Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Đề án phát triển sản xuất lúa đặc sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 20162020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.81 KB, 23 trang )

UBND TỈNH SÓC TRĂNG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:………/SNN-ĐA

Sóc Trăng, ngày

tháng

năm 2016

DỰ THẢO
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA ĐẶC SẢN TỈNH SÓC TRĂNG
GIAI ĐOẠN 2016-2020
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án:
Với nhu cầu gạo thơm, ngon ở thị trường trong nước và thế giới ngày càng
tăng cao, khả năng thâm nhập của gạo thơm Việt Nam vào thị trường thế giới ngày
càng nhiều, cùng với việc du nhập và chọn tạo thành công các giống lúa thơm cao
sản, diện tích trồng lúa thơm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở
Sóc Trăng nói riêng đã tăng khá nhanh trong những năm gần đây, góp phần tăng
thu nhập cho người trồng lúa. Đặc biệt diện tích lúa thơm ở Sóc Trăng phát triển
còn nhờ vào việc chọn tạo thành công các giống lúa thơm cao sản mới, các giống
lúa ST, đáp ứng cả hai tiêu chuẩn năng suất và chất lượng, đã được người tiêu
dùng ưa chuộng và nông dân đánh giá cao đưa vào sản xuất, thực sự đem lại thu
nhập cao hơn cho nông dân.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII nhiệm kỳ 20152020 đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 sản lượng lúa đặc sản đạt 800.000


tấn, chiếm 40% tổng sản lượng lúa toàn tỉnh.
Vì vậy, việc thực hiện “Đề án phát triển sản xuất lúa đặc sản giai đoạn
2016 - 2020” là rất cần thiết.
2. Giải thích từ ngữ:
- Lúa đặc sản: Là các giống lúa ST, lúa Tài nguyên mùa và các giống lúa
thơm nhẹ khác.
3. Cơ sở xây dựng đề án
3.1. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Đề án 04/ĐA-UBND ngày 25/6/2014 của UBND tỉnh Sóc Trăng về
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững đến năm 2020.
- Căn cứ Quyết định số 796/QĐHC-CTUBND, ngày 23/07/2008 của Chủ
tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt Chương trình phát triển lúa gạo tỉnh
Sóc Trăng giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020;

1


- Căn cứ Quyết định số 258/QĐHC-CTUBND, ngày 31/03/2010 của Chủ
tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc Phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt tỉnh
Sóc Trăng đến năm 2020;
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII,
nhiệm kỳ 2015-2020. Mục tiêu, phương hướng phát triển 5 năm 2015-2020 Nghị
quyết Đại hội đề ra: Phấn đấu thực hiện đạt chỉ tiêu ổn định sản lượng lúa ở mức
trên 2 triệu tấn/năm, trong đó lúa đặc sản chiếm trên 40% đến năm 2020;
- Căn cứ Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 17/3/2015 của UBND tỉnh về
việc Phát triển cánh đồng lớn trong sản xuất lúa giai đoạn 2014-2025;
- Căn cứ Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính
phủ Quyết định Phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ Công văn chỉ đạo số 201/UBND-KT ngày 24/02/2016 của UBND
tỉnh về việc chấp thuận cho Sở Nông nghiệp và PTNT lập Đề án Phát triển sản
xuất lúa đặc sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016 - 2020,
3.2. Cơ sở thực tiễn
Với đặc thù về điều kiện tự nhiên nên các loại lúa thơm sản xuất ở Sóc
Trăng có chất lượng khá tốt, do cây lúa thơm thích nghi và cho mùi thơm khi được
trồng tại một số vùng đất ven biển, vùng có nguồn nước lợ, vì vậy có khả năng
cạnh tranh trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Giá lúa đặc sản hơn lúa thường từ 18 % trở lên. Trong thời gian gần đây lúa
đặc sản có giá cao hơn lúa thường từ 500 - 1.300 đ/kg. Nông dân trồng lúa đặc sản
có lợi nhuận được 17,9 triệu đồng/ ha, cao hơn 5 triệu đồng/ha so trồng lúa thường.
Riêng lúa ST giá dao động từ 6.000 – 6.300 đ/kg lợi nhuận 21,1 triệu đồng/ha, lúa
RVT giá dao động từ 5.800 – 7.000 đ/kg lợi nhuận 22,2 triệu đồng/ha.
3.3. Dự báo nhu cầu gạo đặc sản, gạo thơm trong thời gian tới:
a. Nhu cầu trên thế giới:
Trong tháng 3 năm 2016, với dân làm gạo ở ĐBSCL, nóng nhất là chuyện
giá gạo nếp tăng chóng mặt. Chỉ trong vòng 1 tháng, giá gạo nếp đã tăng thêm tới
2.000 đ/kg và hiện đang ở mức từ 12.000 đ/kg trở lên.
Giá gạo thơm cũng tăng, nhưng không mạnh như gạp nếp. Dầu vậy, gạo
thơm cũng đã tăng từ 700 - 1.000 đ/kg so với hồi đầu vụ và hiện đang có giá 9.100
- 9.200 đ/kg (giống OM 5451).
Theo ông Lê Thanh Danh, GĐ Chi nhánh Đầu tư và phát triển vùng nguyên
liệu ĐBSCL (TCty Lương thực miền Bắc), giá gạo nếp và gạo thơm tăng mạnh do
nhu cầu thu mua XK 2 loại gạo này đang rất cao ở ĐBSCL.
Gạo thơm và gạo nếp đang được XK mạnh nhất sang thị trường Trung
Quốc. Thương nhân Trung Quốc đang mua gạo thơm và gạo nếp Việt Nam một
cách thường xuyên. Bên cạnh đó, nhu cầu XK gạo thơm sang một số thị trường ở
Trung Đông, châu Phi… cũng gia tăng.
2



Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nhu cầu thu mua gạo thơm, gạo nếp
để giao hàng trong thời gian tới là khá lớn. Đến hết tháng 3 năm 2016, dù đã XK
gần 1,5 triệu tấn gạo, nhưng các DN XK gạo vẫn còn trong tay trên 1,4 triệu tấn
gạo đã ký hợp đồng XK và sẽ giao hàng trong thời gian tới.
XK gạo thơm tăng mạnh là do nhu cầu NK gia tăng từ châu Phí và Trung
Quốc. Trong đó, tháng 3 là tháng XK gạo thơm mạnh nhất với 152.000 tấn, chủ
yếu đi Trung Quốc và Ghana. Đây là mức XK kỷ lục của 1 tháng đối với gạo thơm
trong 3 năm trở lại đây.
b. Thị trường trong nước:
Với mức sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu ăn gạo thơm, ngon và an
toàn đang tăng nhanh trong những năm gần đây, nhất là ở các đô thị, thành phố
lớn. Trên thị trường và các siêu thị bày bán rất nhiều loại gạo thơm với các tên gạo
thơm Thái, gạo thơm Đài Loan, gạo thơm Mỹ, gạo thơm Campuchia, Hương Lài.
“Gạo thơm Sóc Trăng” cũng đã xuất hiện trên thị trường Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh từ những năm qua. Tuy nhiên do số lượng còn ít, sản xuất chưa tập trung
nên phải tổ chức sản xuất rộng rãi hơn nữa để hạ giá thành và định hình thương
hiệu.
Ngoài gạo ST, gạo Tài nguyên mùa đang được thị trường trong nước ưa
chuộng do cơm ngon và phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng.

3


PHẦN I
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA ĐẶC SẢN TỈNH SÓC TRĂNG VÀ VÙNG
ĐỀ ÁN
1. Hiện trạng sản xuất và cơ cấu mùa vụ
Kết quả sản xuất lúa năm lương thực 2015 ở 7 huyện vùng đề án như sau:
Diện tích gieo trồng cả năm đạt 319.475 ha, bằng 87,06% DTGT toàn tỉnh, năng

suất bình quân 62,61 tạ/ha, cao hơn NSBQ của tỉnh (62,53 tạ/ha), sản lượng đạt
2.011.619 tấn, bằng 87,66% sản lượng toàn tỉnh.
Diện tích lúa đặc sản năm lương thực 2015 ở 7 huyện đạt 116.968 ha, chiếm
36,6 diện tích gieo trồng của 7 huyện; bằng 95,34% diện tích lúa đặc sản toàn tỉnh,
bao gồm lúa ST 24.562 ha, bằng 95,89% diện tích lúa ST toàn tỉnh, lúa Tài nguyên
mùa 8.577 ha, và các giống lúa thơm nhẹ khác là 83.829 ha.
Về cơ cấu mùa vụ: Đây là vùng chủ yếu sản xuất 2 vụ lúa/ năm là Hè thu và
Đông xuân, riêng vùng tôm – lúa huyện Mỹ Xuyên chỉ sản xuất 1 vụ lúa Mùa lấp
lại sau vụ nuôi tôm nước lợ. Ở vùng mở rộng Mỹ Tú, Long Phú và Châu Thành
một phần sản xuất 3 vụ trên các giống đặc sản ngắn ngày, đồng thời khuyến khích
nông dân sử dụng giống ST canh tác 2 vụ chính là Hè Thu và Đông Xuân nhằm
giảm áp lực sâu bệnh và ứng phó với tình hình hạn, xâm nhập mặn thiếu nước tưới
như hiện nay.
2. Hiện trạng về giống
2.1. Tiến độ nghiên cứu và phóng thích giống lúa thơm đặc sản ST:
Công tác tuyển chọn giống lúa thơm ST được tiến hành từ năm 1998. Về
phương diện kỹ thuật đã có 20 giống được phóng thích và đưa ra thử nghiệm.
Trong thực tiễn sản xuất hiện có 06 giống phát triển, đó là các giống ST5, ST13,
ST16, ST19, ST20 và ST Đỏ. Trong các giống trên chỉ có ST5 được phổ biến trên
diện rộng, được nông dân tự phát trồng trong các thời vụ Hè thu, Mùa, Đông xuân.
Các giống còn lại cho phẩm chất và giá trị cao hơn, nhưng chỉ phát huy hiệu quả ở
Đông xuân chính vụ. Đặc biệt ST20 được nông dân thị xã Ngã Năm trồng với diện
tích lớn, được thị trường bao tiêu với giá tương đối cao.
2.2. Tỷ lệ sử dụng giống lúa đúng phẩm cấp:
Trong những năm qua, công tác giống được tỉnh quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ
thực hiện, công tác chọn các dòng lúa thơm để sản xuất giống siêu nguyên chủng
và nguyên chủng đã góp phần nâng cao chất lượng và nhân nhanh lượng giống, kịp
thời đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất của địa phương vùng đề án. Qua 4 vụ chọn
dòng sản xuất giống siêu nguyên chủng đã chọn được 135 dòng đạt chất lượng để
sản xuất giống siêu nguyên chủng, sản xuất được 7.467 kg giống siêu nguyên

chủng các loại, đã nhân được trên 300 tấn giống nguyên chủng phục vụ cho việc
nhân giống xác nhận tại các huyện vùng đề án.

4


Nguồn giống được sản xuất từ trại giống và mạng lưới sản xuất lúa giống
được sự tín nhiệm của nông dân, việc lựa chọn các giống lúa đặc sản, lúa chất
lượng cao để sản xuất ngày càng được người dân quan tâm vì vừa đáp ứng nhu cầu
thị trường về chất lượng mà còn mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất, do
vậy diện tích canh tác các giống lúa ST, Tài Nguyên mùa, các giống lúa thơm nhẹ
đã phát triển qua từng năm trên địa bàn tỉnh.
Để góp phần nâng cao năng lực cho nông dân trong việc nhân giống lúa,
(cung cấp giống lúa chất lượng phục vụ cho sản xuất) đề án đã tổ chức 20 lớp tập
huấn về kỹ thuật sản xuất giống lúa cấp nguyên chủng và xác nhận nhằm trang bị
kiến thức về quy trình sản xuất giống cho 513 nông dân tham dự,
Mạng lưới nông dân sản xuất giống được tiếp tục cũng cố và phát triển, đề
án đã hỗ trợ thực hiện 911,7 ha nhân giống xác nhận tại các xã trong vùng đề án.
Đã bố trí 40 mô hình trình diễn các giống lúa thơm trên diện tích 60 ha tại các
điểm trong vùng đề án để nông dân tham quan đánh giá lựa chọ các giống phù hợp
nhất cho sản xuất ở địa phương.
Đối với giống Tài nguyên mùa, năm 2005 Ngành Nông nghiệp Sóc Trăng có
tiến hành phục tráng giống. Tuy nhiên, việc sản xuất và lọc thuần giống không
được thực hiện thường xuyên, (chủ yếu do nông dân tự để giống hàng năm) nên
dần bị thoái hóa. Từ năm 2009, Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục hỗ trợ phục tráng giống
Tài nguyên mùa và đến nay đã thu được một lượng giống siêu nguyên chủng và
nguyên chủng. Đề án sẽ hỗ trợ công tác duy trì giống gốc, sản xuất giống nguyên
chủng, giống xác nhận, để có nguồn giống tốt cung ứng cho nông dân và tập huấn,
hướng dẫn nông dân chọn giống.
3. Hiện trạng về chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật

Thông qua những chương trình, dự án từ các nguồn vốn chương trình
chuyển dịch cơ cấu, ngành Nông nghiệp Sóc Trăng, dự án DANIDA, dự án Nâng
cao Đời sống nông thôn của CIDA – Canada, chương trình Quản lý dịch hại tổng
hợp (IPM) và Đề án Phát triển sản xuất lúa đặc sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2012 2015 đa phần nông dân được chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong sản xuất. Các địa phương có trồng lúa thơm ST đều báo cáo năng suất
cao hơn năng suất trung bình. Đó là áp dụng các biện pháp sạ thưa (có nơi chỉ 70
kg/ha), bón phân đúng cách, đúng liều, đúng lúc, biết áp dụng các biện pháp sinh
học để phòng trừ dịch hại, v.v...
Tuy nhiên với xu thế phát triển hiện nay, cánh tác nông nghiệp cần phải
mang tính bền vững. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới hiện nay như "Công
nghệ sinh thái", "SRI", Sinh học, sản xuất lúa theo hướng nông nghiệp hữu cơ bền
vững cần được tập huấn chuyển giao cho nông dân.
4. Hiện trạng về cơ giới hóa khâu thu hoạch
Trong những năm qua, cơ giới hóa trong khâu thu hoạch cơ bản hoàn thiện.
Cả 02 vụ Hè Thu và Đông Xuân trên 98% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy
gặt đập liên hợp. Riêng vụ Hè thu, thời vụ thu hoạch ngắn, công suất làm việc của
5


1 máy/ ngày thấp hơn, do thu hoạch vào mùa mưa, thời tiết bất lợi nên lượng máy
gặp đập liên hợp được tập trung nhiều hơn. Tuy nhiên Sóc Trăng có lợi thế mùa vụ
lệch so với những vùng phù sa ngọt nên được lượng lớn máy gặt đập liên hợp từ
các tỉnh khác đến.
5. Hiện trạng thủy lợi:
Những năm gần đây hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất lúa được đầu tư hợp
lý. Các trạm bơm được đầu tư tập trung tại vùng trũng thị xã Ngã Năm giúp nông
dân điều tiết nước một cách hiệu quả. Ngoài ra các kênh đào nội đồng được đầu tư,
nạo vét phục vụ tưới tiêu kịp thời cho bà con nông dân. Đặc biệt cuối năm 2015,
đầu năm 2016 do ảnh hưởng của hạn, xâm nhập mặn, việc nạo vét các kênh nội
đồng để dự trữ nước ngọt được nhà nước đầu tư hợp lý nhằm dự trữ nước ngọt

phục vụ cho sản xuất.
Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho đồng ruộng, thủy lợi cần tiếp tục
đầu tư, đặc biệt xây dựng các trạm bơm, đê bao khép kính phục vụ sản xuất cánh
đồng mẫu lớn.
6. Hiện trạng về thị trường tiêu thụ:
Thực hiện kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 17/3/2015 về Phát triển cánh
đồng lớn trong sản xuất lúa giai đoạn 2014 – 2025. Đến nay, trên địa bàn tỉnh 03
doanh nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt Phương án cánh đồng lớn liên kết sản
xuất và tiêu thụ nông sản giai đoạn 2015 – 2020 (Cty Lương thực Sóc Trăng, Cty
TNHH TM và DV Thành Tín, Cty TNHH Trung An); có 02 doanh nghiệp đăng ký
xây dựng vùng nguyên liệu (Cty CP Lương thực Vĩnh Lộc (Bạc Liêu), HTX Thành
Lợi (Cần Thơ), 01 đơn vị đã được UBND tỉnh phê duyệt (HTX Thành Lợi – Vùng
nguyên liệu chủ yếu là Tài nguyên mùa tại huyện Thạnh Trị)
Diện tích sản xuất lúa có liên kết với doanh nghiệp ngày càng tăng; cụ thể,
vụ Hè Thu 2014, diện tích thực hiện hợp đồng liên kết 4.237 ha/10.151 ha với 11
doanh nghiệp tham gia; vụ Đông Xuân 2014 - 2015, diện tích có hợp đồng liên kết
6.856 ha/20.927 ha, có 20 doanh nghiệp tham gia; vụ Hè Thu 2015, với diện tích
8.781 ha/22.685 ha và trên 30 doanh nghiệp tham gia liên kết tại các cánh đồng
lớn, cánh đồng tập trung của tỉnh (đạt 38,71% diện tích cánh đồng lớn, cánh đồng
tập trung). Đối tượng tham gia liên kết với doanh nghiệp là các HTX, THT. Theo
báo cáo của các địa phương, bình quân từng vụ sản xuất có 7 - 10 HTX và 100 150 THT tại khu vực cánh đồng lớn, cánh đồng mẫu tập trung có hợp đồng liên kết
với các doanh nghiệp.
Các giống lúa có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ thường là những
giống lúa đặc sản như nhóm lúa ST, RVT, OM4900, OM 7347….Hình thức liên
kết: Rất đa dạng, tùy điều kiện cụ thể các doanh nghiệp thực hiện các hình thức
liên kết khác nhau; cụ thể như cung cấp giống đến vụ mới thanh toán hoặc đầu tư
trước vật tư đầu vào, tập huấn kỹ thuật và liên kết từ đầu vào đến bao tiêu sản
phẩm đầu ra.

6



Giá bao tiêu sản phẩm khác nhau theo từng loại giống, thường đến gần cuối
vụ (khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch lúa) nông dân và doanh nghiệp thỏa thuận
định giá thu mua; một số doanh nghiệp định giá mua trước; ngoài ra, một số công
ty mua theo giá thị trường với hình thức thu mua chủ yếu là lúa tươi tại ruộng.
Nhìn chung, giá bán các loại lúa cao hơn bên ngoài từ 50 - 150 đồng/kg.
Tóm lại, qua 4 năm triển khai thực hiện đề án, diện tích lúa đặc sản, lúa
thơm các loại của tỉnh đã từng bước tăng dần từ 66.018 ha năm 2012 đến năm
2015 đạt 126.728 ha/KH 70.000 ha, vượt 81,04% so với kế hoạch đề án, chiếm
34,53% DTGT toàn tỉnh năm 2015. So với chỉ tiêu nghị quyết đề ra 20% đề án đã
thực hiện vượt 14,53%. Sản lượng lúa đặc sản, lúa thơm đạt 793.400 tấn.
Riêng 04 huyện vùng Đề án diện tích đạt 102.163 ha chiếm 65,30% diện tích
gieo trồng, trong đó diện tích lúa ST đạt 17.551 ha, lúa Tài nguyên mùa 8.450 ha
và các giống lúa thơm khác 76.162 ha. Sản lượng đạt gần 640.000 tấn. Với kinh
phí triển khai trên 11,4 tỷ đồng.
7. Thuận lợi, khó khăn:
a. Thuận lợi
- Nhu cầu gạo thơm, ngon trong xã hội phát triển càng lúc càng tăng càng
thôi thúc sự phát triển lúa đặc sản.
- Nông dân quen dần với phương thức canh tác. Đa phần đều có lợi nhuận
tăng thêm khi trồng lúa đặc sản.
- Giống chọn tạo có định hướng, có đề ra yêu cầu phẩm chất cao, mới phóng
thích ra sản xuất đại trà.
- Nhu cầu tiêu thụ cần nên gạo thơm dễ bán và luôn có giá cao trên thị
trường trong và ngoài nước.
-Triển vọng sắp tới rất tốt nhờ phát triển dần khâu tiếp thị, chuyển giao tiến
bộ khoa học kỹ thuật, tạo được thương hiệu gạo Sóc Trăng trong và ngoài nước.
b. Khó khăn, hạn chế
1. Chưa hình thành được những vùng sản xuất tập trung, diện tích lớn đủ

khối lượng hàng hóa lớn để lôi cuốn các doanh nghiệp đến tiêu thụ sản phẩm, nhất
là phục vụ cho xuất khẩu. Việc sản xuất nhỏ lẻ khó tiêu thụ và giá cả không ổn
định trong quá trình thu mua.
2. Sản xuất lúa thơm đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao hơn, thời gian sinh trưởng
dài hơn, do vậy nông dân cần được làm quen và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ
thuật mới khuyến khích họ đầu tư.
3. Những năm gần đây gạo thơm được tiêu thụ dễ dàng với giá hấp dẫn,
nhưng chưa có sự đảm bảo về chất lượng, thị trường tiêu thụ; chưa xây dựng được
mối liên kết vững chắc giữa doanh nghiệp và nông dân; chưa xây dựng được
thương hiệu lúa đặc sản.

7


4. Mạng lưới sản xuất giống mặc dù đã được cũng cố, tuy nhiên mối liên kết
giữa cung và cầu trong sản xuất giống còn hạn chế.
5. Quy mô sản xuất lúa đặc sản hiện nay chưa tập trung; việc hình thành và
hoạt động của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu chí thực
hiện cánh đồng lớn.

8


PHẦN II
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA ĐẶC SẢN TỈNH SÓC TRĂNG GIAI
ĐOẠN 2016-2020
1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục nâng cao chất lượng, giá trị của hạt gạo Sóc Trăng trên thị trường
trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Xây dựng vùng nguyên liệu lúa đặc sản trên cơ sở phát huy lợi thế, khai

thác và sử dụng có hiệu quả về tiềm năng đất đai theo hướng bền vững, góp phần
nâng cao thu nhập cho người trồng lúa.
- Tiếp tục thực hiện tốt chuỗi giá trị trong sản xuất lúa; xây dựng thương
hiệu gạo thơm Sóc Trăng.
- Phát triển kinh tế hợp tác và thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa
đặc sản trong vùng đề án.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng lúa đặc sản, lúa thơm đạt 800.000 tấn.
- Xây dựng các vùng sản xuất lúa đặc sản, phát triển ổn định và bền vững,
ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có
chất lượng và giá trị cung ứng cho thị trường trong nước và thế giới.
- Gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng liên
kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
- Nâng cao kiến thức, thu nhập của người trồng lúa đặc sản trong vùng đề
án, môi trường canh tác được cải thiện tốt hơn.
- Xây dựng thương hiệu “Gạo thơm Sóc Trăng” để nâng cao giá trị sản
phẩm gạo thơm của tỉnh, trên thị trường trong nước và thế giới.
3. Phạm vi thực hiện đề án:( Phụ lục 1)
Đề án được triển khai thực hiện tại 7 huyện, thị xã với tổng số 55 xã,
phường, thị trấn gồm:
- Huyện Thạnh Trị gồm: 10 xã, thị trấn (Hưng Lợi, Châu Hưng, Thạnh Trị,
Tuân Tức, Vĩnh Thành, Phú Lộc, Thạnh Tân, Lâm Tân, Lâm Kiết, Vĩnh Lợi)
- Huyện Mỹ Xuyên: gồm 10 xã (Gia Hòa 1, Gia Hòa 2, Hòa Tú 1, Hòa Tú 2,
Ngọc Đông, Ngọc Tố, Tham Đôn, Đại Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Quới)
- Huyện Trần Đề gồm: 10 xã, thị trấn (Tài Văn, Viên An, Viên Bình, Thạnh
Thới Thuận, Thạnh Thới An, Đại Ân 2, Trung Bình, Liêu Tú, Lịch Hội Thượng,
TT Lịch Hội Thượng
Huyện Mỹ Tú gồm: 5 xã, thị trấn (Mỹ Hương, Long Hưng, Huỳnh Hữu
Nghĩa, Hưng Phú, Mỹ Phước)


9


- Huyện Long Phú gồm: 7 xã, thị trấn (Long Đức, Tân Thạnh, Châu Khánh,
Phú Hữu, TT Long Phú, Long phú, Tân Hưng)
- Huyện Châu Thành gồm: 5 xã. (An Ninh, An Hiệp, Phú Tân, Phú Tâm,
Thuận Hòa)
- Thị xã Ngã Năm gồm: 8 phường, xã (Phường 1, Phường 2, Phường 3, Long Bình,
Vĩnh Quới, Tân Long, Mỹ Bình, Mỹ Quới)
- Huyện Thạnh Trị , Mỹ Xuyên, Trần Đề, Mỹ Tú, Long Phú, Châu Thành và
Thị xã Ngã Năm (phụ lục 1).
4. Thời gian và tiến độ thực hiện: Từ năm 2016 – 2020
+ Năm 2016: Diện tích lúa đặc sản các loại vùng đề án đạt 119.000 ha, trong
đó lúa Tài nguyên mùa 8.450 ha.
+ Năm 2017: Diện tích lúa đặc sản các loại vùng đề án đạt 122.000 ha, trong
đó lúa Tài nguyên mùa 8.450 ha.
+ Năm 2018: Diện tích lúa đặc sản các loại vùng đề án đạt 125.500 ha, trong
đó lúa Tài nguyên mùa 8.450 ha.
+ Năm 2019: Diện tích lúa đặc sản các loại vùng đề án đạt 131.500 ha, trong
đó lúa Tài nguyên mùa 8.450 ha.
+ Năm 2020: Diện tích lúa đặc sản các loại vùng đề án đạt 137.500 ha, trong
đó lúa Tài nguyên mùa 8.450 ha.
5. Diện tích, sản lượng triển khai thực hiện
a. Diện tích (Phụ lục 2)
- Diện tích gieo trồng lúa đặc sản toàn tỉnh tính theo năm lương thực đến
năm 2020 đạt 140.400ha, bằng 40% diện tích gieo trồng của tỉnh.
- Diện tích gieo trồng lúa đặc sản vùng đề án tính theo năm lương thực đến
năm 2020 đạt 137.500 ha, gồm huyện Trần Đề 34.500 ha, huyện Mỹ Xuyên 19.000
ha, huyện Thạnh Trị 32.000 ha, thị xã Ngã Năm 23.000 ha, Mỹ Tú 9.000 ha, Long
Phú 11.000 ha, Châu Thành 9.000 ha; Thạnh Trị 8.450 ha (chủ yếu lúa Tài nguyên

mùa).
b. Sản lượng (Phụ lục 3)
- Sản lượng toàn tỉnh: Tính đến năm 2020 sản lượng ước đạt 842.400 tấn.
- Sản lượng vùng đề án: Tính đến năm 2020 sản lượng ước đạt 825.000 tấn
6. Giải pháp thực hiện
6.1 Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động, khuyến cáo, nâng
cao nhận thức của nông dân và sự quan tâm của các ngành các cấp trong việc
tham gia phát triển sản xuất lúa đặc sản
Tiếp tục phổ biến mục tiêu và hiệu quả của việc sản xuất lúa đặc sản qua các
phương tiện thông tin, báo chí.
10


Tăng cường sự phối hợp các sở ngành và địa phương nhằm tổ chức triển
khai thực hiện việc phát triển lúa đặc sản, tạo điều kiện để nông dân và các doanh
nghiệp tham gia liên kết sản xuất lúa đặc sản.
6.2. Khảo sát, đánh giá tiềm năng lợi thế về sản xuất lúa của từng địa
phương, phân vùng sản xuất lúa đặc sản ổn định
Điều tra, khảo sát về hiện trạng sản xuất của các địa phương để đánh giá
việc phát triển sản xuất lúa đặc ở những vùng đã triển khai đề án trong thời gian
qua, và ở những vùng mở rộng thêm xem nhu cầu về sản xuất lúa đặc sản, từ đó
xây dựng các cánh đồng sản xuất tập trung trên quy mô lớn để đầu tư hoàn chỉnh
cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nhằm phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng và
chuyển giao quy trình sản xuất phù hợp cho từng vùng.
6.3 Đẩy mạnh công tác xúc tiến liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo
Thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tiêu thụ lúa trong việc ký hợp đồng với
nông dân.

Thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, xây dựng cánh đồng lớn, nhằm
từng bước hướng nông dân vào sản xuất tập trung gắn với tiêu thụ, từ đó nâng cao
hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập và cải thiện mức sống
cho nông dân sản xuất lúa, từng bước phát huy thế mạnh, vai trò của loại hình
kinh tế hợp tác. Trước tiên, đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa doanh nghiệp
trong sản xuất và tiêu thụ các giống lúa có thế mạnh của từng địa phương.
Nhân rộng và phát triển các hình thức liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa, gạo
thông qua hợp đồng trong đó doanh nghiệp giữ vai trò cung ứng đầu vào sản
xuất và thu mua lúa gạo cho nông dân
6.4 Đẩy mạnh thực hiện việc tổ chức lại sản xuất
Cũng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực tổ chức và
quản lý điều hành của hợp tác xã và tổ hợp tác vùng dự án. Cụ thể:
- Phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác mới trong vùng đề án dựa trên kế
hoạch số 23/KH-UBND của UBND tỉnh về việc Phát triển cánh đồng lớn trong sản
xuất lúa giai đoạn 2014-2025.
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho ban
điều hành các hợp tác xã, tổ hợp tác về quản lý, điều hành, đẩy mạnh liên kết với
doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ theo theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ vốn đặc thù cho các hợp tác xã, tổ hợp tác vùng Đề án
triển khai các dịch vụ hỗ trợ thành viên trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

11


6.5 Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
Chú trọng phát triển hệ thống giao thông thủy lợi, tập trung đầu tư nâng cấp
các công trình đầu mối, kênh mương, chú ý đến các khu vực sản xuất tập trung.
Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng để cung cấp nước cho việc thâm

canh lúa, đảm bảo tưới tiêu và vận chuyển.
6.6 Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong chọn tạo giống lúa
Thực hiện công tác chọn tạo, khảo nghiệm các giống lúa mới có năng suất
cao ổn định, phẩm chất gạo tốt, kháng sâu bệnh và thích nghi điều kiện các vùng
sinh thái, có thị trường tiêu thụ đưa vào sản xuất.
Nâng cấp và phát triển hệ thống sản xuất giống lúa ở các trạm, trại, nhân
rộng mạng lưới sản xuất giống trong cộng đồng, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về
giống lúa chất lượng cao phục vụ sản xuất.
6.7 Chuyển giao khoa học kỹ thuật
Hướng dẫn việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng
các biện pháp sinh học, công nghệ sinh thái, sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học,
VietGAP. IPM, 1P5G… và nhận rộng các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao
giá trị và thu nhập trong sản xuất lúa đặc sản.
6.8 Ứng dụng cơ giới hóa trong quá trình sản xuất lúa đặc sản
Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa các khâu canh tác trong quá trình sản xuất (từ
làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch) phù hợp với điều kiện của từng vùng nhất
là những vùng sản xuất lúa tập trung, làm thay đổi tập quán canh tác phân tán, thủ
công sang sản xuất bằng máy, thiết bị tiên tiến, hiện đại có năng suất, chất lượng,
hiệu quả cao, giảm tổn thất trong sản xuất.
6.9 Xây dựng thương hiệu gạo thơm và gạo đặc sản Sóc Trăng
Xây dựng được các vùng nguyên liệu sản xuất lúa đặc sản, lúa thơm ổn định
bảo đảm sự phát triển bền vững và hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển
thương hiệu gạo quốc gia (theo Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của
Thủ tướng Chính phủ Quyết định Phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030).
Lựa chọn, phát triên một số giống lúa đặc sản chất lượng cao phù hợp với
nhu cầu thị trường; xây dựng các cơ sở, mạng lưới sản xuất giống xác nhận có
nguồn gốc rõ ràng đảm bảo chất lượng giống trong sản xuất.
Áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt để sản phẩm gạo đảm bảo chất
lượng, an toàn thực phẩm. Tăng cường ứng dụng, phổ biến về công nghệ trong sản

xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói sản phẩm gạo, nâng cao khả năng cạnh tranh,
chất lượng và nguồn gốc sản phẩm gạo Sóc Trăng.
Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng theo quy trình
sản xuất lúa theo hướng VietGAP.
12


Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạo trong vùng nguyên liệu, làm
cơ sở xây dựng thương hiệu gạo thơm Sóc Trăng.
Lập hồ sơ chứng nhận thương hiệu gạo thơm Sóc Trăng.
6.10 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại
Tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ xúc tiến thương mại; tổ chức
và thực hiện các hoạt động quảng bá giới thiệu thương hiệu gạo Sóc Trăng trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
6.11 Lồng ghép và sử dụng nguồn vốn của các chương trình, dự án.
Lồng ghép và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự
án như dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT), Chương trình giống,
Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM (dự án WB6); huy động nguồn vốn
đầu tư hỗ trợ từ các doanh nghiệp…
6.12 Tổng dự toán và phân kỳ đầu tư (Phụ lục 4)
a. Tổng dự toán kinh phí của đề án: 9.676,27 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn Ngân sách địa phương: 38,39 tỷ đồng
- Vốn tín dụng: 3.282,87 tỷ đồng
+ Cho vay san bằng mặt ruộng: 1.375 tỷ đồng
+ Vốn vay sản xuất: 1.907,87 tỷ đồng (Bình quân chi phí sản xuất 1 ha là 20
triệu đồng, dự kiến khoảng 30% diện tích sản xuất có nhu cầu vay vốn với mức
vay là 10 triệu đồng/ha/vụ).
- Vốn tự có trong dân: 6.355 tỷ đồng
b. Phân kỳ đầu tư 9.676,27 tỷ đồng
Năm 2016:


1.553,13 tỷ đồng

Năm 2017:

2.282,40 tỷ đồng

Năm 2018:

2.327,86 tỷ đồng

Năm 2019:

1.717,12 tỷ đồng

Năm 2020:

1.795,74 tỷ đồng

13


PHẦN III
HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG
1. Hiệu quả kinh tế:
- Phát huy được lợi thế về tiềm năng đất đai, về chất lượng các giống lúa đặc
trưng của tỉnh như nhóm giống lúa ST, tài nguyên mùa, đáp ứng nhu cầu thị trường
tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh… qua đó góp phần tăng thu nhập cho người
trồng lúa được ổn định.
- Xây dựng các vùng sản xuất lúa đặc sản, lúa thơm tập trung là điều kiện

thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, thu mua, chế biến và kinh doanh với sản
lượng lớn nhằm chủ động trong việc ký kết hợp đồng tiêu thụ.
- Tăng doanh thu trồng lúa giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 989 tỷ đồng (bình
quân tăng 7,19 triệu đồng/ha) so với sản xuất lúa thường.
2. Hiệu quả xã hội:
- Góp phần nâng cao thu nhập người trồng lúa, xóa đói giảm nghèo. Nâng
cao năng lực và kiến thức, giúp nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, tổ chức sản
xuất theo mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, hạn chế được rũi ro trong sản xuất.
- Tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị cao, xây dựng được thương hiệu gạo
thơm riêng cho tỉnh, có lợi thế cạnh tranh đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
3. Hiệu quả về môi trường:
Môi trường sản xuất sẽ được cải thiện nhờ nông dân được áp dụng các biện
pháp tổng hợp, canh tác lúa theo hướng an toàn, chất lượng, hiệu quả như áp dụng
biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), thực hiện “1 phải 5 giảm”, 3 giảm 3
tăng, công nghệ sinh thái, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), sản xuất theo
hướng an toàn (GAP, VietGAP....).

14


PHẦN IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để triển khai thực hiện đề án phát triển sản xuất lúa đặc sản tỉnh Sóc Trăng
giai đoạn 2016 - 2020 đạt hiệu quả, giải pháp về khâu tổ chức thực hiện như sau:
a. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chịu trách nhiệm chính phối hợp với các Sở, Ngành và UBND các huyện,
thị xã trong vùng đề án triển khai thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả về UBND
Tỉnh.

Ngoài việc triển khai thực hiện các giải pháp thuộc chức năng nhiệm vụ của
Ngành, có nhiệm vụ kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo trong và ngoài
tỉnh đến đầu tư và thu mua lúa gạo, cụ thể từng doanh nghiệp sẽ xác định các vùng
nguyên liệu, xây dựng kế hoạch đầu tư và ký kết tiêu thụ sản phẩm để có các vùng
nguyên liệu ổn định chủ động cho doanh nghiệp và nông dân an tâm sản xuất. Phối
hợp với Ngân hàng để hỗ trợ nông dân vay vốn mua sắm máy móc thiết bị và vật
tư nông nghiệp phục vụ sản xuất. Lồng ghép và tranh thủ nguồn vốn từ các chương
trình, dự án khác có liên quan (DA. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa – CIDA,
DA. Đào tạo nghề nông thôn, Chương trình Xây dựng Nông thôn mới, Quyết định
số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp
dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản, các nguồn vốn hỗ trợ cho công tác chọn tạo giống, IPM, VNSat, . . . .)
đang và sẽ triển khai trong tỉnh tạo thêm điều kiện thuận lợi cho thực hiện đề án.
- Thành lập Ban Điều hành Đề án với thành viên từ các đơn vị, phòng chức
năng của Sở để tổ chức thực hiện, điều phối công việc, theo dõi, tổng hợp và báo
cáo kết quả thực hiện về UBND Tỉnh. Các thành viên Ban Điều hành sẽ được phân
công phụ trách từng lĩnh vực cụ thể và có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị,
phòng chức năng để xây dựng đề cương, kế hoạch chi tiết và triển khai thực hiện
các nội dung theo chức năng nhiệm vụ như sau:
- Chủ trì thực hiện công tác giống bao gồm duy trì giống gốc nhóm lúa đặc
sản, sản xuất giống nguyên chủng, giống xác nhận; xây dựng các mô hình trình
diễn giống, tập huấn, xây dựng mạng lưới sản xuất giống xác nhận và giám sát về
mặt kỹ thuật để giống sản xuất ra đạt tiêu chuẩn cấp giống. Phòng Nông Nghiệp và
PTNT huyện Thạnh Trị tham mưu cho UBND huyện thực hiện công tác giống Tài
nguyên mùa.
- Thực hiện công tác thông tin tuyên tuyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật,
xây dựng các vùng nguyên liệu (cánh đồng lớn theo hướng VietGAP).
- Thực hiện công tác điều tra khảo sát, xác định địa bàn và quy mô các vùng
sản xuất lúa đặc sản ở các xã tham gia đề án, tổng hợp các đề xuất của các đơn vị
trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, xây dựng mô hình sản xuất kiểu mẫu cấp xã

15


trong vùng nguyên liệu (cánh đồng lớn theo hướng VietGAP…), bồi dưỡng
chuyên môn về Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho cán bộ, nhân viên kỹ thuật cấp
huyện, xã và bà con nông dân tham gia sản xuất lúa đặc sản trong vùng dự án.
- Ưu tiên bố trí kinh phí được phân bổ hàng năm cho việc củng cố và phát
triển các hợp tác xã, tổ hợp tác trong vùng đề án.
- Phối hợp với các huyện, thị xã trong vùng đề án tiến hành rà soát nhu cầu
đầu tư mới hoặc nâng cấp, nạo vét các hạng mục công trình thủy lợi để kiến nghị
ưu tiên bố trí kinh phí hàng năm và các nguồn vốn khác phục vụ phát triển lúa đặc
sản trong vùng đề án.
- Các doanh nghiệp liên kết và hình thành các liên minh nông dân – doanh
nghiệp phải phát triển bền vững, tham gia đầu tư đầu vào của doanh nghiệp cho
nông dân, việc ký kết hợp đồng đảm bảo thu mua lúa gạo với giá cả hợp lý, đảm
bảo lợi ích của cả nông dân và doanh nghiệp.
b. Các Sở, Ngành cấp tỉnh:
- Sở Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn vốn, bố trí
ngân sách hàng năm để đảm bảo điều kiện vốn đầu tư phát triển vùng lúa đặc sản
của tỉnh. Ngoài nguồn vốn Đề án đề xuất, đề nghị ưu tiên bố trí vốn khác cho các
công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và vận chuyển hàng hóa ở các
huyện, thị xã trong vùng Đề án.
- Sở Công Thương xây dựng thương hiệu gạo thơm và gạo đặc sản Sóc
Trăng, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tạo điều kiện cho các Công ty,
Doanh nghiệp thu mua lúa gạo tiếp cận, xác định các vùng nguyên liệu và có kế
hoạch đầu tư, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
- Các Ngân hàng thương mại có kế hoạch hàng năm hỗ trợ cho nông dân vùng
đề án vay vốn mua sắm máy móc thiết bị và vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất
lúa đặc sản theo tinh thần Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
c. Ủy ban Nhân dân 07 huyện, thị xã:

Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phổ biến rộng rãi nội dung đề án phát triển sản xuất lúa đặc sản tỉnh Sóc
Trăng giai đoạn 2016 - 2020; chỉ đạo quản lý quy hoạch và xây dựng kế hoạch
thực hiện đề án và kế hoạch hàng năm, quản lý và thực hiện có hiệu quả các nội
dung đầu tư trên địa bàn huyện.
Chỉ đạo phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện và UBND các xã vùng đề án
phối hợp trong việc triển khai thực hiện, tổ chức tuyên truyền, vận động, kiểm tra
và đôn đốc nông dân tích cực tham gia và thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ
kỹ thuật.
Ưu tiên bố trí các nguồn vốn do UBND huyện làm chủ đầu tư, kể cả huy
động sự tham gia của nhân dân đầu tư cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng
thiết yếu và các giải pháp để phát triển các vùng sản xuất lúa đặc sản.
16


Làm trung gian trong việc thỏa thuận gắn kết giữa nông dân với doanh
nghiệp về đầu tư và thu mua lúa gạo trên địa bàn huyện, thị xã để đảm bảo hài hòa
về lợi ích và phát triển lâu dài.

17


PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận:
Đề án phát triển sản xuất lúa đặc sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016 - 2020
thực sự cần thiết để phát triển ổn định và bền vững các vùng sản xuất lúa đặc sản
tập trung, nhằm nâng cao giá trị sản xuất và lợi nhuận trên một đơn vị đất sản xuất
nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân và góp phần phát triển kinh tế của
tỉnh.

Đề án được triển khai với quy mô tập trung và theo mô hình cánh đồng lớn
sẽ tạo được vùng nguyên liệu đủ lớn để xây dựng thương hiệu cho gạo thơm Sóc
Trăng ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Từ thành công của Đề án sản xuất lúa
đặc sản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1, diện tích lúa đặc sản tiếp tục được mở rộng và
hình thành nên thương hiệu hàng hóa và là lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
Đề án góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Sóc Trăng lần thứ XIII giai đoạn 2015-2020 đã đề ra.
2/ Kiến nghị:
Để thuận lợi và đạt hiệu quả cao trong quá trình triển khai Đề án lúa đặc sản
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2016 - 2020, Sở Nông Nghiệp và PTNT kính đề nghị
UBND Tỉnh xem xét phê duyệt và bố trí kinh phí thực hiện nhằm triển khai thực
hiện đạt được mục tiêu đã đề ra.
GIÁM ĐỐC

18


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án: .................................................................... 1
2. Giải thích từ ngữ: ............................................................................................... 1
3.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 2
3.3. Dự báo nhu cầu gạo đặc sản, gạo thơm trong thời gian tới: ....................... 2
PHẦN I .................................................................................................................... 4
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA ĐẶC SẢN TỈNH SÓC TRĂNG VÀ VÙNG
ĐỀ ÁN ..................................................................................................................... 4
1. Hiện trạng sản xuất và cơ cấu mùa vụ ............................................................. 4
2. Hiện trạng về giống ............................................................................................ 4
2.1. Tiến độ nghiên cứu và phóng thích giống lúa thơm đặc sản ST: ................. 4
2.2. Tỷ lệ sử dụng giống lúa đúng phẩm cấp: ..................................................... 4

3. Hiện trạng về chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật .......................... 5
4. Hiện trạng về cơ giới hóa khâu thu hoạch....................................................... 5
5. Hiện trạng thủy lợi: ........................................................................................... 6
6. Hiện trạng về thị trường tiêu thụ: .................................................................... 6
7. Thuận lợi, khó khăn: ......................................................................................... 7
a. Thuận lợi ............................................................................................................. 7
PHẦN II .................................................................................................................. 9
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA ĐẶC SẢN TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN
2016-2020 ................................................................................................................ 9
1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 9
2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 9
PHẦN III............................................................................................................... 14
HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG ........................................ 14
1. Hiệu quả kinh tế:.............................................................................................. 14
2. Hiệu quả xã hội: ............................................................................................... 14
3. Hiệu quả về môi trường: ................................................................................. 14
PHẦN IV ............................................................................................................... 15
TỔ CHỨC THỰC HIỆN..................................................................................... 15
PHẦN V ................................................................................................................ 18
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 18
19


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Địa điểm triển khai thực hiện đề án:

STT

Huyện, thị xã


Xã, phường, thị trấn

1

Trần Đề

Tài Văn, Viên An, Viên Bình, Thạnh Thới Thuận, Thạnh Thới An, Đại Ân 2, Trung Bình,
Liêu Tú, Lịch Hội Thượng, TT Lịch Hội Thượng

2

Mỹ Xuyên

Gia Hòa 1, Gia Hòa 2, Hòa Tú 1, Hòa Tú 2, Ngọc Đông, Ngọc Tố, Tham Đôn, Đại Tâm,
Thạnh Phú, Thạnh Quới

3

Thạnh Trị

Hưng Lợi, Châu Hưng, Thạnh Trị, Tuân Tức, Vĩnh Thành, Phú Lộc, Thạnh Tân, Lâm Tân,
Lâm Kiết, Vĩnh Lợi

4

Ngã Năm

Phường 1, Phường 2, Phường 3, Long Bình, Vĩnh Quới, Tân Long, Mỹ Bình, Mỹ Quới

5


Mỹ Tú

Mỹ Hương, Long Hưng, Huỳnh Hữu Nghĩa, Hưng Phú, Mỹ Phước

6

Châu Thành

An Ninh, An Hiệp, Phú Tân, Phú Tâm, Thuận Hòa

7

Long Phú

Long Đức, Tân Thạnh, Châu Khánh, Phú Hữu, TT Long Phú, Long phú, Tân Hưng


Phụ lục 2: Kế hoạch tổ chức sản xuất lúa đặc sản đến năm 2020
Đơn vị tính: ha
KH năm 2016
TT

Huyện
DTGT
Tổng

TĐ: đặc
sản


KH năm 2017
DTLCN

TĐ: đặc
sản

KH năm 2018
DTLCN

TĐ: đặc
sản

KH năm 2019
DTLCN

TĐ: đặc
sản

KH năm 2020
DTLCN

TĐ: đặc
sản

301.200

119.000

301.200


122.000

301.200

125.500

301.200

131.500

301.200

137.500

1

Trần Đề

45.400

32.500

45.400

33.000

45.400

33.500


45.400

34.000

45.400

34.500

2

Mỹ Xuyên

26.000

17.000

26.000

17.500

26.000

18.000

26.000

18.500

26.000


19.000

3

Thạnh Trị

52.000

31.000

52.000

31.000

52.000

31.500

52.000

32.000

52.000

32.000

4

Ngã Năm


38.200

20.500

38.200

21.000

38.200

21.500

38.200

23.000

38.200

23.000

5

Mỹ Tú

56.900

5.000

56.900


5.500

56.900

6.000

56.900

7.000

56.900

9.000

6

Châu Thành

44.700

4.500

44.700

5.000

44.700

5.500


44.700

7.000

44.700

9.000

7

Long Phú

38.000

8.500

38.000

9.000

38.000

9.500

38.000

10.000

38.000


11.000


Phụ lục 3: Sản lượng lúa đặc sản đến năm 2020
KH năm 2016
TT

Huyện

Tổng

KH năm 2017

Lúa đặc
sản (ha)

Sản lượng
(tấn)

119.000

714.000

122.000

KH năm 2018

KH năm 2019

KH năm 2020


Lúa đặc Sản lượng Lúa đặc Sản lượng Lúa đặc Sản lượng Lúa đặc
sản (ha)
(tấn)
sản (ha)
(tấn)
sản (ha)
(tấn)
sản (ha)
732.000

Sản lượng
(tấn)

125.500 753.000

131.500 789.000

137.500

825.000

1

Trần Đề

32.500

195.000


33.000

198.000

33.500

201.000

34.000

204.000

34.500

207.000

2

Mỹ Xuyên

17.000

102.000

17.500

105.000

18.000


108.000

18.500

111.000

19.000

114.000

3

Thạnh Trị

31.000

186.000

31.000

186.000

31.500

189.000

32.000

192.000


32.000

192.000

4

Ngã Năm

20.500

123.000

21.000

126.000

21.500

129.000

23.000

138.000

23.000

138.000

5


Mỹ Tú

5.000

30.000

5.500

33.000

6.000

36.000

7.000

42.000

9.000

54.000

6

Châu Thành

4.500

27.000


5.000

30.000

5.500

33.000

7.000

42.000

9.000

54.000

7

Long Phú

8.500

51.000

9.000

54.000

9.500


57.000

10.000

60.000

11.000

66.000


Phụ lục 4. Tổng dự toán và phân kỳ kinh phí đầu tư
ĐVT: triệu đồng
Nội dung thực hiện

STT

I
1
2
3

Tổng dự toán
Vốn ngân sách địa phương
Tổ chức sản xuất
Công tác giống
Điều tra khảo sát

Tổng 20162020


2016

2017

9.676.274
38.399

1.553.130
6.130

2.282.405
8.218

517,5
3.225
107

567,5
3.225

567,5
3.225

567,5
3.225

517,5
3.225

701

880
400
300
357.000

1.103
2.523
500
300
1.054.188

1.103
2.280
600
400
1.064.688

1.103
1.933
500
300
394.500

1.103
2.003
1.000
400
412.500

357.000


366.687,50

377.187,50

394.500

412.500

687.500

687.500

2.738
16.123
107

4

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, nâng cao năng lực sản xuất
cho nông dân trong vùng đề án

5

Xây dựng mô hình trình diễn

6
7
II


Giải pháp thị trường
Chi phí quản lý
Vốn tín dụng

5.114
9.618
3.000
1.700
3.282.875

1

Vốn tín dụng cho sản xuất

1.907.875

2

Vốn tín dụng san bằng mặt ruộng

1.375.000

III
1

Vốn tự có
Vốn sản xuất

2018


2019

2020

2.327.862 1.717.128 1.795.748
8.175
7.628
8.248

6.355.000

1.190.000

1.220.000

1.255.000 1.315.000 1.375.000

6.355.000

1.190.000

1.220.000

1.255.000 1.315.000 1.375.000



×