Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

KHẢO sát văn bản và tìm HIỂU GIÁ TRỊ lê THÀNH CHU THI tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TIÊU PHƯƠNG NAM

KHẢO SÁT VĂN BẢN VÀ TÌM HIỂU GIÁ TRỊ
LÊ THÀNH CHU THI TẬP
Chuyên ngành: Hán nôm
Mã số: 60.22.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Tuấn Anh

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PSG.TS
Dương Tuấn Anh, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Ngọc San
cùng các thầy cô đã giảng dạy các chuyên đề cao học cho lớp Hán Nôm K23
(2013 - 2015) tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại học,
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành khoá học.
Xin được gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và
những người thân yêu đã luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Hà Nội,28 tháng 10 năm 2015


Tác giả

Tiêu Phương Nam


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XIX được ghi nhận là một giai đoạn
văn học hết sức đặc biệt. Lịch sử xã hội thời kì này chứng kiến nhiều biến động
lớn của thời đại: Triều đại phong kiến nhà Nguyễn suy tàn và sự xâm lược đô hộ
của thực dân Pháp. Mặc dù vậy, văn học giai đoạn này vẫn được xem là một
mùa bội thu với sự xuất hiện của nhiều tác gia nổi tiếng với những đóng góp to
lớn cho nền văn học trung đại nước nhà như: Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Đình
Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Cao Bá Quát… Các tác gia này đã góp
phần tạo nên cho văn học Việt Nam giai đọan này một diện mạo vô cùng phong
phú và đa dạng. Sự giàu có của nó tạo nên một sức hấp dẫn lớn đối với các nhà
nghiên cứu. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu với nhiều công trình nghiên cứu có
giá trị về các tác gia nổi tiếng thời kì này. Tuy nhiên, có một điều khá thú vị là
khi nghiên cứu về các tác gia thời kì này, các nhà nghiên cứu thường để tâm tới
các tác gia lớn nổi tiếng như: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến,Tú
Xương… mà vô tình quên đi sự góp mặt của nhiều các tác gia, nhà văn, nhà thơ
khác mà trường hợp Lê Thành Chu là một ví dụ điển hình.
Qua tìm hiểu sơ bộ về Lê Thành Chu, chúng tôi thấy ông là một người
tài chí, hiếu thảo, một nhà Nho yêu nước, thương dân có tinh thần dân tộc.
Ông cũng đi thi đỗ đạt và làm quan cho nhà Nguyễn và cũng có những trước
tác được lưu truyền. Các sáng tác của ông gồm nhiều thể loại nhưng nổi bật
nhất vẫn là thơ. Thơ của ông mang nhiều giá trị về nội dung và nghệ thuật,

vừa tiếp nối được dòng mạch chung của nền văn học nước nhà, vừa thể hiện
được bản sắc độc đáo riêng. Tuy nhiên, những đóng góp đó của ông chưa
được các nhà nghiên cứu để tâm tìm hiểu. Đó là lí do chúng tôi chọn Lê
Thành Chu và văn bản Lê Thành Chu thi tập để thực hiện đề tài này.
Thiết nghĩ, mỗi một sáng tác thơ ca dù lớn hay nhỏ đều là những tâm

1


huyết của tác giả và đều có những giá trị với những đóng góp nhất định cho
nền văn học nước nhà. Bên cạnh những công trình nghiên cứu quy mô về các
tác gia lớn thời kì này, cũng nên có và cần có những công trình nghiên cứu về
các tác gia còn lại. Có như vậy, chúng ta sẽ có thêm những góc nhìn toàn diện
hơn về nên văn học của nước nhà cũng là để khỏi phụ lòng các bậc tiền nhân
đi trước. Đó cũng là dí do thôi thúc chúng tôi tìm hiểu về tác giả Lê Thành
Chu và giá trị của tác phẩm Lê Thành Chu thi tập của ông.
2. Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay, việc nghiên cứu về Lê Thành Chu và các tác phẩm
của ông, nhất là tác phẩm Lê Thành Chu thi tập vẫn chưa được chú ý nhiều.
Về Lê Thành Chu, tên tuổi của ông ít được nhắc đến. Những thư tịch
ghi chép về ông rất sơ lược. Trong cuốn “Các tác gia Hán Nôm Việt Nam
từ TK X- đầu TK XIX” tập 1, Nxb Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn , Trần
Văn Giáp chủ biên, tác giả có ghi ngắn gọn về Lê Thành Chu như sau: “ Lê
Thành Chu là người làng Nga Thượng- Hà Nội, đậu cử nhân khoa Đồng
Khánh, Mậu Tí (1888), làm quan đến Huấn đạo Tiên lữ (Hưng yên cũ),
không rõ năm sinh năm mất”.
Cuốn Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam – Viện
KHXHVN, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Trịnh Khắc Mạnh chủ biên, trang 114
mục 263 có ghi : “ Lê Thành Chu (??) hiệu là Hạc Đình, người xã Nga
Thượng tỉnh Hà Nội nay thuộc thành phố Hà Nội. Lê Thành Chu đỗ cử nhân

năm Mậu Tý (1888), đời vua Nguyễn Cảnh Tông và từng làm quan Huấn đạo
ở Tiên Lữ - Hưng Yên. Tác phẩm của ông gồm có: Đỗ An Nhân sự trạng tịnh
tương đối liễn, Lê Thành Chu thi tập, Hạc Đình thi tập, Quan liêu phong tặng
đối liễn, Tống bần án khúc. Ngoài ra còn có thơ văn in trong các sách: Tỉnh
thần chúc hỗ ca văn…”
Trong cuốn Quốc triều hương khoa lục- Nxb thành phố Hồ Chí Minh
1993, tác giả Cao Xuân Dực có ghi ngắn gọn: “Lê Thành Chu người làng Nga
Thượng, Hà Nội đỗ cử nhân năm Mậu Tý (1888) niên hiệu Đồng Khánh”.

2


Cuốn Ông nghè ông cống triều Nguyễn- Nxb Văn hóa- Thông tin 1995,
nhóm tác giả Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Loan, Lan Phương chủ biên, tại mục
1526 trang 365 có ghi về tác giả như sau: “Lê Thành Chu (Cử nhân), người
xã Nga Thượng tỉnh Hà Nội, thi hương khoa Mậu Tý, Đồng Khánh thứ 3
(1888), tại trường Hà Nội, làm quan tới chức huấn đạo Tiên Lữ”.
Như vậy, cho tới nay chúng tôi thấy chưa có công trình nào nghiên cứu
về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Thành Chu. Những thông tin ghi chép về ông
là rất sơ sài và còn khuyết nhiều thông tin về năm sinh- mất, gia đình, hành
trạng sự nghiệp của ông…
Đó là cơ sở để chúng tôi tiến hành phục dựng lại cuộc đời và sự nghiệp
của tác giả trong phần chương I của luận văn
Về tác phẩm Lê Thành Chu thi tập( 黎 成 舟 詩 集 ), chúng tôi đã tiến
hành khảo cứu tại các thư viện lớn: Thư viện Quốc Gia, Thư viện Hà Nội,
Viện nghiên cứu Hán Nôm. Kết quả cho thấy chưa có công trình nào nghiên
cứu về tác phẩm Lê Thành Chu Thi tập( 黎成舟詩集 ). Những vấn đề về mặt
văn bản học, giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ đều là những vấn đề
cần được quan tâm nghiên cứu nhưng chưa thấy đề cập đến.
Như vậy, có thể thấy việc nghiên cứu về tác giả Lê Thành Chu và tác

phẩm Lê Thành Chu thi(黎成舟詩集 ) tập chưa được quan tâm đúng mức. Đó
cũng là một trong những cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
- Thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Lê Thành Chu.
- Những giá trị văn bản học, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Lê
Thành Chu thi tập(黎成舟詩集)
* Phạm vi
- Văn bản Lê Thành Chu thi tập ( 黎成舟詩集 ), kí hiệu A.2162 đang
được lưu trữ tại kho thư tịch của Viện nghiên cứu Hán Nôm.

3


- Tập thơ Hạc đình thi tập(鶴亭詩集) kí hiệu A.1891 ; Đỗ An Nhân sự
trạng tịnh tương sự đối liên (杜安人事狀並襄事對聯) kí hiệu A.1865 và thơ
của ông được ghi chép trong tập Quan liêu phong tặng đối liễn (官僚封贈對
聯) kí hiệu A.2122.
- Các tài liệu, tư liệu, thông tin khác có liên quan tới tác giả thu thập
được trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm.
4. Phương Pháp nghiên cứu
Xuất phát từ phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu, những
phương pháp nghiên cứu được chúng tôi dùng trong Luận văn là:
- Phương pháp văn bản học: được dùng nhằm hướng đến mục đích mô
tả văn bản học, nghiên cứu những đặc điểm về văn tự, văn bản học của văn
bản Lê Thành Chu thi tập(黎成舟詩集)
- Phương pháp điền dã: nhằm mục đích tập hợp các tư liệu liên quan
tới Lê Thành chu và văn bản Lê Thành Chu thi tập( 黎成舟詩集 ) hiện đang
còn được lưu trữ tại quê hương tác giả
- Phương pháp thống kê: dùng để thống kê, hệ thống hóa các dữ liệu

trong quá trình nghiên cứu, phục vụ làm rõ nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê thư mục học: dùng để thống kê, mô tả khái
quát đặc điểm văn bản học của các tư liệu liên quan tơi Lê Thành Chu và văn
bản bản Lê Thành Chu thi tập( 黎成舟詩集 ), hiện đang được lưu trữ tại Viện
nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia Việt Nam phục vụ cho công việc
tra cứu, sưu tầm tư liệu của các công trình nghiên cứu về sau.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: các phương pháp này
dùng để nghiên cứu, đối chiếu, so sánh các dị bản, dị văn, đánh giá tổng thể
giá trị của những yếu tố dị biệt giữa các văn bản trong phạm vi nghiên cứu và
các tư liệu liên quan.

4


- Các phương pháp liên ngành văn bản học Hán Nôm – văn hóa học –
văn học được sử dụng để khai thác một cách có hệ thống và toàn diện về giá
trị văn bản Lê Thành Chu thi tập(黎成舟詩集)
5. Mục tiêu - nhiệm vụ
- Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Thành Chu
- Nghiên cứu Lê Thành Chu thi tập( 黎成舟詩集 ) trên các mặt văn bản
học, giá trị nội dung, nghệ thuật, giá trị tư tưởng.
6. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu về Lê Thành Chu và tác phẩm Lê Thành Chu thi tập
Chương 2: Khảo sát văn bản Lê Thành Chu thi tập
Chương 3: Bước đầu tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của Lê
Thành Chu thi tập

5



Chương 1
GIỚI THIỆU VỀ LÊ THÀNH CHU
VÀ TÁC PHẨM LÊ THÀNH CHU THI TẬP
Một thực tế cho thấy, đối với những tác gia văn học lớn, các thư tịch ghi
chép về tiểu sử của họ là rất phong phú, tường tận. Trong khi đó, đối với những
tác giả ít có tiếng vang thì ngược lại. Lê Thành Chu là một trường hợp như vậy.
Trong chương này, chúng tôi tiến hành khảo cứu các tài liệu thư tịch có ghi chép
về Lê Thành Chu để cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác hơn về cuộc
đời và sự nghiệp của ông. Khi nghiên cứu từng yếu tố, chúng tôi cố gắng xác lập
mối liên hệ và chỉ ra ảnh hưởng của từng yếu tố đó đối với cuộc đời tác giả, nhất
là những yếu tố ảnh hưởng tới tư tưởng và sự nghiệp sáng tác của ông.
. Quê hương
Lê Thành Chu sinh ra trong một gia đình nhà Nho tại phủ Nga Khê, Nga
1.1

Thượng, Hà Nội xưa, nay thuộc thôn Nga Khê, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân,
tỉnh Hà Nam. Hà Nam nói chung và Nga Khê nói riêng là một vùng đất có vị
trí thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa bằng cả đường thủy và
đường bộ. Nga Khê nằm ở giữa hai con sông lớn là Sông Hồng và sông Châu
Giang, vì thế giao thông bằng đường thủy hết sức thuận lợi, có thể ngược về
kinh thành Thăng Long, xuôi về phủ Thiên Trường - Nam Định, sang Phố Hiến
- Hưng Yên chỉ trong một ngày. Ngày ấy, bến đò Lẻ Độ 1 của Nga Khê lúc nào
cũng đông đúc tấp nập người qua lại thông thương với Phố Hiến – nơi sầm uất
thứ hai sau kinh thành Thăng Long. Qua con sông Châu Giang là con đường
Thiên Lý, hay còn gọi là đường Quan Lộ (tức là đường quốc lộ 1 bây giờ) chạy
thẳng từ kinh thành Huế ra kinh thành Thăng Long. Vì vị trí trung chuyển
thuận lợi như vậy, nên Nga Khê được triều đình nhà Nguyễn đặt làm Phủ Nga
Khê để coi sóc các huyện Hà Nam, Nam Xang, Kim Bảng.
Bên cạnh đó, Nga Khê nói riêng và Hà Nam nói chung còn mang đặc
Bến đò Lẻ Độ: Một bến đò nằm ở địa phận Nga Khê- Hà Nam, nối Hà Nam với Phố Hiến

– Hưng yên. Hiện nay địa danh này vẫn còn ở khu vựa xã Nguyên Lý- Lý Nhân- Hà Nam
1

6


điểm nổi bật của một vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ. Người dân nơi
đây quanh năm chủ yếu sống bằng nghề nông - nghề phụ thuộc nhiều vào
thiên nhiên. Vụ chiêm mưa nắng thuận hòa thì cấy hái tốt, còn vụ mùa thì thất
thu vì nước lên, cả đồng bằng ngập trong nước trắng, cuộc sống của người
dân trở nên khó khăn, lam lũ, khổ cực. Chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên
đã hun đúc cho con người nơi đây những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu
khó, yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau.
Ngoài ý nghĩa là một vùng đất có vị trí thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế văn hóa, Hà Nam còn là vùng đất học. Cả tỉnh Hà Nam có 56 nhà
khoa bảng. Riêng Nga Khê có 4 người: Bùi Viết Lượng2, An Khí Sử3, Trần
Bảo4, Bùi Đình Tán5. Trong vùng có làng Thư Lâu (Lầu Sách) nổi tiếng với
nhiều người tài giỏi hay chữ như thầy đồ Yên Khang 6. Quê hương là một môi
trường thuận lợi để Lê Thành Chu học tập và phát triển tài năng của mình.
1.2. Gia đình
Trong các yếu tố ảnh hưởng tới cuộc đời của một con người thì gia
2

Bùi Viết Lượng(1422-1531) đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Bính

Tuất niên hiệu Quang Thuận 7 (1466), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến chức Thượng
thư. Năm 1471 được cử đi sứ nhà Minh.
3

An Sử Khí(1506-1582) đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, xuất thân khoa Kỷ Sửu niên hiệu


Minh Đức thứ 3 (1529), đời Mạc Đăng Dung, làm quan chức Tự Khanh, sau thăng Thị
Lang.
4

Trần Bảo(1449-1529), đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu, niên hiệu

Quang Thuận 10 (1469), đời Lê Thánh Tông, làm quan đến chức Công bộ thượng thư, hàm
Thiếu bảo, tước Quận công.
5

Bùi Đình Tán(1532-1609) đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn, niên

hiệu Quang Bảo thứ 2 (1556), đời Mạc Phúc nguyên. Làm quan Cấp sự bộ Công, Thừa
chính sứ.
Thầy đồ Yên Khang: là một thầy giáo trường làng nổi tiếng hay chữ lúc bấy giờ; làng
Thư Lâu thuộc phủ Nga khê xưa nay là Xã Nguyên Lý- huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam
(Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Vinh (ỦY ban chấp hành nhà báo tỉnh Hà Nam, Phó
tổng biên tập tạp chí Sông Châu)
6

7


đình luôn được coi là một trong những yếu tố hàng đầu. Gia đình luôn là cái
nôi đầu tiên tạo môi trường thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển tài năng cũng
như nhân cách của một con người. Thông thường, khi nghiên cứu sự ảnh
hưởng của gia đình đến một con người, chúng ta phải chú ý tìm hiểu từ gốc
gác, tổ tiên dòng họ, hai bên nội ngoại gia đình sau đó chỉ ra sự ảnh hưởng
của các thành viên trong gia đình đến đối tượng được nghiên cứu. Công việc

trên sẽ khá thuận lợi đối với những tác gia lớn có tên tuổi vì những thông tin
về dòng họ, gia đình thường được sử sách ghi chép cẩn thận chu đáo. Đối với
những tác giả nhỏ như Lê Thành Chu thì ngược lại, các thư tịch ghi chép về
ông rất sơ lược khái quát và không hề đề cập tới những thông tin về dòng họ
Lê Thành và gia đình, cũng như hành trạng sự nghiệp của công.
Chúng tôi đã thực hiện phương pháp điền dã về quê hương của tác giả
là làng Nga Khê, Nga Thượng, xã Nguyên Lý, tỉnh Hà Nam và các huyện
Tiên Lữ, Khoái Châu- Hưng Yên (nơi tác giả làm quan) cố gắng liên hệ, tìm
kiếm những thông tin về tác giả nhưng kết quả thu được không như mong
muốn. Chúng tôi không tìm được thêm thông tin nào đáng chú ý về gia đình,
dòng họ của tác giả cũng như tác phẩm của ông. Chính vì vậy, khi phục dựng
lại các yếu tố gia đình, cuộc đời và sự nghiệp của Lê Thành Chu, chúng tôi
chủ yếu căn cứ vào những tài liệu ghi chép về ông hiện đang lưu trữ tại Viện
nghiên cứu Hán Nôm, và nhất là tác phẩm: 杜 安 人 事 狀 並 襄 事 對 聯 (Đỗ
An Nhân sự trạng tịnh tương sự đối liên7) do chính ông viết. Trong tác
phẩm này, ông đã bày tỏ một các xúc động tấm lòng biết ơn của mình đối với
công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ ông. Đồng thời, ông cũng đã tóm tắt lại
7

Đỗ An Nhân sự trạng tịnh tương đối liên(杜安人事狀並襄事對聯),- Sự trạng bà Đỗ An

Nhân tức Đỗ Thị Cừ, do con cả là Lê Thành Chu ở . Nga Khê. Lí Nhân, Hà Nam soạn, Thư
viện Hán Nôm, mã kí hiệu A.1865

8


những biến cố thăng trầm trong gia đình và cuộc đời ông từ năm ông 12 tuổi
cho tới lúc ông thi đỗ và ra làm quan Huấn Đạo- Giáo Thụ cho nhà Nguyễn ở
Tiên Lữ - Hưng Yên.

Lê Thành Chu (黎成舟 ), tên hiệu là (鶴亭 ), sinh ra trong một gia đình
nhà Nho ở Nga Khê, Hà Nam. Trong cuốn Đỗ An Nhâ sự trạng tịnh tương sự
đối liễn, trang 1a, tác giả viết về cha và mẹ của mình như sau:
“杜安人事狀,(諱渠,睡貞節,號慈和生於明命癸末夀.八十六歲,維新
戊申,二十六日,命終.峩溪社靜裡,(先生諱春榜, 本總正總),之長女也年十
八歸于我先考松臺,黎大人,生男長周.我先考以貧病交功,屡試不第中年早
卒,(公卒于嗣德,癸丑年,辰方三十二歲),母安人三十歲,周十一歲,第初四
歲,妹氏初生六七月.嗣後家清貧(由先父病三四年始卒),先母以買絹為生,
朝去暮(朝葠往興安癸見暮後絕回),求十一剎以六我等嬰兄十分苦…
“ Đỗ An Nhân sự trạng, (húy Cừ, thụy Trinh Tiết, hiệu Từ Hòa sinh vu
Minh Mệnh quý mạt thọ, bát thập lục tuế , Duy Tân, Mậu Thân , nhị thập lục
nhật , mệnh chung). Nga Khê xã tỉnh lí, (tiên sinh húy Xuân Bảng, bản tổng,
chánh tổng), chi trưởng nữ dã, niên thập bát quy vu ngã tiên khảo Tùng Đài,
Lê đại nhân, sinh nam trưởng Chu. Ngã tiên khảo dĩ bần bệnh, giao công lũ
thí, bất đệ trung niên tảo tốt (công tốt vu tự đức quý sửu niên ), mẫu An Nhân
tam thập tuế , Chu thập nhất, sơ tứ tuế muội, lí thị sơ sinh lục thất nguyệt. Tự
hậu gia thanh bần (do tiên phụ bệnh tam tứ niên thủy tốt), tiên mẫu dĩ mãi
quyên vi sinh , triêu khứ mộ (triêu vãng Hưng Yên, quý kiến mộ hậu tuyệt
hồi), cầu thập nhất sát dĩ lục ngã đẳng anh huynh thập phân khổ…”
“Chuyện về công lao của bà Đỗ An Nhân (tên thật là Cừ, tên thụy là
Trinh Tiết, hiệu là Từ Hòa), bà sinh năm Quý Mùi triều vua Minh Mạng, thọ
86 tuổi, mất ngày 26 tháng 6 năm Mậu Tuất, niên hiệu Duy Tân thứ 2. Bà
người xã Nga Khê, là con gái trưởng của Chánh tổng Xã này (cha của bà là

9


Xuân Bảng). Năm 18 tuổi bà kết hôn với cha ta là Lê đại nhân, hiệu Tùng
Đài, sinh ta là con trai trưởng đặt tên là Chu (Thành Chu). Người cha đã mất
của ta vốn dĩ nghèo, lại bệnh tật lâu năm, thi cử không đỗ, tuổi trung niên đã

mất sớm. Ông mất vào năm Quý Mùi đời vua Tự đức hưởng thọ 32 tuổi, khi
đó mẹ của ta 30 tuổi, ta 11 tuổi, em trai của ta 4 tuổi, còn em gái vừa mới
sinh được 6,7 tháng. Từ đó về sau, gia cảnh nhà ta càng thanh bần (do cha
của ta mắc bệnh 3, 4 năm mới mất). Mẹ ta phải buôn bán để sinh sống (sớm
đi chiều tối mới về) để nuôi dưỡng các anh em ta, mười phần gian khổ…”\
Như vậy, cha của Lê Thành Chu là Lê đại nhân 8 sinh năm Tân Tị
(1821), tức năm Minh Mệnh thứ 2 và mất vào năm Quý Mùi (1853), tức
năm Tự Đức thứ 6, tên hiệu là Tùng Đài. Cha của ông là một nhà Nho được
ăn học tử tế nhưng đường thi cử lận đận, thi mãi mà không đỗ. Đã vậy, thể
trạng của cha ông không được tốt nên thường xuyên đau yếu đến năm 1853
thì bệnh nặng rồi mất ở tuổi 32, lúc này Lê Thành Chu mới 12 tuổi. Có thể
ngay từ nhỏ, Lê Thành Chu đã được cha của mình dạy về Nho học, và
hướng cho con đường khoa cử. Sau này, ông cũng đi theo con đường khoa
cử của cha mình và đỗ ở bậc Cử nhân. Vì những kỉ niệm về cha mình đầy
buồn đau cho nên sau này trong sáng tác của ông, không thấy ông nhắc tới
hình ảnh cha của mình.
Mẹ của Lê Thành Chu là bà Đỗ An Nhân sinh năm Quý Mùi (1821),
tức năm Minh Mạng thứ 4 và mất vào năm Mậu Tuất (1909), tức năm Duy
Tân thứ 2, tên húy là Cừ, hiệu Diệu Hòa, thụy Tiết Trinh, là con gái cả của
ông Đỗ Xuân Bảng làm Chánh tổng phủ Nga Khê. Năm 18 tuổi bà lấy Lê đại
nhân và sinh 3 người con, 2 nam, 1 nữ, Lê Thành Chu là con cả. Năm 1853,
Lê đại nhân bênh nặng qua đời, bà không đi bước nữa mà ở giá nuôi dưỡng
các con cho tới khi mất ở tuổi 86. Trong gia đình, người ảnh hưởng lớn nhất
Lê đại nhân: “đại nhân” ở đây không phải là tên húy mà là cach gọi thể hiện sự kính trọng
của Lê Thành Chu dành cho cha của mình
8

10



đến Lê Thành Chu chính là bà Đỗ An Nhân. Sau này, khi bà mất Lê Thành
Chu đã viết tác phẩm: Đỗ An Nhân sự trạng tịnh tương sự đối liên(杜安人
事狀並襄事對聯) để ngợi ca công đức của bà đối với ông và gia đình.
1.3. Cuộc đời
Tìm hiểu về cuộc đời của Lê Thành Chu chúng tôi dựa trên cơ sở
những thông tin do chính tác giả ghi trong cuốn Đỗ An Nhân sự trạng tịnh
tương sự đối liên. Từ đó xác lập các thông tin về năm sinh- mất của tác giả và
phục dựng lại hành trạng của tác giả với những dấu mốc quan trọng trong
cuộc đời ông.
1.3.1. Năm sinh năm mất
Những thư tịnh có ghi chép về Lê Thành chu đều khuyết thông tin về
năm sinh- mất. Đối với năm mất của ông, chúng tôi không có tài liệu chính
xác làm cơ sở để xác định nên chúng tôi vẫn để ở dạng tồn nghi(?). Còn về
năm sinh của ông, chúng tôi căn cứ vào chính thông tin tác giả ghi trong
Cuốn Đỗ An Nhân sự trạng tịnh tương sự đối liên, nhất là đoạn ông nói về
năm sinh- mất của cha mẹ ông để xác định. Ông có viết: 我先考以貧病交功
屡試不第中年早卒(公卒于嗣德,癸丑年,辰方三十二歲),母安人三十歲,周
十一歲,第初四歲,妹氏初生六七月- Ngã tiên khảo dĩ bần bệnh, giao công lũ
thí, bất đệ trung niên tảo tốt ( công tốt vu tự đức quý sửu niên ), mẫu An Nhân
tam thập tuế, Chu thập nhất, sơ tứ tuế muội , lí thị sơ sinh lục thất nguyệt:
Người cha đã mất của ta vốn dĩ nghèo, lại bệnh tật lâu năm, thi cử không đỗ,
tuổi trung niên đã mất sớm. Ông mất vào năm Quý Mùi đời vua Tự đức
hưởng thọ 32 tuổi, khi đó mẹ của ta 30 tuổi, ta 11 tuổi, em trai của ta 4 tuổi,
còn em gái vừa mới sinh được 6,7 tháng. Chúng tôi xác định được Lê Thành
Chu sinh vào năm 1842, tức năm Thiệu Trị thứ 2. Như vậy, Lê Thành Chu
sống vào khoảng nửa cuối thế kỉ XIX - một thế kỉ đầy sóng gió trong lịch sử
trung đại Việt Nam. Nói một cách khác, ông sinh ra và lớn lên đúng vào thời

11



loạn, ông đã chứng kiến và trải qua hầu hết những biến cố lớn của lich sử dân
tộc thời kì Pháp xâm lược. Khi đó, triều đình nhà Nguyễn đang trên đường
suy tàn. Lợi dụng thời cơ đó, thực dân Pháp âm mưu tiến hành cuộc xâm lược
và nhanh chóng đặt ách thống trị trên đất nước ta. Pháp biến nước ta trở thành
một nước thực dân nửa phong kiến. Mọi quyền hành đều nằm trong tay người
Pháp, triều đình vua - quan nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn. Dưới sự thống tri, bóc
lột của thực dân Pháp xã hội Việt Nam phân hóa một cách sâu sắc. Sự suy tàn
của nhà nước phong kiến kéo theo sự sụp đổ của hệ tư tưởng Nho học. Chế độ
thi cử không được coi trọng như thời kì thịnh vượng, tầng lớp Nho sĩ thất thế
rơi vào bi kịch bất đắc chí vì sinh bất phùng thời. Giống như phần lớn những
nhà Nho đương thời, Lê Thành Chu cũng đi thi, đỗ đạt và làm quan cho nhà
Nguyễn. Trong thời gian làm quan, ông có nhiều mối lo, băn khoăn về con
người và thời cuộc. Những băn khoăn này, được ông gửi gắm qua các bài:
Cảm hoài (感懷), Tự thuật (自述) của ông cũng như gián tiếp trong những bài
thơ họa - đáp của ông tặng bạn. (những ảnh hưởng cụ thể sẽ được chúng tôi
nghiên cứu và trình bày cụ thể trong chương III của Luận văn).
1.3.2. Hành trạng
Dựa trên những sự kiện chính diễn ra trong cuộc đời ông, chúng tôi chi
hành trạng cuộc đơi của ông làm 3 thời kì: thời thơ ấu bên gia đình; thời kì
trưởng thành đỗ đạt; thời kì ông ra làm quan cho nhà Nguyễn.
Thời thơ ấu, ông sống trong cảnh nhà nghèo khổ và phải trải qua bi
kịch mất người thân từ rất sớm. Gia đình ông nghèo khổ vì cha ông thường
xuyên đau ốm nên tiền của trong gia đình đều dành để cha ông trị bệnh vậy
mà không qua khỏi. Trong cuốn: “ Đỗ An Nhân sự trạng tịnh tương sự đối
liên”, ông có viết: “Từ đó về sau, gia cảnh nhà ta càng thanh bần (do cha
của ta mắc bệnh 3, 4 năm mới mất). Mẹ ta phải buôn bán để sinh sống (sớm
đi chiều tối mới về) để nuôi dưỡng các anh em ta, mười phần gian khổ…”.
Sau khi cha ông mất, gánh nặng gia đình dồn hết lên vai mẹ ông. Bà Đỗ An


12


Nhân là một người phụ nữ mẫu mực chung thủy thủ tiết thờ chồng nuôi con.
Bà khuya sớm tảo tần, buôn ngược bán xuôi để chăm lo cho các con. Mặc dù
kinh tế gia đình rất khó khăn song bà vẫn dành dụm tiền của để Lê Thành Chu
được học tập theo con đường khoa cử.
Khi trưởng thành, ông cùng gia đình vẫn sống trong cảnh nghèo khó.
Năm Quý Dậu 18739, thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội. Chỉ trong
vòng 20 ngày, chúng chiếm nốt 3 tỉnh Bắc kì là Hải Dương, Nam Định, Ninh
Bình. Biến cố này ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và tư tưởng của người dân
Bắc kì. Cuộc sống gia đình ông vốn đã nghèo khó lại gặp cảnh loạn lạc, nước
mất nhà tan nên càng thêm khổ. Năm đó, mẹ ông và các em vẫn ở quê sinh
sống còn ông phải đi ở nhờ nhà một người quen trên thành Hà Nội 10. Lúc này,
ông đã 31 tuổi. Cuộc sống ăn nhờ ở đậu của ông trên Hà Nội rất gian khổ và
kéo dài 15 năm. Trong thời gia này, mặc dù chịu nhiều gian khổ song ông vẫn
cố công đèn sách chờ đợi hội thi.Trong cuốn Đỗ An Nhân sự trạng ông viết:
“嗣德癸酉年,天下優乱,四省(河内,南定,北寜,海洋失守),國乱家貧,生計
不給周.日甚(辰 11 周往寄食于河内親友為伴讀, 母與苐遠佗一小寮為生
理)凡十五年此間難危寔痿数矣...( Tự Đức, Quý Dậu niên, thiên hạ ưu loạn,
tứ tỉnh ( Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh , Hải Dương thất thủ), quốc loạn gia
bần, sinh kế bất cấp, Chu nhật thậm ( thời Chu vãng kí thực vu Hà Nội thân
hữu vi bạn độc , mẫu dữ đệ viễn đà nhất tiểu liêu vi sinh lí ), phàm thập ngũ
niên, thử gian nan nguy thật nuy sổ hỹ - Thời Vua Tự Đức, năm Quý Dậu
thiên hạ loạn lạc, 4 tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh thất thủ).
Nước loạn nhà nghèo, sinh sống không đủ ngày càng lo thêm, lúc này Chu
9

Trận thành Hà Nội 1873 hay còn gọi là trận thành Hà Nội lần thứ nhất, diễn ra vào ngày


20 tháng 11 năm 1873, Tổng chỉ huy quân đội nhà Nguyễn -Nguyễn Tri Phương bị bắt,
Thành Hà Nội thất thủ
10

Trang 1b, Đỗ An Nhân sự trạng tịnh tương đối liên (杜安人事狀並襄事對聯), A.1865,

Thư viện Hán Nôm, mã kí hiệu A.1865.
11

Chữ thần (辰) được viết húy đọc là thời (時)

13


đến ăn ở nhờ ở Hà Nội( còn mẹ cùng các em vẫn sinh sống ở chỗ cũ), độc
sách với bạn đến 15 năm. Trong thời gian này thật gian khó, khổ sở vậy
thay?..). Sự kiện thành Hà Nội và 4 tỉnh Bắc kì thất thủ được phản ánh rõ
trong thơ của ông qua các bài: Long Thành thất thủ ưu loạn(龍城失守憂乱
乱), Huyện thành thất thủ(縣城失守), chùm thơ 3 bài Tư loạn tam thủ (思乱
三首), các bài thơ thể hiện một cách thấm thía tâm trạng lo âu, đau xót của
một trí thức yêu nước trước cảnh đất nước mất nhà tan.
Năm Đồng Khánh thứ 2, tức năm Mậu Tý (1888) tại trường thi Hà Nội,
Lê Thành Chu đỗ Cử nhân12. Lúc này, ông đã 46 tuổi. Tới năm Thành Thái
thứ 2, tức năm Canh Dần (1890), những người đỗ đạt như ông được triều đình
nhà Nguyễn bổ nhiệm làm quan. Ông được giao chức Huấn đạo 13 làm việc tại
tổng Tiên Lữ - Hưng Yên (nay là huyên Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên). Ông có ghi
lại sự kiện này trong tác phẩm Đỗ An nhân sự trạng tịnh tương sự đối liễn :
“同慶三年戊子科仰賴祖蔭周中是科舉人.成泰二年,成事囬經,八月補授
仙侶縣訓導 ”( Đồng Khánh tam niên Mậu Tí khoa ngưỡng lại tổ ấm, Chu
trúng thị khoa Cử nhân. Thành Thái nhị niên, bát nguyệt bổ thụ Tiên Lữ

huyện Huấn đạo - Năm Đồng Khánh thứ 3, khoa Mậu Tý nhờ phúc ấm của tổ
tiên, khoa đó Chu đỗ Cử nhân). Năm Thành Thái thứ 2, trở về kinh, tháng 8
năm đó được bổ làm Huấn Đạo ở huyện Tiên Lữ ( Hưng Yên).…”
Năm Thành Thái thứ 11, tức là năm Kỉ Hợi (1899), ông làm Giáo thụ 14

12

Cử nhân: người đỗ kì thi hương

13

Huấn đạo: là chức quan chuyên coi sóc việc học hành thì cử của một phủ, huyện. Thời

Nguyễn, chức quan này được gọi là quan Huấn đạo hay quan trợ giáo Nho học Huấn đao,
được xếp vào hàng quan văn theo bậc Chánh Bát Phẩm, hưởng lương: tiền 20 quan, gạo 18
phương, tiền xuân phục 5 quan ( phần Quan chế nhà Nguyễn, nguồn Wikimedia,
)
14

Giáo thụ: Thời Nguyễn phủ nào có Tri phủ thì đặt Giáo thụ, có đồng Tri phủ thì đặt Huấn

đạo, 2 chức này tương đương nhau

14


phủ Khoái Châu- Hưng Yên15 (nay là huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) và
làm chức quan này hơn 10 năm nữa thì về hưu.
Thời kì làm quan ở Hương Yên, cuộc sống gia đình ông vẫn rất nghèo
khó vì chức quan của ông nhỏ, lương bổng ít. Chính vì vậy mà cái nghèo như

một nỗi ám ảnh trong cuộc đời ông, điều này được ông thể hiện rõ qua bài :
Bần cư cảm ngâm (貧居感吟), Tự thuật (自述). Tuy vậy, so với ngày trước,
cuộc sống hiện tại cũng đã tốt đẹp hơn nhiều. Ông có thêm lương bổng để
phụng dưỡng mẹ già và có thời gian đi thăm thú xung quanh. Trong tác phẩm
Đỗ An nhân sự trạng tịnh tương sự đối liễn, ông viết: “縣莅興吾鄉,只一水耳,
周亦喜其探省近便且有升斗以奉養晨昏吾母亦免市肆奔馳,得以居家静養
(Huyện lị hứng ngô hương, chỉ thủy nhĩ, Chu diệc hỉ kì tham tỉnh cận tiện thả
hữu, thăng đẩu dĩ phụng dưỡng thần hôn, ngô mẫu diệc miễn thị tứ bôn trì (Ở) huyện này chỉ cách quê ta một con sông mà thôi. Ta rất vui mừng được
xem xét các tỉnh gần đây, lại được thêm mấy đấu để phụng dưỡng mẹ già sớm
hôm, mẹ ta cũng tránh được việc bôn tẩu nơi chợ búa, để ở nhà tĩnh dưỡng”
Ông làm quan cho nhà Nguyễn hơn 10 năm thì cáo quan về hưu. Sự kiện
này là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời ông. Ông đã ghi lại cảm xúc của
mình khi về hưu trong bài: Khoái bác thì cáo hưu tự xướng (快博辰16告休自唱).
1.3.3.. Chức quan của Lê Thành Chu
Trong tiểu mục này, chúng tôi muốn làm rõ vấn đề về chức quan của Lê
Thành Chu vì trong các tác phẩm được sao chép lại của ông có sự sao chép sai
về chúc vụ của tác giả. Trong văn bản Lê Thành Chu thi tập( 黎成舟詩集 ),
trang 1 của phần chính văn, người chép có ghi: 侍 讀 學 士 峩溪黎成周詩集
(Thị Độc học sĩ, Nga Khê Lê Thành Chu thi tập - tập thơ của Thị Độc học sĩ
15

Phủ Khoái Châu cai quản 5 huyện là: Đông An còn gọi là Đông Yên; Kim Động; Thiên

Thi (nay là Ân Thi); Tiên Lữ; Phù Dung (nay là Phù Cừ)
16

Chữ thần (辰) : xem chú thích 11

15



Lê Thành Chu ở Nga Khê). Trong văn bản chép tay Tống bần án khúc”(送貧
案曲), trang 1 của phần chính văn, người chép có ghi: 送貧案曲, 快州博士黎
大人著 (Tống bần án khúc, Khoái Châu Bác sĩ Lê đại nhân trứ - Bác sĩ Lê
Thành Chu ở Khoái Châu trứ - Tống bần án khúc – Bác sĩ Lê đại nhân ở Khoái
Châu (Hưng Yên) soạn). Trong văn bản chép tay Đỗ An Nhân sự trạng tịnh
tương đối liên ( 杜安人事狀並襄事對聯 ), ở phần trang đầu của chính văn
người chép ghi là: 峩溪翰 林 侍 講 黎大人親母喪事 (Nga Khê, Hàn lâm
Thị giảng Lê đại nhân thân mẫu tang sự - Lễ tang mẹ của Hàn
lâm Thị giảng Lê đại nhân ở Nga khê). Trong văn bản Hạc Đình
thi tập( 鶴亭詩集 ) và văn bản Tỉnh thần chúc hỗ ca văn ( 省臣祝嘏歌文 ),
người chép đều ghi ông là 教 職 黎大人 (Giáo chức Lê đại nhân). Thứ nhất,
những người giữ các chứ quan Bác sĩ, Thị độc học sĩ, Thị giảng đều là những
chức quan lớn - quan trọng, phải là những người đỗ Tiến sĩ trở lên mới được
làm và làm việc tại Hàm lâm viện của triều đình. Chẳng hạn như chức quan
Thị độc .Trong cuốn Trung Quốc lịch đại quan xưng từ điển - Đoàn kết xuất
bản xã, Triệu Đức Nghĩa và Uông Hưng Minh chủ biên, 2000, Mục từ Thi độc,
trang 343: “Thị độc thuộc Hàn lâm viện còn được gọi là thị độc học sĩ hay thị
độc bác sĩ. Thuộc hàng Ngũ phẩm đến Thất phẩm. Đời nhà Thanh tăng lên
Tòng tứ phẩm. Có nhiệm vụ giúp nhà vua hay thái tử đọc sách”. Thứ hai, Lê
Thành Chu chỉ đỗ Cử nhân. Sau khi đỗ, ông được bổ chức Huấn đạo ở huyện
Tiên Lữ - Hưng Yên. Sau đó, ông được thăng lên làm Giáo thụ (Giáo chức) ở
phủ Khoái Châu – Hưng Yên và làm việc ở đây hơn 10 năm nữa thì về hưu.
Như vậy những chức vụ như Bác sĩ, Thị độc học sĩ hay Hàn lâm Thị giảng đều
không phải chức vụ của Lê Thành Chu. Rất có thể những chức vụ này là do
người sao chép tự ý thêm vào.
1.4. Sự nghiệp sáng tác

16



Theo như cuốn sách Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam Viên KHXHVN, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Trịnh Khắc Mạnh chủ biên,
trong mục 263 trang 114 viết thì tác phẩm của ông gồm có: Đỗ An Nhân sự
trạng tịnh tương đối liên (杜安人事狀並襄事對聯), Lê Thành Chu thi tập
( 黎成舟詩集 ), Hạc Đình thi tập (鶴亭詩集), Quan liêu phong tặng đối liên
(官僚封贈對聯), Tống bần án khúc(送貧案曲). Ngoài ra còn có thơ văn in
trong sách: Tỉnh thần chúc hỗ ca văn (省臣祝嘏歌文). Tất cả những sáng tác
này hiện vẫn còn và đang được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế về những tác phẩm của ông như sau:
- Tác phẩm “Đỗ An Nhân sự trạng tịnh tươngsự đối liên”(杜安人事狀
並襄事對聯), mã kí hiệu A.1865, 1 bản chép tay 18 trang, chia làm 2 phần.
Phần 1: ghi lại cuộc đời bà Đỗ An Nhân tức Đỗ Thị Cừ mẹ của tác giả Lê
Thành Chu; Phần 2: gồm 42 câu đối của quan lại, thân thích, môn nhân đến
viếng đám ma của bà Đỗ An Nhân.
- Tác phẩm “Lê Thành Chu thi tập”(黎成舟詩集) mã kí hiệu A.2162, 1
bản chép tay 40 trang gômg 72 bài thơ thù tặng, mừng thọ, mừng thi đỗ,
mừng thăng quan, vịnh sự vật, cảm hoài, xướng họa với bạn bè: Qua núi Tam
Điệp; Đi đường gặp mưa; Thất thủ Hà Nội; Than nghèo; Lo loạn; Con cua;
Hoa thủy tiên, Cây trúc v.v.
- Tác phẩm Hạc Đình thi tập (鶴亭詩集), mã kí hiệu A.1891, 1 bản chép
tay 42 trang gồm 75 bài thơ mừng tặng, họa đáp, thuật hoài... như: Mừng Trần
Đại Nhân ở Xuân Khê thọ 70 tuổi, tặng cử nhân Chu thi đỗ, mừng Đoàn Chân
thăng án sát... Nhiều bài nói về nỗi lo buồn của tác giả trước cảnh loạn lạc như:
Huyện thành thất thủ, Nghĩ về loạn lạc, lo về kinh thành thất thủ, Cảm hoài…
- Tác phẩm Quan liêu phong tặng đối liên (官僚封贈對聯), mã kí hiệu
A1890, 1 bản chép tay 42 trang gồm 151 câu đối mừng thi đỗ, mừng ra làm
quan được thăng chức, trang trí ở vườn hoa, trong học đường phủ Khoái Châu.
- Những bài thơ của ông được chép trong “Tỉnh thần chúc hỗ ca văn(省

17



臣祝嘏歌文), mã kí hiệu A.1122: Ở trang 27a, 27b và 28a của tác phẩm này
có chép 03 bài thơ tác giả xướng họa của với bạn là: 快州博官黎成舟告休自
唱( Khoái Châu bác thần Lê Thành Chu cáo hưu tự xướng), 陶舍舉人周有耀
和 (Đào Xá cử nhân Chu Hữu Diệu họa) và 大關秀才阮敦 和 (Đại quan tú
tài Nguyễn Đôn họa)
- Tác phẩm Tống bần án khúc (送貧案曲), mã kí hiệu AB. 413, 1 bản
chép tay 24 trang, gồm 01 ca khúc thể 6-8, nói về việc xua đuổi cái nghèo
khổ; văn của hai chú tiểu tế nhà sư bị chết đuối; văn bà vãi khóc ông sư; bài
ca thiếp khuyên chàng đừng ăn thuốc phiện; lời răn đừng đánh tổ tôm…
Như vậy, nhìn tổng thể, tác giả Lê Thành Chu sáng tác nhiều thể loại gồm
cả văn, thơ, câu đối, ca khúc nhưng thành tựu nổi bật nhất của ông vẫn là thơ.
Trong đó, đáng chú ý là hai tập thơ Hạc Đình thi tập(鶴亭詩集)75 bài và Lê
Thành Chu thi tập(黎成舟詩集) 72 bài17, gồm những bài thơ ông sáng tác từ khi
còn là Nho sinh cho tới khi ra làm quan cho nhà Nguyễn và khi về hưu. Phần lớn
các bài thơ ông viết là thơ họa đáp, mừng tặng bạn, các quan, bên cạnh đó còn có
những bài ngâm vịnh sự vật, một số bài thể hiện lòng yêu nước căm thù giặc và
một số bài trữ tình tự viết về cuộc đời mình. Giá trị thơ ca của ông sẽ được
chúng tôi tìm hiểu và trình bày cụ thể ở chương III của Luận văn
*Tóm tắt cuộc đời sự nghiệp của Lê Thành Chu
Sau quá trình nghiên cứu, phục dựng lại cuộc đời, sự nghiệp của tác giả
Lê Thành Chu, chúng tôi tóm tắt lại một cách ngắn gọn trong bảng niên biểu
về cuộc đời của ông như sau:
Bảng 1.1. Niên biểu Lê Thành Chu
Thời gian

17

Về tác giả Lê Thành Các sự kiện có liên quan

Chu

Hầu hết những bài thơ trong tập Lê Thành Chu thi tập đêu giống với các bài thơi trong

Hạc Đình thi tập, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát hai tập thơ này và kết quả sẽ được trình
bày cụ thể ở chương II của Luận văn

18


1842
(năm Ất Mùi)

1853
(năm Quý Sửu)

Sinh ở làng Nga Khê,
Nga Thượng, Hà Nội cũ
(nay là làng Nga Khê, xã
Nguyên Lý, huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam)
Cha mất, lúc này ông 12
tuổi, gia đình rơi vào
cảnh nghèo khó

1873
Gia đình ông tản cư lên
(năm Quý Dậu) Hà Nội, Lê Thành Chu
được mẹ gửi vào nhà một
người quen tiếp tục ăn

học
1888
(năm Mậu Tý)

Thời vua Thiệu Trị ( 18411847)

Thời vua Tự Đức (1848- 1883).
Thực dân pháp đánh chiếm Đà
Nẵng (1858) và 3 tỉnh miền
Đông Nam Kì (1862)
Thực dân Pháp đánh chiếm
thành Hà Nội lần 1, thành Hà
Nội thất thủ, 20 ngày sau chúng
chiếm nốt 4 tỉnh là Hà Nam, Hải
Dương, Nam Định và Ninh
Bình
Đồng Khánh lên ngôi(18861888)
Hàm Nghi bị bắt (11/1888)

Lê Thành Chu đỗ cử nhân
tại khoa thi Mậu Tý(1888),
thời vua Đồng Khánh, tại
trường thi Hà Nội
1890
Lê Thành Chu được triều Thành Thái lên ngôi (1/2/1989)
(năm Canh Dần đình nhà Nguyễn bổ
nhiệm chức Huấn Đạo
làm việc tại Tiên Lữ Hưng Yên
1900
Lê Thành Chu làm Giáo Thời vua Thành Thái

(năm Kỉ Hợi)
thụ ở phủ Khoái Châu –
Hưng Yên và làm ở quan
ở đây hơn 10 năm thì về
nghỉ hưu
Tiểu kết chương 1

Sau khi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Lê Thành Chu
chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:
- Lê Thành Chu (1853 - ?) tên tự là Hạc Đình, ông sinh ra trong một

19


gia đình nhà Nho tại phủ Nga Khê, Nga Thượng, Hà Nội cũ nay là làng Nga
Khê, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ sống trong cảnh
gia đình nghèo khó, sớm phải trải qua bi kịch mất người thân. Lớn lên gặp
cảnh nước mất nhà tan, phải chứng kiến và trải qua những biến động lớn của
lịch sử. Ông là người ham học và hiếu thuận. Con đường thi cử của ông cũng
không được hanh thông, mãi đến năm 46 tuổi ông mới đỗ và chỉ đỗ đến Cử
nhân tại khoa thi Mậu Tý (1888), đời vua Nguyễn Cảnh Tông, tại trường thi
Hà Nội. Mặc dù kết quả đỗ đạt không cao nhưng cũng đủ để khẳng định ông
là người có chí và có tài. Ông cũng là người có tư tưởng nhập thế tiến bộ, tốt
đẹp muốn đem sức mình phò vua giúp nước
- Con đường quan trường của ông không có nhiều biến động, ông chỉ
làm tới Huấn đạo - Giáo thụ, một chức quan nhỏ chuyên coi sóc việc học
hành thi cử ở một huyện, một phủ. Suốt quá trình làm quan ông luôn đem hết
sức mình để phục vụ sự nghiệp giáo dục
- Trong sự nghiệp trước tác, Lê Thành Chu cũng có những thành tựu
nhất định mà đáng kể nhất là hai tập thơ Hạc Đình thi tập(鶴亭詩集) và Lê

Thành Chu thi tập( 黎成舟詩集 ). Hai tập thơ thể hiện rõ những suy nghĩ và
chiêm nghiệm của tác giả về con người và thời cuộc. Đáng trân trọng nhất là
những bài thơ ông viết về cảnh loạn li, nước mất nhà tan, thể hiện một tấm
lòng căm thù giặc, yêu nước nồng nàn.

20


Chương 2
KHẢO SÁT VĂN BẢN LÊ THÀNH CHU THI TẬP
Trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin, chúng tôi tìm được duy
nhất một văn bản chép tay Lê Thành chu thi tập( 黎 成 舟 詩 集 ) kí hiệu
A.2126, đang được lưu trữ ở kho thư Viện nghiên cứu Hán Nôm. Như vậy,
hiện tại, văn bản Lê Thành Chu thi tập (黎成舟詩集 ) là trường hợp độc bản.
Tuy nhiên, khi khảo cứu các văn bản khác, nhất là văn bản chép tay
Hạc Đình thi tập ( 鶴 亭 詩 集 ) kí hiệu A.1891, chúng tôi nhận thấy một điều
rất thú vị là hầu hết các bài thơ trong tập thơ này đều giống với thơ trong Lê
thành Chu thi tập (黎 成舟 詩 集 ). Như vậy, chúng ta có thể xem văn bản này
như là một trường hơp dị bản.Về tình trang của văn bản này, tại kho lưu trữ
của Viện nghiên cứu Hán Nôm- Hà Nội còn lưu trữ 1 bản chép tay tập thơ 鶴

亭詩集 (Hạc Đình thi tập), mã kí hiệu là A1891với những đặc điểm như sau:
Tình trạng sách: cũ, rách gáy, phần chữ vẫn tốt và nguyên vẹn
- Khổ sách: 27cm x 16cm
- Sách đóng gáy phải kiểu hồ điệp
- Loại giấy: giấy dó
- Về hình thức trình bày:
+ Trang bìa: màu hồng nhạt, không có chữ, không có trang trí. Phần
chính giữ trang thứ 2 ghi dòng chữ 鶴 亭 詩 集 (Hạc Đình thi tập).Trang thứ 3
dòng đầu tiên trước phần chính văn ghi dòng chữ 鶴亭詩集 ,諱黎成舟 大人

手撰(Hạc Đình thi tập, húy Lê Thành Chu đại nhân thủ soạn- tập thơ của Hạc
Đình, tác giả Lê Thành Chu soạn)
+ Trong phần chính văn ở bên dưới mép trái của mỗi trang đều được
đánh số lần lượt từ 1 cho tới 31, ở bên trên giữa các trang là hang chữ 鶴 亭

詩 集 (Hạc Đình thi tập). Phần chính văn được chép từ phải qua trái, từ trên

21


xuống dưới theo lối chữ chân. Mỗi trang có 8 dòng, mỗi dòng tối đa là 20
chữ. Trang thứ 2 có hiện tượng khuyết nhan đề và người chép đã sửa bằng
cách viết chèn lên trên đầu bài thơ nhìn giống như hiện tượng viết đài nhưng
không phải, phần chú có hiện tượng chú lưỡng cước, chấm câu khoanh tròng
bằng mực đỏ, địa danh, nhân danh được đánh dấu bằng một gạch xổ thẳng
bằng mực đỏ. Hiện tượng chép sai được đánh dấu bằng 3 chấm son và viết lại
bên phải bằng mực đỏ, trường hợp khuyết chữ viết bổ xung bằng mực đỏ18.
Phần cuối của chính văn có ghi dòng chữ 名快州教職黎成舟大人撰 (Danh
Khoái Châu giáo chức Lê Thành Chu đại nhân soạn- Đại nhân Lê Thành
Chu, Giáo chức phủ Khoái Châu soạn). Căn cứ vào chức vụ của tác giả được
ghi ở cuối văn bản có thể văn bản này được sao chép vào khoảng thời gian tác
giả làm Giáo Thụ ở phủ Khoái Châu, tức là sau năm 1899.
Như vậy, trường hợp văn bản Lê Thành Chu thi tập ( 黎 成 舟 詩 集 )
không phải là độc bản và văn bản Hạc Đình thi tập ( 鶴 亭 詩 集 ) kí hiệu
A.1891 có thể được xem như một dị bản của tập thơ. Chính vì vậy trong
chương này, chúng tôi tiến hành giải quyết những vấn đề văn bản học của tập
thơ Lê Thành Chu thi tập ( 黎 成 舟 詩 集 ), nhằm hai mục đích chính là xác
lập tính chân ngụy của văn bản và khảo sát văn bản đã được xác lập là bản cơ
sở. Bản cơ sở được xác lập trên cơ sở khảo sát, so sánh và đối chiếu hai tâp
thơ Lê Thành Chu thi tập ( 黎 成 舟 詩 集 ) và Hạc Đình thi tập( 鶴 亭 詩 集 )

trên các phương diện số lượng bài thơ, câu chữ trong các bài thơ giống
nhau…
2.1. Hiện trạng văn bản Lê Thành Chu Thi tập (黎成舟詩集)
Hiện kho lưu trữ của Viện nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ 1 bản chép
Thống kê văn bản Hạc Đình thi tập có 05 trường hợp chép sai trong các bài:
3; 5; 7; 64; 68 và 08 trường hợp chép bổ xung trong các bài: 1; 27; 59; 63; 65;
68; 73; 75
18

22


×