Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

NHÓM TÍNH từ CHỈ đặc điểm về LƯỢNG của sự vật đặc điểm NGỮ NGHĨA và kết TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.21 KB, 121 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC TY BC

TRN TH PHC THU

NHóM TíNH Từ CHỉ ĐặC ĐIểM Về LƯợNG CủA Sự VậT:
ĐặC ĐIểM NGữ NGHĩA Và KếT TRị
Chuyờn ngnh: Ngụn ng Vit Nam
Mó s: 60220102

LUN VN THC S KHOA HC NG VN

NGI HNG DN KHOA HC: GS.TS BI MINH TON

SN LA, NM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào.
Tác giả Luận văn

Trần Thị Phước Thủy


Lời cảm ơn
Trong tiếng Việt, tính từ chỉ lượng là một nhóm từ có số lượng lớn và
hoạt động hết sức phức tạp. Hiện đã có một số công trình nghiên cứu tiếng
Việt đề cập đến, tuy nhiên sự nghiên cứu về tính từ chỉ lượng còn sơ lược,
nhiều điểm chưa thống nhất và còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết một


cách triệt để. Được sự động viên khuyến khích của các thầy cô giáo, thời gian
vừa qua chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Nhóm tính từ chỉ đặc
điểm về lượng của sự vật: đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị”. Về đề tài này
chúng tôi muốn khám phá cái hay, cái đẹp của tính từ chỉ lượng với tư cách là
một tín hiệu thẩm mỹ. Để thực hiện đề tài này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của
bản thân, tôi được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của GS.TS Bùi Minh Toán
cùng sự góp ý chân thành, nhiệt tình của các thầy cô giáo đã tham gia giảng
dạy lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam khóa 2 - Đại học Tây Bắc và sự động
viên khích lệ của gia đình cũng như bạn bè đồng nhiệp.
Nhân dịp này chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô
giáo, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Lai Châu, ngày tháng
Tác giả

năm 2015

Trần Thị Phước Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Vào những năm 20-30 của thế kỷ XX với sự xuất hiện của khái
niệm Trường từ vựng, Ngôn ngữ đã mở ra hướng nghiên cứu mới. Trường từ
vựng đã giúp các nhà nghiên cứu ngôn ngữ khám phá ra nhiều vấn đề trong
ngữ nghĩa học như: tính hệ thống về ngữ nghĩa, hiện tượng nhiều nghĩa, hiện
tượng trái nghĩa, đồng nghĩa… Bởi vậy việc khám phá, nghiên cứu từ vựng
theo các trường đến nay được mọi người lựa chọn và đánh giá là hướng
nghiên cứu khả dụng. Vào năm 40 của thế kỷ XX trong Ngôn ngữ học, thuật
ngữ kết trị được sử dụng rộng rãi, để chỉ khả năng kết hợp của các lớp từ hoặc

các từ loại trong ngôn ngữ nói chung. Theo các nhà nghiên cứu trong mối
quan hệ mật thiết giữa ý nghĩa và thuộc tính kết trị của từ thì ý nghĩa có vai
trò quyết định đến khả năng kết hợp từ, bởi vậy khi miêu tả hay định nghĩa
các từ loại, tiểu loại, đặc điểm ý nghĩa thường được nêu gắn với đặc điểm ngữ
pháp, đó là khả năng khả năng kết hợp và chức năng cú pháp.
1.2. Trong tiếng Việt tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật là loại
tính từ đặc biệt, biểu thị những thuộc tính của sự vật, hiện tượng được con
người tri nhận và phân chia, vừa mang đặc điểm chung vừa thể hiện đặc điểm
riêng về cách tri nhận, về văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc. Đi sâu nghiên cứu
nhóm tính từ này sẽ làm sáng tỏ cách thức, cơ chế mà người Việt tri nhận và ý
niệm hoá các thực thể không gian, cách định vị, xác định kích thước, kiểu
loại, sự phân cắt sự vật thế giới khách quan. Hướng nghiên cứu của đề tài phù
hợp với những yêu cầu, hướng tiếp cận của ngôn ngữ học ở Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào địa hạt lí luận cũng như ứng dụng
của ngôn ngữ học.


1.3. Cuộc sống là một bức tranh được con người nhận thức, tái tạo lại
thông qua ngôn ngữ và bằng ngôn ngữ. Tư duy, văn hóa của các dân tộc nói
những thứ tiếng khác nhau được ánh xạ vào ngôn ngữ. Trong mỗi ngôn ngữ
đều tồn tại một sự quy ước hóa giữa những người bản ngữ để diễn đạt tư
tưởng, tình cảm theo một cách thức nhất định. Nói theo ngôn ngữ học tri
nhận, trong các cấu trúc và quá trình tri nhận, bên cạnh cái phổ quát, cái đồng
nhất còn có cái tương đối, cái đặc thù phản ánh một cách thức phân cắt riêng
của cộng đồng bản ngữ về các sự vật và sự tình của thế giới hiện thực, phản
ánh những giới hạn và ràng buộc của văn hóa đối với cách thức tri nhận. Qua
khảo sát và đối chiếu, luận văn sẽ tìm ra những sự tương đồng và khác biệt
này trong cách thức cấu trúc hóa các quan hệ và thuộc tính không gian nói
chung và kích thước nói riêng.
Ngày nay, yêu cầu dạy học mang tính chuyên sâu, đòi hỏi phải có

những nghiên cứu toàn diện và cặn kẽ các trường từ vựng, trong đó có tiểu
trường từ vựng chỉ đặc điểm về lượng của sự vật. Các kết quả nghiên cứu của
luận văn sẽ góp phần vào việc dạy học tiếng Việt có hiệu quả hơn.
Ở nhiều nước trên thế giới đã có sự đào sâu, nghiên cứu sự chi phối của
nhân tố nghĩa đối với thuộc tính kết hợp nói riêng và hoạt động ngữ pháp nói
chung của từ nhưng ở Việt Nam là một hướng mới và còn rất ít công trình
nghiên cứu. Đây là lí do chúng tôi chọn “Nhóm tính từ chỉ đặc điểm về
lượng của sự vật: đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị” làm đề tài nghiên cứu. Với
đề tài này, tôi mong muốn góp phần làm rõ mối quan hệ giữa ý nghĩa và thuộc
tính kết hợp của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong Tiếng
Việt - một nhóm từ có số lượng tương đối lớn, có vị trí quan trọng trong kho
từ vựng dân tộc và được sử dụng rộng rãi trong Tiếng Việt.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu trường từ vựng


Vào những năm 20-30 của thế kỷ XX từ lý thuyết ngôn ngữ của F.
Saussure, Jos Trier đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm Trường. Tiếp theo đó
nhiều tác giả đã đưa ra các quan niệm về Trường. Từ đây lý thuyết trường từ
vựng dần được hình thành và được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nhanh chóng
tiếp nhận, quan tâm.
Ở Việt Nam: Từ và vốn tiếng Việt hiện đại (1976) - Nguyễn Văn Tu;
Từ vựng Tiếng Việt (1981), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng (1986) - Đỗ Hữu
Châu được coi là những công trình nghiên cứu đầu tiên có vai trò nền tảng về
Trường từ vựng. Các tác giả đã đưa ra những khái niệm có chức năng định
hướng cho việc nghiên cứu ngôn ngữ theo các Trường từ vựng: Khái niệm,
các tiêu chí, phân loại các trường từ vựng.
Ngoài những công trình nghiên cứu trình bày lý thuyết về những vấn đề
cơ bản của Trường từ vựng của Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, còn có những
luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đã khám phá áp dụng lý

thuyết Trường từ vựng để nghiên cứu các trường nghĩa cụ thể.
Có công trình khai thác nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác
phẩm thơ, văn của một số tác giả như: “ Trường từ vựng chỉ người trong thơ
Chế Lan Viên” (Nguyễn Chí Trung, LVThS, 2004); “Đặc điểm ngôn ngữ của
nữ giới qua hành vi hỏi (Trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn
Nam Cao trước 1945) ( Nguyễn Lê Lơng, LVThS, 2006); “ Khảo sát việc sử
dụng từ địa phương trong thơ Tố Hữu” ( Phạm Thị Thùy Dương, LVThS,
2008); “ Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của nhân vật nữ trong
truyện ngắn sau 1975 trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn sau
1975 ” ( Văn Thị Nga, LVThS, 2009);“ Trường từ vựng ngữ nghĩa thực vật
với hai mùa xuân hạ trong thơ nôm Đường luật thế kỷ XV-XVII” ( Hà Thị Mai
Thanh, LVThS, 2010); “Trường từ vựng ngữ nghĩa thực vật với hai mùa Thu
- Đông trong thơ nôm Đường luật thế kỷ XV-XVII” ( Nguyễn Thị Tuyết,


LVThS, 2010)…
Lại có những công trình khai thác nghiên cứu ngôn ngữ sinh hoạt hàng
ngày của người Việt Nam chúng ta: “Hiện tượng nhiều nghĩa trong trường từ
vựng chỉ người” ( Phạm Thị Hòa, LATS, 2000); “ Trường từ vựng ngữ nghĩa
các từ biểu thị thời gian của tiếng Việt trong sự so sánh với tiếng Đức” (Lê
Thị Thanh, LATS, 2001); “ Trường nghĩa mùi vị và các hình thức biểu hiện
trong Tiếng Việt” (Hoàng Ái Vân, LVThS, 2008); “ Đặc điểm tri nhận của
người Việt qua trường từ vựng thức ăn” (Đinh Phương Thảo, LVThS, 2010);
“ Đặc điểm tri nhận của người Việt qua trường ngữ nghĩa côn trùng”
(Dương Thị Mỹ Dung, LVThS, 2010); “Đặc điểm ngữ nghĩa của những từ
ngữ biểu thị phong tục cưới xin của người Việt (So sánh với người Anh)” (Vũ
Linh Chi, LVThS, 2010); “ Nghĩa biểu trưng của nhóm danh từ chỉ động vật
trong biểu thức khen chê” (Bạch Thanh Thanh, LVThS, 2012)…..
Qua một số công trình kể trên, chúng ta thấy nghiên cứu về Trường từ
vựng giúp khám phá được đặc điểm về văn hóa, tư duy của các dân tộc, đặc

trưng phong cách của tác giả, giai đoạn văn học… Có thể nói Trường từ vựng
là mảnh đất khơi gợi được sự hấp dẫn, đam mê nghiên cứu, khám phá.
2.2. Lịch sử nghiên cứu nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng
Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt
Nam ta có nhiều từ ngữ để chỉ đặc điểm về lượng của sự vật, hiện tượng rất
phong phú, giàu có, nhưng theo tìm hiểu của tôi thì kho tàng quý báu đó của
dân tộc vẫn chưa được khai thác, nghiên cứu thấu đáo. Đã có một số công
trình nghiên cứu về trường từ ngữ chỉ đặc điểm về lượng như: “Đặc trưng
ngữ pháp và ngữ nghĩa của phụ từ chỉ lượng trong Tiếng Việt” (Võ Thị
Thắm, LVThS), “ Đặc trưng ngữ nghĩa nhóm tính từ chỉ kích thước” ( Trên
ngữ liệu tiếng Nga và Tiếng Việt) … song mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến
một số đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của chúng, chỉ ra được một số đặc


trưng trong cách tri nhận về phạm trù chỉ lượng của người Việt Nam; tầm
quan trọng của khái niệm không gian trong hệ thống ngôn ngữ cũng như các
đặc điểm ngữ nghĩa các tính từ chỉ kích thước trong tiếng Nga và tiếng Việt,
và góp phần phát hiện những nét đặc trưng tư duy và văn hóa của người Nga
và người Việt được phản ánh qua nhóm từ này. Đối tượng nghiên cứu của các
công trình là cả hệ thống từ ngữ chỉ lượng trong Tiếng Việt, còn luận văn của
chúng tôi chỉ tập trung vào nhóm Tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật.
Trong các công trình trên, chưa có công trình nào đặt ra mục đích nghiên cứu
là tìm hiểu mối quan hệ giữa ý nghĩa và đặc điểm kết trị của nhóm từ ngữ chỉ
lượng. Vì vậy, đây là khoảng trống mà chúng tôi muốn khám phá, tìm hiểu.
2.3. Lịch sử nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết kết trị
trong ngôn ngữ học.
2.3.1. Trên thế giới
Vào cuối những năm 40 của thế kỷ XX, thuật ngữ kết trị được dùng
nhiều trong ngôn ngữ học với mục đích chỉ khả năng kết hợp của các lớp từ
hoặc các từ loại trong ngôn ngữ nói chung.

Thuật ngữ kết trị - tiếng Pháp: Valence- ban đầu được hiểu là thuộc
tính kết hợp của động từ. Một trong những người sáng lập lý thuyết kết trị,
nhà ngôn ngữ học người Pháp L. Tesnière quan niệm: “ Động từ có vai trò mà
ngữ pháp truyền thống gọi là vị ngữ thực chất là thành tố hạt nhân, là cái nút
chính của câu. Với vai trò hạt nhân, động từ quy định số lượng và đặc tính
của các thành tố có quan hệ với nó. Các thành tố này, xét theo mức độ gắn bó
với động từ được chia thành thành tố bắt buộc - tương ứng với chủ ngữ và bổ
ngữ truyền thống và thành tố tự do tương ứng với trạng ngữ truyền thống”. L.
Tesnière gọi thành tố bắt buộc là tham tố, thành tố tự do là chu tố.
S.D. Kasnelson - nhà ngôn ngữ học của Liên Xô cũng có quan niệm về
kết trị giống L. Tesnière. Theo S.D. Kasnelson “ kết trị là thuộc tính của lớp


từ nhất định kết hợp vào mình những từ khác”. S.D. Kasnelson phân biệt kết
trị với khả năng tham gia vào những mối quan hệ ngữ pháp nói chung của từ.
Về nguyên tắc từ nào cũng có khả năng kết hợp với từ khác, song không có
nghĩa mọi từ đều là kết trị. Từ có kết trị là những từ có khả năng tạo ra các
khoảng trống yêu cầu được bổ sung trong các phát ngôn. Để xác định được số
lượng kết trị của từ phải căn cứ vào số lượng các vị trí mở ( khoảng trống)
bao quanh từ. Theo S.D. Kasnelson: Chủ thể, đối thể trực tiếp, đối thể gián
tiếp của hành động và những yếu tố “ bổ sung” hay bổ ngữ của động từ là các
yếu tố làm đầy các vị trí mở xung quanh động từ và có ý nghĩa phụ thuộc vào
ý nghĩa của động từ. Dựa vào số lượng các vị trí mở xung quanh động từ,
S.D. Kasnelson chia động từ tiếng Nga thành: Động từ 1 vị trí, Động từ 2 vị
trí …Phân biệt kết trị thành kết trị nội dung ( thể hiện mối quan hệ về nghĩa,
gắn với mặt nghĩa của từ) và kết trị hình thức (thể hiện mối quan hệ về mặt
hình thức giữa cá từ, gắn với mặt hình thái của từ).
Như vậy, so với L. Tesnière, S.D. Kasnelson đưa ra định nghĩa kết trị chặt
chẽ hơn ( kết trị là khả năng của động từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở
đòi hỏi phải được lấp đầy trong các phát ngôn, chứ không phả là khả năng kết

hợp chung chung và Phân biệt kết trị thành kết trị nội dung và kết trị hình thức).
Bên cạnh L. Tesnière, S.D. Kasnelson còn có công trình nghiên cứu về
kết trị của N.I.Tjapkina. N.I.Tjapkina quan niệm: kết trị của động từ được xác
định dựa vào toàn bộ các mối quan hệ cú pháp có thể có đối với nó và phân biệt
kết trị chung ( kết trị được xác định dựa vào toàn bộ các quan hệ cú pháp có thể
có đối với động từ) và kết trị hạt nhân ( kết trị được xác định dựa vào mối quan
hệ của động từ với các thành tố chủ thể và đối thể của hoạt động) khi phân loại
các kiểu kết trị của động từ. Kết trị hạt nhân là cơ sở có thể dựa vào đó để tiến
hành phân tích và phân loại câu động từ. Như vậy, so với L. Tesnière, S.D.
Kasnelson, quan niệm về kết trị của N.I.Tjapkina rộng hơn và đồng nhất kết trị


với khả năng tham gia vào các mối quan hệ ngữ pháp nói chung của từ.
Qua các quan niệm về kết trị trình bày trên, cho thấy kết trị là thuộc
tính cú pháp của từ. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã nghiên cứu, khám phá
và mở rộng khái niệm kết trị sang cấp độ và bình diện khác của ngôn ngữ.
Trong “Lý thuyết kết trị và việc phân tích kết trị”, M.D.Stepanova quan niệm:
“ kết trị là khả năng kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ cùng cấp độ… kết trị
đồng thời vừa là sự kiện của ngôn ngữ, vừa là sự kiện của lời nói”. Như vậy
kết trị không phải chỉ là thuộc tính kết hợp của cấp độ từ mà còn là thuộc tính
của cấp độ ngôn ngữ khác. Kết trị cũng không phải chỉ là thuộc tính về bình
diện cú pháp, ngoài kết trị cú pháp ( kết trị hình thức) còn kết trị ngữ nghĩa
( kết trị nội dung) và kết trị logic ( khả năng kết hợp từ vựng của từ).
Qua những nội dung trình bày trên, chúng tôi thấy việc phát triển lý
thuyết kết trị là sự mở rộng khái niệm kết trị từ cấp độ từ, mà ban đầu là động
từ sang cấp độ khác của ngôn ngữ ( cấp độ hình vị, âm vị…), mở rộng từ bình
diện cú pháp sang bình diện logic – ngữ nghĩa. Kết trị không chỉ là thuộc tính
của cấp độ từ, cũng không phải là thuộc tính riêng của động từ mà là thuộc
tính của các cấp độ ngôn ngữ khác. Trong quá trình nghiên cứu, để áp dụng lý
thuyết kết trị, cần phải làm rõ các nội dung: Thứ nhất những đơn vị ngôn ngữ

nào là đơn vị có kết trị; thứ hai những thuộc tính nào là thuộc tính có kết trị.
Để giải quyết được hai nội dung này cần phải có những công trình chuyên sâu
về kết trị. Hiện nay, khái niệm kết trị đã được mở rộng đến các cấp độ khác
nhau của ngôn ngữ, song việc nghiên cứu kết trị của từ vẫn là một mảnh đất
hấp dẫn thu hút các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ.
2.3.2. Ở Việt Nam
Hiện nay ở nước ta, lý thuyết kết trị vẫn chưa được đưa vào chương
trình giảng dạy ở các trường Đại học, song rất nhiều nhà nghiên cứu say mê
tìm hiểu, vận dụng lý thuyết kết trị vào các công trình nghiên cứu. Đầu tiên,


có công trình Kết trị của động từ tiếng Việt ( 1995) của tác giả Nguyễn Văn
Lộc. Công trình này đã khái quát về lý thuyết kết trị trong ngôn ngữ, đưa ra
định nghĩa, các nguyên tắc, thủ pháp hình thức trong xác định, phân loại kết
trị của động từ, phân tích kết tố chủ thể và kết tố đối thể của động từ tiếng
Việt. Đến năm 2010, tác giả Đinh Văn Đức đã giới thiệu và thảo luận về lý
thuyết kết trị của L. Tesnière trong công trình Các bài giảng từ pháp học
tiếng Việt ( Từ loại nhìn từ bình diện chức năng). Đinh Văn Đức cho rằng:
Kết trị là loại giá trị ngữ pháp thường xuyên, biểu đạt những khía cạnh cốt lõi
của một từ loại. Do tính thường trực, kết trị dường như trở thành đặc trưng
tổng quát cho từ loại.
Ngoài ra lý thuyết kết trị thu hút không ít sinh viên, học viên vận dụng
nó vào các công trình nghiên cứu về những nhóm từ cụ thể. Dưới đây chúng
tôi liệt kê một vài công trình, cụ thể: So sánh đối chiếu kết trị của động từ
trong hai hệ thống ngôn ngữ Pháp- Việt và những ứng dụng vào việc giảng
dạy tiếng Pháp ngoại ngữ cho người Việt ( Phạm Quang Trường, Vũ Thị
Ngân, Nguyễn Quang Thuấn ( 2004), đề tài nghiên cứu khoa học, khoa Ngôn
ngữ - văn hóa Pháp, trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội); Sự
chi phối của ý nghĩa đối với kết trị và sự hiện thực hóa kết trị của động từ
( Nguyễn Mạnh Tiến, (2013), tạp chí khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội,

Khoa học xã hội và Nhân văn, tập 29, số 1, trang 35-43); Nhóm tính từ chỉ
mùi vị trong tiếng Việt: đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị ( Nguyễn Quỳnh Thu
( 2013), LVThS, Đại học Sư phạm Hà Nội); Nhóm tính từ chỉ màu sắc trong
tiếng Việt: đặc điểm ngữ nghĩa và kết trị ( Trần Ái Chin ( 2014), LVThS, Đại
học Sư phạm Hà Nội)….
Các công trình nghiên cứu trên đã áp dụng lý thuyết kết trị xét đến mối
liên hệ giữa bình diện ngữ nghĩa với đặc điểm kết trị của nhóm từ và thu được
những kết quả có giá trị. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên


cứu, trong đó nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng: Đặc điểm ngữ nghĩa và kết
trị - Đối tượng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi, là một trong những
vấn đề đó.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật,
hiện tượng trong tiếng Việt ở các phương diện: cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,
đặc điểm kết hợp (kết trị), đó là nhóm từ gồm những từ như cao - thấp, sâu nông, dày - mỏng, dài - ngắn, rộng - hẹp, to - nhỏ, nặng nhẹ, thâm thấp, mỏng
dính, nhẹ tênh, rộng rãi …
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận văn là ngữ liệu được rút ra từ
các từ điển Tiếng Việt, các tác phẩm văn học nghệ thuật và trong ngôn ngữ
sinh hoạt hàng ngày, các giáo trình, sách giáo khoa, các công trình nghiên
cứu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ.
Cụ thể, một số ngữ liệu bước đầu phục vụ đề tài được sưu tầm, tổng
hợp từ các nguồn sau:
- Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê ( chủ biên), 2008, NXB Đà Nẵng,
Trung tâm Từ điển học Vietlex.
- Từ điển chính tả, Hoàng Phê ( chủ biên), 1995, NXB Đà Nẵng, Trung
tâm Từ điển học

- Truyện Kiều - Nguyễn Du, 2006, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
- Tập Thơ “ Ra trận” - Tố Hữu, 2012, NXB Văn học, Hà Nội.
- Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt nam, Vũ Ngọc Phan, 1998, NXB Khoa
học xã hội.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến các mục đích:


- Vận dụng lý thuyết về Trường từ vựng - ngữ nghĩa và lý thuyết kết trị
vào nghiên cứu một hiện tượng ngôn ngữ cụ thể của Tiếng Việt - nhóm tính
từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật, hiện tượng trong tiếng Việt.
- Góp phần làm rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm
kết hợp của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật, hiện tượng trong
tiếng Việt, đặc biệt là phát hiện những nghĩa, nét nghĩa chưa có trong từ điển,
hoặc chưa được làm sáng tỏ, hay còn mang tính khái quát cần được miêu tả cụ
thể hơn.
- Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn dạy và học tiếng Việt.
4.2. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
- Tìm hiểu những khái niệm cơ bản về trường từ vựng và lý thuyết kết
trị có liên quan quan đến đề tài. Những khái niệm cơ bản của triết học, vật lý
học liên quan đến việc nhận thức đặc điểm về lượng của sự vật của con người
để làm cơ sở lý thuyết cho việc triển khai đề tài.
- Tập hợp và phân loại nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật
- Phân tích và Miêu tả đặc điểm cấu tạo theo từng nhóm: đơn, ghép, láy
- Miêu tả, phân tích ngữ nghĩa của các tính từ đặc điểm về lượng của sự
vật, hiện tượng trong tiếng Việt, làm rõ mối quan hệ có tính hệ thống giữa từ
và ngữ nghĩa của chúng, sự chuyển nghĩa của chúng trong sử dụng.
- Phân tích đặc điểm kết hợp khi tính từ được dùng theo nghĩa gốc và

nghĩa chuyển.
5. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp cơ
bản sau:
5.1. Phương pháp phân tích và miêu tả
Luận văn tiến hành phân tích đặc điểm cấu tạo, đặc điểm nghĩa, đặc


điểm kết hợp của các từ, các nhóm từ thuộc trường tính từ chỉ đặc điểm về
lượng của sự vật, hiện tượng trong tiếng Việt, miêu tả chúng theo các đặc
điểm trên.
5.2. Phương pháp so sánh: So sánh các tính từ, các nhóm tính từ chỉ
đặc điểm về lượng để thấy điểm đồng nhất và khác biệt của chúng.
5.3. Thủ pháp thống kê phân loại
Khảo sát, thống kê những tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật,
hiện tượng trong tiếng Việt và những biểu thức ngôn ngữ có chứa tính từ chỉ
lượng, phân chúng thành nhóm để thực hiện nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
* Về lí luận
Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần làm sáng tỏ những lí luận
chung về trường từ vựng ngữ nghĩa, về lý thuyết kết trị của từ thông qua ngữ
nghĩa và kết trị của nhóm tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật trong
Tiếng Việt. Đồng thời luận văn cũng góp phần làm sâu sắc hơn những hiểu
biết về tính từ tiếng Việt, về ngữ nghĩa và sự chuyển nghĩa, sự thay đổi kết trị
của chúng khi tham gia hoạt động giao tiếp.
* Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu dạy học tiếng
Việt trong nhà trường, góp phần vào việc xác định những chuẩn mực sử dụng
từ ngữ trong tiếng Việt.
7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và các công
trình nghiên cứu liên quan, luận án có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tính từ chỉ đặc điểm về lượng xét về cấu tạo, về nghĩa gốc
và đặc điểm kết hợp


Chương 3: Sự chuyển nghĩa, chuyển trường và thay đổi kết trị của tính
từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ sở triết học, vật lý
1.1.1. Khái niệm Lượng
Lượng là một thuộc tính của các vật thể vật chất mà con người có thể
nhận biết bằng giác quan. Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên),
2004, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng, từ Lượng có
các cách hiểu và vận dụng trong cuộc sống:
(1) Mức độ ít nhiều, có thể xác định bằng con số cụ thể. Ví dụ: Lượng
mưa hàng năm; lượng vận chuyển hàng hóa.
(2) Tính toán, cân nhắc điều kiện chủ quan và khách quan để quyết
định hành động cho phù hợp, cho có thể đạt kết quả mong muốn. Ví dụ:
Lượng sức không làm nổi; Biết lượng thế giặc mà đánh.
(3) Lạng ( thường dùng nói về khối lượng của vàng bạc).
(4) Lòng bao dung, sẵn sàng tha thứ đối với kẻ có sai lầm, tội lỗi. Ví
dụ: Rộng lượng; Hưởng lượng khoan hồng.
(5) Lượng còn dùng trong các môn khoa học (Lượng giác học; Lượng
tử), trong đời sống tình cảm của con người (Lượng thứ, Lượng tình).

Trong luận văn này, đặc điểm về lượng của sự vật được quan niệm là
những đặc điểm có thể xác định theo một số lượng chính xác hay có thể lượng
hóa thành con số. Do đó tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật khi dùng
theo nghĩa gốc thì có khả năng kết hợp với số từ, tổ hợp số từ chỉ lượng cụ thể
Ví dụ: Cây cao năm mét. Đường rộng tám mét. Xe đạp nặng 20 kg. Tuy
nhiên, những tính từ chỉ đặc điểm về lượng của sự vật khi cấu tạo thành từ
ghép hay từ láy, hoặc khi chuyển nghĩa thì mất khả năng kết hợp với số từ. So


sánh: Căn phòng rộng rãi. Ý nghĩa sâu xa của tác phẩm. Ông ấy có hiểu biết
sâu rộng… Như vậy, trong luận văn này từ lượng được hiểu theo nghĩa thứ
nhất trong các nghĩa mà từ điển Hoàng Phê nêu ra ở trên.
1.1.2. Cơ sở triết học, vật lý về lượng
Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của sự vật và hiện
tượng trong thế giới khách quan về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu
của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
Lượng là cái vốn có của sự vật, song lượng chưa làm cho sự vật là nó,
chưa làm cho nó khác với những cái khác. Lượng tồn tại cùng với chất của sự
vật và cũng có tính khách quan như chất của sự vật.
Lượng của sự vật là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ
về mặt quy mô, tốc độ, trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng. Nói đến
lượng sự vật tức là sự vật đó lớn hay bé, tốc độ phát triển nhanh hay chậm,
trình độ cao hay thấp, kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô
lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm... Trong thực tế
lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể như
vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây, một phân tử nước bao
gồm hai nguyên tử hyđrô liên kết với một nguyên tử ôxy, một cái bàn có
chiều cao 80 phân, một nước có 50 triệu dân... bên cạnh đó có những lượng
chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ tri thức
khoa học của một người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân,...

trong những trường hợp đó lượng và chất có sự hòa kết với nhau và chúng ta
chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và
khái quát hóa. Có những lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong của
sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hóa học, số lượng lĩnh vực cơ
bản của đời sống xã hội), có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài
của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật). Sự phân biệt chất và


lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Có những tính quy định trong mối
quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng
của sự vật và ngược lại. Chẳng hạn, số lượng sinh viên học giỏi nhất định của
một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó. Điều này cũng có nghĩa là
dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về lượng, song số lượng ấy cũng có
tính quy định về chất của sự vật.
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
1.2.1. Nghĩa của từ và Trường từ vựng ngữ nghĩa
1.2.1.1. Nghĩa của từ
a. Khái niệm
Trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ có khá nhiều định nghĩa về Nghĩa
của từ. Dưới đây là một số quan niệm:
- Tác giả Hoàng Văn Hành cho rằng: “Nghĩa của từ không chỉ là hệ quả
của quá trình nhận thức, mà còn là hệ quả của quá trình có tính chất tâm lý xã
hội, có tính chất lịch sử nữa”. [ 21, trang 9]
- Một quan điểm rất phố biến: Quan điểm đồng nhất nghĩa của từ với
khái niệm logic hay biểu tượng tâm lý có liên hệ với từ ấy. Những người theo
quan điểm nay cho rằng: Nghĩa của từ trong ngôn ngữ nào đó là tư tưởng của
người nói thứ tiếng ấy của loài người”.
Trong giáo trình “ Ngữ nghĩa học từ bình diện hệ thống đến hoạt động”
- Nhà xuất bản Đại học sư phạm của tác giả Đỗ Việt Hùng đã tiếp thu thành
tự của các nhà nghiên cứu đi trước và quan niệm rằng: “ Nghĩa của từ là toàn

bộ nội dung tinh thần xuất hiện trong suy nghĩ của một người bản ngữ khi
người đó tiếp xúc (tạo lập hoặc lĩnh hội) với một hình thức âm thanh ngôn
ngữ nhất định”. Vì vậy tác giả chủ trương quan niệm rộng về nghĩa của từ không chỉ bao gồm phần nội dung ổn định, chung cho cộng đồng ( gọi là phần
nghĩa hạt nhân) mà còn là phần nội dung xuất hiện trong suy nghĩ của người
sử dụng hoặc người tiếp nhận ( phần nghĩa liên hội).


b. Các nhân tố tạo nên nghĩa của từ định danh
Từ định danh là từ có chức năng gọi tên những sự vật, hoạt động, tính
chất, trạng thái…Đó thường là các danh từ, động từ, tính từ, trạng từ… Đối
lập lại là các từ phi định danh (hư từ). Trong khuân khổ phạm vi luận văn,
chúng tôi chỉ nói đến ý nghĩa của các từ định danh, bởi tính từ chỉ lượng là
loại từ định danh.
- Các nhân tố ngoài ngôn ngữ: từ tam giác ngữ nghĩa của Ogden và
Richard, có thể thấy hai nhân tố cơ bản ngoài ngôn ngữ góp phần làm nên
nghĩa của từ là: Sự vật, hiện tượng thuộc thế giới bên ngoài; Hiểu biết về sự
vật, hiện tượng.
- Các nhân tố nội bộ ngôn ngữ: yếu tố trong ngôn ngữ là toàn bộ hệ
thống ngôn ngữ.
- Tổng hợp về các nhân tố ảnh hưởng đến nghĩa của từ định danh: Phát
triển quan điểm về các nhân tố ảnh hưởng đến nghĩa của từ, tác giả Đỗ Hữu
Châu sử dụng hình tháp ngữ nghĩa:
từ - trừu tượng

tư duy

người dùng

sự vật


chức năng tín hiệu
hocjhọc

Hệ thống ngôn ngữ


Theo đó, nghĩa của từ được tạo thành trong mối quan hệ với hàng loại
các yếu tố: sự vật, tư duy, người dùng, chức năng tín hiệu học, hệ thống ngôn
ngữ … Số lượng các đỉnh ở đáy có thể thay đổi tăng lên tùy thuộc vào những
nhân tố có thể sẽ được phát hiện:
+ Từ mối quan hệ giữa từ với sự vật sẽ hình thành ý nghĩa biểu vật.
+ Từ mối quan hệ giữa từ với tư duy sẽ hình thành ý nghĩa biểu niệm.
+ Từ mối quan hệ giữa từ với người dùng sẽ hình thành ý nghĩa phong
cách, liên hội.
+ Từ mối quan hệ giữa từ với chức năng tín hiệu học sẽ hình thành ý
nghĩa giá trị chức năng.
+ Từ mối quan hệ giữa từ với hệ thống ngôn ngữ sẽ hình thành ý nghĩa
cấu trúc ( cấu tạo từ, ngữ pháp).
Trên đây là những yếu tố cơ bản tạo nên nghĩa của từ. Trên thực tế còn
có các yếu tố khác như: Lịch sử, xã hội, thời đại, tập thể xã hội, nghề nghiệp,
tôn giáo, địa phương… cũng ảnh hưởng đến nghĩa của từ.
c. Các thành phần nghĩa của từ định danh
Trong từ định danh có hai loại ý nghĩa lớn: ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa
ngữ pháp. Tuy nhiên xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu
trong luận văn chúng tôi chỉ đề cập tới ý nghĩa từ vựng.
Ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa của riêng từng từ.
Các thành phần ý nghĩa từ vựng của từ định danh:
Ý nghĩa biểu vật là thành phần của từ liên quan đến sự vật hoặc phạm vi
sự vật trong thế giới mà từ gợi ra khi ta tiếp xúc với nó ( sản sinh và tiếp nhận).
Ý nghĩa biểu vật thể hiện cách nhìn của cộng đồng ngôn ngữ về thế

giới. Nó liên quan đến các sự vật trong thế giới bên ngoài. Sự tồn tại trong thế
giới ở những dạng khác nhau, trong đó dạng cơ bản là vật chất, trong khi đó ý
nghĩa biểu vật của từ thuộc về phạm trù tinh thần của ngôn ngữ, mặt khác sự


chia cắt thế giới thành các “ mẫu- sự vật” ứng với nghĩa của từ ở các dân tộc
khác nhau là khác nhau. Từ đó cho thấy ý nghĩa biểu vật của từ mang tính dân
tộc, đặc trưng cho tư duy- văn hóa của cộng đồng ngôn ngữ. Cụ thể:
- Có sự vật ở ngôn ngữ này được biểu thị bằng một từ, nhưng ở ngôn
ngữ khác biểu thị bằng nhiều từ. Ví dụ: Trong tiếng Anh chỉ có một từ rice để
chỉ chung cho cho lúa, gạo, thóc, cơm của tiếng Việt.
- Không chỉ các ngôn ngữ khác nhau mới có sự khác nhau về phạm trù
biểu vật, ngay trong một ngôn ngữ với các vùng phương ngữ khác nhau cũng
cho thấy sự khác biệt phạm trù biểu vật. Ví dụ: Người miền Nam chỉ có một
từ lúa để chỉ chung cả lúa và thóc theo cách gọi của người miền Bắc.
Ý nghĩa biểu vật và hành động chiếu vật: Ý nghĩa biểu vật của từ là cơ sở
chiếu vật của mình khi ngôn ngữ thực hiện hoạt động hành chức, khi các từ ngữ
được sử dụng để phục vụ cho giao tiếp. Hành động chiếu vật là hành động mà
người nói sử dụng các từ ngữ để đưa sự vật, hiện tượng từ thế giới bên ngoài vào
trong diễn ngôn, còn người nghe lại từ các hình thức ngôn ngữ tiếp nhận được
mà suy ra sự vật, hiện tượng trong thế giới bên ngoài được nói đến.
Trong luận văn nghĩa gốc của các tính từ chỉ lượng tương ứng với
lượng trong hiện thực khách quan chính là nghĩa biểu vật của chúng.
Ý nghĩa biểu niệm là phần nghĩa của từ liên quan đến hiểu biết về ý
nghĩa biểu vật, tức về cách dùng từ.
Ý nghĩa biểu niệm có cấu trúc gồm một số thành tố được sắp xếp với
nhau theo một trình tự nhất định. Các thành tố được phân xuất trên cơ sở phân
tích thành tố nghĩa. Chúng là đơn vị một mặt nhỏ nhất ở phương diện nội dung
(cái được biểu hiện) của tín hiệu ngôn ngữ và được gọi là nét nghĩa. Nét nghĩa
được phân xuất trên cơ sở phân tích thành tố nghĩa. Trong cấu trúc nghĩa của từ,

mối nét nghĩa có hai đặc trưng: Đặc trưng bản chất và đặc trưng vị trí.
Đặc trưng bản chất tương ứng với thuộc tính của sự vật, hiện tượng


khách quan hoặc ứng với sự hạn chế biểu vật, hoặc thái độ, tình cảm cách
đánh giá cần lưu ý khi sử dụng từ. V.G. Gak cho rằng: “ mỗi nét nghĩa là sự
thể hiện trong nhận thức của người bản ngữ những đặc điểm khác nhau tồn tại
khách quan cho sự vật hoặc được hoặc được được môi trường ngôn ngữ gán
cho nó và, do đó là khách quan với người dùng”. [trang 64]. Song sự vật lại
tồn tại ở nhiều đặc điểm khác nhau. Đặc điểm nào được coi là nét nghĩa, đặc
điểm nào không phải là nét nghĩa. Định nghĩa của V.G. Gak khó có thể trả lời
và khó giúp ta xác định được nét nghĩa. Đỗ Hữu Châu, trong các công trình
nghiên cứu về từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt khảng định: “ Chỉ những thuộc
tính nào tạo nên sự đồng nhất và sự đối lập về mặt ngữ nghĩa giữa các từ thì
thuộc tính đó mới trở thành nét nghĩa của ý nghĩa biểu niệm. Do đó, để phát
hiện ra các nét nghĩa cần phải tìm ra những nét nghĩa chung, đồng nhất trong
nhiều từ rồi lại đối lập những từ có nét nghĩa chung đó với nhau để tìm ra nét
nghĩa cụ thể hơn, cứ như vậy cho đến khi chúng ta gặp những nét nghĩa chỉ có
riêng trong một từ”. Theo đó chúng ta dễ dàng tìm được nét nghĩa của một từ.
Ví dụ: Từ bà so sánh với thực vật, ta phân xuất được nét nghĩa [động vật],
đem so sánh với động vật, phân xuất được nét nghĩa [Người], so sánh với
người, phân xuất được nét nghĩa [ tuổi cao], so sánh ông với phân xuất được
nét nghĩa [giới tính nữ]. Hoặc tính từ chỉ đặc điểm về lượng “cao” có hệ thống
nét nghĩa như sau: (đặc điểm kích thước),( của người hay vật),(theo chiều
thẳng đứng), ( hướng từ dưới lên), (có độ đo được coi là lớn) … Song hạn
chế của các bước này là tính “ ngẫu hứng”. Hậu quả của nó đưa đến cho
chúng ta hai băn khoăn: 1) đã nhận biết được hết các nét nghĩa chưa? 2) Các
nét nghĩa nhận được có tương thích không?
Quan niệm về tính đồng nhất và đối lập của Đỗ Hữu Châu đã gợi đến
việc so sánh các nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa của một từ với mô hình phân

loại nghĩa từ vựng trong một ngôn ngữ theo chủ đề. Như vậy, nét nghĩa là


những thành phần nghĩa thể hiện thuộc tính sự vật mà từ biểu thị, dựa vào đó
mà từ có thể thuộc vào một trong các nhóm từ vựng- ngữ nghĩa được phân
chia theo chủ đề. [66]. Theo đó, từ “ lưu giữ” trong nghĩa của mình những
thong tin các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa ở các cấp độ khác nhau mà nó thuộc
vào. Trong đó thông tin về mỗi nhóm là một nét nghĩa. Lí tưởng nhất là số
lượng nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của một từ bằng đúng số
nhóm từ vựng - ngữ nghĩa mà nó thuộc vào. Ví dụ: Cấu trúc nghĩa biểu niệm
của từ “ bánh Chưng” là: (sự vật) (thực phẩm) (dùng để ăn) (một loại bánh)
(làm từ gạo, đỗ, thịt) (làm ra nhờ bàn tay con người).
Về đặc trưng vị trí của nét nghĩa: Đặc trưng này chiếm vị trí nhất định
trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ. Mỗi nét nghĩa phải chiếm một vị trí xác
định trong cấu trúc biểu niệm của từ. Trật tự các nét nghĩa thay đổi có thể làm
thay đổi nghĩa của các từ. Vị trí của các nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm
quy định giá trị, tính chất của nét nghĩa. Đặc tính vị trí của các nét nghĩa phản
ánh các giá trị hệ thống và chức năng của chúng.
Giá trị hệ thống là chỉ số về lực tạo hệ thống, lực liên kết của nét nghĩa đối
với các từ khác nhau. Nét nghĩa có vị trí càng cao thì giá trị hệ thống càng lớn.
Giá trị chức năng là chỉ số về lực khu biệt, phân biệt nghĩa giữa các từ
khác nhau. Nét nghĩa có giá trị càng thấp, càng cụ thể thì giá trị chức năng
càng lớn. Ví dụ: từ “ giáo viên” có cấu trúc biểu niệm được đánh số như sau: (
1- người) ( 2- có trình độ từ trung cấp trở lên) ( 3- ngành giáo dục) ( 4- làm
nghề dạy học). Giá trị hệ thống của các nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu
niệm của từ “ giáo viên” được sắp xếp từ cao xuống thấp như sau: 1-2-3-4.
Giá trị chức năng thì thứ tự là: 4-3-2-1.
Ý nghĩa biểu thái là thành phần nghĩa liên quan đến thái độ, cảm xúc,
cách đánh giá.
Ý nghĩa biểu thái có vai trò quan trọng trong hướng dẫn cách dùng từ.



Ví dụ: “Mời xơi cơm” và “ ăn cơm đi” là hai từ có ý nghĩa biểu thái khác
nhau: “Mời xơi cơm” thể hiện thái độ tôn trọng, “ăn cơm đi” thể hiện thái độ
bình thường, dân dã. Hoặc hai từ đồng nhất về nghĩa biểu vật và biểu niệm
( chỉ đặc điểm kích thước theo chiều thẳng đứng, hướng từ dưới lên, độ đo
nhỏ …) nhưng khác nhau về nghĩa biểu thái, chẳng hạn: thấp/ lùn tịt. Ví dụ:
“Hoa đứng đầu hàng vì Hoa thấp nhất nhóm” ( Lời giải thích, mang tính
trung hòa) và “ Cái Hoa lùn tịt” ( Nhận xét mang thái độ chê bai). Bởi vậy ý
nghĩa biểu thái là một nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của từ.
Ý nghĩa liên hội là thành phần nghĩa không ổn định nhưng lại có vai
trò quan trọng trong giao tiếp, trong việc sử dụng từ. Những từ gây ra những ý
nghĩa không đẹp, không tốt không nên dùng ở những chỗ không phù hợp. Ví
dụ: Trong sinh hoạt của dân tộc ta rất kị nghe những từ phân, gio… trong khi
ăn uống cũng là biểu hiện của việc cần phải biết ý nghĩa liên hội của từ để
dùng từ cho phù hợp.
Ý nghĩa liên hội của từ còn phản ánh những suy nghĩ, tính biểu trưng,
đặc điểm của điển dạng trong các thời kỳ khác nhau. Ý nghĩa liên hội cũng có
tính cá nhân, do điều kiện song và kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân quyết
định. Ví dụ: với từ Xe có người sẽ hình dung ra “xe đạp, xe máy”, có người
hình dung ra “xe ô tô”, rồi “siêu xe” và cũng có thể đó là “mục đích, điểm
phấn đấu” của cá nhân nào đó….
Việc nắm bắt và phân tích được các ý nghĩa liên hội góp phần tìm ra
các đặc trưng nhận thức của thời đại, của cộng đồng ngôn ngữ và của cá nhân
các nhà sáng tác - các nhà nghệ thuật ngôn ngữ.
đ. Hiện tượng nhiều nghĩa
Đặc điểm của tín hiệu ngôn ngữ có tính đa trị. Biểu hiện quan trọng của
tính đa trị là một cái biểu đạt (một hình thức tín hiệu) có thể có nhiều cái được
biểu đạt (ứng với nhiều nội dung). Đó là hiện tượng nhiều nghĩa và hiện



tượng đồng âm. Hiện tượng nhiều nghĩa là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa;
hiện tượng đồng âm là hiện tượng các từ khác nhau có hình thức âm thanh
trùng nhau một cách ngẫu nhiên.
Hiện tượng nhiều nghĩa của từ là kết quả của sự chuyển biến ý nghĩa
của từ. Động lực chính là do nhu cầu giao tiếp như: nhu cầu gọi tên sự vật,
hiện tượng, tính chất….mới và sự ảnh hưởng của yếu tố tâm lý xã hội do các
nguyên nhân kiêng kị, nói giảm nói tránh để đảm bảo phương châm lịch sự..
Đồng thời còn phụ thuộc vào tư tưởng phổ biến trong mỗi giai đoạn lịch sử xã
hội và cách nhìn nhận, nhận thức của cộng đồng, hoặc các cá nhân đối với sự
vật, hiện tượng trong thế giới.
Hiện tượng nhiều nghĩa được chia ra: Hiện tượng nhiều nghĩa ngôn ngữ
và Hiện tượng nhiều nghĩa lời nói.
Về phương thức chuyển nghĩa: phương thức mà dựa vào đó có thể thực
hiện sự chuyển biến ý nghĩa và tăng thêm nghĩa mới cho từ. Ẩn dụ và Hoán
dụ là hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến nhất.
Về quá trình chuyển nghĩa: Sự chuyển biến ý nghĩa của từ diễn ra theo
nhiều phương thức khác nhau:
- Sau quá trình chuyển nghĩa, nghĩa ban đầu của từ không còn. Ví dụ:
Từ “đểu” và “cáng” nghĩa ban đầu chỉ phu khiêng kiệu, sau quá trình chuyển
nghĩa “ đểu cáng” được dùng để chỉ một tính không tốt của con người.
- Sau quá trình chuyển nghĩa, nghĩa sau trái ngược hẳn với ý nghĩa
trước (trở thành đồng nghĩa với từ vốn trái nghĩa với nó). Ví dụ: Chị công
nhân đứng 20 máy = chị công nhân chạy 20 máy.
- Sau quá trình chuyển nghĩa, nghĩa mới có thể được mở rộng hơn, có
thể bị thu hẹp hơn so với nghĩa gốc. Ví dụ: “Chiến tranh lạnh” có nghĩa rộng
nhưng “tôi đang chiến tranh lạnh với bà xã” (mâu thuẫn gia đình). Hoặc
“Chúng em đang kế hoạch” (kế hoạch = chưa vội sinh con).
- Trong quá trình chuyển nghĩa, ý nghĩa biểu thái cũng có thể bị thay



×