm. Có
thể tìm thấy những nội dung mô tả và phân tích sự hình thành và phát triển làng
nghề trong các sử liệu từ cách đây hàng trăm năm như “Dư địa chí” của Nguyễn
Trãi thế kỷ XV, “Hoàng Việt Dư địa chí” của Phan Huy Chú đầu thế kỷ XIX, bộ
“Đại Nam nhất thống chí” được biên soạn dưới thời vua Tự Đức nửa cuối thế kỷ
XIX (dẫn theo [4]).
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển tiểu thủ công
nghiệp nông thôn, phát triển làng nghề ở Việt Nam ở những khía cạnh và phạm
vi khác nhau.
Trên phương diện nghiên cứu tổng quát các khía cạnh văn hóa - kinh tế xã hội môi trường của làng nghề trên phạm vi cả nước có thể kể đến công trình
tiêu biểu như “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của nhà nghiên cứu
Bùi Văn Vượng [40], tác phẩm giới thiệu về lịch sử, kinh tế, văn hóa và kỹ thuật
công nghệ của làng nghề. Đồng thời giới thiệu các loại hình làng nghề khác nhau
như nghề mộc, nghề gốm, nghề dệt vải, nghề đan lát, chạm khắc…
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của nhà địa lý Sylvie Fanchette,

2


“Khám phá các làng nghề - Mười lộ trình quanh Hà Nội” [13]. Cuốn sách giới
thiệu khoảng 40 làng nghề, những kỹ thuật thủ công truyền thống, phương thức sản
xuất của các làng nghề, quá trình thích nghi với sự biến động lịch sử, kinh tế - xã
hội của các làng nghề trong mối quan hệ lãnh thổ, kinh tế, văn hóa với nhiều thành
tố khác nhau.

Trong phạm vi lãnh thổ cấp tỉnh, thành phố có những đề tài nghiên cứu về
làng nghề như “Phát triển làng nghề ở tỉnh Thanh Hóa” (Đỗ Thị Hồng Thắm,
Luận văn Thạc sĩ khoa học Địa lý, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội) [14]; “Phát

triển làng nghề bền vững ở Bắc Ninh ” (Nguyễn Thị Mai Thương, Luận văn Thạc

sĩ Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế, năm 2011) [16]; “Phát triển làng

nghề mộc thôn Thủ Độ, xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” (Trần
Thị Thanh Huyền, Luận văn Thạc sĩ khoa học Địa lý, Trường Đại học Sư Phạm
Hà Nội năm 2015) [7]…
Trên phương diện nghiên cứu về làng nghề gốm Hương Canh, cuốn “Thủ
công nghiệp và làng xã Việt Nam” của Phạm Văn Kính (năm 1977), nêu những
nét chung về đặc điểm của thủ công nghiệp Việt Nam. Tiếp đó trong Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử số 168/1976 có bài “Một số nghề thủ công ở thế kỷ thứ XXIV”. Dựa theo các tư liệu, gia phả, truyền thuyết, tác giả đã rút ra kết luận về
thời gian ra đời của làng gốm Thổ Hà, Bát Tràng. Trên cơ sở đó, bài viết đến
nhận định rằng làng gốm Hương Canh, Phù Lãng cũng xuất hiện cùng thời với
hai làng gốm trên. Trong bài “Làng gốm cổ Hương Canh” của Tạ Kim Thau, ty
văn hóa Vĩnh Phúc, tác giả nhận định thời gian xuất hiện của nghề gốm tại
Hương Canh muộn nhất là vào đời Lê trung hưng (1740-1786) hoặc sớm hơn
một chút (dẫn theo [12]).
Trần Khánh Chương công bố bài viết “Gốm Vĩnh Phú” trên tạp chí Văn
hóa nghệ thuật (năm 1991) [3]. Với dung lượng 4 trang viết (từ trang 41 đến
trang 44), nhưng tác giả đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị về nguồn gốc ra
đời, nghệ thuật tạo hình và trang trí... của nghề gốm Hương Canh.

3


Bài viết “Người đem nghề gốm sành tới Hương Canh” của tác giả Nguyễn
Quý Đôn trên báo Vĩnh Phúc năm 1999 [5]. Bài viết đã đưa thêm một nhận định
mới về nguồn gốc và vị tổ nghề gốm sành Hương Canh. Cùng năm này, tác giả Lê
Duy Ngoạn đã công bố Báo cáo “Mở rộng kết quả nghiên cứu đề tài gốm mỹ thuật
thực hiện năm 1997”. Đây là báo cáo khoa học nhằm đưa ra những phương án sản
xuất mới cho gốm Hương Canh như: áp dụng sản xuất mặt hàng gốm mỹ thuật, đưa
công nghệ mới vào sản xuất... tạo ra hướng đi mới cho nghề gốm Hương Canh.

Các công trình nghiên cứu ở địa phương như “Địa chí Vĩnh Phúc” của tác
giả Nguyễn Xuân Lân năm 2000, cho đến các bài viết trên các tạp chí Văn hóa thể
thao Vĩnh Phúc như “Chùa Ma Hồng và nghề gốm sành ở Lò Cang” của tác giả

Nguyễn Thanh Nguyên, “Làng gốm Hương Canh đợi chờ những người tâm
huyết” của tác giả Nguyễn Xuân Lân,... có đề cập đến nghề gốm, nhưng chỉ giới
thiệu sơ lược về nghề, sản phẩm nghề gốm Hương Canh hay những băn khoăn, trăn
trở cho chặng đường phát triển đầy khó khăn của một làng nghề có lịch sử lâu đời
trong bối cảnh của thời kỳ đổi mới.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn đề tài
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở đúc kết những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài có mục tiêu
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất gốm và thực trạng sản xuất gốm của
thị trấn Hương Canh, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần gìn giữ và phát
triển nghề gốm ở thị trấn Hương Canh.
3.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến sản xuất tiểu thủ
công nghiệp và làng nghề để vận dụng vào địa bàn thị trấn Hương Canh.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất gốm ở thị trấn Hương
Canh.
- Phân tích thực trạng phát triển và những đóng góp của hoạt động làng
nghề gốm đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Hương Canh.

4


- Nhận diện một số vấn đề còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp phát
triển làng nghề gốm của thị trấn Hương Canh.
3.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

* Giới hạn về nội dung
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất gốm của Hương Canh,
bao gồm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội ảnh
hưởng tới sản xuất gốm của Hương Canh.
- Phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất – kinh doanh gốm của Hương
Canh, trong đó tập trung làm rõ thực trạng sản xuất và kinh doanh gốm Hương
Canh cụ thể về số lượng hộ, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gốm; lao động
sản xuất và kinh doanh gốm; giá trị sản xuất và cơ cấu sản phẩm gốm; quy trình,
công nghệ và kỹ thuật sản xuất gốm; thị trường tiêu thụ và doanh thu; tác động
của làng nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Hương Canh.
- Đề xuất các giải pháp sản xuất gốm của thị trấn Hương Canh, cụ thể là
những giải pháp về lao động, thị trường, mẫu mã sản phẩm, tổ chức sản xuất,
vốn, về du lịch làng nghề và một số giải pháp khác.
* Giới hạn về không gian:
- Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Hương Canh - huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc.

*Giới hạn về thời gian:
- Đề tài sử dụng các dữ liệu thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu trong
khoảng thời gian từ 2005 đến 2015. Do hạn chế về nguồn dữ liệu thứ cấp, đề tài sẽ
thu thập các thông tin sơ cấp thông qua nghiên cứu thực địa được thực hiện trong
khoảng thời gian từ tháng 1/2016 tới tháng 5/2016.

4. Quan điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm tổng hợp
Làng nghề là một tổng thể tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội được hình
thành bởi các nhân tố về tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người…các nhân tố đó luôn

5



có mối quan hệ tương tác với nhau tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh. Vì
thế khi nghiên cứu về làng nghề cần xem xét nó trong mối quan hệ chặt chẽ giữa
điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, lịch sử và bối cảnh đất nước.
4.2. Quan điểm lãnh thổ
Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định vì vậy
cần phải gắn đối tượng nghiên cứu với không gian xung quan nơi tồn tại. Bởi vậy,
khi nghiên cứu về làng nghề gốm thị trấn Hương Canh cần đặt làng nghề trong tổ
chức lãnh thổ kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh mới có thể phân tích rõ được những
yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và thực trạng sản xuất gốm của thị trấn Hương
Canh và định hướng phát triển của Gốm Hương Canh trong tương lai.
4.3. Quan điểm sinh thái
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là nhân tố quan trọng có tác
động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế. Đồng thời các hoạt động kinh tế cũng tác
động không nhỏ đến môi trường xung quanh. Hoạt động của làng nghề không
thể tách rời khỏi ảnh hưởng của môi trường tự nhiên. Nên khi nghiên cứu về
làng nghề phải chú ý đến mối tác động qua lại này nhằm đạt hiệu quả cao về
kinh tế, đồng thời khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
4.4. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Mọi sự vật hiện tượng đều không ngừng vận động và biến đổi theo thời
gian. Cần vận dụng quan điểm này vào việc nghiên cứu làng nghề để thấy được
quá trình hình thành và phát triển làng nghề theo từng giai đoạn. Từ đó đánh giá
được khả năng phát triển của làng nghề đồng thời để ra các giải pháp thúc đẩy sự
phát triển làng nghề trong tương lai.
4.5. Quan điểm phát triển bền vững
Trong quá trình tồn tại và phát triển làng nghề phải duy trì được những
điều kiện về tự nhiên, đáp ứng được nhu cầu về thị trường, cho hiệu quả toàn
diện về kinh tế, lợi ích cộng đồng và môi trường lâu dài. Đó chính là sự phát
triển bền vững.

6



5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Dữ liệu thứ cấp
Đề tài thực hiện thu thập tài liệu thứ cấp từ sách, các trang mạng, báo cáo
khoa học, văn bản có liên quan và các cơ quan cấp tỉnh, huyện, thị trấn trên địa
bàn nghiên cứu (Xem Bảng 1).
Bảng 1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
STT
1

2
3
4
5

Loại tài liệu

Nguồn
Sách, các trang mạng, báo cáo

Các lý luận, khái niệm có liên quan

khoa học, văn bản có liên

quan.
Các thông tin liên quan của Việt Nam và trên thế Sách thông tin trên
internet
giới


Các các thông tin ngành nghề nông thôn của tỉnh Chi cục phát triển nông thôn
Vĩnh Phúc
Các thông tin về các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghề
Các thông tin về làng nghề của huyện Bình Xuyên
Các thông tin kinh tế - xã hội của thị trấn Hương Canh
Các thông tin về sản xuất gốm của các hộ trên địa

6

mạng

bàn

tỉnh Vĩnh Phúc
Sở Công thương Vĩnh Phúc
UBND Huyện Bình Xuyên

UBND thị trấn Hương Canh

Một số thông tin khác

* Dữ liệu sơ cấp
Những dữ liệu mới được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp các đối
tượng cụ thể từ cán bộ ở thị trấn và các hộ sản xuất kinh doanh nghề gốm, các hộ
từng làm nghề gốm trên địa bàn nghiên cứu. Tác giả dự kiến phỏng vấn sâu cán
bộ phụ trách kinh tế - xã hội và khuyến công của thị trấn Hương Canh thông qua
các bảng hỏi mở theo nội dung nghiên cứu. Đối với các hộ sản xuất và kinh
doanh gốm, tác giả dự kiến sẽ phỏng vấn người làm nghề gốm bằng các bảng hỏi
bán cấu trúc.


7


Bảng 2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
STT
1

Đối tượng
Số lượng
Mục đích
Cán bộ thị trấn
- Những hoạt động, chính sách của thị trấn
Hương Canh phụ

1

trách TTCN
Hộ
2

hiện

nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn thị
trấn.
- Thu thập thông tin và đánh giá về thực trạng

đang

sản xuất, kinh


sản xuất gốm của người làm nghề gốm ở thị
52 hộ

doanh gốm

trấn Hương Canh.
- Những khó khăn gặp phải
- Mức độ tiêu thụ của sản phẩm
- Những mong muốn của hộ làm nghề

5.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Dựa vào dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập, tôi sẽ phân loại và xử lý
để có được cái nhìn tổng quát và cụ thể xuất phát từ những mục tiêu nghiên
cứu về làng nghề. Đồng thời đưa vào bài viết của mình với nhiều hình thức,
chức năng khác nhau nhằm minh chứng dẫn chứng hoặc giả thiết rồi phân tích
theo yêu cầu cụ thể.
Trong luận văn này phương pháp thống kê mô tả được sử dụng thông qua
các trị số, số trung bình, bằng các số liệu thống kê đã thu thập được trong quá
trình nghiên cứu để mô tả thực trạng sản xuất gốm ở thị trấn Hương Canh, huyện
Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
5.3. Phương pháp dự báo
Hoạt động của làng nghề tồn tại và phát triển trong mối tương quan của
nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường, cũng như bối cảnh phát triển
kinh tế chung của thị trấn, huyện, tỉnh và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Do đó, phải đòi hỏi tầm nhìn có chiến lược và những dự báo sự biến
động nhằm đảm bảo định hướng phát triển phù hợp với các điều kiện sẵn có và
xu thế phát triển kinh tế chung của vùng và đất nước.

8



5.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Để làm tăng tính thuyết phục của đề tài, ngoài những kiến thức lí thuyết,
số liệu thống kê và những tài liệu thu thập được thì thực tế là nguồn kiến thức
xác thực nhất về lĩnh vực nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát làng nghề
gốm Hương Canh, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên. Các cuộc khảo sát
và nghiên cứu giúp cho tác giả có nhận định khách quan về hiện trạng phát triển
làng nghề gốm truyền thống ở Hương Canh.
5.5. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, song song với việc sử dụng các phương
pháp thống kê toán học thông thường, phần mềm Excel, phần mềm GIS,…đóng
vai trò quan trọng trong việc xử lý và phân tích các số liệu sơ cấp cũng như thứ
cấp nhằm đi đến được các mục tiêu nghiên cứu như mục đích ban đầu.
6. Những đóng góp chính của đề tài
Để áp dụng vào địa bàn nghiên cứu cụ thể:
- Đúc kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về làng nghề, áp dụng
vào địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá các điều kiện hình thành và phát triển làng nghề gốm
Hương Canh.
- Phân tích thực trạng phát triển và những đóng góp của hoạt động làng
nghề gốm đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Hương Canh.
- Chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề, qua
đó đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề ở thị trấn Hương Canh.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong đó phần nội dung được kết cấu bằng 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề
Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề sản xuất gốm Hương Canh
Chương 3: Định hướng và giải pháp sản xuất gốm của thị trấn Hương Canh.


9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số quan điểm về làng nghề và phân loại làng nghề
1.1.1.1. Quan điểm về làng nghề
Từ xa xưa do đặc thù nền sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có nhiều lao
động tham gia đã khiến cư dân Việt cổ sống quần tụ lại với nhau thành từng cụm
dân cư đông đúc, dần hình thành nên làng xã. Trong từng làng xã đã có cư dân
sản xuất các mặt hàng thủ công, lâu dần lan truyền ra cả làng, xã tạo nên những
làng nghề truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Làng nghề là một đề tài được
rất nhiều nhà văn hóa quan tâm và nghiên cứu, đã có nhiều quan niệm về làng
nghề được đưa ra:
Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì: “Làng nghề là một làng tuy vẫn còn
trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác
như đan lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo
với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có
phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã
chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất
nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra
những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở
thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng
xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể
xuất khẩu ra cả nước ngoài” [39].
Theo Dương Bá Phượng, làng nghề là làng ở nông thôn, có một hoặc một số
nghề thủ công tách hẳn ra khỏi sản xuất nông nghiệp và kinh doanh độc lập [11].

Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thô, ấp, bản, làng,
buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có

10


các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm
khác nhau” [1].
Như vậy, khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung chính sau:
“Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai
yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lí nhất định trong đó bao
gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối
liên kết chặt chẽ về kinh tế - xã hội và văn hóa”.
Ngày nay, làng nghề được hiểu theo nghĩa rộng, không bó hẹp trong phạm
vi hành chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng cùng một tiểu vùng,
cùng địa lí kinh tế, cùng sản xuất một chủng loại hàng hóa truyền thống hoặc
cùng kinh doanh liên quan đến một nghề phi nông nghiệp và có quan hệ mật
thiết với nhau về kinh tế - xã hội.
Mặt khác, có những địa phương tất cả các làng trong xã đều là làng nghề,
trong trường hợp này, người ta còn gọi là “xã nghề”. Ngành nghề phi nông
nghiệp ở các làng nghề cũng đã được mở rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế
phi nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các dịch vụ phục vụ sản
xuất và đời sống có quy mô vừa và nhỏ, với các thành phần kinh tế và các tổ
chức kinh doanh như: những hộ sản xuất, tổ hợp, hợp tác xã, doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần...
* Khái niệm về làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là một thực thể kinh tế - văn hóa - xã hội, tồn tại
và phát triển tương đối bền vững về một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống
lâu đời. Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền, mà ở đó có các hộ nghề, tộc

nghề chuyên sản xuất, chế tác, sinh sống bằng nghề và sản phẩm thủ công truyền
thống lâu đời. Đấy là nơi có những thế hệ nghệ nhân, thợ thủ công tài năng của
địa phương và dân tộc, đã và đang tạo ra những sản phẩm tinh xảo, độc đáo, đậm
nét bản sắc văn hóa, có giá trị kinh tế, tư tưởng và thẩm mỹ cao, đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước [21].
Tiến trình lịch sử hình thành và phát triển làng nghề truyền thống đã cho

11


thấy các làng nghề ra đời xuất phát từ nhu cầu cần việc làm lúc nông nhàn của
người dân ở nông thôn và làm ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu tại chỗ (tự cấp tự
túc) và sau đó là nhu cầu xã hội (sản phẩm hàng hóa), phục vụ đời sống hàng
ngày và yêu cầu thờ cúng, thưởng ngoạn nghệ thuật, xây dựng nhà cửa, vũ khí và
phương tiện quân sự để bảo vệ đất nước… đã dần dần xuất hiện [21].
Làng nghề truyền thống thường cần có đặc trưng tiêu biểu:
- Lâu đời.
- Có vị Tổ nghề.
- Có nghệ nhân, đội ngũ thợ lành nghề.
- Có công nghệ truyền thống lâu đời ổn định.
- Có khả năng duy trì và phát triển bằng việc truyền nghề, lan tỏa nghề.
- Sản phẩm ổn định, độc đáo có ý nghĩa kinh tế, văn hóa, xã hội, có thị
trường tiêu thụ (trong nước và xuất khẩu).
Đến nay, trong các làng nghề đã hình thành nhiều loại hình doanh nghiệp
có đăng ký kinh doanh theo luật định. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ trở thành một
trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Việc phát triển làng nghề còn có ý
nghĩa như là giải pháp để giải quyết các vấn đề an sinh xã hội và bảo tồn văn hóa
dân tộc, có tính lâu dài, tính nhân văn cao và góp phần quan trọng cho sự phát
triển bền vững.
1.1.1.2. Phân loại làng nghề

Nước ta hiện có khoảng 3000 làng nghề, với 53 nhóm nghề làm ra khoảng
200 sản phẩm thủ công khác nhau [19]. Làng nghề nước ta phân bố tập trung chủ
yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%), miền Trung (khoảng 30%)
và miền Nam (khoảng 10%) [10]. Riêng vùng ĐBSH có tới 706 làng nghề, trong
đó có 521 làng nghề truyền thống [19]. Sản phẩm và phương thức sản xuất của
các làng nghề khá phong phú với hàng trăm loại ngành nghề khác nhau.
Căn cứ vào tiêu chí, mục tiêu khác nhau mà có những cách phân loại làng
nghề khác nhau. Phân loại làng nghề theo số lượng và thời gian làm nghề gồm có

12


làng một nghề, làng nhiều nghề; làng nghề truyền thống và làng nghề mới [11].
Bộ Tài nguyên và Môi trường lại phân loại làng nghề theo làng nghề
truyền thống và làng nghề mới; theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm; theo
quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ; theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm;
theo mức độ sử dụng nguyên, nhiên liệu; theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm
năng tồn tại và phát triển.
Mỗi cách phân loại trên có những đặc thù riêng và tuỳ theo mục đích mà
có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Dựa trên các yếu tố tương đồng về
ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm thì
nước ta gồm 6 nhóm ngành hoạt động làng nghề:
Một là, làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: có số
lượng làng nghề lớn, chiếm 20% tổng số làng nghề, với các làng nghề nổi tiếng như
nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh đậu xanh…
Hai là, làng nghề dệt, nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nhiều làng có từ lâu đời,
có các sản phẩm mang tính lịch sử văn hoá, mang đậm nét địa phương với nhũng
sản phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt, may...
Ba là, làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: hình thành từ
hàng trăm năm nay, tập trung ở vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản

cho hoạt động xây dựng và sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Bốn là, làng nghề tái chế phế liệu: chủ yếu là các làng nghề mới hình
thành, số lượng ít, nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế như
tái chế chất thải kim loại, giấy, nhựa, vải.
Năm là, làng nghề thủ công mỹ nghệ: chiếm tỷ trọng lớn về số lượng (gần
40% tổng số làng nghề), có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao, mang
đậm nét văn hoá và đặc điểm địa phương, văn hoá dân tộc, gồm các làng nghề
gốm, sành sứ thuỷ tinh mỹ nghệ; chạm khắc đá, chạm mạ bạc vàng, sản xuất
mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren.
Sáu là, các nhóm ngành khác: gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ

13


như cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây
thừng, đan vó, đan lưới, làm lưỡi câu,… Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ
lâu, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa
phương [2].
Như vậy, khái niệm làng nghề, tiêu chí làng nghề, phân loại làng nghề có
thể thay đổi theo thời gian cũng như mục đích nghiên cứu. Trong luận văn này,
tác giả sử dụng cách phân loại làng nghề theo ngành nghề sản xuất, trong đó tập
trung vào làng nghề thủ công mỹ nghệ nhằm xem xét hiện trạng cũng như khả
năng phát triển của làng nghề gốm Hương Canh, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.1.2. Vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn
Từ khi hình thành làng nghề đã đóng vai trò quan trọng trong sản xuất,
sinh hoạt ở các vùng nông thôn. Làng nghề góp phần giải quyết việc làm cho lao
động ở nông thôn, nâng cao mức sống, hạn chế di dân tự do, làm tăng giá trị tổng
sản phẩm hàng hoá cho nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng
thời gian và lực lượng lao động, góp phần chuẩn bị đội ngũ lao động có khả năng

thích ứng với lĩnh vực công nghiệp, cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp hiện đại
và bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc.
1.1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nông
thôn lên một bước mới về chất, làm thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, cơ
cấu việc làm, cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu thu nhập của dân cư nông thôn
bằng các nguồn lợi từ các lĩnh vực trong nông nghiệp và phi nông nghiệp. Với
mục tiêu như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng
được thúc đẩy, nó diễn ra ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp và cả các bộ
phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nông thôn. Chính sự phát triển của các
làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng tỷ trọng của công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuất nông
nghiệp có thu nhập thấp sang nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Tạo ra

14


một nền kinh tế đa dạng ở nông thôn, với sự thay đổi cơ cấu phong phú, đa dạng
về loại hình sản phẩm.
Trong quá trình phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực góp phần
tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ
sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu
nhập cao hơn. Khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn
không chỉ có kinh tế nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công
nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển.
Xét trên góc độ phân công lao động thì các làng nghề đã có tác động tích
cực tới sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho khu
vực nông nghiệp, sử dụng nguyên liệu từ sản xuất nông nghiệp mà còn có tác
dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp.
Ban đầu khi mới hình thành nhiều nghề thủ công chỉ là công việc tăng thu

nhập cho thời kỳ nông nhàn nhưng trước những biến đổi của nền kinh tế đặc biệt
là nhân tố thị trường, nhiều nghề thủ công trở thành nguồn thu chính cho các gia
đình thay vì nghề nông. Chính sức hút từ mức thu nhập đã tạo ra sự chuyển đổi
cơ cấu nghề nghiệp nhanh chóng [26].
Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở
rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác với sản xuất
nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi một
sự thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đó dịch vụ
nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại
thu nhập cao cho người lao động.
Sự phát triển của làng nghề có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại
hóa. Sự phát triển lan tỏa của làng nghề đã mở rộng quy mô địa bàn sản xuất, thu
hút nhiều lao động. Đến nay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60 – 80% cho
công nghiệp và dịch vụ, 20 – 40% cho nông nghiệp [26].
1.1.2.2. Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa

15


×