Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và nêu lên định hướng, giải pháp để du lịch tỉnh phát triển theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 35 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................3
a. Lý do chon đề tài...............................................................................3
b. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................3
c. Nội dung nghiên cứu.........................................................................3
d. Phương pháp nghiên cứu..................................................................3
e. Giới hạn đề tài...................................................................................4
1. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................5
1.1. Khái niệm du lịch ...................................................................................5
1.2. Phát triển du lịch theo hướng bền vững..................................................5
1.2.1. Phát triển bền vững là gì?..................................................................5
1.2.2. Du lịch bền vững là gì?......................................................................9
1.2.3. Mục tiêu của Du lịch bền vững .........................................................9
1.2.4. Những nguyên tắc của du lịch bền vững :.........................................9
2. CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU.......................................................................................................11
2.1. Khái quát chung về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu........................................11
2.2. Tiềm năng để phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.....................12
2.2.1. Về tài nguyên thiên nhiên: ..............................................................12
2.2.2. Về tài nguyên nhân văn: .................................................................13
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng tàu...............................14
2.3.1. Khách du lịch, doanh thu.................................................................14
2.3.2. Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch............................................14
2.3.3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lich.......................................15
2.3.4. Vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu...............15
2.3.5. Nguồn nhân lực................................................................................16
2.3.6. Các dịch vụ du lịch khác..................................................................18
2.3.7. Các điểm, tuyến du lịch được khai thác chủ yếu của tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.............................................................................................................18
2.3.7.1. Điểm du lịch:.............................................................................18



Trang 1


2.3.7.2. Tuyến du lịch.............................................................................22
2.4. Thành tựu và hạn chế trong phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
.................................................................................................................................24
2.4.1. Thành tựu:........................................................................................24
2.4.2. Hạn chế:............................................................................................26
3. CHUƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÀ
RỊA VŨNG TÀU THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.....................28
3.1. Định hướng............................................................................................28
3.2. Giải pháp để phát triển bền vững du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu..............31
PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................35

Trang 2


PHẦN MỞ ĐẦU
a.

Lý do chon đề tài
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhất cả nước

với thế mạnh về du lịch biển đảo. Ngoài ra, Bà Rịa Vũng Tàu còn là nơi có nhiều di
tích lịch sử văn hóa để phục vụ cho tham quan du lịch. Để đáp ứng nhu cầu ngày
càng lớn của du khách, tỉnh bà Rịa Vũng Tàu đã có nhiều chính sách thu hút vốn
đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các loại hình du lịch đặc trưng, phát triển
môi trường du lịch thân thiện, lý tưởng. Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đạt

được nhiều thành tựu đáng kể trong nhiều năm qua, đóng góp không nhỏ cho nền
kinh tế của tỉnh cũng như của cả nước. Tuy nhiên, trước sức cạnh tranh mãnh liệt
của nhiều điểm đến lý tưởng khác trên cả nước và Thế Giới, du lịch tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu phải làm gì để đứng vững, vẫn hấp dẫn du khách nhưng cũng đảm bảo
bảo vệ được môi trường, tài nguyên của tỉnh. Đó là vấn đề cấp thiết hiện nay đối
với ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Để giải quyết đề nay, ngay từ bây
giờ, chúng ta cần phải chung sức góp phần xây dựng du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu
phát triển theo hướng bền vững. Không phải là vấn đề mới mẻ nhưng là vấn đề cần
giải quyết để đưa du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ
đạo của tỉnh.
b.

Mục tiêu nghiên cứu

Nội Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đó đưa
ra giải pháp để du lịch tỉnh phát triển bền vững trong tương lai.
c.

Nội dung nghiên cứu
Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Định hướng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu theo hướng bền vững.
Giải pháp phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu theo hướng bền ,vững.

d.

Phương pháp nghiên cứu

Trang 3



Đề tài được hoàn thành trong thời gian ngắn nên chủ yếu dựa trên phương
pháp thu thập và xử lý thông tin. Sau đó phân tích, đưa ra đánh giá nhận xét dựa
trên quan điểm cá nhân.
e.

Giới hạn đề tài
Được hoàn thành trong thời gian ngắn nên chỉ tập trung nghiên cứu hiện trạng

phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và nêu lên định hướng, giải pháp để du
lịch tỉnh phát triển theo hướng bền vững.

Trang 4


PHẦN NỘI DUNG

1.CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

1.2. Phát triển du lịch theo hướng bền vững
1.2.1.

Phát triển bền vững là gì?

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng
môi trường, do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất.
Một số định nghĩa của Khoa học Môi trường bàn về phát triển bền vững:

- Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát
triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ
Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.
-Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and
Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển
đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương
lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
- Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh
tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích
tương tự trong tương lai (Gôdian và hecdue, 1988, GS. Grima Lino).
Định nghĩa này bao gồm hai nội dung then chốt: các nhu cầu của con người và
những giới hạn đối với khả năng của môi trường đáp ứng các nhu cầu hiện tại và
tương lai của con người.
- Phát triển là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết kiệm
các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người thế hệ hiện
nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau (Nguyễn Mạnh Huấn, Hoàng Đình PhuNhững vấn đề kinh tế –xã hội và văn hoá trong phát triển bền vững, Hà Nội 3/1993,
trang 17,18).

Trang 5


- Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế làm giảm sự khai
thác tài nguyên cho phát triển kinh tế, sự suy thoái Môi trường trong tương lai và
làm giảm sự đói nghèo.
- Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi Công nghệ hiện đại, Công nghệ
sạch, Công nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc từ sản
phẩm kinh tế –xã hội.
Muốn vậy, phải giải quyết các mâu thuẫn như sản xuất –nhu cầu-tài nguyên
thiên nhiên và phân phối, vốn đầu tư, cũng như Công nghệ tiên tiến cho sản xuất.
-Các nước trên thế giới đều có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên;

điều kiện kinh tế –xã hội khác nhau, đưa đến hiện tượng có nước giàu và nước
nghèo, nước công nghiệp phát triển và nước nông nghiệp. Do đó cần xem xét bốn
vấn đề: con người, kinh tế, môi trường và công nghệ, qua đó phân tích phát triển
bền vững và có đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-Về kinh tế, phát triển bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức
khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng
về quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi
thành viên trong cộng đồng xã hội.
-Về con người, để đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao trình độ văn
hoá, khoa học kỹ thuật cho người dân, nhờ vậy người dân sẽ tích cực tham gia bảo
vệ môi trường cho sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải đào tạo một đội ngũ các
nhà giáo đủ về số lượng, cũng như các thầy thuốc, các kỹ thuật viên, các chuyên
gia, các nhà khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống.
-Về môi trường, phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên như đất
trồng, nguồn nước, khoáng sản… Đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của
dân số tăng nhanh.
Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, uy hiếp
đời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông
nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nước và lương thực.

Trang 6


-Về Công nghệ, phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu quả các loại
hình công nghệ sạch trong sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp cần đạt mục tiêu ít
chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các chất thải, ngăn ngừa
các chất khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon bảo vệ trái đất.


Trang 7


- Phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển kinh tế –xã hội –văn hoá –
môi

trường.

Hệ kinh tế

Phát

triển

bền

vững

Hệ xã hội

Hệ tự nhiên

Mô hình tương tác giữa ba hệ thống: tự nhiên – kinh tế - xã hội và
phát riển bền vững ( Jacoboss và Sadler,1990)

Trang 8


Sơ đồ “Ven” cho thấy phát triển bền vững là trung tâm, là sự hài hoà của các
giá trị kinh tế –xã hội –môi trường… trong quá trình phát triển thế giới nói chung

và của Việt Nam nói riêng.
Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của nó, song nó được gắn với mục tiêu
khác. Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu cho cả nhu cầu
hiện tại và tương lai vì xã hội loài người.
1.2.2.

Du lịch bền vững là gì?

"Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng
dùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ
tương lai".
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào
đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn
duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các
hệ đảm bảo sự sống.
1.2.3.

Mục tiêu của Du lịch bền vững

- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.
- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa.
- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.
- Duy trì chất lượng môi trường
1.2.4.

Những nguyên tắc của du lịch bền vững :

Sử dụng tài nguyên một cách bền vững : bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên,
xã hội, văn hóa. Việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất

của việc phát triển du lịch lâu dài.
Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái
môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch.
Duy trì tính đa dạng : Duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và
văn hóa là rất quan trọng đối với DLBV., tạo ra sức bật cho ngành du lịch.

Trang 9


Hỗ trợ nền kinh tế địa phương. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa
phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng
như tránh gây hại cho môi trường.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại
lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị
hiếu du khách.
Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp
du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp
tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp
du lịch bền vững nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
Marketing du lịch một cách có trách nhiệm. Phải cung cấp cho du khách
những thông tin đầy dủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du
khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa du lịch , qua đó góp phần thỏa
mãn nhu cầu của du khách.
Triển khai các nghiên cứu, nhằm hỗ trợ, giải quyết các vấn đề mang lại lợi ích
cho du lịch, cho các nhà kinh doanh du lịch và cho du khách.

Trang 10



2.CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.1. Khái quát chung về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh miền Đông Nam bộ, phía Bắc giáp 3 huyện
Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai; Phía Tây giáp huyện Cần
Giờ, TP. Hồ Chí Minh; Phía Đông giáp huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; Phía
Nam giáp Biển Đông với hơn 305 km bờ biển, trong đó có khoảng 72 km là bãi
tắm.
Diện tích tự nhiên là 1.982,2 km2, trong đó đất nông nghiệp 78.690 ha, chiếm
39%; đất lâm nghiệp 65.000 ha, chiếm 33%; đất chuyên dùng 4.153 ha chiếm 2,1%;
đất thổ cư 8.949 ha, chiếm 4,6%; số còn lại là đất chưa khai thác.
Địa hình của tỉnh bao gồm đồi núi, đồng bằng nhỏ cùng các đồi cát chạy
vòng theo bờ biển.
Khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu là nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng
năm 270C, ít gió bão, nhiều nắng. Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt,
đây chính là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam bộ hướng ra biển Đông, hội tụ
nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: công
nghiệp khai thác dầu khí, cảng biển và vận tải biển, khai thác chế biến hải sản, du
lịch…
Ngoài ra, Bà Rịa - Vũng Tàu còn có nhiều hồ chứa nước rất lớn như Kim
Long, Đá Đen, Đá Bàn, Châu Pha, Sông Soài, Lồ Ô, Suối Giàu. Nhiều sông như
sông Ray, Bà Đáp, sông Dinh, sông Thị Vải và còn có trên 200 con suối, đặc biệt là
suối nước nóng Bình Châu là một tài nguyên nước khoáng quý…
Tổng số dân cư 908.332 người. Trong đó, dân ở thành phố, thị trấn 281,549
người. Mật độ trung bình 349,8 người/ km2. TP. Vũng Tàu đông nhất với 912,5
người/ km2. Dân tộc chủ yếu là người Việt, ngoài ra còn có người Hoa, Châu Ro,
Khơ me, Mường, Tày. Lực lượng lao động chiếm 52,56% tổng số dân. …

Trang 11



Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều điều kiện phát triển đồng bộ giao thông đường
bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không và là nơi trung chuyển đi các nơi
trong nước, quốc tế. Bà Rịa -Vũng Tàu có quốc lộ 56 đi Đồng Nai, quốc lộ 55 đi
Bình Thuận và quốc lộ 51 đi TP. Hồ Chí Minh.
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn của cả nước, được kết hợp hài
hoà giữa quần thể thiên nhiên biển, núi, cùng kiến trúc đô thị và các công trình văn
hoá như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ… tạo cho Vũng Tàu có ưu thế của thành
phố du lịch biển tuyệt đẹp đầy sức quyến rũ bởi các bãi tắm: Thùy Vân, Chí Linh,
Bãi Dứa, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Trước. Tại các huyện Đất Đỏ có bãi tắm Thùy
Dương, huyện Xuyên Mộc có bãi tắm Hồ Tràm và Hồ Cốc, huyện Long Điền có bãi
tắm Long Hải… cũng rất nổi triếng. Ra Côn Đảo có bãi tắm Đất Dốc, Bảy Cạnh,
Đầm Trầu, Hòn Cau, Hòn Tre… Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong những khu vực
trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, là một địa bàn du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng của Việt Nam.

2.2. Tiềm năng để phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.2.1.

Về tài nguyên thiên nhiên:

Bà Rịa–Vũng Tàu có Vườn quốc gia Côn Đảo, diện tích 6.043 ha, gồm 16
đảo, Khu bảo tồn Bình Châu Phước Bửu (diện tích trên 11.000ha) với nhiều hệ
động, thực vật phong phú; khu suối nước nóng với nhiệt độ trên 800C, có nhiều núi
có cảnh quan đẹp như: Núi Minh Đạm, Núi Dinh, Núi Lớn, Núi Nhỏ... Trong
khoảng trên 300km chiều dài bờ biển của Bà Rịa-Vũng Tàu có 72km là bãi tắm tốt
với địa hình và cảnh quan đẹp hấp dẫn như: bãi Trước, bãi Sau, bãi Dứa, bãi Dâu,
bãi tắm Long Hải-Phước Hải…; trong đó có khu vực hình thành các khu du lịch
mang tầm quốc gia và quốc tế như: KDL Côn Đảo, KDL Long Hải – Phước Hải là
2 trong tổng số 20 KDL quốc gia trong cả nước đã được Chính phủ công nhân. Đặc

biệt Côn Đảo là nơi có Vườn quốc gia Côn Đảo có hệ động thực vật đa dạng phong
phú, khí hậu mát mẻ, ôn hòa quanh năm với hệ thống đảo nhỏ với nhiều cảnh quan
hấp dẫn.
Bên cạnh giá trị tự nhiên, các yếu tố nhân văn cũng đóng góp vào sự phát triển
du lịch biển cho địa phương.

Trang 12


2.2.2.

Về tài nguyên nhân văn:

Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa lâu đời. Các nghiên
cứu khảo cổ đã cho thấy sự hiện diện của các dấu tích văn hóa thời đại đá mới (di
chỉ Hàng Dương ở Côn Đảo) và thời đại sơ kỳ đồng (các di chỉ Bưng Bạc, Xuân
Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai) là những nền văn hóa phát triển liên tục ở đây suốt thiên
niên kỷ II truớc Công nguyên đến thế kỷ thứ I đầu Công nguyên. Song điều đáng
chú ý là Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh có số lượng di tích xếp hạng khá nhiều. Tính đến
nay toàn tỉnh có 31 di tích đã được Nhà nước công nhận xếp hạng cấp quốc gia
cùng 152 di tích khác được tiến hành kiểm kê lập hồ sơ quản lý. Các di tích lịch sử
kiến trúc các tôn giáo gồm: Khu Đình Thần Thắng Tam, Miếu Bà, Lăng Cá Ông,
Thích Ca Phật Đài, Chùa Long Bàn… các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến
gồm: Địa đạo Long Phước, Khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen của tỉnh và Miền
trong thời kỳ chống Mỹ, Khu nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo, Khu căn cứ núi
Minh Đạm, Bến Lộc An với đường Hồ Chí Minh trên biển, Địa Đạo Kim Long…
Các lễ hội và văn hóa dân gian: Lễ hội nghênh rước cá Ông từ 16-18/8 Âm
lịch hàng năm, lễ hội Miếu Bà (Dinh Cô) từ 16-18/10 Âm lịch, lễ hội ông Trần đảo
Long Sơn ngày 20/2 và 9/9 Âm lịch… Đặc biệt, các sự kiện văn hóa tiêu biểu được
tổ chức thường xuyên hàng năm như: Khai hội Văn hóa - Du lịch được tổ chức từ

mùng 01 đến mùng 10 Tết; Giải vô địch cờ vua Trẻ thế giới 2008; cuộc thi Hoa hậu
quý bà thành đạt 2009… là những chuỗi sự kiện để thu hút khách du lịch đến với Bà
Rịa-Vũng Tàu. Ngoài ra, hệ thống đô thị có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức hoạt
động du lịch theo lãnh thổ, sự phát triển và hình thành nhanh chóng của hệ thống đô
thị vùng ven biển hiện nay sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của du
lịch biển.
Tóm lại, Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng để
phát triển du lịch. Nơi đây đã, đang và sẽ trở thành trung tâm du lịch lớn nhất cả
nước mang tầm vóc quốc tế. Đặc biệt, với xu hướng và thị trường du lịch hiện nay,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái; kết hợp
giữa du lịch biển đảo gắn với bảo tồn phát huy di sản văn hoá dân tộc và bảo vệ tài
nguyên môi trường. Ngoài ra, với lợi thế về giao thông, cơ sở vật chất hạ tầng, khí

Trang 13


hậu ôn hòa, thắng cảng đẹp, hằng năm, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu là nơi đăng cai tổ
chức nhiều sự kiện lớn thu hút rất nhiều lượt khách tham quan . Chính điều này, tạo
lợi thế để tỉnh thúc đầy phát triển loại hình du lịch mới – du lịch Mice gắn với
thương mại, các buổi hội thảo khoa học

2.3. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng tàu
2.3.1.

Khách du lịch, doanh thu

Tính đến tháng 11-2009 doanh thu du lịch ước thực hiện 1.320,17 tỷ đồng, đạt
88,31 % kế hoạch năm; Các đơn vị kinh doanh đón và phục vụ 6.830.800 lượt
khách, đạt 90,71 % kế hoạch năm, trong đó khách quốc tế: 250.250 lượt, đạt 89,38
% kế hoạch năm.

+ Riêng khách tàu biển: 11 tháng năm 2009 đón khoảng 33.100 lượt cập cảng
Phú Mỹ, Baria Serece và Interflour.
Kết quả kinh doanh du lịch cả năm 2009:với tổng doanh thu 1.495 tỷ đồng,
các đơn vị kinh doanh đón và phục vụ khoảng 7.550.000 lượt khách du lịch, trong
đó có 280.000 lượt khách quốc tế.
2.3.2.

Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch

Hiện nay các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã
tương đối hiện đại. Bên cạnh hệ thống hạ tầng và giao thông đi lại thuận lợi để phát
triển các khu vực du lịch trọng điểm, nhiều khu du lịch chất lượng cao đã hình
thành và phát huy hiệu quả, làm tăng doanh thu và lượng khách. Đáng chú ý là ngày
càng có nhiều cơ sở lưu trú (CSLT) du lịch được xếp hạng từ đạt chuẩn tối thiểu
đến 4 sao. Một số dự án đang xây dựng hoặc sắp xây dựng cũng hướng đến chuẩn
4-5 sao, sẽ là những nơi thu hút khách quốc tế có hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển
Tốc độ phát triển của các CSLT trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây
tăng khá nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 2000 toàn tỉnh mới chỉ có 20
khách sạn, resort với 1.240 phòng được xếp hạng; số khách sạn, resort từ 3 sao trở
lên chỉ là 7. Đến năm 2005, số CSLT được xếp hạng tăng lên 70 cơ sở, gấp 3,5 lần
năm 2000 và số phòng là 2.312. Trong đó, số CSLT đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên là
14.

Trang 14


Tính đến tháng 11/2010, tổng số khách sạn và resort trên địa bàn Tỉnh đang
hoạt động kinh doanh là: 162 cơ sở với 6.722 phòng. So với năm 2009 tăng 14 cơ
sở và 533 phòng. Trong đó có 77 cơ sở được xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao và hạng

cao cấp với 4.252 phòng và 40 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch với
994 phòng.
Cụ thể:
- 01 khách sạn 5 sao 144 phòng
- 07 khách sạn 4 sao 833 phòng
- 10 khách sạn 3 sao 798 phòng
- 30 khách sạn 2 sao 1.575 phòng
- 27 khách sạn 1 sao 819 phòng
- 01 cụm biệt thự cao cấp (6 biệt thự) với 19 phòng
- 02 căn hộ cao cấp 76 phòng.
Ngoài ra còn có 681 cơ sở với 3.872 phòng là nhà nghỉ lưu trú du lịch của hộ
kinh doanh cá thể.
2.3.3.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lich

Tính đến T8/2010 toàn tỉnh có:
143 doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
(trong đó có 19 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, riêng lữ hành quốc tế có
08 đơn vị)
2.3.4.

Vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Năm 2008 đã có 124 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với diện tích:
3.112,74 ha. Tổng vốn đăng ký đầu tư là 16.670,45 tỉ đồng và 6.299,7 triệu USD
Tổng vốn thực hiện là 2.855,76 tỷ đồng và 51,4 triệu USD.Trong đó:
+ Có 12 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với diện tích 801,797 ha, tổng vốn
đăng ký đầu tư là 6.299,7 triệu USD vốn đã thực hiện khoảng 51,4 triệu USD
+ Có 112 dự án đầu tư trong nước với diện tích 2.310,77 ha, tổng vốn đăng ký

đầu tư là 16.670,45 tỉ đồng, vốn đã thực hiện khoảng 2.855,76 tỉ đồng.Trong năm
2008 đã đưa 08 dự án đưa vào khai thác kinh doanh; 35 dự án đang thi công xây
dựng; 41 dự án đang làm thủ tục đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng; 40 dự án

Trang 15


đang làm thủ tục xây dựng, trong đó có 6 dự án đang thiết kế xây dựng, 34 dự án
đang lập và điều chỉnh QH chi tiết tỷ lệ 1/500.
Tính đến tháng 01/2009, trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 125 dự án
đầu tư du lịch được thỏa thuận địa điểm (không tính 10 dự án đã hoàn thành và đưa
vào khai thác kinh doanh, danh mục đính kèm) với tổng diện tích là: 3.694,41 ha;
tổng số vốn đăng ký đầu tư là 19.436,49 tỉ đồng và 10.959,12 triệu USD.
Tổng vốn thực hiện của các dự án tính đến nay là : 2.804,79 tỉ đồng và 66,15
triệu USD. Cụ thể như sau :
+ Các dự án đầu tư trong nước (112 dự án) : Tổng vốn thực hiện đến nay là
2.804,79 tỉ đồng / 19.436,49 tỉ đồng tổng vốn đăng ký, đạt 14,43 % .
+ Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (13 dự án) : Tổng vốn thực hiện đến
nay là 66,15 triệu USD / 10.959,12 triệu USD tổng vốn đăng ký, đạt 0,6 % .
2.3.5.

Nguồn nhân lực

Tính đến tháng 9/2010 đã cấp 22 thẻ hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 09
thẻ quốc tế. Riêng đội ngũ làm nhiệm vụ cấp cứu tại các bãi tắm trước đây, tòan
tỉnh có 15 nhân viên làm nhiệm vụ cúu hộ tại các bãi tắm được ngân sách hỗ trợ
lương nhưng đến nay tổng số nhân viên cấp cứu thủy nạn tại các bãi tắm trên tòan
địa bàn tỉnh lên đến 212 người đã được đào tạo căn bản và được cấp chứng nhận.
Từng doanh nghiệp đã có đội ngũ cấp cứu viên do doanh nghiệp quản lý và tự trả
lương cho lao động, ngân sách không phải chi cho đội ngũ lao động trong lĩnh vực

này. Đến nay, các doanh nghiệp du lịch có bãi biển từ Vũng Tàu đến Bình Châu Xuyên Mộc (kể cả Côn Đảo) đều có cấp cứu viên thường xuyên túc trực tại các bãi
tắm, hồ bơi để kịp thời cứu hộ khi du khách gặp nạn trong lúc tắm biển. Cũng nhờ
có đội ngũ cấp cứu viên này nên hàng năm, ngành du lịch BR-VT đã cứu hộ kịp
thời hàng nghìn du khách khi tắm biển gặp ao xóay, chuột rút hoặc ngất do say
nắng, trẻ lạc .v.v…Trong những năm gần đây tay nghề của đội ngũ công nhân lao
động như nhân viên phục vụ bàn, Buồng tại các khách sạn, các Resort trên địa bàn
được nâng cao, đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ ngày càng cao của du khách; thái
độ phục vụ, cung cách giao tiếp của đội ngũ công nhân lao động trong ngành được
cải thiện. Đội ngũ làm công tác lễ tân tại các khách sạn, các khu du lịch trên địa bàn

Trang 16


tỉnh đã được bồi dưỡng kiến thức về các di tích, danh lam thắng cảnh của địa
phương để nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm phục vụ du khách một cách tốt nhất.
Ngòai ra, một số cán bộ- công nhân viên các ngành liên quan như Văn hóa Thông
tin, Công an, Giao thông đã được tham gia học tập các lớp bồi dưỡng kiến thức văn
minh giao tiếp do Sở Du lịch tổ chức theo chỉ đạo của UBND Tỉnh cũng nâng cao
được nhận thức trong quan hệ giao tiếp với nhân dân và du khách, góp phần xây
dựng hình ảnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày càng trở nên “Ấn tượng và thân thiện” đối
với khách du lịch gần xa.
Tuy nhiên hiện nay, nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch của tỉnh đang gặp
nhiều khó khăn khi cầu nhiều hơn cung và chất lượng lao động vẫn chua đạt chuẩn
đối với các khách sạn 4 và 5 sao. Với đặc thù cuả địa phương, hầu hết các dự án du
lịch đang được đầu tư đều nằm ở các huyện, đời sống nhân dân còn khó khăn nên
lao động đã qua trường lớp rất ít ỏi. Chưa kể trên 5.000 lao động phải được đào tạo
mới và đào tạo lại hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt động. Trong
đó, lao động có trình độ đại học là 820 người; cao đẳng là 250 người; trung cấp là
1.235; sơ cấp là 1.264 người và lao động khác gần 1.000 người.
Nhưng hiện nay, ngành du lịch tại các trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp

đang gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh bởi một số nguyên nhân sau đây:
- Một là Ngành du lịch là ngành kinh tế có tính đặc thu đòi hỏi người lao động
phải có ngoại hình tương đối khá cao so với một số ngành khác.
- Hai là, người lao động khi có trình độ thì thích chọn các ngành dễ thi, dễ học
và khi ra trường đi làm lại có thu nhập cao như các ngành Tài chính, Quản trị, Công
nghệ cao…còn đối với những người có học lực kém thì khó tiếp thu về các môn văn
hoá xã hội, ngoại ngữ theo yêu cầu cuả ngành.
- Ba là, đối với số con em lao động nghèo thì họ cần có nghề nhanh chóng, dể
kiếm tiền để giúp gia đình như vào làm công nhân tại các nhà máy May công
nghiệp, nhà máy Giày da…và trên địa bàn tỉnh, đối với các ngành này, tuyển lao
động đầy đủ số lượng theo yêu cầu cuả doanh nghiệp đã khó…
- Bốn là, bên cạnh những khó khăn trên, ngành du lịch đòi hỏi người lao động
tối thiểu phải qua đào tạo cơ bản về nghề phục vụ như Buồng, Bàn; cơ sở đào tạo

Trang 17


chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế cuả doanh nghiệp (ví dụ như học ngành Hướng
dẫn viên Du lịch hệ Trung cấp, khi tốt nghiệp theo quy định thì không được cấp
chứng chỉ hành nghề hướng dẫn viên du lịch)…
Nhân lực trong ngành du lịch là một trong những yếu tố then chốt để đưa
ngành du lịch đi lên và tác động rất lớn đến tâm lý du khách, nhất là tâm lý quay lại
và kéo dài thời gian lưu trú. Đối với xu hướng phát triển du lịch theo hướng bền
vững và phát triển loại hình du lịch MICE thành sản phẩm du lịch đặc trưng thì
nguồn nhân lực du lịch càng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân
lực cho du lịch bà Rịa Vũng Tàu là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
2.3.6.

Các dịch vụ du lịch khác


Các dịch vụ phục vụ du lịch khác ở bà Rịa – Vũng tàu như ăn uống, mua sắm,
giải trí, nhà hàng , khách sạn, giao thông,… rất phong phú, đa dạng, giá cả hợp lý
cho từng loại du khách.
2.3.7.

Các điểm, tuyến du lịch được khai thác chủ yếu của tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu
2.3.7.1.Điểm du lịch:
- Đình Thần Thắng Tam
Được xây dựng từ đời vua Minh Mạng (1820 - 1840) thờ chung ba người có
công khai phá dựng nên làng Thắng Tam ở Vũng Tàu là Phạm Văn Dinh, Lê Văn
Lộc và Ngô Văn Huyền. Đình Thắng Tam kiến trúc theo lối nối tiếp.
- Lăng Cá Ông
Được xây dựng cùng thời với miếu Bà, vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Hiện
nay, trong Lăng còn bảo tồn xương cá Ông khổng lồ do ngư dân Vũng Tàu vớt được từ hơn 100 năm trước đây và bộ xương thần cá Ông (vớt được sau bộ xương
trước khoảng 40 năm) dài 12 m, bề ngang 1,5 m.
- Thích Ca Phật Đài
Là một quần thể kiến trúc tôn giáo gắn với cảnh quan thiên nhiên ở ven sườn
núi Lớn, thành phố Vũng Tàu, trong đó có Bảo Tháp cao 19 m chứa Ngọc Xá lợi
của Đức Phật tổ và tượng Phật Thích Ca ngồi thiền trên toà sen. Toàn bộ cao 10,2
m, đường kính khoảng 6 m.

Trang 18


- Niết bàn Tịnh Xá
Được xây dựng năm 1969 khánh thành năm 1974, trên sườn núi nhỏ, mặt hướng ra biển, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km. Trong chùa có pho tượng Phật
Thích Ca nằm nghiêng được đúc bằng ximăng cốt thép dài 12 m đặt trên bệ cao 2,5
m.

- Linh Sơn Cổ Tự
Nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, là ngôi chùa lâu đời nhất ở Vũng Tàu.
Trong chánh điện có thờ một pho tượng Phật cao 1,2 m bằng đá thếp vàng được
điêu khắc rất khéo, tạo nên vẻ từ bi và sống động trên nét mặt của Đức Phật.
- Bạch Dinh (Villa Blanche)
Khởi dựng năm 1898, hoàn thành năm 1916 trên sườn núi Lớn, dùng làm nghỉ
ngơi cho viên toàn quyền Pháp Paul Doumer. Bạch Dinh có dáng dấp của kiến trúc
Pháp cuối thế kỷ XIX. Mặt ngoài toà nhà được trang trí hoa văn cổ xa và những
hình vẽ chân dung các Thánh thời cổ Hy Lạp.
- Bãi Sau (Bãi Thuỳ Vân)
Bãi Sau nằm ở phía đông nam thành phố Vũng Tàu, chạy dài 8 km từ chân núi
Nhỏ tới Cửa Lấp. Đây là bãi tắm đẹp, rộng và nổi tiếng của Việt Nam, là nơi đông
vui náo nhiệt nhất trong số các bãi biển của Thành phố Vũng Tàu.
- Bãi Trước (Bãi Tầm Dương)
Nằm ngay trung tâm Thành phố Vũng Tàu, dọc theo đường Quang Trung. Đây
là bãi tắm khá sạch và mới được mở rộng. Nhiều khách sạn lớn như: Palace, Rex,
Royal... tập trung ở đây.
- Bãi Nghinh Phong (Bãi Ô Quắn)
Có nghĩa là "đón gió" ở hướng cực nam của thành phố Vũng Tàu, gần Bãi
Dứa. Bãi tắm hẹp, nước lúc nào cũng sạch, sóng gió dồn dập, ba phía vách đá cheo
leo kế tiếp với mũi Nghi Phong hùng vĩ nhô ra Biển Đông. Đây là nơi hò hẹn của
những du khách có thú vui câu cá và ưa mạo hiểm.
- Bãi Dứa
Nằm ở khoảng giữa hai Bãi Trước và Bãi Sau bên chân núi Nhỏ, gần mũi
Nghi Phong. Trước kia có nhiều cây dứa gai mọc xen bên bờ đá nên gọi là Bãi Dứa,

Trang 19


tắm biển ở Bãi Dứa sóng êm, an toàn và từ đây du khách dễ dàng đi thăm khu du

lịch Tượng Chúa dang tay và pháo đài trên núi Nhỏ.
- Bãi Dâu
Nằm ven núi Lớn, cách Bãi Trước 3 km. Bãi hẹp, nông, sóng rất êm. Bãi này
yên tĩnh và sạch đẹp.
- Hòn Bà
Theo đường Hạ Long vòng núi Nhỏ, từ Bãi Trước, qua Bãi Dứa đến mũi Nghi
Phong nhìn ra biển, du khách thấy một hòn đảo nhỏ dưới chân, sóng biển đánh tung
bọt trắng xoá rất thơ mộng đó là Hòn Bà. Vào các ngày mồng một hay rằm, người
dân thường ra đảo thắp hương cầu may.
- Núi Nứa
Quần thể Núi Nứa và Khu Di tích Nhà Lớn (đền Ông Trần) là một thắng cảnh
độc đáo của xã đảo Long Sơn (thành phố Vũng Tàu). Phía Đông của đảo có dãy núi
dài trên 6 km, bề ngang chỗ rộng nhất 2 km, có những tảng đá lớn với muôn hình lộ
ra chơi vơi giữa mây và nhiều cột đá cao chọc trời. Cao nhất là đình Bà Trao (183
m), trên đỉnh có cột đá cao 5 m gọi là Hòn Một. Vào dịp lễ hội, du khách thường tới
tham quan Hòn Một lễ thỉnh cầu thiên địa và có nhìn bao quát cả một vùng trời đất,
biển khơi. Dưới chân phía tây Núi Nứa là hồ nước ngọt Mang Cá, nơi trồng nhiều
sen hương thơm ngát và phía đông là Đền Ông Trần.
- Công trình kiến trúc Nhà Lớn (đền Ông Trần)
Là một quần thể kiến trúc cổ uy nghi bề thế, tọa lạc tại thôn 5 xã Long Sơn,
theo tín ngưỡng Ông Trần là người sáng lập ra tín ngưỡng và tạo dựng khu dân cư
mới ấp Bà Trao tại đảo này từ năm 1898. Nhà Lớn rộng 2 ha gồm 3 phần: khu đền
thờ; nhà Long Sơn hội, trường học, dãy phố, chợ, nhà hát, nhà bảo tồn ghe sấm;
lăng mộ ông Trần.
- Thắng cảnh Dinh Cô
Dinh Cô thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Đất, nằm trên sườn ngọn đồi
nhỏ, trước mặt là bãi cát dài và biển khơi. Dinh Cô là một kiến trúc hoành tráng, in
đậm màu sắc văn hoá dân gian, được xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII, thờ trinh nữ
Lê Thị Hồng.


Trang 20


- Bãi tắm Long Hải
Cách thành phố Vũng Tàu 30 km về hướng đông bắc. Cảnh thiên nhiên ở đây
thật thơ mộng, đồi, núi, dọc chạy ven biển là rừng cây xanh, phía dưới là bãi biển
Long Hải đẹp với bãi cát vàng, chạy dài, yên tĩnh. Phía tây bắc là dãy núi cao có
rừng cây bao phủ là Khu di tích Lịch sử căn cứ Minh Đạm.
- Nhà tưởng niệm nữ anh hùng Võ Thị Sáu
Ngôi nhà tưởng niệm nữ anh hùng Võ Thị Sáu đơn sơ bên tỉnh lộ 23, cách thị
xã Bà Rịa 12 km về phía tây, thuộc ấp Thường Thành, xã Phước Long Thọ huyện
Long Đất. Nơi đây chị Sáu đã sống thời thơ ấu. Cách nhà 50 mét về phía đông là
khu công viên với những cây hoa sứ, ngọc lan và lêkima tỏa hương thơm bốn mùa,
tượng đài Võ Thị Sáu đúc bằng đồng cao 7 m và nhà lưu niệm.
- Khu căn cứ cách mạng Minh Đạm
Nằm phía đông huyện Long Đất có dãy núi Châu Long - Châu Viên dài 8 km,
cao 200 m. Năm 1948 để tưởng niệm hai đồng chí Bùi Công Minh, Bí thư và Mạch
Thanh Đạm, Phó Bí thư huyện Long Điền, đã anh dũng hy sinh khi bị địch phục
kích dưới chân núi, nhân dân trong vùng đặt tên là núi Minh Đạm. Khu gồm bốn
khu vực chính: khu Đá Chẻ, khu chùa Giếng Gạch, khu Châu Viên, khu Đá Giăng.
Hiện nay, địa phương đã đầu tư khôi phục tôn tạo khu vực Đá Chẻ làm nơi thăm
quan, du lịch.
- Suối nước nóng Bình Châu
Từ huyện Xuyên Mộc, theo lộ 23 khoảng 29 km sẽ tới khu du lịch nước
khoáng nóng Bình Châu. Giữa ngút ngàn một vùng rộng 7.000 ha rừng nguyên sinh,
rừng cấm quốc gia, nổi lên một bầu nước nóng với hơn 70 điểm phun nước lộ thiên.
Nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 64oC, đáy nước là 84oC. Điều hấp dẫn, thú vị là tại
khu vực nước nóng này rừng tràm lãi vẫn xanh tươi, một loại cỏ rễ chùm, lá cứng
vẫn sống cùng năm tháng tạo thêm vẻ đẹp của thiên nhiên.
- An Sơn miếu

An Sơn miếu là một ngôi miếu cổ ở Côn Đảo. Miếu được xây dựng từ năm
1785 (sau đó được xây dựng lại vào năm 1958) để thờ bà Phi Yến, vợ của chúa
Nguyễn ánh. Ngôi miếu này rất linh thiêng đối với những người dân trên đảo và nó

Trang 21


gắn liền với một câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, giàu lòng yêu nước.
- Quần đảo Côn Sơn
Là một quần đảo lớn nhất thường gọi là Côn Đảo, cách thành phố Vũng Tàu
180 km theo đường chim bay, gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, sừng sững trấn giữ vùng
biển đông nam của Tổ quốc với thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng những tiềm
năng giàu có của biển, của rừng. Trước đây Côn Đảo từng nổi tiếng là "địa ngục
trần gian" xứ Đông Dương. Nay, Côn Đảo không chỉ là một "hòn đảo anh hùng"
một di tích lịch sử cách mạng, một trường học lớn đối với các thế hệ mai sau mà
còn là một địa danh du lịch hấp dẫn đối với đông đảo khách thăm quan trong nước
và quốc tế.
2.3.7.2.Tuyến du lịch
- Tuyến du lịch Vũng Tàu - Bình Châu - Suối Bang - Hồ Cốc - Núi Tầm
Bồ
+ Lộ trình: đường bộ dọc theo quốc lộ 55
+ Chương trình tham quan: tắm suối khoáng nóng Bình Châu, dưỡng bệnh, vật
lý trị liệu, dạo chơi tại Suối Bang, nghĩ tại Bình Châu. Tham quan tại khu bảo tồn
thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu; leo núi Tầm Bồ, tắm biển Hồ Cốc.
Tuyến du lịch Vũng Tàu - Bà Rịa - Bình Châu - Suối Bang - Bến Cát Sông Ray
+ Lộ trình: đường bộ dọc theo quốc lộ 55
+ Chương trình tham quan: tắm suối khoáng nóng Bình Châu, dạo chơi tại
Suối Bang, lửa trại tại Bến Cát. Đi thuyền câu cá và nướng cá tại Sông Ray.
Tuyến du lịch Vũng Tàu - Long Sơn
+ Lộ trình: đường bộ dọc theo quốc lộ 51

+ Chương trình tham quan: Vòng quanh bãi biển Vũng Tàu, Núi Lớn, Núi
nhỏ, tham quan các di tích: Đình Thần Thắng Tam, tượng chúa Ki tô, Hải Đăng,
Niết Bàn Tịnh Xá, Bạch Dinh, Thích Ca Phật Đài. Đi bằng đường bộ hoặc bằng đò
qua Long Sơn, thăm Nhà Lớn tìm hiểu Đạo ông Trần, vòng quanh Đảo.
Tuyến du lịch Vũng Tàu - Long Hải - Minh Đạm - Phước Hải

Trang 22


+ Lộ trình: đường bộ dọc theo quốc lộ 55
+ Chương trình tham quan: Mũi Kỳ Vân, đèo Nước Ngọt, Núi Minh Đạm, tắm
biển Thùy Dương - Phước Hải.
Tuyến du lịch Vũng Tàu - Côn Đảo
+ Lộ trình: tàu thủy hoặc máy bay, chiều dài 180 km
+- Chương trình tham quan: các di tích lịch sử cách mạng, rừng quốc gia Côn
Đảo bơi và lặn biển xem các rạn san hô, xem rùa đẻ tại hòn Bảy Cạnh, xem chim tại
hồ nước ngọt Quang Trung, bãi Ông Đụng, du lịch leo núi, tắm biển, nghỉ dưỡng...
Tuyến du lịch Núi Dinh - Vũng Tàu
+ Lộ trình: đường bộ dọc theo quốc lộ 51
+ Chương trình tham quan: khu lâm viên văn hóa Núi Dinh, tham quan suối
Đá, tắm tại suối Tiên. Tham quan các di tích lịnh sử Vũng Tàu: Đình Thần Thắng
Tam, tượng chúa Ki tô, Hải Đăng, Niết Bàn Tịnh Xá, Bạch Dinh, Thích Ca Phật
Dài ... Tận hưởng thú cắm trại ngoài trời, hoà mình vào thiên nhiên tại Chí Linh Cửa Lấp

Trang 23


Các điểm và tuyến du lịch đang được khai thác phải được gắn liền với các loại
hình du lịch đặc trưng như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái rừng - biển - đảo,
du lịch văn hóa kết hợp thể thao biển… Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đang phát triển loại

hình du lịch thương mại - hội nghị - hội thảo, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, cũng như
tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch nhằm thu hút và kéo dài ngày lưu trú của
khách tại tỉnh. Một số các sự kiện văn hóa - du lịch đang dần trở thành sản phẩm du
lịch đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu như Khai hội VH-DL (tổ chức định kỳ vào Tết

nguyên đán) với nghi lễ bắn súng thần công, Festival diều quốc tế.

2.4. Thành tựu và hạn chế trong phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu
2.4.1.

Thành tựu:

- Những năm gần đây, ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu đã thu được nhiều kết
quả khả quan, dịch vụ du lịch tăng bình quân trên 14%/ năm. Từ năm 2006 đến nay,
tỉnh đã chủ động đăng cai nhiều chương trình, sự kiện văn hóa – thể thao – du lịch
mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, những hoạt động này đã thu hút được rất đông du

Trang 24


khách trong và ngoài nước đến tham quan cũng như nghỉ ngơi, đó là Giải Cờ vua trẻ
thế giới, Festival biển, Diều quốc tế, Hoa hậu quí bà, Lễ hội bắn súng thần công, Lễ
hội văn hóa ẩm thực thế giới…
- Các loại hình du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch sinh thái, lịch sử văn hóa
được tập trung phát triển, một số sản phẩm, tour – tuyến du lịch mới được đưa vào
khai thác như: Du lịch câu cá; tour tham quan bãi biển Vũng Tàu bằng xe điện, xe
xích lô; tour làng nghề truyền thống và thưởng thức món ăn đặc sản địa phương,
qua đây phần nào đáp ứng cơ bản nhu cầu của khách tham quan du lịch trong và
ngoài nước. Trong năm 5 qua, trung bình hàng năm Bà Rịa – Vũng Tàu đón khoảng

6 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 260 nghìn lượt khách quốc tế.
Chỉ tiêu
Doanh thu
Lượt khách
Trong đó:

Đơn vị tính
Tỷ đồng
Ngàn lượt
Ngàn lượt

Khách quốc tế
Cơ sở lưu trú DL

Cơ sở

Năm 2005
890
5.210

Năm 2010
1.780
8.405

Năm 2015
3.722
15.212

210


320

545,5

90

158

290

- Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch tốt, nhất là các cơ sở lưu trú mới
như khách sạn 5 sao Imperial, giai đoạn một Khu du lịch cáp treo Vũng Tàu, Khu
du lịch Bến Thành – Phước Hải, Khu du lịch resort Côn Đảo… Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu đã đầu tư hoàn thiện nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du
lịch như các tuyến đường ven biển từ thành phố Vũng Tàu đi Long Hải, Phước Hải,
Bình Châu cho đến tận huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận). Ngoài ra còn những
tuyến đường khác như: Đường lên Khu du lịch Núi Nhỏ, hệ thống đường giao thông
đến các khu du lịch và hệ thống cấp điện, nước, viến thông dọc các tuyến giao
thông.
- Các cụm du lịch tại thành phố Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Bình Châu,
Hồ Cốc – Hồ Tràm và Côn Đảo đã thu hút được hàng trăm dự án đầu tư mới, trong
đó có nhiều dự án đầu tư qui mô lớn từ vài trăm triệu USD đến vài tỷ USD được
khởi công, xây dựng và chuẩn bị đầu tư, tại những khu vực này đang hình thành

Trang 25


×