Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-hiện trạng phát triển của ngành Hồ tiêu Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.15 KB, 12 trang )

Thực trạng thị trường Hồ tiêu tại Việt Nam Nhóm 1
Nội dung
Trang 1
Thực trạng thị trường Hồ tiêu tại Việt Nam Nhóm 1
1. Giới thiệu về Hồ tiêu Việt Nam
Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thế
giới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một
nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là
một ngành hàng uy tín và chất lượng. Hơn thế nữa, Hồ tiêu Việt Nam còn là một thị
trường đầy tiềm năng và triển vọng.
Được khai sinh từ thế kỷ XVII như là một loại cây công nghiệp lâu năm của
nông nghiệp Việt Nam, Hồ tiêu Việt Nam đã vươn mình thành một người khổng lồ
không những của nông nghiệp Việt Nam mà của cả thế giới.
Sự phát triển ngoạn mục này bắt đầu từ những năm 1983 – 1990 khi giá Hồ tiêu
trên thị trường thế giới tăng cao. Diện tích canh tác của Việt Nam đã liên tục tăng lên
và đạt gần 9.200 ha từ 400 ha vào những năm 1970. Với tốc độ tăng bình quân 27,29
%/năm kể từ năm 1996, diện tích canh tác của Việt Nam đã vượt mức 52.000 ha vào
năm 2004.
Song song với sự phát triển nhanh chóng của diện tích, sản lượng và xuất khẩu
của Việt Nam cũng tăng nhanh không kém với tốc độ 30 %/năm kể từ năm 1998 đến
nay. Năm 2001, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng
lượng xuất khẩu đạt 56,506 tấn chiếm 28% tổng xuất khẩu của thế giới. Cũng từ đây,
Việt Nam liên tục là nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu với sản lượng và xuất
khẩu bình quân ước đạt 95.000 tấn mỗi năm. Hồ tiêu Việt Nam hiện được xuất khẩu
tới gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt là xuất khẩu các loại hàng chất lượng
cao vào Mỹ, Nhật và các nước EU ngày càng tăng.
2. Đánh giá hiện trạng phát triển của ngành Hồ tiêu Việt Nam
Sở dĩ Hồ tiêu Việt Nam có thể phát triển một cách rực rỡ như vậy là do Việt Nam
hội tụ tất cả các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về con người, về ứng dụng khoa học
kỹ thuật trong sản xuất và chế biến
2.1. Mặt mạnh:


- Thiên nhiên ưu đãi với đất bazan màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới, độ ẩm cao, lượng
mưa nhiều. Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học hỏi.
Trang 2
Thực trạng thị trường Hồ tiêu tại Việt Nam Nhóm 1
- Mô hình kinh tế nông hộ quy mô nhỏ phù hợp với việc sản xuất Hồ tiêu, đạt hiệu quả
kinh tế cao, sử dụng được nguồn lao động dồi dào.
- Chính phủ Việt Nam và các nhà khoa học sẵn sàng hỗ trợ trong đầu tư canh tác và ứng
dụng khoa học kỹ thuật. Các nhà chế biến và xuất khẩu luôn chủ động mở rộng thị
trường, đầu tư nhà máy chế biến hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm.
- Ngoài ra còn có Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam là đơn vị phi lợi nhuận luôn hoạt động
tích cực và hiệu quả vì quyền lợi, vì sự phát triển của ngành Hồ tiêu Việt Nam.
2.2. Mặt yếu:
- Chưa có quy trình kỹ thuật canh tác Hồ tiêu theo hướng thâm canh bền vững nhằm
duy trì hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất đồng thời có tính ổn định về môi
trường sinh thái.
- Một số biện pháp canh tác chưa hợp lý như: trồng tiêu chủ yếu trên trụ gỗ, chưa chú
trọng đến vấn đề cây che bóng cho Hồ tiêu. Bón phân cao, mất cân đối, tưới nước
nhiều để khai thác triệt để vườn cây.
- Giá Hồ tiêu phụ thuộc vào thị trường thế giới, suất đầu tư lại cao, sâu bệnh ở Hồ tiêu
khó quản lý nên nông dân trông tiêu dễ bị rủi ro nặng nề hơn canh tác các loại cây
trồng khác.
2.3. Lợi thế so sánh:
Gia nhập WTO, Hồ tiêu Việt Nam đồng thời sẽ tham gia sâu hơn vào quy luật thị
trường. Với những đặc tính như trên cùng sự chủ động và sáng tạo, Hồ tiêu Việt Nam
đã sẵn sàng vượt qua mọi thách thức và tự tin sẽ nắm bắt tốt cơ hội để phát triển rực rỡ
hơn nữa, khẳng định mạnh mẽ vị thế của mình trên trường quốc tế. So với các bạn bè
trong hiệp hội các nước xuất khẩu Hồ tiêu trên thế giới thì đâu là lợi thế cạnh
tranh của Hồ tiêu Việt Nam?
- Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, hàng năm chúng ta được cung cấp lượng lao
động dồi dào. Hồ tiêu là một loại cây thâm dụng lao động. Và cũng chính vì thế nguồn

lao động rẻ trở thành lợi thế cạnh tranh của Hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Sản phẩm Hồ tiêu Việt Nam ngày càng được thị trường quốc tế biết đến. Số lượng, giá
trị, chất lượng và sức canh tranh của Hồ tiêu Việt Nam ngày càng được nâng cao, góp
phần thúc đẩy ngành hàng Hồ tiêu Việt Nam phát triển.
- Năng lực tài chính, quản lý, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại mở rộng thị
trường, xây dựng quảng bá thương hiệu, nâng cao chất lượng, chủng loại sản Hồ tiêu
Việt Nam ngày ngày càng chú trọng và tăng cao.
Trang 3
Thực trạng thị trường Hồ tiêu tại Việt Nam Nhóm 1
3. Thị trường Hồ tiêu
3.1. Thị trường Hồ tiêu thế giới
Hồ tiêu là một trong những loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế và giá trị xuất
khẩu cao. Trên thị trường thế giới, các sản phẩm Hồ tiêu được giao dịch bởi các dạng
sau: tiêu đen, tiêu trắng (tiêu sọ), tiêu xanh và dầu nhựa tiêu.
Hồ tiêu bắt đầu được sản xuất nhiều từ đầu thế kỉ XX. Nhu cầu tiêu thụ Hồ tiêu
trên thế giới không ngừng gia tăng, trong khi đó cây Hồ tiêu chỉ canh tác thích hợp ở
vùng nhiệt đới, do đó Hồ tiêu là một nông sản xuất khẩu quan trọng của một số
nước Châu Á và châu Phi.
 Nhận xét về cung cầu Hồ tiêu trên thị trường thế giới
- Nguồn cung: Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC): Diện tích canh tác Hồ tiêu thế
giới năm 2010 ước đạt khoảng 550.000 ha, năng xuất bình quân 500 - 550 kg/ha.
Sản lượng ước đạt khoảng 316.000 tấn. Xuất khẩu 237.000 tấn. So với năm 2009,
sản lượng giảm hơn 2.000 tấn, xuất khẩu giảm 31.000 tấn. Tồn kho cuối năm 2009
chuyển sang 2010: 95.000 tấn, so cùng kỳ năm 2009 giảm 5.000 tấn (những con số
giảm trên chủ yếu từ các nước trong IPC .
- Nhu cầu: Tình hình kinh tế tài chính, thế giới có khó khăn nhưng nhu cầu sử dụng gia
vị nói chung và Hồ tiêu nói riêng vẫn không giảm. Trung Quốc, Ấn Độ có nhu cầu sử
dụng Hồ tiêu khá lớn, sản xuất trong nước chưa đáp ứng tiêu dùng, phải nhập khẩu với
số lượng lớn. Nhu cầu nhập khẩu hàng năm vẫn có xu hướng gia tăng, đặc biệt là
nhu cầu thị trường Mỹ và Tây Âu.

Như vậy, xét về cung cầu Hồ tiêu trên phạm vi toàn cầu năm 2010 thì nguồn
cung thấp hơn nhu cầu. Tình hình trên đã tạo thuận lợi cho các nước sản xuất và xuất
khẩu, nhất là Việt Nam, quốc gia có nhiều tiềm năng, lợi thế canh tranh và là nước sản
xuất, xuất khẩu số một thế giới.
Trang 4
Thực trạng thị trường Hồ tiêu tại Việt Nam Nhóm 1
Trang 5
Thực trạng thị trường Hồ tiêu tại Việt Nam Nhóm 1
 Nhận xét về giá cả Hồ tiêu trên thế giới
Giá tiêu đen Malabar kỳ hạn tháng 3 chốt phiên ngày 24/2/2012 đạt mức 33.865
Rupi/tạ, tăng 3,7% so với mức giá mở cửa ngày đầu tháng. Tương tự, giá giao kỳ hạn
tháng 4-5/2012 đạt lần lượt 34.260 Rupi/tạ và 34.505 Rupi/tạ, tăng 5,4% và 8,8%. Giá
tiêu giao ngay cũng tăng khá mạnh với mức tăng 6.5% so với đầu tháng, đạt 34.033
Rupi/tạ.
Thị trường Hồ tiêu thế giới trong tháng qua có thêm một sàn giao dịch nữa tại
Singapore. Đây là thị trường giao dịch có những mặt hàng tương đương với chất lượng
tiêu của nước ta. Sắp tới sàn SMX sẽ đưa tiêu đen tương đương loại 500 Gr/l-FAQ, là tiêu
chuẩn tiêu đen loại 2 Việt Nam và cũng là loại Việt Nam xuất khẩu với khối lượng nhiều
nhất. Mặt hàng Hồ tiêu mới được đưa lên sàn giao dịch Singapore (SMX - Singapore
Mercantile Exchange) nhưng giá tiêu đen đã liên tục tăng mạnh.
Giá tiêu đen chốt phiên ngày 27/2/2012 giao kỳ hạn tháng 3, tháng 4 và tháng 5
lần lượt đạt 6.501 USD/tấn; 6.531 USD/tấn và 6.558 USD/tấn, tăng 531-551 USD/tấn
so với mức giá mở cửa phiên giao dịch ngày 10/2/2012.
Trên các thị trường khác, giá Hồ tiêu xuất khẩu của tất cả các nước cũng tăng cao.
Tiêu Ấn Độ loại đặc chủng MG1 đi Mỹ giá 7.385 USD/tấn (C&F), tăng 10,9%, tiêu
Lampung ASTA (C&F) đạt 7.055 USD/tấn, tăng 6,7% so với mức giá đầu tháng.
3.2. Thị trường Hồ tiêu trong nước
3.2.1. Tình hình sản xuất
Ở nước ta Hồ tiêu được phân bố thành các vùng sản xuất chính ở Bắc Trung Bộ,
duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long,

trong đó Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là 2 vùng sản xuất chính. Sản xuất Hồ tiêu thường
hình thành các vùng nổi tiếng như: Tân Lâm (Quảng Trị), Lộc Ninh (Bình Phước), Bà
Rịa( Bà Rịa- Vũng Tàu), Phú Quốc( Kiên Giang), Dak R’Lấp (Dak Nông), Chư sê( Gia
Trang 6
Thực trạng thị trường Hồ tiêu tại Việt Nam Nhóm 1
Lai), điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch thành các vùng sản xuất hàng
hóa tập trung, đạt chất lượng xuất khẩu cao.
Đến năm 2010, nước ta có 26 tỉnh, thành trồng tiêu với diện tích khoảng 50.500 ha,
trong đó diện tích cho sản phẩm 45.000 ha, năng suất thu hoạch bình quân 24,46 tạ/ha,
sản lượng quy tiêu đen khô khoảng 110.000 tấn.
Sản xuất tiêu phân bổ ở Bắc Trung Bộ 3.700 ha, năng suất bình quân khoảng gần 10
tạ/ha, sản lượng khoảng 3.000 tấn. Duyên hải Nam Trung Bộ 1.300 ha, năng suất bình
quân khoảng gần 13 tạ/ha, sản lượng khoảng 1.500 tấn. Tây Nguyên 17.500 ha, năng suất
bình quân khoảng gần 30 tạ/ha, sản lượng khoảng 48.000 tấn. Đông Nam Bộ 27.500 ha,
năng suất bình quân khoảng 23 tạ/ha, sản lượng khoảng 60.000 tấn.
3.2.2. Tình hình xuất khẩu
Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, nửa đầu tháng 2/2012 cả nước đã xuất khẩu
được 3.301 tấn Hồ tiêu các loại với kim ngạch đạt 22,25 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu Hồ
tiêu từ 1/1 đến hết ngày 15/2/2012 đạt 6.736 tấn với tổng giá trị đạt 46.19 triệu USD, tăng
16,3% về khối lượng và tăng 64,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011.
Khối lượng xuất khẩu sang 7 một số thị trường truyền thống trong tháng 1/2012 sụt
giảm đáng kể so với cùng kỳ năm
ngoái như Hoa Kỳ giảm 67,6%;
Nhật Bản giảm 43,8%; Đức giảm
20,6% trong khi xuất khẩu sang
Italia và Ucraina tăng mạnh với
mức tăng lần lượt 723,5% và
272,5%.
Trang 7
Thực trạng thị trường Hồ tiêu tại Việt Nam Nhóm 1

3.2.3. Giá cả
Giá Hồ tiêu diễn biến tăng mạnh trong tháng 2/2012 do áp lực nguồn cung giảm
mạnh. Hiện giá tiêu đen và tiêu trắng trong nước lần lượt đạt 125-127 ngàn đồng/kg và
185-190ngàn đồng/kg, tăng lần lượt 13,5% và 5,6% so với mức giá tại thời điểm đầu
tháng. Trên thị trường xuất khẩu giá Hồ tiêu cũng có mức tăng mạnh không kém, giá tiêu
đen xuất khẩu chủng loại 500 gr/l, FAQ và 550 gr/l, ASTA (FOB) lần lượt đạt 6.100 -
6.200 USD/tấn và 6.700 - 6.800 USD/tấn, tăng 500 - 600 USD/tấn so với đầu tháng, tiêu
trắng ASTA có mức tăng 200 USD/tấn đạt 9.200 - 9.300 USD/tấn
4. Chính sách của nhà nước đối với ngành sản xuất Hồ tiêu
4.1. Những tình huống đặc trưng thực tế trên thị trường:
Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đưa ra dự báo: sản lượng hồ tiêu Việt Nam
vụ 2012 sẽ đạt kỷ lục lên tới 140.000 tấn, tăng tới trên 30.000 tấn so với năm 2011, khiến
thị trường tiêu toàn cầu bị tác động. Giá tiêu tại thị trường trong nước cũng bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giới đầu cơ hồ tiêu
quốc tế đang dùng hàng loạt chiêu trò để đánh sụt giá hồ tiêu của Việt Nam.
Trang 8
Thực trạng thị trường Hồ tiêu tại Việt Nam Nhóm 1
VPA cho rằng, Việt Nam là nước xuất khẩu trên 50% thị phần tiêu của thế giới, dự báo
của IPC đưa ra tăng sản lượng kỷ lục như vậy là nhằm trục lợi cho giới đầu cơ. Bởi theo
dự báo của VPA, sản lượng vụ tiêu năm 2012 cả nước về sản lượng ước giảm khoảng 10 -
15% so với vụ 2011, đạt 95.000 - 100.000 tấn.
Tuần vừa qua, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam lại tăng lên 100 USD so với tuần trước
đó. Giá tiêu Việt Nam xuất khẩu loại 500 Gr/l-FAQ có giá 6.100-6.150 USD/tấn và loại
550 Gr/l- FAQ chào mức 6.450-6.500 USD/tấn (FOB). Theo VPA, kết quả này là nhờ các
doanh nghiệp xuất khẩu tiêu đã biết đoàn kết, điều tiết lượng bán ra để tăng giá.
VPA khuyến cáo, cuộc chiến thương trường hồ tiêu đang và sẽ diễn ra gay gắt. Giải
pháp ứng phó của Việt Nam là tỉnh táo trước mọi “chiêu” của đối phương, nông dân đồng
lòng phối hợp cùng doanh nghiệp, nên tạm trữ hàng trong lúc giá thấp hiện nay. Đặc biệt
là doanh nghiệp mua vào với giá cao, cộng với lãi suất “khủng” vay vốn ngân hàng, nay
buộc phải xuất khẩu để cắt lỗ (chủ yếu cắt lãi suất ngân hàng) nhằm quay vòng đổi hạt.

Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu giá rẻ tức khắc mắc bẫy giới đầu cơ
quốc tế và Ấn Độ, đồng thời doanh nghiệp sẽ khó đạt được dự tính (xuất khẩu rẻ, mua
vào rẻ). Cần tiếp tục phát huy bài học kinh nghiệm mà ngành hồ tiêu Việt Nam đã làm
được mấy năm qua là: cầm trịch, dẫn dắt, điều phối tiến độ xuất khẩu, giá cả thị trường.
Không bán tháo dồn dập vào một thời điểm, chờ thời cơ xuất khẩu khi giá tăng vào tháng
7, 8, 9 trở đi (giá có thể đạt 150 - 160 triệu đồng/tấn tiêu đen).
4.2. Các chương trình, chính sách chính phủ đối với Hồ tiêu
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam được thành lập ngày 20/12/2001 theo quyết định số
35/2001/QĐ-BTCCBCP do Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ phê duyệt.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (gọi tắt là VPA) được sự bảo hộ của Nhà nước thông qua
chủ trương và cơ chế chính sách. Hiệp hội là người đại diện cho các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế, tổ chức và cá nhân của Việt Nam hoạt động liên quan đến ngành
Hồ tiêu. Vì vậy các chính sách, chương trình của hiệp hội Hồ tiêu phản ánh chính sách
của nhà nước đối với ngành sản phẩm này.
Trang 9
Thực trạng thị trường Hồ tiêu tại Việt Nam Nhóm 1
 Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã thực hiện thành công tất cả các chương trình xúc tiến
thương mại trọng điểm Quốc gia hàng năm được Chính phủ phê duyệt.
 Ngoài ra, hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam còn khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đi khai
thác thị trường, nhất là tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế. Khảo sát thị trường Brazil,
Mỹ (2008), Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp (2009), Trung Đông, Nam Phi.
 Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với viện Khoa học kĩ thuật nông nghiệp
miền Nam, Công ty Maseco cùng với huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai dày công nghiên cứu
trong 4 năm (từ 2003 - 2007) xây dựng thành công thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê tỉnh Gia
Lai và đã chuyển giao cho UBND huyện Chư Sê quản lý khai thác.
 VPA là thành viên thường trực do Bộ Nông nghiệp cử tham gia vào hoạt động của IPC.
Trước đây tham gia với tư cách quan sát viên, nay trở thành chính thức với lượng xuất
khẩu chiếm 50% trên thế giới, Việt Nam đã dần trở thành hội viên quan trọng và có vai
trò quyết định đến sự sống còn của IPC.
4.3. Hiện trạng phát triển Hồ tiêu Việt Nam

Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, song hiện nay, ngành Hồ tiêu Việt
Nam vẫn đang đứng trước nhiều vướng mắc đó là sản xuất Hồ tiêu còn theo hướng nhỏ
lẻ, chưa có quy mô, việc tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ còn thiếu tính chủ
động, do đó dẫn đến giá cả không ổn định. Điển hình là trong năm 2008, giá thị trường
cung ứng hạt tiêu đen liên tục biến động từ 73.500 đồng/kg trong những tháng đầu năm
giảm dần còn 54.500 đồng/kg vào nửa năm và xuống còn 30.000 đồng/kg vào cuối năm.
Và sang các tháng đầu năm 2009 này giá đã giảm xuống trên dưới 30.000 đ/kg.
Theo các chuyên gia, tiềm năng của Hồ tiêu Việt Nam là rất lớn, cơ hội cho Hồ tiêu
rất rộng mở, tuy nhiên, theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho
biết: hiện các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa biết làm ăn theo đúng luật kinh doanh,
nghĩa là bán cái khách hàng cần chứ không phải cái chúng ta có. Đây cũng là nguyên
nhân khiến thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam vẫn mờ nhạt trên thị trường quốc tế. Một số
nơi, người trồng vẫn mang tính nhỏ lẻ, việc đầu tư về giống, kỹ thuật chưa được chú
trọng, tình trạng “trồng - chặt, chặt - trồng” làm ảnh hưởng tới chất lượng và sản lượng.
Trang 10
Thực trạng thị trường Hồ tiêu tại Việt Nam Nhóm 1
Bên cạnh đó, dù Hồ tiêu Việt Nam đã có vị thế trên thị trường quốc tế nhưng trong 6
tỉnh trọng điểm sản xuất (Phú Quốc và các tỉnh Tây nguyên), chúng ta mới chỉ xây dựng
được thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê. Hiện nay giá xuất khẩu Hồ tiêu có thương hiệu luôn
cao hơn từ 15%-20% so với Hồ tiêu xuất khẩu loại 1, đây là vấn đề để các doanh nghiệp
xuất khẩu cần xem lại.
4.4. Các kiến nghị để phát triển Hồ tiêu Việt Nam
 Đề nghị Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn cho phép nông dân
trồng tiêu được vay vốn trong chương trình phát triển Tam Nông – xây dựng nông
thôn mới với lãi suất thấp để đầu tư sản xuất chế biến, tạm trữ tiêu (đây là điểm ưu
việt mà hầu hết ở các nước sản xuất tiêu trên thế giới không có được).
 Vì 95 - 97% sản lượng tiêu Việt Nam là xuất khẩu nên đề nghị Chính phủ, Bộ Tài
chính cho phép miễn giảm thuế VAT (hiện một số ngành đã được Chính phủ cho
phép) mà không phải chờ làm Hồ sơ hoàn thuế cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh xuất khẩu Hồ tiêu.

 Cần tiếp tục chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, xây dựng “Thương hiệu Hồ
tiêu” như đã từng làm thành công của “Thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê” cho các tỉnh
trọng điểm tiêu ở Bà Rịa Vũng Tàu (Châu Đức), Bình Phước (Lộc Ninh), Đồng Nai
(Xuân Lộc), Đắk Lắk (Ehleo), Đắk Nông (Đắc Song) với sự tham gia của UBND
tỉnh, Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Phòng kinh tế huyện, Hiệp hội Hồ tiêu
Việt Nam, các doanh nghiệp trong và ngoài nước,… Như vậy thì nhất định Hồ tiêu
Việt Nam sẽ có chỗ đứng bền vững trên thị trường thế giới cả số lượng và chất lượng.
 Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc phổ biến thông tin thị trường để nông dân và doanh
nghiệp chủ động trong sản xuất, kinh doanh, tăng cường xúc tiến thương mại, giao
thương hợp tác quốc tế, nắm bắt diễn biễn của thị trường để đưa ra dự báo, khuyến
cáo nông dân, doanh nghiệp. Có khuyến cáo cụ thể để người dân không tăng thêm
diện tích mà tập trung nâng cao chất lượng, bền vững của những diện tích Hồ tiêu
hiện có. Theo đó, yêu cầu các địa phương phải hướng dẫn người trồng thực hiện quy
trình của tiêu chuẩn chất lượng cao để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, làm cho giá trị
hàng hóa ngày càng gia tăng.
Trang 11
Thực trạng thị trường Hồ tiêu tại Việt Nam Nhóm 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ho-tieu-Viet-Nam-se-phat-trien-ben-
vung/20094/109726.vov
2.
Nam/45/3664478.epi
3. Báo cáo của hiệp hội cà phê Việt Nam
/>Trang 12

×