DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Nội dung
1 1
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2
BOT
Hợp đồng xây dựng -kinh doanh- chuyển giao
3
BT
Hợp đồng xây dựng- chuyển giao
4
BTO
Hợp đồng chuyển giao- kinh doanh
5
ĐB
Đông bắc
6
ĐN
Đông nam
7
ĐNA
Đông Nam Á
8
ĐVT
Đơn vị tính
9
GDP
Tổng sản phẩm trong nƣớc
10
ICOR
Hệ số sử dụng vốn
11
KT-XH
Kinh tế xã hội
12
QL
Quốc lộ
13
TB
Trung bình
14
TP
Thành phố
15
TT
Thị trấn
16
TX
Thị xã
17
UBND
Ủy ban Nhân dân
18
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên Hợp Quốc (United Nations Educational
Scientific and Cultural Organization)
19
VNĐ
Việt Nam đồng
DANH MỤC BẢNG
STT
Số bảng
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1.1
Bảng tiêu chí đánh giá mức độ thích hợp của khí
hậu với hoạt động du lịch
13
2
Bảng 2.1
Bảng phân bố di tích đƣợc công nhận cấp quốc
gia và địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
28
3
Bảng 2.2
Bảng lƣợng khách du lịch đếnBắc Ninh giai đoạn
2001-2010.
34
4
Bảng 2.3
Bảng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh giai
đoạn 2001-2010
35
5
Bảng 2.4
Bảng cơ cấu thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến
Bắc Ninh phân to thị trƣờng giai đoạn 2006-2010.
35
6
Bảng 2.5
Bảng khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh giai
đoạn 2001-2010.
36
7
Bảng 2.6
Bảng cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Bắc
Ninh giai đoạn 2001- 2010.
40
8
Bảng 2.7
Bảng số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2001- 2010.
40
9
Bảng 2.8
Bảng phân loại cở lƣu truc du lịch tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2006-2010.
42
10
Bảng 2.9
Bảng lao động trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2001-2010.
43
11
Bảng 3.1
Bảng dự báo khách du lịch đến Bắc Ninh giai
đoạn 2011- 2020 và định hƣớng đến năm 2030.
49
12
Bảng 3.2
Bảng dự báo chi tiêu khách du lịch đến Bắc Ninh
giai đoạn 2011-2030.
50
13
Bảng 3.3
Bảng dự báo thu nhập từ du lịch tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2011-2020.
51
14
Bảng 3.4
Bảng dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tƣ cho du
lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2030.
52
15
Bảng 3.5
Bảng dự báo các nguồn vốn đầu tƣ du lịch Bắc
Ninh
53
16
Bảng 3.6
Bảng dự báo nhu cầu khách sạn của Bắc Ninh
55
17
Bảng 3.7
Bảng dự báo nhu cầu lao động trong ngành du
lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2020 và định
hƣớng đến năm 2030.
55
DANH MỤC HÌNH
STT
Số hình
Tên hình
Trang
1
Hình 2.1
Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
21
2
Hình 2.2
Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Ninh
27
3
Hình 2.3
Bản đồ hiện trạng tổ chức lãnh thổ du lịch
tỉnh Bắc Ninh
38
4
Hình 2.4
Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2001-2010
39
5
Hình 2.5
Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh thu du lịch
tỉnh Bắc Ninh năm 2010
40
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………… …… ……… 1
1. Lý do chọn đề tài………………………………… ……… ……………… 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu………………… ………… ….2
2.1. Mục tiêu…………………………………………………… …………… 2
2.2. Nhiệm vụ……………………………………………… …………….…….2
2.3. Giới hạn nghiên cứu……………………………….………………….…….2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………… …………………………… 3
3.1. Trên thế giới……………………………… ……………………………….3
3.2. Việt Nam…………………………………… ………………… 3
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu…………… ……………………….4
4.1. Các quan điểm nghiên cứu………………………………… …………… 4
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 5
4.1.2. Quan điểm cấu trúc 5
4.1.3. Quan điểm lịch sử 5
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững 6
4.1.5. Quan điểm thực tiễn 6
4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu chính……………………… ……………….7
4.2.1. Phƣơng pháp phân tích số liệu thống kê 7
4.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích 7
4.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa 7
4.2.4. Phƣơng pháp điều tra 8
5.Những đóng góp của đề tài …………………………………………… ……8
6.Cấu trúc của đề tài………………………………………………………… …8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH……………… 9
1.1. Du lịch và định nghĩa về du lịch…………………………… 9
1.2. Chức năng của du lịch………………………………………………… 10
12.1. Chức năng xã hội 10
1.2.2. Chức năng kinh tế 10
1.2.3. Chức năng sinh thái………. 11
1.2.4. Chức năng chính trị 11
1.3. Tài nguyên du lịch………………………………………………… …….11
1.3.1. Khái niệm tài nguyên du lịch 11
1.3.2. Phân loại tài nguyên du lịch 12
1.3.3. Vai trò của tài nguyên du lịch 18
CHƢƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH BẮC NINH…………………………………………… …… ……… 20
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh…………………………… 20
2.1.1. Vị trí địa lý 20
2.1.2. Tài nguyên du lịch Bắc Ninh 22
2.2. Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch……………………………… 34
2.2.1. Khách du lịch 34
2.2.2. Mức chi tiêu và ngày lƣu trú trung bình 36
2.2.3. Thu nhập và GDP du lịch 38
2.2.4. Tốc độ tăng trƣởng GDP ngành du lịch 40
2.3. Hiện trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch…………………… 41
2.3.1. Hệ thống lƣu trú 41
2.3.2. Hệ thống các dịch vụ khác 42
2.4. Hiện trạng lao động và việc làm trong lĩnh vực du lịch………………… 42
CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNHBẮC NINH……………………………………………………… …….46
3.1. Cơ sở xác định định hƣớng…………………………………………… 46
3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010
và định hƣớng đến năm 2020 46
3.1.2. Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ nhằm phát triển du lịch Bắc Ninh đến năm
2020 và định hƣớng đến 2030 47
3.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020 và định hƣớng đến năm
2030…………………………………………………………………………….47
3.2.1. Dự báo khách du lịch 47
3.2.2. Nhu cầu cơ sở lƣu trú 54
3.2.3. Nhu cầu lao động 55
3.3. Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh……………………… … 55
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch 55
3.3.2. Giải pháp về đầu tƣ phát triển du lịch 56
3.3.3. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cùng với đa dạng hóa sản
phẩm du lịch…………………………… …………………………………….58
3.3.4. Giải pháp về tăng cƣờng công tác xúc tiến, quảng bá du lịch 58
3.3.5. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa 59
3.3.6. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 60
3.3.7. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên - môi trƣờng, đảm bảo sự phát triển bền
vững của du lịch……………………………………………………………… 61
KẾT LUẬN………………… ……………………………………………… 64
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngành
du lịch không chỉ đem lại những hiệu quả về kinh tế còn mang lại nhiều ý nghĩa
vô cùng sâu sắc về xã hội: giải quyết việc làm; nâng cao chất lƣợng cuộc sống
tạo nguồn thu nhập lớn; góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trƣờng, các
nguồn tài nguyên sẵn có; tăng cƣờng hòa bình hữu nghị giữa các quốc gia các
dân tộc. Hoạt động du lịch diễn ra từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đặc biệt từ
sau những năm 1950 trở lại đây hoạt động du lịch diễn ra càng trở nên nhộn
nhịp. Hiện nay, dƣới những tác động của khoa học công nghệ, xu hƣớng toàn
cầu hóa mức sống của con ngƣời ngày càng đƣợc cải thiện thì nhu cầu du lịch
của con ngƣời ngày càng tăng cao. Du lịch đã trở thành một phần không thể
thiếu trong đời sống của con ngƣời và cũng là một trong những tiêu chí đánh giá
mức sống của dân cƣ.
Ở nƣớc ta, ngành du lịch chính thức đƣợc ra đời vào ngày 9-7-1960, khi
Công ty du lịch Việt Nam đƣợc thành lập theo nghị định 26/CP. Nhƣng ngành
du lịch thật sự phát triển và là một ngành quan trọng từ những năm 90 của thế kỉ
XX trở lại đây. Thấy đƣợc tầm quan trọng của ngành du lịch và xu thế chung
của thế giới, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra những chính sách phù hợp. Tại Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã nhấn mạnh: “Phấn đấu đưa nước ta trở
thành một trung tâm du lịch, thương mại, có tầm cỡ trong khu vực” và tại Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã nêu: “Liên kết chặt chẽ các ngành liên
quan đến hoạt động du lịch để đầu tư một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm
đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Trên tinh thần đó, ngành du lịch nƣớc ta hiện nay đã có những bƣớc phát
triển đáng kể. Năm 2012, du lịch Việt Nam tăng trƣởng ở mức cao, tốc độ tăng
trƣởng đạt 26%. Khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đạt 9,6 triệu lƣợt ngƣời.
Số lƣợt khách nội địa đạt khoảng 30 triệu lƣợt ngƣời. Thu nhập từ du lịch
khoảng 5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2007.
2
Bắc Ninh là tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch, trong quyết
định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2011- 2020 và định hƣớng đến năm 2030 cũng đã xác định mục tiêu:
“Đưa Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và của cả nước, tương xứng với tiềm năng
và lợi thế của tỉnh”, khẳng định và đề ra những kế hoạch cần triển khai: xác định
thị trƣờng, sản phẩm du lịch đặc thù, xác định không gian du lịch, đầu tƣ du lịch
cũng nhƣ những giải pháp cụ thể để phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh.
Từ những lý do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tiềm năng
và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn, đề tài phân tích đánh giá tiềm năng hiện
trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các biện
pháp để phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc những mục tiêu đặt ra thì đề tài có những nội dung sau:
- Xây dựng hệ thống các cơ sở lý luận phục vụ cho đề tài, trong đó đặc biệt
quan tâm đến hệ thống, cách sắp xếp, phân chia các tài nguyên du lịch.
- Tìm hiểu, thống kê các tiềm năng du lịch, đặc biệt là các đặc trƣng, điểm
du lịch quan trọng có ảnh hƣởng đến việc quy hoạch và phát triển chung của tỉnh
Bắc Ninh.
- Tìm hiểu các thực trạng phát triển du lịch đồng thời cũng đề xuất những
giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: tiềm năng du lịch trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh
Bắc Ninh.
- Nội dung nghiên cứu: phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của
tỉnh Bắc Ninh từ đó đƣa ra những định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh
3
- Giới hạn về nguồn tƣ liệu: các số liệu về KT-XH của tỉnh đƣợc sử dụng từ
năm 2001 đến 2013. Nguồn cung cấp số liệu là cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Trên thế giới
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài ngƣời.
Ban đầu, hoạt động du lịch khởi nguyên là những buổi truyền giáo, thám hiểm
tìm tới các vùng đất mới hay từ những việc trao đổi buôn bán. Tuy nhiên, ngành
du lịch hay địa lý du lịch thì vẫn còn tƣơng đối trẻ và chỉ đƣợc bắt đầu vào nửa
sau những năm 1930 của thế kỉ XX. Đối tƣợng nghiên cứu ngày càng đƣợc mở
rộng từ việc nghiên cứu các luồng du lịch cho đến việc nghiên cứu các tài
nguyên du lịch và phân vùng du lịch. Đi đầu trong lĩnh vực này là tác giả L.I
Mukhina, N.X Cadaxcaia, Sephero. Các nhà địa cảnh quan của trƣờng Đại học
tổng hợp quốc gia Lômônôxôp E.D Xnuanôva; V.B Nêphêđơva; SulawiEcôva
(1973 CH Séc)và Slôvac….
Những năm gần đây, khi mà vai trò của ngành dịch vụ ngày càng cao đặc
biệt là ngành du lịch với những lợi ích mà nó mang lại cả về kinh tế, văn hóa,
chính trị, xã hội thì nghiên cứu du lịch gắn với lãnh thổ của vùng càng trở nên
cấp thiết. Bắt đầu là ở Pháp, Jean Pierre Jean – Lozoto (1990) với công trình
nghiên cứu các tụ điểm du lịch và dòng du lịch, sau đó phân tích các kiểu dạng
không gian du lịch. Các nhà địa lý Anh, Hoa Kì cũng đã nghiên cứu lãnh thổ du
lịch với những dự án du lịch trong giới hạn lãnh thổ của một vùng miền cụ thể.
Trên thế giới từ trƣớc đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về du
lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch. Các công trình nghiên cứu này có vai trò to lớn
đối với việc tổ chức lãnh thổ du lịch của các quốc gia trên thế giới.
3.2. Việt Nam
Ngành du lịch ở Việt Nam mới đƣợc hình thành và phát triển chậm hơn so
với thế giới. Nhƣng hiện nay du lịch đã trở thành kinh tế mũi nhọn và đã đang
và sẽ mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế, văn hóa, chính trị thì việc nghiên
4
cứu tiềm năng du lịch về du lịch cũng nhƣ việc đánh giá về tiềm năng du lịch
ngày càng đƣợc quan tâm.
Hiện nay đã có các công trình nghiên cứu đáng chú ý của các tác giả nhƣ:
Cơ sở khoa học và đề tài thực tiễn để xây dự hệ thống du lịch Việt Nam (đề tài
cấp nhà nƣớc, chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1990 -1995); Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 (chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1995); Đánh
giá tài nguyên du lịch Việt Nam (1990 – 1992)…; một số các công trình khác
nhƣ : Tổ chức lãnh thổ du lịch (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh,
Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, 1997), Du lịch sinh thái (Phạm Trung
Lƣơng chủ biên, 2001), Du lịch bến vững (Nguyễn Minh Hòe, Vũ Văn Hiếu,
2001) Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Bùi Thị Hải Yên, 2005), …
Về phƣơng diện các tỉnh, ngoài quy hoạch phát triển du lịch đƣợc thực hiện
vào những năm 90 của thế kỉ XX thì còn có những luận văn, luận án đi sâu
nghiên cứu các tổ chức lãnh thổ du lịch nhƣ: Tổ chức lãnh thổ tỉnh Hải Phòng
(Nguyễn Thanh Sơn, 1997) Tổ chức lãnh thổ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng
(Trƣơng Phƣớc Minh, 2002), Tổ chức lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn…. Ngoài ra còn
có nhiều báo cáo của nhiều nhà nghiên cứu khác nhƣ: Một số vấn đề tổ chức
lãnh thổ du lịch ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Đặng Duy Lợi, Phạm Văn Du,
1994), Triển vọng du lịch trong cơ cấu kinh tế Việt Nam (Nguyễn Văn Phú,
1995), Phát triển du lịch Việt Nam nhìn từ góc độ kinh tế văn hóa (Phạm Tứ,
2007)….
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về du lịch cũng nhƣ các hoạt động
thực tiễn phát triển du lịch không chỉ có tầm quan trọng đối với quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc mà còn là một
nguồn lực mới cho khoa học địa lý theo hƣớng gắn với thực tiễn đời sống kinh
tế, xã hội đất nƣớc đem lại cơ hội mới cho sự phát triển của ngành Địa lý và
cũng là cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế của nƣớc ta.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
5
Quan điểm nghiên cứu là những tƣ tƣởng cơ bản, có tính nguyên tắc, định
hƣớng chỉ đạo trong các hoạt động nghiên cứu. Đây cũng chính là thế giới quan
của các nhà nghiên cứu, giúp chúng ta tiếp cận vấn đề một cách khoa học.
Các quan điểm chủ yếu ở đây là quan điểm tổng hợp lãnh thổ, quan điểm hệ
thống cấu trúc, quan điểm lịch sử, quan điểm phát triển bền vững, quan điểm
thực tiễn.
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quan điểm này là cơ sở đánh giá tổng hợp và đề xuất các định hƣớng chính
để tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh.
Quan điểm tổng hợp lãnh thổ là một quan điểm truyền thống của khoa học
địa lý. Hệ thống du lịch đƣợc xem nhƣ là hệ thống xã hội đƣợc tạo thành bởi
nhiều yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử. Khi nghiên cứu cần phải xác định đánh
giá đƣợc các nguồn lực có trong mối quan hệ tổng thể đó.
4.1.2. Quan điểm cấu trúc
Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ nhất cả nƣớc nằm trong vùng Đồng bằng sông
Hồng, là bộ phận của du lịch Bắc Bộ. Đặc thù của tài nguyên du lịch tỉnh Bắc
Ninh là các lễ hội, đình chùa vét đẹp trong với những nét văn hóa riêng biệt đặc
trƣng cho văn hóa các tỉnh Bắc Bộ. Quan điểm hệ thống cấu trúc đã cho phép
phân tích, tổng hợp và xác định các mối quan hệ hữu cơ trong hoạt động nghiên
cứu, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Chính vì vậy khi đánh giá tiềm năng cũng nhƣ xác định những định hƣớng
phát triển của vùng thì việc xét đến mối liên hệ đó là vô cùng cần thiết.
4.1.3. Quan điểm lịch sử
Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh có bề dày lịch sử lâu đời. Quá trình hình thành
và phát triển gắn với quá trình đấu tranh xây dựng vào bảo vệ Tổ Quốc. Chính vì
vậy mà trên địa bản tỉnh có rất nhiều các di tích lịch sử gắn với những chiến
công những năm tháng hào hùng của quân và dân Bắc Ninh.
Thông qua quan điểm lịch sử có thể tìm hiểu một cách kĩ lƣỡng về nguồn
gốc phát sinh, các quá trình phát triển của đối tƣợng cần nghiên cứu, diễn biến
lịch sử theo thời gian và không gian trên địa bàn lãnh thổ nhất định. Từ đó có
6
thể tìm hiểu chính xác về đối tƣợng và rút ra những kiến thức, kinh nghiệm cụ
thể để áp dụng trong hoạt động kinh tế du lịch, đảm bảo tính chính xác trong
nghiên cứu, dự báo, nhận định hƣớng phát triển không sai lệch trong xu thế phát
triển chung của đất nƣớc và thế giới.
Nhƣ vậy, quan điểm lịch sử có vai trò rất quan trọng và cần đƣợc quán triệt
trong nghiên cứu du lịch tỉnh Bắc Ninh.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Bất kì một hành động kinh tế nào cũng sẽ tác động đến môi trƣờng ở một
mức độ nhất định, có thể nhiều hay ít, lớn hay nhỏ. Theo Giáo sƣ Raoul
Blanchard thì “Du lịch là một ngành kinh doanh, kinh doanh các danh lam thắng
cảnh của đất nƣớc”. Hoạt động du lịch cũng đƣợc coi là hoạt động kinh tế và
việc kinh doanh du lịch cũng giống nhƣ các hoạt động khác là cũng tác động vào
môi trƣờng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
Hoạt động kinh doanh du lịch không gắn với bảo vệ môi trƣờng đã dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng về môi trƣờng nhƣ: không khí, nƣớc, đất… và
những suy giảm về tài nguyên du lịch khác. Chính vì vậy cần phải phát triển du
lịch gắn với bảo vệ môi trƣờng phát triển bền vững để đảm bảo việc sử dụng lâu
dài và có hiệu quả cao. Điều đó có nghĩa là khi nghiên cứu vấn đề du lịch tỉnh
Bắc Ninh thì cần quan tâm đến phát triển gắn với bền vững là không thể thiếu
hay chính là cần phải tính tới những hậu quả và đƣa ra những giải pháp, định
hƣớng khắc phục gắn với bền vững. Điều này sẽ đƣợc thể hiện xuyên suốt trong
nội dung đề tài.
4.1.5. Quan điểm thực tiễn
Khi nghiên cứu khoa học địa lý nhất là việc nghiên cứu gắn với lãnh thổ thì
quan điểm thực tiễn là quan điểm không thể thiếu. Quan điểm thực tiễn, có vai
trò quan trọng trong việc đánh giá và đƣa ra những định hƣớng cho việc phát
triển mang tính khả thi hơn. Khi nghiên cứu khoa học địa lý nhất là việc nghiên
cứu gắn với lãnh thổ thì quan điểm thực tiễn là quan điểm không thể thiếu.
Không thể đánh giá hay đƣa ra những nhận định giải pháp khi không dựa trên
7
thực tiễn. Có thể nói tất cả những giải pháp đƣa ra đều đƣợc xây dựng trên thực
tiễn. Chính vì vậy mà quan điểm này sẽ chi phối giới hạn nghiên cứu của đề tài.
4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu chính
Nếu nhƣ quan điềm nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc định
hƣớng vấn đề thì phƣơng pháp nghiên cứu lại có vai trò quan trọng trong khai
thác sử dụng những thông tin có liên quan đến vấn đề đó. Có những phƣơng
pháp phù hợp sẽ có đƣợc cách nhìn nhận đứng đắn đƣa ra những nhận định, quy
luật trong khám phá đối tƣợng chính xác. Các phƣơng pháp đƣợc lựa chọn dựa
trên những quan điểm chính đƣợc nêu ở trên. Trong đề tài sẽ sử dụng những
phƣơng pháp sau:
4.2.1. Phương pháp phân tích số liệu thống kê
Trong quá trinh nghiên cứu chúng ta sẽ thu thập đƣợc rất nhiều các số liệu
thống kê khác nhau và có thể nó sẽ tồn tại ở nhiều dạng khác nhau có khi cần
phải xử lý. Chính vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề đòi hỏi ngƣời nghiên cứu cần
phải biết cách tập hợp các số liệu, phân loại và có cách sử dụng hợp lý các số
liệu này.
4.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích
Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích đƣợc sử dụng xuyên suốt đề tài và cũng
là phƣơng pháp chủ đạo. Với những thông tin số liệu thống kê, văn liệu từ các
nguồn khác nhau, số liệu đƣợc thu thập từ các cơ quan Cục Thống kê, Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh sẽ đƣợc tổng hợp lại và phân tích chúng
sau đó đƣa ra những nhận định, kết luận là hƣớng đi là cơ sở cho việc đánh giá
tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.
4.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Khác với các khoa học khác, khi nghiên cứu môn địa lý nói chung hay cũng
chính địa lý ngành du lịch nói riêng thì phƣơng pháp nghiên cứu thực địa là vô
cùng cần thiết. Do đặc thù của ngành gắn bó mật thiết với tự nhiên và xã hội nên
khi thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu thực địa giúp chúng ta tiếp cận vấn đề,
đánh giá vấn đề cũng nhƣ đƣa ra những định hƣớng kết luận khách quan, chính
xác và chủ động hơn. Thông qua phƣơng pháp nghiên cứu thực địa trong quá
8
trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại một số điểm du lịch điển
hình của tỉnh Bắc Ninh. Đó thực sự là một cơ sở cần thiết để đƣa ra những kết
luận, giải pháp chính xác và không xa rời thực tiễn.
4.2.4. Phương pháp điều tra
Để có đƣợc kết quả nghiên cứu chính xác khách quan thì phƣơng pháp điều
tra là phƣơng pháp không thể thiếu. Phƣơng pháp điều tra là một phƣơng pháp
đặc trƣng nhất trong việc nghiên cứu du lịch. Phƣơng pháp này bao gồm các
hình thức phỏng vấn cá nhân phỏng vấn điều tra. Với phƣơng pháp này thì
ngƣời nghiên cứu có thể trực tiếp tiếp xúc trò chuyện để làm rõ vấn đề cần
nghiên cứu của mình thông qua hệ thống những câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị sẵn.
Ngƣời nghiên cứu có thể lựa chọn những hình thức nghiên cứu khác nhau
nhƣ: thực hiện phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra. Các thông tin thu
đƣợc từ phƣơng pháp này sẽ đƣợc thu nhận lại làm tƣ liệu điều tra nghiên cứu.
5. Những đóng góp của đề tài
- Tìm hiểu tổng quan và có chọn lọc những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
về du lịch để vận dụng chúng cụ thể vào tỉnh Bắc Ninh.
- Bƣớc đầu tìm hiểu, đánh giá một cách khách quan về tiềm năng và hiện
trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất những định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh
phù hợp với tiềm năng và xu thế phát triển hội nhập quốc tế hiện nay.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần đầu và phần kết luận thì luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về du lịch;
Chƣơng 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh;
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh;
9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
1.1. Du lịch và định nghĩa về du lịch
Trƣớc thế kỉ thứ XIX, du lịch đƣợc coi nhƣ một đặc quyền chỉ dành cho
một bộ phận xã hội thuộc tầng lớp quý tộc và ngƣời ta chỉ coi đây nhƣ là một
hiện tƣợng cá biệt trong đời sống xã hội.
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ
biến không chỉ ở các nƣớc phát triển mà còn ở các nƣớc đang phát triển trong đó
có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nƣớc ta nhận thức về nội
dung du lịch vẫn chƣa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau,
dƣới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi ngƣời có một cách hiểu về du lịch
khác nhau. Đúng nhƣ một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối với du lịch có bao
nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Giáo sƣ Hunziken và giáo sƣ Krapf (ngƣời Thụy Sĩ) đã đƣa ra khái niệm
“Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại
và cư trú của những người ngoài địa phương, những người không có mục đích
định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào”.
Pháp lệnh Du lịch: công bố ngày 20/2/1999 trong Chƣơng I Điều 10: “Du
lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, trong khoảng thời gian nhất
định”.
Luật Du lịch: công bố ngày 27/6/2005 trong Chƣơng I Điều 4: “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong 1 khoảng thời gian nhất định”.
Nhƣ vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhƣng tổng hợp lại ta thấy du lịch
hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
- Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế xã hội.
10
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lƣu trú ngoài nơi ở thƣờng xuyên của
các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm
phục vụ cho các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá
nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ.
Các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều
đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.
1.2. Chức năng của du lịch
Du lịch có những chức năng nhất định. Có thể xếp các chức năng ấy thành
4 nhóm: xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị.
12.1. Chức năng xã hội
Chức năng xã hội thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục
sức khoẻ và tăng cƣờng sức sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du
lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của
con ngƣời. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng, nhờ có chế
độ nghỉ ngơi và du lịch tối ƣu, bệnh tật của dân cƣ trung bình giảm 30%, bệnh
đƣờng hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đƣờng tiêu hoá giảm
20% (Crirosep, Dorin, 1981).
Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện
tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ
đó tăng thêm lòng yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất
tốt đẹp nhƣ lòng yêu lao động, tình bạn… Điều đó quyết định sự phát triển cân
đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.
1.2.2. Chức năng kinh tế
Chức năng này của du lịch thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai trò của
con ngƣời nhƣ là lực lƣợng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là
cơ sở tồn tại của xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và đƣợc tổ
chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp. Một mặt nó góp phần vào việc
phục hồi sức khoẻ cũng nhƣ khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản
xuất mở rộng lực lƣợng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt.
11
Ngoài ra chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở khía cạnh khác. Đó là
dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hƣởng đến cơ cấu ngành và cơ
cấu lao động của nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận
tải, ngoại thƣơng… và là cơ sở quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển.
1.2.3. Chức năng sinh thái
Du lịch có chức năng tạo môi trƣờng sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ
ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ƣu
hoá môi trƣờng thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trƣờng này có ảnh
hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ và hoạt động của con ngƣời.
Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những
vùng nhất định đòi hỏi phải tối ƣu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích
du lịch. Lúc này đòi hỏi con ngƣời phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên,
đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí.
Giữa xã hội và môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ.
Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ƣu của du lịch, nhƣng mặt khác lại
phải bảo vệ môi trƣờng tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du
lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Nhƣ vậy, giữa du
lịch và bảo vệ môi trƣờng có mối liên quan gần gũi với nhau.
1.2.4. Chức năng chính trị
Chức năng chính trị của du lịch đƣợc thể hiện ở vai trò to lớn của nó nhƣ
một nhân tố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lƣu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết
giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con ngƣời sống ở các khu vực khác
nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ
đề khác nhau nhƣ: “Du lịch là giấy thông hành của hoà bình” (1967), “Du lịch
không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi ngƣời” (1983)… kêu gọi
hàng triệu ngƣời quý trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các quốc gia,
giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo
nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
1.3. Tài nguyên du lịch
1.3.1. Khái niệm tài nguyên du lịch
12
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng các thành
phần của chúng đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc
tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ
cũng nhƣ khả năng lao động và sức khỏe của con ngƣời.
1.3.2. Phân loại tài nguyên du lịch
1.3.2.1. Tài nguyên lu lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tƣợng, hiện tƣợng trong môi trƣờng
tự nhiên xung quanh chúng ta đƣợc lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du
lịch. Các thành phần của tự nhiên với tƣ cách là tài nguyên du lịch có tác động
mạnh nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nguồn nƣớc và thực động vật.
a) Địa hình
Các trạng thái chính của địa hình là đồi núi và đồng bằng. Chúng đƣợc phân
biệt bởi độ cao của địa hình. Khách du lịch thƣờng ƣa thích những nơi có phong
cảnh đẹp, đa dạng, những vùng có nhiều đồi núi và thƣờng tránh những nơi
đồng bằng do quan niệm cho rằng nơi đó nhỏ lẻ và tẻ nhạt. Độ đa dạng của địa
hình hay cũng chính là kiểu địa hình sẽ tác động đến loại hình du lịch cũng nhƣ
sự hấp dẫn thu hút khách du lịch của địa hình địa phƣơng đó.
b) Khí hậu
Khí hậu cũng đƣợc coi là một tài nguyên du lịch. Trong đó các chỉ tiêu khí
hậu đáng lƣu ý nhất là: nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn
phải tính đến các yếu tố khác nhƣ gió, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và
nhất là các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt nhƣ: lũ lụt, lốc xoáy, mƣa tuyết…
Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học Ấn Độ, khí hậu thích hợp đối với
hoạt động du lịch thể hiện ở bảng sau:
13
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ thích hợp của khí hậu với hoạt động
du lịch
Hạng
Ý nghĩa
Nhiệt độ
trung
bình
Nhiệt độ
trung bình
tháng nóng
nhất
Biên độ
năm của
nhiệt độ
trung bình
Lƣợng
mƣa năm
1
Thích nghi
18-24
24-27
<6
1250-1900
2
Khá thích nghi
24-27
27-29
6-8
1900-2550
3
Nóng
27-29
29-32
8-14
> 2550
4
Rất nóng
29-32
32-35
14-19
<1250
5
Không thích
nghi
>32
>35
>19
<650
(Nguồn:Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh )
Du lịch có tính mùa vụ rõ rệt. Điều đó đƣợc cắt nghĩa chủ yếu bởi tính mùa
của khí hậu. Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh
hƣởng của các yếu tố khí hậu của địa phƣơng đó. Do tác động của điều kiện khí
hậu nên hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng.
- Mùa du lịch cả năm (liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh
ở suốt khoáng, du lịch trên núi. Ở các vùng có khí hậu nhiệt đới nhƣ ở miền nam
của nƣớc ta thì du lịch diễn ra hầu nhƣ cả năm.
- Mùa hạ là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể phát triển nhiều loại du
lịch nhƣ du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi và ở khu vực đồng bằng đồi.
Khả năng du lịch ngoài trời về mùa này phong phú và đa dạng.
- Mùa đông tuy khó có khả năng phát triển đa dạng các loại hình du lịch
nhƣ mùa hè do khí hậu lạnh giá nhƣng cũng có thể phát triển đƣợc các loại hình
du lịch trên núi. Sự kéo dài và khắc nghiệt của mùa đông ở một số nƣớc còn gây
đến việc ngừng hoạt động du lịch. Thay vào đó là các du khách có nhu cầu tới
các nƣớc có khí hậu nhiệt đới hƣởng thụ không khí ấm áp nơi đây.
14
Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa thƣờng đƣợc khách du lịch
ƣa thích. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thƣờng tránh những nơi
quá lạnh, quá ẩm, quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió không phù hợp
cho sự phát triển du lịch cũng nhƣ cho sức khỏe của con ngƣời.
c) Nguồn nước
Tài nguyên nƣớc phục vụ du lịch bao gồm: nƣớc trên mặt và nƣớc dƣới đất,
nƣớc khoáng.
Đối với du lịch tài nguyên nƣớc trên mặt có ý nghĩa to lớn. Nó bao gồm
mạng lƣới sông ngòi, ao hồ. Tùy theo thành phần lý, hóa của nƣớc, ngƣời ta
phân ra nƣớc ngọt và nƣớc mặn. Nguồn nƣớc trên mặt không chỉ cung cấp cho
nhu cầu của du lịch, mà cò tạo ra các loại hình du lịch hồ, du lịch sông
nƣớc….Còn nƣớc dƣới đất nhìn chung ít có giá trị đối với du lịch.
Trong tài nguyên nƣớc, cần phải nói tới nguồn nƣớc khoáng. Đây là nguồn
tài nguyên có giá trị cho du lịch an dƣỡng và chữa bệnh. Nƣớc khoáng là nƣớc
thiên nhiên, chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hóa học,
các khí, chất phóng xạ…), hoặc một số tính chất vật lí (nhiệt độ, độ ph…) có tác
dụng đối với sức khỏe con ngƣời.
Để thuận lợi cho việc chữa bệnh và đi du lịch, ngƣời ta đã tiến hành phân
loại nƣớc khoáng các nhóm chủ yếu sau: nhóm nƣớc khoáng cacbonnic, nhóm
nƣớc khoáng silic, nhóm nƣớc khoáng brom- iot. Đây là những nguồn nƣớc
khoáng rất có giá trị đối với du lịch, nghỉ ngơi và chữa bệnh.
d) Sinh vật
Ngày nay, nhu cầu về du lịch càng trở nên phong phú và đa dạng. Sau
những việc căng thẳng con ngƣời muốn thƣ dãn và hòa mình với thiên nhiên
chính vì vậy đã xuất hiện loại hình du lịch mới: du lịch sinh thái thì trong đó các
khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò quan trọng.
Để khai thác tài nguyên du lịch hợp lý và bền vững, ngƣời ta đã quy định
đối với từng loại hình du lịch nhƣ sau:
- Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn thể thao:
15
+ Quy định loài đƣợc săn bắn là loài phổ biến, không ảnh hƣởng đến số
lƣợng quỹ gen, loài động vật hoạt động.
+ Ngoài khu vực dành cho săn bắn thể thao phải tƣơng đối rộng, có địa
hình tƣơng đối dễ vận động, xa khu dân cƣ, đảm bảo tầm bay của đạn và sự an
toàn tuyệt đối cho khách.
+ Phải cấm súng quân sự, mìn và chất nổ nguy hiểm.
- Chỉ tiêu phục vụ mục đích thăm quan du lịch:
+ Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình.
+ Có loại đặc trƣng cho khu vực, loại đặc hữu, loài quý hiếm đối với thế
giới và trong nƣớc.
+ Có một số động vật (thú, chim, bò sát, côn trùng, cá….) phong phú hoặc
điển hình cho vùng. Có các loài có thể khai thác đặc sản phục vụ nhu cầu của
khách du lịch.
+ Thực, động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loại phổ biến dễ
quan sát bằng mắt thƣờng, ống nhòm hoặc đƣợc nghe tiếng kêu và có thể chụp
ảnh đƣợc.
+ Đƣờng giao thông thuận tiện cho việc đi lại, quan sát, vui chơi giải trí của
khách.
1.3.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch là những đối tƣợng, hiện tƣợng do con ngƣời tạo ra
trong quá trình phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: truyền thống
văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc,
các công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các di sản văn hóa vật thể, phi
vật thể khác có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Nhóm tài nguyên này có nhiều đặc trƣng riêng:
- Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn là giải trí.
- Việc tìm hiểu diễn ra trong thời gian ngắn, do đó trong chuyến đi du lịch
có thể đi thăm nhiều đối tƣợng tài nguyên.
- Tài nguyên du lịch nhân tạo không có tính mùa vụ nhƣ tài nguyên du lịch
tự nhiên.
16
- Tài nguyên du lịch nhân tạo thƣờng tập trung ở các thành phố, ở các điểm
quần cƣ nên không cần xây dựng thêm cơ sở vật chất riêng.
- Đối với tài nguyên du lịch nhân tạo, khách quan tâm là những ngƣời có
trình độ văn hóa cao, có mức sống cao và hiểu biết rộng.
Sở thích của ngƣời tìm đến tài nguyên du lịch nhân tạo phụ thuộc vào độ
tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, thế giới quan, vốn tri
thức của họ.
a) Di tích lịch sử - văn hóa
- Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá
trình dựng nƣớc và giữ nƣớc.
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân của đất nƣớc.
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các
thời kỳ cách mạng, kháng chiến.
- Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể
kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ
thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình
kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều
giai đoạn lịch sử.
- Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các
giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ.
- Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc
địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có
giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các
tiêu chí sau đây:
+ Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên
nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu.
17
+ Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa
dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những
dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
- Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di
tích lịch sử - văn hoá. Tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo
tín ngƣỡng nhƣ đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể,
công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đƣờng phố…), là những công trình đƣợc con
ngƣời tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền
với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình
di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng
thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết
và theo thời gian. Bởi vậy, các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác
dụng nếu không đƣợc quan tâm đặc biệt.
b) Lễ hội
Lễ hội là loại hình văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, một
kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt hoặc một dịp để
mọi ngƣời hƣớng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngƣợng mộ tổ tiên, ôn lại
truyền thống hoặc để giải quyết những lo âu, khao khát, ƣớc mơ mà cuộc sống
thực tại chƣa giải quyết đƣợc.
Lễ hội là một dạng tài nguyên quan trọng, bởi vì nó tạo nên tấm thảm
muôn màu mà mọi sự ở đó đều đan xen, hòa quyện vào nhau: thiêng liêng và
trần tục, truyền thống và phóng khoáng, trí tuệ và tài năng…
c) Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Mỗi dân tộc có những điều kiện sống, đặc điểm văn hóa, phong tục tập
quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình và có địa bàn cƣ trú nhất
định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du
lịch. Chính vì thế họ thực sự mong muốn đƣợc gặp gỡ những kẻ khác trong
chuyến viễn du để quan sát, đối thoại, để “hấp thụ các nguồn dinh dưỡng của
các nền văn hóa khác” và “nuôi dưỡng lại nền văn hóa ấy” đồng thời cũng là
để “không ngừng tìm kiếm bản sắc dân tộc mình”
18
Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán riêng
biệt và còn đƣợc gìn giữ cho đến ngày nay. Việt Nam còn có hàng trăm làng
nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng mang tính nghệ thuật cao, riêng
biệt. Các món ăn dân tộc độc đáo với nghệ thuật cao về chế biến và nấu nƣớng.
d ) Các đối tượng văn hóa- thể thao và hoạt động nhận thức khác
Các đối tƣợng văn hóa cũng thu hút khách du lịch đến với mục đích thăm
quan, nghiên cứu. Đó là trung tâm, các thƣ viện lớn và nổi tiếng, các thành phố
có triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thƣờng xuyên tổ chức liên hoan âm nhạc,
sân khấu, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, biểu diễn….
Các đối tƣợng văn hóa thƣờng tập trung ở các thủ đô và các thành phố lớn
nhƣ Pari, Luân Đôn, Viên… Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh…. Các đối
tƣợng văn hóa – thể thao thu hút không ít khách du lịch đến thăm quan, nghiên
cứu, mà còn lôi cuốn nhiều khách đi du lịch với các mục đích khác nhau. Khách
du lịch có trình độ văn hóa trung bình trở lên đều có thể thƣởng thức giá trị văn
hóa của đất nƣớc họ đến thăm. Do vậy, tất cả các thành phố có các đối tƣợng
văn hóa đƣợc nhiều khách tới thăm và trở thành những trung tâm du lịch văn
hóa.
1.3.3. Vai trò của tài nguyên du lịch
Du lịch là một ngành có sự định hƣớng trong việc sử dụng tài nguyên rõ rệt.
Tài nguyên du lịch ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tổ chức lãnh thổ du lịch đến
việc hình thành chuyên môn hóa của vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt
động du lịch. Do vị trí quan trọng của nó, tài nguyên du lịch có các vai trò sau:
Tài nguyên du lịch là yếu tố căn bản để hình thành các sản phẩm du lịch
chất lƣợng của sản phẩm và hiệu quả của hoạt động du lịch. Sản phẩm du lịch
một phạm trù rộng lớn đƣợc hiểu là hiệu quả của du lịch mang lại cho sự phát
triển kinh tế- xã hội. Sản phẩm chất lƣợng cao thì hiệu quả của du lịch cao và
ngƣợc lại.
Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch.
Sự đa dạng của tài nguyên du lịch cũng nhƣ mức độ tập trung của các tài nguyên
du lịch có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành các loại hình du lịch. Ở đâu có