Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TÀI LIỆU bồi DƯỠNG HSG SINH học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.55 KB, 15 trang )

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HSG SINH 11
Chú ý: ngoài đề cương này HS phải nắm vững kiến thức SGK cơ bản và nâng cao (kể cả kiến thức
đọc thêm ở phần Em có biết; trả lời được tất cả các câu hỏi lệnh, câu hỏi cuối bài ở cả 2 sách NC
và CB. Phân tích và chú thích được tất cả các hình ở 2 sách; trình bày và giải thích được thí
nghiệm ở cả 2 sách.
Sách tham khảo:
- Các đề thi HSG olympic 30-4 miền nam, 19-4 tỉnh Bình Thuận.
- Sách về chủ đề Sinh lý thực vật của các tác giả:Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu.
Sinh lý động vật của các tác giả: Nguyễn Quang Vinh.
Bài tập di truyền: Vũ Đức Lưu, Phan Kỳ Nam.
CHUYÊN ĐỀ : * SINH LÝ THỰC VẬT*
CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở TV
Lý thuyết:
1. Vai trò của nước đối với thực vật
2. Đặc điểm bộ rễ liên quan đến qt hấp thụ nước:
- Trình bày đặc điểm hình thái của hệ rễ cây thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion
khoáng.
- Ví dụ chứng minh sự phát triển chiều dài ở rễ và sự tăng số lượng lông hút phù hợp chức năng hấp
thụ nước và muối khoáng (Em có biết, SGK 11 CB).
- Đặc điểm tế bào lông hút.
3. Con đường hấp thụ nước ở rễ và đặc điểm.
- Chức năng vòng đai Caspari.
- Cơ chế hấp thụ: thẩm thấu.
4. Mô tả áp suất rễ qua 2 hiện tượng: ứ giọt và rỉ nhựa.
- Hiện tượng ứ giọt gặp ở cây thân thảo.
5. Sự phối hợp của 3 lực trong quá trình vận chuyển nước ở thân (từ rễ lên lá)
- Tại sao dịch của tế bào biểu bì rễ (lông hút) là ưu trương so với dung dịch đất.
6. Thoát hơi nước:
- Ý nghĩa
- Con đường
- Mô tả thí nghiệm của Garô đo lượng hơi nước thoát ra qua 2 mặt lá.


- Cơ chế điều chỉnh
- Ảnh hưởng của ĐKMT
- Tưới nước hợp lý
Bài tập:
1. a. Tại sao tế bào lông rễ có thể hút nước theo cơ chế thẩm thấu?
b. Giải thích hiện tượng cây bị héo khi bón quá nhiều phân cho cây.
Trả lời
a. Vì tế bào lông hút có đặc điểm như một thẩm thấu kế:
màng sinh chất và khối chất nguyên sinh có thẩm tính chọn lọc giống như một màng bán thấm tươg
đối.Trong không bào chứa các muối hoà tancó nồng độ nhất định tạo ra tiềm năng thẩm thấu (áp su
ất thẩm thấu)Tiềm năng thẩm thấu đó thường lớn hơn dung dịch đất, tạo ra độ chênh lệch về áp suất
thẩm thấu ở 2phía của màng tế bào: áp suất thẩm thấu bên trong tế bào lớn hơn bên ngoài tế bào. Vì
vậy, nước từ dungdịch đất đi vào bên trong tế bào.
b. Cây bị héo khi bón phân quá nhiều vì:
TLBDHSG – SINH LÝ THỰC VẬT

Trang1


- Nồng độ muối trong dung dịch đất tăng cao, tiềm năng thẩm thấu trong tế bào không tạo ra
được sự chênh lệch áp suất thẩm thấu đáng kể, nên nước đã không đi ngoài vào trog tế bào được.
- Do đó phần trên của cây sau khi thoát hơi nước đã không bù vào lại, thiếu nước, sức trương
nước của tế bào giảm nên bị héo.
2. Đặc điểm cấu tạo của rễ cây liên quan đến các con đường hấp thụ nước từ đất vào
rễ như thế
nào?
Hướng dẫn:
* Đặc điểm cấu tạo của rễ :
- Biểu bì: tế bào biểu bì và các lông hút. Nước từ đất được hấp thụ vào rễ qua bề mặt biểu bì,
chủ yếu qua các lông hút. Lông hút làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất.

- Vỏ: các tế bào nhu mô.
- Nội bì : các tế bào nội bì có vòng đai Caspari bao quanh.
Nước được hấp thụ từ đất vào đến mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: con đường gian bào và
con đường tế bào chất, nhưng khi vào đến nội bì sẽ bị vòng đai Caspari chặn lại nên nên phải chuyể
n sang con đường tế bào chất . Vòng đai Caspari có vai trò điều chỉnh lượng nước vận chuyển vào
mạch gỗ.
3. Khi đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối thì sức căng trương nước của tế bào lỗ khí tăng hay
giảm? Giải thích?
Hướng dẫn:
Trong tối thoát hơi nước giảm, trong khi đó quá trình hút nước của rễ vẫn tăng,do lỗ khí đóng lại
, nước từ rễ theo mạch dẫn dồn lên trên làm sức căng của tế bào lỗ khí tăng.
4. Đặc điểm cấu tạo, giải phẩu, sinh lý thích nghi với việc cung cấp nước của tv thủy sinh, tv
sống ở nơi khô hạn, tv CAM:
+ TV thủy sinh: rễ kém hoặc ko pt, bề mặt lá ko có lớp cutin, lá ko có khí khổng
+ TV sống nơi khô hạn: rễ st mạnh, THN nhiều để tạo lực hút lớn cho việc lấy nước, ASTT cao
+ TV CAM : đóng khí khổng ban ngày, lá mọng nước, chuyển qt hấp thụ nước và cố định CO 2 vào
ban đêm.
- Giải thích khí khổng của tv CAM có thể đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm?
5. Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng
lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần. Tại
sao vậy?
Cơ sở vật lý của quá trình bốc hơi nước đã chứng minh rằng: các phân tử nước bốc hơi và thoát vào
không khí ở mép chậu nước dễ dàng hơn nhiều so với các phân tử nước bốc hơi từ giữa chậu nước.
Như vậy vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào diện tích thoát hơi mà phụ thuộc chặt chẽ
vào chu vi của các diện tích đó. Rõ ràng là hàng trăm khí khổng trên một milimet vuông lá sẽ có
tổng chu vi lớn hơn rất nhiều so với chu vi lá và đó là lý do tại sao lượng nước thoát qua khí khổng
là chính và với vận tốc lớn.
6. Trình bày các cơ chế đóng mở khí khổng ở lá cây.
* Cơ chế đóng mở khí khổng: Tế bào khí khổng trương nước : mở
Tế bào khí khổng mất nước: khí khổng đóng .

- khi có ánh sáng: quang hợp xảy ra tại các lục lạp có trong tế bào khí khổng → hàm lượng đường
tăng → áp suất thẩm thấu của tế bào khí khổng tăng → tế bào khí khổng hút nước, trương lên và lỗ
khí mở
Trong tối quá trình diễn ra ngược lại
- do hoạt động của các bơm ion trên bề mặt màng tế bào khí khổng dẫn đến làm tăng hay giảm các
ion trong tế bào khí khổng → tế bào khí khổng trương nước hay mất nước sẽ mở hay đóng
TLBDHSG – SINH LÝ THỰC VẬT

Trang2


- khi cây bị hạn → ABB (Axit Abxixic) tăng kích thích các bơm K + , Ca+ hoạt động kéo các ion này
ra khỏi tế bào khí khổng làm cho tế bào khí khổng mất sức căng trương nước và khí khổng đóng
7. Hai con đường hấp thụ nước từ đất vào cây thông qua rễ:
- Con đường qua thành tb lông hút và các khoảng gian bào đến thành tb nội bì, gặp vòng đai Caspari
chuyển vào tb nội bì  mạch gỗ rễ (hấp thụ nhanh và nhiều nước nhưng lượng nước và các
chất khoáng ko được kiểm tra)
- Con đường tb: nước vào tb chất  không bào, nói chung nước đi qua các phần sống của tb  qua
tb nội bìvào mạch gỗ rễ. (hấp thụ chậm và ít nước nhưng lượng nước và các chất khoáng
được kiểm tra bằng tính thấm chọn lọc của tb sống)
* Sự khắc phục điểm bất lợi của 2 con đường trên: Đặt vòng đai caspari trên thành tb nội bì.
Vòng đai Caspari được cấu tạo bằng chất ko thấm nước, ko cho các chất khoáng hòa tan trong nước
đi qua, do đó nước và các chất khoáng phải đi vào tb nội bì.(nước , chất khoáng được điều chỉnh và
kiểm tra)
8. Trong đk đồng ruộng, trên cùng 1 loại đất người ta trồng lanh và lúa mì. Đã xác định được
rằng: lanh bị héo khi đất có độ ẩm 18%, lúa mì 15%. Sự khác nhau này liên quan gì đến đặc
điểm của cây?
 phụ thuộc vào khả năng hút nước của cây, lúa mì có khả năng thoát hơi nước tốt hơn, bộ rễ lớn
hơn  hấp thụ nước tốt hơn lanh.
CHỦ ĐỀ 2: TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở TV

Lý thuyết:
1. Cơ chế hấp thụ các nguyên tố khoáng:
- hấp thụ chủ động - hấp thụ thụ động
2. Vai trò các nguyên tố khoáng:
- đại lượng - vi lượng, siêu vi lượng
3. Triệu chứng của cây khi thiếu nguyên tố khoáng.
4. Nguồn cung cấp nitơ cho cây
- Sơ đồ minh họa 1 số nguồn nitơ cung cấp cho cây.
5. Vai trò của nitơ
6. Quá trình cố định nitơ khí quyển
7. Quá trình biến đổi nitơ trong cây
8. Ảnh hưởng của ĐKMT
9. Bón phân hợp lý
10. Dòng vận chuyển vật chất trong cây:
- Cấu tạo, thành phần dịch, chiều vận chuyển của mạch gỗ, mạch rây.
11. Thực hành thí nghiệm đo cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh, TN về các loại
phân hóa học chính, thí nghiệm trồng cây trong dung dịch.
Bài tập:
1.a. Khi trồng các loại cây như đậu, lạc, bèo hoa dâu tại sao cần bón đủ lượng molipđen (Mo)?
b. Tại sao đất chua lại nghèo dinh dưỡng ?
c. Nguyên nhân vì sao đất bị chua?
Trả lời:
a. Môlipđen là thành phần cấu tạo quan trọng của các enzim xúc tác cho quá trình cố định nitơ, như
enzim: Nitrogenaza, hydrogenaza, nitroreductaza…

TLBDHSG – SINH LÝ THỰC VẬT

Trang3



b. Đất chua chứa nhiều axit giải phóng nhiều ion H+, các ion H+ đẩy các ion cần thiết cho cây như
NH4+,
K+, .. tách khỏi bề mặt keo đất và chiếm chỗ làm cho các ion khoáng dễ bị rửa trôi nên
đất nghèo dd.
c. Có nhiều nguyên nhân nhưng 1 nguyên nhân chính do mưa axit ( các nhà máy thải oxit, oxit gặp
H2O tạo ra các axit  trong nước mưa có axit)
2. Tại sao khi trồng các cây họ đậu người ta không bón hoặc bón rất ít phân đạm?
Vì rễ các cây họ đậu có các nốt sần chứa vi khuẩn Rhizobium cộng sinh
Vi khuẩn này có khả năng cố định nitơ tự do thành dạng nitơ cây sử dụng được
Sơ đồ tóm tắt cố định nitơ tự do ?
3. Về sự trao đổi nước và khoáng ở thực vật
a. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như thế nào?
b. Sự hấp thụ khoáng gắn liền với quá trình hô hấp của rễ cây. Em hiểu điều đó như thế nào
c. Tại sao khi lúa bước vào giai đoạn đứng cái, người ta thường rút nước phơi ruộng?
Hướng dẫn:
a. Cây hút nước bằng cơ chế thẩm thấu nên:
- Khi mới bón phân cây khó hút nước (do nồng độ khoáng ở trong dịch đất cao).
- Về sau cây hút nước dễ hơn vì sự hút khoáng làm tăng nồng độ dịch bào.
b. Sự hấp thụ khoáng gắn liền với quá trình hô hấp của rễ vì:
- Quá trình hô hấp giải phóng ATP cung cấp cho sự hút khoáng (vì cây hút khoáng chủ yếu
theo cơ chế chủ động).
- Hô hấp giải phóng CO2 khuyếch tán ra dịch đất gặp nước tạo thành H2CO3; H2CO3 lại phân li
thành H+ và HCO3-, H+ lại trao đổi ion với các cation đang được hấp phụ trên bề mặt keo đất làm tăn
g
sự hấp thụ khoáng bằng cơ chế hút bám – trao đổi.
c. Bước vào giai đoạn đứng cái người ta thường rút nước phơi ruộng vì:
- Giai đoạn đứng cái là giai đoạn vươn lóng của lúa, là kết quả của sự giãn tế bào ở các tế bào
phía dưới mô phân sinh. Điều kiện ngoại cảnh cực kỳ quan trọng cho sự giãn tế bào là nước.
- Vì vậy rút nước phơi ruộng vào lúc này là hạn chế sự vươn lóng từ đó hạn chế nguy cơ lốp đổ
ở những ruộng lúa sinh trưởng mạnh

4. 1 học sinh làm thí nghiệm: lấy 1 cây nhỏ còn nguyên bộ rễ nhúng bộ rễ đã rữa sạch vào dd
xanh metilen. 1 lúc sau lấy cây ra, rữa sạch bộ rễ nhúng tiếp vào dd CaCl2 . Hiện tượng gì xảy
ra ở dd CaCl2. Giải thích?
5./ a. Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ không khí? Vì sao chúng có khả
năng đó?
b. Vai trò của nitơ đối với đời sống cây xanh? Hãy nêu những nguồn nitơ chủ yếu cung cấp
cho cây?
c. Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng
khoáng và trao đổi nitơ. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này vào
trong thực tiễn trồng trọt như thế nào?
Hướng dẫn:
a. - Những sinh vật có khả năng cố định nitơ không khí:
+ Nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống tự do: Cyanobacteria....
+ Nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống cộng sinh: Rhizobium sống cộng sinh trong rễ cây họ đậu....
- Chúng có khả năng đó vì có các enzim nitrôgenaza nên có khả năng phá vỡ liên kết 3 bền vững
của nitơ và chuyển thành dạng NH3
b. - Vai trò nitơ:
+ Về cấu trúc: Tham gia cấu tạo prôtêin, axit nuclêic, ATP,...
TLBDHSG – SINH LÝ THỰC VẬT

Trang4


+ Về sinh lý: Điều hòa trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển (TP cấu tạo của enzim, vitamin nhóm B,
một số hooc môn sinh trưởng,...)
- Nguồn Nitơ chủ yếu cung cấp cho cây là:
+ Nitơ vô cơ: như nitrat (NO3-), amôn (NH4+ )....
+ Nitơ hữu cơ: như axit amin, amit....
c. - Mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ:
+ Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP, tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ.

+ ATP và các hợp chất này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nitơ, quá trình sử
dụng các chất khoáng và quá trình biến đổi nitơ trong cây.
- Ứng dụng thực tiễn:
+ Khi trồng cây, người ta phải xới đất, làm cỏ sục bùn với mục đích tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp
hiếu khí.
+ Hiện nay người ta ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất: trồng cây trong dung dịch
(Thuỷ canh), trồng cây trong không khí (Khí canh) để tạo điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khí của
bộ rễ.
6. Các nguyên tố liên quan đến hàm lượng diệp lục? (N, Mg, Fe)
7. Trong qt cố định nito khí quyển tồn tại 2 nhóm vk cố định nito: vk tự do và vk cộng sinh vì:
* 4đk cố định nito khí quyển:
- lực khử
- ATP
- Enzim nitrogenaza
- E hoạt động trong đk kị khí
 nếu nhóm vk có đủ 4 đk trên thuộc nhóm vk tự do, nếu thiếu phải sống cộng sinh lấy các đk còn
thiếu từ cây chủ
8. Khi chu trình Crep ngừng hđ thì cây bị ngộ độc bởi NH3. Đúng hay sai? Vì sao?
 Đúng. Vì khi ct Crep ngừng hđ ko có nhóm axit hữu cơ để nhận nhóm NH 2 thành axitamin 
trong cây sẽ tích lũy nhiều NH3 gây độc
9. Khi đất thiếu Mg cây trồng lấy từ đâu cho các lá non? ( từ lá già trước khi rụng)
10. Vì sao cây trồng thuộc họ Đậu thường bón phân vi lượng chứa Mo?
Vì Mo có trong phức hệ Enzim nitrogenaza và nó sẽ hoạt hóa cho E này mặc khác cây họ Đậu có
khả năng cố định nito khí quyển.
Bài tập tự giải:
Câu 1: a. Động lực nào giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá? Động lực nào đóng
vai trò chính? Vì sao?
b. Tại sao khi trồng trọt, người ta thường áp dụng các biện pháp như cày, bừa, xới cho đất tơi xốp?
Câu 2: a. Vì sao không nên tưới nước cho cây buổi trưa khi trời đang nắng to?
b. Vì sao cây trên cạn ngập úng lâu ngày sẽ chết?

Câu 3: a. Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ không khí? Vì sao chúng có khả năng
đó?
b. Nitơ có vai trò gì đối với cây xanh? Hãy nêu những nguồn nitơ chủ yếu cung cấp cho cây. Vẽ sơ
đồ minh họa.
c. Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và
trao đổi nitơ. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này trong thực tiễn như thế
nào?
Câu 4: Đa số các loài thực vật khí khổng mở vào ban ngày, đóng vào ban đêm. Tuy nhiên, một số
loài thực vật sống trong điều kiện thiếu nước (cây xương rồng, cây mọng nước ở sa mạc…) khí
khổng lại đóng vào ban ngày, mở vào ban đêm. Điều này có ý nghĩa gì với chúng? Hãy giải thích cơ
chế đóng mở khí khổng của các loài thực vật này?
TLBDHSG – SINH LÝ THỰC VẬT

Trang5


CHỦ ĐỀ 3: QUANG HỢP
Lý thuyết:
1. Khái niệm, PTTQ
2. Vai trò
3. Bộ máy QH:
- lá (cấu tạo hình thái, giải phẫu phù hợp chức năng, vẽ hình), đặc điểm cấu tạo lá cây ưa
sáng, cây ưa bóng.
- lục lạp (cấu tạo phù hợp chức năng)
- hệ sắc tố quang hợp.
4. Pha sáng QH: PTTQ, nguyên liệu, sản phẩm.
5. Pha tối QH: PTTQ, nguyên liệu, sản phẩm.
- Phân biệt các nhóm TV C3, TVC4, TV CAM.
6. Ảnh hưởng ĐKMT đến quang hợp.
7. Năng suất quang hợp và cây trồng.

Bài tập:
1. Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quang hợp ở thực vật bậc cao.
- Phương trình pha sáng:
12H2O + 12NADP + 18ADP + 18Pvc  6O2 + 12NADPH2 + 18ATP + 18H2O.
- Phương trình pha tối quang hợp:
6C02 + 12NADPH2 +18ATP + 12H2O  C6H12O6 +12NADP + 18ADP +18Pv
2. a/ Nguyên nhân chính giúp thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng là gì?
b/ Tại sao đều không có hiện tượng hô hấp sáng, nhưng thực vật C4 có năng suất cao
còn thực vật CAM lại có năng suất thấp?
Hướng dẫn:
a/ Do ở 2 nhóm thực vật này có hệ enzim phosphoenolpyruvat cacboxylaz với khả năng cố
định CO2 trong điều kiện hàm lượng CO2 thấp, tạo acid malic là nguồn dự trữ CO2 cung cấp
cho các tế
bào bao quanh bó mạch,giúp hoạt tính carboxyl của enzim RibDPcarboxilaz luôn thắng thế hoạt tín
h
ôxy hóa nên ngăn chặn được hiện tượng quang hô hấp.
b/Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng tinh
bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 của chu trình CAM,
điều này làm giảm chất hữu cơ tích lũy
năng suất thấp trong cây
3. Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau:
TN1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục.
TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2.
TN3: Đo cường độ quang hợp ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao.
(mgCO2/dm2lá.giờ).
Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên.
* Thí nghiệm 1:
- Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO2 khác nhau của TVC3 và TVC4. Cây C3 sẽ chết trước do có
điểm bù CO2 cao (30ppm) còn TV C4 có điểm bù CO2 thấp (0-10ppm).
* Thí nghiệm 2:


TLBDHSG – SINH LÝ THỰC VẬT

Trang6


- Nguyên tắc: Dựa vào hô hấp sáng. Hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ O 2; hô hấp sáng chỉ có ở
thực vật C3 không có ở thực vật C4 nên khi điều chỉnh O2 cao thì năng suất quang hợp TV C 3 giảm
đi.
* Thí nghiệm 3:
- Nguyên tắc: Dựa vào điểm bão hòa ánh sáng. Điểm bão hòa ánh sáng của thực vật C 4 cao hơn thực
vật C3 nên ở điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao do cường độ quang hợp của thực vật C 4 cao hơn
(thường gấp đôi ) thực vật C3
4. Điểm bù ánh sáng là gì? Có thể sử dụng điểm bù ánh sáng để xác định cây ưa bóng và cây
ưa sáng được không? Giải thích.
- Điểm bù ánh sáng: Điểm bù ánh sáng là điểm cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và
cường độ hô hấp bằng nhau.
- Có thể sử dụng.... để phân biệt cây ưa bóng và cây ưa sáng:
+ Cây ưa sáng có điểm bù ánh sáng cao, cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp.
+ Nếu ở một cường độ ánh sáng nào đó:
* một cây thải CO2, có nghĩa là cây có điểm bù ánh sáng cao → cây ưa sáng
* còn một cây vẫn hấp thụ CO2, có nghĩa là cây có điểm bù ánh sáng thấp → cây ưa bóng.
5/ a. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau trong pha tối ở 3 nhóm thực vật C 3, C4 và thực
vật CAM về các tiêu chí sau: chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên, nơi diễn
ra, hô hấp sáng, năng suất sinh học.
b. Tại sao năng suất sinh học ở thực vật CAM thấp hơn thực vật C3?
Hướng dẫn:
a. Bảng so sánh các tiêu chí ở 3 nhóm thực vật
Tiêu chí
Nhóm TV C3

Nhóm TV C4
Nhóm TV CAM
Chất nhận CO2 Ri15DP (C5) PEP
PEP
đầu tiên
Sản phẩm cố
APG ( C3)
AOA
AOA
định CO2 đầu
tiên
Nơi diễn ra
Lục lạp của
Cố định CO2 ở lục lạp TB Lục lạp của TB mô
TB mô giậu
mô giậu và khử CO2 ở lục giậu
lạp TB bao bó mạch
Hô hấp sáng

Không
Không
Năng suất sinh Trung bình
Cao
Thấp
học
b. Năng suất sinh học ở nhóm thực vật CAM thấp hơn nhóm thực vật C3
- Nhóm thực vật CAM sử dụng một phần tinh bột để tái tạo PEP chất tiếp nhận CO 2 → giảm lượng
chất hữu cơ trong quá trình tích luỹ.
- Điều kiện sống của nhóm CAM khắc nghiệt, bất lợi hơn: khô hạn, thiếu nước, ánh sáng gắt
6.Chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa lớp tế bào thịt lá sát tế bào biểu bì mặt trên (1) và lớp tế

bào thịt lá sát tế bào biểu bì mặt dưới (2) trong sơ đồ giải phẫu lá. Giải thích vì sao có sự khác
nhau như vậy.

TLBDHSG – SINH LÝ THỰC VẬT

Trang7


Sơ đồ giải phẫu lá

Lớp tế bào thịt lá sát biểu bì mặt trên

Lớp tế bào thịt lá sát biểu bì mặt dưới

- dạng tế bào: dài

- dạng tế bào : tròn hơn

- các tế bào xếp rất sát nhau

- các tế bào xếp ít sát nhau

- lục lạp nhiều, xếp theo chiều thẳng đứng

- lục lạp ít hơn, xếp rời rạc trong tế bào

 Sự khác nhau này là để phù hợp với chức năng : tế bào phía trên có chức năng chủ yếu là quang
hợp, tế bào phí dưới có chức năng trao đổi khí .
7/ a. Chú thích cho sơ đồ chu trình Canvin.
b. Vì sao nói chu trình C4 là phản ứng thích nghi sinh lý của thực vật?

Hướng dẫn
a. Chú thích cho sơ đồ chu trình Canvin
(1): RiDP
(2): Hợp chất 6 cacbon
(3): Hợp chất 3 cacbon
(4): Glucôzơ
(5): Tinh bột
(6): AlPG
b. Vì sao nói chu trình C4 là phản ứng thích nghi sinh lý của thực vật?
- Thực vật C4 sống trong điều kiện cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và nồng độ O 2 cao, nồng độ CO2
lại thấp → cây cần lấy nhanh CO2 vốn rất ít trong không khí → quang hợp gồm 2 giai đoạn được
diễn ra vào 2 loại lục lạp:
+ giai đoạn cố định CO2 nhanh từ môi trường xảy ra tế bào lục lạp của mô giậu
+ giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin tạo nên các sản phẩm quang hợp diễn ra ở lục lạp
của tế bao bó mạch.
8. Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính vào 1 sợi tảo dài trong dd có vk hiếu khí, qs dưới kính
hiển vi ta thấy vk tập trung ở 2 đầu sợi tảo với số lượng khác nhau rõ rệt. Vì sao?
 khi chiếu as qua lăng kính, as sẽ phân thành 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Các tia
sáng đơn sắc sẽ rơi trên sợi tảo theo thứ tự từ đỏ  tím. 2 đầu sợi tảo sẽ quang hợp mạnh nhất, thải
TLBDHSG – SINH LÝ THỰC VẬT

Trang8


nhiều oxi nhất, vk hiếu khí sẽ tập trung, (as đỏ hiệu quả qh mạnh hơn as tím  vk sẽ tập trung
nhiều hơn)
9. Hai cây cà chua giống hệt nhau, trồng ở đk giống nhau nhưng đk chiếu sáng khác nhau, sau
2 tuần 1 cây có khối lượng tăng gấp đôi, 1 cây có khối lượng ko đổi. Giải thích?
 cây có kl tăng gấp đôi: được chiếu trong đk chiếu sáng cường độ ánh sáng cao hơn cường độ as ở
điểm bù

 cây có kl tăng gấp đôi: được chiếu trong đk chiếu sáng cường độ ánh sáng bằng cường độ as ở
điểm bù
10. Trong chu trình canvil:
- khi tắt ánh sáng (vì vẫn còn CO2 để cố định RiDP  APG) : RiDP giảm, APG tăng
- khi giảm CO2 (vì ko còn CO2 để cố định RiDP  APG) : RiDP tăng, APG giảm
11. Tại sao hô hấp sáng gắn liền với thực vật C3?
 nhóm TV C3 sống ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới với đk ánh sáng cao, nhiệt độ cao phải khép
khí khổng để tiết kiệm nước  khó khăn trao đổi khí (CO2 từ ngoài vào lá khó, O2 trừ trong lá ra
ngoài cũng khó)tỉ lệ CO2/O2 cứ nhỏ dần trong gian bào
12. Cây ưa sáng có những đặc điểm thích nghi về hình thái như thế nào?
- Thân cao, thẳng
vươn lên trên để nhận được nhiều ánh sáng.
- Lá sáng màu do lục lạp nằm sâu trong nhu mô lá + phiến lá dày, mặt trên bóng với lớp cutin dày
→ bảo vệ lá tránh tác dụng phá hủy của ánh sáng mạnh.
- Lá nhỏ, xếp xiên
tránh ánh sáng chiếu thẳng góc.
CHỦ ĐỀ 4: HÔ HẤP
Lý thuyết:
1. Khái niệm, PTTQ
2. Vai trò hô hấp thực vật.
3. Cơ quan, bào quan thực hiện hô hấp.
4. Cơ chế: Phân biệt
- phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí)
- phân giải kị khí (đường phân và hô hấp kị khí (lên men))
5. Hệ số hô hấp: khái niệm, ví dụ, ý nghĩa.
5. Hô hấp sáng: khái niệm, điều kiện, bào quan thực hiện, nguyên liệu, sản phẩm, ý nghĩa.
6. Mối quan hệ giữa hô hấp – quang hợp
7 Ảnh hưởng ĐKMT đến hô hấp ở thực vật.
8. Bảo quản nông sản thông qua hạn chế tối đa quá trình hô hấp ở thực vật.
Bài tập:

1.Hãy viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp và hô hấp, chỉ rõ các nguyên tử c
ủa các
nguyên tố cấu tạo nên sản phẩm lấy từ nguyên liệu nào?
2. Phương trình tổng quát của hô hấp từ nguyên liệu hữu cơ là Glixêrin như sau?
C3H8O3 + O2 → CO2 + H2O + năng lượng
a. Hệ số hô hấp của Glixêrin là bao nhiêu?
b. Hãy cho biết ý nghĩa của hệ số hô hấp?
Hướng dẫn:
2/ a. 2 C3H8O3 + 7O2 → 6CO2 + 8H2O + năng lượng.
b. - Hệ số hô hấp RQ = 0,86.
- Ý nghĩa : cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì và qua đó có thể đánh giá tình
TLBDHSG – SINH LÝ THỰC VẬT

Trang9


trạng hô hấp của cây.
3. Trong tế bào thực vật có hai quá trình chuyển hoá vật chất kèm theo chuyển hoá năng lượg,
tuy trái ngược nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau.
a. Mỗi quá trình được gọi với 2 tên gọi khác nhau. Hãy viết lại các tên gọi đó.
b. Ghép các ý sau đây vào từng quá trình trên sao cho phù hợp
1 – cần oxi phân tử
2 – sử dụng nước
3 – tạo ra ATP và NADH
4 – cần RiDP
5 – là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử
6 – xảy ra ở matrix
7 – có enzim ATP synthetaza
8 – có sản phẩm trung gian là AlPG
Hướng dẫn:

Tên 2 quá trình đó là:
a. Quang hợp # đồng hoá; Hô hấp # dị hoá
b. Quang hợp : 2, 4, 5, 7, 8
Hô hấp : 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8
4. Giải thích tại sao buổi trưa nắng gắt, cường độ ánh sáng mạnh nhưng cường độ quang hợp
lại giảm?
Buổi trưa nắng gắt, cường độ thoát hơi nước mạnh hơn sự hút nước tb mất nước  tăng qt tổng
hợp AAB  tb khí khổng giảm sức trương nước  tb khí khổng đóng lại  ngừng qt trao đổi khí
 khoảng gian bào mô giậu thiếu CO2 cđ QH giảm
5. Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp.
- Sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu của quang hợp .
-Hô hấp phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng, cung cấp cho các hoạt động sống trong đó có hoạt
động tổng hợp các hợp chất tham gia vào quang hợp và hoạt động tổng hợp nên cấu trúc bộ máy
quang hợp
-Hô hấp tạo các sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết
cho quang hợp
6.So sánh bào quan thực hiện chu trình Crep và bào quan thực hiện quá trình quang hợp.
- Bào quan thực hiện chu trình Crep là ti thể, bào quan thực hiện quá trình quang hợp là lục lạp.
- Điểm giống nhau:
+ Đều có cấu trúc màng kép
+ Đều có ADN, đều có khả năng tự nhân đôi.
+ Đều có quá trình tổng hợp ATP.
- Điểm khác nhau:
Ty thể
Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong
gấp nếp ăn sâu vào cơ chất tạo các
mào mang enzim hô hấp
Phân giải chất hữu cơ, giải phóng
ATP cung cấp cho hoạt động sống
Có ở mọi tế bào sống nhân thực


TLBDHSG – SINH LÝ THỰC VẬT

Lục lạp
Màng ngoài và trong trơn nhẵn, trong cơ
chất có hạt granna do các màng tilacôit xếp
chồng nhau, trên đó có enzim quang hợp.
Chuyển quang năng thành hoá năng tích lũy
trong ATP cung cấp cho pha tối quang hợp
Chỉ có ở các tế bào quang hợp của thực vật

Trang10


CHỦ ĐỀ 5: CẢM ỨNG THỰC VẬT
Lý thuyết:
* Hướng động (vận động đinh hướng )+ ứng động (vận động cảm ứng)
- KN
- Các kiểu
- Nguyên nhân – cơ chế
- Vai trò
- Phân biệt hướng động - ứng động
Bài tập:
1. Khi cây mọc cạnh bức tường cao, thân cây thường nghiêng ra xa bức tường. Cơ chế nào gây
ra hiện tượng này? Điều này có ý nghĩa ntn đối với cây?
- Do ánh sáng chiếu vào cây từ 1 phía, auxin vận chuyển chủ động về phía tb có ít ánh sang, hàm
lượng auxin nhiều kích thích các tb nơi này sinh trưởng dãn dài hơn  ngọn thân cong về phía có
as và nghiêng ra xa bức tường
- Giúp cây lấy ánh sáng để quang hợp
2/ a. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía ta

sẽ không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
b. Giải thích cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học?
Hướng dẫn:
a. Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì:
- Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn làm giảm lượng
auxin.
- Ở thân các tế bào đã phân hoá, tốc độ phân chia kém => sự sinh trưởng 2 phía thân không có sự
chênh lệch lớn.
b. Cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học hoặc khi trời tối:
- Cây trinh nữ ở cuống lá và gốc lá chét có thể gối, bình thường thể gối luôn căng nước làm lá
xoè rộng.
- Khi có sự va chạm, K+ được vận chuyển ra khỏi không bào làm giảm ASTT tế bào thể gối, tế bào
thể gối mất nước làm lá cụp xuống.
3/a. Trình bày những điểm khác nhau giữa 2 hình thức cảm ứng ở thực vật: hướng động và
ứng động.
b. Biết được vận động hướng động của cây có ứng dụng gì trong thực tiễn?
Hướng dẫn:
a. Điểm khác nhau giữa 2 hình thức ứng động và hướng động:
Hướng động
Ứng động
- Hình thức phản ứng của một bộ phận - Hình thức phản ứng của cây trước một
của cây trước một tác nhân kích thích tác nhân kích thích không định hướng.
theo một hướng xác định.
- Khi vận động về phía tác nhân kích - Có thể là ứng động không sinh
thích gọi là hướng động dương, khi vận trưởng( vận động theo sức trương
động tránh xa tác nhân kích thích gọi là nước) hoặc ứng động sinh trưởng (vận
hướng động âm.
động theo chu kì đồng hồ sinh học).
- Tuỳ tác nhân sẽ có các kiểu như: - Tuỳ tác nhân sẽ có các kiểu như: vận
hướng đất, hướng sáng, hướng hoá, động quấn vòng, vận động nở hoa theo

hướng nước.
nhiệt độ ánh sáng; hoạt động theo sức
trương nước.
b. Biết được vận động hướng động của cây có ứng dụng gì trong thực tiễn?
- Hướng đất: Làm đất tơi xốp, thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu.

TLBDHSG – SINH LÝ THỰC VẬT

Trang11


- Hướng sáng: Trồng nhiều loại cây, chú ý mật độ từng loại cây không che lấp nhau để lá vươn theo
ánh sáng quang hợp tốt.
( Học sinh có thể nêu ứng dụng từ sự hướng hoá chất, hướng nước)
4. Vì sao vận động hướng động xảy ra chậm, trong khi vận động cảm ứng (ứng động ) xảy ra
nhanh?
Vì vận động hướng động liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng auxin và sinh trưởng của tế bào,
trong khi vận động cảm ứng chỉ liên quan đến đồng hồ sinh học và sự thay đổi của sức trương nước
5. Sắp xếp các loại vận động cụ thể phù hợp với các hình thức vận động sau:
* Hình thức vận động
* Loại vận động cụ thể
1. Hướng tiếp xúc
A. Cây ngủ (lá cụp lại vào buổi tối)
2. Cảm ứng sáng
B. Tua cuốn cây họ Đậu cuốn vòng theo cọc
3. Hướng sáng
C. Lá cây xấu hổ cụp lại khi va chạm
4. Cảm ứng tiếp xúc
D. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời
5. Hướng trọng lực

E. Rễ cây hướng xuống đất, ngọn hướng lên trời
 1.B, 2.A, 3.D, 4.C, 5.E
6. Hãy nêu các nhân tố kích thích của môi trường và các hình thức phản ứng với các kích
thích đó?
Nhân tố kích
Hướng động
Cảm ứng (ứng đông)
thích
- Sáng / tối
- Hướng quang (vd:Ngọn cây hướng về - Cảm ứng ánh sáng (vd:Hoa nở ban
phía được chiếu sáng, hoa hướng dương ngày, hoa nở ban đêm)
hướng về phía mặt trời)
- Trọng lực
- Hướng đất (vd:Đặt cây nằm ngang rễ
hướng xuống đất, ngọn hướng lên trên)
- Tiếp xúc
- Hướng tiếp xúc (vd:Tua cuốn cây họ
- Cảm ứng tiếp xúc (vd:Lá và cành
Đậu cuốn vòng theo cọc)
cây xấu hổ cụp lại khi va chạm)
- Nhiệt độ
- Hướng nhiệt (vd:Rễ cây hướng về
- Cảm ứng nhiệt (vd:Hoa nở theo giờ
phía có nhiệt độ thích hợp)
nhất định trong ngày)
- Hóa học
- Hướng hóa (vd: Rễ cây luôn hướng về - Cảm ứng hóa học (vd: Cây nhận biết
nguồn dinh dưỡng tốt, tránh nguồn hóa
được các thông tin báo động bằng chất
chất độc hại)

khí hay tạo ra các chất độc chống côn
- Nước
- Hướng nước (vd: Rễ cây luôn hướng
trùng)
về phía có nguồn nước)
- Cảm ứng nước (vd: Khi thiếu nước,
hàm lương AAB tăng, gây đóng khí
khổng)
7. Vì sao vận động theo trọng lực không có cảm ứng theo trọng lực?
 vì : trọng lực chỉ tác động theo 1 hướng xác định, ko có sự tác động theo nhiều hướng.
CHỦ ĐỀ 6: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
Lý thuyết:
1. KN:
- sinh trưởng
- phát triển
2. Sinh trưởng sơ cấp
3. Sinh trưởng thứ cấp
4. Mqh sinh trưởng – phát triển
5. Các nhân tố ảnh hưởng
6. KN hoocmon ở tv
7. Các nhóm hoocmon:
TLBDHSG – SINH LÝ THỰC VẬT

Trang12


- HM kích thích sinh trưởng
- HM ức chế sinh trưởng
8. Ứng dụng hoocmon tv
9. Các nhân tố chi phối sự ra hoa - ứng dụng

Bài tập:
1. Mô phân sinh thực vật có những đặc điểm cơ bản nào?
- Hoạt động phân chia mạnh, liên tiếp
- Gồm các tế bào non, chưa phân hóa
- Kích thức tế bào nhỏ, chất tế bào đậm đặc, nhân to, các không bào nhỏ li ti
- Tế bào xếp xít nhau không để hở các khoảng gian bào
-Vách tế bào mỏng, nước rất nhiều, chất khô chủ yếu là pectin và hemixenlulozơ.
2. Trong cơ thể, lá đảm nhận những chức năng gì ?
- Lá có chức năng chính là quang hợp, là bộ phận tổng hợp chất hữu cơ trong cây.
- Lá có chức năng trao đổi khí CO2 và O2.
- Lá thoát hơi nước tạo nên lực hút đưa nước từ rễ lên thân và lá, làm giảm nhiệt độ lá ( bảo vệ lá
không bị thiêu đốt dưới ánh sáng mặt trời)
- Lá còn có chức năng bảo vệ, giúp cây chống lại sự tấn công của động vật ăn cỏ (hình thành các
chất hóa học độc hại, có gai, lông gai, lông tiết)
- Lá có thể hình thành nên các bẫy để bắt côn trùng làm tăng các chất dinh dưỡng cho cây (các cây
ở vùng đầm lầy chua mặn ít chất dinh dưỡng).
- Lá tham gia vào sự sinh sản (sinh dưỡng) ở một số loài.
- Lá còn có chức năng nâng đỡ bằng cách biến thành tua cuốn.
3. Một cây gỗ cao 5m. Người ta đóng 2 chiếc đinh đối diện nhau vào thân cây, cách mặt đất
1m. Sau 5 năm, cây này cao 15m. Hỏi : khoảng cách giữa 2 cây đinh và khoảng cách giữa cây
đinh với mặt đất thay đổi như thế nào?
 - khoảng cách giữa 2 cây đinh thay đổi tùy thuộc vào sinh trưởng thứ cấp của cây
- Khoảng cách giữa cây đinh và mặt đất ko thay đổi do phụ thuộc vào sinh trưởng sơ cấp của
cây.
4. Tương quan tỷ lệ các phitohoocmon sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng
và phát triển của cây xanh: Auxin/Xitôkinin; Abxixic/Giberelin; Auxin/Êtilen;
Xitôkinin/Abxixic.
- Auxin/Xitôkinin: điều chỉnh sự tái sinh rễ, chồi và ưu thế ngọn. Nếu tỉ lệ nghiêng về Auxin thì rễ
hình thành mạnh hơn và tăng ưu thế ngọn. Còn ngược lại chồi bên hình thành mạnh, giảm ưu thế
ngọn.

- Abxixic/Giberelin: điều chỉnh sự ngủ nghỉ và nảy mầm của hạt. Nếu tỉ lệ nghiêng về Abxixic thì
hạt ngủ, nghỉ. Ngược lại thì nảy mầm.
- Auxin/Êtilen: điều chỉnh sự xanh, chín quả. Nếu nghiêng về Auxin quả xanh và ngược lại thúc đẩy
quả chín.
- Xitôkinin/Abxixic: điều chỉnh sự trẻ hoá, già hoá. Nếu nghiêng về Xitôkinin thì trẻ hoá và ngược
lại.
5. Có các hoocmon thực vật sau: AIA, GA, xitokinin, êtilen, ABA và các tác dụng sinh lí như
sau: làm trương dãn tế bào; ức chế sự nảy mầm của hạt; ảnh hưởng tới tính hướng động; ;
TLBDHSG – SINH LÝ THỰC VẬT

Trang13


kích thích ra hoa và tạo quả trái vụ; kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, chồi; làm chậm quá
trình già của tế bào.
Hãy sắp xếp các hoocmon thực vật phù hợp với tác động sinh lí của nó.
- AIA: Trương dãn tế bào, ảnh hưởng tới tính hướng động.
- GA: Kích thích nảy mầm của hạt, củ, chồi.
- Xitokinin: làm chậm quá trình già của tế bào.
- Êtilen: kích thích ra hoa và tạo quả trái vụ.
- ABA: ức chế sự nảy mầm của hạt.
6. Người ta đã tiến hành thí nghiệm trên 2 nhóm thực vật như sau:
* Nhóm ngày ngắn :- thời gian chiếu sáng < 12 giờ: ra hoa.
- thời gian chiếu sáng > 12 giờ: không ra hoa.
- thời gian chiếu sáng < 12 giờ nhưng thời gian tối bị gián đoạn: không ra hoa.
* Nhóm ngày dài: - thời gian chiếu sáng >12 giờ: ra hoa.
- thời gian chiếu sáng < 12 giờ: không ra hoa.
- thời gian chiếu sáng < 12 giờ nhưng thời gian tối bị gián đoạn: ra hoa.
a/ Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?
b/ Thời gian chiếu sáng và thời gian tối có vai trò gì đối với sự ra hoa của cây?

Gợi ý trả lời:
a/ Thí nghiệm chứng minh chính thời gian tối mới quyết định sự ra hoa của cây.
b/ - Thời gian tối là yếu tố cảm ứng ảnh hưởng đến sự xuất hiện mầm hoa.
- Thời gian chiếu sáng làm tăng số lượng hoa.
CHỦ ĐỀ 7: SINH SẢN Ở THỰC VẬT
Lý thuyết:
* Sinh sản vô tính tv
1. KN
2. Các hình thức
3. Các phương pháp nhân giống vô tính
* Sinh sản hữu tính tv
1. KN
2. Sự hình thành hạt phấn
3. Sự hình thành túi phôi
4. Thụ phấn :
- KN
- Tự thụ phấn
- Thụ phấn chéo
5. Thụ tinh
- KN
- Thụ tinh kép
6. Sự hình thành và chín của quả, hạt
7 Ứng dụng
Bài tập:
1. Hiện nay phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất trong sản xuất nông nghiệp
?
Tại sao? Ví dụ minh họa.
Hướng dẫn:
- Hiện nay phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất trong sản xuất nông
nghiệp là nuôi cấy tế bào và mô TV

TLBDHSG – SINH LÝ THỰC VẬT

Trang14


- Đó là sự nuôi cấy các TB lấy từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật như củ, lá,
đỉnh sinh trưởng, bao phấn, hạt phấn, túi phôi,... trên môi trường dinh dưỡng thích hợp... để tạo
ra cây con. pp này dự trên nguyên lý cơ bản về sinh sản vô tính: TB là đơn vị cơ bản của sự
sống, mang thông tin DT mã hóa sụ hình thành một cơ thể sống.
- Phương pháp này góp phần tạo nhanh giống mới, sạch bệnh, có hiệu quả kinh tế cao.
- VD: Thành tựu nuôi cấy mô đã được áp dụng trên nhiều đối tượng như phong lan, các
loại lúa, dậu, cà phê, hoa hồng, khoai tây,...
2. Có 1000 tế bào mẹ hạt phấn giảm phân tạo ra các hạt phấn và 50 tế bào sinh noãn giảm phâ
n tạo ra các túi phôi. Nếu các hạt phấn đều có khả năng thụ phấn và tất cả các trứng sinh ra đ
ều được thụ
tinh thì tối đa có thể sinh ra bao nhiêu hợp tử? Giải thích?
- Số hợp tử tối đa có thể sinh ra là 50.
- Giải thích :
+ 1000 tế bào mẹ hạt phấn có thể sinh ra 4000 hạt phấn; 50 tế bào sinh noãn tạo ra tối đa 50 túi phôi
.
+ Khi tất cả 50 trứng trong 50 túi phôi đều thụ tinh thì chỉ có thể có 50 hợp tử hình thành, dù số hạt
phấn vẫn còn thừa.
3. Vì sao ở đa số các loài thực vật, số lượng hạt phấn thường rất lớn?
- Trong hạt phấn có chất kích thích sinh trưởng → số lượng hạt phấn rơi trên đầu nhụy càng nhiều
thì hạt phần nẩy mầm càng nhanh và bầu nhụy phát triển mau
- Số lượng hạt phấn thường lớn → trong quá trình thụ phấn sẽ chọn lọc được hạt phấn có sức sống
cao để tham gia thụ tinh
4. Về sự thụ phấn ở tv :
- Vì sao 1 số cây có hoa lưỡng tính vẫn thụ phấn nhờ côn trùng? (do thời gian chin của nhị và
nhụy không trùng nhau)

- Có 1 cây nhốt côn trùng từ 5h chiều đến 6-7h sáng hôm sau mới thả ra. Hãy giải thích tại sao
cây này lại phải làm như vậy, hãy thử đoán xem nó nhốt và thả côn trùng như thế nào? (Hoa
đợi nhị chín vào sáng sớm, lúc đó côn trùng được thả và lấy phấn hoa. Hoa nhốt côn trùng bằng
cách câu tạo ống hoa như chiếc hom giỏ. Côn trùng chiu vào đáy ống sẽ ko ra được. Gần sáng hom
giỏ này mới mở ra, côn trùng có thể bay ra ngoài.)
* Chúc các em thi tốt!

TLBDHSG – SINH LÝ THỰC VẬT

Trang15



×