Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của che sáng, phân bò, liều lượng đạm và liều lượng lân đến sinh trưởng cây con Kèn hồng (Tabebuia rosea (Bertol.) DC.) trong giai đoạn vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 39 trang )

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển, con người quan tâm đến cây xanh

hoa kiểng nhiều hơn. Cây xanh có tác dụng trong sinh thái học môi trường: thanh
lọc không khí, ngăn chặn tiếng ồn, lọc nước…; ngoài ra cây xanh còn đóng vai trò
quan trọng trong việc làm tăng vẻ mỹ quan của đô thị, đường phố. Vì vậy, những
loài cây xanh có dáng đẹp, hoa đẹp càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của chúng
trong việc dùng để trang trí cho mảng xanh công viên, đường phố.
Ngoài việc tìm kiếm nguồn cây cảnh đẹp, có giá trị cảnh quan hiện có trong
nước các nhà vườn ở nước ta hiện nay còn nhập nội một số cây cảnh có giá trị nhằm
làm phong phú thêm nguồn cây cảnh cung cấp cho nhu cầu ngày càng cao của thị
trường. Cây Kèn hồng (Tabebuia rosea(Bertol.) DC.) là một trong số cây cảnh
thuộc họ Đinh (Bignoniaceae) được nhập nội vào nước ta hai năm gần đây. Cây có
chiều cao trung bình, cho hoa đẹp, lá xanh quanh năm. Đây là cây rất thích hợp cho
trồng ở các công viên, sân vườn, công sở vừa tạo bóng mát vừa tạo cảnh quan đẹp
do cây có hoa đẹp.
Trong quá trình gieo ươm, khâu chuẩn bị nguồn hạt giống rất quan trọng, hạt
giống sau khi thu hái cần phải được làm sạch, để chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất.
Đối với loài Kèn hồng, nguồn hạt giống trong nước không có phải nhập nội từ Thái
Lan và được các nhà vườn, cơ sở sản xuất tiến hành gieo ươm nhằm tiết kiệm chi
phí. Tuy nhiên, kỹ thuật gieo ươm cũng phần lớn dựa vào kinh nghiệm, còn thiếu
những nghiên cứu cụ thể. Trong quá trình cây con sinh trưởng ở vườn ươm phải
chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài như độ che sáng bảo vệ cây con tránh khỏi

1



các ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài cho đến khi chúng đủ sức chịu đựng; chất
lượng của hỗn hợp đất, vừa là giá thể giúp cây đứng vững, vừa là nguồn cung cấp
dưỡng chất cho cây, giúp cây sinh trưởng khoẻ mạnh; chế độ phân bón, cung cấp
đầy đủ sẽ giúp cây phát triển nhanh, chống chịu sâu bệnh. Tuy nhiên cho đến nay ở
Việt nam chưa thấy có những kết quả nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm loài này
được công bố.
Vì những lý do đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu ảnh
hưởng của che sáng, phân bò, liều lượng đạm và liều lượng lân đến sinh trưởng
cây con Kèn hồng (Tabebuia rosea (Bertol.) DC.) trong giai đoạn vườn ươm”
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

• Xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố che sáng, phân bò, liều lượng đạm và liều
lượng lân tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây con 4 tháng tuổi trong giai
đoạn vườn ươm.
1.3. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hạt giống và cây con Kèn hồng (Tabebuia
rosea(Bertol.) DC.).Thí nghiệm được bố trí tại vườn ươm bộ môn Cảnh quan & Kỹ
thuật hoa viên, Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu từ tháng
2 năm 2012đến tháng 8 năm 2012.
1.4.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là xem xét phản ứng của cây con Kèn hồng từ gieo ươm

đến 4 tháng tuổi đối với che sáng, phân bò, các liều lượng đạm, liều lượng lân. Phản
ứng của cây con được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sinh trưởng: chiều cao vút
ngọn, đường kính tán, số lá/cây.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu loài Kèn hồng
Tên Việt Nam: Kèn hồng (tên gọi khác: Pink poui, Pink tecoma, Rosy trumpet tree)
Tên khoa học: Tabebuia rosea (Bertol.) DC.;

Tecoma rosea Bert.; Tabebuia

serratifolia
Họ Đinh: Bignoniaceae
()
2.1.1. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ thường xanh, trưởng thành cao 21-25m, phân cành nhánh nhiều, tán
rộng 9-15m. Lá kép chân vịt với 5 lá phụ dạng bầu dục tù ở gốc, mũi nhọn ở đỉnh,
mà xanh đậm. Cụm hoa ở nách lá mang nhiều hoa lớn màu hồng nhạt chiều dài có
thể đạt 8cm, tràng mỏng hợp thành ống chia thuỳ trên miệng, ra hoa từ tháng 2 đến
tháng 4. Quả nang thuôn dài tới 15cm, mang nhiều hạt có cánh dài 3cm, khi chín tự
khai phát tán hạt đi xa nhờ gió ().

3


Hình 2.1. Hoa và lá Kèn hồng Tabebuia rosea (Bertol.) DC.
()
15cm

3cm


Hình 2.2. Quả và hạt Kèn hồng Tabebuia rosea (Bertol.) DC.
()
2.1.2. Phân bố
Là cây bản địa ở các nước: Belize, Colombia, Costa Rica, El Salvador,
Guadeloupe, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Venezuela, năm 1888 được du
nhập vào các nước: Ghana, Sri Lanka, Trinidad and Tobago, Uganda. Ở Sri Lanka
loài phát triển không mạnh vì có cành giòn dễ gãy khi có gió mạnh
(). Ở Việt Nam cây mới được du nhập vào hai
năm gần đây, hiện nay trên thị trường rất ưa chuộng sử dụng trồng trong các công
trình cảnh quan và đường phố.
2.1.4. Đặc điểm sinh lý sinh thái
Trong tự nhiên Kèn hồng phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới như:
Colombo, Sri Lanka, Phân bố ở độ cao 1200m so với mực nước biển, lượng mưa
trung bình hàng năm 1250-2500mm, nhiệt độ trung bình hàng năm 22 0C - 270C, đất
giàu dinh dưỡng.
Kèn hồng phát triển chồi non và cành nhánh trước mùa mưa và hoàn tất quá
trình này trong vòng 2 - 3 tháng. Chồi hoa ở trạng thái ngủ trong vài ba tháng, chồi
hoa bắt đầu bung nụ khi lá rụng trong mùa khô, ở một số nước gần xích đạo Kèn
hồng cho hoa có màu hồng đậm.
Hạt có cánh nên phát tán nhanh, nảy mầm ngay sau khi quả mở khi gặp điều
kiện ẩm độ tốt, năng lực nảy mầm được duy trì trong thời gian ngắn ngay sau khi

4


quả mở. Hạt có tỷ lệ nảy mầm đạt 99%, sức sống của hạt được duy trì khoảng 30
tháng khi tồn trữ ở 50C sau khi sấy khô 7,1%mc.
Là loài phát triển nhanh, chịu được cường độ cắt tỉa cao. Ở Colombo trong
điều kiện trồng thuận lợi cây có thể đạt chiều cao 9m sau 3 tháng trồng, tuổi thọ

trung bình có thể lên đến 50 năm.
Cây con có nhu cầy phân lân cao để thúc đẩy rễ phát triển. Cây trưởng thành
cần được bón phân hàng năm để phát triển cành nhánh. Cần xác định hàm lượng
dinh dưỡng trong đất thông qua phân tích đất và cung cấp kịp thời khi chất dinh
dưỡng trong đất không đủ cung cấp cho cây.
()
2.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố tới sinh trưởng của cây con
2.2.1. Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến sinh trưởng của cây con
Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quang hợp của thực vật vì vậy rất
cần cho sự sinh trưởng của cây. Theo Khurama và Singh (2000), nghiên cứu về sinh
thái hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non cho thấy quá trình nảy mầm, sự sống
sót và sinh trưởng của cây con chịu ảnh hưởng trực tiếp của cường độ ánh sáng.
Xảy ra hiện tượng mọc vống, cây có màu trắng vàng, thời kỳ phân hoá chậm lại nếu
thiếu ánh sáng vì không tổng hợp được diệp lục, ngược lại cây thường thấp khi
cường độ ánh sáng cao vì giai đoạn dãn của tế bào kế thúc sớm (Trương Mai Hồng,
2005a).
Giai đoạn cây con thường là giai đoạn cây nhạy cảm với ánh sáng do cơ thể
còn non yếu. Ánh sáng có cường độ mạnh có thể gây cháy thân, cháy lá khi đặt cây
ở vị trí trảng nắng, ngược lại khi đặt cây trong điều kiện che bóng cao cây sẽ bị mọc
vống, sinh trưởng chậm, thân yếu và là điều kiện lý tưởng cho các loài sâu bệnh hại
phát triển. Việc che bóng giúp cây con tránh được các tác động bất lợi của môi
trường, làm giảm khả năng thoát hơi nước, làm giảm nhiệt độ của cây và hỗn hợp
ruột bầu (Kimmins, 1998; trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thêm, 2002).

5


Tỷ lệ sống sót của cây con sau khi xuất vườn cũng phụ thuộc vào chế độ ánh
sáng trong giai đoạn vườn ươm. Cây con sẽ hình thành các lá chịu bóng trong điều
kiện cường độ ánh sáng thấp, nếu đưa chúng ra nơi có cường độ ánh sáng mạnh đột

ngột chúng sẽ bị ức chế kèm theo đó là sự thay đổi của các điều kiện sinh thái ẩm
độ, nhiệt độ. Việc thay đổi đột ngột sẽ làm cho cây con bị chết do sốc hoặc giảm
tăng trưởng cho đến khi chúng thích nghi với điều kiện mới này (Kimmins, 1998;
trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thêm, 2002).
Khi gieo ươm cần chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con nếu chế độ ánh
sáng thích hợp sẽ tạo ra tỷ lệ lớn giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối, tỷ
lệ chiều cao/đường kính bằng hoặc gần bằng 1. Điều này giúp cho cây con có thể
sống sót, sinh trưởng tốt sau khi xuất vườn đem trồng ở điều kiện nắng hoàn toàn
(Kimmins, 1998; Nguyễn Xuân Quát, 1985; Nguyễn Văn Thêm, 2002-2003)
Có rất nhiều nghiên cứu về mức che sáng cho cây gỗ trong giai đoạn cây con
của các tác giả đi trước. Thái Văn Trừng (1978), Dầu song nàng dưới tán rừng chỉ
thấy cây con không thấy cây lớn cho thấy ở giai đoạn cây con Dầu song nàng chịu
bóng rất cao. Sinh trưởng của cây con các loài thuộc họ dầu Dipterocarpaceae:
Shorea taluranh, Sovalis, Hopea helferei và Vatica odorata bị ức chế khi cường độ
ánh sáng vượt quá ngưỡng 50% (Sakari và Mori, 1981; trích dẫn bởi Phan Thụy
Phương Thảo, 2011). Dầu song nàng tái sinh trong tự nhiên đòi hỏi độ tàn che ánh
sáng thay đổi theo tuổi: từ khi nảy mầm đến 3 năm tuổi đòi hỏi độ tàn che 50%80%, trên 3 năm tuổi độ tàn che là 50% - 60% (Nguyễn Văn Thêm, 1992). Độ che
bóng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây con Xoài cánh (Swintonia
minuta), và bắt đầu từ giai đoạn 3 tháng tuổi đã có những ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây con (Nguyễn Duy Bình, 1997). Sinh trưởng cây con Cẩm lai
(Dalbergia bariaensis) nhu cầu ánh sáng thay đổi theo độ tuổi: từ 1 - 4 tháng tuổi
che bóng 50% - 100% Cẩm lai có hàm lượng diệp lục, sinh khối, tăng trưởng chiều
cao lớn hơn so với đối chứng (không che bóng); 6 tháng tuổi các chỉ tiêu trên lại đạt
cao nhất ở mức che bóng 50% (Nguyễn Thị Mừng, 1997).

6


Nghiên cứu khác trên loài Dầu song nàng của Nguyễn Tuấn Bình (2002),
cho thấy việc che bóng không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con trong 6 tháng

đầu, từ tháng 6 trở đi thì cây bị ảnh hưởng rõ rệt, che 25 – 50% cây sinh trưởng
vượt trội so với không che hay che trên 50% ánh sáng. Năm 2003, Hà Thị Mừng
nghiên cứu chế độ ánh sáng trên cây con Vạng trứng (Endospermum chinense) cho
thấy cây con có chiều cao và tổng trọng lượng khô cao nhất ở mức che 20% cường
độ ánh sáng. Trương Thị Cẩm Nhung (2006), nghiên cứu trên cây Huỳnh Liên
(Tecoma stans) độ che sáng thích hợp là 60% cho cây con ở 6 tháng tuổi. Năm
2007, Vũ Thị Lan nghiên cứu trên cây Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) cho thấy Gõ đỏ là
loài sinh trưởng nhanh, trong giai đoạn 6 tháng vườn ươm che sáng 25%-50% cây
con tăng trưởng đường kính, chiều cao và sinh khối tốt nhất.
Năm 2008, Trần Văn Đô và ctv tiến hành thí nghiệm trên cây con Giổi bắc
(Michelia macclurei) với 4 mức khác nhau che từ 0 - 75% ánh sáng cho thấy cường
độ che sáng thích hợp nhất cho cây con 1 - 9 tháng tuổi từ 50% - 75%. Trên cây
Giổi xanh (Michelia mediocris) 1 - 3 tuổi trong vườn ươm che sáng từ 30% - 50%
là thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng của cây con (Phan Văn Thắng, 2008). Theo Hà
Thị Hiền (2008), cây con Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii) có nhu cầu che sáng trực
xạ thay đổi theo độ tuổi: 0 - 1 tuổi che 75% ánh sáng trực xạ và 1 - 2 tuổi che 50%
ánh sáng trực xạ khi đó cây con có tỷ lệ sống sót và các chỉ tiêu sinh trưởng cao
nhất. Phạm Quang Tuyến (2008), nghiên cứu trên cây Tô hạp điện biên (Altingia
siamensis) cho thấy cây con trong giai đoạn vườn ươm độ che sáng thích hợp nhất
là 50%.
Đối với cây Hoàng lan (Cananga odorata) độ che sáng 25% cây con sinh
trưởng tốt nhất (Nguyễn Văn Định, 2009). Phan Thuỵ Phương Thảo (2011), nghiên
cứu trên cây Đầu lân (Couroupita guianensis) cho thấy nhu cầu ánh sáng cây con
thay đổi theo độ tuổi: 2 tháng tuổi cây con cần che bóng cao (50% - 75%) từ 3 tháng
tuổi trở đi cây sinh trưởng tốt trong điều kiện không che bóng.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy che bóng là cần thiết cho sự sinh trưởng của
cây con so với không che bóng, các mức che khác nhau cũng có những tác động rõ

7



rệt đến cây con. Đối với cây con Kèn hồng là loài nhập nội khoảng hai năm gần đây
nên vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể. Do đó thử nghiệm che ánh sáng để có thể giúp
cây con sinh trưởng và phát triển tốt là rất quan trọng góp phần cung cấp kiến thức
gieo ươm Kèn hồng đến các nhà vườn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến sinh trưởng cây con
Theo Nguyễn Ngọc Nông (1999), đã định nghĩa phân hữu cơ là chất hữu cơ
bao gồm phân gia súc, phân gia cầm, rác, các phế phẩm của công nghệ thực phẩm,
thực vật được vùi vào đất sau khi phân huỷ có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho
cây. Quan trọng là phân hữu cơ có khả năng cải tạo đất.
Nguyễn Thị Kim Nhung (2003), đã nêu lên vai trò của phân hữu cơ như sau:
tăng năng suất cây trồng và cải tạo độ phì của đất, cải tạo lý-hoá tính của đất, góp
phần làm tăng hiệu quả sử dụng và giảm bớt số lượng phân khoáng, làm gia tăng
thành phần, số lượng và cường độ hoạt động của nhiều loại vi sinh vật trong đất.
Theo Nguyễn Văn Sở (2003), hỗn hợp ruột bầu được coi như là giá đỡ và
chứa chất dinh dưỡng nuôi cây đảm bảo cây phát triển. Chất lượng của hỗn hợp ruột
bầu là một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con.
Một hỗn hợp đất tốt hội đủ các điều kiện lý - hoá tính giúp cây con sinh trưởng
khoẻ mạnh. Một hỗn hợp đất với đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng nếu các tính
chất vật lý, chế độ nước không thuận lợi thì cây trồng cũng không đạt năng suất
cao. Tính chất vật lý của đất bao gồm: thành phần các cấp hạt đất, cấu trúc đất, độ
xốp, độ thoáng khí, độ ẩm đất. Tính chất hóa học của đất bao gồm: chất hữu cơ
trong đất, khả năng hấp phụ của đất, các nguyên tố dinh dưỡng có trong đất, mức độ
dễ tiêu của chúng trong đất, khả năng trao đổi cation và anion của đất đối với cây
trồng. Hỗn hợp đất thay đổi tùy theo loài cây và phải có các đặc điểm sau: hỗn hợp
phải nhẹ, nhưng phải đủ độ chặt để cây con được vững chắc khi vận chuyển; chất
lượng bền, không thay đổi tính chất cho đến khi xuất vườn.
Theo Nguyễn Thị Mừng (1997), thành phần ruột bầu cấu tạo từ 79% đất +
18% phân chuồng + 0,5%N + 2%P + 0,5%K hoặc 80% đất + 15% phân chuồng +


8


1% N + 3% P + 1% K đảm bảo cho cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis) sinh trưởng
tốt trong giai đoạn vườn ươm. Theo Nguyễn Tuấn Bình (2002), hỗn hợp ruột bầu đã
ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng của cây con Dầu song nàng (Dipterocarpus
dyerii), sử dụng loại đất, phân lân, phân NPK hay phân hữu cơ dùng để trộn vào
hỗn hợp ruột bầu với những liều lượng thích hợp, quá nhiều hay quá ít đều ảnh
hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây con.
Nghiên cứu trên cây Xoan chịu hạn (Azadirachta indica) của Đào Hồng Sự
(2003), cho thấy khi bổ sung lượng phân hữu cơ (phân chuồng hoai) bằng 15%
trọng lượng bầu là phù hợp nhất cho cây Xoan chịu hạn trong giai đoạn vườn ươm.
Khi gieo ươm cây con Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai) có thể cải thiện
tình trạng dinh dưỡng của ruột bầu bằng cách bón lót một trong ba loại phân NPK
(16:16:8), phân super photphat và phân hữu cơ hoai. Hàm lượng thích hợp là NPK
1%, super photphat 1%, phân hữu cơ hoai là 15% – 20% sẽ giúp cây con sinh
trưởng tốt hơn trong giai đoạn 6 tháng tuổi (Nguyễn Văn Thêm và Phạm Thanh
Hải, 2004). Năm 2004, Nguyễn Văn Thêm và ctv nghiên cứu bước đầu về gieo ươm
cây Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) cho thấy hỗn hợp ruột bầu tốt nhất cho loài này gồm
super lân : NPK : phân bò hoai tương ứng với tỷ lệ 2% : 1% - 2% : 20% so với
trọng lượng bầu. Trương Thị Cẩm Nhung (2006), sử dụng ruột bầu gồm đất : phân
chuồng : xơ dừa : tro trấu 90:5:2,0:2,1 và 0,3% kali clorua; 0,5% super lân và 0,1
vôi thích hợp cho cây con Huỳnh liên (Tecoma stans) .
Vũ Thị Lan (2007), nghiên cứu gieo ươm cây Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) trên
nền đất xám phù sa cổ ở Đồng Nai cho thấy Gõ đỏ cần nhiều phân hữu cơ để sinh
trưởng, hỗn hợp ruột bầu cần được bổ sung phân chuồng từ 32%-53% , tốt nhất
42% so với trọng lượng ruột bầu hoặc kết hợp phân chuồng và phân NPK theo tỷ lệ
15% - 20% và 3% - 4% so với trọng lượng bầu.
Phạm Quang Tuyến (2008), cho thấy khi gieo ươm cây con Tô hạp điện biên
(Altingia siamensis) hỗn hợp ruột bầu được bón thêm 7% (theo trọng lượng bầu)

phân chuồng hoai là tốt nhất cho sinh trưởng cây con.

9


Để hỗn hợp ruột bầu ươm trồng cây Kèn hồng đảm bảo đủ các điều kiện lý –
hoá tính giúp cây phát triển tốt hơn có thể bổ sung phân hữu cơ vào bầu đất để cung
cấp dinh dưỡng cho cây con, và cải thiện điều kiện lý tính cho đất. Đối với phân
hữu cơ các tác giả thường sử dụng phân chuồng (phân bò, phân trâu và phân heo đã
ủ hoai) với liều lượng 0 - 25% so với trọng lượng bầu.
2.2.3. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây con
Dinh dưỡng của cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh trưởng
và phát triển của cây, đặc biệt là giai đoạn cây con, chúng cần có một chế độ phân
bón hợp lý để cây phát triển tốt, tăng cường sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh.
Bên cạnh đó, chế độ phân bón hợp lý còn góp phần nâng cao năng suất cây trồng và
tiết kiệm chi phí sản xuất
Theo Nguyễn Xuân Quát (1985), để giúp cây con sinh trưởng và phát triển
tốt vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột bầu bằng cách
bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm những yếu tố được đặc biệt
quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia.
Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Dù hàm lượng trong cây không cao nhưng nitơ lại đóng vai trò quan trọng
nhất. Thiếu nitơ cây không thể tồn tại. Nitơ là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất
cả các axit amin và từ các axit amin tổng hợp nên tất cả các loại protein trong cơ thể
thực vật. Nitơ thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, lá to và xanh, quang hợp
mạnh. Nếu thiếu đạm cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít nhỏ và vàng. Nếu thừa
đạm cây sinh trưởng quá mức, dễ đổ ngã, nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh
đậm(Trịnh Xuân Vũ, 1975; Viện thổ nhưỡng nông hoá, 1998; Ekta Khurana và
J.S.Singh, 2000; Thomas D. Landis, 1985). Theo Arangguren và ctv (1982), trong
đất đạm tồn tại ở 3 dạng chính: đạm vô cơ, đạm hữu cơ dễ phân giải và đạm hữu cơ

khó phân giải. Đạm tổng số trong đất bao gồm 3 dạng đạm trên và chiếm tới 95% ở
thể hữu cơ (trích dẫn bởi Hồ Thị Phước, 2001).

10


Đối với các loài cây lấy lá như chè, đạm là yếu tố then chốt có tương quan
chặt chẽ tới năng suất. Khi bón đạm sẽ thúc đẩy sự phát triển chiều cao cây, cho
nhiều búp và lá non, kích thước lá lớn do đó làm tăng năng suất chè thương phẩm
(Nguyễn Văn Tạo, 1998)
Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Lân có tác
dụng thúc đẩy rễ phát triển, thúc đẩy quá trình ra hoa, tạo quả, tạo hạt. Cây được
cung cấp đầy đủ lân sẽ tăng sức chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường
như: lạnh, nóng, đất chua và đất kiềm. Nếu thiếu lân cây còi cọc, lá xanh đậm
chuyển sang màu vàng, lá phồng cứng. Thiếu lân sẽ ức chế sự hấp thu đạm của cây
trồng. Khi thừa lân ít gây tác hại nghiêm trọng như thừa đạm (Trịnh Xuân Vũ,
1975; Viện thổ nhưỡng nông hoá, 1998; Ekta Khurana và J.S.Singh, 2000; Thomas
D. Landis, 1985). Trong đất lân tồn tại ở hai dạng vô cơ và hữu cơ (Lê Văn Căn,
1978; Nguyễn Khả Hoà, 1994). De Geus (1983), đối với cây Cà phê con tỷ lệ N :
P205 :K20 thích hợp là 1 :2: 1 có nghĩa là chú ý đến lân nhiều hơn (trích dẫn bởi Hồ
Thị Phước, 2001)
Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong chuyển hoá năng lượng, giúp tăng sức đề
kháng, cây cứng cáp, ít đổ ngã, chống chịu sâu bệnh, chịu hạn và chịu rét. Khi thiếu
kali cây có lá hơi ngắn, phiến hẹp, màu lục đậm sau chuyển sang vàng, có chấm đỏ,
lá bị khô cháy (Trịnh Xuân Vũ, 1975; Viện thổ nhưỡng nông hoá, 1998; Ekta
Khurana và J.S.Singh, 2000; Thomas D. Landis, 1985).
Với các loại phân bón và lượng phân bón khác nhau đều có tác dụng xúc tiến
sinh trưởng của Xoài cánh (Swintonia minuta) tốt hơn so với không bón phân, và từ
giai đoạn 60 ngày tuổi trở đi phân bón mới có tác dụng rõ rệt đến sinh trưởng của
cây con. Hỗn hợp ruột bầu có chứa 2% NPK có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng tốt

hơn so với không bón phân NPK (Nguyễn Duy Bình, 1997). Theo Nguyễn Tuấn
Bình (2002), khi thử nghiệm liều lượng phân super lân từ 0 – 10% (so với trọng
lượng bầu) để bón cho cây con Dầu song nàng thì liều lượng 3% cho thấy cây sinh
trưởng tốt nhất. Đối với liều lượng NPK từ 0 –6% thì mức bón thích hợp là từ 1 –
3% đối với cây con Dầu song nàng. Năm 2002, Nguyễn Văn Thêm cho thấy bón

11


phân tổng hợp NPK (16-16-8) từ 2%-3% trọng lượng bầu là thích hợp để gieo ươm
cây con Dầu song nàng từ 2 -12 tháng tuổi. Nghiên cứu trên cây Xoan chịu hạn
(Azadirachta indica) của Đào Hồng Sự (2003), cho thấy khi bổ sung lượng phân lân
bằng 3% trọng lượng bầu là phù hợp nhất cho cây Xoan chịu hạn trong giai đoạn
vườn ươm. Đối với loài Keo lai (Acacia hybrid) bón lót 0,5kg phân hữu cơ vi sinh
Sông Gianh cây sẽ sinh trưởng tốt nhất (Phạm Thế Dũng và ctv, 2004). Nghiên cứu
của Trương Thị Cẩm Nhung (2006), cây con Huỳnh liên (Tecoma stans) cho thấy
cây con không bón đạm có các chỉ tiêu sinh trưởng thấp hơn so với có bón phân
đạm, liều lượng đạm thích hợp cho cây con trong giai đoạn vườn ươm là 0,3%.
Vũ Thị Lan (2007), nghiên cứu gieo ươm cây Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) trên
nền đất xám phù sa cổ ở Đồng Nai cho thấy ruột bầu có thể được cấu tạo từ 20%
phân chuồng kết hợp 1% super lân so với trọng lượng bầu. Theo Trần Văn Đô và
ctv (2008), cây con Giổi bắc (Michelia macclurei) thích hợp với hàm lượng lân bón
lót vào hỗn hợp ruột bầu là 1% trọng lượng bầu. Phạm Quang Tuyến (2008), cây
con Tô hạp điện biên (Altingia siamensis) sinh trưởng tốt nhất khi hỗn hợp ruột bầu
được bón thêm 3% (theo trọng lượng bầu) phân lân.
Phạm Văn Ngọt (2009), nghiên cứu các mức phân bón N, P, K trên cây
Hoàng lan (Cananga odorata) cho thấy: khi bón phân N tương ứng với các mức
0,5% – 1% – 1,5% - 2% trọng lượng bầu cây con có các chỉ tiêu sinh trưởng cao
hơn so với không bón; Phân P đối với sinh trưởng cây con Hoàng lan mức bón 3% 4% trọng lượng bầu là tốt nhất; bón phân K các mức 0,5% – 1% – 1,5% - 2% trọng
lượng bầu không cải thiện tình trạng sinh trưởng của cây con Hoàng lan.

Năm 2010, Hà Thị Mừng nghiên cứu liều lượng phân NPK trên cây con
Kháo vàng (Machilus odoratissima) cho thấy cây con có các chỉ tiêu sinh trưởng tốt
nhất khi bón 57,3mg N/kg ruột bầu cho cây 1 năm tuổi và 76,3mgN/kg ruột bầu cho
cây 2 năm tuổi; đối với phân P tốt nhất khi bón 76,3mgP 205/kg ruột bầu cho cây 1
năm tuổi và 114,5mgP205/kg ruột bầu cho cây 2 năm tuổi; đối với phân K tốt nhất
khi bón 34,4mgK20/kg ruột bầu cho cây 1 năm tuổi và 45,8mgK 20/kg ruột bầu cho
cây 2 năm tuổi. Thí nghiệm bón bổ sung super lân trên cây Bần chua (Sonneratia

12


caseolaris) cho thấy ở giai đoạn 0 - 1 tuổi cây con được bón bổ sung super lân đều
sinh trưởng tốt hơn so với đối chứng, đặc biệt khi bón bổ sung 40g/bầu cây sinh
trưởng tốt nhất, tỷ lệ sống cao (Đoàn Đình Tam, 2010).
Những kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhu cầu về phân bón cho cây con là
thật sự cần thiết để cây có thể sinh trưởng tốt hơn. Tuy nhiên để bón phân có hiệu
quả, tiết kiệm chi phí thì phải thử nghiệm với một số liều lượng phân bón để chọn ra
được mức bón phân phù hợp, thí nghiệm bón phân cho cây con trồng trong bầu
được tính theo trọng lượng bầu. Cây Kèn hồng do có đặc điểm là phân cành nhánh
nhiều và là cây cảnh trang trí nên liều lượng đạm và lân để kiến tạo hệ rễ khoẻ sử
dụng bón cho cây con là rất cần thiết. Do đó, cần thử nghiệm các mức phân bón
đạm và lân cho cây con để có thể cung cấp kịp thời và đầy đủ cho cây con sinh
trưởng tốt trong giai đoạn vườn ươm.

13


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Các thí nghiệm gieo ươm, chế độ dinh dưỡng cây con đã được thực hiện tại vườn
ươm Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên – Thủ Đức, Tp.HCM.
- Thử nghiệm nẩy mầm hạt được thực hiện tại phòng thí nghiệm sinh lý thực vật Bộ môn Trồng rừng, khoa Lâm Nghiệp - trường Đại học Nông Lâm, Tp.HCM.
Thời gian: thực hiện từ tháng 2/2012 – 8/2012.
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.

NỘI DUNG CÔNG VIỆC
Thu hái hạt giống
Bố trí thí nghiệm
Thực hiện thí nghiệm, thu thập số liệu
Tổng hợp và xử lý số liệu
Viết báo cáo
Bảo vệ

THỜI GIAN DỰ KIẾN
2 - 3/2012
4/2011
5/2011 đến 8/2012
8/2012
9/2012
9/2012

3.2. Vật liệu thí nghiệm
• Hạt giống

Địa điểm thu hái: Tại Thái Lan
Cây có đường kính D1,3 là 20 cm, chiều cao H vn trên 15 m, cây sinh trưởng tốt,
không sâu bệnh.

14


Hình 3.1. Cây mẹ thu hái hạt giống tại Thái Lan
• Đất trồng: đất gieo ươm cây con được lấy tại vườn ươm bộ môn Cảnh quan và Kỹ
thuật hoa viên, sử dụng tầng đất mặt có chiều dày 20 cm được phân tích tại trung
tâm phân tích môi trường trường đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh. Đất màu xám
đen, giàu mùn, có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt .
• Giấy thấm, hộp nhựa: dùng để thử nẩy mầm hạt giống với phương pháp TP (Top
paper (Lê Quang Hưng, 2008)
• Phân bón và thuốc phòng trừ sâu bệnh
– Phân bón sử dụng bao gồm urê (46% N); NPK (16 – 16 – 8); super lân (16%
P2O5); phân bò; phân hữu cơ Humix.
Bảng 3.1. Thành phần hoá học của phân hữu cơ sử dụng trong thí nghiệm.
Loại phân bón Cacbon hữu cơ

N

P205

K2 0

(%)
Phân bò
14,84
Humix

20,00
(Nguyễn Thị Kim Nhung, 2003)

(%)
0,76
4,50

(%)
0,88
3,00

(%)
1,42
7,00

– Thuốc trừ sâu bệnh: Vicarben 50HP; Vibasu 40ND; Furadan; Teapowder 150BR.
- Sử dụng túi bầu poly etylen, có kích thước 12 x 25 (cm) để cấy cây con, trọng
lượng bầu 1500g/bầu.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết các nội dung sau:

15


- Khảo sát các chỉ tiêu phẩm chất hạt giống gồm tỷ lệ nẩy mầm của hạt, thế nẩy
mầm, tốc độ nẩy mầm của hạt.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của che sáng và liều lượng đạm đến sinh trưởng cây con
gieo ươm 4 tháng tuổi.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bò và liều lượng lân đến sinh trưởng cây con gieo
ươm 4 tháng tuổi.

3.4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu, đánh giá các chỉ tiêu được dựa theo tài liệu
của Nguyễn Văn Sở (2002), Lê Quang Hưng (2008), Nguyễn Ngọc Kiểng (2000),
Trương Mai Hồng (2005b).
3.4.1. Đánh giá các chỉ tiêu ban đầu của hạt giống
• Vật liệu thí nghiệm: hạt giống thu hái tại Thái Lan, giấy thấm, hộp nhựa.
•Thử nghiệm nẩy mầm trên 200 hạt 4 lần lặp lại (50 hạt/lần lặp lại). Nhiệt độ nảy
mầm là 30 oC ± 2 oC. Thời gian theo dõi là 15 ngày Hạt được thử nghiệm nẩy mầm
trên lớp giấy thấm đặt trong phòng thí nghiệm sinh lý thực vật – Bộ môn Trồng
rừng, khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm, Tp.HCM.
• Chỉ tiêu đo đếm:
- Tỷ lệ nẩy mầm của hạt (G: germination): là phần trăm số hạt nẩy mầm trên tổng
số hạt kiểm nghiệm, tính theo công thức:
Tỷ lệ nẩy mầm của hạt G(%) = (số hạt nẩy mầm/tổng số hạt thí nghiệm) x100
- Thế nẩy mầm: năng lực nẩy mầm (GE: germination energy): là tỷ lệ phần trăm của
hạt đã nẩy mầm cho đến lúc lượng nẩy mầm trong ngày đạt đến điểm cực đại trên
tổng số hạt đem thử nghiệm, tính theo công thức:
Thế nẩy mầm GE (%) = (G1 + G2 + ... + Gmax )/G x 100
Với G1: số hạt nẩy mầm ở lần đếm 1
G2: số hạt nẩy mầm ở lần đếm 2
Gmax : số hạt nẩy nhiều nhất kể từ lần đếm 1

16


G: tổng số hạt đem kiểm nghiệm
- Tốc độ nẩy mầm: tính theo công thức:
Tốc độ nẩy mầm: R = 1/D (ngày)
Với D là thời gian nẩy mầm bình quân, D (ngày) =
Trong đó


d: số ngày đếm hạt nẩy mầm
n: số hạt nẩy mầm ứng với số ngày đếm hạt nẩy mầm

3.4.2. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của che sáng và liều lượng đạm
đến sinh trưởng cây con
• Vật liệu thí nghiệm:
Hạt giống Kèn hồng được thu hái tại Thái Lan. Gieo trong khay gieo với cát,
khi cây con bắt đầu xuất hiện lá thật thì cấy cây con ra túi bầu được phối trộn theo
tỷ lệ.
Lưới che cây con (mức che 50% ánh sáng).
Hỗn hợp ruột bầu gieo trồng gồm đất trồng: phân hữu cơ Humix: xơ dừa:tro
trấu: (90:5:2,5:2,5), bón lót 30g/bầu super lân 16%. Bón 20g/bầu phân NPK (16-168) định kỳ 1 lần/tháng. Phân đạm chia thành 4 mức 0; 0,1%; 0,2%; 0,3% trọng
lượng bầu. Thời gian bón phân cho cây con: 1 lần/ tháng.
Túi bầu poly etylen, có kích thước 12 x 25 (cm) để cấy cây con, trọng lượng
bầu 1500g/bầu.
• Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ (Split plot design)
Diện tích khu thí nghiệm 25m2.
Lô chính: Ánh sáng với Ao che sáng 0%, A1 che sáng 50%.
Lô phụ: Liều lượng đạm với các mức: N0–0%, N1–0,1%, N2–0,2%, N3–
0,3% trọng lượng bầu.
Số lần lặp lại: 3
Số cây trên đơn vị thí nghiệm: 36
Tổng số cây thí nghiệm: 2 x 4 x 3 x 36 =864 cây

17


Theo dõi quá trình sinh trưởng cây con trong thời gian 4 tháng.
• Chỉ tiêu đo đếm:

Mỗi lô thí nghiệm của một nghiệm thức được tiến hành đo đếm 36 cây. Thời
gian đo đếm được thực hiện định kỳ 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi. Chỉ
tiêu và cách thức đo đếm như sau:
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của độ che sáng và liều lượng đạm đến sinh
trưởng cây con
I

II

III

A0

A0

A0

A0

A1

A1

A1

A1

N2

N1


N3

N0

N1

N3

N2

N0

A1

A1

A1

A1

A0

A0

A0

A0

N2


N0

N1

N3

N2

N3

N0

N1

A0

A0

A0

A0

A1

A1

A1

A1


N0

N2

N1

N3

N0

N3

N1

N2

- Chiều cao cây (H, cm) được đo từ cổ rễ đến lá cao. Đo bằng thước kỹ thuật với độ
chính xác 0,1cm; mỗi cây đo hai lần sau đó lấy giá trị trung bình làm kết quả đo.
- Số lá trên cây: đếm tổng số lá có trên cây kể cả những lá đã rụng trước.
- Đường kính tán (Dtán, cm) Đo bằng thước kỹ thuật với độ chính xác 0,1cm, được
đo theo hai hướng đông-tây và nam-bắc sau đó cộng lại chia 2 lấy giá trị trung bình
làm kết quả đo.
3.4.3. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bò và liều lượng lân đến
sinh trưởng cây con
• Vật liệu thí nghiệm:
Hạt giống Kèn hồng được thu hái tại Thái Lan. Gieo trong khay gieo với cát,
khi cây con bắt đầu xuất hiện lá thật thì cấy cây con ra túi bầu được phối trộn theo
tỷ lệ.
Hỗn hợp ruột bầu gieo trồng gồm đất trồng: phân hữu cơ Humix: xơ dừa:tro

trấu: (90:5:2,5:2,5), bón lót 30g/bầu super lân 16%. Bón 20g/bầu phân NPK (16-168)định kỳ 1 lần/tháng. Phân bò chia làm 2 mức không bón và bón 10% trọng lượng

18


bầu. Phân lân chia thành 4 mức 0; 0,1%; 0,2%; 0,3% trọng lượng bầu. Thời gian
bón phân cho cây con: 1 lần/tháng. Bắt đầu bón khi cây con xuất hiện 2 - 4 lá thật.
Túi bầu poly etylen, có kích thước 12 x 25 (cm) để cấy cây con, trọng lượng
bầu 1500g/bầu.
• Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ (Split plot design)
Diện tích khu thí nghiệm 25m2.
Lô chính: phân bò ủ hoai với Co không bón, C1 bón 10% trọng lượng bầu
Lô phụ: Liều lượng lân với các mức: P0–0%, P1–0,1%, P2–0,2%, P3–0,3%
trọng lượng bầu.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của phân bò và liều lượng lân đến sinh trưởng
cây con
C1

C1

C1

C1

C0

C0

C0


C0

P2

P1

P0

P3

P1

P0

P3

P2

C1

C1

C1

C1

C0

C0


C0

C0

P3

P2

P1

P0

P3

P0

P1

P2

C0

C0

C0

C0

C1


C1

C1

C1

III
P0
Số lần lặp lại: 3

P1

P2

P3

P2

P1

P0

P3

I

II

Số cây trên đơn vị thí nghiệm:36
Tổng số hạt trên đơn vị thí nghiệm:2 x 4 x 3 x 36 = 864 cây

Theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây con sau gieo trong thời
gian 4 tháng.

• Chỉ tiêu theo dõi:
Mỗi lô thí nghiệm của một nghiệm thức được tiến hành đo đếm 36 cây. Thời
gian đo đếm được thực hiện định kỳ 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi. Chỉ
tiêu và cách thức đo đếm như sau:

19


- Chiều cao cây (H, cm) được đo từ cổ rễ đến lá cao. Đo bằng thước kỹ thuật với độ
chính xác 0,1cm; mỗi cây đo hai lần sau đó lấy giá trị trung bình làm kết quả đo.
- Số lá trên cây: đếm tổng số lá có trên cây kể cả những lá đã rụng trước.
- Đường kính tán (Dtán, cm) Đo bằng thước kỹ thuật với độ chính xác 0,1cm, được
đo theo hai hướng đông-tây và nam-bắc sau đó cộng lại chia 2 lấy giá trị trung bình
làm kết quả đo.
3.5 Phương tiện xử lý và phân tích số liệu
Các kết quả theo dõi sinh trưởng của cây con được xử lý theo thí nghiệm hai
nhân tố, kiểu lô phụ gồm có bảng ANOVA, trung bình các nghiệm thức, tương tác
giữa hai nhân tố và so sánh các nghiệm thức bằng trắc nghiệm đa biên độ
DUNCAN.
Sử dụng các phần mềm Statgraphics 7.0, Excel và SAS 9.0 để tính toán và vẽ
các đồ thị.

20


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu ban đầu của hạt giống
Hạt Kèn hồng được thử nghiệm nảy mầm tại phòng thí nghiệm theo phương
pháp TP (Top Paper) cho kết quả như sau:
Tỷ lệ nẩy mầm của hạt G = 98,5 %
Năng lực nẩy mầm (sức nảy mầm, thế nảy mầm) GE (%) = 96%
Tốc độ nẩy mầm R= 0,38; thời gian nảy mầm 4,2 ngày.
Kết quả khảo sát hạt thu hái hạt Kèn hồng thu hái tại Thái Lan cho thấy tỷ lệ nảy
mầm của hạt rất cao đạt 98,5%, hạt có sức sống rất tốt với năng lực nảy mầm của
hạt là 96%, tốc độ nảy mầm đạt 0,38.
Đặc tính sinh lý của Kèn hồng: hạt Kèn hồng được gieo ươm trong khay xốp
sau 7 ngày nẩy mầm gần đạt tới mức 99%, khi cây con bắt đầu có lá thật được cấy
vào túi bầu có kích thước 12cm x 24cm, trọng lượng túi bầu 1500g/bầu và được bố
trí trong các lô thí nghiệm khác nhau. Trong giai đoạn cây con hình thái lá Kèn
hồng khác với tài liệu mô tả về loài này, khi xuất hiện lá thật Kèn hồng có lá đơn,
mọc đối, mép răng cưa, dạng bầu dục, thuôn dài ở đỉnh và gốc. Lá mặt trên màu
xanh đậm bóng, mặt dưới màu xanh nhạt. Khi cây con có 8 – 10 lá đơn mới xuất
hiện lá kép chân vịt đầu tiên (từ 2 đến 3 lá phụ), sau đó mới xuất hiện lá kép chân
vịt với 5 lá phụ như tài liệu mô tả cây Kèn hồng trưởng thành.

21


Hình 4. Hạt Kèn hồng được gieo trong Hình 4. Lá đơn ở cây con Kèn hồng
khay

Hình 4. Các hình thái lá kép ở cây con Kèn hồng
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của che sáng và liều lượng đạm đến sinh
trưởng cây con
4.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của che sáng và liều lượng đạm đến sinh
trưởng cây con Kèn hồng 2 tháng tuổi

Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở các bảng và các phụ lục: bảng 4.1; bảng
4.2; bảng 4.3;phụ lục 4.1; phụ lục 4.2; phụ lục 4.3.
Kết quả bảng 4.1 và phụ lục 4.1 cho thấy chiều cao cây con có sự khác biệt thống kê
rất có ý nghĩa của yếu tố A - che sáng (với F = 686,69 và p<0,0001), A1 có chiều
cao cao nhất 16,97cm và A0 thấp hơn là 15,34cm. Yếu tố N - liều lượng đạm sự

22


khác biệt có ý nghĩa thống kê (F = 8324,94 và p<0,0001), trong đó cao nhất là N3 21,95cm và thấp nhất N0 – 9,57cm. Tương tác A và N rất có ý nghĩa thống kê (F =
58,45 và p<0,0001).
Các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê với F = 4137,00 và p<0,0001
(phụ lục 4.1). Kết quả xếp nhóm tương tác các nghiệm thức AN chia thành 5 nhóm
a-f trong đó chiều cao cao nhất ở nghiệm thức A1N3 – 23,08cm thấp nhất ở nghiệm
thức A0N0 – 8,48cm
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của che sáng và liều lượng đạm đến chiều cao (cm) cây Kèn
hồng 2 tháng tuổi.
Che sáng
N0-0%

Yếu tố đạm (N)
N1-0,1% N2-0,2%

TB
N3-0,3%

13,3000d
18,7700c
20,8167b
15,34167B

A0-không che 8,4800f
10,6667e 13,5300d
20,6167b
23,0833a
16,97417A
A1-che 50%
9,57333D
13,41500C
19,69333B
21,95000A
TB đạm (N)
Các trung bình cùng ký tự không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p <

0,05 cho yếu tố che sáng, yếu tố liều lượng đạm, tương tác che sáng và liều lượng
đạm; CV = 0,94%.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của che sáng và liều lượng đạm đến số lá Kèn hồng 2 tháng
tuổi.
Yếu tố đạm (N)
TB
N0-0%
N1-0,1% N2-0,2% N3-0,3%
A0-không che 10,3333d 12,6667c 15,0000b 16,0000a
13,5000A
A1-che 50%
10,6667d 12,0000c 16,3333 a 16,0000a
13,7500A
TB đạm (N)
10,5000C 12,3333B 15,6667A 16,0000A
Các trung bình cùng ký tự không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p <
Che sáng


0,05 cho yếu tố che sáng, yếu tố liều lượng đạm, tương tác che sáng và liều lượng
đạm; CV = 2,74%
Kết quả ở bảng 4.2 và phụ lục 4.2 cho thấy số lá cây con không có sự khác
biệt thống kê của yếu tố A – che sáng (p = 0,1263>0,05); yếu tố đạm sự khác biệt
rất có ý nghĩa thống kê (F = 305,90; p <0,0001) trong đó không có khác biệt thống
kê giữa N2 và N3, N2 và N3 có sự khác biệt thống kê với N0 và N1. Số lá nhiều

23


nhất ở mức N3-16 lá, ít nhất ở mức N0 – 10 lá. Tương tác giữa A và N rất có ý
nghĩa thống kê (F = 7,50; p = 0,0043 < 0,05).
Các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê với F = 98,22 và p <0,0001
(phụ lục 4.2). Kết quả xếp nhóm tương tác các nghiệm thức AN chia thành 4 nhóm
a-d trong đó số lá nhiều nhất ở nghiệm thức A1N2 – 16 số lá thấp nhất ở nghiệm
thức A0N0 – 10 lá.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của che sáng và liều lượng đạm đến đường kính tán (cm) Kèn
hồng 2 tháng tuổi.
Yếu tố đạm (N)
TB
N0-0%
N1-0,1% N2-0,2% N3-0,3%
A0-không che 7,1667g
12,6833e 18,0800c 22,3033b 15,0583B
A1-che 50%
9,3000f
15,5000d 23,5100b 27,9167a
19,0567A
TB đạm (N)

8,2333D 14,0917C 20,7950B 25,1100 A
Các trung bình cùng ký tự không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p <
Che sáng

0,05 cho yếu tố che sáng, yếu tố liều lượng đạm, tương tác che sáng và liều lượng
đạm; CV = 4,99%
Kết quả ở bảng 4.3 và phụ lục 4.3 cho thấy đường kính tán cây con có sự
khác biệt thống kê rất có ý nghĩa của yếu tố A – che sáng (F = 132,52; p<0,0001),
Dtan cao nhất ở A1 – 19,06cm và thấp nhất ở A0 – 15,06cm. Yếu tố đạm có khác
biệt thống kê rất có ý nghĩa (F = 457,21; p<0,0001), Dtan cao nhất ở mức N3 –
25,11cm thấp nhất ở N0 – 8,23cm. Tương tác A và N có ý nghĩa thống kê (F = 6,58;
p = 0,007<0,05).
Các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê với F = 207,13 và p <0,0001
(phụ lục 4.3). Kết quả xếp nhóm tương tác các nghiệm thức AN chia thành 7 nhóm
a-g trong đó đường kính tán cao nhất ở nghiệm thức A1N3 – 27,91cm, thấp nhất ở
nghiệm thức A0N0 – 7,17cm. Không có sự khác biệt thống kê giữa 2 nghiệm thức
A1N2 và A0N3.

24


Hình 4. . Chiều cao (cm) Kèn hồng 2 tháng tuổi dưới ảnh hưởng của che sáng và
liều lượng đạm (N)

Hình 4. . Số lá/cây Kèn hồng 2 tháng tuổi dưới ảnh hưởng của che sáng và liều
lượng đạm (N)

25



×